Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một vài biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.7 MB, 20 trang )

I. TÊN ĐỀ TÀI
MỘT VÀI BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TỐT CÔNG TÁC BÁN TRÚ
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, công tác bán trú trường học đã và đang được xã hội quan tâm.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp ứng
nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh, góp phần thực hiện tốt công tác xã
hội hóa giáo dục. Đặc biệt, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh.
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trong những trường tiểu học ở
thành phố Tam Kỳ có mô hình bán trú sớm và tổ chức thực hiện có hiệu quả từ
nhiều năm nay, được ngành giáo dục Tam Kỳ đánh giá cao, phụ huynh đồng tình
ủng hộ.
Nhu cầu gửi con bán trú của phụ huynh ngày càng tăng. Tỉ lệ học sinh
tham gia học bán trú năm sau tăng so với năm trước. Dưới đây là biều đồ thể
hiện số lượng học sinh học bán trú và không bán trú ở trường Trần Quốc Toản
trong 5 năm, từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011.
Năm học 2010-2011, với 27/30 lớp bán trú, tổng cộng 986 học sinh chiếm
tỉ lệ 92,8% so với học sinh toàn trường. Mặt khác, tình hình giá cả thị trường có
nhiều biến động do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Chính vì vậy, để công tác
bán trú của nhà trường ngày càng phát triển một cách bền vững. Tôi thiết nghĩ,
việc tổ chức và quản lý bán trú vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng mọi
hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh tại truờng.
Trong năm học này, tôi được Hiệu trưởng phân công trực tiếp chỉ đạo
công tác bán trú. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong những năm tham
gia giảng dạy các lớp bán trú và sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân, tôi
chọn đề tài "Một vài biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú" với mong muốn
nâng cao chất lượng hoạt động bán trú, đảm bảo tốt các điều kiện về ăn, ở, vệ
sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, bảo đảm sức khỏe và an toàn tuyệt đối
cho học sinh, tạo môi trường học tập, ăn ngủ, vui chơi an toàn, lành mạnh cho
học sinh bán trú, tạo niềm tin lâu dài trong phụ huynh.
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi Trường Tiểu học Trần Quốc


Toản trong năm học 2010-2011, với 27 lớp bán trú và 986 học sinh của nhà
trường.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Công văn số 388/HD-PGD&ĐT ngày 6 tháng 9 năm 2010 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học 2010 - 2011 cấp tiểu học có nêu rõ" Các trường tổ chức bán trú cho học sinh
cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra và thường xuyên kiểm tra các điều kiện về
ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học
sinh".
2
Theo Quyết định số 4128/2001/ QĐ-BYT ngày 03/10/2001 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại
các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến thức ăn sẵn". có nêu rõ
những quy định đối với cơ sở tổ chức bếp ăn tập thể và những người tham gia
chế biến thức ăn như :
Đối với bếp ăn tập thể:
- Vị trí nhà bếp, nhà ăn, cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn phải bảo
đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và phải cách biệt với nhà vệ sinh và các
nguồn ô nhiễm khác.
- Bếp ăn phải được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều: khu vực
tập kết, bảo quản, xử lý thực phẩm tươi sống, nguyên liệu - khu vực chế biến -
khu vực phân phối hoặc bán thức ăn đã chế biến. Bếp ăn phải được thiết kế, xây
dựng bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi cọ rửa.
- Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản
thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ,
Vệ sinh đối với nhân viên:
- Người trực tiếp chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống phải được học kiến
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững trách nhiệm về công việc của
mình, phải được khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Những người bị bệnh ngoài
da, bệnh truyền nhiễm trong danh mục quy định tại Quyết định số 505/BYT-QĐ

ngày 13/4/1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế phải tạm thời nghỉ việc hoặc tạm chuyển
làm việc khác cho tới khi điều trị khỏi để không được tiếp xúc với thức ăn chín,
thức ăn ngay, bát đĩa và dụng cụ ăn trực tiếp, các loại bao bì nhằm bao gói chứa
đựng thực phẩm ăn ngay.
- Không được để quần áo và tư trang của các nhân viên trong khu vực chế
biến.
- Mọi nhân viên phải tự giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn và giữ sạch
móng tay; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, phục vụ thức ăn chín.
- Khi chia suất ăn, nhân viên phải dùng dụng cụ để chia thức ăn, không
được dùng tay để bốc, chia thức ăn chín,
Theo Kế hoạch số 88/KH-TQT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Trường
Tiều học Trần Quốc Toản về "Báo cáo tổng kết năm học 2009 - 2010 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2010 - 2011", đối với công tác bán trú cần tập trung:
- Thực hiện công tác bán trú đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng nhu
cầu đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Tổ chức bán trú đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn
cháy nổ, an toàn tính mạng cho học sinh và CB-GV-NV.
3
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho tất cả các hoạt động bán trú. Tăng cường
khâu kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú. Thiết lập và lưu trữ đầy
đủ hồ sơ công tác bán trú.
- Thành lập tổ kiểm tra giám sát công tác bán trú trường học.
Các văn bản trên đã hướng dẫn, quy định cụ thể các yêu cầu để đảm bảo tổ
chức công tác bán trú trong nhà trường.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Như đã đề cập đến ở phần đặt vấn đề: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là
một trong những trường tiểu học ở thành phố Tam Kỳ có mô hình bán trú sớm
và tổ chức thực hiện có hiệu quả từ nhiều năm nay, được ngành giáo dục Tam
Kỳ đánh giá cao, phụ huynh đồng tình ủng hộ. Tỉ lệ học sinh tham gia học bán
trú năm sau tăng so với năm trước.

