Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.04 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Trang 1
MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là cần
thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Nhà
nước để có thể tồn tại và hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì
cần phải có cơ sở vật chất nhất định. Do vậy, Nhà nước phải dùng quyền lực chính
trị vốn có để tập trung một bộ phận của cải xã hội vào tay Nhà nước. Việc huy
động, tập trung nguồn của cải đó được thực hiện bằng các cách khác nhau, trong đó
có hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế. Trong cấu trúc hệ thống thuế ở
mỗi quốc gia, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những sắc thuế có ý nghĩa
quan trọng, vừa là nguồn động viên ngân sách quốc gia, vừa là công cụ để điều tiết
sản xuất trong nước, đồng thời cũng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế trong nước và
thương mại quốc tế phát triển. Để phát huy tối đa vai trò của thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, Nhà nước cần có những chính sách, quy định, công cụ phù hợp để quản
lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một đề tài
có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Pháp luật luôn thay đổi theo thời gian.
Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng
không nằm ngoài quy luật khách quan này.
Một trong những thành công của tiến trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam là việc
Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức Hải
quan thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam đã có những chuẩn bị
kỹ lưỡng về mặt pháp lý cho việc gia nhập này, đặc biệt là những quy định pháp lý
về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực và thế giới đã đưa đến cho Việt Nam những cơ hội mới nhưng đồng thời
cũng làm xuất hiện những thách thức, đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước trong
lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải được đổi mới về thẩm quyền, kỹ
năng, biện pháp quản lý. Các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với
Trang 2


các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, góp phần tăng cường quản lý, giám sát
thực thi công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo lợi ích
quốc gia về quyền thu thuế.
Đồng thời, thực tiễn của Việt Nam về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong
những năm qua cũng có nhiều biến chuyển. Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu tăng lên nhanh chóng, nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dưới nhiều
hình thức đa dạng phong phú. Điều này kéo theo việc quản lý hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu cần phải có sự thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Do đó, việc sửa đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật về việc quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu, chính
sách thuế xuất khẩu nhập khẩu ở Việt Nam là một nhu cầu cần thiết.
Từ tất cả những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vai trò của thuế Xuất
nhập khẩu trong quản lý kinh tế của Việt Nam” để nghiên cứu.
 Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
2 phần:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
II. VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ
Trang 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
a. Khái niệm: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các
loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu ở một quốc gia.
Lưu ý:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các
nước trên thế giới.
- Tên gọi đạo luật là thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh loại thuế khác nhau là thuế xuất khẩu
và thuế nhập khẩu.
- Mục đích quan trọng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong
nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thuế xuất
khẩu, nhập khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này.

- Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban
hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi Pháp lệnh của Ủy
ban thường vụ Quốc hội). Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuế xuất khẩu, nhập khẩu
trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấp của nhà nước hoặc có hành vi
bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
b. Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
* Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập
khẩu qua biên giới Việt Nam. Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua
biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những trường hợp cần lưu
ý:
- Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt Nam: thì
không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế
xuất khẩu, nhập khẩu.
* Thứ hai: Hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới
Việt Nam:
- Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có một hành vi thực tế làm
dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao đổi, tặng cho…
Trang 4
Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái
niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế. Nó không đơn thuần như chúng ta
thường nói trong đời sống hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và Lào, Campuchia, Trung
Quốc. Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ ở đâu, khi nào có
sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được
hiểu theo pháp luật thuế.
- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động
làm hàng hoá đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam. Hành vi đó do đối tượng nộp thuế
trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ

nộp thay.
* Thứ ba: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành
trong giá cả hàng hoá.
* Thứ tư: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá qua biên giới.
c. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Ngoài những vai trò cơ bản đã được trình bày
ở phần chung, thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn có những vai trò cơ bản sau đây:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác
động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
2. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào
thị trường trong nước.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế
Trang 5
(Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87). Để một tổ chức, cá nhân trở
thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:
a. Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hóa qua biên giới Việt Nam (là chủ
hàng) gồm
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

- Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá
qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Lưu ý: Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế quy định tại khoản 2 Nghị định 87,
bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục Hải Quan.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay cho
khách hàng.
- Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.
b. Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu
hoàn tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước
ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước.
Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không phải pháp nhân,
mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ
nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Đối tượng không chịu thuế xuất, nhập khẩu
- Hàng vận chuyển quá cảnh mượn đường qua biên giới.
- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
- Hàng từ khu phi thuế quan ra vào thị trường nước ngoài.
- Hàng từ thị trường nước ngoài vào khu phi thuế quan.
- Hàng từ khu phi thuế quan này đến khu phi thuế quan khác.
5. Căn cứ tính thuế:
Chủ yếu dựa vào biểu hiện giá trị trong quan hệ hàng hoá đó, có hai trường hợp:
5.1. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %: Công thức tính thuế xuất nhập
khẩu:
Thuế XNK
phải nộp
= Số lượng hàng
hóa XNK ghi
x Trị giá tính
thuế đơn vị

x Thuế suất
thuế XNK
Tỷ giá
Trang 6
trên tờ khai
Hải Quan
a) Số lượng hàng hóa: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong
tờ khai hải quan.
b) Giá tính thuế từng: được xác định theo các phương pháp xác định trị giá hải quan (còn
gọi là trị giá tính thuế) được quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007.
c) Thuế suất: áp dụng đối với từng mặt hàng theo quy định trong biểu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu.
- Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định một
mức thuế suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Đối với thuế nhập khẩu: Bởi vì hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt nam có nguồn
gốc từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau nên tùy thuộc vào mối quan hệ song
phương hay đa phương mà pháp luật Việt Nam áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Về
cơ bản có ba loại thuế suất thuế nhập khẩu:
+ Thứ nhất: Thuế suất ưu đãi, áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường
Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận Tối huệ
quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Bảng thuế suất ưu đãi do Bộ Tài
chính ban hành trên cơ sở khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hànhvà áp
dụng thống nhất trong cả nước không phụ thuộc vào cửa khẩu nơi nhập khẩu. Hiện nay
Việt Nam đã đối xử tối huệ quốc với hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ là một thuận lợi rất
lớn đối với Việt Nam trong quan hệ mua bán ngoại thương.
+ Thứ hai: Thuế suất ưu đãi đặc biệt, áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị
trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi
đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh
thuế quan hoặc để tạo điều kiện tư do cho giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp
đặc biệt khác.

+ Thứ ba: Thuế suất thông thường, sẽ áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị
trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ còn lại chưa có
thỏa thuận hợp tác thương mại quốc tế. Đây không phải là sự trả đũa hay trừng phạt mà đây
là sự đối xử bình đẳng, công bằng trong quan hệ quốc tế (nghĩa là không ưu đãi gì cả).
Hiện nay Việt Nam chỉ áp dụng mức thuế suất này cho một vài quốc gia. Mức thuế suất
này bằng 150% thuế suất ưu đãi.
Trang 7
5.2. Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối: Trong một số trường hợp đặc biệt,
không thể áp dụng thuế suất tỷ lệ vì không xác định được giá tính thuế đối với từng loại
hàng hóa vì nhiều lý do như hàng hóa dùng rồi, phế liệu, đồ cũ… thì pháp luật quy định áp
dụng mức thuế tuyệt đối, công thức tính như sau:
Số tiền Thuế
phải nộp
=
Số lượng hàng
hóa XNK ghi
trong tờ khai
Hải quan
x
Mức thuế
tuyệt đối
Tỷ giá
Hàng hóa áp dụng thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối:
- Gạo thuộc nhóm 1006
- Phân Ure thuộc nhóm 3102, phân amoni sunfat (SA thuộc nhóm 3102), phân Kali thuộc nhóm
3104, phân Diamonium phosphat (DAP thuộc nhóm 3105).
- Xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng thuộc nhóm 8702 và 8703.
6. Chế độ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
a. Miễn thuế:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển
lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái
xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên
cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa
bệnh
- Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài
mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định, bao gồm:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam.
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công đã
ký được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được
miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt
Nam theo hợp đồng gia công đã ký được miễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại
Trang 8
Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sau gia công.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người
xuất cảnh, nhập cảnh. Định mức miễn thuế được quy định cụ thể như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư.
- Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong
lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Hàng hóa nhập khẩu của Doanh nghiệp BOT và Nhà thầu phụ để thực hiện dự án
BOT, BTO, BT
- Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố
định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA).
- Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí
b. Giảm thuế:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải
quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định

chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng
hoá.
c. Hoàn thuế
- Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa
khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng
không xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc
nhập khẩu ít hơn.
- Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu sau đó xuất khẩu.
- Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu được
hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu.
- Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái
Trang 9
nhập khẩu theo phương thức kinh doanh hàng hoá tạm nhập, tái xuất; hàng hoá tạm
xuất, tái nhập và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất.
- Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn
thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
- Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất
sang nước thứ ba thì được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số
lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân
được phép tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả mượn tái xuất) để thực hiện các dự án
đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi nhập khẩu phải
kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được
hoàn lại thuế nhập khẩu.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức,
cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế, và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không
giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu

hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy
định.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11.
- Nghị định 40/2007/NĐ-CP, 87/2010/NĐ-CP.
- Thông tư 45/2007/TT-BTC, 32/2006/TT-BTC, 121/2007/TT-BTC.
Trang 10
II. VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ
1. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Vai trò của quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thể hiện ở
những khía cạnh sau:
 Kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông qua việc quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cơ quan nhà nước
sẽ quản lý được số lượng, loại hình hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu, từ đó
kiểm soát được tất cả hàng hóa xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu
vào thị trường Việt Nam.
 Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước
Quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo nguồn
thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được đầy đủ, chính xác, kịp thời, thường xuyên,
ổn định cho Ngân sách nhà nước.
 Bảo hộ sản xuất trong nước
Bảo hộ sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ nền sản xuất phát triển, tạo công ăn
việc làm và nguồn thu nội địa. Bảo hộ cũng làm giảm tính cạnh tranh, lãng phí
nguồn lực gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, về lâu dài thì đầu tư đổi
mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế mới là yếu tố quyết
định.
 Hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vai trò
trong việc hạn chế tối đa các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, các hành vi vận

chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hành vi buôn lậu. Đồng thời quản lý nhà
nước cũng làm tăng cường sự tuân thủ pháp luật thuế, bởi tính tuân thủ cao cũng là
một trong những biểu hiện của hệ thống thuế phù hợp với thực tiễn phát triển kinh
tế, xã hội.
 Thực hiện các chính sách đối ngoại
Trang 11
Một trong những vai trò không kèm phần quan trọng của quản lý nhà nước
trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là việc thực hiện các chính sách đối
ngoại. Đây là một biện pháp quản lý tiến bộ thay vì sử dụng những biện pháp phi
thuế quan như cấm nhập khẩu.
2. Một số cam kết quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
 Cam kết quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới
Một số cam kết quốc tế của WTO tác động đến quản lý thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu của Việt Nam là:
- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT); Hiệp định
trị giá GATT (Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại;
- Hiệp định về Quy tắc xuất xứ.
 Cam kết quốc tế của Tổ chức Hải quan thế giới
Một số cam kết quốc tế của WCO tác động đến quản lý thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu của Việt Nam là:
- Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (The International
Convention on the simplification and harmonization of Customs procedures), gọi
tắt là Công ước Kyoto;
- Công ước về Hệ thống điều hoà về mô tả và mã hoá hàng hoá (The
international convention on Harmonizaed commodity disciption and Coding
system), gọi tắt là Công ước HS.
 Các cam kết quốc tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp định về Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung để xây dựng Khu vực Mậu

dịch tự do ASEAN (CEFT/AFTA) là một trong những cam kết quốc tế quan trọng
của ASEAN.
Trang 12
3. Tình hình thu thuế Xuất nhập khẩu trong tổng thu ngân sách Nhà nước
Năm Tổng thu từ hoạt động XNK Tổng thu NSNN
2009 143,664
442,340
2010 131,500
461,500
2011
138,700
674,500
2012
153,900 762,900
2013
166,500 816,000
2014
154.000 (ước tính) 782.700 (ước tính)
( Trích: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính ).
 Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm 2009
- Thu NSNN năm 2009 đạt 442.340 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán;
mức động viên thuế và phí đạt 23%GDP. Cụ thể:
- Thu nội địa: Ước thực hiện đạt 269.656 tỷ đồng, vượt 15,7% so với dự
toán, riêng thu tiền sử dụng đất đạt 36.274 tỷ đồng. Không kể thu tiền sử dụng đất,
thu nội địa đạt 233.382 tỷ đồng, vượt 10,1% so với dự toán.
- Thu ngân sách từ dầu thô: Ước đạt 60.500 tỷ đồng, bằng 95% so với dự
toán, trên cơ sở sản lượng dầu thanh toán đạt 15,4 triệu tấn, giá bán bình quân đạt
58 USD/thùng (dự toán sản lượng là 15,86 triệu tấn, giá bán là 70 USD/thùng).
- Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng thu từ hoạt động
xuất nhập khẩu ước đạt 143.664 tỷ đồng, tăng 18,5% so với dự toán; sau khi trừ số

