Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt độngtiêu thụ tại Công ty cổ phần thực phẩm TB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.02 KB, 39 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
MỤC LỤC
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể hoạt động
sản xuất kinh doanh có tính quan trọng, do đó vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
trong cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường. Việc các doanh nghiệp phải
năng động mềm dẻo trong việc điều chỉnh kịp thời phương hướng kinh doanh, chất
lượng, mẫu mã sản phẩm làm ra, tổ chức hiệu quả công việc bán hàng cũng như kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là công việc quan trọng hàng đầu của
mỗi doanh nghiệp sau gần 10 năm đổi mới từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước. Thực tiễn cho thấy,
thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiên bằng
các hình thức khác nhau. Hiện nay các doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một
chương trình tiêu thụ sản phầm sao cho phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh
doanh của mình, song với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hiện nay thì
việc đẩy mạnh của công ty nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có
hiệu quả nhất. Kết hợp những kiến thức đã được học cùng với thực tế của Công ty
trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động
tiêu thụ tại Công ty cổ phần thực phẩm TBF”.
Chuyên đề sẽ đề cập tới những vấn đề về tình hình tiêu thụ sản phẩm ở Công
ty cổ phần thực phẩm TBF trong thời gian qua và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ tại công ty.
Xuất phát từ nội dung đó, chuyên đề được chia thành 3 phần :
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF


Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều và hạn chế của bản thân nên
khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy
cô để đề án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thực phẩm TBF
1.1. Lịch sử ra đời của công ty
- Về quy mô :
Công ty có trụ sở chính đặt tại Số nhà 11, ngõ 74 đường Trường Chinh,
Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, với diện tích khoảng
440m
2
. Ngoài ra công ty còn có Chi nhánh tại Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Ngọc
Hồi, Như Quỳnh….
- Về mặt pháp lý :
- Công ty được thành lập theo giấy phép số : 2168 / QĐ-UB , ngày 01 tháng
08 năm 2005 do UBND Thành phố Hà Nội cấp.
- Giấy đăng ký kinh doanh số 0104839167 ngày 04 tháng 08 năm 2005 do
Sở kế hoạch đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp.
- Điện thoại số : 0436369403
- Mã số thuế : 0800295257
- Tên giao dịch Tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF
- Tên giao dịch Tiếng Anh : TBF FOOD JOINT STOCK COMPANY
1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty
Công ty cổ phần gồm các cổ đông cùng đóng góp vốn kinh doanh. Trong
những năm đầu thành lập do vốn chưa có nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ
quản lý còn yếu kém nên công ty gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời buổi cơ chế thị

trường ngày càng gay gắt, công ty mới thành lập với khoảng thời gian chưa lâu
nhưng đã không ngừng phát triển và tự vươn lên về mọi mặt như trình độ cán bộ,
công nhân viên, trang thiết bị của công ty…Nguồn vốn tích lũy cũng như cơ sở vật
chất ngày càng dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên, trang thiết bị trong công ty
không ngừng đào tạo có tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn cao. Đóng góp nghĩa vụ
cho nhà nước tăng dần theo hàng năm, cho đến năm 2008 báo cáo tổng kết cho thấy
vốn lưu động của công ty đã tăng lên đến con số gần 3,8 tỷ đồng.

SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
1.3. Các chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Chức năng hiện tại của công ty
Chức năng chính của công ty là chế biến, bảo quản các loại mặt hàng tươi
sống như thịt, thủy sản, rau quả… và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Công ty kinh
doanh một số ngành, cụ thể là:

Bảng 1: Một số ngành kinh doanh của công ty
ST
T
Tên nghành
1 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
2 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
3 Chế biến và bảo quản rau quả
4 Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
5 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản
6 Nhận và chăm sóc cây giống nông nghiệp
7 Chăn nuôi gia cầm
8 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch
9 Sản xuất hoá chất cơ bản

10 Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá
11 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống
12 Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
1.3.2. Nhiệm vụ của công ty
- Chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như đường lối chủ
trương của Đảng nói chung và của ngành nói riêng.
- Chấp hành các chế độ và chính sách của Tổng công ty.
- Tận dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư , công nghệ kỹ thuật mới để phục vụ
cho công tác quản trị và sản xuất kinh doanh.
- Chấp hành triệt để nghĩa vụ đối với nhà nước như: Nộp thuế các loại và các
khoản phải nộp khác, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Trải qua nhiều năm hoạt động từ ngày thành lập đến nay, công ty đã có
những bước phát triển lớn về mọi mặt, việc chế biến gần như bị bỏ qua, công ty
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
tập trung vào việc bán hàng và kinh doanh là chính. Công ty luôn hoàn thành và
vượt chỉ tiêu kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn vốn và
đạt được nhiều thành tích cao.
2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Có thể khái quát bộ máy tổ chức của công ty theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Tổ chức bộ máy của Công ty : Tổng giám đốc trực tiếp làm việc với giám đốc về các
kế hoạch cũng như các chính sách của Công ty. Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt
động của Công ty, các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và gián tiếp quản
lý các bộ phận của Công ty.
- Tổng giám đốc : Đây là người có quyền quyết định cao nhất của Công ty.
Các phương án kinh doanh lớn của Công ty đều phải được sự chấp nhận của Tổng

giám đốc.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
Tổng Giám đốc
Phòng lao động
tiền lương
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng kinh
doanh
Phòng tổ chức
hành chính
Bộ phận phân
phối
Bộ phận bán
hàng
Bộ phận sản
xuất
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
- Giám đốc Công ty : Giám đốc Công ty là người điều hành chính và chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước Tổng giám đốc và với Nhà nước. Là
người có quyền quyết định trong việc đề ra chính sách, phương thức kinh doanh,
phương thức quản lý và sử dụng các nguồn vốn…,có quyền ra quyết định trực tiếp
chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban có liên quan trong
Công ty.
Các phòng ban trực thuộc của Công ty cũng như trưởng các bộ phận có nhiệm
vụ cung cấp các thông tin thuộc chức năng của mình, hoạt động kinh doanh của
mình. Tạo điều kiện cho giám đốc phân tích tình hình và kịp thời ra quyết định chỉ
đạo kinh doanh. Cụ thể :
- Phòng Hành chính - Tổ chức :

