Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

HUYGIA V7 TUẦN 1 ĐÊN TUẦN 12 MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.43 KB, 107 trang )

Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
TUẦN 1
TIẾT 1
Ngày soạn:14/08/2011
Ngày dạy:15/08/2011

V¨n b¶n : Cỉng trêng më ra
Lí Lan
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm
trước ngày khai trường
- Hiểu được những tình cảm cao q ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân
loại
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đùnh đối với con cái ,ý nghĩa lớn lai của nhà trường đối với cuộc
đời mỗi con người, nhất là đốh với tuổi thiếu niên nhi đồng
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai
trường đầu tiên của con
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm
3. Thái độ: - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức :
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài


Tất cả chúng ta , đều trải qua cái buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên
lớp 1 bậc tiểu học . Còn vương vấn trong nổi nhớ của chúng ta xiết bao bồi hồi , xao xuyến … cả lo lắng
và sợ hãi.Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào , tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp
mở ra đón đứa con u q của mẹ. Tiết học hơm nay sẽ làm rõ điều đó.
.HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu chung
? Văn bản này thuộc loại văn bản gì ? ( Nhật dụng)
? Giống văn bản nào chúng ta đã học ở lớp 6?
? Nhắc lại khái niêm về văn bản nhật dụng?
HS: Nhắc lại khái niệm
HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu
VB
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, chú ý đọc diễn cảm
GV: Đọc sau đó mời lần luợt khoảng 3 HS đọc
? Em hãy xác định một vài từ khó?
? VB có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của
từng phần?
GV :u cầu hs đọc lại đoạn 1.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Thể loại :Cổng trường mở ra là một bài kí
thuộc kiểu văn bản nhật dụng
2. Tóm tắt:
II. ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- tìm hiểu từ khó:
a. Đọc văn bản
b. Từ khó
* Háo hức: Ở trạng thái tình cảm vui phấn
khởi khi nghĩ đến một điều hay và nóng lòng
muốn làm ngay điều đó

* Nhạy cảm: Cảm nhận rất nhanh và tinh
bằng các giác quan ,bằng cảm tính.
* Can đảm: Có tinh thần mạnh mẽ ,khơng sợ
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
? Theo dõi vb , em hãy cho biết : người mẹ nghĩ đến
con trong thời điểm nào ?
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ
con , hãy tìm những từ ngữ trong vb thể hiện điều đó ?
Hs :Trao đổi (2’) trình bày.
Gv : Định hướng.
? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau ? Ở đây tác
giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ( Tương phản)
Hs : Phát hiện trả lời.
? Theo em tại sao người mẹ lại khơng ngủ được ?
Hs : Thảo luận 3’.Trình bày
GV gợi mở : Người mẹ khơng ngủ có phải vì lo lắng
cho con hay vì người mẹ đang nơn nao nghĩ về ngày
khai trường năm xưa của chính mình ? Hay vì lí do nào
khác ?
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu
ấn trong tâm hồn người mẹ ?
Hs : Tìm , trả lời.
? Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn
của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con ,
em thấy người mẹ là người ntn?
? Em nhận thấy ở nước ta , ngày khai trường có diễn
ra như ngày lễ của tồn xh khơng ? ( có)
? Trong đoạn cuối vb xuất hiện câu tục ngữ “sai một li
đi một dặm” . Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì

khi gắn với sự nghiệp giáo dục ?
? Học qua vb này ,có những kỉ niệm sâu sắc nào thức
dậy trong em ?
Hs : Bộc lộ.
*Tích hợp với giáo dục: Em sẽ làm gì để đền đáp lại
tình cảm của mẹ dành cho em?
Hs : Tự bạch.
? Nét nghệ thuật độc đáo của văn bản trên là gì?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
Gv : Hướng dẫn hs tổng kết theo phần ghi nhớ.
? Thơng điệp tác giả gửi đến qua văn bản này là gì ?
HS : Đọc ghi nhớ sgk/9.
*HOẠT ĐỘNG 3. Hướng dẫn HS tổng kết
gian khổ hay nguy hiểm, khó khăn
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục : Chia làm 2 phần
- Phần1: Từ đầu->" Ngày đầu năm học." Tâm
trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai
giảng.
- Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên
tửơng cuả mẹ.
b. Phân tích
*Nội dung
Diễn biến tâm trạng của người mẹ:
- Những tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho
con:
+ Trìu mến quan sát những việc làm của cậu
học trò ngày mai vào lớp 1( Giúp mẹ thu dọn
đồ chơi,háo hức ngày mai thức dậy cho kịp
giờ…)

+ Vỗ về để con ngủ ,xem lại những thứ đã
chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.
-Tâm trạng của người mẹ trong đêm khơng
ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con
đi học thật sự có ý nghĩa.
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm ,khơng thể
nào qn của bản thân về ngày đầu tiên đi học
:
+ Hơm nay mẹ khơng tập trung được vào việc
gì cả.
+ Mẹ lên giường trằn trọc … khơng ngủ
được.
+ Mẹ nhớ sự nơn nao , hồi hộp khi cùng bà
ngoại… nỗi chơi vơi hốt hoảng.
→ u thương con , tình cảm sâu nặng đối
với con
Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà
trường
- Từ câu truyện về ngày khai trường ở Nhật,
suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ
tương lai
“ Đi đi con , hãy can đảm lên , thế giới này là
của con , bước vào cánh cổng trường là thế
giới diệu kì sẽ mở ra”
→ Khẳng định vai trò to lớn của nhà
trường đối với con người và tin tưởng ở sự
nghiệp giáo duc .
3. Tổng kết: Ghi nhớ: sgk /9
* Nghệ thuật

Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng
nhật kí của người mẹ đối với con.
- Sử dụng ngơn ngữ biểu cảm.
* Ý nghĩa của văn bản
- Văn bản thể hiện tấm lòng ,tình cảm của
người mẹ đối với con ,đồng thời nêu lên vai
trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống
của mỗi con người .


E Hướng dẫn HS tự học
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại suy nghĩ cảu bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Đoc thêm,sưu tầm một số văn bản về ngày khai trường .
- Học phần ghi nhớ
- Tóm tắt và nêu bố cục của văn bản, nêu ý chính của từng phần?
- Tâm trạng của ngi mẹ và con có gì khác nhau trước ngày khai trừơng của con?
- Soạn bài “ Mẹ tơi”
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
***********************************************
TUẦN 1
TIẾT 2
Ngày soạn:15/08/2011
Ngày dạy : 16/08/2011
Văn bản:

MẸ TƠI
(E- A- mi - xi)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Qua bức thư của người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình u thương, kính trọng cha mẹ
là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Sơ lựơc về tác giả Ét - mơn - đơ - đơ A - mi - xi
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư .
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chun mơn:
- Đọc - hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư và người mẹ nhắc đến
trong bức thư.
b.Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệmcủa cá nhân với hạnh
phúc gia đình.
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
- Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng
xử thể hiện tình cảm của các nhân vật,giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
3. Thái độ: - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thuyết trình .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định :
2. Bài cũ:
? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường?
? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục ntn?
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN ln có truyền thống “ Thờ cha, kính mẹ” . Dù

xh có văn minh tiến bộ ntn nữa thì sự hiếu thảo , thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con
cháu . Tuy nhiên khơng phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó , có lúc vì vơ tình hay tự ta phạm phải
những lỗi lầm đối với cha mẹ . Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta
đã làm . VB “ Mẹ tơi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hơm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha
mẹ đối với con cái mình .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu
về tác giả ,tác phẩm.
? Em hãy nêu ngắn gọn ,dầy đủ thơng tin về tác
giả .
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào ?
?" Những tấm lòng cao cả " mang ý nghĩa giáo dục
nào?
? Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho
con , nhưng nhan đề lại lây tên Mẹ tơi ?
Hs : Bộc lộ.
Gv : Giảng
Gv : Cho HS tóm tắt lại văn bản
HS : Thảo luận nhóm sau đo trình bày
HS: Phát biểu.
Gv: Định hướng.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu
văn bản.
GV: Cùng hs đọc tồn bộ vb ( trong khi đọc thể
hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi
lầm của con và sự tơn trọng của ơng đối với vợ
mình)
Hs : Nêu , gv : Định hướng.
? Giải nghĩa của các từ khó?* Lễ độ , Hối hận
? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cơ hiện lên qua