Tuy nhiên, khi nhận nhiệm vụ, tiếp cận bàn giao từ người đi trước tôi thấy
rằng: tuy là nhà trường đã tổ chức thành công công tác này trong nhiều năm
nhưng vẫn còn một số mặt chưa được quan tâm đúng mức. Đó là: việc thiết lập
hồ sơ chưa đầy đủ, việc quy định rõ nhiệm vụ của các bộ phận tham gia công tác
bán trú chưa được cụ thể. Mặt khác, năm học này với số lượng học sinh bán trú
đông, cùng với điều kiện dịch bệnh ở gia súc kéo dài gần một tháng, thức ăn
khan hiếm làm biến động giá cả thị trường đã gây khó khăn cho nhà trường trong
việc lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn, tổ chức các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng
và duy trì đều đặn các hoạt động bán trú.
Khó khăn nữa là: ngay từ đầu năm, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết
hoành hành trên địa bàn thành phố, gây ảnh hưởng đến các trường học, nhất là
đối với các trường bán trú.
Vì vậy, việc đảm bảo sức khóe và an toàn tuyệt đối cho học sinh là nhiệm
vụ trọng tâm và cấp bách đòi hỏi phải đề ra nhiều biện pháp tích cực để duy trì
tốt các hoạt động bán trú, tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi nghĩ rằng để tổ chức tốt các hoạt
động bán trú, đáp ứng được nguyện vọng của các bậc cha mẹ học sinh đòi hỏi
phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động bán trú phù hợp với tình hình thực tế của
nhà trường, chọn nguồn cung cấp thực phẩm sạch, an toàn, trang bị đầy đủ cơ sở
vật chất phục vụ bán trú, phân công công việc cụ thể cho những người tham gia
công tác bán trú, có kế hoạch kiểm tra giám sát mọi hoạt động bán trú và đề ra
nội quy, những quy định đối với người tham gia phục vụ bán trú. Thường xuyên
theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động bán trú để có biện pháp điều chỉnh, rút
kinh nghiệm kịp thời. Đối với các bộ phận tham gia phục vụ công tác bán trú
như: lên thực đơn, lưu mẫu thức ăn, sơ chế, chế biến thực phẩm, tổ chức bữa ăn
4
cho học sinh, phải nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc được giao, có sự
phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chính vì thế, tôi đã suy nghĩ tìm và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp để
tổ chức tốt công tác bán trú tại trường.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Hợp đồng thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho 986 em học sinh bán trú,
ngoài khâu xây dựng thực đơn, chế biến thực phẩm đúng quy cách đòi hỏi việc
lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn là rất cần thiết nhằm đảm bảo dinh dưỡng và
an toàn cho học sinh.
Những năm học trước, nhà trường đã hợp đồng thực phẩm với nhiều đầu
mối chủ yếu tập trung ở chợ Tam Kỳ. Nhưng đến nay, tôi thấy rằng trên địa bàn
thành phố có Siêu thị Co.opmart Tam Kỳ, nơi được nhiều người tiêu dùng bình
chọn là nơi mua sắm đáng tin cậy, hỏi thăm từ các cơ quan chuyên môn tôi đều
được các cơ quan này tư vấn cho là nên hợp đồng với Siêu thị để đảm bảo an
toàn thực phẩm vì so với các đầu mối nhỏ lẻ thì siêu thị có đủ tư cách pháp nhân.
Hơn nữa, hệ thống siêu thị lớn nên uy tín là vấn đề hàng đầu được đặt ra đối với
siêu thị để thu hút khách hàng. Vì thế tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng hợp
đồng mua thực phẩm tại Siêu thị Co.opmart Tam Kỳ.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bán trú; khảo sát thực tế về
các điều kiện phục vụ bán trú lên kế hoạch tu sửa, bổ sung kịp thời trước
khi tổ chức bán trú
Trước tiên, là tôi đã xây dựng một kế hoạch thực hiện công tác bán trú
năm học 2010-2011 cụ thể. Trong kế hoạch thể hiện rõ mục đích, yêu cầu nôị
dung của công tác bán trú. Từ kế hoạch đó mới xác định các nội dung tập trung.
(Xem phụ lục Kế hoạch thực hiện công tác bán trú năm học 2010-2011).
Bếp ăn tập thể có vị trí quan trọng trong trường học bán trú. Ngay từ đầu
năm, tôi đã chỉ đạo các bộ phận rà soát lại các điều kiện, cơ sở vật chất, các trang
thiết bị phục vụ bán trú tại bếp ăn và các phòng học. Trên cơ sở đó, đã tham mưu
mua sắm bổ sung và sửa chữa kịp thời các trang thiết bị phục vụ bán trú.
Hiện nay bếp ăn của trường được bố trí sắp xếp theo quy trình bếp ăn một
chiều, có khu vực tiếp nhận, sơ chế thực phẩm riêng, khu chế biến, phân chia
thức ăn riêng. Cung cấp nước sạch để sử dụng chế biến, vệ sinh dụng cụ ăn
uống, trang bị toàn bộ các dụng cụ phục vụ ăn uống bằng inox. Bếp ăn được