Có chức năng tổ chức cán bộ, nhân sự điều động công nhân viên, sắp xếp lại
lao động, quản lý các chế độ về tiền lương, tiền thưởng. Ngoài ra, còn hỗ trợ phục
vụ như cung cấp giấy, bút, văn phòng phẩm, các thiết bị cần thiết khác cho hoạt
động của văn phòng.
- Phòng Kế toán - Tài vụ :
Có chức năng thu thập, phân loại, xử lý tài chính, tổng hợp các số liệu của quá
trình kinh doanh, các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó tính toán,
xác định kết quả lãi lỗ, thực hiện phân tích rồi đưa ra giải pháp tối ưu đem lại hiệu
quả trong công tác quản lý doanh nghiệp, giúp giám đốc giám sát, quản lý mọi hoạt
động tài chính kinh doanh của các cửa hàng, xác định kết quả kinh doanh của công
ty.
- Phòng kinh doanh :
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm tìm kiếm, khai thác các
nguồn hàng mới, trực tiếp kí hợp đồng mua bán hàng hóa với những công ty sản
xuất nhằm cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng, hạn chế qua các khâu trung
gian, cung cấp nguồn hàng thường xuyên đảm bảo về chất lượng cũng như về giá cả
cho khách hàng.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng có mục đích chung là tăng
cường công tác quản lý, phục vụ cho việc kinh doanh của Công ty nhằm mang lại
hiệu quả cao và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính
sách của Nhà nước, các nội quy quy chế của công ty đề ra.
Đối với nhân viên kế toán phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán
thống kê của Nhà nước ban hành phải làm đúng theo thông tư hướng dẫn của Bộ tài
chính, Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh sự
hướng dẫn của phòng kế toán tài vụ Công ty.
Đối với nhân viên bảo vệ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản, kho tàng,
hàng hóa và mọi cơ sở vật chất mình được phân công. Trong lúc làm việc tuyệt đối

không được uống rượu, cờ bạc, đưa khách quen của mình vào nơi làm việc.
2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 550 người trong đó 69% là nam, 27
người có trình độ đại học, 33 người có trình độ cao đẳng, trung cấp về chuyên môn
nghiệp vụ như kinh tế, tài chính, marketing, thương mại…Còn lại là các lao động
phổ thông.
Trong đó đặc biệt phòng kinh doanh có 8 người thì đa số có trình độ đại học
và 1 người trình độ sau đại học, có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nhu cầu
thị trường, khách hàng, tạo đà cho công ty trong việc phát triển mạng lưới phân
phối.
2.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất – kỹ thuật
Công ty TBF là thành viên của một tập đoàn lớn, với quy mô sản xuất và kinh
doanh lớn, tạo nên chuỗi giá trị trong một chuỗi sản phẩm. Bao gồm các công ty
thành viên chuyên về các mảng: Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn
chăn nuôi, sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, sản xuất vac-xin thú y, thu mua nông
sản, sản xuất các loại thực phẩm, sản phẩm từ thịt…Với các nhà máy như: Nhà máy
thức ăn gia súc Ngọc Hồi, nhà máy thức ăn gia súc RTD (Hà Nam), nhà máy thức
ăn gia súc Hưng Yên, công ty thực phẩm Thái Bình (hiện đang là nhà máy sản xuất
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
thực phẩm và các sản phẩm từ thịt cho TBF), khu trang trại cung cấp gà giống ở
Tam Đảo, nhà máy sản xuất vac-xin Như Quỳnh…
- Cơ sở vật chất của công ty được trang bị đầy đủ: Máy tính, máy in, máy
fax…Mỗi phòng ban được trang bị đầy đủ cơ sở vật chát tạo điều kiện hoàn thành
tốt công việc cho nhân viên.
- Trang thiết bị: Toàn bộ công ty được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại,
có quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay và một số thiết bị bảo hộ khác.
2.4. Đặc điểm về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tính đến ngày 1/1/2008 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 12.550.000.000

đồng.
Trong đó :
Vốn cố định : 726.000.000 đồng.
Vốn lưu động : 11.824.000.000 đồng.
Bảng 2: Tình hình tài sản của công ty năm 2007
Đơn vị: Đồng
STT CÁC CHỈ TIÊU SỐ LIỆU GHI CHÚ
1. Tổng số vốn kinh doanh:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
12.550.000.000
726.000.000
11.824.000.000
2. Tổng số vốn vay ngân hàng và vay
khác
5.000.000.000
3. Vốn tự có 7.550.000.000
4. Tổng quỹ lương thực hiện 2007 500.270.000
5. Tổng doanh thu thực hiện 2007 1.817.351.000.000
6. Lãi thực hiện 2007 1.600.000.000
(Nguồn: Theo báo cáo tổng hợp tình hình tài sản của công ty đến 1/1/2008)

