Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 129 trang )



NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt:

- CNXH
Chñ nghÜa x· héi
- CNH, HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- CTCP
Công ty cổ phần
- DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
- DNNQD
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- ĐKKD
Đăng ký kinh doanh
- ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
- GPMB
Giải phóng mặt bằng
- GTGT
Giá trị gia tăng
- KH&CN
Khoa học và công nghệ
- KHKT
Khoa học kỹ thuật
- KCN


Khu công nghiệp
- KCX
Khu chế xuất
- LLSX
Lực lượng sản xuất
- NLCT
Năng lực cạnh tranh
- QHSX
Quan hệ sản xuất
- TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
- XNK
Xuất nhập khẩu
Tiếng Anh:

- IFC
Công ty tài chính quốc tế
- WB
Ngân hàng thế giới
- WEF
Diễn đàn kinh tế thế giới



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh
và năng lực cạnh tranh của DN NVV 5
1.1. Tổng quan chung về năng lực cạnh tranh của DNNVV 5

1.1.1. Khái lược về lý thuyết cạnh tranh 5
1.1.2. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng 8
1.1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh 8
1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành và chỉ tiêu đánh giá NLCT 14
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 21
1.1.3. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 23
1.1.3.1 Quan niệm về DNNVV 23
1.1.3.2 Những lợi thế cạnh tranh của DNNVV 28
1.1.3.3 Những hạn chế cạnh tranh của DNNV 30
1.2 Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao NLCTcủa DNNVV 32
1.2.1. Vai trò của nhà nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp nhỏ và vừa 32
1.2.1.1 Hàn Quốc 32
1.2.1.2 Singapore 36
1.2.1.3 Đài Loan 40
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 42
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV
ở Việt Nam hiện nay 45
2.1 . Tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới 45
2.1.1 Giai đoạn 1986 đến 1989 46


2.1.2 Giai đoạn 1991 đến 1999 46
2.1.3 Giai đoạn 2000 đến nay 49
* Những kết quả chung trong việc phát triển DNNVV 54
2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam hiện nay 59
2.2.1 Các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của DNNVV 59

2.2.1.1 Vốn của doanh nghiệp. 59
2.2.1.2 Các hoạt động nghiên cứu thị trường 61
2.2.1.3 Chiến lược kinh doanh của các DNNVV 63
2.2.1.4 Năng lực quản lý điều hành của các DNNVV 68
2.2.1.5 Chi phí của DNNVV 68
2.2.1.6 Trình độ trang thiết bị công nghệ 73
2.2.1.7 Nhân lực trong DNNVV 74
2.2.2 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh DNNVV
ở Việt Nam hiện nay 76
2.2.2.1 Các nhân tố quốc tế 76
2.2.2.2 Các nhân tố trong nước 76
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
DNNVV ở Việt Nam 80
3.1. Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra cho DNNVV Việt Nam 80
3.1.1 Những xu hướng phát triển chủ yếu của kinh tế thế giới và khu vực. 80
3.1.2. Một số vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam 82
3.1.3 Những yêu cầu đặt ra đối với DNNVV Việt Nam 84
3.2. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV 87
3.2.1 Chấp nhận cạnh tranh và chủ động nâng cao NLCT của DNNVV 87
3.2.2 Nhà nước không làm thay DN mà chỉ hỗ trợ DN 88
3.2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của của chính nó và của đất nước 89


3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam 89
3.3.1 Các giải pháp thuộc về nhà nước 89
3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách 90
3.3.1.2. Hoàn thiện và phát triển đồng bộ các loại thị trường 90
3.3.1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất hỗ trợ các DNNVV 91

3.3.1.4.Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thông tin thị trường 92
3.3.1.5. Phát triển các tổ chức tư vấn, dịch vụ và hỗ trợ DNNVV 93
3.3.1.6. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực, sắp xếp lại
các doanh nghiệp nhà nước 94
3.3.2 Các giải pháp thuộc về Doanh nghiệp 94
3.3.2.1. Tăng cường hoạt động Marketing hỗn hợp 94
3.3.2.2. Giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm 99
3.3.2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu của DNNVV 99
3.3.2.4. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý
của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa 100
3.3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNVV 102
3.3.2.6. Xây dựng văn hoá và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. 103
3.3.2.7. Minh bạch hoạt động DN 104
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106


1
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN cho đến nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với việc
đóng góp cho xã hội một lượng hàng hoá lớn và giải quyết việc làm cho
người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo nên nguồn thu nhập ổn định
cho một bộ phận dân cư, khai thác nguồn lực và tiềm năng tại chỗ của các địa
phương trên các vùng của cả nước. Đồng thời với việc phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa, một đội ngũ các nhà doanh nghiệp năng động, sáng tạo,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả hơn đã hình thành. Các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh
tế, ngày càng gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, có tác dụng hỗ trợ,

bổ sung, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phát triển.
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở
nên gay gắt và chịu sự tác động của nhiều nhân tố mới. Nhiều đối thủ cạnh
tranh của Việt Nam đã liên tục cải thiện môi trường đầu tư, lành mạnh hoá
các quan hệ tài chính, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng Điều đó làm cho năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam giảm tương đối trên thị trường
quốc tế.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng thì việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Đây là loại hình doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm của
Việt Nam về trình độ khoa học và công nghệ, tổ chức quản lý; có nhiều khả
năng phát huy tốt những lợi thế so sánh về thị trường, về nguồn nguyên liệu
và lao động rẻ của đất nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm lĩnh thị
phần ở các thị trường ngách, cung cấp ở những phần nhỏ của thị trường quốc


