Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

tình hình kinh tế công thương nghiệp đàng ngoài từ thế kỷ xvii đến đầu thế kỷ xviii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.69 KB, 56 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN THỊ MAI LOAN




TÌNH HÌNH KINH TẾ CÔNG THƢƠNG NGHIỆP
ĐÀNG NGOÀI TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





NGUYỄN THỊ MAI LOAN




TÌNH HÌNH KINH TẾ CÔNG THƢƠNG NGHIỆP
ĐÀNG NGOÀI TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Tống Thanh Bình



SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo –
Thạc sĩ Tống Thanh Bình, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong thời
gian làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa đã tạo
điều kiện giúp em trong quá trình làm khóa luận. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và
tạo điều kiện của thư viện trường Đại học tây Bắc, thư viện tỉnh Sơn La đã giúp
đỡ em trong việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu.

Tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp K51 – ĐHSP Lịch Sử, cùng các cơ quan
đoàn thể, các phòng – ban – khoa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu nên khóa luận không tránh khỏi
thiếu xót, em rất mọng nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và ban đọc
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Mai Loan

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ, đóng góp của khóa luận 3
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5. Bố cục khóa luận 4
NỘI DUNG……………………………………………………… ……………5
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH ĐẠI VIỆT CUỐI THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ
KỶ XVIII 5
1.1. Sự sụp đổ của nhà Mạc 5
1.2. Nhà Lê Trung Hưng nắm chính quyền cai trị ở Đàng Ngoài 7
1.2.1. Sự thành lập của triều Lê Trung Hưng 7
1.2.2. Quá trình cai trị của triều Lê Trung Hưng từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế
kỷ XVIII 7
1.3. Các chúa Nguyễn xưng vương ở Đàng Trong 13
1.4. Cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài 14
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ CÔNG, THƢƠNG NGHIỆP Ở ĐÀNG

NGOÀI TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII 17
2.1. Thủ công nghiệp 17
2.1.1. Thủ công nghiệp nhà nước 17
2.1.2. Thủ công nhân dân 18
2.2. Thương nghiệp 23
2.2.1. Nội thương 23
2.2.2. Ngoại thương 25
2.3. Những nhân tố tác động đến tình hình kinh tế công thương nghiệp Đàng
Ngoài 32
CHƢƠNG 3. HỆ QUẢ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG THƢƠNG
NGHIỆP Ở ĐÀNG NGOÀI 38
3.1. Kinh tế công thương nghiệp Đàng Ngoài trong sự đối sánh với Đàng Trong 38
3.2. Tác động của kinh tế công thương nghiệp đối với triều Lê Trung Hưng và
xã hội Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII 42
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XVII, XVIII, lịch sử dân tộc chứng kiến rất nhiều chuyển biến trong
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Những biến cố chính trị về sự chia cắt Đàng
Trong, Đàng Ngoài đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển quốc gia Đại Việt,
Cùng với những cuộc phát kiến địa lý, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
theo hướng tư bản chủ nghĩa trên thế giới đã giúp các quốc gia phương Tây mở
rộng thị trường sang Châu Á, gõ cửa nền kinh tế nông nghiệp của các quốc gia
phong kiến trong đó có Đại Việt. Để đứng vững trước sự tồn tại và những cuộc
tấn công của chính quyền Đàng Trong, ngoài những biện pháp bằng quân sự
chính quyền Đàng Ngoài đã thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế

công thương nghiệp phát triển.
Đã có một thời gian dài, sử sách nhìn nhận thế kỷ XVII, XVIII là thời kỳ
suy yếu, khủng hoảng của chế độ phong kiến. Sự đổi mới sử học đã trả lại đúng
vị trí của giai đoạn này, theo đó, đây là giai đoạn lịch sử dân tộc có nhiều nhân
tố tiến bộ và hết sức mới mẻ. Nghiên cứu về kinh tế công thương nghiệp thời
gian này sẽ góp phần làm sáng tỏ sự phát triển của nền kinh tế Đại Việt trong
bối cảnh nền kinh tế tư bản đang định hình và phát triển mạnh mẽ trên thế
giới, từ đó thấy được hệ quả quá trình giao lưu về kinh tế giữa Đại Việt và
các quốc gia phương Tây.
Từ đó, em muốn nói đến những mặt tích cực của vương triều Lê Trung
Hưng trong quá trình tồn tại và cả những mặt hạn chế để lý giải cho sự thành
công và thất bại về sau của triều đại này. Trên thực tế, Đại Việt dưới sự cai trị
của triều Lê Trung Hưng mà cụ thể là dưới quyền điều hành của vua Lê chúa-
Trịnh đã có được những đóng góp nhất định cho nền kinh tế cũng như trên
nhiều phương diện khác cho dù kết cục cuối cùng, sự bảo thủ của tầng lớp thống
trị đã khiến cho Đại Việt không thoát khỏi sự trì trệ của nền kinh tế tiểu nông lạc
hậu cuối thế kỷ XVIII.
Nghiên cứu toàn diện các vấn đề của lịch sử đã và đang là xu hướng được
quan tâm khai thác, chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu về kinh tế với mong
muốn góp phần làm sáng tỏ tình hình xã hội Việt Nam trong các thế kỷ XVII,
XVIII để có những hiểu biết đầy đủ về một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Trên

2
thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu. Song em vẫn muốn tiếp tục nghiên cứu
nhằm hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này.
Vì vậy, em chọn vấn đề “Tình hình kinh tế công thương nghiệp Đàng
Ngoài từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về hoạt động kinh tế công thương nghiệp của Đại Việt nói chung, kinh
tế công thương nghiệp Đàng Ngoài nói riêng thì đã có một số tài liệu đề cập đến,

song hầu hết các công trình nghiên cứu lịch sử trước đây mới chỉ giới thiệu và một
số mặt căn bản, chung chung về nền công thương nghiệp Việt Nam giai đoạn này.
Về sử liệu gốc có thể kể đến một số tác phẩm sau:
Cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư” (sách do Phan Huy Chú dịch, Nxb khoa học
xã hội, Hà Nội, 1967-1968) của Ngô Sĩ Liêm, ghi chép về các sự kiện giao thương
của nước ta với các nước trong khu vực từ thời dựng nước đến thời Lê Trung
Hưng. Tuy nhiên, do lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương không được ghi
chép có hệ thống mà được lồng vào các sự kiện chính trị, ngoại giao… theo thứ tự
thời gian từng triều đại.
Cuốn “Khâm Định Việt sử thông giám cương mục” do Quốc sử Quán triều
Nguyễn biên soạn (bản dịch, Nxb Giáo dục, 1998) cũng với lối chép sử biên niên,
các sự kiện được ghi chép lồng vào các sự kiện chính trị, ngoại giao… từ thời dựng
nước đến triều Lê Trung Hưng, đầu thời Tây Sơn
Bên cạch sử liệu gốc còn có một số sách thông sử và các công trình nghiên
cứu, cũng đề cập đến vấn đề công thương nghiệp trong giai đoạn này. Có thể nói
một số công trình tiêu biểu sau:
Cuốn “Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII” của Thành Thế Vỹ,
(Nxb Sử học Hà Nội, 1961). Cuốn sách đã khái quát quá trình phát triển và suy tàn
của hoạt động ngoại thương ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong trong những thế kỷ
XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX.
Cuốn “Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài” (Ủy ban đoàn kết công giáo thành
phố Hồ Chí Minh, 1994), nội dung của cuốn sách nói về nguồn gốc xứ Đàng
Ngoài, về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa xứ Đàng Ngoài đầu thế kỷ XVII.
Cuốn “Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài (Nxb thế giới,
206 của Tavernier), đã phác họa những nét chấm phá về xã hội Đàng Ngoài giữa

