Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.39 KB, 60 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN THỊ NGÂN





BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC (1996 - 2005)






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






SƠN LA, NĂM 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN THỊ NGÂN





BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC (1996 - 2005)





Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Hoàng Xuân Thành



SƠN LA, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, đặc biệt
là thầy giáo Thạc sĩ Hoàng Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn phòng giáo dục – đào tạo huyện Lập Thạch, cùng
các cấp, các ngành và tập thể lớp K51 Đại học sư phạm Lịch Sử đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận.

Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Ngân












BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. BCHTW: Ban chấp hành Trung ương
2. BTVH: Bổ túc văn hóa
3. BTV: Ban thường vụ

4. BDHV: Bình dân học vụ
5. CNXH: Chủ nghĩa xã hội
6. GDTX: Giáo dục thường xuyên
7. GD – ĐT: Giáo dục đào tạo
8. HĐND: Hội đồng nhân dân
9. THCS: Trung học cơ sở
10. THPT: Trung học phổ thông
11. UBND: Uỷ ban nhân dân
12. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
13. MTTQ: Mặt trân tổ quốc
14. TDTT: Thể dục thể thao




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận 3
4. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục của khóa luận 4
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC 5
1.1.Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 5
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 5
1.1.2. Kinh tế - xã hội – văn hóa 8
1.1.3. Khái quát về khu vực hành chính Lập Thạch qua các thời kì 10
1.2. Khái quát về truyền thống hiếu học của nhân dân huyện Lập Thạch trước
năm 1996 11

1.2.1. Giáo dục Lập Thạch trước năm 1954 11
1.2.2. Giáo dục huyện lập thạch từ năm 1954 đến trước năm 1996 14
CHƢƠNG 2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH 1996 -
2005 21
2.1. Đường lối chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông ở Lập Thạch 1996 – 2005 21
2.1.1.Tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết
Đại hội Đại biểu Đảng lần thứ IV 21
2.2. Tình hình giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch từ 1996 - 2001 25
2.2.1. Hệ thống giáo dục, mạng lưới trường lớp 25
2.2.1.1. Hệ thống giáo dục 25
2.2.1.2. Mạng lưới trường lớp 25
2.2.2. Đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, kết quả học tập 27
2.2.2.1. Đội ngũ giáo viên: 27
2.2.2.2. Số lượng học sinh các cấp, kết quả học tập 30
2.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 31

2.2.4. Công tác quản lý giáo dục và nguyên lý “ Học kết hợp với hành” 34
2.2.4.1. Công tác quản lý giáo dục 34
2.2.4.2. Nguyên lý “Học kết hợp với hành” 35
2.3. Giai đoạn 2001 - 2005 35
2.3.1. Hệ thống giáo dục, mạng lưới trường lớp 35
2.3.1.1. Hệ thống giáo dục 35
2.3.1.2. Mạng lưới trường lớp 36
2.3.2. Đội ngũ giáo viên và số lượng học sinh 37
2.3.2.1. Đội ngũ giáo viên 37
2.3.2.2. Số lượng học sinh 38
2.3.3. Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học 39
2.3.4. Công tác quản lý giáo dục và nguyên lý “Học kết hợp với hành” 40
2.3.4.1. Công tác quản lý giáo dục 40
2.3.4.2. Nguyên lý giáo dục “Học kết hợp với hành” 41

2.3.5. Kết quả học tập, chất lượng giáo dục 41
CHƢƠNG 3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC 44
3.1. Những thành tựu 44
3.2. Một vài tồn tại, yếu kém 48
3.3. Một số kiến nghị góp phần phát triển giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch 50
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO









1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục – đào tạo luôn là vấn đề chiến lược của bất kì quốc gia nào.
Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo thời kì công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng đã nêu rõ: “thực sự coi giáo dục - đạo tạo là quốc
sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục – đào tạo cùng với KH – CN là nhân
tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho sự phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục –
đào tạo” (27, Tr19, 20). Đó là những định hướng hết sức đúng đắn đối với sự
nghiệp giáo dục của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu. Do vậy việc quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối
với một quốc gia là hết sức cần thiết. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai

trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ân cần dặn dò thế hệ trẻ Việt Nam: “Non song Việt Nam có trở nên tươi
đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc
năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Đồng thời với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, là các chính sách
phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước cũng luôn được đưa ra kịp thời, đặc
biệt là trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng. Điều đó chứng tỏ sự quan
tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà nước ta. Trình
độ dân trí của nước ta tuy có phát triển, nhất là mấy năm gần đây, nhưng nhìn
chung vẫn còn thấp. chính vì vậy, bên cạnh sự phấn đấu nỗ lực của Đảng và Nhà
nước đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đòi
hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng có liên
quan và đặc biệt phải được sự đồng tình ủng hộ của toàn dân.
Trong thời Pháp thuộc, nền giáo dục nước ta là nền giáo dục “ngu dân”.
Bác Hồ đã từng viết: “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên
An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực mở mang trí tuệ và phát triển tư
tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm…” (9, Tr389, 400). Ngay
sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, một vấn đề nổi lên trước mắt cần

2
giải quyết là: diệt giặc dốt…Đây cũng là một thời kì vô cùng khó khăn với sự
nghiệp giáo dục. Nhưng dù khó khăn đến đâu, Đảng và nhà nước ta vẫn tìm mọi
cách khắc phục để đưa sự nghiệp giáo dục – đào tạo không ngừng phát triển.
Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước toàn thể nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải không ngừng nỗ lực, phấn
đấu vươn lên trong mọi mặt, trong đó có học tập. Đây là nhiệm vụ số một, bởi lẽ
chỉ có trí tuệ mới đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy rằng “Muốn xây dựng XHCN, trước hết cần phải có con người
XHCN”.
Bản thân là sinh viên đang theo học chuyên ngành lịch sử và rất quan tâm