những chi tiết nào trong vb ?
? Em cảm nhận về người mẹ trong vb như thế nào
chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? hoặc
một người mẹ VN nào mà em biết ?
Hs: Tự bộc lộ.
? Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nêu nội dung
từng phần?
Gv : Gọi hs đọc đoạn 2 .
? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
- Ét - mơn - đơ - đơ A - mi - xi (1846-1908)
là nhà văn I-ta-li-a.
2.Tác phẩm:
- Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi
tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ơng.
- Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý
nghĩa giáo dục sâu sắc, trong đó ,nhân vật
trung tâm là một thiếu niên , truyện được
viết bằng một giọng văn hồn nhiên trong
sáng .
3. Thể loại : Vb nhật dụng .
4. Tóm tắt
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc tìm hiểu từ khó
a. Đọc văn bản
b.Tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: Chia 3 phần :
- Từ đầu đến "sẽ ngày mất con" : Tình u

thương của người mẹ đối với En- ri- cơ .
- Tiếp theo đến "u thương đó" : Thái độ
của người cha .
- Còn lại : Lời nhắn nhủ của người cha .
b. Phân tích
*Nội dung
Hồn cảnh người bố viết thư
- En-ri-cơ nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ
khi cơ giáo đến nhà .
- Để giúp con suy nghĩ kĩ ,nhận ra và sửa lỗi
lầm , bố đã viết thư cho En-ri-cơ.
Tình thương của người mẹ dành cho En-ri-
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
đối với En-ri-cơ?
? Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cơ
ntn?
HS:Thả lời
? Theo em điều gì khiến En-ri-cơ xúc động khi đọc
thư bố .Trong 4 lí do đã nêu trong phần tìm hiểu vb
sgk?
Hs : Lựa chọn đáp án.
? Em hiểu được điều gì qua lời khun nhủ của bố ?
? Theo em tại sao người bố khơng nói trực tiếp mà
lại viết thư ?
Hs : Thảo luận (3’) trình bày .
Gv : Định hướng.
Gv : Tích hợp giáo dục: Qua bức thư người bố gửi
cho En-ri – cơ em rút ra được bài học gì ?
Hs : Phát biểu.

HS: Đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc
có nhiều cánh nhỏ”.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết
cơ.
- Dành hết tình u thương cho con , qn
mình vì con.
Thái độ của người cha đối với En- ri-cơ
-Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-
cơ :
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm
vào tim bố vậy.
+ Bố khơng thể nén cơn tức giận.
+Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?
+ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã.
- Gợi lại hình ảnh lớn lao và cao cả của
người mẹ và làm nổi bật vai trò của người
mẹ trong gia đình .
→ Vừa dứt khốt như ra lệnh,vừa mềm mại
như khun nhủ . Mong muốn con hiểu được
cơng lao , sự hi sinh vơ bờ bến của mẹ.
Lời khun của bố :
- u cầu con sửa lỗi lầm .
+ Khơng bao giờ thốt ra một lời nói nặng với
mẹ .
+ Con phải xin lỗi mẹ.
+ Con hãy cầu xin mẹ hơn con.
→ Lời khun nhủ chân tình sâu sắc .
3. Tổng kết:
a.Nghệ thuật :
- Sáng tạo nên hồn cảnh xảy ra chuyện :En-

ri-cơ mắc lỗi với mẹ .
- Lồng trong câu chuyện một bức thư có
nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy,
giàu đức hi sinh , hết lòng vì con.
-Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý
nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc
của người cha đối với con.
b. Ý nghĩa văn bản :
-Người mẹ có vai trò vơ cùng quan trọng
trong gia đình.
-Tình u thương, kính trọng cha mẹ là tình
cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
* Ghi nhớ sgk /12
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Hướng dẫn về nhà: Tóm tắt vb , Học thuộc phần ghi nhớ , làm hết bài tập.
-Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tìnhcảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con đối với cha
mẹ.
- Soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
…….
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
***********************************************
TUẦN 1
TIẾT 3
Ngày soạn: 15/08/2011
Ngày dạy : 18/08/2011

Tiếng Việt: Tõ GhÐp
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận diện được hai loại từ ghép : Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghã của từ ghép đẳng lập
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí .
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
2. Kĩ năng:
a .Kĩ năng chun mơn:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng,hệ thống hố vốn từ
- Sử dụng từ : dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể ,dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn
đạt cái khái qt.
b.Kĩ năng sống:
- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từghép.
3. Thái độ:
- u mến Tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ:Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
3. Bài mới : Giới thiệu bài:
Ở lớp 6 các em đã học Cấu tạo từ trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép(đó là
những từ phức được cấu tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau).Để giúp các em có kiến thức
sâu rộng hơn về cấu tạo,trật tự sắp xếp của từ ghép.Chúng ta đi tìm hiểu bài học hơm nay .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY

* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về từ ghép đẳng lập và
từ ghép chính phụ.
GV: Treo bảng phụ VD sgk/13.HS đọc VD
? Em hãy so sánh nghĩa từ bà với từ bà ngoại và
nghĩa của từ vui với vui lòng?
? Từ đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép bà
ngoại,vui lòng với nghĩa của từ đơn bà,vui?
? Vậy trong từ ghép ngoại, lòng tiếng nào là tiếng
chính? Tiếng nào là tiếng phụ?
? Nhận xét về trật tự tiếng chính,tiếng phụ trong từ
ghép chính phụ?
Hs: Thảo luận (2’) .trình bày.
I. BÀI HỌC :
1. Các loại từ ghép:
* Từ ghép chính phụ:
VD: Bảng phụ
a. - Bà: Người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha.
- Bà ngoại:Người đàn bà sinh ra mẹ.
→ Nghĩa từ Bà ngoại hẹp hơn nghĩa từ Bà
b. – Vui: Chỉ tâm trạng thoả mãn, thích
thú,cũng có khi chỉ sự vật,sự việc.
- Vui lòng: Tình cảm thích thú,hài lòng.
→ Nghĩa từ vui lòng hẹp hơn nghĩa từ vui.
* Ghi nhớ 1 (SGK)
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
? Thế nào là từ ghép chính phụ ?Cho VD?
Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu : Từ ghép đẳng lập
? Quan sát trong các từ quần áo,trầm bổng.Các tiếng

thứ hai có bổ nghĩa cho tiếng đầu khơng?Vì sao?
Hs : Phát hiện trả lời.
? Thế nào là từ ghép đẳng lập?
Gv giảng : Về mặt cấu tạo,từ ghép quần áo,trầm
bổng đều có các tiếng bình đẳng với nhau,còn về cơ
chế nghĩa thì các tiếng trong TGĐL hoặc đồng nghĩa
hoặc trái nghĩa, hoặc cùng chỉ về sự vật,hiện tượng
gần gũi nhau.
*HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập so
với nghĩa của các tiếng?
* GV lưu ý các từ giấy má,viết lách,qùa cáp.Các
tiếng má,lách,cáp khơng còn rõ nghĩa nhưng nghĩa
của các từ ghép trên khái qt hơn nghĩa từng tiếng
nên vẫn là từ ghép đẳng lập.
* GV khái qt lại bài.
HS đọc ghi nhớ
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1/15: Cho HS làm vào vở sau đó gọi HS lên bảng
làm.
Bài 2,3/15: HS thảo luận sau đó cho các nhóm lên
bảng thi làm bài tập nhanh.
Bài 4/15: Hướng dẫn HS về nhà làm.
- *. Từ ghép đẳng lập:
VD: Quần áo; Trầm bổng
→ Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
* Ghi nhớ 2 (SGK)
2. Nghĩa của từ ghép:
→ Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung
hơn,khái qt hơn so với nghĩa của các