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007 –
2009
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
3.1. Kết quả về sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định uy tín của công ty đối
với người tiêu dùng. Chính vì vậy mà công ty không chỉ chú ý đến cải tiến tính

năng, bao bì của sản phẩm mà công ty rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Để
đưa ra một quyết định có sản xuất một sản phẩm nào đó hay không, công ty thử
nghiệm sản phẩm qua rất nhiều công đoạn: từ sản xuất mẫu thử nghiệm, cảm quan,
tổ chức test đối với người tiêu dùng…Khi sản phẩm đạt yêu cầu được sự chấp nhận
của người sử dụng mới quyết định sản xuất hàng loạt. Không chỉ dừng lại ở đó, khi
tung sản phẩm ra thị trường, tiến hành thu thập lại các ý kiến phản hồi của khách
hàng thông qua hệ thống nhân viên thị trường của công ty, để có những điều chỉnh
hợp lý, đáp ứng mọi mong muốn của người tiêu dùng. Điều này càng tạo nên sự gắn
bó khăng khít hơn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đây cũng chính là động
lực thúc đẩy công ty phát triển. Công ty sản xuất chủ yếu là mặt hàng bột canh,
muối sạch, xúc xích tươi, xúc xích tiệt trùng…
3.1.1. Bột canh
- Khái niệm: Bột canh được hiểu là loại gia vị để tẩm ướp, chấm các loại
thực phẩm trước khi nấu, trong khi ăn, để tăng cường vị cho các loại canh mà không
cần dùng đến các phụ gia khác, giúp người ăn tăng cảm giác ngon miệng.
- Các thành phần chính trong sản phẩm bột canh:
+ Nguyên liệu chính: Muối nghiền sấy
+ Phụ gia, gia vị: Đường, mì chính, hành, bột tỏi, chất điều vị, Kali iot date,
hạt tiêu, bột ớt.
Ngoài ra tùy từng công ty tùy từng sản phẩm, các công ty có thể bổ xung các
vi chất khác phù hợp với nhu cầu thị trường như iot, chất sơ, vitamin… Các thành
phần trên khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra loại gia vị tổng hợp, thơm ngon hấp dẫn.
Khi kết hợp với nhau, bột canh sẽ tạo thành ba màu chính: Trắng hồng, trắng ngà,
trắng xám, có vị mặn ngọt đặc trưng của sản phẩm, trạng thái khô rời. Ngoài ra có
thể tạo ra màu đỏ khi lượng ớt nhiều. Trong ba màu trên, màu được ưa thích là màu
trắng ngà.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Một thành phần được người tiêu dùng rất quan tâm là thành phần mì chính

trong bột canh. Hàm lượng mì chính cho phép là 10 – 15% khối lượng chất khô.
Thông thường, người ta dùng hai loại mì chính để cho vào là mì chính cánh to hoặc
mì chính cánh nhỏ. Loại mì chính cánh nhỏ được ưa thích hơn do tạo ra vị ngọt
thanh hơn, trộn đều hơn với các thành phần khác. Một lý do khác là mì chính cánh
nhỏ thường đắt tiền hơn. Nhiều công ty để giảm giá thành đã thay bằng các loại bột
ngọt tổng hợp khác.
3.1.2. Muối sạch
- Khái niệm: Giống như bột canh muối là một loại gia vị được dùng để tẩm
ướp, chấm các loại thực phẩm khi chế biến, trong khi sử dụng. Ngoài ra, ở các nước
phát triển muối còn nhiều công dụng khác như chữa bệnh, làm đẹp… Tuy nhiên tùy
từng khu vực địa lý, tùy từng công nghệ chưng cất sẽ tạo ra chất lượng muối khác
nhau. Ở Việt Nam các tỉnh miền bắc kéo dài đến hết Thanh Hóa sẽ tạo ra muối
ngọt, từ Nghệ An trở vào trong sẽ tạo ra nguồn muối mặn.
Muối sạch là muối không có lẫn tạp chất, đất, cát… Các thành phần hóa học
( sắt, ôxi, canxi, thạch tín…) ở mức cho phép. Loại muối này dùng rất phổ biến
trong y học, cho nhu cầu chế biến công nghiệp thực phẩm đóng gói hay nhu cầu ăn
uống hàng ngày
- Điều kiện của sản phẩm muối thượng hạng: Hàm lượng muối ( Nacl ) là
98%, độ ẩm dưới 5%, hàm lượng các ion: ion Ca
2+
nhỏ hơn 0.15%, ion Mg
2+
nhỏ
hơn 0.1%, ion SO
4
nhỏ hơn 0.3%
- Màu sắc: Trắng, trắng trong, trắng ánh xám, trắng ánh hồng. Trong đó, màu
sắc được ưa thích nhất là màu trắng, trắng trong.
- Mùi vị: Không mùi, dung dịch muối 5% có độ mặn cần thiết, không có vị
lạ.

- Hình dạng bên ngoài: Khô ráo, sạch sẽ
3.1.3. Xúc xích
- Khái niệm: Xúc xích là món ăn trộn thịt bằm nhỏ, mỡ, muối và các loại gia
vị khác nhau, đôi khi thêm vào đó các thành phần của bộ đồ lòng, huyết, da rồi dồn
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
vào ruột thiên nhiên hay các loại bọc nhân tạo. Sau đó đem tất cả đi hong khói, làm
nóng, phơi khô hay treo lên cho chin mùi.
Thời điểm khởi đầu, xúc xích là món ăn tàng trữ theo nhu cầu thiết yếu do du
thừa. Xuc xích được nhồi tiết, nhồi gan…rồi cải thiện hơn, nhồi với thịt bằm sơ
hoặc cắt nhỏ. Sau này, nhồi với thịt nghiền mịn như chả lụa được giã nhuyễn. Sau
đó được để lên men, xông khói để bảo quản.
Xúc xích hiện nay đa số làm từ thịt hỗn hợp thịt heo, bò, có khi làm từ thịt
gà, cá, tôm và cả xúc xích chay làm từ đậu nành. Thịt và gia vị được nhồi trong ruột
xúc vật, xông khói hoặc lên men để bảo quản được lâu.
Bao xúc xích rất đa dạng, có loại được nhồi trong ruột súc vật, chẳng hạn xúc
xích Frankfurter dùng ruột cừu. Cũng có loại dùng ruột heo, một số xúc xích khác
dùng bao collagen, làm từ da bò. Hai loại bao xúc xích trên, ruột thú vật và collagen
có thể ăn được và cho cảm giác sựt và dai.
Một loại xúc xích khác rất phổ biến được làm bằng plastic xanh, đỏ, vàng…
Bao plastic có hai loại: Loại chịu nhiệt và loại thường. Loại bao chịu nhiệt sau khi
nhồi thịt nghiền mịn và gia vị, đem đun ở nhiệt độ trên 120
o
C (tiệt trùng tương tự
như thịt hộp). Ưu điểm của xúc xích tiệt trùng là có thể bảo quản ở nhiệt độ thường
vài tháng, nhưng do sử lý ở nhiệt độ cao nên cấu trúc cũng như vị không còn những
nét đặc trưng như xúc xích thông thường.
- Các thành phần cấu tạo nên xúc:
+ Nguyên liệu: Thịt nạc vai, thịt bò lột (nạc bò), thịt ba chỉ dưới bỏ bì (hoặc