đến sự phát triển giáo dục, đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương Lập Thạch, nơi có truyền thống cách
mạng và truyền thống hiếu học, nên bản thân đã có nguyện vọng được tìm hiểu
về truyền thống học tập của huyện nhà. Là sinh viên học tập tại khoa Sử - Địa,
trường đại học Tây Bắc, nên những tri thức phương pháp luận cũng như thực tế
đã được tiếp thu qua khóa đào tạo đã thôi thúc tôi suy nghĩ và quyết định chon
vấn đề làm khóa luận tốt nghiệp là: “Bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (1996 - 2005)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Dân ta phải biết Sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lời căn dặn của Bác nhắc nhở chúng ta phải luôn tìm hiểu và nhiên cứu
chính sử. trong đó công tác nghiên cứu lịch sử địa phương cũng là một vấn đề
hết sức cần thiết. Ngay từ năm 1959 trong tạp trí nghiên cứu tháng 5/1959 Trần
Huy Liệu đã viết: “Công tác sử học bắt đầu đi vào cán bộ và nhân dân”. Tiếp
đến năm 1962, Viện sử học đã tổ chức: “Hội nghị trao đổi về phương pháp biên
soạn lịch sử địa phương, xí nghiệp và chuyên ngành…”

3
Ở Vĩnh Phúc, công tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương rất
được quan tâm, với nhiều công trình như: “Lịch sử Vĩnh Phúc”, Ty văn hóa và
TDTT vĩnh Phú – 1980, “Danh nhân Vĩnh Phúc (Tập 1)”, Sở văn hóa thông tin
TDTT Vĩnh Phúc – 1999, “Địa chí Vĩnh Phúc”, Sở văn hóa thông tin TDTT
Vĩnh Phúc – 2000, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 1930 - 2005 ”, Nhà xuất
bản chính trị Quốc gia…
Lập Thạch cũng có một số công trình nghiên cứu như: “Lịch sử Đảng Bộ
huyện Lập Thạch (1930 - 2010)”, Nhà xuất bản Vĩnh Phúc – 2013, “Lập Thạch
trong kháng chiến chống Pháp”, Nhà xuất bản Vĩnh Phúc – 2000…

Nhưng cho tới nay, chưa có tác phẩm nào đề cập hoàn chỉnh về tình hình
giáo dục huyện Lập Thạch. Các tác phẩm trên cũng chỉ ít nhiều đề cập đến giáo
dục huyện, nhưng đó chỉ là sơ lược. Hơn nữa các báo cáo, tổng kết và định
hướng cho sự phát triển giáo dục huyện cũng chỉ phản ánh một cách sơ sài, khái
quát mà thôi. Do vậy tôi đã quyết định tìm hiểu về tình hình giáo dục phổ thông
huyện Lập Thạch từ 1996 đến 2005.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận
Khóa luận này không trình bày toàn bộ tình hình giáo dục huyện, mà chỉ
tìm hiểu tình hình giáo dục phổ thông từ cấp tiểu học đến cấp THPT. Trên cơ sở
đó, phác qua những thành tựu và hạn chế của giáo dục Lập Thạch trong giai
đoạn hiện nay.
Khóa luận hoàn thành sẽ có những đóng góp sau:
Nghiên cứu một cách tương đối toàn diện tình hình giáo dục phổ thông
huyện Lập Thạch trong thời kì 1996 – 2005.
Đánh giá những thành tựu, hạn chế cơ bản của giáo dục phổ thông huyện
trong giai đoạn này.
4. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc tìm hiểu đề tài này, tôi đã sưu tầm các tài liệu có liên
quan đến tình hình giáo dục huyện Lập Thạch; trong đó có các tài liệu Trung
ương và địa phương ngoài ra còn có các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ giáo dục –
đào tạo và một số cuốn sách tham khảo.

4
Các Nghị quyết, báo cáo tổng kết năm học, phương hướng năm học mới
liên tiếp trong các năm từ 1990 – 2010, trong đó đặc biệt từ 1996 – 2005. Các
bài viết của các cán bộ huyện, công nhân viên các ngành giáo dục huyện Lập
Thạch.
Các luận văn tốt nghiệp của các anh chị khóa trước, các ý kiến đóng góp
của các cán bộ đã và đang làm việc trong ngành giáo dục huyện, các thầy cô
giáo ở các cấp học…

Các công văn lưu trữ trong một số trường học.
Các tài liệu lưu trữ ở thư viện, phòng thống kê.
Những số liệu ghi được sau các chuyến đi thực tế.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp lịch sử kết hợp
với phương pháp logic, khái quát các tài liệu có liên quan, đồng thời sử dụng các
phương pháp đối chiếu, so sánh…phương pháp điền dã, thu thập tư liệu ở địa
phương.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Lập Thạch và tình hình giáo dục phổ thông
của huyện trước năm 1996.
Chương 2: Giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch từ 1996 – 2005
Chương 3: những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông huyện Lập
Thạch.