chi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 38.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách
từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 105.664 tỷ đồng, vượt 19,8% so với dự toán.
- Thu viện trợ không hoàn lại: Ước thực hiện đạt 6.520 tỷ đồng.
 Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm 2010:
- Dự toán thu NSNN năm 2010: 461.500 tỷ đồng, đạt tỷ lệ động viên 23,9%
Trang 13
GDP, trong đó từ thuế và phí là 22,4% GDP. Gồm:
- Dự toán thu nội địa (không kể dầu thô): 294.700 tỷ đồng,tăng 23% so với
ước thực hiện 2009; không kể thu tiền sử dụng đất thì tăng 25,4%.
- Dự toán thu dầu thô: 66.300 tỷ đồng, tăng 14,3% so với ước thực hiện 2009
trên cơ sở:
- Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu:
Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 là 131.500 tỷ đồng, tăng
6,9% so với ước thực hiện năm 2009, trong đó thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt hàng nhập khẩu là 66.500 tỷ đồng, tăng 2,3%; dự toán thu từ thuế giá
trị gia tăng hàng nhập khẩu là 65.000 tỷ đồng, tăng 12% so với ước thực hiện năm
2009.
Sau khi trừ đi số chi hoàn thuế theo chế độ năm 2010 dự kiến là 36.000 tỷ
đồng, thì dự toán thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 là
95.500 tỷ đồng, tăng 9,8% so với ước thực hiện năm 2009.
- Thu viện trợ không hoàn lại: 5.000 tỷ đồng
Về cơ cấu thu năm 2010, dự toán thu nội địa chiếm 63,9% tổng thu ngân sách
nhà nước, thu dầu thô chiếm 14,4%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm
20,6% tổng thu ngân sách nhà nước
 Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm 2011
Dự toán thu cân đối NSNN năm 2011 là 595.000 tỷ đồng; ước cả năm đạt
674.500 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010, tỷ lệ động
viên từ thuế và phí đạt 20,3%GDP.
Kết quả thực hiện ở một số lĩnh vực thu cụ thể như sau:
- Thu nội địa:

Dự toán thu 382.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 425.000 tỷ đồng, vượt 11,3%
Trang 14
so dự toán, tăng 19,9% so thực hiện năm 2010; không kể thu tiền sử dụng đất (ước
đạt 43.500 tỷ đồng, tăng 13.500 tỷ đồng so dự toán) thì vượt 8,4% so dự toán, tăng
22% so thực hiện năm 2010.
- Thu từ dầu thô:
Dự toán thu 69.300 tỷ đồng, với dự kiến sản lượng dầu thanh toán là 14,02
triệu tấn, giá bán 77 USD/thùng.
- Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu:
Dự toán thu 138.700 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu là 180.700 tỷ đồng, dự toán chi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là
42.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011, ước tổng thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu cả năm đạt 205.000 tỷ đồng, vượt 13,4% so dự toán, sau khi trừ
ước chi hoàn thuế giá trị gia tăng 61.000 tỷ đồng, dự kiến thu cân đối ngân sách từ
hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 144.000 tỷ đồng, tăng 3,8% so dự toán.
- Thu viện trợ: Dự toán 5.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 5.500 tỷ đồng, vượt
10% so dự toán.
 Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm 2012:
Dự toán thu NSNN năm 2012: 740.500 tỷ đồng, tỷ lệ động viên từ thuế và
phí đạt 21,1%GDP, gồm:
- Thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất): 457.600 tỷ đồng, tăng 19,9%
so ước thực hiện năm 2011.
- Thu tiền sử dụng đất: 37.000 tỷ đồng, bằng 85,1% ước thực hiện năm
2011.
- Dự toán thu dầu thô: 87.000 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến đạt
14,68 triệu tấn, giá bình quân dự kiến đạt 85 USD/thùng.
Trang 15
- Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu:
Dự toán thu NSNN năm 2012 từ hoạt động xuất nhập khẩu là 223.900 tỷ