3
thế kỷ XVII với những chi tiết kỳ thú và hữu ích về đời sống các tầng lớp thượng
lưu cũng như đời sống của khối quần chúng bình dân Đại Việt.
Cuốn “lịch sử Việt Nam tập IV thế kỷ XVII – XVIII” của Trần Thị Vinh

(chủ biên). Cuốn sách cũng đã đề cập tới vấn đề chính trị của Đai Việt trong thời
kỳ này, song ở chương V cuốn sách đã khái quát về tình hình phát triển kinh tế
công thương nghiệp của cả Đàng Trong và Đàng ngoài thời kỳ này.
Hay các bài viết như: “Bước đầu tìm hiểu chính sách công thương nghiệp
của nhà nước Việt Nam từ thế kỷ XVII-XVIII, Tạp chí NCLS số 4/1979, “Về hoạt
động thương mại của công ty Đông Ấn Pháp với Đại Việt” (nửa cuối thế kỷ
XVII – Giữa thế kỷ XVIII) của Nguyễn Mạnh Dũng – NCLS số 9/2006…
Đây là những nguồn tài liêu quý cho em trong quá trình thực hiện khóa
luận “Tình hình kinh tế công thương nghiệp Đàng Ngoài từ thế kỷ XVII đến đầu
thế kỷ XVIII” sẽ góp phần tiếp cận và làm rõ vấn đề nghiên cứu.
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ, đóng góp của khóa luận
3.1 Đối tƣợng
Nghiên cứu về tình hình kinh tế công thương nghiệp Đàng Ngoài từ thế kỷ
XVII đến đầu thế kỷ XVIII.
3.2 Phạm vi
3.2.1 Về mặt không gian
Chọn Đàng Ngoài làm đối tượng chính, cụ thể là từ sông Gianh (Quảng
Bình ngày nay) đến Hà Giang thuộc miền Bắc – Việt Nam ngày nay
3.2.2 Về mặt thời gian
Chọn mốc thời gian từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII. Là thời gian mà
nền kinh tế công thương nghiệp của Đàng Ngoài có những nét nổi bật.
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung tái dựng lại hoạt động thủ công nghiệp và hoạt động
trao đổi buôn bán trong nước và hoạt động ngoại thương giữa nhà nước phong
kiến, thương nhân ở khu vực Đàng Ngoài với các nước trong khu vực và
phương Tây
3.4 Đóng góp của khóa luận
Tái hiện lại một mảng lịch sử dân tộc trên lĩnh vực công thương nghiệp và
ở trên một phần lãnh thổ của Đại Việt ở Đàng Ngoài. Góp phần bổ sung thêm


4
nguồn tư liệu tham khảo cho việc dạy và học lịch sử Việt Nam trong thế kỷ
XVII, XVIII.
Thông qua khóa luận làm rõ tình hình phát triển kinh tế của Đại Việt trong
một giai đoạn lịch sử cụ thể là một thế kỷ, cũng thấy được sự phát triển của kinh
tế Đàng Ngoài. Từ đó chỉ ra những hệ quả tích cực cũng như hạn chế của việc
phát triển kinh tế công thương nghiệp của chính quyền Đàng Ngoài đối với việc
xây dựng và củng cố chính quyền và đảm bảo cuộc sống cho nhân dân phát triển
cùng các mối bang giao thông qua phát triển thương nghiệp với các nước
phương Tây và khu vực.
4. Cơ sở tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở tƣ liệu
Cơ sở tư liệu trong khóa luận chủ yếu là trong sách (sách thông sử, sách
chuyên khảo, giáo chình…), báo, tạp chí nghiên cứu như: tạp chí nghiên cứu
lịch sử, tạp chí nghiên cứu khoa học… Các điểm có tư liệu phục vụ cho khóa
luận là thư viện trường Đại học Tây Bắc, thư viện tổng hợp tỉnh Sơn La, thư
viện quốc gia Hà Nội, thư viện Đại học sư phạm Hà Nội…
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em sử dụng phương pháp nghiên cứu
là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, phương pháp phân tích,
so sánh… đồng thời áp dụng thêm kỹ năng của ngành thống kê để góp phần hệ
thống hóa các sự kiện lịch sử các vấn đề thuế khóa, mặt hàng…
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo khóa luận có
cấu trúc gồm ba chương:
Chương 1. Tình hình Đại Việt cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII
Chương 2 . Tình hình kinh tế công, thương nghiệp ở Đàng Ngoài từ thế kỷ
XVII đến đầu thế kỷ XVIII
Chương 3. Hệ quả của sự phát triển kinh tế công thương nghiệp ở Đàng
Ngoài





5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH ĐẠI VIỆT CUỐI THẾ KỶ XVI
ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII
1.1. Sự sụp đổ của nhà Mạc
Mạc Đăng Dung giành được ngôi vua trong khi những lực lượng ủng hộ nhà
Lê còn rất mạnh. Ngay từ năm 1530, một hoàng tộc nhà Lê là Lê Ý cùng với
một số bộ tướng đã dấy binh ở Thanh Hóa. Lực lượng này phát triển nhanh
chóng có lúc lên tới vài vạn người. Cuộc chiến kéo dài gần một năm thì thất bại
nhưng nó cũng làm cho nhà Mạc bị tổn thất nặng nề.
Tiếp đó một cựu thần khác nhà Lê là Lê Công Uyên cầm đầu, sau khi tổ
chức tấn công vào Thăng Long không thành (1528) phải chạy vào đất Thanh
Hóa, đã chiêu tập một đội quân ô hợp tự xưng là quân nhà Lê, kéo nhau đi
chiếm cứ các quận, huyện. Quân Lê Uyên đi đến đầu thường bắt người, cướp
của, đốt phá nhà cửa, khiến cho nhân dân vô cùng khổ cực. Khi bị nhà Mạc tấn
công, đội quân này bị tan giã và thất bại nhanh chóng. Trong khi nhà Mạc đang
phải lo đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước đầu năm 1532, An Thành Hầu
Nguyễn Kim, vốn là Thanh Hoa hữu vệ Điện tiền tướng quân dưới triều Lê,
được sự giúp đỡ của vua Ai Lao, đã bí mật xây dựng lực lượng ở Sầm Châu
(nay là tỉnh Sầm Nưa của Lào). Năm 1533, Nguyễn Kim cho đón Lê Duy Ninh,
tôn lên làm vua, lập lại triều Lê.
Từ khi có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Kim đã quy tụ được hầu hết các lực
lượng cực thần nhà Lê. Thế lực Nguyễn Kim ngày càng mạnh lên. Trong khi đó sự
kiểm soát của nhà Mạc từ Thanh Hóa trở vào Nam rất yếu. Năm 1537, một viên tướng
được giao quản lĩnh 7 huyện của Thanh Hóa là Lê Phi Thừa đem quân chạy sang Ai
Lao đầu hàng nhà Lê. Nhân cơ hội đó, từ năm 1539 đến năm 1543, quân nhà Lê từ ai

Lao mở các cuộc tấn công về Nghệ An và Thanh Hóa, Quân Mạc thất bại liên tiếp.
Cuối năm 1543, nhà Lê chiếm được Tây Đô, Thanh Hóa, Nghệ An trở
thành vùng đất đứng chân của vua Lê. Từ thời điểm đó trên đất nước ta đã xuất
hiện một lực lương đối đầu với nhà Mạc, đó là nhà Lê. Hai thế lực tranh chấp
nhau khiến cho đất nước lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn. Về danh nghĩa triều
Lê đã được phục hồi, nhưng ngay từ những ngày đầu người nắm thực quyền
điều hành mọi công việc là Thái sư Nguyễn Kim. Nhưng năm 1541, Nguyễn