5
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC

1.1.Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Lập Thạch là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở vị trí
từ 105°30′ đến 105°45′ kinh Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Giáp tỉnh Tuyên
Quang ở phía Bắc, giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương ở phía Đông,
giáp huyện Vĩnh Tường ở phía Nam và giáp tỉnh Phú Thọ ở phía Tây.
Lập Thạch là vùng đất liền kề với kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương và
tiếp giáp với đỉnh tam giác châu thổ Sông Hồng, một miền đất có vị trí chiến
lược quan trọng, để lại nhiều di tích quý báu từ thời dựng nước và các thời kì
đấu tranh giữ nước.

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các
xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện
tích hàng chục km² có tuổi đại nguyên sinh. Như vậy, huyện Lập Thạch nằm
trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên
200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng
kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy.
Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng miền núi bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý,
Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng
diện tích tự nhiên là 93,73 km², chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Địa hình tiểu vùng này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp
IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước
biển từ 200 - 300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển
rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn
quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.
- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích),
với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km², chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn

6
huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa,
thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.
- Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản,
Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên
51,43 km², chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường
có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu
vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng
chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện
và các địa phương lân cận.
Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất
xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30m là huyện thuộc vùng

núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ
22°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung
bình 1.500 - 1.800 mm / năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu Lập
Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng
trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút
vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập
lụp một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn
hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.
Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách
huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra,
huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt
trên địa bàn. Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô
chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy
nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng không lớn và sâu, hàm
lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn do đó việc khai
thác rất khó khăn.

7
Nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân
bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước. Để đảm bảo
hài hoà nguồn nước cho phát triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những
công trình điều tiết và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung mới đảm bảo
cho sản xuất và sinh hoạt.
Trên địa bàn có các loại khoáng sản như than bùn, đồng, barit…
Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ của các nhà địa chất thì trên địa bàn Lập
Thạch có khá nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng đa phần chưa có chương
trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ lưỡng để đưa vào khai thác sử dụng một

cách có hiệu quả.
Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn
huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên.
Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng
rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham gia
nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm
thực vật rừng ngày càng phát triển.
Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của
người Việt cổ. Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh
nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh
Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những dấu
ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch sử hiện nay
đang được ngày càng tái hiện lại.
Trên địa bàn huyện có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị
trấn, trong đó có 100 đỡnh chựa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thờ họ, 07 các di tích
khác như lăng mộ, điếm. Có 48 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích đó
được xếp hạng cấp quốc gia và 31 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Tuy nhiên, để khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng này cần phải
đầu tư một cách thích đáng cho cơ sở hạ tầng mà trước tiên là đường giao thông,
điện, nước, tôn tạo lại các công trình và quan trọng nhất là cần phải có biện pháp
quảng bá thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.

8
Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích tự
nhiên là 173,1 km², trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp
chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.
Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên trong
tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động đầu tư
(mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng công
nghiệp ).

1.1.2. Kinh tế - xã hội – văn hóa
Nền kinh tế huyện Lập Thạch đang từng bước phá thế độc canh, song tỷ
trọng thu nhập chủ yếu vẫn từ kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, các cây lương
thực, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, mía vẫn
được duy trì và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần được thu
hẹp về diện tích để nhường chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
như nhãn, vải, hồng, xoài.
Bên cạnh những nỗ lực tìm hướng đi trong việc phát triển tối ưu cây trồng
trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện, các vùng chiêm trũng ven sông, các
hồ trong huyện đang được chú trọng phát triển chăn thả thủy sản, chủ yếu là cá.
Với phong trào cải tạo đồng chiêm trũng nuôi thả cá vụ, những năm gần đây Lập
Thạch luôn duy trì ở mức ±1.200 ha mặt nước. Ngoài gia súc, gia cầm là vật
nuôi truyền thống, một số động vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất với quy
mô tương đối rộng như bò sữa, dê, ong mật. Phát triển đa dạng sản phẩm hàng
hóa và quy mô sản xuất, quy mô hộ gia đình và nhóm hộ gia đình gắn với nông
nghiệp nông thôn. Khôi phục và đầu tư chiều sâu các ngành nghề truyền
thống, ưu tiên phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, sơ chế, chế biến nông lâm
sản, sản xuất hàng tiêu dùng, sửa chữa cơ khí, điện, điện tử là những mục tiêu
ưu tiên của chính quyền huyện.
Những mặt hàng truyền thống về mây, tre đan ở Triệu Đề, các sản phẩm chế
tác đá mỹ nghệ ở Hải Lựu sẽ là một trong những thế mạnh của huyện nếu có
được thị trường ổn định và sự quan tâm đầu tư đúng mức.

9
Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Những di chỉ khảo
cổ như hang động trên núi Thét ở xã Hồng Phong (nay là Hải Lựu) với nhiều
mảnh gốm cổ của người nguyên thủy thời đồ đá cũ Sơn Vi, niên đại trên 2 vạn
năm, cho thấy sự có mặt của cộng đồng cư dân tại đây là rất sớm. Những dấu ấn
tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch sử hiện nay còn
xuất hiện với mật độ dày đặc trong huyện, như như lễ "bắt trạch trong