thịt khác…)
+ Phụ gia: Muối ăn, Sodium Nitrite
+ Hương liệu: Hương xúc xích
Như vậy, thành phần chính cấu tạo nên xúc xích là thịt, hương liệu. Khi sử
dụng tỷ lệ thịt, hương liệu khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau rất nhiều.
Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất xúc xích là công nghệ, bí quyết sản
xuất. Tùy từng khu vực khác nhau, sử dụng các thành phần khác nhau mà cho ra các
loại xúc xích khác nhau. Người ta thống kê có đến hơn 1500 loại xúc xích.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Trong giai đoạn 2005 – 2009, công nghệ sản xuất sản phẩm của TBF đã
được cải thiện và được đầu tư lớn:
Đối với hàng gia vị: Những năm đầu sản xuất, do yêu cầu không phức tạp về
công nghệ sản xuất nên công ty đã sử dụng các thiết bị đơn giản thủ công. Nhưng
những năm gần đây, đặc biệt là năm 2009, TBF đã sử dụng thiết bị sử dụng thiết bị
tự động hóa tốt nhất như máy trộn máy đóng gói.
Đối với hàng xúc xích tiệt trùng: TBF sử dụng thiết bị hiện đại nhất trên thị
trường Việt Nam cho ngành hàng xúc xích tiệt trùng. Thiết bị có thể sản xuất ra các
mặt hàng với chế độ essy open, giúp quá trình sử dụng của khách hàng được thuận
tiện.
Đối với hàng xúc xích tươi TBF sử dụng công nghệ được nhập khẩu từ Châu
Âu. Tuy nhiên, đặc thù của ngành xúc xích tươi ngoài thiết bị hiện đại còn do bí
quyết công nghệ sản xuất truyền thống. Ý thức được vấn đề này, TBF đã sử dụng
các chuyên gia đến từ Séc (Một trong những nước có truyền thống lâu đời về hàng
xúc xích) để trực tiếp sản xuất và chuyển giao bí quyết công nghệ. Ngoài ra, TBF
đang áp dụng tiêu chuẩn HACCP 22000 – 2005 để sản xuất ra các sản phẩm đồng
bộ, chất lượng cao thỏa mãn các yêu cầu về an toàn vệ sinh.
Đối với nguyên vật liệu: Công ty nhập nguyên vật liệu chất lượng cao thỏa
mãn các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng: Mì chính được mua của Ajinomoto, Vedan.

Muối được mua từ các vùng muối danh tiếng và nhập khẩu. Thịt sạch được mua khi
còn tươi. Trứng sạch được mua trực tiếp từ các trang trại … Các nguyên liệu khác
còn lại như giấy bao bì, hương liệu … đều được nhập từ các nước có nền công
nghiệp phát triển
3.2. Kết quả về hoạt động thị trường
Trong giai đoạn 2005 -2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn sản
phẩm mới xâm nhập thị trường, vì trong giai đoạn này người tiêu dùng chưa biết về
sản phẩm của công ty, đặc biệt là đối với sản phẩm của TBF thì chưa từng có
thương hiệu trên thị trường. Do đó, công ty phải sử dụng biện pháp chào hàng, bao
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
phủ hàng hóa theo chiều rộng, càng nhiều cửa hàng có sản phẩm của công ty thì
càng đạt yêu cầu.
Các chương trình hỗ trợ bán hàng trong thời điểm này cũng chỉ dừng lại ở
mức đơn vị tính nhỏ, nhằm kích thích các cửa hàng lấy thử hàng để bày và bán sản
phẩm của công ty. Tốc độ bán sản phẩm ra từ các cửa hàng cũng hạn chế. Nhân
viên bán hàng cần phải nỗ lực tìm kiếm và khai thác các điểm bán nhỏ lẻ nhằm hiện
diện sản phẩm trên nhiều cửa hàng nhất có thể.
Đến nay,công ty đã triển khai phát triển thị trường ra nhiều khu vực, cụ thể
là: Hà Nội, Nam Hà Nội, Đông Bắc, Tây Bắc…
- Khu vực Hà Nội: Công ty khai thác và triển khai thị trường ở một số địa
điểm sau:
+ Quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: Do anh Vũ Việt Hưng là quản lý
+ Quận Đống Đa, Ba Đình: Do anh Bùi Anh Tuấn là quản lý
+ Quận Thanh Xuân, Hà Đông: Do anh Bùi Tuấn Anh là quản lý
+ Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Phú Xuyên: Do anh Vũ Quang Đặng là quản lý
+ Quận Cầu Giấy, Từ Liêm, Tây Hồ: Do anh Nguyễn Quốc Bình là quản lý
+ Quận Long Biên, Gia Lâm: Do anh Vũ Việt Tiệp là quản lý
+ Huyện Đông Anh, Sóc Sơn: Do anh Vũ Việt Tiệp là quản lý

