Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phân tích làng nghề lụa Hà Đông (Hà Nội) hay làng Vạn Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.29 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
BỘ MÔN TRIẾT HỌC
KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHXH
-
TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ
Chủ đề: Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất phân tích làng nghề lụa Hà Đông
(Hà Nội) hay làng Vạn Phúc.
Giảng viên : Ninh Ánh Hồng
Sinh viên : Trần Khởi My
MSV : 14102378
Lớp : KT19.08
Hà Nội, Ngày 25 tháng 10 năm 2014
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế của
nước ta luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam truyền
thống. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật
phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà nó chính là những tác phẩm
nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa dân tộc, thể hiện mức độ phát triển
kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Đồng thời, các
làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm
hàng hóa bình thường. Làng nghề là cả một môi trường văn hóa kinh tế xã
hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ
thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm có
bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt
Nam.
Hiện nay cả nước ta có gần 1490 làng nghề, trong đó có 300 làng
nghề truyền thống. Và làng lụa Hà Đông hay làng Vạn Phúc chính là một
làng nghề như thế. Hiện nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, quá
trình công nghệ hoá hiện đại hoá diễn ra với tốc độ ngày càng cao…trước
tình hình đó thì các làng nghề Việt Nam cũng phát triển theo nhiều hướng


khác nhau. Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc đang
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì thế, tôi quyết định chọn đề tài
này để tìm hiểu nghiên cứu.
- -
2
2. MỤC ĐÍCH CỦA CHỦ ĐỀ:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này, chúng ta cùng khảo sát
làng nghề lụa Hà Đông hay làng Vạn Phúc để thấy rõ hoạt động của làng
nghề thông qua hai phương diện: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Để từ đó thấy được phương hướng phát triển của làng nghề trong tương lai.
- -
3
3. TÍNH TRIẾT HỌC THỂ HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ:
- Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với
giới tự nhiên. Thể hiện mặt tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là kết quả
của năng lực thực tiễn của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên,
tạo ra của cải vật chất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển con người.
Kết cấu của LLSX gồm: Tư liệu sản xuất (tư liệu lao động, công cụ
lao động) và người lao động.
- Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người, là mặt xã
hội của quá trình sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất,
quan hệ về tổ chức quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất. Sự tác động
qua lại và mối quan hệ của chúng phải hài hoà chặt chẽ. LLSX đóng vai trò
quyết định đối với QHSX, còn QHSX phải phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của LLSX. Một hình thái kinh tế - xã hội có ổn định và tồn tại
vững chắc thì phải có một phương thức sản xuất hợp lý. Chính vì thế mà để
duy trì phát triển làng lụa Hà Đông hay làng Vạn Phúc như chúng ta thấy
ngày hôm nay thì bản thân nó phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa trình độ
của những người thợ thủ công trong quá trình tác động vào tự nhiên tạo ra

của cải vật chất (lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh…) với quan hệ giữa người
với người trong quá trình sản xuất.
- -
4
4.KẾT CẤU
A. MỞ ĐẦU:
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn
Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một
làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Câu ca, câu
thơ trên có lẽ bất cứ người Việt Nam nào cũng thuộc, cũng thích, đã phản
ánh một vùng dệt tơ lụa thủ công lâu đời và lừng danh của nước ta. Mà sản
phẩm đã nổi tiếng khắp trong nước cũng như trên thị trường quốc tế với cái
tên: Tơ lụa Hà Đông.
B. NỘI DUNG:
I. Hoạt động của làng nghề dưới phương diện lực lượng sản
xuất:
* Dưới phương diện LLSX – Tư liệu sản xuất:
Tơ lụa Hà Đông là những mặt hàng dệt thủ công bằng tơ tằm, rất đặc
sắc và độc đáo. Hiện nay lụa Vạn Phúc thông thường chia làm hai loại
chính, loại cao cấp là sa tanh được làm từ 100% sợi tơ nguyên chất, có thể
chập đôi, hoặc chập ba rồi se lấy sợi để dệt. Hoặc loại được pha với tỉ lệ
30%, 50%, 70% giữa tơ tự nhiên với sợi tổng hợp như cotton hay tơ nhân
tạo (được làm từ sợi visco, polyester). Để có được loại lụa cao cấp phải qua
rất nhiều công đoạn như: nuôi tằm, lấy kén, se tơ, quay tơ, dệt, phơi,
nhuộm. Các bước này đều phải làm bằng thủ công, vất vả và vô cùng khó
khăn.
- -
5