6
Kim bị một tướng nhà Mạc đầu độc. Vua Lê bèn phong cho con rể Nguyễn Kim
là Trịnh Kiểm là Thái sư lạng quốc công, nắm giữ toàn bộ binh quyền. Từ đây
họ Trịnh kế tục nhau nắm quyền chi phối triều Lê. Năm 1546, sau khi làm chủ
được cả một vùng rộng lớn từ Thanh – Nghệ trở vào Nam, Trịnh kiểm cho xây
dựng thành quách lập cung điện, tổ chức quan lại như một triều đình thực sự. Để
phân biệt sử sách thường gọi triều Mạc đóng đô ở Thăng Long là Bắc triều và
tiều Lê Trung Hưng ở Thanh Hóa là Nam triều.
Năm 1551 nhân cuộc loạn của Phạm Tử Nghi ở Bắc triều, Trịnh Kiểm sai
quân đánh ra sát Thăng Long, sau đó rút. Liên tiếp từ đó cho đến năm 1569,
quân Nam triều đánh ra Bắc,nhưng không làm thay đổi tình thế. Năm 1570,
Trịnh Kiểm qua đời, nội bộ Nam triều phát sinh mâu thuẫn. Trong lúc hai anh
em Trịnh Cối và Trịnh Tùng đánh giết nhau, vua Lê cũng âm mưu giành lại thực
quyền. Mạc Kính Điển đã huy động 10 van quân với 700 chiến thuyền vượt biển
đánh vào Thanh Hóa. Suốt 10 năm từ 1570 – 1583, nhà Mạc đem quân đánh vào
13 lần nhưng cuối cùng đều phải rút lui. Với những lỗ lực cao nhất nhằm đè bẹp
lực lượng của Nam triều, trong vòng hơn 10 năm, nhà Mạc đã điều động gần
như cạn kiệt tiềm lực của mình cho chiến tranh.
Trong bối cảnh đó, lực lượng Nam triều được củng cố lại đã liên tục giành
được nhiều thắng lợi quan trọng. Cuối năm 1591, Trịnh Tùng điều động 6 vạn
quân chia làm 5 đạo theo đường phía Tây tiến ra Bắc. Để đối phó lại nhà Mạc
cũng huy động một lực lượng tới 10 vạn quân. Một trận quyết chiến giữa hai bên

đã diễn ra ở Sơn Tây. Trong trận này quân Mạc bị đại bại, thương vong tới tận 1
vạn người. Thừa thắng Trịnh Tùng cho quân áp sát Thăng Long, “đốt phá nhà
cửa, khói lửa ngợp trời” để uy hiếp. Sau đó Trịnh Tùng về Thanh Hóa báo tin
mừng cho vua Lê biết.
Trịnh Tùng đã bỏ Thăng Long về lại Thanh Hóa, nhưng Mạc Mậu Hợp
không biết nhân cơ hộ này để củng cố lực lượng nhằm đánh đuổi quân Trịnh, mà
trái lại, đã ngày đêm buông tuồng mê đắm tử sắc, bạc đãi tướng sĩ. Thấy Nguyễn
Thị Niệm vợ của Bùi Văn Khuê nhan sắc. Mạc Mậu Hợp mưu giết Văn Khuê để
lấy Thị Niệm. Bùi Văn Khuê đem quân hàng họ Trịnh. Trịnh Tùng được Văn
Khuê mừng lắm. Năm 1592, quân Nam triều mở cuộc tấn công quyết định vào
Thăng Long, Trịnh Tùng giành toàn thắng. Cục diện Nam – Bắc triều về cơ bản

7
đã kết thúc, con cháu nhà Mạc cùng một số tướng tá và tàn quân bỏ chạy lên
Cao Bằng. Nhà Mạc xụp đổ, Trịnh Tùng xưng vương và xây dựng phủ chúa bên
cạch triều đình nhà Lê.
Như vậy, năm 1592 nhà Mạc bị lật đổ, tình trạng phân chia Nam – Bắc
triều chấm dứt. Những trước đó ở vùng Thuật Hóa, Quảng Nam đã hình thành
một cơ sở cát cứ mới. Đó là cuộc cát cứ của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn.
Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự phân liệt thành Đàng Trong – Đàng
Ngoài ở nước ta vào thế kỷ sau.
1.2. Nhà Lê Trung Hƣng nắm chính quyền cai trị ở Đàng Ngoài
1.2.1. Sự thành lập của triều Lê Trung Hƣng
Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê ngày càng suy yếu thì cuộc tranh chấp giữa các
bè phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt. Dưới triều Chiêu Tông (1516-
1526), cuộc tranh chấp lúc đầu diễn ra chủ yếu giữa hai phái quân phiệt do
các tướng Trịnh Tuy và Nguyễn Hoàng Dụ cầm đầu. Nhiều cuộc xung đột
giữa hai phái này đã xảy ra giữa kinh thành Thăng Long. Năm 1527, triều
Mạc được thành lập
Nhà Mạc tuy đã thành lập những cuộc tranh chấp giữa các phe phái phong

kiến vẫn diễn ra gay gắt. Mạc Đăng Dung mới lên ngôi vua, nhiều quan lại cũ
của nhà Lê phản đối kịch liệt. Trong lúc đó, ở vùng Sầm Châu (Thanh Hóa) một
viên tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim đã ra sức tập hợp lực lượng chống Mạc.
Đầu năm 1533, An thành Hầu Nguyễn Kim dựa vào sự giúp đỡ của vua Ai Lao,
mộ quân luyện tập và tôn một người con của Chiêu Tông tên là Ninh lên làm
vua. Nhiều cựu thần nhà Lê được tin đó đã trốn theo. Một triều đình mới của nhà
Lê hình thành ở Thanh Hóa, sử gọi là triều Lê Trung Hưng.
Triều Lê Trung Hưng (1533-1789), cùng với sự tồn tại của vua Lê, chúa
Trịnh, mà quyền lục nằm trong tay phủ chúa, chính quyền Lê-Trịnh đã thực hiện
các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội để cai trị đất nước. Đây là
triều đại có thời gian tồn tại dài nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
1.2.2. Quá trình cai trị của triều Lê Trung Hƣng từ cuối thế kỷ XVI đến
đầu thế kỷ XVIII
1.2.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị
Nhà Lê Trung Hưng (1533-1789) là một triều đại phong kiến trong lịch sử