- Khu vực Nam Hà Nội: Công ty khai thác và triển khai thị trường ở một số
địa điểm sau:
+ Thái Bình: Do anh Phạm Văn Hiệp là quản lý
+ Nam Định: Do anh Lâm Công Ty là quản lý
+ Thanh Hóa: Do anh Ngô Chí Thông là quản lý
+ Nghệ An: Do anh Nguyễn Thế Trường là quản lý
+ Hà Tĩnh: Do anh Hoàng Hợi là quản lý
+ Quảng Bình: Do anh Hoàng Hợi là quản lý
- Khu vực Đông Bắc: Công ty khai thác và triển khai thị trường ở một số địa
điểm sau:
+ Hải Dương: Do anh Dương Mạnh Thoan là quản lý
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
+ Hải Phòng: Do anh Phạm Như Hùng là quản lý
+ Hạ Long: Do anh Nguyễn Văn Việt là quản lý
- Khu vực Tây Bắc: Công ty khai thác và triển khai thị trường ở một số địa
điểm sau:
+ Thái Nguyên: Do anh Phan Văn Minh là quản lý
+ Vĩnh Phúc: Do anh Phan Văn Quang là quản lý
+ Việt Trì: Do anh Phan Văn Quang là quản lý
+ Yên Bái: Do anh Nguyễn Việt Cường là quản lý
+ Sơn Tây: Do anh Đinh Văn Hà là quản lý
+ …
3.3. Kết quả về doanh thu – lợi nhuận


Chỉ tiêu

số

Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
2006/
2005
2007/
2006
1.Doanh thu bán hàng 1 736106 1216548 1817351 1,65 1,49
2. Các khoản giảm trừ 3 0 0 0
3. DTT (10=1-3) 10 736106 1216548 1817351 1,65 1,49
4. Giá vốn hàng bán 11 696865 1177594 1729443 1,69 1,47
5. LN BH và CCDV
(20=10-11)
20 39241 38954 87908 0,99 2,26
6. Doanh thu từ HĐTC 21 12956 36634 12753 2,83 0,35
7. Chi phí tài chính 22 14131 22491 30481 1,59 1,36
8. Chi phí bán hàng 24 30772 37851 58055 1,23 1,53
9. Chi phí QLDN 25 11713 11737 10805 1.00 0,92
10. Lợi nhuận từ HĐKD 30 - 4419 3509 1320 - 0,79 0,38
11. Thu nhập khác 31 7344 753
12. Chi phí khác 32 128 336
13. Lợi nhuận khác 40 7216 417
14. Tổng LN trước thuế 50 2797 3509 1737 1,25 0,50
15. Thuế TNDN 51 324 438 137 1,35 0,31
16. Lợi nhuận sau thuế 60 2473 3071 1600 1,24 0,52
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Bảng 3: Kết quả kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 của công ty
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007)
ĐVT: Tr. Đồng
3.4. Kết quả về đóng góp cho ngân sách và thu nhập bình quân người lao động
Công ty đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm người lao
động. Hàng năm công ty đã đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoản tiền thuế
khá lớn góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TBF
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.1. Sản phẩm – hàng hóa của công ty
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
Trong đó, chính sản phẩm của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ
của công ty.
Sản phẩm – hàng hóa là nhân tố tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, sản
phẩm chính là yếu tố quan trọng quyết định uy tín của công ty đối với người tiêu
dùng. Chính vì vậy mà công ty không chỉ chú ý đến cải tiến tính năng, bao bì của
sản phẩm mà công ty rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Để đưa ra một quyết
định có sản xuất một sản phẩm nào đó hay không, công ty thử nghiệm sản phẩm
qua rất nhiều công đoạn: từ sản xuất mẫu thử nghiệm, cảm quan, tổ chức test đối
với người tiêu dùng…Khi sản phẩm đạt yêu cầu được sự chấp nhận của người sử
dụng mới quyết định sản xuất hàng loạt.
Nếu chất lượng sản phẩm tốt,giá cả phải chăng… thì sản phẩm sẽ nhanh chóng
có uy tín trên thị trường, có thể cạnh tranh được với đối thủ cạnh tranh và khả năng
tiêu thụ sẽ tốt hơn.
Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách, chủng loại, bao

bì…thì sẽ rất khó để thâm nhập vào thị trường, không thể cạnh tranh được với đối
thủ cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sẽ kém.
1.2. Khách hàng
Khách hàng là người sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Khách hàng có vai trò to lớn ảnh hưởng đến việc tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Bởi vì khách hàng có quyền lựa chọn mua sản phẩm của bất kỳ doanh
nghiệp nào, đó là lý do tại sao có nhiều doanh nghiệp nói rằng : “ Người quan trọng
nhất trong doanh nghiệp của chúng tôi là khách hàng ”. Nếu khách hàng không
thích các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, rất đơn giản họ sẽ chọn sản phẩm
hay dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nếu số khách hàng làm như vậy đủ lớn, họ có
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
đủ sức mạnh để gây thiệt hại và thậm chí loại bỏ những doanh nghiệp có sản phẩm
không được thị trường chấp nhận. Do đó, doanh nghiệp phải lắng nghe cẩn thận
những thông điệp mà khách hàng gửi đến thông qua sự lựa chọn của họ.
1.3. Các chính sách xúc tiến của công ty
Chính sách xúc tiến đề cập đến tổng thể các nguyên tắc cơ bản, các phương
pháp, thủ tục và giải pháp xúc tiến bán hàng nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động tiêu
thụ sản phẩm, hạn chế hoặc xóa bỏ mọi trở ngại trên thị trường tiêu thụ, đảm bảo
thực hiện các mục tiêu tiêu thụ đã xác định trong từng thời kỳ cụ thể.
Chính sách xúc tiến bao gồm các chính sách cụ thể: Chính sách quảng cáo và
chính sách khuyến mại. Chính sách quảng cáo của một thời kỳ kinh doanh gắn với
chu kỳ sống của sản phẩm, thực trạng và dự báo thị trường, vị trí của doanh nghiệp,
mục tiêu cụ thể của quảng cáo… Chính sách khuyến mại của một thời kỳ cụ thể
thường đề cập đến các hình thức khuyến mại như phiếu dự thi, quà tặng, giảm giá
hay bán kèm, thời điểm và thời gian, phương thức tổ chức phục vụ khách hàng.
1.3.1. Hệ thống quản trị tiêu thụ sản phẩm của công ty
Tiêu thụ sản phẩm có mục tiêu chủ yếu là bán hết các sản phẩm với doanh
thu tối đa và chi phí kinh doanh cho hoạt động tối thiểu. Để đạt được mục tiêu đó

