Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.51 KB, 12 trang )

Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội của con người luôn tồn tại những mối
quan hệ đa dạng. Các mối quan hệ này có thể ở phương diện vật chất
hay tinh thần, xuất hiện do đơn phương từ một bên chủ thể của quan
hệ hay đa phương – từ nhiều phía chủ thể. Cụ thể trong lĩnh vực dân
sự, khi con người không tự mình thực hiện các công việc, giải quyết
các vấn đề của bản thân mà cần người khác thay mình hoàn thành sẽ
xuất hiện trường hợp ủy quyền. Bên cạnh đó cũng có những trường
hợp mà người nào đó thực hiện công việc thay người khác mà không
có sự ủy quyền của người kia, lúc này sẽ phát sinh vấn đề về thực
hiện công việc không có ủy quyền. Trong khuôn khổ nội dung bài báo
cáo này, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là thực hiện công việc không có
ủy quyền và các quy định của pháp luật về vấn đề này.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN
1. Khái niệm
“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không
có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công
việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.” (Điều 594
Bộ Luật Dân sự 2005)
Ví dụ:
Chị A và chị B là hàng xóm. Do mẹ chị A ốm nặng, nên cả nhà
chị A phải lên Cần Thơ thăm mẹ. Chị A chỉ kịp giao nhà cho chị B
trông hộ. Trong thời gian chị A đi vắng, thấy vườn quả nhà chị A đã
chín nên chị B đã sang thu hoạch và mang bán giúp.
Như vây: A là người có công việc được thực hiện
B là người thục hiện công việc không có ủy quyền.


GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 2
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
Trên thực tế, nếu một người thực hiện công việc không có ủy
quyền mà sau này người có công việc thực hiện biết nhưng không
phản đối, thì có thể nói rằng giữa hai người có một hợp đồng ủy
quyền mặc nhiên về việc thực hiện các công việc đó nên thực hiện
công việc khi không có ủy quyền không hẳn làm phát sinh những
nghĩa vụ ngoài ý chí của các bên liên quan. Dù không được giao kết
theo các quy định chung về một hợp đồng ủy quyền thực sự như quy
định tại điều 581 BLDS năm 2005 là:
“Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên
được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ
quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định.”
nhưng người có công việc được thực hiện cũng phải có nghĩa vụ với
người thực hiện công việc không có ủy quyền chẳng hạn trong ví dụ
trên:
Trong lúc thu hoạch vườn giúp chị A, chị B đã thuê nhân công
thu hoạch, vận chuyển… Như vậy nghĩa vụ của chị A phải thanh toán
lại số chi phí hợp lý mà chị B đã bỏ ra để thực hiện công việc đó theo
như quy định tại khoản 1 Điều 596 BLDS 2005.
2. Đặc điểm:
Dựa vào những đặc trưng của thực hiện công việc không có ủy
quyền, ta thấy nó có những đặc điểm riêng sau:
- Người thực hiện công việc cho 1 người khác hoàn toàn tự
nguyện thực hiện công việc đó.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 3
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
- Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà
không phản đối.

- Việc thực hiện công việc không có ủy quyền hoàn toàn vì lợi
ích của người có công việc được thực hiện hoặc giúp cho họ
tránh được những thiệt hại có thể phát sinh.
Ví dụ:
Ba anh A, B và C là bạn của nhau. Anh B mượn anh A năm
mươi triệu. Trong thời gian anh A đi nước ngoài du lịch, anh B làm ăn
thất bại nên có ý định bỏ nhà đi trốn nợ. Anh C tình cờ phát hiện việc
này. Lúc này, anh C đã thay anh A đến nhà anh B đòi lại số tiền năm
mươi triệu mà anh B đã mượn. Anh B đã gọi điện báo với anh A về
việc anh C đến đòi tiền thay và anh A dù không biết trước việc làm
của anh C nhưng cũng không phản đối việc đó. Trong ví dụ này, anh
C đã tự nguyện, chủ động thay anh A đòi lại số tiền mà anh B nợ vì lo
sợ khi anh B bỏ trốn anh A sẽ bị mất đi số tiền năm mươi triệu.
3. Những qui định của pháp luật về thực hiên công việc không có
ủy quyền.
3.1. Ðối với các bên có liên quan
3.1.1. Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có ủy quyền.
Theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ của người thực hiện
công việc không có ủy quyền bao gồm những nghĩa vụ thực hiện công
việc không có ủy quyền và nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 4
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
Cụ thể, theo Ðiều 595 BLDS năm 2005 thì nghĩa vụ thực hiện
công việc của người này bao gồm:
- Phải thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của
mình;
- Phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết
được ý định của người có công việc, thì phải thực hiện công việc phù
hợp với ý định đó;
- Phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình,