lắp đặt hệ thống ga, điện đảm bảo an toàn. Trang bị đầy đủ các loại bảng biểu
theo quy định của nhà bếp như: bảng nội quy, bảng thực đơn hằng ngày, bảng
5
phân công nhiệm vụ, bảng 10 nguyên tắc vàng, nội quy phòng cháy chữa cháy,
hướng dẫn vận hành tủ cơm, vận hành hệ thống ga, nội quy bán trú,
Ngoài ra tôi chỉ đạo tổ nuôi thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ của bếp ăn bán
trú như: sổ giao nhận thực phẩm, sổ phân chia thức ăn, sổ xuất, nhập kho, sổ
theo dõi xuất ăn, báo giá thực phẩm theo tuần, sổ chấm công, sổ theo dõi học
sinh vắng, sổ lưu mẫu thức ăn, thực đơn hằng tuần.
Các phòng học bán trú đều trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho
học sinh ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt tại lớp như: bàn ăn, bàn ngủ, buồng thay quần
áo, bồn rửa tay, bình nước nóng lạnh, giá treo quần áo, giá treo khăn, ti vi, đầu
đĩa phục vụ học tập và giải trí,
Thật vậy, việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất sẽ giúp cho công tác bán trú
thuận lợi và đem lại hiệu quả cao.
3. Lập bảng phân công GV-NV phục vụ bán trú và bảng phân công
nhiệm vụ cụ thể đối với CB-GV-NV tham gia công tác bán trú
Để việc thực hiện công tác bán trú có hiệu quả, tôi thiết nghĩ phải có kế
hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể thì mới theo dõi nắm bắt hết được. Tôi phân
công thực hiện công việc như sau:
a. Phân công GVPT và nhân viên viên cấp dưỡng tham gia phục vụ ở các
lớp:
* Phục vụ lớp chính:
STT TỔ CHỨC THỰC HIỆN LỚP STT
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
LỚP
1 Cô Tâm + Cô Triệu 1.1 16 Cô Trần Thị Liên
3.4
2 Cô Ánh + Cô Thông 1.2 17

Cô Dương Thùy
Trinh
3.5
3 Cô Nhung + Cô Cẩm Hà 1.3 18 Cô Nguyên Hà
3.6
4 Cô Huệ + Cô Thu Ba 1.4 19 Cô Phạm Thị Thu
4.1
5 Cô Trinh + Cô Thiện 1.5 20 Cô Lê Thị Mỹ
4.2
6 Cô Mai + cô Kim Xuân 1.6 21 Cô Huỳnh Thị Hạnh
4.3
7 Cô Vân + cô Thanh Thủy 2.1 22 Cô Lê Hoài Cương
4.4
8 Cô Ngân + cô Sự 2.2 23
Cô Ngô Hà Nguyệt 5.1
9 Cô Yên + cô Hòa 2.3 24
Cô Võ Minh Tuyết 5.2
10 Cô Mai + cô Kim Liên 2.4 25
Cô Minh Thanh 5.3
11 Cô Ta Ny + cô Ải 2.5 26
Cô Kiều Trang 5.4
6
12 Cô Hằng + Thùy Liên 2.6 27 Cô Minh Uyên
5.5
13 Cô Trần Thị An
3.1 28
Cô Thái Thị Mỹ
Tổ
trưởng
14 Cô Trương Thị Pha Lê

3.2 29 Cô Cao Thị Xí
Tổ phó
15 Cô Bùi Thị Hòa 3.3 30 Cô Lê Thị Hòa
Phụ
trách
chung
* NVCD tham gia phục vụ các lớp phụ:
ST
T
TỔ CHỨC THỰC HIỆN LỚP Ghi chú
1 Cô Lê Mỹ + cô Sự 3.1
NVCD làm nhiệm vụ ở
lớp phụ: vận chuyển thức
ăn, vệ sinh lớp học, giặt
khăn bàn, khăn lau
mặt, giống như lớp
mình phụ trách và xuyên
suốt cả năm học.
2 Cô Kim Liên + cô Cẩm Hà 3.2
3 Cô Thu Ba + cô Huỳnh Hòa 3.3
4 Cô Thông + cô Ải 3.6
5 Cô Thu Thủy +cô Kim Xuân 4.3
6 Cô Thiện + cô Thùy Liên 5.1
7 Cô Triệu + cô Uyên 5.2
8 Cô Trần Liên + cô Phạm Thu 5.3
9 Cô Cương + cô Thùy Trinh 5.4
b. Phân công nhiệm vụ :
b1. Trực lãnh đạo :
Cô Nguyễn Thị Thanh Hữu: Hiệu trưởng: Thứ 2
Cô Nguyễn Thị Thanh Nga: Phó Hiệu trưởng: Thứ 3, 5