phải tiến hành hoạt động quản trị tiêu thụ.
Quản trị tiêu thụ là tổng hợp các hoạt động xây dựng kế hoạch, các chính
sách và giải pháp tiêu thụ và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chính sách và giải
pháp ấy nhằm đảm bảo luôn luôn tiêu thụ hết các sản phẩm với lợi ích lớn nhất cho
cả doanh nghiệp và khách hàng.
Quản trị tiêu thụ làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm không phải là hoạt động
thụ động, chờ bộ phận sản xuất tạo ra sản phẩm rồi mới tìm cách tiêu thụ chúng mà
phải chủ động từ việc nghiên cứu thị trường, xác định đúng đắn cầu của thị trường
và cầu của bản thân doanh nghiệp đang hoặc sẽ có khả năng sản xuất để quyết định
đầu tư tối ưu, thiết kế hệ thống kênh phân phối phù hợp, chủ động tiến hành các
quảng cáo cần thiết nhằm giới thiệu và thu hút khách hàng, tổ chức công tác bán
hàng cũng như các hoạt động yểm trợ nhằm bán được nhiều hàng hóa với chi phí
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
kinh doanh cho hoạt động bán hàng thấp nhất cũng như đáp ứng tốt nhất các dịch vụ
sau bán hàng.
Quản trị tiêu thụ thường bao gồm các hoạt động chủ yếu là tổ chức chuẩn bị
bao gồm nghiên cứu thị trường, quản trị hệ thống kênh phân phối, quảng cáo, xúc
tiến và thúc đẩy hoạt động bán hàng, tổ chức hoạt động bán hàng và tổ chức các
hoạt động dịch vụ sau bán hàng.
1.4. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty là các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh
vực thực phẩm.
Các hoạt động của đối thủ cạnh tranh đối với chính sách tiêu thụ như: Thị phần,
chương trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và chính sách khác biệt hóa sản phẩm,
chính sách giá cả, phương pháp quảng cáo và bán hàng, chính sách phục vụ khách
hàng cũng như các điều kiện thanh toán và tín dụng và phản ứng của đối thủ cạnh
tranh trước các giải pháp về giá cả, quảng cáo, xúc tiến bán hàng của công ty…Tất
cả đều có ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động tiêu thụ của công ty.

2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2005 – 2009
2.1. Kết quả tiêu thụ phân theo nhóm sản phẩm
Bảng 4: Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo nhóm sản phẩm năm 2005 - 2007
ĐVT: Tr. đồng
STT Sản phẩm
Doanh thu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Bột canh 113510 324631 468920
2 Muối sạch 80120 93780 127300
3 Xúc xích tươi 281370 452639 632820
4 Xúc xích tiệt trùng 169786 201200 395121
5 Trứng sạch 91320 144298 193190
Tổn
g
736106 1216548 1817351
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Qua bảng trên ta thấy, trong thời gian đầu doanh thu của công ty không cao
đó là do công ty mới bắt đầu công việc kinh doanh nên sản phẩm của công ty còn
mới lạ hơn so với các sản phẩm của các công ty khác trong ngành, đến năm 2006,
sản phẩm tiêu thụ của của công ty đã tăng lên một cách đáng k đó là thời điểm thị
trường đang trở nên sôi động, nguyên nhân là do các nhà sản xuất đang thi nhau
tung ra thị trường các chương trình khuyến mãi trong kế hoạch bán hàng của
mình. Đến năm 2007, sản phẩm xúc xích của công ty đã được nhiều người biết
đến, do đó doanh thu về xúc xích trong năm này tăng đáng kể. Có được kết quả đó
là do công ty đã liên tục phát triển, cải tiến sản phẩm, áp dụng nhiều hình thức
giảm giá và các biện pháp xúc tiến…
2.2. Kết quả tiêu thụ phân theo khách hàng – thị trường
Đặc điểm về thị trường của Công ty cũng là một vấn đề cần xem xét đối với

việc xây dựng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty. Hiện nay công ty chỉ chiếm
0,65% thị phần cả nước, với mạng lưới tiêu thụ của Công ty tại khu vực Hà Nội và
Nam Hà Nội chiếm 67,46% sản phẩm của Công ty . Đây là một yếu tố cần xem xét
để xây dựng chương trình truyền thông cổ động, trong đó đăc biệt chú trọng đến
công tác tiêu thụ trực tiếp nhằm tạo dựng thương hiệu tăng cường doanh số bán.
Chính những yếu tố trên cho nên Công ty cần sử dụng chương trình marketing trực
tiếp một cách đồng bộ nhằm tạo dựng thương hiệu, thiện cảm của khách hàng dành
cho Công ty và thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường này. Tại thị
trường Đông Bắc và Tây Bắc, Công ty cần duy trì lợi thế thị phần để thu lợi nhuận,
trên cơ sở đó thực hiện hoạt động marketing trực tiếp để kích thích qui mô đặt hàng,
kích thích sự hưởng ứng của khách hàng triển vọng nhằm tạo ra doanh số tiến đến
xây dụng quan hệ có lợi sau này.
Thông qua thống kê của thị trường, có bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm phân
theo thị trường sau:
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Bảng 5. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường qua các năm
ĐVT: Tr. Đồng
STT Thị trường
Doanh thu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Hà Nội 235510 438201 638290
2 Nam Hà Nội 200120 331027 531200
3 Đông Bắc 181370 251630 381841
4 Tây Bắc 119106 195690 266020
Qua bảng kết quả trên ta thấy, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các
thị trường tăng lên đáng kể qua các năm. Có được điều đó là do công ty đã xây
dựng một hệ thống kênh phân phối hợp lý, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.
3. Những biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ mà công ty đã áp dụng