chum", "leo cầu" tại làng Thạc Trục (nay thuộc thị trấn Xuân Hòa); "nghi lễ cầu
đinh", "cầu tế nõ nường" tại xã Đức Bác; tục "đá cầu", "cướp phết" tại xã Bàn
Giản biểu hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt; lễ hội Chọi trâu Hải Lựu gắn với
tích về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm Lữ Gia; lễ hội xuống đồng của người
Cao Lan cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt v.v Bên cạnh những
phong tục, lễ hội cổ sơ đó là những kiến trúc nổi tiếng như Tháp Bình Sơn, đình
Sen Hồ, đền thờ Trần Nguyên Hãn.
Toàn huyện Lập Thạch hiện có ít nhất 22 làng, thôn thờ tới 79 vị thần núi,
thần sông với nhiều tín ngưỡng cổ thờ thần đá, thần cây, thần sông, thần núi
v.v., một vài nơi còn tồn tại việc thờ cúng các vật tính giao, một loại hình tín
ngưỡng cũng rất cổ. Lập Thạch có trên 100 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các
xã, thị trấn, trong đó có 25 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia
và cấp tỉnh, có mật độ dày nhất tỉnh Vĩnh Phúc.
Mạng lưới giáo dục rộng khắp phân bố đều trên địa bàn huyện Lập Thạch,
đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Hệ thống trường lớp
phần lớn được đầu tư xây dựng kiên cố, cao tầng. Ngoài ra với sự quan tâm đầu
tư thích đáng của tất cả các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện nên chất
lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học ngày càng được nâng lên.
Các cơ sở khám chữa bệnh trong huyện được trang bị cơ sở vật chất tương
đối đầy đủ. Đội ngũ cán bộ y tế dần dần được nâng lên cả về số lượng và chất
lượng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo nhân dân trong huyện.
Các chính sách xã hội đối với người có công, người nghèo, vấn đề xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm cũng được các cấp chính quyền của Lập Thạch quan
tâm góp phần ổn định xã hội.

10
Lập Thạch có 7 dân tộc: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa,
mật độ dân số 554 người / km². Lực lượng lao động đông đảo ở huyện Lập
Thạch chính là nguồn lực, tiềm năng kinh tế của huyện.
1.1.3. Khái quát về khu vực hành chính Lập Thạch qua các thời kì

Theo những điều ghi chép trong chính sử và Đại Nam nhất thống chí, được
Đào Duy Anh dẫn lại trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, tên huyện
Lập Thạch xuất hiện từ đời nhà Trần (1225 - 1400). Trong giai đoạn này
huyện mang tên Lập Thạch thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Đến đời nhà
Lê, nhà Nguyễn, huyện Lập Thạch vẫn thuộc châu Tam Đới sau đổi tên là
phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây.
Tới năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), phủ Tam Đới đổi tên là phủ Tam Đa và
năm Minh Mệnh thứ ba (1822) thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Huyện Lập Thạch vẫn
giữ nguyên tên cũ và địa lý hành chính cũ bất di bất dịch cho tới ngày nay.
Trong thời kỳ này địa dư huyện Lập Thạch khá rộng, đến đầu thế kỷ 20
(năm 1903) huyện có tới 11 tổng (Bạch Lưu, Đạo Kỷ, Đông Định, Đông Mật,
Hạ ích, Hoàng Chỉ, Nhân Mục, Sơn Bình, Thượng Đạt, Tử Du và Yên Xá) và
bao gồm tới 81 làng. Tới năm 1927, do sáp nhập một số làng với nhau và phân
bố lại một số tổng, huyện Lập Thạch còn 70 làng, vẫn giữ nguyên số lượng tổng
tuy tổng Đông Định đổi tên thành tổng Đại Lượng và tổng Sơn Bình đổi thành
tổng Bình Sơn.
Sau Cách mạng Tháng Tám Quốc hội và Chính phủ Việt Nam xoá bỏ cấp
phủ và tổng là hai cấp trung gian, mở rộng cấp xã, nhỏ hơn tổng nhưng lớn hơn
làng xã trước kia, bao gồm một số thôn xóm cũ. Nhiều tên xã mới ra đời và có
xã lấy tên các anh hùng dân tộc, các liệt sĩ cách mạng, các nhà hoạt động chống
Pháp đặt tên xã mình (như xã Hải Lựu đổi là xã Hồng Phong, xã Xuân Hoà là xã
Quang Trung). Một số xã là sự kết hợp 2 từ đầu hoặc 2 từ cuối, hoặc 1 từ đầu 1
từ cuối trong hai thôn hợp nhất (như xã Quang Yên là 2 thôn Quang Viễn và
Yên Thiết hợp lại, Phường Khoan là Phương Ngạc + Khoan Bộ, Triệu Đề là
Triệu Xá + Đại Đề). Cũng có xã thống nhất lấy một tên tiêu biểu nhất, chung
cho cả các thôn trong xã mình, (xã Tứ Yên gồm 4 thôn: Yên Lập, Yên Lương,