2
tế rộng lớn có nhiều đối thủ cạnh tranh, từng bước tăng dần thực lực, hội nhập
thành công.
Để có thể phát triển loại hình doanh nghiệp này có hiệu quả thì cần phải
có các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tối đa
năng lực còn tiềm ẩn của chính các doanh nghiệp dựa trên các lợi thế sẵn có
của đất nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90% số lượng doanh
nghiệp và khâu yếu kém nhất ở loại hình doanh nghiệp này là năng lực cạnh
tranh cả ở trong và ngoài nước. Xuất phát từ những nhận định trên nên tôi đã
chọn đề tài "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam" nhằm phân tích, luận giải những ưu thế và hạn chế về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trước những đòi hỏi của quá trình hội
nhập quốc tế, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá nền

kinh tế, trước nhu cầu chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài doanh nghiệp nhỏ và vừa
được thực hiện ở nước ta. Các nghiên cứu đó đã góp phần quan trọng trong
việc nhận thức đầy đủ hơn về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều kiến nghị và
giải pháp đã được trình Chính phủ, làm cơ sở cho việc hoạch định nhiều chính
sách kinh tế quan trọng, khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp
này. Các công trình có thể kể tên như: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
(Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà) hoặc Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
trên đường đi đến phồn vinh (Leila Webster, MPDF 1999) hay Quản lý năng
suất và chất lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quốc Hương, 1999),
Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (PGS.TS Nguyễn Cúc)
và Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (GS.TS Nguyễn


3
Đình Hương, 2002), Chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
(Nguyễn Văn Thiềng, 2003). Nhiều công trình kể trên được biên soạn khá
công phu và đã đưa ra rất nhiều giải pháp hay nhằm phát triển loại hình doanh
nghiệp này. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế
đang diễn ra mạnh mẽ. Đây là cơ hội to lớn những cũng là thách thức không
nhỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cạnh tranh quốc tế đang diễn ra
khốc liệt và có nhiều nhân tố mới tác động. Do đó, việc nghiên cứu về năng
lực cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh mới rất cần được tiếp
tục.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích: Từ việc nghiên cứu thực trạng về khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận văn đưa ra các quan điểm và các giải pháp

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
- Phân tích kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa và rút ra bài học cho Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa của Việt Nam, làm rõ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp này trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng:


4
Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam dưới góc độ Kinh tế chính trị.
*Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian, luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm các loại
hình doanh nghiệp như: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp doanh
và Doanh nghiệp tư nhân.
- Về thời gian, luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, Tác giả đã sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Những phương pháp cụ thể được
sử dụng là: Lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê,

phương pháp đối chiếu so sánh
6. Những đóp góp mới của luận văn.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chủ yếu về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đánh giá tổng quát và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng.
- Đề xuất các quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục đích, mục lục, danh mục các tài liệu
tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.


5
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam hiện nay.
Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA.
1.1.1. Khái lƣợc về lý thuyết cạnh tranh.
Cạnh tranh là quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá. Trong lịch sử
phát triển của các lý thuyết kinh tế, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa

theo nhiều cách khác nhau.
Những người theo trường phái Trọng nông đã phát hiện ý nghĩa của
cạnh tranh thông qua sự biến động giá cả. Theo quan điểm của họ thì "giá tự
nhiên" bao hàm lao động chứa trong sản phẩm và địa tô. Một khi trên thị
trường xuất hiện một đột biến nào đó thì giá cả thị trường có thể chênh lệch
với "giá tự nhiên" ít nhất là trong ngắn hạn. Khi đó, cạnh tranh sẽ đóng vai trò
tích cực trong việc điều chỉnh lượng cung cầu và làm cho giá thị trường trở lại
mức của "giá tự nhiên".
Cùng với quá trình phát triển của tư duy kinh tế, lý thuyết cạnh tranh
cũng ngày càng được hoàn thiện hơn như một nhân tố quan trọng đem lại sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Adam Smith là người đầu tiên đưa ra những
lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về cạnh tranh. Luận thuyết của ông dựa trên ý
tưởng về vai trò của "bàn tay vô hình" qua sự điều chỉnh biến động của giá cả
thị trường và được thể hiện rõ nét qua mô hình cạnh tranh hoàn hảo. Trong


6
môi trường cạnh tranh hoàn hảo, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận và của người tiêu dùng là tối đa hoá tiện ích của mình, trên cơ sở đó thị
trường sẽ phân bổ tối ưu các nguồn lực khan hiếm. A.Smith cũng đề cao vai
trò của cạnh tranh trong ngoại thương là có thể rằng "điều có lợi chủ yếu
trong việc tự do phát triển ngoại thương là có thể xuất khẩu sản phẩm dư thừa
trong nước và nhập khẩu nguyên liệu cần thiết, từ đó có thể mở rộng sản xuất
và hoàn thiện phân công lao động".
Lý thuyết cạnh tranh hiện đại bắt nguồn từ lý thuyết về lợi thế so sánh.
Lý thuyết này dựa vào sự khác nhau về các yếu tố sản xuất như lao động, vốn,
tài nguyên giữa các quốc gia và một quốc gia sẽ có lợi thế cạnh tranh trong
những ngành sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó tương đối dồi
dào. Lý thuyết này cho thấy các quốc gia có thể xác định những ngành, những
sản phẩm mà họ có lợi thế để phân bổ hiệu quả các nguồn lực và nâng cao lợi