Cô Nguyễn Thị Xuân Hoa: Phó Hiệu trưởng: Thứ 4,6
b2. GV - NV tham gia trực cùng với lãnh đạo:
Cô Huỳnh Thị Kim Liên: Thứ 2
Cô Phạm Thị Thái : Thứ 3
Anh Đặng Quang Vinh (sau này là cô Phan Thị Luyên): Thứ 6
b3. Trực bảo vệ: Anh Nổi
b4. Phục vụ nước: Anh Hòa
b5. Trực thu tiền bán trú:
Cô Nhật: Khối 1,2
Cô Thái: Khối 3,4,5
7
b6. Bộ phận y tế: Tham gia lên thực đơn, thực hiện lưu mẫu thức ăn đảm
bảo theo quy định. Kiểm tra vệ sinh thực phẩm, chất dinh dưỡng, theo dõi sức
khoẻ học sinh. Tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú.
b7. Tổ trưởng: Cô Mỹ: Theo dõi các nhóm thực hiện các công việc sơ
chế, chế biến, phân chia, vận chuyển thức ăn; làm công tác vệ sinh khu bếp, các
phòng học theo phân công.
c. Nhiệm vụ trực:
c1. Ban lãnh đạo:
- Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của NVCD từ khâu tiếp nhận thực
phẩm đến khâu sơ chế, chế biến thực phẩm; tổ chức bữa ăn cho HS,…
- Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của CB GV NV phục vụ trực trưa.
- Theo dõi việc thực hiện nề nếp ăn, nghỉ, ngủ từ 10giờ 40 đến 14giờ
- Giải quyết mọi việc xảy ra trong ngày trực.
- Tổng hợp, nhận xét cụ thể vào sổ kiểm tra giám sát công tác bán trú,
đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời vào các giờ giao ban cuối tuần.
c2. Đối với CB-GV-NV trực trưa bán trú:
- GV-NV trực trưa tổ chức
bữa ăn cho HS đảm bảo khẩu
phần mỗi em, nhắc nhở, động viên

HS ăn hết khẩu phần, ngồi ăn
trong lớp; Đặc biệt chú ý đến
những em ăn chậm những em tăng
cân nhanh dễ dẫn đến béo phì;
hình thành thói quen rửa tay bằng
xà phòng trước và sau khi ăn.
Hướng dẫn HS làm tốt một số
việc như: trải khăn bàn, chuyển
thức ăn, lau bàn, kê bàn ngủ, xếp
mền, gối bỏ ngăn nắp vào tủ, vệ
sinh cá nhân sau giờ ngủ…
- GV-NV trực phải ăn cơm, nghỉ ngơi tại phòng học.
- Buổi trưa sau khi ăn xong, GV-NV tổ chức cho HS nghỉ ngơi khoa học:
đọc sách, báo, xem chương trình dành cho thiếu nhi tại lớp. GV quán xuyến HS
không cho các em chơi các trò chơi nguy hiểm, không chạy ngoài mưa; ngoài
nắng, không xem những băng đĩa có nội dung không lành mạnh.
8
- GV-NV bàn giao giữa hai ca trực phải đúng giờ qui định (buổi sáng lúc
10h40 và buổi chiều lúc 14 giờ)
- Khi có học sinh ốm đau đột xuất GVPT và NVCD trực phải báo ngay
với lãnh đạo nhà trường, liên hệ với gia đình, y tế , bệnh viện để sơ cấp cứu kịp
thời.
- GV dạy tiết cuối khi ra về phải kiểm tra học sinh, phải đóng cửa, tắt điện,
quạt. Các lớp có NVCD làm vệ sinh sau giờ tan trường phải đóng cửa, tắt quạt,
điện trong phòng.
* Đối với nhân viên bảo vệ :
Thực hiện mở cổng, các phòng học (5h30), khóa các phòng học (17h10)
đóng cổng (19h), đánh trống giờ nghỉ, ngủ,… đúng quy định, theo dõi người lạ
mặt vào trường; bảo vệ tài sản nhà trường, không để xảy ra mất mát.
c3. Phân công công việc hằng ngày đối với nhân viên cấp dưỡng như sau:

TUẦN THỨ:
Thời
gian
Nhóm Nhóm Nhóm

6h15’ –
6h45’
- VS lớp học, dụng
cụ ăn uống của học
sinh (theo lớp được
phân công).
- VS lớp học, dụng cụ ăn
uống của học sinh (theo
lớp được phân công)
- VS lớp học, dụng cụ
ăn uống của học sinh
(theo lớp được phân
công)
6h45’ –
8h
- Tiếp nhận, kiểm
tra số lượng, chất
lượng thực phẩm.
- VS tủ cơm, chuẩn bị
dụng cụ để chế biến thức
ăn.
- VS bồn rửa, chuẩn
bị dụng cụ để sơ chế
thực phẩm.
8h – 10g

- Sơ chế thực phẩm
sống
- Chế biến thức ăn
- Sơ chế thực phẩm
sống
10h –
10h45’
- Chia cơm - Phân chia thức ăn - VS tủ cơm
10h45’
- Đưa thức ăn đến
lớp (theo lớp phân
công)
- Đưa thức ăn đến lớp
(theo lớp phân công)
- Đưa thức ăn đến lớp
(theo lớp phân công)
11h –
11h30’
- Phục vụ học sinh
ăn tại lớp
- Phục vụ học sinh ăn tại
lớp
- Phục vụ học sinh ăn
tại lớp
11h30’ –
12h
- Ăn trưa – nghỉ
trưa
- Ăn trưa – nghỉ trưa - Ăn trưa – nghỉ trưa
9