11
Yên Tĩnh, Yên Xá, xã Đôn Nhân gồm 4 thôn: Đôn Hạ, Đôn Mục, Đôn Thượng,
Đôn Nhân).

Trải qua một số lần điều chỉnh địa dư và tên gọi, đến năm 1968 (năm hợp
nhất Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vinh Phú), huyện Lập Thạch còn 38 xã.
Trong suốt thời kỳ trực thuộc tỉnh Vĩnh Phú, huyện Lập Thạch có hai lần thay
đổi địa lý hành chính: năm 1977 huyện Lập Thạch được hợp nhất với huyện
Tam Dương thành một huyện lấy tên là Tam Đảo, huyện lỵ đóng tại phố Miễu
(Hoa Lư), xã Liễn Sơn. Năm 1978, huyện Tam Đảo lại được tách thành 2 huyện:
Huyện Tam Dương hợp với huyện Bình Xuyên và lấy tên là Tam Đảo; còn
huyện Lập Thạch giữa nguyên địa dư và địa danh cũ; huyện lỵ được chuyển về
đóng tại Xuân Hòa.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1996, huyện Lập Thạch có 39 đơn vị hành chính cấp
cơ sở (38 xã và 1 thị trấn). Tới năm 2000 các khu dân cư thuộc các xã, thị trấn
trong huyện được đổi thành các thôn, làng và khu phố. Toàn huyện có 422 thôn,
làng, khu phố, trong đó có 389 thôn, 27 làng và 6 khu phố. Đến năm 2003 Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận các thôn và tổ dân phố hiện có của tỉnh
Vĩnh Phúc, trong đó huyện Lập Thạch có 411 thôn thuộc 38 xã và 11 tổ dân phố
thuộc thị trấn Lập Thạch. Năm 2003 Chính phủ ra nghị định về việc thành lập
thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch chuyển 3 xã Bồ Lý, Đạo
Trù, Yên Dương về huyện Tam Đảo mới. Sau khi điều chỉnh, từ ngày 1 tháng 1
năm 2004 huyện Lập Thạch còn lại 32.30,17 ha diện tích tự nhiên và 207.326
nhân khẩu với 36 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 35 xã và 1 thị trấn), vẫn là
huyện rộng nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Khái quát về truyền thống hiếu học của nhân dân huyện Lập Thạch
trƣớc năm 1996
1.2.1. Giáo dục Lập Thạch trƣớc năm 1954
Lập Thạch là một huyện miền núi với 6 dân tộc anh em cùng chung sống từ
bao đời lại có truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu học.
Trong cuốn sách “Những nhân tố tác động đến truyền thống hiếu học ở
Vĩnh Phúc’’. Có nêu lên 3 nhân tố tác động đến truyền thống hiếu học ở Vĩnh

12

Phúc là: Nhân tố địa lý, nhân tố khuyến học của người dân Vĩnh Phúc, nhân tố
trọng người có học qua thi cử bổ sung vào bộ máy nhà nước của các triều đại
quân chủ Việt Nam. Lập Thạch là một bộ phận của tỉnh Vĩnh Phúc có những
đóng góp quan trọng vào truyền thống hiếu học của tỉnh nhà.
Thời kì này huyện Lập Thạch có 23 vị khoa bảng trong đó có 4 vị danh nhân
tiêu biểu là Triệu Thái, Nguyễn Thiệu Trị, Triệu Nghị Phù và Lê Đĩnh Chi.
Công lao và sự nghiệp của họ đối với dân với nước thật là rực rỡ, hiếm có. Họ
đã làm rạng rỡ quê hương, đất nước.
Ở Lập Thạch có làng Gốm, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, được gọi là
làng Quan Tử, bởi lẽ nơi đây đào tạo tới 13 vị tiến sĩ, do thầy giáo Đỗ Khắc
Chung, hiệu Quý Minh trực tiếp giảng dạy. Là làng khoa bảng được vinh danh
có tên trong danh sách 20 làng khoa bảng của cả nước.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại
xâm. Tuy nhiên, chúng ta đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thử thách. Trong đó
đặc biệt phải chống 3 thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt, và giặc ngoại xâm.
Trong tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” Đảng, Chính Phủ, Hồ Chí Minh đã cùng
toàn dân tìm mọi cách từng bước vượt qua mọi khó khăn, thể hiện ý chí, quyết tâm
chống giặc ngoại xâm, nối tiếp trang sử vẻ vang hào hùng của dân tộc ta.
Đặc sắc thời kỳ này là khí thế cách mạng của toàn dân làm chủ nước nhà,
làm chủ đời mình, khát khao say mê học tập. Là thời kì vừa xây dựng, vừa đổi
mới nền giáo dục: Từ chỗ bé nhỏ, nô lệ sang thời kì phát triển mới, xây dựng
nền giáo dục Dân chủ mới.
Hòa chung với không khí thi đua trong cả nước, sau khi Hồ Chí Minh kí sắc
lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, Tỉnh uỷ Vĩnh Yên đã quyết định lập Ban bình
dân học vụ các cấp từ tỉnh xuống cơ sở để chuyên lo việc xoá nạn mù chữ trong
nhân dân. Ở Lập Thạch, địa bàn rộng, dân cư không tập trung, nên huyện chủ
trương phát triển mạnh các lớp bình dân học vụ ở những xã thuộc vùng giữa, vùng
ven sông Lô và những xã ở phía nam, đồng thời tích cực đào tạo cán bộ, giáo viên
ở những xã này để tăng cường cho phong trào ở vùng thượng huyện.