ích từ hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên, lý thuyết này không đủ để giải
thích tại sao các doanh nghiệp, các ngành lại thành công trên thị trường quốc
tế với sự khác biệt về sản phẩm, về công nghệ và lợi thế nhờ quy mô trong
kinh tế thị trường hiện đại.
Đầu những năm 1940, lý thuyết "cạnh tranh hiệu quả" được xây dựng
trên cơ sở luận điểm của nhà kinh tế Mỹ J.M.Clack: những nhân tố không
hoàn hảo trên thị trường có thể được sửa chữa bằng những nhân tố không
hoàn hảo khác. Chẳng hạn, tính không hoàn hảo của thị trường do có ít người
cung ứng sẽ được cải thiện phần nào nhờ nhân tố không hoàn hảo khác như sự
thiếu tường minh của thị trường và tính đa dạng của hàng hoá. Chính tính
không hoàn hảo này sẽ làm giảm sự phụ thuộc lẫn nhau trong chính sách giá
giữa các hãng ở thị trường tập quyền, tạo điều kiện cho các hoạt động cạnh
tranh mang lại kết quả. Clack đã tiếp thu luận điểm của Schumpeter - cạnh
tranh phải bằng hình thức tổ chức mới - để xây dựng lý thuyết cạnh tranh hiệu


7
quả. Theo đó, siêu lợi nhuận mà các doanh nghiệp tiên phong đạt được trên cơ
sở lợi thế nhất thời vừa là hệ quả, vừa là tiền đề của cạnh tranh. Lợi nhuận
này không nên xoá bỏ ngay lập tức mà chỉ nên giảm dần để doanh nghiệp có
thể có điều kiện thời gian tạo ra được đo bằng sự giảm giá, tăng chất lượng
hàng hoá cũng như hợp lý hoá trong quy trình sản xuất.
Một trong những lý thuyết cạnh tranh được biết đến nhiều nhất trong
những năm 80 tới nay là lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của M.Porter. Ông đã
nghiên cứu cạnh tranh dưới nhiều giác độ - năng lực cạnh tranh quốc gia,
chiến lược cạnh tranh ngành, lợi thế cạnh tranh của các chuỗi giá trị, cạnh
tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Lý thuyết của Porter về lợi thế cạnh
tranh giải thích hiện tượng thương mại hoá quốc tế ở góc độ doanh nghiệp
tham gia cạnh tranh quốc tế và qua đó đã khắc phục được những thiếu sót
trong lý thuyết lợi thế so sánh của trường phái cổ điển. Khác với các lý thuyết

cạnh tranh trước đây chủ yếu chỉ thiên về nghiên cứu điều kiện kinh tế vĩ mô,
lý thuyết của Porter nêu bật vai trò của doanh nghiệp trong cạnh tranh của
doanh nghiệp. M Porter cũng phân biệt khái niệm lợi thế cạnh tranh và khái
niệm lợi thế so sánh, theo đó "lợi thế so sánh là một khái niệm kinh tế học,
còn lợi thế cạnh tranh là khái niệm của khoa học quản lý. Lợi thế so sánh có
liên quan tới cơ chế giá cả thị trường còn lợi thế cạnh tranh liên quan đến
doanh nghiệp/ ngành, nhấn mạnh đến cạnh tranh phi giá cả. Lý luận về lợi thế
so sánh sử dụng phương pháp cân bằng tổng quát và cân bằng tĩnh trong khi
lợi thế cạnh tranh phân tích ở trạng thái động. Xét ở góc độ phân công quốc
tế, lợi thế so sánh có tác dụng quyết định, xét ở góc độ cạnh tranh ngành thì
lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh ngành cùng quyết định vị thế quốc tế và
xu thế phát triển của các ngành. Theo M.Porter, sức cạnh tranh của một quốc
gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế. Sức cạnh
tranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh


8
nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản
lý của ngành và môi trường kinh doanh. Các đầu vào quan trọng đối với hoạt
động sản xuất của nền kinh tế không đơn thuần chỉ là lao động, vốn, tài
nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc
Chính phủ tạo ra.
Nhìn chung, sự phát triển của lý thuyết cạnh tranh gắn liền với quá
trình phát triển của nền kinh tế thị trường, thể hiện quá trình nhận thức về
cạnh tranh theo sự phát triển của các hình thái thị trường. Trong nền kinh tế
thị trường, các chủ thể kinh tế luôn tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình trước các đối thủ khác nhằm đạt được vị thế cao hơn trên thị trường.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hƣởng
1.1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh
Trong thực tế, tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về năng lực cạnh