12h –
13h
- VS dụng cụ ăn
uống của học sinh.
- VS dụng cụ ăn uống
của học sinh.
- VS dụng cụ ăn uống
của học sinh.
13h –
13h30
- Làm VS khu vực
xung quanh bếp
- Phân chia thức ăn xế
- Làm VS khu vực sơ
chế
13h45’ –
14h15’
- Phục vụ ăn xế tại
lớp
- Phục vụ ăn xế tại lớp
- Phục vụ ăn xế tại
lớp
14h15 –
15h
- Tổng vệ sinh theo
khu vực phân công.
- Tổng vệ sinh theo khu
vực phân công.
- Tổng vệ sinh theo
khu vực phân công.

d4. Phân công nhân viên cấp dưỡng làm vệ sinh khu bếp:
TUẦN THỨ:
Nhóm nhân
viên
CD phụ
trách
Hằng ngày Hằng tuần
(Thực hiện chiều
thứ 6)
Hằng tháng
(Thực hiện thứ 7
cuối tháng)


- Vệ sinh khu vực
xung quanh bếp ăn
bán trú.
- Giặt khăn lau
mặt, khăn trải bàn
ăn
- Tổng vệ sinh trần
nhà, cửa, quat bếp ăn
bán trú.
- Tổng vệ sinh lớp
học (Lau sàn, quét
mạng nhện )


- Vệ sinh dụng cụ,
khu vực chế biến thức

ăn chín.
- Giặt khăn lau
mặt, khăn trải bàn
ăn HS
- Lau sàn nhà bếp ăn,
khơi thông cống
rãnh
- Tổng vệ sinh lớp
học (Lau sàn, quét
mạng nhện )


- Vệ sinh bồn rửa,
dụng cụ chế biến thực
phẩm sống.
- Vệ sinh khu vực sơ
chế thực phẩm sống.
- Giặt khăn lau
mặt, khăn trải bàn
ăn HS
- Tổng vệ sinh kho
ga, phòng thay trang
phục, xe đẩy thức ăn.
- Tổng vệ sinh lớp
học.

10
4. Xây dựng nội quy bán trú:
Để việc quản lý công tác bán trú được tốt hơn, tôi thiết nghĩ cần phải có
những quy định, những yêu cầu riêng đối với những người tham gia công tác

này. Chính vì thế, tôi đã xây dựng nội quy bán trú như sau:
- Mỗi CB,GV, NV phải chấp hành đúng nội quy cơ quan trường học, thực
hiện đúng nhiệm vụ được phân công và nghiêm túc thực hiện một số quy định
đối với công tác bán trú, cụ thể như sau:
+ Không đi xe trong sân trường vào thời điểm có học sinh trên sân trường
+ CB, GV, NV luôn mặc trang phục nghề khi đến trường, bảo vệ mặc
trang phục bảo vệ, nhân viên tổ nuôi mặc trang phục cấp dưỡng khi làm nhiêm
vụ.
+ Khi có việc riêng phải có giấy xin phép, nhờ người trực thay. Nếu đau
ốm nghỉ trên 3 ngày phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế và nộp về cho
trường ngay sau khi đi làm lại.
+ Tuyệt đối không đem bất cứ tài sản gì của nhà trường ra khỏi khu vực
trường khi chưa có ý kiến của người có trách nhiệm.
+ CB,GV,NV không gửi mua bất cứ thực phẩm gì từ các cô nuôi hoặc các
nhà cung cấp thực phẩm cho trường.
* Riêng đối với NVCD:
- Thực hiện đúng theo phân công, có tinh thần trách nhiệm trong công
việc, trung thực thẳng thắn giữ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thương yêu học sinh.
- Làm việc đúng giờ giấc qui định: 6giờ 45 phút đến 16 giờ hằng ngày.
- Giữ vệ sinh đầu tóc gọn gàng,
móng tay cắt ngắn, không đeo nữ trang.
Khi làm việc phải đeo khẩu trang, mặc
trang phục, mang găng tay, mũ,
- Khi bị bệnh phải báo cáo và nghỉ
việc để tránh tình trạng lây lan.
- Mọi tư trang đều để ở phòng kho
của bếp ngăn nắp gọn gàng. Không mang
những vật dễ cháy nỗ, dễ lây lan dịch
bệnh vào khu vực bếp ăn, phòng ăn.
- Trong quá trình làm việc không