13
Thực hiện chủ trương trên, chỉ trong một thời gian ngắn Ban bình dân học
vụ huyện Lập Thạch đã tuyển chọn, bồi dưỡng cấp tốc được hàng trăm giáo viên
cung cấp cho các địa phương. Riêng xã Văn Quán đào tạo được 28 giáo viên
đảm nhiệm việc tổ chức và giảng dạy cho 33 lớp bình dân học vụ trong xã. Các
giáo viên ở xã Văn Quán còn tình nguyện đến các xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên
Dương, để xây dựng phong trào xoá nạn mù chữ.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ban bình dân học vụ ở các xã được
nhân dân tận tình giúp đỡ, tổ chức thành công hàng trăm lớp học ở khắp các
xóm thôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia học tập. Từ các cụ già đến các
em thiếu niên vừa tích cực đi học vừa vận động mọi người đi học, do vậy lớp
mở ra ở các đình làng trong nhà dân thiếu thốn phương tiện dạy và học, nhưng
với lòng nhiệt tình và ý trí phấn đấu của thầy và trò, các lớp bình dân học vụ đạt
kết quả tốt. Đến cuối năm 1946, toàn huyện đã thanh toán mù chữ cho hàng
ngàn người. Trong phong trào chung của toàn huyện, xã Văn Quán đã trở thành
lá cờ đầu về xoá nạn mù chữ trong nhân dân. Cuối năm 1948, trong dịp sơ kết
phong trào bình dân học vụ do tỉnh tổ chức, Văn Quán đã được chọn làm địa
điểm diễn ra hội nghị. Tại hội nghị này Uỷ ban tỉnh đã biểu dương phong trào xã
Văn Quán và tặng danh hiệu “Chiến sỹ diệt dốt” cho hai giáo viên.
Phong trào xoá nạn mù chữ ở Lập Thạch đã đạt kết quả tốt, một mặt do các
cấp, các ngành quan tâm đúng mức và chỉ đạo chặt chẽ, mặt khác do giới phụ
lão cứu quốc đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Các cụ vừa hăng hái đi học vừa
động viên con cháu và bà con tham gia, do đó đã tạo nên phong trào quần chúng
sâu rộng ở khắp các làng, xã.
Bên cạnh việc phát triển bình dân học vụ, Đảng bộ Lập Thạch chú trọng
phát triển các lớp mẫu giáo hệ thống giáo dục phổ thông. Đến tháng 9/1954 toàn
huyện có 31 trường cấp 1, 3 trường cấp 2 (trong đó có 2 trường tư thục) với 168
lớp có 7.933 học sinh. Đây là tiền đề để phát triển mạnh hệ thống giáo dục vào
những năm hoà bình.




14
1.2.2. Giáo dục huyện lập thạch từ năm 1954 đến trƣớc năm 1996
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (5/1954) đã kết thúc cuộc kháng chiến
trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược nước ta (1945 - 1954). Theo
tinh thần của Hiệp định Giơnevơ (7/1954), đất nước ta tạm thời chia cắt làm hai
miền. Từ ngày 5 đến ngày 7/9/1954 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã họp và ra Nghị quyết “về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách
mới của Đảng”. Nhiệm vụ trước mắt của Đảng ta là: “Đoàn kết và lãnh đạo nhân
dân đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn
thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng
Quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất
hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước.
Bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới, Đảng bộ và nhân
dân huyện Lập Thạch có những thuận lợi căn bản. Đó là hoà bình đã được lặp
lại, nhân dân yên tâm, phấn khởi, bắt tay vào xây dựng quê hương sau 9 năm
kháng chiến trường kỳ gian khổ. Song bên cạnh những thuận lợi căn bản ấy,
Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch còn đứng trước những khó khăn, phức tạp rất
lớn cần phải giải quyết. Đó là những mất mát hy sinh trong cuộc kháng chiến
vừa qua đã để lại nỗi đau cho bao gia đình; tư tưởng muốn được “xả hơi”, hưởng
thụ, ngại gian khổ xuất hiện ở một số cán bộ đảng viên. Thực tế đó đã ảnh
hưởng đến tình hình địa phươg.
Năm học 1995 là năm có nhiều thay đổi lớn, năm học được thống nhất về
nội dung chương trình giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do, chuyển từ hệ
thống giáo dục 9 năm sang hệ thống giáo dục 10 năm. Tháng 3/1956, chính
phủ có đề án cải cách giáo dục lần thứ 2 với mục tiêu đề ra là: “Đào tạo thế
hệ trẻ phát triển về mọi mặt, trung thành với tổ quốc, có lao động, có tài, có

đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội”. Nội dung giáo dục tập chung vào 4 mặt: “ Đức, trí, thể, mỹ”. Theo tinh
thần chỉ đạo của tỉnh, huyện từng bước xây dựng trường cấp I đến từng xã,
ngoài ra lúc này huyện còn chủ trương xây dựng trường cấp II Hoàng Văn

15
Thụ ở xã Văn Quán. Phong trào bình dân học vụ lôi cuốn 5.799 cán bộ xóm
và 10.109 người dân đi học.
Bảng 1: Số liệu sự phát triển số lƣợng học sinh phổ thông từ 1960 –
1969
Năm
Số lượng học sinh
1960
18.288
1965
23.638
1969
36.555
Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Lập Thạch 1930 - 2010
Quy mô trường lớp các cấp học có bước phát triển đáp ứng nhu cầu học tập
của học sinh. Năm 1965, toàn huyện có 38 trường phổ thông cấp I với 16.833
học sinh; cấp 2 có 6 trường với 6.705 học sinh (tăng 10 trường so với năm
1964). Năm 1962, toàn huyện có 1 trường cấp III Ngô Gia Tự, năm 1965 - 1966
huyện mở thêm 1 phân hiệu cấp III ở xã Đồng Quế. Tổng số học sinh cấp III là
1.100 em, tăng gấp đôi so với năm 1964. Bình quân cứ 4 người dân có 1 học
sinh phổ thông. Về chất lượng hàng năm, học sinh cuối cấp thi đỗ tốt nghiệp trên
90%, phong trào giáo dục của huyện thời kì này được xếp loại khá của tỉnh.
Mặc dù chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, song được sự quan tâm và
đầu tư thỏa đáng của huyện, công tác giáo dục đào tạo có điều kiện phát triển
tốt. Năm 1969 toàn huyện có 38 trường cấp I, với 430 lớp, có 17.284 học sinh;

cấp II có 30 trường, với 165 lớp, có 7.610 học sinh; cấp III có 2 trường, với 24
lớp, có 1.161 học sinh. Chất lượng giáo dục được quan tâm và từng bước được
nâng lên. Đội ngũ giáo viên của huyện phần lớn được đào tạo qua các lớp sư
phạm cấp tốc, nên trình độ chuyên môn nhìn chung còn hạn chế. Tuy vậy, thực
hiện lời dạy của Bác Hồ "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học
tốt", phong trào "thi đua 2 tốt" được phát động và phát triển ở các nhà trường.
Qua phong trào thi đua, nổi lên những điển hình tiên tiến như trường cấp I Đình
chu, trường cấp II Bắc Bình, bổ túc vừa học vừa làm Liễn Sơn.