tranh được xem xét từ các góc độ khác nhau. Có thể xem xét năng lực cạnh
tranh qua các cấp độ sau:
 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Có nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Theo lý
thuyết lợi thế tuyệt đối của Ricardo, một quốc gia có năng lực cạnh tranh hơn
các quốc gia khác bởi sự trội hơn về một hay một vài yếu tố. Ông cho rằng,
năng lực cạnh tranh của một nước là một hệ thống gồm nhiều yếu tố liên quan
với nhau, có tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Các yếu tố này là nền
móng, chỗ dựa cho các công ty, tạo nên lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực
cụ thể mà nước đó có lợi thế về tài nguyên.
M.Porter lại đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của một quốc gia
dựa trên năng suất lao động. Porter cho rằng "Khái niệm có ý nghĩa nhất về
năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động. Năng suất sản xuất
phụ thuộc vào môi trường cạnh tranh của mỗi nước. Theo Porter, trong nền
kinh tế ngày càng toàn cầu hoá thì giá trị bản thân các yếu tố thiên phú của


9
các yếu tố sản xuất ngày càng giảm và muốn đạt được năng suất cao thì phải
tạo ra môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và các thể chế đồng bộ để có
thể sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất.
Theo khái niệm hiện đại của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World
Economic Forum-WEF), năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực
của một nền kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới.
Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của WEF được sử
dụng rộng rãi nhất hiện nay. Cho đến năm 1999, WEF đánh giá năng lực cạnh
tranh quốc gia theo 8 nhóm tiêu chí:
Nhóm 1: Độ mở cửa nền kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu như thuế quan
và các hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái;
Nhóm 2: Vai trò và hoạt động của Chính phủ, bao gồm: mức độ can

thiệp của Nhà nước, năng lực của Chính phủ, quy mô của Chính phủ, thuế và
mức độ trốn thuế, chính sách tài khoá;
Nhóm 3: Các yếu tố về tài chính, bao gồm khả năng thực hiện các hoạt
động trung gian tài chính, hiệu quả cạnh tranh, rủi ro tài chính, đầu tư và tiết
kiệm.
Nhóm 4: Các yếu tố về công nghệ bao gồm chỉ số về năng lực phát
triển công nghệ trong nước, khai thác công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp
nước ngoài, hoặc phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao khác.
Nhóm 5: Các yếu tố về kết cấu hạ tầng bao gồm bưu chính viễn thông,
giao thông, cơ sở hạ tầng khác.
Nhóm 6: Quản trị bao gồm các chỉ số về quản lý nguồn nhân lực và
quản trị không liên quan đến nguồn nhân lực.
Nhóm 7: Các yếu tố về lao động, bao gồm các chỉ số về trình độ tay
nghề và năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quả của
các chương trình xã hội.


10
Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế gồm các chỉ số về chất lượng các thể
chế pháp lý, các luật và các văn bản pháp quy khác.
Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, quy thành ba
nhóm lớn là: sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ; tài chính và quốc tế hoá,
trong đó trọng số của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ
1/9 lên 1/3, với hai chỉ số mới - Chỉ số Năng lực cạnh tranh tăng trưởng
(Growth Competiviveness Index-CCI).
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng đo lường các nhân tố góp phần
cho mức tăng trưởng GDP trên đầu người. Có 3 chỉ số có tác động lớn tới
năng lực cạnh tranh tăng trưởng đó là: 1. Chỉ số Sáng tạo kinh tế, bao gồm đổi
mới, chuyển giao và lan toả công nghệ và các thể chế hỗ trợ; 2. Chỉ số Tài
chính đo lường tính hiệu quả của hệ thống tài chính thông qua tỷ lệ tiết kiệm

và đầu tư và 3. Chỉ số quốc tế đo mức độ hội nhập kinh tế của quốc gia với
phần còn lại của thế giới. Chỉ số Năng lực cạnh tranh tăng trưởng được tính
bằng cách lấy bình quân giản đơn từ 3 chỉ số này.
Chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia hiện hành CCI được xây dựng trên
nền tảng kinh tế vĩ mô và gồm hai nhóm chỉ số cơ cấu thành là: Chỉ số trình
độ chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá qua trình độ công
nghệ sản xuất, mức độ hoạt động tiếp thị, tính đặc thù của sản phẩm và tiếp
cận thị trường quốc tế. Chỉ số chất lượng môi trường kinh doanh của quốc gia
(Quality of the Business Environment) được hình thành từ 4 nhóm nhân tố:
1.Các điều kiện đầu vào sản xuất; 2. Các điều kiện nhu cầu; 3. Các ngành
công nghiệp hỗ trợ và liên quan; 4. Chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và cạnh
tranh.
Theo các tiêu chí đánh giá hiện đại, những yếu tố truyền thống được coi
là quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một quốc gia như tài nguyên
thiên nhiên, lao động rẻ nhưng không được đào tạo, đồng tiền giá trị thấp hay