8
Việt Nam, giai đoạn sau của nhà Hậu Lê, được thành lập sau khi vua Lê Trang
Tông với sự giúp đỡ của cựu thần nhà Lê sơ là Nguyễn Kim được đưa lên ngôi.
Đây là triều đại dài nhất so với các triều đại trong lịch sử Việt Nam (ngoại trừ
triều vua Hùng theo truyền thuyết) với 256 năm và đây cũng là thời kỳ lãnh
thổ Việt Nam được mở rộng nhất.
* Về kinh tế
Thứ nhất là sự phát kinh tế hàng hóa trong nước: ngay dưới thời nhà Lý –
Trần nền kinh tế hàng hóa đã có bước phát triển. Dưới thời Lý, ngay tại Thăng
Long nhà nước đã cho xây dựng hàng loạt các xưởng thủ công lớn như: xưởng
đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí… Hàng hóa tại thời điểm này chủ yếu là để
phục vụ cho nhu cầu của vua chúa, quan lại phong kiến mà chưa đem ra trao đổi
nhiều. Bước sang thời Trần, sản xuất hàng hóa có bước phát triển hơn, tầng lớp
thị dân chiếm tỉ lệ tương đối cao, lượng hàng hóa sản xuất ra ngày một nhiều đã

thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán. Đến thời Lê, nền sản xuất hàng hóa lại
phát triển cao hơn nữa. Lê Thánh Tông đã phải thốt lên rằng từ triều thần đến tể
tướng đều đi buôn. Tuy nhiên với chủ trương trọng nông ức thương, nhà Lê sơ
đã có những biện pháp hạn chế sự phát triển công thương nghiệp.
Bước sang thế kỷ XVII, đánh dấu một bước phát triển mới trong sản xuất
hàng hóa ở Đàng Ngoài. Điều đó được biểu hiện bằng sự ra đời của hàng loạt
các ngành thủ công nghiệp nhà nước. Cùng với đó là sự phát triển của các ngành
thủ công nghiệp nhà nước với các ngành đóng tàu thuyền ở Bãi Cháy, Bến
Thủy, xưởng đúc tiền ở Nhật Chiêu và Cầu Giền trong Kinh thành Thăng Long,
nghề dệt ở Yêu Thái, Nghi Tàm… đã tạo một lượng sản phẩm lớn một phần đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng và một phần đem trao đổi buôn bán. Chỉ tính riêng ở
Thăng Long thời kỳ này có khoảng 30 nghề thủ công cổ truyền như các nghề
nhuộm, thêu, mộc, tiện, sơn…
Sự phát triển của sản xuất hàng hóa trong thời kỳ này mang tính quy luật
khách quan. Hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra mạnh mẽ và họp chợ là một
hình thức phổ biến. Ở nông thôn chợ là trung tâm kinh tế, trao đổi hàng hóa của
một vùng, xã hay một làng. Người nông dân hay người thợ thủ công mang tới đây
các loại nông sản, sản phẩm thủ công để trao đổi. Các luồng buôn bán cũng không
ngừng được mở rộng. Trao đổi hàng hóa diễn ra giữa miền ngược và miền xuôi, ở

9
những vùng giàu tài nguyên nhiều sản vật núi rừng với vùng đồng bằng chuyên
sản xuất lúa gạo và những sản phẩm thu công nghiệp nổi tiếng, tạo nên mối liên
hệ kinh tế giữa các miền trong nước. Sự phát triển kinh tế hàng hóa Đàng Ngoài
đã tạo nên những tiền đề thuận lợi, lượng hàng hóa phong phú về chủng loại, lớn
về số lượng cho hoạt động buôn bán Đàng Ngoài phát triển.
Thứ hai: Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa thì kinh tế tự
nhiên vẫn là phổ biến và chiếm ưu thế đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động
công thương nghiệp. Các cuộc chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong
kiến đối lập đã làm cho nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Những năm đầu của

thế kỷ XVII, mất mùa thường xuyên khiến cho nông dân luôn chịu đói khổ.
Năm 1617, gió bão to, nước lụt tràn ngập, mùa màng mất trắng.
Năm 1630, nước sông Nhị lên to, đê các xã Yên Duyên, Khuyến Lương
(Thanh Trì, Hà Nội) bị vỡ, nước lụt tràn ngập, nam đói lại xảy ra. Năm 1671
chúa Trịnh mới sai người đi sửa đắp đê điều các xứ để đối phó với thiên tai,
song đây chỉ là những đối sách chung chung và phải cuối năm 1664, chúa Trịnh
mới hạ lệnh cụ thể: “Hàng năm cứ đến kỳ tháng mười đi khám đường đê ở dân
gian, chỗ nào nên sửa đắp thì kê thực dâng lên, chỗ nào công trình nhỏ thì chiếu
bổ cho các xã dân những nơi thế nước có thể chảy đến, nhận sửa đắp riêng, cho
huyện quan đốc thúc, chỗ nào công trình to lớn thì đợi sai quan đốc làm. Hạn
đến ngày mùng mười tháng riêng khởi công, đến trung tuần tháng ba phải làm
xong. Lấy thế làm lệ thường mãi mãi” [24, tr114]. Tuy vậy, tác động của các
chúa cũng không đem lại kết quả đáng kể gì. Bọn quan lại địa phương chỉ lo tìm
cách lợi dụng việc công mà bắt dân đóng góp, nộp lễ vật. Quan lại địa phương
đua nhau “thu tiền bỏ túi, làm việc qua loa, cẩu thả. Đến mùa nước lớn, đê lại
vỡ lở, dân vùng ven sông luôn bị tai họa” [24, tr115].
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, vì sự cần thiết phải sống người nông dân
Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ sự sáng tạo của mình, vừa đấu tranh chống thiên
nhiên, vừa đấu tranh chống lại quan lại sâu mọt. Hiện tượng thâm canh bước đầu
có sự phát triển, các giống lúa ngày càng phong phú về chủng loại. Ước tính có
đến tám loại thóc chiêm, hàng chục loại lúa tám, hàng chục loại lúa màu, lúa
nếp. Nhiều loại ngũ cốc, củ bột được phổ biến. Các loại ngô, kê được trồng khắp
các xứ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn Tây… Năng suất sản xuất cũng đảm bảo

10
không những đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn tạo nên những tiền đề
thuận lợi cho việc phát triển công thương nghiệp ở Đàng Ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng tình hình kinh tế, xã hội Đại Việt thời điểm này
đã ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động công thương nghiệp ở Đàng Ngoài
trên hai phương diện tích cực và tiêu cực. Đó là sự phát triển của kinh tế hàng

hóa tạo ra lượng sản phẩm phong về số lượng, chủng loại thúc đẩy hoạt động
trao đổi buôn bán. Song thời điểm này nền kinh tế tự nhiên mang tính chất phụ
thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên, cùng với đó là nếp sống tự cấp, tự túc đã ăn sâu
vào đời sống của người dân Việt Nam đã dẫn tới sản xuất nông nghiệp kém phát
triển và tác động sấu tới sự phát triển của hoạt động công thương nghiệp.
* Về chính trị
Đại Việt thế kỷ XVI, XVII, XVIII rơi vào tình trạng bế tắc. Sự bế tắc này
đã từng xảy ra vào cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV. Đó là trong khi sức sản
xuất phát triển khá mạnh, chế độ thái ấp và đại điền trang lúc này không còn
thích hợp nữa những phong kiến nhà Trần đã không có một chính sách thích
đáng nào và cuộc khủng hoảng diễn ra với sự sụp đổ của nhà Trần.
Bên cạch sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, thời điểm này phong
kiến Việt Nam lại đi vào con đường cát cứ. Sau khi nhà Mạc bị đánh bại ở
Thăng Long, con cháu nhà Mạc là Mạc Kính Dụng chạy lên cao Bằng lấy của
cải đút lót cho quan lại nhà Minh nhờ cát đất ở Cao Bằng cho nhà Mạc. Khi Mạc
Kính Dụng chết, Mạc Kính Cung lại được nhà Minh bảo trợ cho ở cao Bằng. Đất
cao Bằng từ đây trở thành một nước riêng, chịu sự thống trị của tàn dư nhà Mạc. Ở
đây nhà Mạc cho xây dựng cung điện, lập một chế độ riêng, có quân đội thường
xuyên chống lại quân Trịnh. Cuộc chiến tranh giữa nhà Mạc với nhà Trịnh diễn ra
gay gắt và phải đến cuối thế kỷ XVII nhà Trịnh mới tiêu diệt hẳn nhà Mạc. Nhưng
khi nhà Mạc – kẻ thù chung bị đánh bại thì mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh-
Nguyễn là một cuộc nội chiến kéo dài suốt 45 năm trời (1627-1672) đưa cả đất
nước vào vòng bi đao khói lửa. Cả hai tập đoàn này đều mượn danh vua Lê để tiêu
diệt lẫn nhau. Trong suốt 45 năm đó, hai tập đoàn này đã đánh nhau tất cả bẩy lần
vào các năm 1627, 1643, 1648, 1655, 1660, 1661-1662, 1672. Những cuộc chiến
tranh này đã đưa tới hậu quả là hủy diệt nhiều sức sản xuất.