16
Ngoài giáo dục phổ thông trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần
thứ nhất của đế quốc Mỹ, huyện Lập Thạch đón nhận trường sư phạm cấp I hệ
7+1 sơ tán về xã Tử Du, sư phạm cấp II hệ 7+3 sơ tán về xã Yên Thạch.
Tổng kết phong trào giáo dục trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ (1965 - 1968), 20 trường phổ thông trong huyện đạt danh hiệu tiên
tiến. Trường cấp II Bắc Bình là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục cấp II của
tỉnh, toàn huyện có 8 tổ giáo viên đạt tiên tiến, 39 chiến sĩ thi đua, 5 tổ lao động
XHCN.
Năm 1974 các ngành học từ cấp I đến cấp III đều phát triển tốt. Toàn huyện
có 976 lớp, với 37.126 học sinh, bằng 1/4 dân số của huyện so với năm 1973
tăng 17%, ngoài ra còn có 809 học sinh theo học chương trình cấp II bổ túc văn
hóa. Điển hình thời kì này là trường bổ túc văn hóa cấp II Thanh niên vừa học
vừa làm xã Liễn Sơn.
Tóm lại: giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch thời kì này, tuy đã đạt được
những thành tựu đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, lạc hậu như cơ
cấu giáo viên phức tạp, chạy theo phát triển số lượng, sau này rất khó chuẩn hóa,
trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế. Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam. Cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của dân tộc ta toàn thắng, đất nước thống nhất, cách mạng Việt

Nam bước sang thời kì mới, thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả
nước. Trước khí thế hứng khởi của chiến thắng, nơi nơi trên khắp cả nước đều
hăng hái thi đua xây dựng Tổ quốc trên mọi mặt. Ngành giáo dục Lập Thạch
cũng vậy.
Bước vào thời kì 1976 - 1980 sự nghiệp giáo dục của huyện gặp không ít
khó khăn, nhất là cơ sở vật chất cho dạy học từ thời chiến chuyển sang thời bình,
các trườg học từ những nơi sơ tán trở về những nơi trước đây đã được xây dựng,
song trường lớp bị hỏng nặng. Công việc trước mắt là phải sửa chữa và làm mới
các phòng học, phòng làm việc nhà ở cho giáo viên để ổn định việc dạy và học ở
tất cả các trường học trong huyện. Do đó, quy mô giáo dục có sự phát triển ngay

17
từ năm học 1975 - 1976 với ngành học phổ thông cả 3 cấp (cấp 1, cấp II, cấp III)
đã có 33.481 học sinh. Chất lượng giáo dục trong thời kì này có khởi sắc, nhất là
từ khi học tập bài nói chuyện của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng
với ngành giáo dục khi đồng chí về thăm tỉnh Vĩnh Phú. Các điển hình tiên tiến
tiếp tục được phát huy đó là trường: Cấp I Đình Chu, cấp II Bắc Bình, cấp II
Văn Quán, trường vừa học vừa làm Liễn Sơn.
Tháng 1 / 1979 triển khai nghị quyết 14 của Bộ chính trị "Về cải cách giáo
dục", sự nghiệp giáo dục của huyện có sự phát triển mới, số học sinh phổ thông
3 cấp từ 42.959 học sinh năm 1979 lên 43.615 học sinh năm 1980, về tỉ lệ học
sinh tính trên tổng số dân cũng tăng từ 24,5% năm 1978 lên 25,6% năm 1980.
Tỷ lệ học sinh lên lớp và thi đỗ tốt nghiệp hằng năm đạt từ 90% trở lên.
Để phát triển sự nghiệp giáo dục trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội phát
triển, nhất là để mở rộng mặt bằng nâng cao dân trí, từ năm học 1977 - 1978
huyện thành lập mới trường cấp III Sáng Sơn được xây dựng ở xã Đồng Quế để
thu hút con em các xã phía Tây Bắc của huyện vào học, với cơ sở vật chất ban
đầu 6 phòng học, 1 nhà điều hành, 1 nhà ở giáo viên bằng tranh tre nứa do
nguồn vốn nhân dân và kinh phí hợp tác xã nông nghiệp đóng góp, ước tính 8
triệu đồng theo giá năm 1977. Nâng tổng số trường cấp III toàn huyện lên 3

trường là trường cấp III Ngô Gia Tự, trường cấp III liễn Sơn và trường cấp III
Sáng Sơn.
Hệ thống trường bổ túc văn hóa tiếp tục được phát triển, toàn huyện có 5
trường miền và 5 trường vừa học vừa làm, đến năm 1980 có 2.000 học viên học
bổ túc văn hóa, chủ yếu là đội ngũ cán bộ xã và đội ngũ kế cận. Trong số đó tiêu
biểu như trường vừa học vừa làm Liễn Sơn (1973 - 1980), có 3 năm đầu đạt
danh hiệu lá cờ đầu của tỉnh, đã đào tạo được trên 800 học viên.
Bước sang giai đoạn năm 1981 - 1986 sự nghiệp giáo dục tiếp tục giữ vững
và phát triển cả về quy mô và chất lượng. Cơ sở vật chất trường học, được quan
tâm xây dựng khang trang sạch đẹp. Thực hiện lời dạy của Thủ tướng Phạm Văn
Đồng: "Trường ra trường, lớp ra lớp", năm 1985 toàn huyện đầu tư 1.739.000
triệu đồng, xây dựng mới 22 phòng học, đưa 76% phòng học được ngói hóa