11
ưu đãi khuyến khích của Chính phủ về thuế hay giá không còn đóng vai trò
quan trọng như trước và vai trò của những yếu tố này sẽ còn giảm đi với sự
phát triển của kinh tế tri thức.
 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Điểm chung nhất của hầu hết các khái niệm cạnh tranh xét từ phạm vi
của doanh nghiệp là sức mạnh cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp, sản
phẩm tốt, công nghệ cao hoặc là tổ hợp của các yếu tố này. Thông thường,
một nhà sản xuất thường coi là có năng lực cạnh tranh nếu có khả năng cung
ứng một sản phẩm có chất lượng cao với mức giá thấp hơn so với các đối thủ
cạnh tranh, thể hiện qua năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị
phần trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ, các dịch vụ hậu
mãi của doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ với năng lực
cạnh tranh quốc gia. Một mặt, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cao
sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc
gia, thể hiện qua môi trường kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô… ảnh
hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Ưu thế cạnh tranh của một nhà sản xuất so với các đối thủ cạnh tranh
trong một ngành công nghiệp được thể hiện trên hai mặt: ưu thế cạnh tranh
bên trong và ưu thế cạnh tranh bên ngoài.
Ưu thế cạnh tranh bên trong là ưu thế được thể hiện trong việc làm
giảm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý của nhà sản xuất và tạo ra sản phẩm
có giá thành thấp hơn so với giá thành của các đối thủ cạnh tranh.
Ưu thế cạnh tranh bên ngoài là ưu thế dựa vào chất lượng khác biệt của
sản phẩm mà nhà sản xuất tạo ra so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Chất lượng khác biệt của sản phẩm phụ thuộc vào năng lực marketing của nhà


12
sản xuất. Ưu thế cạnh tranh bên ngoài tạo cho nhà sản xuất quyền lực thị
trường.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Theo Oral Singer và Kettani, các yếu tố xác định năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp bao gồm 3 yếu tố: Sự thành thạo về kỹ năng công
nghiệp, chi phí liên quan đến kỹ năng, môi trường kinh tế của công ty. Những
yếu tố này phản ánh mặt mạnh của các nhà sản xuất riêng biệt vừa trên cơ sở
các yếu tố do tác động của các chính sách, vừa trên cơ sở các yếu tố thị
trường. Theo Van Duren, Martin và Westargen, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp được đo bằng: Chỉ số về năng suất lao động, bao gồm năng
suất lao động và tổng năng suất các yếu tố sản xuất (TFP); Chỉ số về công
nghệ, bao gồm các chỉ số về chất lượng, sự khác biệt; Đầu vào và các chi phí
khác, như giá cả đầu vào và hệ số chi phí các nguồn lực.

M.Porter đã đưa ra khái niệm cạnh tranh mở rộng, theo đó năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào năm nhân tố: các đối thủ tiềm
năng, sản phẩm thay thế, người cung ứng, khách hàng, những đối thủ cạnh
tranh trong ngành (Mô hình hình thoi của Porter). M.Porter đã chỉ ra các yếu
tố chính có mối quan hệ với nhau như trong mô hình có vai trò quan trọng
quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ được đo bằng thị phần của
hàng hoá hay dịch vụ trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp
kinh doanh. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng
hoá, dịch vụ trong thương mại quốc tế bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh
nghiệp, ngành công nghiệp đến phạm vi quốc gia như:


13
- Điều kiện hay tình trạng về nhân tố sản xuất như nguồn nhân lực, tài
nguyên thiên nhiên, vốn, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học kỹ thuật Cần
phân biệt các loại yếu tố đầu vào khác nhau: đầu vào cơ bản (basic), cao cấp
(advanced); đầu vào chung (generalized), đầu vào chuyên biệt (specialyzed)
và lưu ý rằng mỗi một dạng đầu vào tạo nên lợi thế cạnh tranh khác nhau.
- Tình trạng và nhu cầu trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ. Hai
thuộc tính cơ bản của cầu trong nước có ảnh hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp là: (1). Tính chất của nhu cầu khách hàng; (2). Dung lượng
và phương thức biến chuyển của nhu cầu.
Tính chất của nhu cầu trong nước xác định cách thức doanh nghiệp
nhận thức, lý giải và phản ứng trước nhu cầu của người mua. Có thể phân biệt
ba đặc điểm nổi bật trong tính chất của cầu có tác động đáng kể đến lợi thế
cạnh tranh: (a) Sự phân đoạn cấu trúc của cầu; (b) Độ am hiểu của khách hàng
và (c) Nhu cầu dự đoán của khách hàng.

Dung lượng và phương thức biến chuyển của nhu cầu trong nước có tác
động trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Khi thị trường trong
nước có dung lượng hay quy mô lớn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong
những ngành có lợi ích kinh tế nhờ quy mô, do khuyến khích các doanh
nghiệp trong nước tích cực đầu tư, sản xuất quy mô lớn, phát triển công nghệ
và nâng cao năng suất. Để phân tích khả năng cạnh tranh của hàng hoá và
dịch vụ, người ta thường sử dụng mô hình tổng Porter - Dunning. Mô hình
này được thể hiện thông qua cấu trúc sau đây:

Mối liên kết giữa các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh




Yếu tố
bất thường
CHIẾN LƢỢC
CÔNG TY, CƠ
CẤU VÀ ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH
Điều kiện/tình
Tình trạng về cầu