mang theo thực phẩm, hàng hoá riêng đến bếp cũng như lúc ra về.
11
- Ngoài giờ làm việc nếu không có phận sự thì không được mở cửa vào
khu vực bếp ăn bán trú.
- NVCD thực hiện công việc chế biến thức ăn đảm bảo dinh dưỡng; đảm
bảo VSATTP; an toàn cháy nổ; thực hiện tốt vệ sinh các lớp theo phân công.
- NVCD thực hiện phân chia, vận chuyển thức ăn đảm bảo thời gian, hợp vệ
sinh.
5. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho NVCD
Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú. Tôi
nghĩ rằng, đối với nhân viên trực tiếp làm công tác chế biến thức ăn phải thường
xuyên trau dồi kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong năm học này, tôi
đã tổ chức cho các cô tổ nuôi được bồi dưỡng kiến thức vệ sinh anh toàn thựuc
phẩm 2 đợt: Đợt 1 bồi dưỡng tại trường, Đợt 2 tham gia bồi dưỡng tại lớp huấn
về Kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở y tế Quảng Nam tổ chức.
(hình ảnh tại trường)
6. Lên kế hoạch thực hiện công tác bán trú và kế hoạch kiểm tra giám
sát việc thực hiện công tác bán trú
12
Nhân viên cấp dưỡng thi tìm hiểu về Vệ sinh an toàn thực phẩm tại
trường Trần Quốc Toản
Để đảm bảo tốt công tác bán
trú, tôi xây dựng kế hoạch thực
hiện công tác bán trú cả năm học,
hằng tháng, hằng tuần, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ
phận. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng
đều họp đánh giá rút kinh nghiệm
kịp thời trong quá trình tổ chức
thực hiện.

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc,
nuôi dưỡng đối với học sinh bán trú. Đảm bảo
tốt việc ăn, ngủ, nghỉ cho học sinh. Tôi thiết
nghĩ việc kiểm tra giám sát công tác bán trú rất
cần thiết. Tôi thành lập tổ giám sát phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và thực
hiện hằng ngày công việc kiểm tra, giám sát
các hoạt động bán trú như: xây dựng thực đơn,
kiểm tra nguồn khâu giao nhận thực phẩm,
kiểm tra việc chế biến, phân chia, vận chuyển
thức ăn, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh cá
nhân, vệ sinh dụng cụ ăn uống, vệ sinh khu
bếp; giám sát việc tổ chức cho học sinh ăn,
ngủ nghỉ, sinh hoạt từ 10 giờ 40 đến 14 giờ 20. Trên cơ sở đó, dễ dàng điều
chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong việc tổ chức thực hiện. Tôi xây dựng
kế hoạch kiểm tra giám sát tập trung các nội dung sau:
* Đối với nhân viên cấp dưỡng
- Thường xuyên giám sát nhân viên cấp dưỡng để tạo thói quen khi làm
việc phải mặc trang phục đúng quy định, tóc chải gọn gàng, tránh rơi tóc vào
thức ăn, móng tay cắt ngắn, không đeo nữ trang.
- Nhân viên cần khám sức khỏe theo quy định để phát hiện kịp thời những
nhân viên đang mắc bệnh truyền nhiễm thì tạm thời nghỉ việc hoặc bố trí công
việc khác để không tiếp xúc với học sinh, phòng tránh sự lây nhiễm.
- Thường xuyên giám sát nhân viên cấp dưỡng để tạo thói quen tự giác rửa
tay bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
13
* Nguồn, khâu giao nhận thực phẩm
- Hằng ngày giám sát nguồn thực phẩm nhận vào đúng nơi đã hợp đồng
hay không.
- Hằng ngày giám sát thực phẩm có tươi hay không, đảm bảo chất lượng

không, nếu thực phẩm đóng gói thì xem còn hạn sử dụng không.
* Khâu sơ chế thực phẩm sống:
- Thực phẩm tươi khi nhận xong có sơ chế, chế biến ngay hay không
(không đượcđể quá 60 phút đặc biệt là thịt, cá, tôm )
- Giám sát NVCD để thành thói quen sơ chế thực phẩm trên bàn hoặc bệ
tránh để thực phẩm xuống đất hoặc sát đất.
- Giám sát rửa rau bằng nước sạch, rửa từ 3 lần trở lên cho đến khi sạch;
cần ngâm rau.
* Khâu chia thức ăn:
- Giám sát việc đeo khẩu trang, găng tay của nhân viên cấp dưỡng.
- Giám sát việc che đậy thức ăn sau khi chế biến để tránh bụi bẩn, côn
trùng làm ô nhiễm thức ăn.
- Giám sát nhân viên cấp dưỡng chia thức ăn bằng dụng cụ (tránh dùng tay
trực tiếp chia thức ăn)
- Giám sát hằng ngày việc lưu mẫu thức ăn để tạo thành nếp quen.Việc lưu
mẫu thức ăn phải đúng khối lượng quy định.
* Vệ sinh dụng cụ ăn uống:
- Giám sát việc tuân thủ rửa dụng cụ phục vụ ăn uống theo 4 bước.
- Dụng cụ chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín phải để đúng nơi
quy định. (tránh nhầm lẫn dụng cụ)
- Giám sát việc vệ sinh hằng ngày dụng cụ ca uống nước của học sinh.
* Vệ sinh khu bếp:
- Thường xuyên đôn đốc NVCD sắp xếp bếp gọn gàng, thuận tiện cho
công việc và luôn đảm bảo theo nguyên tắc 1 chiều.
- Các dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy, thường xuyên súc rửa bồn chứa
nước.
- Đảm bảo an toàn về công tác phòng cháy chữa cháy, làm tốt công tác
diệt ruồi, gián chuột.
- Luôn vệ sinh bếp sạch sẽ
- Thùng rác có nắp đậy, không rò rỉ, được xử lý hằng ngày.