11
Như vậy, hoạt động công thương nghiệp Đàng Ngoài từ thế kỷ XVII - đầu
thế kỷ XVIII chịu ảnh hưởng của tình hình trên. Những cuộc chiến tranh giữa 2

tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động công
thương nghiệp. Hoạt động công thương nghiệp tiến hành theo triều hướng có lợi
cho cuộc phân tranh của hai tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn.
1.2.2.2. Tình hình văn hóa, xã hội
* Về văn hóa
Trong các thế kỷ XVI-XVII-XVIII, Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến
bảo vệ, duy trì để làm nền tảng cho các tổ chức chính trị, kinh tế của chính quyền,
làm kỷ cương của xã hội. Tuy vậy, Nho giáo thời kỳ này bước vào thời kỳ
suy đốn dần, không còn được độc tôn như trước. Thực trạng này được biểu hiện ở
lĩnh vực giáo dục, thi cử. Các chính quyền phong kiến vẫn duy trì và mở rộng chế
độ giáo dục, thi cử làm phương tiện đào tạo quan lại, đáp ứng nhu cầu tổ chức bộ
máy ngày một đông đảo, nhưng không còn được nghiêm túc như trước.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá và sự tấn công của đồng tiền
vào thành trì lễ giáo phong kiến đã làm cho ý thức hệ Nho giáo bị rạn nứt dần.
Triết lý "chính danh định phận" của đạo Nho đã phải lùi bước trước nhân sinh
quan đồng tiền là trên hết, đè bẹp tất cả.
Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Trong khi Nho giáo bước vào thời kỳ suy thoái dần thì Phật giáo lại được
phục hưng. Các vua, chúa, quý tộc, quan lại cả hai Đàng (Ngoài và Trong) đua
nhau tôn thờ đạo Phật, bỏ nhiều tiền của để trùng tu chùa cũ, xây cất nhiều
chùa, tháp mới. Các chùa Tây Phương, Phúc Long, Thiền Tông, Độc Tông,
Sùng Nghiêm, Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Hương Hải, v.v , (ở Đàng Ngoài) và các
chùa Thiên Mụ, Hoà Vang, Mỹ An, Thuận Trạch, Kính Thiên, Hà Trung, Quốc
Ân, v.v , (ở Đàng Trong) đều được sửa chữa hay xây dựng trong thời kỳ này.
Đạo Phật lại được xã hội tôn sùng và phổ biến hơn thời Lê sơ.
Đạo giáo cũng có bước phát triển được vua, chúa tôn trọng. Việc tu tiên đắc
đạo, luyện đan khá thịnh hành ở Đường Ngoài.Các chúa Trịnh cho trùng tu quán
Trấn Võ ở Hà Nội và cho đúc pho tượng đồng Thánh Trấn Võ cao 3,2m, nặng


12
6000 cân đồng, sau đó chúa Trịnh lại cho đúc tượng Trấn Võ ở quán Trấn Võ
(thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội) cao ba thước. Một số thân vương, quan lại, quý
tộc cũng cúng tiền của giúp việc xây dựng.
Bắt đầu du nhập từ năm 1533, đạo Thiên chúa được các giáo sĩ người Bồ
Đào Nha, Ý, Nhật, Pháp đẩy mạnh việc du nhập vào nước ta. Tính đến thế kỷ
XVII, số giáo dân ở Việt Nam đã lên đến 25 vạn người. Ưu thế đã chuyển dần từ
các giáo sĩ Bồ Đào Nha sang tay các giáo sĩ người Pháp. Năm 1670. dòng thừa
sai ở nước Pháp đã đặt được Giám mục ở Đàng Ngoài, quản lý hàng chục giáo
sĩ, hàng trăm giảng đường các loại (có 35.000 giáo dân, 200 giảng đường, 75
nhà thờ hay phòng họp). Việc đào tạo các thầy dòng, giáo sĩ cúng được tiến
hành. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển việc truyền đạo cũng bị chậm lại do
giáo luật của Thiên chúa giáo phủ nhận việc thờ cúng tổ tiên và làm giảm sút
đến ý thức hệ trung quân của Nho giáo nên đã bị chính quyền của họ Trịnh Đàng
Ngoài ra lệnh ngăn cấm.
Cùng với quá trình truyền bá Thiên chúa giáo các giáo sĩ Phương Tây đã học
tiếng Việt và sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ dựa trên mẫu từ chữ cái La Tinh để ghi âm
tiếng Việt. Người có công lớn trong quá trình này là giáo sĩ Alexxandre de Rhodes.
* Về xã hội
Trong xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVII – thế kỷ XVIII tồn tại hai
giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân (chiếm 90%
dân số), bên cạnh đó là sự xuất hiện thêm một tầng lớp là thợ thủ công.
Giai cấp địa chủ phong kiến sống một cuộc sống ăn bám xa xỉ, ra sức bóc
lột nông dân. Cuộc sống của nhân dân không những phụ thuộc vào thiên nhiên
mà họ còn bị trói buộc vào ruộng đất nơi họ sinh sống. Họ phải nai lưng ra lao
động để nộp các thứ tô: tô hiên vật, tô tiền tô lực dịch… Họ bị địa chủ phong
kiến ra sức bóc lột và biến họ thành những người nô lệ, nông nô. Vừa bị bóc lột,
vừa bị mất mùa, có những năm cả làng, cả xã phải bỏ quê hương đi tha phương
cầu thực.

Mặt khác, nghề thủ công từ nghề phụ cũng không vượt ra khỏi vòng trói
buộc của phong kiến. Những người thợ khéo tay thì bắt làm công tượng. Đồ
dùng khéo đều không được bán cho nhân dân dùng. Nhà nào có nghề thủ công
thì phải nộp thuế bằng hiện vật: dệt vải nộp vải, dệt lụa nộp lụa… Ngoài ra họ

13
còn phải chịu những thể lệ ngặt nghèo của phường hội, những bí mật nhà nghề
giữ kín không được truyền cho các thế hệ sau.
Tuy vậy, xã hội Việt Nam truyền thống dưới các vương triều phong kiến,
nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước, mang nặng tính chất tự cấp,
tụ túc trong khuân khổ cộng đồng làng xã.
Như vậy, có thể nói tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của nước
Đại Việt trong thế kỷ XVI – XVIII có nhiều mặt ảnh hưởng tới sự phát triển
công, thương nghiệp.
1.3. Các chúa Nguyễn xƣng vƣơng ở Đàng Trong
Trong lúc Nam triều hưng thịnh, năm 1545, thái sư Hưng quốc công
Nguyễn Kim (sau khi giúp nhà Lê khôi phục được vương triều ở Thanh Hóa ông
đã được vua Lê phong cho chức Thái sư) đã bị một hàng tướng nhà Mạc đầu
độc. Sau khi Nguyễn Kim chết vua Lê trao toàn bộ quyền hành cho Trịnh Kiểm
là con rể của Nguyễn Kim, ngay lập tức Trịnh kiểm tìm mọi cách loại bỏ thế lục
của Nguyễn Kim và đã hãm hại Nguyễn Uông (con trai của Nguyễn Kim). Nhận
biết được mưu đồ của Trịnh Kiểm đối với dòng họ mình, Nguyễn Hoàng là em
của Nguyễn Uông đã cho người đến hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Sau đó ông nhờ chị gái mình là Ngọc Bảo – vợ của Trịnh Kiểm xin anh
rể cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa để khỏi bị hãm hại.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng từ vùng đất Tông Sơn (Thanh Hóa) đưa toàn
bộ gia quyết cùng trung thần ở Thanh Hóa, Nghệ An theo đường biển vào Trấn
thủ vùng đất Thuận Hóa nuôi ý đồ xây dựng cơ nghiệp lâu dài. Từ khi vào trấn
thủ vùng đất Thuận Hóa, trước mắt bề ngoài Nguyễn Hoàng vẫn tỏ ra thuần
phục vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, việc cống nạp được duy trì đều đặn.