14














Mô hình này kết hợp được tất cả các yếu tố tác động đến khả năng của
hàng hoá và dịch vụ cả cấp độ quốc gia và quốc tế, cả phân tích tĩnh và phân
tích động. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này thường rất khác nhau. Khó
khăn lớn nhất là không thể đề cập đến tất cả các yếu tố và lượng hoá chúng,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển do hạn chế về thống kê. Do đó, người ta
thường chỉ lựa chọn những yếu tố chủ yếu, có tác động lớn để phân tích năng
lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
* Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phụ thuộc vào chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chiến lược kinh doanh đúng thì sức
cạnh tranh sẽ được nâng cao và ngược lại.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu: Việc xác định thị trường
mục tiêu (thị trường trọng điểm) của doanh nghiệp và chiến lược phát triển thị


15
trường mục tiêu là rất quan trọng. Có thể có ba cách tiếp cận thị trường mục
tiêu mà doanh nghiệp có thể xem xét để đưa vào chiến lược.
Chiến lược giữ vững và phát triển thị trường hiện tại: Một trong
những nội dung chiến lược thành phần của chiến lược kinh doanh là chiến

lược giữ vững và phát triển thị trường hiện tại của doanh nghiệp.
Chiến lược tiếp cận và thâm nhập thị trường mới: Một trong những
mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới trong quá trình kinh doanh là tăng
trưởng thường xuyên để củng cố và phát triển vị thế của mình trên thị trường.
Các chiến lược marketing hỗn hợp: Các chiến lược marketing hỗn hợp
đi vào chi tiết cụ thể những gì sản phẩm mang tới cho khách hàng; nó được
định giá như thế nào, được giới thiệu ra sao và nó được bán như thế nào. Đây
là nguyên tắc 4P, đó là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (quảng
cáo giới thiệu), và Place (địa điểm).
Quy mô của doanh nghiệp: Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi
phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Nhân tố này buộc các doanh nghiệp
mới xuất hiện phải tham gia vào kinh doanh với quy mô đủ lớn mà đó lại là
một rủi ro đối với một doanh nghiệp mới. Nếu doanh nghiệp tham gia với quy
mô nhỏ thì phải chấp nhận bất lợi về chi phí, do đó rất khó có thể cạnh tranh
nổi với các doanh nghiệp lớn.
Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: Do môi trường kinh doanh
luôn ở trạng thái không ổn định, thay đổi một cách chóng mặt, đòi hỏi các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải linh động thích ứng với
các biến động đó, nếu không doanh nghiệp sẽ trở thành lạc hậu và bị loại khỏi
cuộc chơi.
Khả năng nắm bắt thông tin: Ngày nay, thông tin là nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đủ thông tin và xử lý
đúng thông tin, một mặt giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong
kinh doanh, mặt khác qua thông tin có thể tìm và tạo ra “lợi thế so sánh” của


16
doanh nghiệp trên thương trường, chuẩn bị đưa ra đúng thời điểm những sản
phẩm mới thay thế để tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá.
Khả năng hợp tác hữu hiệu với các doanh nghiệp hữu quan: Tình trạng

tranh mua tranh bán ở thị trường nội địa, tranh bán tranh mua trên thị trường
thế giới sẽ đưa tới chỗ giảm đáng kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó,
cần phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, tạo thành sự hiệp đồng chặt
chẽ khi đưa ra thị trường thế giới.
Đảm bảo “chữ tín” trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu. Những hành động bất tín, gian lận chỉ có thể đem lại lợi ích
nhỏ nhoi trước mắt nhưng nhất định sẽ làm cho doanh nghiệp mất bạn hàng
và chỗ đứng trên thị trường.
Trình độ công nghệ: Trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh
hưởng một cách sâu sắc tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật
chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp và
tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ sản xuất, máy
móc thiết bị cũng ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm.
Chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ quản lý: Đây là yếu tố quyết định
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến sức
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Động cơ, không khí xã hội trong doanh nghiệp: Không khí xã hội trong
doanh nghiệp, động cơ cá nhân của mỗi thành viên và chất lượng của con
người tỏ ra là một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh. Sức mạnh của doanh
nghiệp không phải chỉ tồn tại trong một số cá nhân hay một nhóm mà trong sự
đoàn kết, nhất trí hết mình vì sự sống còn của doanh nghiệp.
Chi phí kinh doanh: Trong đó bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển
sản phẩm mới (R&D); các chi phí tiện ích (điện, nước ); chi phí vận tải; chi
phí thuê mặt bằng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương
mại. Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là chi phí quan trọng
trong nền kinh tế hiện đại bởi các doanh nghiệp muốn tồn tại, có sức cạnh


