1
Chương 2
THỤC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT
NAM 2.1
ế
l. Quá trình phát triển DNNVV ỏ Việt Nam
Một điềm mốc nổi bật trong lịch sử phát triển doanh nghiệp nói chung,
đặc biệt là DNNVV ở Việt Nam là thời điểm năm 2001, khi Chính phủ ban
hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP vào ngày 23-11-2001 về trợ giúp phát
triển DNNVV, đây là văn bản pháp lý chính thức đầu tiên dành toàn bộ nội
dung để quy định trực tiếp đối với các DNNVV. Ngày 30-6-2009, Chính phủ
ban hành Nghị định 56 về trợ giúp phát triển DNNVV thav thế Nghị định 90
ế
Chính vì vậy, khi nghiên cún về quá trình phát triển DNNVV ở Việt Nam
thông thường người nghiên cứu đi vào ba giai đoạn:
2.LLl.Giaỉ đoạn trước năm 2001
* Giai đoạn trước năm ỉ 986
Trước năm 1975, đất nước vẫn đang còn chiến tranh nhưng đã bắt đầu
thời kỳ xây dựng và phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thòi kỳ
này, các cloanh nghiệp chủ yếu tồn tại dưới hình thức xí nghiệp quốc doanh
và các hợp tác xã và các xí nghiệp công tư họp doanh. Tuy nhiên, trong đó
chỉ có các doanh nghiệp nhà nưó’c và các họp tác xã là được khuyến khích
phát triển, còn các doanh nghiệp thuộc ỉoại hình khác phát triển cầm chừng.
Năm 1975, đất nước được thống nhất. Tại thời điểm này, cả nước có khoảng
1.913 xí nghiệp quốc doanh và công ty hợp doanh, trong đó phần lớn là các
doanh nghiệp có số vốn nhỏ và lượng lao động ít hầu hết các doanh nghiệp
hoạt động kém hiệu quả. Nền kinh tế tập trung tỏ ra thích hợp trong thời
chiến bắt đầu bộc lộ rât nhiều điêm yếu trong thời bình. Trước thực tế đó,
năm 1979, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khoá IV đã đề xuất một số định
2
hướng cho cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc xử lý các vấn đề bức xúc lúc
đó (lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng). Thời gian này xuất hiện một loạt biện
pháp cải cách như: “khoán 100”, “khoán 10” trong .nông nghiệp; Quyết định
số 217/HĐBT vó'i “kế hoạch ba phần”; Quyết định số 38/HĐBT với đấy
mạnh liên kết kinh tế trong công nghiệp quốc doanh, các biện pháp xoá bỏ
ngăn sông, cấm chợ, mở rộng giao lưu hàng hoá Đó cũng chính ỉà điểm
khởi đầu cho quá trình hồi phục khu vực kinh tế dân doanh. *
Như vậy, đến cuối năm 1980, trong nền kinh tế Việt Nam bên cạnh kinh
tế quốc doanh, đã xuất h' 1 thành phần kinh tế tư nhân. Sự ra đời của thành
phần này do chính nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, hoạt động còn manh mún,
quy mô vốn còn nhỏ. Điều quan trọng hơn chưa có văn bản đảm bảo sự phát
triển lâu dài của thành phần kinh tế này.