- Giám sát việc làm vệ sinh theo lịch phân công.
14
7. Tổ chức khám sức khỏe và theo dõi cân nặng cho học sinh bán trú
Sức khoẻ quyết định lớn đến chất lượng học tập của học sinh. Ngoài khâu
chú trọng đến dinh dưỡng các bữa ăn cho các em. Chúng tôi đã phối hợp với
Trung tâm y tế thành phố Tam Kỳ khám bệnh cho học sinh toàn trường ngay từ
đầu năm học.
Qua đó, nắm bắt tình hình sức khoẻ của các em, phát hiện những em có
bệnh tật để có biện pháp chữa trị kịp thời. Đặc biệt, trên cơ sở đó có biện pháp
nuôi dưỡng và chăm sóc cho phù hợp.
Bên cạnh đó, bộ phân tham gia bán trú đã thực hiện việc theo dõi cân nặng
đối với học sinh bán trú 3 lần/năm.
Qua đó, lên kế hoạch điều chỉnh dinh dưỡng cho phù hợp đồng thời phối
hợp với cha mẹ học sinh trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con em được tốt
hơn.
Thứ hai đầu tuần, tôi cho đăng tải thực đơn bán trú lên website của trường
để các bậc cha mẹ học sinh biết và có sự phối hợp cham sóc các bữa ăn cho học
sinh.
8. Tổ chức ngoại khóa tuyên truyền trong học sinh cách phòng chống
dịch bệnh.
Việc phòng chống dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và
cấp bách đặc biệt với năm học này. Nhất là đối với trường học bán trú, để đảm
bảo tốt cho sức khỏe của học sinh đòi hỏi nhà trường cần phải xây dụng chương
trình hành động cụ thể và xuyên suốt năm hoc.
Thực hiện công văn chỉ đạo số 462/CV-PGD&ĐT của thành phố Tam Kỳ
về việc "Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết' và
15
dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, trong năm học này, tôi đã chỉ đạo bộ
phận y tế, HĐNGLL, nhất là với GV-NV tham gia công tác bán trú tăng cường
các hoạt động tuyên truyền giáo dục trong học sinh cách phòng chống dịch

bệnh dưới nhiều hình thức như: phát tờ rơi, tổ chức tuyên truyền trong học sinh ở
các giờ chào cờ, giờ chủ nhiệm lớp, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, thực hiện tích
hợp giáo dục trong các bài học có liên quan.
Qua đó, nhằm hình thành ở các em một số kĩ năng sống và thói quen cần
thiết như: biết cách tự chăm sóc và phục vụ bản thân, biết giữ vệ sinh cá nhân,
vệ sinh trường lớp,
Bên cạnh đó, tôi đã xây dựng chương trình hành động phòng chống dịch
bệnh xuyên suốt năm học. Trong thời gian qua, các lớp học và các bộ phận của
nhà trường đã thực hiện tốt khâu vệ sinh đối với bếp ăn tập thể, các lớp học bán
trú. Trong giờ ngủ thông thoáng phòng học, khuyến khích học sinh mặc quần, áo
dài để tránh muỗi đốt. Duy trì tốt việc ra quân đồng loạt tổng vệ sinh môi trường
vào buổi chiều thứ sáu hằng tuần.
16
Tổ chức ngoại
khóa Hướng dẫn
rửa tay bằng xà
phòng cho học sinh
toàn trường.
Tổng vệ sinh khu vực bếp ăn bán trú Các lớp bán trú dọn vệ sinh lớp học
9. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn, bổ ích cho học
sinh bán trú nhằm phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT), rèn kĩ năng
sống cho học sinh:
Với đặc thù của mô hình bán trú, học sinh được học tập, ăn ngủ, sinh hoạt
cả ngày tại trường. Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, dễ xảy ra TNTT trong
các giờ nghỉ trưa, giờ ra chơi. Vì vậy, tôi thiết nghĩ, cần trang bị cho các em có
những hiểu biết nhất định về mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng tránh
TNTT. Từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT và triển
khai thực hiện trong toàn trường (xem kế hoạch phần phụ lục)
Mặt khác, tạo môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi an toàn, lành mạnh
cho các em, tổ chức nhiều hoạt động giải trí phong phú nhằm giảm thiểu nguy cơ

gây TNTT trong nhà trường như: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian
như: ô ăn quan, nhảy dây, chơi một số trò chơi như: cờ vua, đá cầu, Ở các lớp
bán trú, mỗi phòng học chúng tôi đều trang bị một ti vi và đầu đĩa, ngoài việc
phục vụ cho việc giảng dạy còn nhằm khuyến khích các em giải trí trong giờ ra
chơi, giờ nghỉ trưa qua các kênh dành cho thiếu nhi hoặc xem những băng đĩa về
nhạc, phim thiếu nhi, truyện cổ tích, Ngoài ra, tôi còn chỉ đạo bộ phận thư viện
phát huy tủ sách măng non, sưu tầm những cuốn sách hay, những câu chuyện lý
thú giới thiệu trong học sinh để thu hút học sinh đến thư viên đọc sách trong giờ
nghỉ. Qua đó, hình thành kĩ năng sống cho học sinh, các em biết cách bảo vệ bản
thân mình, không tham gia các trò chơi nguy hiểm, biết tự sinh hoạt, vui chơi,
giải trí an toàn, bổ ích.