Nhưng bên trong Nguyễn Hoàng ngấm ngầm tìm cách nhanh chóng khai phá dải
đất “Đàng Trong”, tạo thực lực để đối chọi với tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh
về sau này. Ý đồ lớn lao đó được thực hiện qua lời chăn chối của Nguyễn
Hoàng đối với con là Nhuyễn Phúc Nguyên như sau: “ Đất Thuận Quảng phái
Nam có Hoành Sơn và Lĩnh Giang, phái Nam có Hải Vân và Thạch Bi, địa thế
hiểm trở, thật là nơi để cho người hùng dụng võ. Nếu biết dậy bảo nhân dân,
luyện tập binh sĩ, kháng cự lại nhà Trịnh sẽ gây dựng được cơ nghiệp muôn đời”
[17, tr174]. Từ khi nối nghiệp cha, Nguyễn Phúc Nguyên tổ chức lại chính

14
quyền, tách khỏi sự lệ thuộc họ Trịnh, chỉ chịu nộp thuế theo lệ. Năm 1620, họ
Trịnh mang quân vào, Nguyễn Phúc Nguyên không chịu nộp thuế nữa.
Từ năm 1611, Nguyễn Hoàng đã cử chủ sự Văn Phong, nhân sự cướp phá
biên giới Chăm Pa đánh vào chiếm đất và đặt thành phủ Phú yên. Năm 1623, một
phái bộ của chúa Nguyễn đến Ou Đông yêu cầu được lập cơ sở ơ PreiNokor (vùng
Sài Gòn) để thu thuế hàng hóa. Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần lại cử tướng mang
quân vào chiếm phần đất từ Nam Phú Yên đến bờ sông Phan Lang đặt ra hai phủ
Thái Khang và Diêm Khánh. Năm 1679, Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Đinh
đem binh biền và giai quyến hơn 3.000 người và hơn 50 chiến thuyền đến gần kinh
đô Đàng Trong, chúa Hiền Vương đã sai người thông thạo đường đi lối lại đưa
đường cho bọn di thần nhà Minh khai phá đất đai ở vùng Biên Hòa, Mỹ Tho.
Đến thời điểm này, miền Nam vẫn còn hai nơi quan trọng khác ở phái Tây
và Tây Nam chưa được khai phá (tức là phía vịnh Xiêm – Thái Lan). Năm 1698,
Trưởng Quân cơ Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh của chúa Nguyễn đã vào vùng
Biên Hòa, Đồng Nai lập ra Gia Định phủ gồm có: xứ Đồng Nai làm huyện
Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; xứ sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh
Phiên Trấn. Các chúa Nguyễn đã đặt được sự kiểm soát của mình trên một vùng
đất đai và cư dân được khai phá đã rất rộng lớn ở phía Nam, cụ thể như sau: Đất
đai được mở rộng hơn 1.000 dặm, dân số được hơn 40.000 hộ, chiêu mộ lưu dân
từ Bố Chánh châu chở về Nam đến khắp nơi, mọi người phân chiếm ruộng đất

chuẩn bị thuế đinh điền và lập hộ tịch đinh điền.
Năm 1699, ở Chân Lạp có biến Nguyễn Hữu Cảnh đã đem quân tới tận
Nam Vang để can thiệp quân sự. Năm 1705, Nguyễn Cửu Vân cũng thừa lệnh
chúa Nguyễn hành quân lên Cao Miên để dẹp quân Xiêm. Cứ vậy các chúa
Nguyễn đã thống nhất các vương quốc nhỏ ở phía Nam và đặt vùng đất phái
Nam đặt dưới sự cai trị của các chúa Nguyễn.
Có thể nói công cuộc “Nam tiến” hoàn tất vào năm 1759, với công lao của
các chúa Nguyễn, lãnh thổ Đại Việt mở rộng đến vùng Hà Tiên, Mũi Cà Mau
1.4. Cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài


Sau khi Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc, Dương Chấp Nhất đầu độc
chết năm 1545, mọi quyền hành rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm
bắt đầu tước đoạt quyền thế của họ Nguyễn, hãm hại con đầu của Nguyễn Kim

15
là Nguyễn Uông. Đề phòng mối nguy hại từ Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng xin cho
được vào trấn thủ vùng Thuận Hóa.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cho vào trấn thủ ở xứ
Thuận Hóa, từ đó cơ nghiệp riêng của họ Nguyễn bắt đầu được gây dựng và tất
cả quá trình này được tiến hành một cách âm thầm và bí mật. Năm 1592, về cơ
bản Nam triều thắng Bắc triều. Năm 1593, Nguyễn Hoàng còn đem cả Thủy
quân ra Thăng Long để giúp họ Trịnh đuổi tàn quân Mạc và giành thắng lợi.vua
Lê trở về Thăng Long, Nguyễn Hoàng phải ra chầu, chúc mừng thắng lợi và
mang sổ sách quân dân, binh lương kho tàng dâng lên vua Lê, được sắc phong
tước Quốc Công. Trịnh Tùng muốn mượn tay của quân Mạc để tiêu diệt Nguyễn
Hoàng. Ý đồ của họ Trịnh muốn trừ khử từ trước đến đây được thể hiện rõ ràng.
Sau khi Nguyễn Hoàng đẩy lùi được tàn quân Mạc, Trịnh Tùng muốn giữ chân
cậu mình ở đất Bắc Hà. Nguyễn Hoàng nhận thấy họa sát thân đang đến gần, xui
sử các tướng Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khuê đang đóng quân ở cửa

Đại An tạo phản, xin cầm quân đi đánh rồi giả vờ thua, theo đường biển chạy về
Thuận Hóa. Sự rạn nứt mới trong quan hệ với triều đình Thăng Long và họ
Trịnh, bất chấp việc làm của Trịnh Tùng, cuộc tranh giành quyền lực trước giờ
được tiến hành một cách ngấm ngầm, nay có thể trở thành cuộc đối đầu công
khai, tình hình chính trị căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi Nguyễn Hoàng ra đi.
Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ khi nào, Nguyễn Hoàng đã khôn khéo tránh sự
đụng độ đao binh và xoa dịu mâu thuẫn với việc gả Ngọc Tú cho Trịnh Tráng
(cô lấy cháu), và hằng năm nộp thuế đều đặn.Về Ái Tử, Nguyễn Hoàng dời dinh
sang phía Đông, bắt đầu thực hiện một chính sách cai trị mới, tách khỏi ràng
buộc của họ Trịnh.
Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên tự ý bổ dụng các chức quan ở Thuận
Hóa, thải hồi các quan lại do vua Lê, chúa Trịnh phong trước đây. Chúa Nguyễn
đã có ý ra mặt công khai đối đầu với họ Trịnh. Năm 1620, họ Trịnh cho quân
vào Nam nhằm lật đổ Phúc Nguyên, dựng Phúc Anh lên, nhưng không thành.
Họ Nguyễn lấy cớ này không nộp thuế nữa, mâu thuẫn giữa hai họ Trịnh – Nguyễn
trở nên cẳng thẳng hơn. Sau khi lên nối nghiệp, chúa Trịnh Tráng (1623 – 1657) có
ý đưa quân vào Nam đánh họ Nguyễn. Năm 1627, Trịnh Tráng lấy cớ họ Nguyễn
không nộp thuế mà phát binh, chiến tranh Trịnh – Nguyễn xảy ra. Kể từ đó họ