tiếng⇒ Hợp nghĩa.
→ Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn
nghĩa của tiếng chính⇒ Phân nghĩa.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1/15: Phân loại từ ghép
- TGCP: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà
ăn, cười tủm.
- TGĐL: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm
ướt, đầu đi .
Bài 2/15: Tạo từ ghép chính phụ:
Bút chì , Mưa rào , Ăn bám
Vui tai , Thước dây , Làm quen
Trắng xố , Nhát gan .
E. HỨƠNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài,làm bài tập
- Tìm từ ghép trong văn bản : Cổng trường mở ra của Lí Lan .
- Chuẩn bị bài Liên kết trong văn bản
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
******************************************
TUẦN 1
TIẾT 4
Ngày soạn: 15/08/2011
Ngày dạy:19/08/2011
Tập làm văn:
Liªn kÕt trong v¨n b¶n
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu rõ liên kết là một trong những dặc tính quan trọng nhất của văn bản .
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
- Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Khái niệm về liên kết trong văn bản.
- u cầu về liên kết trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích tính liên kết trong văn bản.
- Viết các đoạn văn bài văn co tính liên kết.
3. Thái độ:
- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ:Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
3. Bài mới : Giới thiệu bài:
Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết.Sự liên kết ấy cần được thể
hiện ntn?Qua các phương tiện gì ? Hơm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu liên kết và phương
tiện liên kết trong văn bản
HS: Đọc VD được ghi ở sgk/17 vào bảng phụ.
? Theo em, đọc mấy dòng ấy En-ri-cơ có thể hiểu
được điều gì bố muốn nói chưa?(chưa)
* GV giảng: Chúng ta đều biết lời nói khơng thể
hiểu được rõ khi các câu văn diễn đạt sai ngữ pháp.

? Trường hợp này có phải như thế khơng?(khơng)
? Vậy En-ri-cơ chưa thật hiểu rõ vì lí do gì?Hãy
tìm lí do xác đáng trong các lí do nêu dưới đây:
1. Vì các câu văn viết còn khó hiểu.
2. Vì các câu văn mục đích chưa thật rõ ràng.
3. Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết
HS :Phát biểu.
* GV giảng: Chỉ có câu văn chính xác rõ ràng, đúng
ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản.
Khơng thể có văn bản nếu các câu, các đoạn trong
đó khơng nối liền.
? Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì
phải có tính chất gì?
? Liên kết có vai trò ntn?
Hs : Trao đổi (2) trình bày.
HS : Đọc VD được ghi ở mục 2 sgk/18 vào bảng
phụ.
? So sánh những câu trên với ngun văn bài viết
Cổng trường mở ra và cho biết người viết đã chép
thiếu hay sai ở chỗ nào?
Hs : Phát hiện.
? Vậy em thấy bên nào có sự liên kết,bên nào
I. BÀI HỌC :
1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn
bản:
a. Tính liên kết của văn bản:
VD: Bảng phụ
→ Các câu chưa nối liền với nhau một cách tự
nhiên, hợp lý.
⇒ Chưa liên kết.

b. Ghi nhớ mục 1 :
- Liên kết là một trong những tính chất quan
trọng nhất của văn bản , làm cho văn bản trở
nên có nghĩa ,dễ hiểu .
2. Phương tiện liên kết:
a. Liên kết về hình thức:
- Một ngày kia……còn bây giờ
→ Phép nghịch đối
- Giấc ngủ đến với con,gương mặt thanh
thốt của con
→ Phép lặp
⇒ Cần có sự liên kết về mặt hình thức(sử
dụng những phương tiện liên kết).
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
khơng có sự liên kết?
*GV chốt: Những VD cho thấy các bộ phận của
văn bản thường phải được gắn bó, nối buộc với
nhau nhờ những phương tiện ngơn ngữ (từ,câu) có
tính liên kết.
GV: Chuyển ý
HS : Đoạn văn bài 2 sgk/19
? Đoạn văn trên giữa các câu có những từ ngữ liên
kết hay khơng?.Hãy chỉ ra và gạch dưới các từ ngữ
đó trong đoạn văn?
Hs: Phát biểu.
? Tóm lại: Văn bản rất cần sự liên kết ở những mặt
nào?
* GV khái qt lại bài, gọi hs đọc ghi nhớ
* HỌAT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập

Bài 1/19: Sắp xếp câu văn theo một thứ tự hợp lý
HS làm vào vở,sau đó gọi đứng dậy trình bày.
Bài 3/19 (HS thảo luận)Điền từ thích hợp để các
câu liên kết với nhau.
b. Liên kết về nội dung:
VD: Bài tập 2 sgk/19
- Tơi nhớ đến mẹ tơi…………mẹ tơi ……sáng
nay…………chiều nay…
→ Có sự liên kết về mặt hình thức nhưng
chưa có sự liên kết về mặt nội dung.
⇒ Cần có sự liên kết về mặt nội dung.
*. Ghi nhớ :
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1/19
(1) Một quan chức… như sau: (4)
“Ra….này!”.(2)Và ơng……hành lang
(5)nghe lời… các cơ.(3)Các thầy…hs
Bài 3/19
Bà ơi! …hình bóng của bà…bà trồng
cây,cháu chạy…Bà bảo khi nào…bà
…cháu….Thế là bà ơm cháu vào lòng,hơn
cháu….
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài,làm bài tập còn lại
- Tìm hiểu phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học.
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê.
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
********************************************
TUẦN 2
TIẾT O5
Ngày soạn:20/08/2011
Ngày dạy:22/08/2011
Văn Bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (T1)
(Theo Khánh Hoài)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểt được hồn cảnh éo le và tình cảm ,tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện trong văn bản .
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết ,sâu nặng và nỗi đau khổ của ngững đứa trẻ khơng may rơi vào
hồn cảnh bố mẹ li dị .
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng
a .Kĩ năng chun mơn:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ,đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện .
b.Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệmcủa cá nhân với hạnh
phúc gia đình.
- Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng
xử thể hiện tình cảm của các nhân vật,giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
3. Thái độ:
- Rèn kĩ năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật .
C. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ
?Viết một đoạn văn ngắn , khoảng 5-6 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của
người mẹ qua 2 vb nhật dụng vừa mới học : Cổng trường mở ra và Mẹ tơi.
3. Bài mới : Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống , ngồi việc trẻ được sống đầy đủ về vật chất thì cha mẹ còn làm cho con trẻ đầy
đủ , hồn thiện về đời sống tinh thần . Trẻ có thể thiếu thốn vật chất nhưng tinh thần cần phải đầy đủ .
Cho dù rất hồn nhiên , ngây thơ nhưng trẻ vẫn cảm nhận , vẫn hiểu biết một cách đầy đủ về cuộc sống gia
đình mình . Nếu chẳng may rơi vào hồn cảnh bất hạnh , các em cũng biết đau đớn , xót xa , nhất là khi
phải chia tay với gia đình thân u của mình . Để hiểu rõ hồn cảnh đó , bài học hơm nay sẽ giúp ta hiểu
được vấn đề đó
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
*HOẠT ĐỘNG 1 :Hướng dẫn HS đọc và tìm
hiểu về tác giả ,tác phẩm.
? Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả ,tác
phẩm?
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào?
? Giống văn bản nào mà chúng ta đã học?
? Em hãy tóm tắt vb này một cách ngắn gọn
nhất ?
*HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc và tìm hiểu văn bản
GV: Gọi hs đọc những đoạn tiêu biểu
Gv : Giải thích từ khó.* Ráo hoảnh :Khơ
khơng có một chút nước nào.
Gv : Đọc mẫu một đoạn ,gọi hs đọc tiếp cho
đến hết văn bản.