* Giai đoạn sau năm 1986 đến trước năm 200ỉ
Đại hội Đảng CSVN Khoá VI (năm 1986) đă chủ trương đổi mới nền
kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hưóng xã hội chủ nghĩa tạo động lực thúc đẩy đáng kể đối với sự tăng trưởng
nền kinh tế, trong đó có khu vực ngoài quốc doanh mà lực lượng chính là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với những cải cách về chính sách kinh tế là
xây dựng một Nhà nước pháp quyền, với một nỗ lực to lớn trong việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết nhằm thực hiện thành công
những chuyển đổi trong các chính sách kinh tế. Trong hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật đó, văn bản quan trọng nhất là Hiến pháp 1992. Hiến
pháp 1992 đã khẳng định vai trò và tính họp pháp của các thành phần kinh tế
khác nhau, đặc biệt là sự binh đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền
kinh tế nhiều thành phần. Ngoài ra, còn có nhiều văn bản pháp luật được ban
hành đế thực hiện nguyên tắc cơ bản này như Luật doanh nghiệp tư nhân,
Luật công ty, Luật đât đai (1988), Luật đâu tư nước ngoài (1987) Luật Thuế
3
Xuất khẩu Nhập khẩu (1992), Luật Thương mại, Bộ Luật lao động, Luật
Doanh nghiệp Nhà nước (1995), Luật Phá sản (1994), Luật Khuyến khích
đầu tư trong nước (1994), Luật thuế Doanh thu (1993), Luật Công ty Sửa đổi
(1994), Luật DN tư nhân sửa đổi (1994), Nghị định số 66/HĐBT ngày
2/3/1992 về Hộ kinh doanh cá thể
Nhờ những cải cách kinh tế và pháp lý, đặc biệt là việc cơ cấu lại cấu
trúc của nền kinh tế, nên đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: sự mất
cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu các thành phần kinh tế phát sinh
trong những năm 1980 đã giảm bớt; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã
đạt trên 7% từ năm 1990; tỷ lệ lạm phát đã giảm từ gần 70% năm 1990
xuống dưới 5% vào năm 1997; tỷ lệ tiết kiệm trong nước trong nước đã
tăng đáng kể từ 7,4% năm 1990 lên 17% năm 1996. Và hệ quả của những
thay đổi trên là số lượng doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã giảm mạnh,
song tính chung jho toàn bộ nền kinh tế thì DNNVV lại có bước tăng
trưởng đáng kế về số lượng và chất lượng, chiếm tỷ lệ áp đảo trong tất cả
các DN Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số
lượng và tỷ trọng các DNNVV giai đoạn này được thể hiện qua hai bảng
dưới đây (tiêu chí phân loại DNNVV là lao động bình quân dưới 200 người
và vốn dưới 5 tỷ đồng- theo Công văn số 681-CP/KTN của Văn phòng
Chính phủ, ngày 22 tháng 6 năm 1998):
Bảng 2.1. DNNVV theo tiêu chí lao động (khu vực vốn trong nước)
Khu vực kinh tế Năm 1995 Năm 1999
Tổng số DNNVV
Tổng số
DN
DNNVV
Số DN Tỷ lệ % Số DN Tỷ lệ %
Nhà nước 5.873 4.277 73,0 5.718 5.244 91,7
Ngoài nhà nước 17.143 12.895 75,0 42.415 41.590 98,0
Tổng 23.016 17.172 75,0 48.133 46.834 97,0
Nguồn: [22.tr.69]
4
2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008
Ngày 23-11-2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-
CP về trợ giúp phát triển DNNVV, đây chính là điểm tựa để thúc đẩy các
DNNVV phát triển.
Kể từ năm 2001 đến năm 2008, cả nước có 310.112 doanh nghiệp
được thành lập mới, gấp khoảng 5 lần số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh(61.245) của 10 năm trước (giai đoạn 1991- 2000). Thêm vào đó,
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế còn có các
hộ gia đình, làng nghề và họp tác xã.
GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là các DNNVV)
chiếm 47% năm 2008, tạo ra 50,2% việc làm của toàn nền kinh tế. Trong giai
đoạn 2001- 2007, kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là các DNNVV) đóng
góp khoảng 24.3% giá trị sản xuất công nghiệp, 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội
tăng lên hơn 40% năm 2008.
Hình 2.2: Tỷ trọng DNNVV trong các ngành
Tỷ trọng các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản; công nghiệp đã có sự giảm chút. Sự gia tăng tỷ trọng trong các ngành
xây dựng và đặc biệt là sự gia tăng trong ngành thương mại, dịch vụ (từ
57,34% năm 2001 lên 61,01% năm 2008) cho thấy các DNNVV đang
chuyển dịch sang các lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn, bao gồm các khu
vực có tốc độ tăng trưởng cao như dịch vụ tài chinh, phần mềm và các dịch
vụ hỗ trợ kinh doanh khác.
Doanh thu thuần của các DNNVV tư nhân đã tăng đáng kể trong giai
đoạn này tăng từ 203.155 tỷ năm 2000 lên 2.973.456 tỷ năm 2008. Lợi
nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008 đạt 35.566
tỷ.
5
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2008
Đơn vị: Tỷ VND
Năm Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế
2000 203.155 2.041
2001 273.879 3.679
2002 364.844 5.486
2003 485.104 7.236
2004 644.087 8.050
2005 860.338 10.433
2006 1.142.571 19.822
2007 1.679.861 46.887
2008 2.973.456 36.566
Nguồn:. [53]