kết quả thực hiện công việc, nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có
công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền
không biết nơi cư trú của người đó;
- Trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết, thì
người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện
công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có
công việc được thực hiện đã tiếp nhận;
- Trong trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công
việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc, thì
phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc
người thân của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm
nhận việc thực hiện công việc.
Ta thấy rằng trong chừng mực nào đó, trách nhiệm của người
thực hiện công việc mà không có ủy quyền còn nặng hơn trách nhiệm
của người được ủy quyền:
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
- Người được ủy quyền có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp
đồng ủy quyền mà không cần biết công việc (dở dang) sẽ được ai thực
hiện tiếp tục, nhưng:
- Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực
hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của
người có công việc thực hiện tiếp nhận hoặc trong trường hợp có lý
do chính đáng mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền
không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công
việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người
này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện
công việc theo khoản 4, 5 Điều 595 BLDS năm 2005.
Bên cạnh đó, người thực hiện công việc không có ủy quyền còn
có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo những quy định tại Điều 597

BLDS 2005:
- Khi người thực hiện công việc mà không có ủy quyền cố ý gây
thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại
cho người có công việc được thực hiện;
- Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà
gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh
đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường.
Quay lại ví dụ chị B thay chị A thu hoạch vườn trái cây:
Trong quá trình thu hoạch, chị B cố làm gãy nhiều cành cây gây
thiệt hại cho vườn cây và giảm năng suất những vụ sau. Chị B thực
hiện công việc không có ủy quyền nhưng cố ý làm thiệt hai trong lúc
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 6
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
thực hiện công việc thì chị B phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho chị A theo qui định tại khoản 1 Điều 597 BLDS năm 2005.
3.1.2. Nghĩa vụ của người có công việc được thực hiện.
Theo Ðiều 596 BLDS năm 2005, người có công việc được thực
hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có
ủy quyền bàn giao công việc và phải thanh toán các chi phí hợp lý mà
người thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện
công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả
theo ý muốn của mình. Mặt khác, người có công việc được thực hiện
phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản
thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình,
trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.
Có thể nói rằng nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền
chịu thiệt hại do thực hiện công việc đó, thì người có công việc được
thực hiện phải bù đắp các tổn thất ấy, như thể đó là thiệt hại của chính
mình.
Nói cách khác, người có công việc được thực hiện phải chịu trách

nhiệm thực hiện những nghĩa vụ mà người thực hiện công việc không
có ủy quyền xác lập, trong khuôn khổ thực hiện công việc đó.
Theo ví dụ bên trên về việc chị B thay chị A thu hoạch vườn trái
cây. Nếu trong lúc thu hoạch vườn nhà chị A, chị B lỡ tay là gãy cây
của vườn bên cạnh của chị C thì lúc này chị A có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho chị C cũng như chi trả cho các chi phí phát sinh
trong quá trình chị B thay chị thu hoạch vườn trái cây.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 7
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
3.2. Ðối với người thứ ba
Bộ Luật Dân sự 2005 không có quy định về hiệu lực của việc
thực hiện công việc không có ủy quyền đối với người thứ ba. Nhưng
ta thấy rằng, trong trường hợp người thực hiện công việc không có ủy
quyền xác lập nghĩa vụ với người thứ ba mà không công khai tình
trạng thực hiện công việc vì lợi ích của người khác, thì người thực
hiện công việc không có ủy quyền phải tự mình chịu trách nhiệm về
việc thực hiện nghĩa vụ đó đối với người thứ ba. Người có công việc
được thực hiện, trong trường hợp này, phải thanh toán cho người thực
hiện công việc không có ủy quyền các chi phí mà người sau này đã bỏ
ra để thực hiện công việc, nhưng tất nhiên, vẫn với điều kiện công
việc được thực hiện vì lợi ích của người đó.
Ví dụ: Anh Tý thấy bé Tin con anh Tèo đến giờ đi học nhưng nhà
anh Tèo lại không có người lớn ở nhà để đưa Tin đi học. Anh Tý thuê
xe ôm chở bé Tin đến trường mà không nói lại việc này với anh Tèo.
Lúc này anh Tý thay anh Tèo đưa bé Tin đi học dù không nhận được
sự ủy quyền của anh Tèo. Vì anh Tý đã không nói với anh Tèo về việc
thuê xe ôm nên anh Tý phải chịu trách nhiệm trả tiền cho người xe ôm
đấy.
4. Điều kiện phát sinh thực hiện công việc không có ủy quyền
- Khi thực hiện công việc không có ủy quyền, công việc được

thực hiện phải là giao dịch pháp lý hoặc một giao dịch thực tế.
Ví dụ: giao kết hợp đồng sửa chữa tài sản, chuyển người bị
thương đến bệnh viện.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 8
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
Ðiều quan trọng là giao dịch phải hợp pháp: một giao dịch trái
pháp luật, dù có lợi cho người có công việc được thực hiện, cũng
không thể đặt cơ sở cho việc xác lập chế độ thực hiện công việc
không có ủy quyền
Ví dụ: đó không thể là công việc vận chuyển vũ khí hay vật cấm,