? Truyện có thể chia làm mấy phần?
HS : Thảo luận (2’) trình bày.
Gv: Định hướng.
Gv :u cầu hs tóm tắt lại đoạn 1.
? Truyện viết về ai ? Về việc gì ? Ai là nhân
vật chính ?
HS: Thảo luận trình bày
GV: Chốt sửa sai
? Tại sao tên truyện lại là “ Cuộc chia tay của
những con búp bê” ? Tên truyện có liên quan
gì đến ý nghĩa của truyện khơng ?
Hs :Thảo luận (3’), trình bày.
Gv : Giảng
? Em có nhận xét gì về tình cảm của 2 anh em
trong câu chuyện này ?
HS:Tình cảm chân thành , sâu nặng
? Chính vì tình cảm sâu nặng như thế nên gặp
cảnh ngộ phải chia tay chúng đã bộc lộ cảm
xúc gì ?
Hs : Cảm nhận , trả lời
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
2.Tác phẩm: Truyện ngắn được trao giải nhì trong
cuộc thi thơ-văn viết về quyền trẻ em 1992.
3. Thể loại : Vb nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự
sự.
4. Tóm tắt
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Đọc tìm hiểu từ khó
a. Đọc văn bản

b.Tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a . Bố cục : 2 phần
+ Từ đầu đến ….Từ thủa ấu thơ :Cuộc chia tay
của hai anh em Thành và Thủy.
+ Còn lại: Cuộc chia tay của Thủy với lóp học,và
chia tay giữa hai anh em.
b. Phân tích
* Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai .
- Hồn cảnh xảy ra sự việc trong truyện : bố mẹ
Thành và Thuỷ li hơn .
- Những giọt nước mắt xót xa, ngậm ngùi của hai
anh em trong đêm.
- Kỉ niệm của người anh đối với em.
- Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho
anh.
- Chiều nào Thành cũng đón em đi học về , dắt tay
nhau vừa đi vừa trò chuyện .
- Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ
lại thương anh “Khơng ai gác đêm cho anh ngủ”
nên để lại cho anh cả 2 con búp bê .
→ Tình cảm chân thành , sâu nặng, tấm lòng nhân
hậu,vị tha .
TIẾT O6
Văn Bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (T2 )
(Theo Khánh Hoài)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu
mục 2.
Gv :u cầu hs đọc lại đoạn 2.

b. Phân tích
*. Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai .
*. Cuộc chia tay với lớp học
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
Hs : Thực hiện.
? Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh
chia 2 con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ ra hai bên có
mâu thuẫn gì ?
Hs : Phát biểu.
? Kết thúc truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết
ntn?
* HOẠT ĐỘNG 2: Tổng kết :
? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ,
tình cảm gì?
GV gợi ý: Thuỷ đặt 2 con búp bê nằm cạnh
nhau

Gợi lên trong lòng người đọc lòng thương
cảm đối với em:Một em bé gái giàu lòng vị tha,…
Theo dõi cuộc chia tay với lớp .
Hs : Trả lời.
? Trong đoạn này , chi tiết nào khiến em cảm động
nhất? Vì sao ?
? Hãy nhận xét về cách kể truyện của tác giả , cách
kể này có tác dụng gì trong việc làm nổi rõ tư
tưởng của truyện ?
Hs :Thảo luận(3’) trình bày.
Gv : Định hướng.
? Nghệ thuật độc đáo trong việc xây dựng truyện?

? Qua câu chuyện này , theo em tác giả muốn gửi
gắm đến mọi người điều gì ?
GV : Thơng điệp mà câu chuyện gửi tới cho người
đọc là gì?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời
- Cơ mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc
bút máy nắp vàng đưa cho Thuỷ.
- Em tơi …nức nở.
-> Cần u thương và quan tâm đến quyền lợi
của trẻ em , đừng làm tổn hại đến hững tình
cảm tự nhiên, trong sáng.
III. Tổng kết :
1 Nghệ thuật :
- Xây dựng tình huống tâm lí
- Lựa chọn ngơi thứ nhất để kể : nhân vật tơi
trong truyện kể lại câu chuyện của minh nên
những day dứt , nhớ thương được thể hiện một
cách chân thực .
- Khắc hoạ hình tượng nhân vật trẻ nhỏ
( Thàng và Thuỷ) qua đó gợi lại suy nghĩ về sự
lựa trọn ,ứng sử của những người làm cha làm
mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc
2 Ý nghĩa văn bản:
- Là câu truyện của ngững đứa con nhưng lại
gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy
nghĩ .Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia
đình . Mỗi người cần phải biết giữ cho gia
đình hạnh phúc
* Ghi nhớ : (SGK/27)

E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thuỷ
- Soạn bài “Bố cục trong văn bản ".
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
******************************************************
TUẦN 2
TIẾT O7
Ngày soạn: 20/08/2011
Ngày dạy: 24/08/2011
Tập Làm Văn: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểt được tần quan trọng và u cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó ,có ý thức xây dựng bố
cục khi tạo lập văn bản.
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch ,hợp lí cho các bài làm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Tác dụng của việc xây dựng bố cục .
2. Kĩ năng:
- Nhân biết ,phân tích bố cục trong văn bản.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản , xây dựng bố cục trong một văn bản nói
( viết ) cụ thể.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc thực hiện.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ
? Thế nào là liên kết trong vb
? Muốn 1 vb có tính liên kết người viết phải ntn?
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong những năm học trước , các em đã được làm quen với cơng việc
xây dựng dàn bài , Dàn bài lại là chính kết quả , hình thức thể hiện của bố cục . Vì thế bố cục trong vb
khơng phải là 1 vấn đề hồn tồn mới mẻ đối với chúng ta . Tuy nhiên trên thực tế , vẫn có rất nhiều học
sinh khơng qua tâm đến bố cục , và rất ngại xác dịnh bố cục trong lúc làm bài . Vì vậy bài học hơm nay sẽ
học ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong vb , bước đầu giúp ta xây dựng được bố cục rành mạch ,
hợp lí .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bố cục của văn bản
GV :u cầu hs nhắc lại bố cục của văn bản Cuộc
chia tay của những con búp bê?
? Em muốn viết một lá đơn để xin ra nhập Đội TNTP
HCM, hãy cho biết trong lá đơn ấy cần ghi những nội
dung gì ?
HS: Tên , tuổi , nghề nghiệp .
Nêu u cầu , nguyện vọng , lời hứa.
? Những nội dung trên được sắp xếp theo một trật tự
ntn?
Gv giảng : Theo trật tự trước sau một cách hợp lí ,
chặt chẽ , rõ ràng
? Em có thể tuỳ tiện thích ghi nội dung nào trước
cũng được khơng ? Ví dụ có thể viết lí do trước sau
đó mới viết tên được khơng ?
Hs : Phát biểu.
? Từ đó em thấy bố cục một vb cần đạt những u

cầu gì để người đọc có thể hiểu được vb đó ? ( ghi
nhớ 1)
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
*HOẠT ĐỘNG 2 u cầu đối với bố cục trong văn
bản.
Gv : Gọi hs đọc 2 câu chuyện trong phần 2.
Chú ý câu chuyện thứ nhất.
? Đọc câu chuyện này lên ta thấy nội dung được sắp
xếp ntn so với vb kể trong sách Ngữ văn ?
I. BÀI HỌC
1. Bố cục của vb
VD: Một lá đơn xin gia nhập Đội.
- Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người
viết đơn.
- u cầu, nguyện vọng, lời hứa.
→ Các nội dung được sắp xếp theo một
trình tự , 1 hệ thống rành mạch, hợp lí
2. Những u cầu về bố cục trong vb .
- Nội dung trong vb phải thống nhất chặt
chẽ với nhau , giữa chúng phải có sự phân
biệt rạch ròi .
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
? Trong câu chuyện thứ nhất gồm mấy đoạn ? các câu
trong mỗi đoạn có tập trung 1 ý chung khơng ? ý của
đoạn này và đoạn kia có phân biệt được với nhau
khơng ?
Hs : Thảo luận trả lời.
Gv : Chốt ý.
? Vậy trong 1 vb bố cục phải như thế nào ?

Gv : u cầu hs chú ý câu chuyện thứ 2
? Câu chuyện này gồm mấy đoạn ? ( 2 đoạn)
? Vậy cách kể này bất hợp lí chỗ nào ?
Hs : Phát hiện trả lời
( Làm cho câu chuyện khơng nêu bật được ý phê
phán, khơng còn buồn cười )
? Từ đây em rút ra được bài học gì về 1 bố cục rành
mạch , hợp lí.
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
*HOẠT ĐỘNG 3 : Các phần của bố cục
Gv : Khái qt nội dung và u cầu hs nêu tên 3 phần
của văn bản.
Định hướng : Nói như vậy là khơng đúng vì qua bảng
hệ thống đã điền vào nd thích hợp và qua sự lập luận
về 1 bố cục rành mạch như trên , ta thấy rõ sự phân
biệt giữa các đoạn , phần . Có như thế bố cục mới đạt
u cầu .
* GV khái qt lại bài. HS đọc ghi nhớ.
*HOẠT ĐỘNG 4:Hướng dẫn luyện tập
Gv : Hướng dẫn hs thực hiện các bài tập trong sgk.
- Trình tự sắp xếp các phần các đoạn phải
giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được
mục đích .
3. Các phần của bố cục .