16
Trịnh và họ Nguyễn thường xuyên đem quân đánh nhau, gây biết bao nhiêu đau
thương, tang tóc cho nhân dân hai miền, làm cho đất nước chìm trong cuộc nội
chiến đẫm máu và bị chia cắt kéo dài hơn một thế kỷ. Cuộc chiến tranh cát cứ
kéo dài của các thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn đã để lai hậu quả đối với lịch
sử dân tộc, dẫn tới sự xuất hiện của cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài
Về phần họ Nguyễn, chúa Nguyễn tuyên bố rằng họ Trịnh đã giết vua Anh
Tông (1573), Kính Tông (1619), đó là tội đại nghịch, đã tước hết quyền binh của
nhà vua, từng bước biến vua Lê trở thành bù nhìn, việc năm 1556 vua Trung
Tông mất không có con nối ngôi, Trịnh Kiểm đã có ý đồ thay thế nhà Lê, nhưng
một phần vì cuộc chiến Nam – Bắc triều, phần khác Trịnh Kiểm cho đi hỏi Trạng

trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xem liệu có thuận chăng, Trạng trình phán rằng nên
tìm “thóc cũ mà gieo”, vì thế mà họ Trịnh không giám tiếm vị. Nhưng cũng từ
đây, họ Trịnh nắm toàn bộ binh quyền trong tay, vì cuộc chiến mà đã không
ngừng tăng thuế khiến trăm họ phải lầm than. Do đó, họ Nguyễn tự cho mình có
bổn phận diệt Trịnh để phò vua Lê và nhân dân khỏi ách thống trị của họ Trịnh.
Về phần họ Trịnh thì cho rằng, họ Nguyễn đã phản bội nhà Lê: khi
Nguyễn Hoàng được trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu có ý định xây dựng cơ nghiệp
riêng, khi lực lượng đủ mạnh thì ra mặt chống đối, như: bãi nhiệm các quan lại
do vua Lê, chúa Trịnh bổ nhiệm ở Thuận Hóa, tự cho người của họ Nguyễn nắm
giữ chính quyền, không chịu nộp thuế cho triều đình, lại còn xâm lấn đất của
nhà vua. Vì vậy mà họ Trịnh cũng cho mình bổn phận, trách nhiệm với nhà vua
và nhân dân mà đánh kẻ phản thần để mang giang sơn về một mối cho vua Lê.
Các nguyên do trên đã khiến hai họ từ bất đồng gia đình, dòng họ dẫn đến
mâu thuẫn của dân tộc, của đất nước, cuộc chiến kéo dài 45 năm cũng là hệ quả
của mâu thuẫn này. Cuộc chiến kết thúc những chưa thể giải quyết được mâu
thuẩn lớn này. Kết cục, vua Lê chúa Trịnh phải mặc nhiên chấp nhận sự li khai,
thành lập một chính quyền riêng của họ Nguyễn ở phía Nam, mà sử cũ gọi là
Đàng Trong còn chính quyền Lê – Trịnh ở phái Bắc gọi là Đàng Ngoài lấy sông
Gianh là ranh giới.




17
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ CÔNG, THƢƠNG NGHIỆP Ở
ĐÀNG NGOÀI TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII

2.1. Thủ công nghiệp
2.1.1. Thủ công nghiệp nhà nước
Để phục vụ cho nhu cầu của nhà nước, chính quyền Lê – Trịnh Đàng

Ngoài vẫn duy trì các công xưởng, quan xưởng. Đây là loại hình thủ công
nghiệp Nhà nước đã có từ thời Lý. Chuyên sản xuất các vật dụng phục vụ sinh
hoạt của triều đình và các loại vũ khí phục vụ chiến tranh ở Thăng Long. Chúa
Trịnh lập ra nhiều xưởng lớn chuyên sản xuất vũ khí cho quân đội, làm các đồ
trang sức cung đình, may trang phục cho vua chúa, quan lại và đúc tiền. Từ năm
1760, nhà nước cũng cho phép các trấn cũng được mở xưởng đúc tiền.
Các đơn vị thủ công nhà nước gọi là Tượng cục, làm việc trong đó là
những thợ thủ công giỏi được tập trung từ các địa phương theo chế độ công
tượng. Họ là những người có kĩ thuật cao những sản phẩm làm ra chỉ phục vụ
nhu cầu rất hạn chế của chính quyền nên ít có sự tác động đến nền kinh tế trong
nước. Một loạt các sản phẩm chỉ giành riêng cho vua chúa dùng, ví như màu
vàng chỉ dành riêng cho vua dùng, tất cả những vật dụng hiếm lạ là cấm làm và
cấm bán, ngoài nhà vua không ai được dùng. Các thợ thủ công không được đua
tài khéo làm những đồ dùng hình thù kì lạ để bán. Sách Lê triều hội điển ghi rõ
vê lương bổng trong các Tượng cục ở Đàng Ngoài như sau: “Những viên thủ
mặc và những thợ hạng nhất, hạng nhì ở trong cục, mỗi người được 6 quan tiền
cổ, 3 mẫu công điền. Nếu không có 3 mẫu công điền thì cấp cho 3 quan tiền cổ
và 5 thùng gạo. Những viên phó thủ mặc và thợ hạng 3 trong cục, mỗi người
được 4 quan tiền cổ, 2 mẫu công điền. Nếu không có công điền thì cấp cho 2
quan 2 tiền cổ và 3 thùng thóc” [19, tr 166].
Thủ công nghiệp nhà nước phục vụ mục đích quân sự, chính trị như đóng
tầu, đức sung đạn… chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và
Đàng Ngoài.
Đóng tàu: Chúa Trịnh lập những xưởng đóng tàu, thuyền tại Bãi Cháy và
Bến Thủy. Sản phẩm là những loại sản phẩm nhỏ như thuyền Thi Hậu, thuyền
Hải Đạo, thuyền Hải Mã, thuyền Mui, thuyền Quan Hành. Loại lớn nhất có chiều

18
dài 67 thước, rộng 10 thước 5 tấc, có 48 cột chèo. Thuyền mới hoặc thuyền mang
sửa chữa phải có người phải có người của công phiên kiểm tra chất lượng.