- Luật quy định rằng người thực hiện công việc không có ủy
quyền phải thực hiện công việc chủ động và hoàn toàn tự nguyện vì
lợi ích của người có công việc được thực hiện. Thông thường công
việc được thực hiện mà không có ủy quyền là những công việc có tính
chất khẩn cấp và cần thiết cho việc bảo toàn các quyền lợi của người
có công việc được thực hiện.
Ví dụ: Bảo vệ tài sản khi có kẻ gian xâm nhập vào nhà hàng xóm
lúc vắng chủ nhà.
Tính chất hữu ích của công việc phải được xem xét ở thời điểm
công việc được thực hiện chứ không phải dựa vào kết quả đạt được
sau này.
Ví dụ: nhà bị hư mái; người chiếm hữu nhà bỏ tiền ra sửa lại mái
nhà; sau đó, nhà bị cháy toàn bộ; chủ sở hữu nhà vẫn phải hoàn tiền
sửa nhà cho người chiếm hữu, dù công việc, cuối cùng, chẳng đem lại
kết quả nào thiết thực.
- Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công
việc đó mà chỉ có nghĩa vụ khi thực hiện công việc không có ủy
quyền.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 9

Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
Ví dụ: Nhà A có vườn trái cây tới mùa thu hoạch. Công việc cần
thực hiện của A là thu hoạch. Dù A không thu hoạch thì B là hàng
xóm của A cũng không có nghĩa vụ phải thu hoạch vườn trái cây đó.
- Người có công việc được thự hiện không biết hoặc biết mà
không phản đối việc một người khác thực hiện một công việc có lợi
của mình. Thông thường người có công việc thực hiện không biết;
nhưng nếu biết, thì để có quan hệ thực hiện mà không có ủy quyền,
người này không phản đối.
Nếu người thực hiện công việc bắt đầu hoặc tiếp tục thực hiện
công việc sau khi đã có sự phản đối của người có công việc được thực
hiện, thì người thực hiện công việc sẽ không được hoàn lại chi phí mà
mình đã bỏ ra để thực hiện công việc; thậm chí, người thực hiện công
việc có thể bị buộc phải ngưng thực hiện công việc, và nếu gây thiệt
hại cho người có công việc được thực hiện, thì phải bồi thường. Tuy
nhiên, sự phản đối chỉ có hiệu lực về sau: các công việc được thực
hiện vì lợi ích của người thực hiện công việc có tác dụng ràng buộc
người có công việc thực hiện công việc vào quan hệ thực hiện công
việc mà không có uỷ quyền. Vả lại, có thể có những trường hợp mà
tính hiệu quả việc phản đối cần phải được xem xét lại, do bản thân sự
phản đối tỏ ra không chính đáng.
5. Thực tiễn việc thực hiện công việc không có ủy quyền
Ta thấy rằng việc thực hiện công việc không có ủy quyền không
được lập thành văn bản (hợp đồng ủy quyền) nhưng khi việc thực hiện
công việc không có ủy quyền xảy ra thì sẽ làm phát sinh quyền và
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 10
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
nghĩa vụ các bên giống như việc thực hiện công việc có ủy quyền theo
qui định tại khoản 5 Điều 584 BLDS 2005:
“Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu

được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy
định của pháp luật”
và khoản 2 Điều 585 BLDS 2005:
‘Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra
để thực hiện công việc uỷ quyền”
Một vấn đề khác là khi người có công việc được thực hiện là
người mất năng lực hành vi dân sự. Lúc này họ không thể thể hiện sự
phản đối hay đồng ý của mình đối với việc người khác thực hiện công
việc mà không có sự ủy quyền của họ.
Khi đó, chính thái độ của người đại diện quyết định mối quan hệ
giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện.
Trường hợp người không nhận thức được hành vi của mình một
cách thường xuyên, không có người đại diện và bị thiệt hại do hành vi
trái pháp luật của người khác đều phải được bảo vệ, và sẽ có những
quy định thích hợp về quyền kiện cáo vì lợi ích của người bị thiệt hại
không nhận thức được hành vi của mình và không có người đại diện.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 11
Chuyên đề 12: Thực hiện công việc không có ủy quyền Nhóm 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân Sự 2005;
2. Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Tập Bài giảng Luật Dân sự 2 2010;
3. TS. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam 2004
4. />dan-su-9444/
5. />khong-co-uy-quyen aspx
6. />dai-hoc-bai-10-nghia-vu-ngoai-hop-dong.848318.html
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 12

×