3 phần : Mở bài , Thân bài , Kết bài. Mỗi
phần có một nhiệm vụ riêng .
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 2 :
- Mb: Từ đầu … khóc nhiều .

- Tb: Tiếp theo đi thơi con .
- Kb: Còn lại .
Bố cục đã rành mạch hợp lí .
Bài tập 3: Chưa rành mạch hợp lí vì các
điểm 1,2,3 ở phần thân bài mới chỉ kể lại
việc học chứ chưa phải là trình bày kinh
nghiệm học tốt . Trong đó điểm 4 lại khơng
phải nói về việc học .
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học ghi nhớ , Làm hết bài tập còn lại .
-Xác điịnh bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó.
Soạn bài “ Mạch lạc trong vb”.
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
******************************************************
TUẦN 2
TIẾT O8
Ngày soạn: 25/08/2011
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
Ngày dạy:26/08/2011
Tập Làm Văn: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lac trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có
mạch lạc .
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc - hiểu văn bản và thực tiễn tạo lập văn bản
viết, nói.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để văn bản có tính mạch lạc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc thực hiện.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ
? Bố cục của vb là gì ?
? Một bố cục như thế nào được gọi là rành mạch và hợp lí ? cho vd minh hoạ .
3. Bài mới : GV giới thiệu bài : Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt , sự phân chia nhưng vb lại
khơng thể khơng liên kết . Vậy làm thế nào để các phần , các đoạn của 1 vb vẫn được phân cách rành
mạch mà lại khơng mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau ? Để làm được điều đó thì cơ cùng các em tìm
hiểu tiết học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
• HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu sự mạch lạc trong văn
• bản.
GV : u cầu hs đọc ví dụ trong sgk.
? Dựa vào hiểu biết (sgk/ 31) , em hãy xác định mạch
lạc trong vb có những tính chất gì trong số 3 tính chất
được nêu trong sgk ?
? Khái niệm mạch lạc trong vb có được dùng theo nghĩa
đen khơng ?(Khơng).
? Nội dung của khái niệm mạch lạc trong vb có hồn
tồn xa rời với nghĩa đen của từ mạch lạc khơng ?

? Vậy sự mạch lạc có vai trò ntn đối với vb ?
Hs : Dựa vào bài soạn ở nhà trả lời.
Gv : Định hướng : (rất cần thiết )
* HOẠT ĐỘNG 2 :Các điều kiện để một văn bản có
tính mạch lạc.
Gv : u cầu hs chú ý phần 2
? Hãy cho biết tồn bộ sự việc trên xoay quanh sự việc
chính nào ? ( chia tay).
? Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong
truyện ? Hai anh em Thành và Thuỷ có vai trò gì trong
truyện ?
I. BÀI HỌC
1. Mạch lạc trong vb :
-Văn bản cần phải mạch lạc.
- Thơng suốt , liên tục , khơng đứt
qng
→ Văn bản rất cần sự mạch lạc
2.Các điều kiện để một vb có tính
mạch lạc
- Các phần các đoạn , các câu trong vb
đều nói về một đề tài , biểu hiện một
chủ đề chung xun suốt.
- Các phần , các đoạn , các câu được
nối tiếp theo một trình tự rõ ràng hợp
lí , trước sau hơ ứng nhằm làm cho chủ
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
Hs :Thảo luận trình bày.
Gv : Trong vb Cuộc chia tay của những con búp bê có
đoạn kể việc hiện tại , có đoạn kể việc q khứ , có đoạn

kể việc ở nhà , có đoạn kể việc ở trường , có đoạn kể
chuyện hơm nay , có đoạn kể chuyện sáng mai .
? Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối
liên hệ nào trong các mối liên hệ dưới đây : Liên hệ thời
gian , khơng gian , liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa ?
? Từ thực tế của truyện , theo em 1 vb có tính mạch lạc
là 1 vb như thế nào ?
Hs : Dựa vào mục 2 phần ghi nhớ trả lời.
Gv : Gọi 1 hs thực hiện phần ghi nhớ.
hs đọc điểm thứ 2 trong phần ghi nhớ
*HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn HS luyện tập
Gv :u cầu hs đọc bài tập 1
? Nêu u cầu của bài tập 1? (HSTLN)
? Bài tập 2 u cầu chúng ta phải làm gì ?
đề liền mạch và gợi được nhiều hứng
thú cho người đọc( người nghe ).
* Ghi nhớ : sgk/ 32
II. LUYỆN TẬP
* Bài tập 1 /32,33
+ Ý chủ đạo xun suốt tồn đoạn
văn là : sắc vàng trù phú , đầm ấm của
làng q vào mùa đơng , giữa ngày
mùa. Ý tứ ấy được dẫn dắt theo một
dòng chảy hợp lí , phù hợp với nhận
thức của người đọc .
- Câu đầu giới thiệu bao qt về sắc
vàng trong thời gian .
- Hai câu cuối : là nhận xét cảm xúc
về màu vàng .
- Một trình tự với 3 phần nhất qn

và rõ ràng như thế đã làm cho mạch
văn thơng suốt và bố cục các đoạn văn
trở nên mạch lạc .
*Bài tập 2 :
Ý chủ đạo của câu chuyện xoay quanh
việc chia tay của 2 đứa trẻ và 2 con
búp bê . ….do đó , làm mất sự mạch
lạc của câu chuyện .
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc ghi nhớ sgk - Hồn thành bài tập.
-Tìm tính mạch lạc trong một văn bản đã học.
- Soạn câu hỏi bài “Ca dao – dân ca ”
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
******************************************************
Tuần 3: TIẾT O9
Ngày soạn:28/08/2011
Ngày dạy: 29/08/2011
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
V ăn bản: CA DAO - DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao .
- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của ngững câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình .
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:

- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mơ típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ
tình về tình cảm gia đình.
3. Thái độ:
- Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ
? Tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ?
? Nêu ý nghĩa truyện ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài(1p) : Đối với tuổi thơ mỗi người VN , ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào ,vỗ
về ,an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà , của mẹ , của chị những buổi trưa hè nắng lửa , hay
những đêm đơng lạnh giá . Chúng ta ngủ say mơ màng , chúng ta dần dần cùng với tháng năm , lớn lên và
trưởng thành cùng với dòng suối trong lành đó . Bây giờ ta cùng đọc lại , lắng nghe và suy ngẫm .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1 (5p) Tìm hiểu khái niệm ca
dao-dân ca .
? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?
Hs : Phát biểu dựa vào bài soạn.
GV : Giới thiệu thêm về ca dao , dân ca cho hs rõ.
? Theo em , tại sao bốn bài ca dao ,dân ca khác
nhau lại có thể kết hợp thành 1 vb ?(Vì cả 4 đều có
nd tình cảm gia đình)
*HOẠT ĐỘNG 2: (28p) Đọc và tìm hiểu văn
bản.

GV: Đọc 4 bài ca dao sau đó gọi hs đọc lại ( chú ý
ngắt nhịp thơ lục bát , giọng đọc dịu nhẹ , chậm êm
)
? Trong chủ đề chung tình cảm gia đình , mỗi bài
có một nội dung tình cảm riêng . Em hãy chỉ ra
tình cảm của từng bài ?
- Bài 1: ơn nghĩa cơng lao cha mẹ.
- Bài 2 : Nỗi nhớ mẹ nơi q nhà .
- Bài 3 : Nỗi nhớ và lòng kinh u ơng bà.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Ca dao: Lời thơ của dân ca và những bài
thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật
chung với lời thơ của dân ca.
2.Dân ca: Những sáng tác dân gian kết hợp lời
và nhạc., tức là những câu hát dân gian trong
diễn xướng
* Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề
góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm
của con người Việt Nam.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
* Giải thích các từ khó trong phần chú
thích.Chú ý từ Cù lao chín chữ, phân biệt với
Cù lao:bãi nổi trên sơng (hòn cù lao,cù lao
tràm ).
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:
- Bài 1: ơn nghĩa cơng lao cha mẹ.
- Bài 2 : Nỗi nhớ mẹ nơi q nhà .
- Bài 3 : Nỗi nhớ và lòng kinh u ơng bà.

Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
- Bài 4 : Tình anh em ruột thịt .
? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4
bài ca dao?
HS: Thể thơ lục bát , giọng điệu tâm tình, các hình
ảnh quen thuộc.
Gv : Gọi hs đọc bài 1
? Bài 1 là lời của ai , nói với ai về việc gì ?
? Theo em , có gì sâu sắc trong cách ví von so
sánh ở lời ca: Cơng cha như núi ngất trời biển
Đơng ?
? Tìm những bài ca dao nói về cơng cha, nghĩa mẹ
như bài1?
Hs: Thảo luận .trình bày.
Gv : Định hướng.
Gv : Gọi hs đọc bài 2
- Bài ca dao số 2 là tâm trạng của người phụ nữ
lấy chồng xa q .
? Tâm trạng đó là gì ? ( Nỗi buồn , xót xa nhớ
q , nhớ mẹ)
? Tâm trạng đó được diễn ra trong khơng gian ,
thời gian nào ? - Thời gian : chiều chiều ; -
Khơng gian : ngõ sau .
Gv : Giải thích , phân tích khơng gian ước lệ trong
ca dao.
? Hãy nêu nội dung của bài ca dao này ?
? Em còn thuộc bài cao dao nào khác diễn tả nỗi
nhớ thương cha mẹ của người đi xa?
Hs : Xung phong đọc nếu thuộc.

Gv : Gọi hs đọc bài ca dao số 3
Bài 3 : Diễn tả nổi nhớ và sự kính u đối với ơng
bà .
? Những tình cảm đó được diễn tả bằng hình thức
nào?
Thảo luận 5p Nêu cái hay của cách diễn đạt đó ?
Hs : Trình bày
Gv : Gọi hs đọc bài 4 .
? Tình cảm gì được thể hiện ở bài ca dao số 4
này ?
Gv :* Tình cảm anh em thân thương ruột thịt được
diễn tả ntn?
Hs: Thảo luận 3p:
? Bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta điều gì?
Hs : Trả lời.
Gv : Khắc sâu kiến thức, khái qt lại.chuyển ý.
? Bốn bài ca dao , dân ca hợp lại thành một vb tập
trung thể hiện tình cảm gia đình . Từ tình cảm ấy
em nhận được vẻ đẹp cao q nào trong đời sống
tinh thần của dân tộc ta?
HS :Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv :gọi 1 hs thực hiện phần ghi nhớ.
- Bài 4 : Tình anh em ruột thịt .
b. Phương thức biểu đạt:
- Thể thơ lục bát , giọng điệu tâm tình, các
hình ảnh quen thuộc.
c. Phân tích :
*Bài 1:
- Lời mẹ ru con , nói với con , về cơng lao cha
mẹ .

- Khẳng định cơng lao to lớn của cha mẹ đối
với con cái .
- Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng.
và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
- Cách so sánh dân dã , quen thuộc dễ nhớ dễ
hiểu.
- Phép đối xứng.
- Âm điệu sâu lắng tình cảm.
*Bài 2 :
- Tâm trạng : buồn xót xa , sâu lắng của người
con gái lấy chồng xa q , nhớ mẹ nơi q nhà
.
- Thời gian nghệ thuật ước lệ,lặp lại ,biện
pháp tu từ ẩn dụ.
*Bài 3 : Diễn tả nỗi nhớ, sự biết ơn , kính u
đối với ơng bà.
- “Ngó lên” thái độ kính trọng đối với ơng bà
- So sánh mức độ : bao nhiêu…bấy nhiêu.
*Bài 4 :
- Khun nhủ anh em phải đồn kết, hồ thuận
để cha mẹ vui lòng , phải biết nương tựa lẫn
nhau.
- So sánh.
→ Thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình
anh em .
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối
xứng tăng cấp
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.

- Diễn tả tình cảm qua những mơ típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể
2. Ý nghĩa:
-Tình cảm đối với ơng bà cha mẹ ,anh em và
tìng cảm của ơng bà, cha mẹ đối với con cháu
ln là ngững tình cảm sâu nặng, thiêng liêng
nhất trong đời sống mỗi con người
* Ghi nhớ sgk/36
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc khái niệm ca dao,dân ca.
- Học thuộc 4 bài ca dao và nội dung của mội bài , học thuộc phần ghi nhớ.
-Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
- Soạn bài “ Những câu hát về tình u q hương , đất nước , con người
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
******************************************************
TUẦN 3
TIẾT 10
Ngày soạn:28/08/2011
Ngày dạy:29/08/2011
V ăn bản: CA DAO - DÂN CA : NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH U Q
HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao – dân ca qua những bài ca dao thuộc chủ đề
tình u q hương , đất nước , con người .

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình u q hương ,
đất nước , con người .
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mơ típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ
tình về tình u q hương , đất nước , con người .
3. Thái độ:
- Thuộc những bài ca dao trong vb và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là cao dao – dân ca ?
? Đọc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu nội dung từng bài ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài (1p)
- Trong kho tàng ca dao – dân ca cổ truyền VN , các bài ca về chủ đề tình u q hương , đất nước, con
người rất phong phú . Mỗi miền q trên đất nước ta đều có khơng ít câu ca hay , đẹp , mượt mà , mộc mạc tơ
điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương mình . Bốn bài dưới đây chỉ là 4 ví dụ tiêu biểu mà thơi .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu
chú thích.
? Theo em , vì sao bốn bài ca khác nhau có thể hợp
thành một vb
? Từ nội dung cụ thể của từng bài , hãy cho biết :
Những bài nào phản ánh tình cảm q hương đất
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
* Tình u q hương , đất nước , con người là

một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời
sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt
Nam.
*-Thể thơ: thể thơ lục bát và lục bát biến thể
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
nước , bài nào kết hợp phản ánh tình u con người
? (Bài 1,2,3;Bài 4)
HS :Thảo luận (3’)_ trình bày.
GV : Hiện tượng này được gọi là hiện tượng dị
bản , một bài ca dao có nhiều bản khác nhau . Đó là
một đặc điểm vh dân gian .
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu văn bản
GV : HD HS đọc bằng giọng vui , trong sáng , tự
tin và chậm rãi.
Gv : Gọi hs đọc bài 1
?Bài ca dao này lời của 1 người hay 2 người ? So
với các bài khác , bài ca dao này có bố cục khác thế
nào
Gv : Hỏi đáp là hình thức đối đáp trong ca dao dân
ca . Em biết bài ca dao nào khác có hình thức đối
đáp ?Theo em,hình thức này có phổ biến trong ca
dao khơng ?
? Các địa danh trong bài này mang những đặc điểm
riêng và chung nào?( Riêng :Gắn với mỗi địa
phương . Chung : đều là những nơi nổi tiếng ở
nước ta)
GV ghi bảng phụ câu hỏi:Nội dung đối đáp tốt lên
nhiều ý nghĩa : Em hiểu theo ý nghĩa nào trong các
nghĩa sau : Bày tỏ hiểu biết về văn hố , lịch sử ;

tình cảm q hương đất nước thường trực trong mỗi
con người ; niềm tự hào về vẻ đẹp văn hố lịch sử
của dân tộc .
Gv : Gọi hs đọc bài 2
? Theo em , vì sao bài ca này khơng nhắc đến Hà
Nội mà vẫn gợi nhớ về Hà Nội ?
HS: Phát hiện.
Gv giảng: Lời ca Hỏi ai gây dựng nên non nước
này gợi nhiều cách hiểu : Khẳng định cơng đức của
ơng cha ta ; Ca ngợi tài hoa và cơng lao dựng nước
của ơng cha ta ; Nhắc nhở mọi người hãy hướng về
HN , chăm sóc và bảo vệ các di sản văn hố dân tộc
.
? Theo em chọn cách hiểu nào ?
Hs : Phát biểu.
Gv : Gọi hs đọc bài 4
? Quan sát 2 dòng đầu và nhận xét cấu tạo đặc biệt
của 2 dòng này ?
? Phép lặp , đảo, đối đó có tác dụng gì trong việc
gợi hình , gợi cảm ? (Tạo khơng gian rộng lớn của
cánh đồng lúa xanh tốt; Biểu hiện cảm xúc phấn
chấn , u đời của người nơng dân)
Gv :Giảng
? Từ những vẻ đẹp đó , bài ca đã tốt lên tình cảm
dành cho q hương và con người . Theo em , đó là
tình cảm nào ?
( Có hiện tượng dị bản trong bài 3 ).
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:

*Bài 1
- Lời của 2 người ( người hỏi và người đáp )
- Đặc sắc của mỗi vùng nhưng đều là những di
sản văn hố lịch sử nổi tiếng của nước ta .
- Ý nghĩa : Bộc lộ những hiểu biết và tình cảm
u q tự hào vẻ đẹp văn hố lịch sử dân tộc .
*Bài 2
- Địa danh Hà Nội .
- Các danh lam thắng cảnh Hà Nội .
- Phản ánh sức hấp dẫn và tình cảm u q tự
hào của mọi người dành cho Hà Nội
* Ý nghĩa : Ca ngợi tài hoa và cơng lao dựng
nước của ơng cha ta .
*Bài 3
- Phong cảnh Huế mang một vẻ êm dịu , trong
sạch , hiền hồ .
* Ý nghĩa : Lời nhắn nhủ chào mời thể hiện tình
u và niềm tự hào dành cho xứ Huế tươi đẹp ,
hấp dẫn.
*Bài 4 :
- Phép đảo , lặp và đối xứng ở 2 dòng đầu
gợi tả vẻ đẹp và sức sống thanh xn đầy hứa
hẹn của người thơn nữ .
- Vẻ đẹp của đồng q ,vẻ đẹp của con người.
* Ý nghĩa : Biểu hiện tình cảm u q , tự hào ,
lòng tin vào cuộc sống tốt đẹp nơi q hương .
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật :
- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp,lời chào mời, lời
nhắn gửi , thường gợi nhiều hơn tả.

- Có giọng điệu thiết tha tự hào.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục biến thể
2. Ý nghĩa:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp
của con người đối với q hương, đất nước.
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
HS: u q , tự hào về vẻ đẹp , sức sống của q
hương và con người . Tin vào c/s tốt đẹp ở làng
q.
? Từ nội dung bài học và phần ghi nhớ sgk hãy cho
biết : Giá trị nội dung nổi bật của những câu hát
Gía trị hình thức nổi bật của vb này ?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv : Gọi 1,2 hs thực hiện phần ghi nhớ.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc 4 bài ca dao
- Học thuộc phần ghi nhớ .
-Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
- Soạn bài “ Từ láy ”.
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
TUẦN 3
TIẾT 11
Ngày soạn: 28/08/2011
Ngày dạy:31/08/2011
Tiếng Việt: TỪ LÁY

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận diện được hai loại từ láy : Từ láy tồn bộ và từ láy bộ phận( Láy phụ âm đầu và láy vần)
- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
- Hiểu được giá trị tượng thanh,gợi hình ,gợi cảm của từ láy: Biết cách sử dụng từ láy.
- Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ láy
- Các loại từ láy.
2. Kĩ năng:
a .Kĩ năng chun mơn:
- Phân tích cấu tạo từ , giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để
nói giảm hoặc nhấn mạnh.
b.Kĩ năng sống:
- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ láy phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy
3. Thái độ:
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.Nghiêm
túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp kết hợp thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là từ ghép chính phụ ? Từ ghép chính phụ có tính chất gì ? Cho vd ?
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
? Thế nào là từ ghép đẳng lập? Nêu tính chất của từ ghép đó ? Cho vd minh hoạ ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài (1p)

- Ở lớp 6 các em đã biết khái niệm về từ láy , đó là những từ phức có sự hồ phối âm thanh . Với tiết học
hơm nay , các em sẽ nắm được cấu tạo của từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo
nghĩa để các em sử dụng tốt từ láy .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 (15P) Tìm hiểu về các loại
từ láy. Tìm hiểu nghĩa của từ láy.
GV :u cầu hs : Hãy nhắc lại cho cơ thế nào là
từ láy ?
? Hãy tìm những từ láy trong 2 vd ở sgk ?
HS: Đăm đăm , mếu máo , liêu xiêu .
? Nhận xét về đặc điểm âm thanh của 3 từ láy
đó ?
Hs : Thảo luận (3’)
HS: - Tiếng láy lại hồn tồn : đăm đăm .
- Biến âm để tạo nên sự hài hồ về vần và
thanh điệu ( mếu máo , liêu xiêu ).
Gv giảng: - Từ láy tồn bộ : đăm đăm .
- Láy bộ phận : mếu máo , liêu xiêu .
Gv : u cầu hs đọc tiếp 2 vd trong phần 3
? Trong các từ mếu máo,liêu xiêu. Tiếng nào là
tiếng gốc? Tiếng nào láy lại tiếng gốc? Chỉ ra
sự giống nhau trong các từ láy trên?
? Vậy thế nào là từ láy tồn bộ , từ láy bộ
phận ?
Hs: Đọc Ghi nhớ sgk (lấy vd minh hoạ)

Gv :u cầu hs tìm hiểu vd.
? Nghĩa của các từ láy : Ha hả , oa oa , tích tắc
, gâu gâu được tạo do đặc điểm gì của âm thanh

?
? Trong từ láy mãi mãi, khe khẽ từ nào có nghĩa
nhấn mạnh?Từ nào có nghĩa giảm nhẹ? → Rút
ra nghĩa của từ láy tồn bộ?
Hs : Phát biểu.
? Qua tìm hiểu,em hãy rút ra nhận xét về nghĩa
của TLTB và nghĩa của TLBP?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 2 (12P) Hướng dẫn HS luyện
tập
? Bài tập 1 u cầu chúng ta phải làm gì ? (
? Hãy nêu u cầu bài tập 2 ?
Gọi hs đọc bài tập 3
? Nêu u cầu bài tập 4
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các loại từ láy.
VD:
a. - Đăm đăm.
→ Các tiếng lặp lại hồn tồn
- Bần bật, thăm thẳm.
→ Biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối

Từ láy tồn bộ
* Từ láy tồn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hồn tồn
( Nho nhỏ,xiêu xiêu ) hoặc tiếng đứng trước biến
đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài
hồ về âm thanh .
b. Mếu máo,liêu xiêu.
→ Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu
hoặc phần vần .


Từ láy bộ phận:
*Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau
về phụ âm đầu ( long lanh ) hoặc phần vần ( lác
đác ).
• *. Ghi nhớ 1 sgk/42
2. Nghĩa của từ láy.
VD1: - Mãi mãi→ Có nghĩa nhấn mạnh.
- Khe khẽ→ Có nghĩa giảm nhẹ.
⇒ Nghĩa của từ láy tồn bộ do tiếng gốc quyết
định.
VD2: Mếu máo,liêu xiêu → Bỏ tiếng láy thì khơng
còn rõ nghĩa.
⇒ Nghĩa của từ láy bộ phận khác với nghĩa của
tiếng gốc.
* Ghi nhớ 2 sgk/42
II. LUYỆN TẬP
*Bài 1/43 : Tìm từ láy trong vb Cuộc chia tay của
những con búp bê .
- Láy tồn bộ : bần bật ,thăm thẳm , chiền chiện ,
chiêm chiếp .
- Láy bộ phận : Rực rỡ , rón rén , lặng lẽ, ríu ran.
*Bài 2/43 :
- Lấp ló , nho nhỏ , khanh khách , thâm thấp ,
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
chênh chếch , anh ách .
*Bài 3/43 : Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống :
- Nhẹ nhàng , nhẹ nhõm .
- Xấu xa , xấu xí .

- Tan tành , tan tác.