17
tranh thì cần phải biết đổi mới mình. Các chi phí điện, nước… luôn là một

yếu tố được xem xét khi có dự án đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Nó cũng
được xem xét đến khi so sánh sức cạnh tranh giữa các nước.
Sự chấp nhận mạo hiểm, rủi ro trong kinh doanh: Trong quá trình kinh
doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp thường tỷ lệ thuận với sự mạo hiểm, rủi ro
trong kinh doanh. Vì thế, các doanh nghiệp có khuynh hướng đầu tư kinh
doanh (kể cả đầu tư nghiên cứu khoa học) vào những mặt hàng mới, những
lĩnh vực mới mà nguy cơ rủi ro đầu tư ở đó thường là cao. Đây là phương
pháp cạnh tranh cực kỳ hiệu quả, nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm trong quá
trình cạnh tranh. Việc sử dụng công cụ này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
bản lĩnh và tài năng.
* Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh: Lợi thế so sánh giúp một nước
xác định mặt hàng nên sản xuất/ xuất khẩu dựa vào lợi thế về chi phí sản xuất
so với nước xuất khẩu khác nhờ vào ưu thế tương đối của nước đó về các yếu
tố sản xuất: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động hay vốn. Như vậy, có
thể coi lợi thế so sánh là điều kiện cần để có được năng lực cạnh tranh quốc tế
về sản phẩm xuất khẩu nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Lợi thế so sánh được
hình thành nhờ vào các yếu tố động được gọi là lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh được đo bằng chỉ số lợi thế so
sánh hiển thị RCA ( Revealed Comparative Advantage):
RCA
ij
= ( X
ij
/ X
j
)/( X
i
/ X )
Trong đó

X
ij
= xuất khẩu sản phẩm i từ nước j
X
i
= xuất khẩu sản phẩm i trên thế giới
X
j
= xuất khẩu tất cả các hàng hoá từ nước j
X = xuất khẩu tất cả các hàng hoá trên thế giới


18
Chỉ số RCA so sánh xuất khẩu một mặt hàng của một nước ( được quy
theo giá trị của nó trong tổng xuất khẩu) với tỷ trọng của mặt hàng đó theo
thương mại thế giới. Giá trị RCA lớn hơn 1 có nghĩa là nước này đang thể
hiện lợi thế tương đối về mặt hàng i, vì tỷ số xuất khẩu sản phẩm đó của đất
nước trong tổng xuất khẩu của nước đó lớn hơn tỷ số đó của thế giới. Ngược
lại, nếu RCA nhỏ hơn 1 nghĩa là nước này dường như không có lợi thế tương
đối trong việc xuất khẩu mặt hàng i.
- Tính tương thích về thương mại: chỉ số tương thích về ( C
x/m
) đo
mức độ tương thích giữa các sản phẩm xuất khẩu của một nước với các sản
phẩm thị trường nước ngoài nhập khẩu. Ví dụ, chỉ số này sẽ tiến đến 0 nếu
nước này không xuất khẩu loại hàng mà thị trường nước ngoài nhập khẩu và
sẽ tiến đến 1 khi lượng xuất khẩu một mặt hàng của nước này tương đồng với
thị phần nhập khẩu sản phẩm đó của thị trường nước ngoài. Chỉ số này cho
biết năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu một nước so với sản phẩm xuất
khẩu tương tự của các nước khác trên thị trường nhất định thông qua khả năng

đáp ứng của hàng xuất khẩu với những yêu cầu tiêu chuẩn và nhu cầu, thị
hiếu tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu. Chỉ số này cho biết tiềm năng
cải thiện năng lực cạnh tranh và cách thức hình thành lợi thế cạnh tranh.
- Chỉ số lợi thế chi phí: Để so sánh với các doanh nghiệp khác trong và
ngoài nước cùng tham gia cạnh tranh ( cùng một loại sản phẩm), có thể dùng
“chỉ số về lợi thế chi phí” của Siggel và Cocburn:
IC = UC* - UC, trong đó:
IC: chỉ số so sánh
UC*: chi phí của nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài trên một đơn vị
đầu ra của sản phẩm.
UC: chi phí của nhà sản xuất kinh doanh trong nước trên một đơn vị
đầu ra của sản phẩm.
Khi đo lường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hai nước
thường sử dụng những đồng tiền khác nhau. Do đó, chi phí đơn vị của nhà sản


19
xuất nước ngoài được chuyển đổi sang đồng nội tệ qua việc sử dụng tỷ giá hối
đoái chính thức (e).
Khi đó: IC = UC*e – UC > 0 (2)
Nếu IC > 0 thì nhà sản xuất kinh doanh trong nước có năng lực cạnh
tranh thực tế ( lợi thế so sánh) hơn đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, việc tính
toán này cũng chỉ phản ánh một phần trong tổng thể tiêu chí đánh giá năng
lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp và trong thực tiễn rất khó xác định
chính xác chi phí của nhà sản xuất kinh doanh - cạnh tranh nước ngoài trên
một đơn vị đầu ra của sản phẩm.
- Các chỉ tiêu đánh giá định tính: Phải lấy yêu cầu của khách là chuẩn
mực, thực lực của doanh nghiệp là yếu tố cơ bản để bảo đảm thoả mãn nhu
cầu của khách hàng. Khi nói sức cạnh tranh là bao hàm ý so sánh với các đối
thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn giữ và lối kéo được khách hàng

doanh nghiệp phải có thực lực được thể hiện thành các lợi thế so với các đối
thủ cạnh tranh. Ít có doanh nghiệp nào có đầy đủ các lợi thế mà thường thì
mạnh mặt này thì yếu mặt khác. Vì thế, cần đánh giá từng mặt yếu, mặt mạnh
mà có kế hoạch khắc phục mặt yếu, phát huy thế mạnh.
Việc đánh giá sức cạnh tranh nếu chỉ dừng lại ở định tính thì không
tránh được các yếu tố cảm tính nên phải lượng hoá. Tuy nhiên, khó có được
một chỉ tiêu tổng hợp đo lường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, cần
sử dụng hệ thống chỉ tiêu.
Thị phần doanh nghiệp: đó là phần thị trường mà doanh nghiệp đã
chiếm lược. Thị phần càng lớn càng thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp
càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải giữ chiếm giữ
được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít dù nó là địa phương, quốc gia
hay thế giới. Chính điều này đã phản ánh được quy mô tiêu thụ của doanh
nghiệp thương mại. Từ đó, có thể đánh giá được sức cạnh tranh của mỗi một
doanh nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh, điểm yếu tương đối của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.