Trước kia làng lụa Vạn Phúc cũng trồng dâu nuôi tằm kéo tơ nhưng
hiện nay bà con đã bỏ hẳn công đoạn tự sản xuất tơ vì việc trồng dâu phụ
thuộc rất nhiều vào mùa vụ, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nguồn
tơ bây giờ chủ yếu được thu mua từ các làng nghề chuyên trồng dâu nuôi
tằm ở các tỉnh lân cận. Trước kia công cụ lao động chính của những người
thợ ở đây hoàn toàn là thô sơ, như khung cửi, quay sợi…nhưng ngày nay,
toàn bộ các công đoạn dệt, sấy, hấp, phơi đều được thực hiện bằng máy
móc ngay trong xưởng dệt.
Việc cuốn tơ vào con thoi cũng được thực hiện ngay trên giàn cửi
- -
6
* Dưới phương diện LLSX – Người lao động:
- Để tạo ra được những loại sản phẩm tơ lụa tuyệt hảo, những thợ dệt
thủ công ở làng Vạn Phúc, cũng như các hàng dệt ở nước ta đã phải trải qua
một quy trình kỹ thuật phức tạp, làm hết sức mình với lòng kiên trì và say
mệ, chịu khó tìm tòi học hỏi trong nhiều năm, thậm chí suốt cả đời. Dưới
bàn tay tài hoa, khéo léo của những người thợ dệt làng Vạn Phúc dựa trên
kỹ thuật truyền thống đã tạo nên nhiều sản phẩm vải lụa độc đáo như vân,
sa, nhiễu, gấm, vóc… được khách hàng trong và người nước ưa chuộng.
- Quy trình công nghệ dệt lụa bao gồm nhiều bước: Khâu tơ, khâu hồ
sợi, khâu dệt, khâu nhuộm.
Công việc căng rồi luồn 8.000 sợi tơ như vậy
qua một dàn kim tiêu tốn mất 3 ngày làm liên tục
- -
7
II. Hoạt động của làng nghề dưới phương diện quan hệ sản xuất:
* Dưới phương diện QHSX – quan hệ phân phối sản phẩm, quan hệ
tổ chức quản lý và quan hệ sở hữu TLSX:
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt
Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè bạn xa gần bốn

phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không
nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu
đời và lừng danh của ta.
- Từ thời Khải Ðịnh đến thời Bảo Ðại, vua tôi triều Nguyễn đều sai
sứ thần đến tận Vạn Phúc mua sa, gấm đem bề triều cho vua quan dùng.
Lụa Vạn Phúc còn được mang đi dự Hội chơ kinh tế tại Mác Xây (Pháp
năm 1937) và được giải cao.
- Cùng với sự đổi mới về công nghệ, các sản phẩm lụa cũng ngày
một phong phú, đa dạng hơn. Nay, có khoảng một nghìn loại gấm, nhiễu,
vân, sa, quế, đoạn, the được là ở trình độ kỹ thuật cao có độ mịn, bóng
phong phú về chủng loại, màu sắc. Sản phẩm của Vạn Phúc không chỉ
được người trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu sang Đông Âu. Từ khi
thị trường Đông Âu không còn lụa Vạn Phúc không xuất khẩu được ra
nước ngoài, chỉ tiêu thụ chủ yếu trong nước và cho khách nước ngoài đến
Việt Nam du lịch.
- Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội
chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản
phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại
các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa
Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra
nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước.
- -
8
III. Phương hướng phát triển của làng nghề trong tương lai:
Trong thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề đã trải qua
những bước thăng trầm. Một số làng nghề đã phục hồi và phát triển, cùng
với việc xuất hiện một số làng nghề mới. Tuy vậy cũng có một số làng
nghề bị mai một và mất hẳn. Và làng lụa Hà Đông hay làng Vạn Phúc ngày
nay cũng không còn được nguyên chất như trước kia với sự pha tạp của
những mặt hàng Trung Quốc với mẫu mã phong phú, giá cả mềm hơn nên

thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Vì vậy, để thúc đẩy sự
phát triển của làng nghề cần có phương hướng phát triển cho nó trong
tương lai:
- Hoạt động kinh doanh của các hộ làng nghề dệt lụa Vạn Phúc để
phát triển cần phải có nhiều nguồn vốn hơn nữa để mở rộng quy mô, cơ cấu
cũng như trình độ lao động.
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển làng nghề,
nâng cao đời sống của các hộ gia đình.
- Cần có chính sách bảo vệ môi trường. Do đặc thù sản xuất dệt lụa
với tiếng ồn khung cửi phát ra, hay nước thải do nhuộm vải…có thể gây ô
nhiễm môi trường nếu không có chính sách bảo vệ môi trường hợp lý.
C. PHẦN KẾT BÀI:
Làng lụa Hà Đông đã đi vào lòng người Việt qua những câu ca dao,
tục ngữ. Là một trong những ngôi làng nổi tiếng với những thước lụa lâu
đời bậc nhất Việt Nam. Trải qua bao thế hệ, lụa Hà Đông hay làng Vạn
Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Bởi vậy,
lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài
lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương.
- -
9
Làng nghề truyền thống ở nước ta có vị trí hết sức quan trọng trong
tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương như Làng nghề Vạn
Phúc. Các sản phẩm tơ tằm do làng nghề Vạn Phúc làm ra, bước đầu đã
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu và
sản phẩm này đã kết hợp được một cách hài hoà kinh nghiệm cổ truyền với
công nghệ hiện đại (các máy dệt bán tự động).
- -
10
5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. />%C3%A0_%C4%90%C3%B4ng

2. />thong-o-viet-nam-10525/
3. />xa-ha-dong-48174/
- -
11
MỤC LỤC
Trang
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2.MỤC ĐÍCH CỦA CHỦ ĐỀ 2
3.TÍNH TRIẾT HỌC THỂ HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ 2
4. KẾT CẤU:
A. MỞ ĐẦU 3
B. NỘI DUNG:
I. Hoạt động của làng nghề dưới phương diện LLSX 3
II. Hoạt động của làng nghề dưới phương diện QHSX 6
III. Phương hướng phát triển làng nghề trong tương lai 7
C. PHẦN KẾT BÀI 8
5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
- -
12

×