18
bằng ngân sách xã và đóng góp xây dựng của nhân dân. Thực hiện Nghị quyết
14 / TW để cải cách giáo dục, từ năm 1981 đến năm 1982 các trường cấp I sáp
nhập với cấp II làm trường phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lơp 9), do vậy toàn
huyện còn 38 trường trung học cơ sở và 3 trường cấp III, với số lượng học sinh
các cấp là 44.555 em.
Ngày mùng 7/9/1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 115 và Chỉ
thị số 05 ngày 27/3/1982 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Phú quy định cán bộ
cấp huyện phải có trình độ văn hóa hết cấp III. Chấp hành chỉ thị trên, năm học
1981 - 1982 trường Dân chính huyện được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3
trường: Bổ túc văn hóa huyện, vừa học vừa làm cấp II, III Liễn Sơn, Đồng
Thịnh. Sau 8 năm học liên tục từ năm 1981 - 1988, trường đã đào tạo 817 học
viên là cán bộ huyện, cán bộ cơ sở có trình độ cấp III và bồi dưỡng hằng trăm
giáo viên trình độ (7+1) có trình độ trung học hoàn chỉnh.
Nhìn chung trong giai đoạn này giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch vẫn
tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, do nền kinh tế xuất phát từ điểm thấp, lại gánh
chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh; đặc biệt là những quan niệm cổ hủ, lạc

hậu, chủ quan nóng vội của một số bộ phận cán bộ đương chức Dẫn đến tình
trạnh trì trệ, khủng hoảng trầm trọng. Giáo dục phổ thông cũng chưa thể vươn
mình thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với đường lối đổi mới toàn diện
trong đó có đổi mới giáo dục đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp đến
Đại hội VII và Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng khẳng định định
hướng XHCN và chuyển dần đất nước sang thời kì CNH, HĐH. Nghị quyết 4
của Trung ương khóa VII là văn kiện quan trọng đưa sự nghiệp giáo dục tiến lên
theo công cuộc đổi mới đất nước.
Sự nghiệp giáo dục, nổi bật là cơ sở vật chất, trườg học, chăm lo đời sống
giáo viên, giữ vững và phát quy mô các cấp học, ngành học. Riêng ngành học
phổ thông, số học sinh năm 1989 - 1990 tăng 18%, số lớp tăng 13% so với năm
học 1985 - 1986.

19
Năm học 1986 - 1987, UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định thành lập trường
THPT Trần Nguyên Hãn (đặt tại xã Triệu Đề) với 8 phòng học, 1 nhà điều hành,
1 nhà ở giáo viên tiêu chuẩn cấp 4; tổng kinh phí 60 triệu đồng do nhân dân và
ngân sách của các xã đầu tư. Như vậy, trên địa bàn huyện đến năm 1987 đã có 4
trường THPT là các trường: THPT Ngô Gia Tự, THPT Sáng Sơn, THPT Trần
Nguyên Hãn, THPT Liễn Sơn.
Trường dân chính huyện, ngoài việc thực hiện hoàn thành nhiệm vụ theo
chỉ thị 115 của Ban Bí thư Trung ương Đảng để nâng cao trình độ văn hóa cho
đội ngũ cán bộ huyện và cơ sở, trường còn hình thành các lớp chuyên, lớp chọn
hệ phổ thông cấp II, tiền thân trường chuyên cấp II của huyện sau này. Do
những thành tích trong phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt", trường được vinh
dự nhận cờ tặng đơn vị thi đua xuất sắc của Hội đồng Bộ trưởng. Từ năm học
1988 - 1989, trường trở thành trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện để
đáp ứng nhu cầu tiếp tục nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật, chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ, con em nhân dân trong huyện.

Tuy nhiên, do chuyển đổi cơ chế, HTX nông nghiệp từng bước thực hiện
chống bao cấp, nên số học sinh đến trường giảm nhất là học sinh THCS, tỷ lệ
học sinh bỏ học do hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc không thiết tha với học tập
tăng (có năm tới 6%), chất lượng dạy và học có phần giảm sút, đây là một thách
thức mới đối với ngành giáo dục và các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện
sớm có biện pháp khắc phục để phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Tiểu kết: Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, ngành học giáo dục
phổ thông huyện Lập Thạch mặc dù vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém.
Nhưng toàn ngành cũng có sự nỗ lực vươn lên phát triển không ngừng, luôn là
huyện có thành tích tốt về giáo dục trong tỉnh trong đó có ngành học phổ thông.
Với sự cố gắng của toàn ngành, sự quan tâm lãnh đạo của các ngành, các cấp chắc
chắn giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch sẽ còn phát triển ở giai đoạn sau.
Như vậy, trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, ngành giáo dục phổ
thông huyện Lập Thạch đã từng bước đi lên. Từ trường tiểu học đầu tiên được
thành lập đến các trường cấp II, cấp III, số lượng học sinh tăng lên không

×