đồng, tăng 15,5% so ước thực hiện năm 2011. Trong đó, thu từ thuế xuất nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu là 80.500 tỷ đồng, tăng 11,1%; dự toán
thu từ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 143.400 tỷ đồng, tăng 18,2% so với
ước thực hiện năm 2011.
Sau khi trừ đi số chi hoàn thuế theo chế độ năm 2012 dự kiến là 70.000 tỷ
đồng (năm 2010 là 50.900 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2011 là 61.000 tỷ đồng), thì
dự toán thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012 là 153.900 tỷ
đồng, tăng 15,8% so với ước thực hiện năm 2011.
- Thu viện trợ không hoàn lại: 5.000 tỷ đồng, bằng dự toán năm 2011.
Tổng hợp chung, dự toán thu cân đối NSNN năm 2012 là 740.500 tỷ đồng,
tăng 9,8% so ước thực hiện năm 2011. Về cơ cấu thu năm 2012, dự toán thu nội địa
chiếm 66,8% tổng thu NSNN (dự toán năm 2011 là 64,2%), thu dầu thô chiếm
11,7% (dự toán năm 2011 là 11,6%), thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
chiếm 20,8% tổng thu NSNN (dự toán năm 2011 là 23,3%).
 Dự toán thu NSNN năm 2013
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và dự báo bối
cảnh kinh tế thế giới và trong nước, đồng thời xét đến yếu tố tác động do điều
chỉnh chính sách thu, dự toán thu cân đối NSNN năm 2013 là 816.000 tỷ đồng.
- Dự toán thu nội địa: 545.500 tỷ đồng.
- Dự toán thu dầu thô: 99.000 tỷ đồng.
- Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: 166.500 tỷ đồng.
- Thu viện trợ: 5000 tỷ đồng.
Trang 16
 Dự toán thu NSNN năm 2014
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và dự báo bối
cảnh kinh tế thế giới và trong nước, đồng thời xét đến yếu tố tác động do điều
chỉnh chính sách thu, dự toán thu cân đối NSNN năm 2014 là 782.700 tỷ đồng. Tỷ
lệ huy động từ thuế, phí đạt 17,2%GDP. Trong đó:
- Dự toán thu nội địa: 539.000 tỷ đồng; trong đó thu tiền sử dụng đất là
36.000 tỷ đồng.

- Dự toán thu dầu thô: 85.200 tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng dự kiến đạt
14,32 triệu tấn, giảm 390 nghìn tấn so với năm 2013; giá bình quân khoảng 98
USD/thùng.
- Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: 154.000 tỷ đồng, trên
cơ sở:
- Thu viện trợ: 4.500 tỷ đồng, bằng 90% dự toán năm 2013.
Tổng hợp chung, dự toán thu cân đối NSNN năm 2014 là 782.700 tỷ đồng.
Trong đó, dự kiến thu NSTW 495.189 tỷ đồng, thu NSĐP 287.511 tỷ đồng.
Trang 17
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cả trên phương diện lý luận và thực trạng pháp luật về quản
lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề sau:
1. Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý nhà nước trong lĩnh vực
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nghiên cứu quy định của một số cam kết quốc tế mà
Việt Nam đã ký kết, tham gia ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như cam kết quốc tế của Tổ chức thương mại
thế giới, Tổ chức Hải quan thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, cam kết
quốc tế song phương
2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu ở Việt Nam :
Thực trạng pháp luật về hoạt động quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu như: Hoạt động xây dựng, thu thập thông tin về người nộp thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu; Hoạt động quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
cho Ngân sách nhà nước; Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu Các quy định này được phân tích, đánh giá trên quy định của pháp luật và
thực tiễn áp dụng.
3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Vai trò của quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thể hiện ở

những khía cạnh sau:
 Kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
 Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước
 Bảo hộ sản xuất trong nước
 Hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật về thuế
 Thực hiện các chính sách đối ngoại
Trang 18
Việc Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ
chức Hải quan thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam đã có những
chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý cho việc gia nhập này, đặc biệt là những quy định
pháp lý về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới đã đưa đến cho Việt Nam những cơ hội mới nhưng
đồng thời cũng làm xuất hiện những thách thức, đòi hỏi hoạt động quản lý nhà
nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải được đổi mới về thẩm
quyền, kỹ năng, biện pháp quản lý. Các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần được sửa đổi, bổ sung để phù
hợp hơn với các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, góp phần tăng cường
quản lý, giám sát thực thi công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm
đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế.

Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật số 45/ 2005/QH11 ban hành ngày 14-6-2005 về Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.
- Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 6-12-2005 của Chính Phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Thông tư 59/2007/TT-BTC ngày 14-6-2007 Hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16-3-2007 về việc xác định trị giá Hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15-12-2010 Hướng dẫn thực hiện nghị
định số 40/2007/NĐ-CP.
- Thông tư số 1111/2012/TT-BTC ban hành ngày 4-7-2012 Ban hành danh mục
hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan.
1) />p_folder_id=15265480&p_recurrent_news_id=15264008
2)
/>3)
/>p_folder_id=15263855&p_recurrent_news_id=15264375
4)
/>p_folder_id=35823696&p_recurrent_news_id=39648960
5)
/>p_folder_id=115344943&p_recurrent_news_id=120571739
Trang 20

×