3.1. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thị trường là nhân
tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh .Vì vậy, việc
nghiên cứu thị trường luôn là việc làm cần thiết, đầu tiên với tất cả các cơ sở kinh
doanh thương mại.
Mục đích nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ một loại hàng
hóa hay một nhóm hàng hóa nào đó của công ty. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường,
công ty nâng cao khả năng thích ứng với thị trường đối với các sản phẩm hàng hóa
của mình, tiến hành bán những sản phẩm hàng hóa mà thị trường đòi hỏi. Vì vậy
nghiên cứu thị trường sẽ được thực hiện theo ba bước công việc : thu thập thông tin,
xử lý thông tin, ra các quyết định hoạt động kinh doanh.
Nội dung của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên thị
trường đó như : Cung cầu, giá cả ,tình hình cạnh tranh.
Đối với Công ty cổ phần thực phẩm TBF, việc nghiên cứu nhu cầu chủ yếu
dựa vào ý kiến khách hàng và những ghi chép của nhân viên bán hàng.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Hàng ngày trong khi bán hàng, mỗi nhân viên bán hàng đều có sổ ghi chép
những ý kiến, nhu cầu của khách hàng về hàng hóa mà công ty đang kinh doanh.
Những mặt hàng nào đang trong thời kỳ bán chạy thì phải có lượng hàng dự trữ
nhất định. Bên cạnh đó, quản lý khu vực cũng thường xuyên đi thu thập thông tin,
thăm dò những nhu cầu của khách hàng về dịch vụ, phương pháp bán hàng, bổ sung
những mặt hàng mới kịp thời, điều chỉnh giá bán cho hợp lí, trên cơ sở đó tổng hợp
được nhu cầu thị trường. Đối với những mặt hàng tươi sống, công ty dùng phương
pháp nghiên cứu các số liệu thống kê lượng bán ra của những năm trước để có
những quyết định của thị trường ở giai đoạn hiện tại.
Một trong những biện pháp nghiên cứu thị trường, công ty đã thu thập thông
tin theo phiếu khảo sát thị trường. Qua việc thu thập thông tin về 32 phiếu khảo sát
nhằm đánh giá sự thoả mãn khách hàng, thu được kết quả như sau:

Tông hợp số liệu qua phiếu khảo sát khách hàng:
1. Tổng số khách hàng gửi phiếu : 32
2. Tổng số khách hàng phản hồi : 15
3. Tổng số khách hàng không phản hồi : 17
4. Tổng hợp ý kiến đánh giá của những khách hàng có phản hồi thông qua
bảng kết quả đánh giá sau:
Bảng 6: Tổng hợp số liệu qua phiếu khảo sát khách hàng
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
STT
STT
Nội dung khảo sát
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Rất tốt Tốt
Bình
thường
Kém
Quá
kém
1 Tỷ lệ giá cạnh tranh 11/15
(73,33%)
4/15
(26,67%)
0/15
(0%)
0/15
(0%)
0/15
(0%)

2 Chất lượng sản phẩm 1/15
(6,67%)
10/15
(66,67%)
4/15
(26,67%)
0/15
(0%)
0/15
(0%)
3 Thời gian giao hàng 3/15
(20%)
8/15
(53,33%)
4/15
(26,67%)
0/15
(0%)
0/15
(0%)
4 Ý kiến phản hồi và giải
quyết khiếu nại
0/15
(0%)
14/15
(93,33%)
1/15
(6,67%)
0/15
(0%)

0/15
(0%)
5 Mẫu mã sản phẩm 3/15
(20%)
10/15
(66,67%)
2/15
(13,33%)
0/15
(0%)
0/15
(0%)
6 Đóng gói và ký mã hiệu 1/15
(6,67%)
12/15
(80%)
2/15
(13,33%)
0/15
(0%)
0/15
(0%)
Nhận xét:
- Giá bán cho khách hàng: Mức cạnh tranh đạt tiêu chuẩn “ rất tốt” 73,33 %,
“tốt” 26,67 %, không có khách hàng nào đánh giá là bình thường, kém hoặc quá
kém. Để đạt được điều này Ban lãnh đạo công ty đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng giá cả
thị trường thực phẩm, cố gắng tiết kiệm chi phí ở tất cả các khâu để cuối cùng bán
cho khách hàng với giá cả cạnh tranh hợp lý.
- Chất lượng sản phẩm: Được đánh giá “rất tốt” là 6,67 %, “tốt” 66,67%,
“bình thường” 26,67 %, không có khách hàng nào đánh giá là kém hoặc quá kém.

Có được kết quả đó là do công ty lấy “chữ tín” làm đầu vì thế mục tiêu chất lượng
sản phẩm được công ty đặt lên hàng đầu. Công ty không ngừng đầu tư máy móc chế
biến, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, môi trường đảm bảo cung cấp một
cách ổn định về số lượng và chất lượng theo nhu cầu của khách hàng.
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
- Thời gian giao hàng: Được đánh giá ở mức độ “ rất tốt ” 20%, tốt 53,33%
bình thường 26,67 %, không có khách hàng nào đánh giá là kém hoặc quá kém. Đây
cũng là một trong những mục tiêu để nâng cao uy tín của công ty đối với khách
hàng. Tuy công ty có rất nhiều khách hàng nhưng hầu hết các chuyến hàng đề giao
đúng hạn. Trong thời gian tới, sự phối hợp giữa các bộ phận cần phải tốt hơn nữa
để đảm bảo thời hạn giao hàng, đạt được mục tiêu không có chuyến hàng nào bị
giao trễ.
- Ý kiến phản hồi và giải quyết khiếu nại: Được đánh giá ở mức độ tốt 93,33
%, bình thường 6.67 %, không có khách hàng nào đánh giá là kém hoặc quá kém.
đạt được sự đánh giá này là do thái độ làm việc tận tình, giải quyết khiếu nại một
cách hợp lý và nhanh nhất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
- Mẫu mã sản phẩm: Đánh giá “ rất tốt ” 20 %, “ tốt ” 66,67 %, “ bình
thường ” 13,33 %, không có khách hàng nào đánh giá là kém hoặc quá kém. Trong
năm vừa qua, công ty không ngừng mua sắm các thiết bị, máy móc phục vụ cho
công việc chế biến sản phẩm chất lượng cao. Không ngừng nâng cao đội ngũ công
nhân viên có trình độ kỹ thuật cao trong công việc sản xuất hàng hoá.
- Đóng gói và ký mã hiệu: Được đánh giá “rất tốt ”6,67 %, “ tốt ” 80 %,
“bình thường ” 13,33 %, không có khách hàng nào đánh giá là kém hoặc quá kém.
3.2. Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối
Khách hàng của công ty hiện nay là các đại lý, và chủ yếu là người tiêu
dùng trong nước. Các đại lý tiêu thụ là khách hàng lớn và thường xuyên của công
ty, là nơi giúp công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ thuận lợi và đây cũng là đầu mối
để công ty nhận được thông tin phản hồi từ người tiêu dùng. Còn các đại lý tiêu