E Hướng dẫn tự học
- Học phần ghi nhớ , Làm hết bài tập còn lại .Nhận diện từ láy trong một văn bản đã học.
- Soạn bài mới “Qúa trình tạo lập văn bản”.Đọc lại văn bản Cổng trường mở ra.
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
******************************************************
TUẦN 3
TIẾT 12
Ngày soạn:28/08/2011
Ngày
dạy:01/09/2011
Tập làm văn: Q TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các bước của của q trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương
pháp và có hiệu quả hơn.
- Cúng cố kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng
những kiến thức đó vào việc đọc - hiểu văn bản và thực tiễn nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết , mạch lạc.
3. Thái độ:
- Khi làm bài biết cách tạo lập văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp kết hợp thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ
? Một văn bản có tính mạch lạc là một vb như thế nào ?
? Làm bài tập 2 trang 34.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài (1p)
- Các em vừa học về liên kết , bố cục và mạch lạc trong vb . Hãy suy nghĩ xem : Các em học những kĩ
năng , kiến thức đó để làm gì ? Chỉ để hiểu thêm về vb thơi hay còn vì lí do nào khác nữa ? Để các em
hiểu rõ và nắm vững hơn về vấn đề mà ta đã học . Hơm nay , cơ cùng các em tìm hiểu về 1 cơng việc mà
các em vẫn làm đó là “ Qúa trình tạo lập vb”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1 (20p) Tìm hiểu các bước tạo lập văn I. TÌM HIỂU CHUNG
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
bản
* Bước 1 . Hướng dẫn hs các bước tạo lập văn bản.
Gv : Hướng dẫn hs tìm hiểu q trình tạo lập văn bản
? Em hãy cho biết khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn
bản ?
? Nếu viết một bức thư thì điều gì thơi thúc em viết thư
cho bạn?
Hs : Phát biểu.
? Vậy để tạo lập một văn bản (bức thư) trước tiên phải xác
định điều gì ?
Hs : Dựa vào sách trả lời.
Gv chốt :(khi có nhu cầu giao tiếp ta phải xây dựng văn
bản nói hoặc viết. Muốn cho gt hiệu quả ta phải định
hướng vb về nội dung, đối tượng , mục đích
* Bước 2. Gv nêu vấn đề cụ thể.

? Em được nhà trường khen thưởng,để mẹ dễ hiểu điều em
muốn nói thì em phải làm gì?
Gv: Gợi dẫn để hs trả lời.
Hs: Trả lời.
Gv : Hướng dẫn chi tiết hóa phần thân bài.
Gv : Hướng dẫn hs diễn đạt các ý.
? Trong thực tế khi giao tiếp người ta có giao tiếp bằng các
ý của bố cục khơng? Vì sao?
? Vậy sau khi có bố cục ta phải làm gì?
Hs: Trả lời.
Gv : Định hướng.
? Khi hồn thành vb có cần đọc kiểm tra khơng ?Nếu cóthì
sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn nào ?
Hs: Trả lời.
? Từ q trình tìm hiểu, em hãy cho biết để làm nên một
văn bản, người lập cần thực hiện các bước nào?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 2 (15P) Hướng dẫn HS Luyện tập
Bài 1.46: HS trả lời theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 3 : u cầu chúng ta phải làm gì ?
1. Các bước tạo lập vb
VD: Văn bản Cổng trường mở ra
- Đối tượng đề cập .
Người mẹ:
- Vấn đề được đề cập: Tâm trạng của
người mẹ trong đêm trước ngày khai
trường của con (đó là tâm trạng chung
của các bậc cha mẹ).
⇒ Định hướng của văn bản : Vb viết
(nói) cho ai ? Để làm gì? Về cái gì và

ntn ?
2 Xây dựng bố cục.
- MB: Hồn cảnh nảy sinh tâm trạng.
- TB: Diễn biến tâm trạng của mẹ.
- KB: Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi
cổng trường mở ra.
⇒ Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục
rành mạch ,hợp lí ,thể hiện đúng định
hướng trên.
3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục
thành những câu , đoạn văn chính xác ,
trong sáng , có mạch lạc và liên kết chặt
chẽ với nhau.
4. Kiểm tra xem vb vừa tạo lập có đạt
u cầu đã nêu ở trên chưa và cần sửa
chữa gì khơng .

* Ghi nhớ sgk/46
II. LUYỆN TẬP
Bài 2/46 :
+ Bạn chưa xác định được mình cần
muốn nói điều gì, chỉ chú ý thuật lại
cơng việc học tập và báo cáo thành tích
học tập mà qn mất từ thực tế ấy phải
rút những kinh nghiệm học tập để giúp
các bạn khác học tập tốt hơn.
+ Bạn khơng chỉ thuật lại cơng việc học
tập và báo cáo thành tích học tập . Điều
quan trọng nhất là bạn phải từ thực tế ấy
rút ra những kinh nghiệm học tập để

giúp các bạn khác học tập tốt hơn .
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 4
-Tập viết một đoạn văn có tính mạch lạc.
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012
Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong - Krông pa - Gia lai
- Soạn bài mới “Những câu hát than thân” và làm bài viết số 1 ở nhà
Ra đề BÀI VIẾT SỐ 1 (ở nhà):
Hãy tả lại một người thân mà em u q nhất.
* Mục đích u cầu:
- Giúp HS ơn lại cách làm văn miêu tả về cách dùng từ đạt câu và liên kết trong văn bản.
- Giúp HS qua việc làm bài có điều kiện vận dụng những kiến thức đó vào việc tập làm bài văn cụ thể và
hồn chỉnh.
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
******************************************************
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại
u cầu : Thể thơ lục bát mang âm điệu tâm tình , ngọt
ngào thể hiện sự đồng cảm sâu sắc .
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu
văn bản
GV: Hướng dẫn hs đọc – Tìm hiểu từ khó.
Gv : Gọi hs đọc bài 1
? Bài ca dao là lời của ai , nói về điều gì ?
? Trong bài ca dao có mấy lần nhắc đến con cò ?(2 lần)
? Những hình ảnh từ ngữ đó gợi cho em liên tưởng đến thân

phận của tầng lớp nào trong xh?
Hs : Suy nghĩ, phát hiện trả lời.
- Dự kiến khả năng tích hợp: Phần văn qua bài Ca dao-dân
ca đã học , với Tiếng Việt qua các khái niện Từ ghép , từ
láy , đại từ .
? Thân phận của cò được diễn tả ntn trong bài ca dao này ?
? Em hãy cho biết hình ảnh trong bài ca dao được sử dụng
bp nt gì?? ( hình ảnh đối lập ).
? Nêu hình ảnh đối lập đó?
Hs: Thảo luận (2’).trình bày.
? Tác giả mượn hình ảnh con cò để nói lên điều gì nữa ?
Hs : trả lời. gv :định hướng.
? Như vậy từ bài ca dao này em hiểu được số phận và cuộc
đời của người nơng dân xưa ntn ?
Hs :Thảo luận 3p: Vì sao người nơng dân xưa thường mượn
hình ảnh thân cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình?
Hs : Trình bày.
Gv : Phân tích, giảng. Gọi hs đọc lại 2 câu cuối của bài 1 .
? Em hiểu thế nào về từ “ai” ? Từ ai ở đây chỉ đối tượng
nào?
Hs : Suy nghĩ trả lời độc lập.
Gv : Giải thích.( ai là đại từ phiếm chỉ , ở đây chính là ám
chỉ giai cấp thống trị phong kiến với những người cụ thể
góp phần tạo ra những trái ngang vùi dập cuộc đời người
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
* Thể loại : Ca dao – dân ca
* Thể thơ : Lục bát mang âm điệu
tâm tình, ngọt ngào
* Phương thức biểu đạt: Trữ tình
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a Phân tích
Bài 1:
Thân cò - Lận đận
Nước non >< một mình
Lên thác >< xuống ghềnh
Bể đầy >< ao cạn
=> Hình ảnh đối lập
- Lời của người lao động kể về số
phận cuộc đời con cò.
- Số phận lẻ loi , cơ độc , bé nhỏ
* Ý nghĩa : Mượn hình ảnh con cò
để nói đến số phân lận đận , vất vả
của người nơng dân. Đồng thời
đây là lời tố cáo đanh thép đối
với xh phong kiến .
Giaó án Ngữ Văn 7 học kỳ 1 Năm học 2011 - 2012

×