17
VI. KẾT QUẢ
Từ những việc đã làm, tôi đã thu được những kết quả tốt đẹp:
Hợp đồng với Siêu thị Co.op Mart, trường tôi luôn luôn được đảm bảo về
vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn thực phẩm luôn đảm bảo và giá cả tương đối
ổn định. Hơn nữa, khi đã chọn được nơi cung cấp nguồn thực phẩm an toàn
chúng tôi rất yên tâm trong việc tổ chức và duy trì đều đặn các hoạt đông bán trú
nhất là trong những thời điểm xảy ra dịch bệnh, thức ăn khan hiếm, giá cả có
nhiều biến động. Mặt khác, vì tất cả các mặt hàng đều lấy trong Siêu thị nên
khâu giao nhận rõ ràng, minh bạch, tiết kiệm thời gian nhờ nhà cung cấp chịu
trách nhiệm vận chuyển đến tận trường.
Nhờ có kế hoạch sớm và cụ thể nên trường có đủ điều kiện để ngay từ ngày
6/9/2011 nhà trường đã tổ chức công tác bán trú cho 986 học sinh.
Với việc phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng nội quy, tổ chức bồi dưỡng
kiến thức VSATTP, tổ chức khám sức khoẻ, ngoại khoá tuyên truyền trong học
sinh mà công tác bán trú của nhà trường được phát bền vững, mọi hoạt động bán
trú đã đi vào nề nếp. Với đội ngũ nhân viên cấp dưỡng nhiệt tình năng động có

tinh thần trách nhiệm cao cùng với vốn kiến thức vững vàng về Vệ sinh an toàn
thực phẩm được bồi dưỡng trong năm học, họ đã thực hiện tốt nhiệm vụ được
phân công như: khâu vệ sinh bếp ăn, vệ sinh dụng cụ ăn uống, vệ sinh các lớp
bán trú luôn được chú trọng và đảm bảo tốt. việc sơ chế, chế biến thức ăn đảm
bảo quy cách, phục vụ chu đáo hợp vệ sinh việc phân chia, vận chuyển thức ăn,
luôn đem đến cho học sinh những bữa ăn ngon, giàu dinh dưỡng. Trong năm học
này, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra. Đối với GV-NV phục vụ
bán trú đã tổ chức tốt cho học sinh ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt từ 10 giờ 40 phút đến
14 giờ. Đa số các em đều rất thích các món ăn ở trường, ăn hết khẩu phần, thực
hiện giờ ngủ, nghỉ đúng quy định. Qua theo dõi về cân nặng đối với học sinh bán
trú, hầu như em nào cũng tăng cân, có sức khoẻ tốt. Đặc biệt, qua các biện pháp
tổ chức các hoạt động vui chơi an toàn lành mạnh cho học sinh và tuyên truyền
về phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích đã hình thành trong các em những
kĩ năng sống quý báu như: biết tự chăm sóc bản thân, biết cách giữ gìn sức khỏe
phòng chống dịch bệnh, thói quen trong sinh hoạt, ăn uống, nghỉ, ngủ và biết vui
chơi, giải trí an toàn, bổ ích.
Công tác bán trú của nhà trường được đông đảo phụ huynh đồng tình, ủng
hộ và tin tưởng.
18
Học sinh bán trú đến thư viện đọc sách
trong giờ nghỉ trưa
Học sinh chơi trò chơi gian
trong giờ nghỉ trưa
VII. KẾT LUẬN
Để tổ chức tốt công tác bán trú trường học, phải tập trung thực hiện phối
hợp đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó phải quan tâm nhiều đến các nội dung
sau:
1. Phải tìm đơn vị có tư cách pháp nhân và có uy tín để hợp đồng thực
phẩm. Hợp đồng ở những đơn vị này có thể xem như chúng ta đã được đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm ở khâu ban đầu.

2. Phải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bán trú cụ thể. Lên kế hoạch
cụ thể cho từng nội dung công việc và có sự chuẩn bị chu đáo về các điều kiện
để đảm bảo tổ chức công tác bán trú.
3. Xây dựng nội quy rõ ràng. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận cụ
thể. Có kế hoạch giám sátchặt chẽ. Thiết lập hồ sơ đầy đủ. Đây là những điều
kiện có tính chất quyết định để công tác bán trú được diễn ra đúng kế hoạch và
đạt kết quả như mục tiêu đề ra.
4. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ như: bồi dưỡng kiến thức VSATTP, tổ
chức ngoại khoá, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn cho học
sinh, để đảm an toàn, bổ ích cho CBGVNV và học sinh bán trú ở mọi thời
điểm học sinh có mặt ở trường.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
Để công tác bán trú trong các trường Tiểu học ngày càng phát triển tốt
hơn. Đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ tổ chức các buổi hội
thảo, chuyên đề về nâng cao chất lượng hoạt động bán trú trong trường tiểu học.
Tam Kỳ, ngày 18 tháng 4 năm 2011
Người viết
Nguyễn Thị Xuân Hoa
19


20

×