thụ tư nhân, tuy thông thạo trong việc bán hàng, có hệ thống bán hàng nhanh
nhạy và thông thạo tập quán tiêu dùng ở địa phương. Nhưng do nguồn lực có hạn
nên phân phối hàng chưa rộng rãi.
Thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty chủ yếu là thị trường trong nước
và công ty có hệ thống phân phối như sau:
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
22
Công ty TBF
Đại lý
cửa hàng
bán lẻ
Người
tiêu
dùng
cửa hàng
bán lẻ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
Sơ đồ 2: Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty
Kênh phân phối hiện tại của công ty hiện nay chỉ phù hợp với thị trường trong
nước.
Trên đây là sơ đồ phân phối sản phẩm tổng quát của công ty. Có nghĩa là
lượng sản phẩm sẽ bán qua các kênh này. Tuy nhiên mỗi loại sản phẩm, mỗi loại thị
trường sẽ có sơ đồ phân phối phù hợp. Đối với các loại sản phẩm là hàng gia vị và
bột canh thì công ty bán qua kênh trực tiếp và thị trường chủ yếu là các khu vực
Đông Bắc, Tây Bắc. Còn đối với các loại sản phẩm xúc xích thì công ty bán qua
kênh cấp 1 thông qua các trung gian bán lẻ ở thị trường Hà Nội là chủ yếu. Như vậy
đối với những loại sản phẩm khác nhau thì công ty sẽ có những thị trường tiêu thụ
khác nhau và sử dụng những kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
các kênh này sử dụng linh hoạt để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
Kênh phân phối sản phẩm của công ty là kênh hỗn hợp, bao gồm kênh trực

tiếp, kênh cấp 1,và kênh cấp 2. Đây là hình thức phân phối phổ bến của nhiều doanh
nghiệp, công ty hiện nay. Với loại hình là kênh dọc, nên tương đối thuận lợi cho
việc vận chuyển sản phẩm từ công ty đến khách hàng thông qua các trung gian.Với
hệ thống phân phối như sơ đồ trên trong 3 năm đầu hoạt động, công ty đã tiêu thụ
được một lượng sản phẩm tương đối lớn.
Bảng 7: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong các năm tại công ty
ĐVT: Tr. Sản phẩm
Năm 2005 2006 2007
Số lượng sản
phẩm tiêu thụ
5309 9264 16056

Qua số lượng trên ta thấy lượng sản phẩm tiêu thụ tăng đáng kể. Lượng tiêu
thụ sản phẩm năm 2006 là 9264 triệu sản phẩm, tăng một cách đột biến, và với số
lượng 16056 triệu sản phẩm tiêu thụ năm 2007 cho ta thấy tình hình kinh doanh
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa: QTKDTH
trong năm 2007 gặp nhiều thuận lợi. Có được kết quả đó là do công ty đã biết cách
xây dựng hệ thông phân phối sản phẩm và đã có sự cải tiến sản phẩm trong những
năm này nên chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng…dần dần đã
chiếm được sự lựa chọn của người tiêu dùng
3.3. Hoạt động vận chuyển và kho tang
Hoạt động vận chuyển và kho tàng phải đạt các yêu cầu sau:
- Yêu cầu kho chứa hàng:
+ Vị trí đặt phải thuận lợi cho vận chuyển
+ Sạch sẽ thoáng mát
+ Nhiệt độ trong kho không quá 30
o
C

+ Độ ẩm nhỏ hơn 70%
+ Không có loài côn trùng, gặm nhấm
- Chú ý trong quá trình xếp hàng trong kho
+ Chiều cao tối đa là 1 pallet (kệ xếp hàng trong kho)
+ Khoảng cách tối thiểu từ pallet tới tường là 0.5 mét
+ Nên xếp trên các sản phẩm khác (Nếu có)
+ Tránh để sản phẩm trực tiếp xuống sàn ẩm ướt
+ Tránh dẫm đạp lên thùng carton
+ Không để đồ nặng lên trên
+ Nhẹ tay không thả mạnh thùng khi xếp hàng
+ Sắp xếp gọn tránh để thùng nhô ra ngoài
+ Đặt thùng lên chỗ bằng phẳng tránh làm phồng hay méo mó.
Yêu cầu: Hàng xếp trong kho phải gọn gàng khoa học, dễ theo dõi, dễ nhận
diện, dễ lấy. Khi xuất kho phải đảm bảo nguyên tắc nhập trước xuất trước.
- Cách xếp hàng lên xe để vận chuyển:
+ Không xếp quá số lớp quy định, tùy theo từng phương tiện vận chuyển có thể
giảm số lớp thùng carton để đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm.
+ Hàng phải được xếp chặt, tránh xô đổ.
+ Nên để lên trên các sản phẩm khác
SV: Đặng Thị Hà Lớp: QTKD_K10
24

×