20
Vị thế tài chính: Vị thế tài chính của một doanh nghiệp có tầm quan
trọng tối cao trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp thương
mại. Khả năng nguồn tài chính mạnh cần được cân nhắc khi đánh giá năng lực
cạnh tranh các tham số: lợi nhuận, dòng tiền mặt, tỷ lệ vốn vay, mức dự trữ và
hiệu suất lợi tức cổ phần. Cụ thể, các hệ số thanh khoản (Tỷ lệ thanh khoản có
thể sử dụng, tỷ lệ vốn có thể sử dụng ngay), các hệ số hoạt động (Chu chuyển
tài sản, chu chuyển dự trữ, chu chuyển khoản nợ phải thu), các chỉ số sinh lợi
(lợi nhuận cận biên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư), các tỷ số vốn vay (nợ
trên tài sản ròng, nợ trên tổng tài sản), phân tích các nguồn vốn và sử dụng
các ngân quỹ.
Quản lý và lãnh đạo: Theo JP.Kotter, quản trị là sự đương đầu với tính

phức hợp - một quyết định quản trị tốt phải đạt được một mức quyết định và
khả năng định hướng đúng vào một mức quyết định và khả năng định hướng
đúng vào các vấn đề chất lượng và tính sinh lợi của sản phẩm.
Khả năng nắm bắt thông tin: doanh nghiệp phải nắm được đầy đủ các
thông tin bao gồm các thông tin về khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch
vụ cùng loại; thông tin về tình hình cung - cầu và giá cả; thông tin về công
nghệ mới thích hợp; thông tin về hoạt động và cả thủ đoạn của các đối thủ
cạnh tranh
Giá cả sản phẩm và dịch vụ: giá cả phải đủ sức cạnh tranh với sản
phẩm và dịch vụ cùng loại của các nước khác, chí ít là các nước trong khu
vực và những đối thủ cạnh tranh với mình.
Năng lực R&D: Bao gồm cân nhắc về các thành tựu đổi mới để triển
khai các sản phẩm mới, quá trình mới, về nghiên cứu và triển khai các sản
phẩm mới, quá trình mới, về nghiên cứu và triển khai được tổ chức ra sao
(theo định hướng thị trường hay định hướng công nghệ) và ngân quỹ dành
cho R&D hữu hiệu cho phép doanh nghiệp có được sức mạnh trong đổi mới
công nghệ.
Trình độ lao động: Việc phân tích tác nhân này bao hàm những cân
nhắc về trình độ lực lượng lao động và năng suất công việc, những yêu cầu kỹ
năng, đào tạo, các kế hoạch tuyển dụng, ảnh hưởng các tổ chức công đoàn,


21
kh nng hin ti v tng lai ca i ng nhõn s, iu kin lm vic v tinh
thn ca lc lng lao ng k c vic ỏnh giỏ vn hoỏ doanh nghip
Ngoi ra, khi ỏnh giỏ sc cnh tranh doanh nghip cũn cú th ỏnh giỏ
uy tớn, v th v danh ting ca doanh nghip trờn th trng. Cú th xõy
dng ch tiờu ỏnh giỏ sc cnh tranh ca doanh nghip nh sau:
Biu: 1.1. Ch tiờu ỏnh giỏ nng lc cnh tranh ca doanh nghip
TT

Ch tiờu
H s tm
quan trng
(K
i
)
im nh
hng (P
i
)
im h s
tm quan
trng (K
i
*
P
I
)
1.
Th phn doanh nghip
0,05
4
0,2
2.
Tc tng trng th phn
0,1
2
0,2
3.
V th ti chớnh

0,1
2
0,3
4.
Cht lng sn phm v dch
v
0,1
3
0,3
5.
Giỏ sn phm v dch v
0,1
3
0,3
6.
Mng li phõn phi
0,1
2
0,2
7.
Thng hiu v danh ting
0,1
3
0,3
8.
Truyn tin v xỳc tin
0,05
2
0,1
9.

i mi v phỏt trin
0,05
1
0,05
10.
Qun lý v lónh o
0,1
2
0,2
11.
Chi phớ kinh doanh
0,05
2
0,1
12.
Trỡnh lao ng
0,1
2
0,2
13.
TNG
1,0

2,35
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh h-ởng đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
* Các nhân tố quốc tế
- Các nhân tố chính trị: Tổ chức chính trị quan trọng nhất là nhà n-ớc vì
nó có khả năng phát hành tiền tệ, đánh thuế và định ra các luật lệ trong một
quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số khía cạnh chính trị quan trọng

v-ợt ra khỏi bên giới quốc gia và tác dộng không nhỏ đến môi tr-ờng kinh
doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nh-:

×