Đúc tiền: Đàng Ngoài có hai xưởng đúc tiền ở Nhật Chiêu và Cầu Giền
trong kinh thành Thăng Long. Từ năm 1760, do nhu cầu tiền tệ triều đình mở
thêm xưởng đúc tiền ở Sơn Tây. Sau đó các nơi khác cũng đua nhau mở xưởng
đúc, khiến cho tiền chất lượng kém. Vì vậy triều đình phải đình chỉ việc đúc tiền
tại các trấn chỉ để lại hai xưởng ở kinh thành. Thời Lê Trung Hưng đúc rất nhiều
loại tiền, chỉ riêng tiền Cảnh Hưng (niên hiệu của vua Lê Hiển Tông) đã có tới
80 loại.
Đúc súng: Do sự du nhập của khoa học kĩ thuật của Phương Tây, nhờ sự
trao đổi hàng hóa mang lại. Chúa Trịnh đã mở xưởng đúc sung nhờ sự giúp đỡ
của người Phương Tây, thương nhân Hà Lan đã bán vũ khí cho chúa Trịnh. Đến
khi cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài búng phát, nhu cầu vũ khí lớn, chúa
Trịnh đã ra lệnh phá cả các chuông, khánh trong chùa để lấy nguyên liệu để đúc
súng đạn phục cụ cho cuộc chiến tranh.
Ngoài ra còn có các nghề thủ công truyền thống như nghề đá, nghề sơn,
nghề mộc, nghề nề… phục vụ cho việc xây dựng các công trình kiến trúc trong
phủ chúa và cung vua. Các xưởng thủ công nhà nước đã làm ra các sản phẩm có
chất lượng cao, nhiều loại vũ khí, thuyền lớn, những lại sử dụng chế độ công
tượng, bắt thợ khéo tay trong nhân dân làm công tượng suốt đời. Điều đã làm
ảnh hưởng đến sự phát triển sáng tạo chung của thợ thủ công.
Như vậy, đến thế kỷ XVII-XVIII những xưởng thủ công Nhà nước đã có
quy mô rất lớn, trình độ kỹ thuật cao hơn các công xưởng ở những thời kì trước.
Tuy vậy, thân phận của những người thợ thụ công vẫn bị rằng buộc chặt chẽ bởi
chế độ lao động cưỡng bức, nô dịch; họ không thể phát huy được hết khả năng
và trí sáng tạo trong lao động, không cung cấp được các sản phẩm với tư cách
hàng hóa cho thị trường xã hội.
2.1.2. Thủ công nhân dân
Thủ công nhà nước chỉ phục vụ nhu cầu rất hạn chế của chính quyền nên
ít có tác dụng đến nền kinh tế trong nước. Bộ phân chủ yếu làm nên diện mạo
hưng khởi của nền kinh tế hàng hóa của thời kỳ này là nghề thủ công trong nhân
dân. Khắp các làng xã, đâu đâu cũng hình thành những nghề thủ công, những


19
thợ thủ công chuyên các nghề rèn, mộc, dệt vải lụa, kéo tơ, nề, đúc chuông, tô
tượng, dệt chiếu… Thủ công nghiệp nhân dân chủ yếu phục vụ đời sống sinh
hoạt của nhân dân. Một số mặt hàng có chất lượng cao như tơ, lụa, gốm, đường
có giá trị xuất khẩu rất lớn.
Nghề gốm: Làm gốm là nghề truyền thống, tồn tại hàng nghìn năm. Nghề
làm gốm phát triển ở nhiều nơi trong cả nước. Trên cơ sở có sụ phân công lao
động, nhiều làng chuyên làm gốm đã được hình thành từ những thế kỷ trước đến
thời kì này càng phát triển, nổi lên các làng gốm danh tiếng như Bát Tràng, Thổ
hà, Hương Canh, Chu Đậu…Ngoài ra ở nhiều làng rải rác các thợ phụ cũng đắp
lò để chế nồi liêu cung cấp cho nhân dân địa phương. Các sản phẩm gốm sứ
thường dùng trong mọi gia đình từ giàu tới nghèo, song vẫn có một số mặt hàng
cao cấp do vua chúa đặt riêng cho hoàng gia. Không vậy gốm còn là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng rất nhiều thương gia đến Việt Nam mua gốm sứ về bán.
Nhân dân ta đã có câu:
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ Bán Nguyệt cho nàng rủa chân.
Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống,
một vũ trụ thu nhỏ, trong đó có sự kết hợp hài hòa của ngũ hành (Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa, Thổ). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông
của ngũ hành mà sự hanh thông của ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động
sáng tạo với những quy trình chặt chẽ, chính xác. Để tạo ra các sản phẩm gốm
người thợ gốm phải qua các khâu chon, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, hoa văn,
phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng
gốm Bát Tràng là “nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Dựa vào ý nghĩa sử dụng
mà nhân dân đã chia thành các loại hình gốm như sau: Đồ gia dụng: Bao gồm
các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, bát, chén, ấm, khay trà, nậm rượu, bình vôi, lọ,

hũ…Đồ gốm làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đền, chân nến, lư hương,
đỉnh, đài thờ Đồ trang trí: Các loại tượng như tượng Nghệ, tượng Ngựa, tượng
Di Lạc, tượng Rồng. mô hình nhà, long đình…

20
Nghề rèn: Có thể nói ở xã nào cũng có ít nhất một lò rèn chuyên sản xuất
và sử chữa các nông cụ, các vật dụng cần thiết trong nhà, v.v. Nhiều làng
chuyên môn rèn đúc sắt đã có tiếng như: Lỗ Xã, Cẩm Đường (Cẩm Giàng, Hải
Hưng), Dị Sử, Bạch Sam (Mỹ Hào, Hải Hưng)…Công cụ sản xuất chủ yếu là cái
bễ, cái búa, cái đe. Sản xuất có tính chất gia đình và trao đổi chủ yếu ở địa
phương mình.
Những công cụ chủ yếu được thở rèn dùng chế tác là: Búa tạ (dập, dờn
phôi), de (dụng cụ kẹp phôi), bàn gọt, lưỡi gọt (nạo sạch phôi), xì rô (chấn phôi),
cưa bào (làm cán). Đồng thời cần một số phương tiện khác hỗ trợ như đá mài, đá
thí, bệ thổi (phương tiện làm gió thổi lủa lung phôi).
Các sản phẩm rèn ở đây có đặc điểm chung là bền, chịu lực cao, sắc bén.
Về mặt mỹ thuật các hình dáng cân đối, các góc cạnh được gia công kỹ, bề mặt sản
phẩm nhẵn bóng lâu rỉ, vì được thợ rèn mài đũa, sau đó hơ lửa rồi thoa dầu phụng.
Làm đƣờng: Làm đường cũng là một nghề thủ công truyền thống của
người Việt Nam từ xưa mà bọn thống trị phương bắc rất ham thích. Ở thời gian
này, đường trở thành một loại hàng được đặc biệt chú ý của các lái buôn phương
Tây. Nhân dân Đàng ngoài trồng mía khắp nơi và đều đặt lò nấu đường, mật.
Theo Đơ-la Bít-xa-se thì ở Đàng Ngoài, đường rất rẻ nhưng người ta không biết
làm cho nó trắng và tinh khiết.
Theo lái buôn Bo-ri thì đường của Việt Nam thuộc loại “đẹp nhất ở vùng
Ấn Độ” và buôn hàng đó thì ít nhất cũng được lãi 400 %. Lái buôn người Pháp
lại nói: “Đường là một thứ hàng bán rất chạy. Đường trắng và hạt mịn. Đường
phèn thì tinh khiết, trong suốt, phẩm chất tốt. Người Trung Quốc mua rất nhiều,
đem tán nhỏ và đưa về nước bán, lãi từ 30-40%”[25, tr 163].
Về cách sản xuất chúng ta có thể tìm hiểu qua lời ghi của Poa-vrơ: “các lò

đường dùng đến nhiều chỗ sản xuất khác nhau. Người thì trồng mía, người thì
mua mía về cho máy ép lấy nước để nấu lần thứ nhất. Loại người thứ ba mua nước
đầu nầy từng chum, từng vại một, rồi lại đem đun nữa cho đến khi đường đóng
chắc lại như muối rồi mới mang đi tinh chế và bán ra ngoài. Tất cả các việc tinh
chế đường đều đơn giản và xét đến cùng thì hoàn toán giống các nhà máy đường ở
Mỹ của chúng ta, chỉ có điều là họ chưa biết cách dùng máy ép bằng guồng nước
mà chỉ dùng sức trâu kéo”[28, tr 163].

×