1/ Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TỐT CÔNG TÁC GIÁO DỤC NHA
HỌC ĐƯỜNG
2/ Đặt vấn đề:
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào
tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học,
một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: "Ngày nay chúng là
nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các
đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi
đồng ".
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương
pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng
1
định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế người luôn
mong muốn tâm hồn các em trong sáng, hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt
đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện có ích cho xã hội.
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự
nhiên, xã hội, được vui chơi đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về
trí, đức, thể, mỹ. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và
làm chủ cuộc sống.
Nha học đường là công tác tuyên truyền giáo dục phòng bệnh, khám, điều
trị và áp dụng các biện pháp phòng bệnh tích cực để phòng tránh hữu hiệu các
bệnh về răng miệng, chăm sóc răng miệng cho học sinh ngay tại trường học. Là
một trong những nội dung hoạt động của công tác y tế trường học. Trong đó, có
4 nội dung chính:
- Nội dung 1: Khám và điều trị các bệnh về răng miệng
- Nội dung 2: Súc miệng fluor ngừa sâu răng
- Nội dung 3: Giáo dục nha khoa phòng bệnh răng miệng
- Nội dung 4: Trám bít hố rãnh hố rãnh
Để thực hiện được nội dung trên đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất thiết
bị y tế: như máy trám răng, thuốc súc miệng ngừa sâu, dụng cụ trám bít hố
rãnh…để mua sắm được các thiết bị này cần phải có nguồn kinh phí khá lớn trên
50.000.000đ. Đây cũng là một khó khăn đối với tất cả các trường vì vậy hầu hết
các trường chỉ thực hiện nội dung 3: giáo dục nha khoa phòng bệnh răng miệng.
Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với các hoạt động giáo dục của nhà
trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa giáo dục
phòng bệnh răng miệng như: Tại sao phải chải răng, em chải răng khi nào, thức
ăn tốt và thức ăn có hại cho răng, phương pháp chải răng giúp các em hiểu
được tầm quan trọng của răng như: răng giúp em ăn nhai, răng giúp em có khuôn
2
mặt đẹp, răng giúp em phát âm chuẩn …nhằm chuyển đổi hành vi của học sinh
một cách tích cực có lợi cho sức khỏe cộng đồng.
Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra "Một số biện pháp tổ
chức tốt công tác giáo dục Nha học đường" nhằm góp thêm một chút kinh
nghiệm giúp cho hoạt động y tế học đường trong trường Tiểu học ngày càng phát
triển.
Đây là đề tài: "Một số biện pháp tổ chức tốt công tác giáo dục Nha học
đường" nên tôi tập trung nghiên cứu trong toàn thể học sinh nhà trường cùng
tham gia tìm hiểu các bệnh lý về răng miệng, cách phòng ngừa trong giờ sinh
hoạt chào cờ đầu tuần, hoặc tổ chức ngoại khóa riêng theo khối lớp với nội dung,
hình thức phù hợp với độ tuổi từng khối lớp.
3. Cơ sở lý luận:
Chương trình Nha học đường là chương trình chăm sóc sức khỏe răng
miệng cho học sinh. Đây là một trong các nội dung của chương trình y tế học
đường bao gồm giáo dục phòng bệnh răng miệng, điều trị bệnh răng miệng và
phục hồi chức năng về răng miệng.
Giáo dục sức khỏe răng miệng là nghệ thuật truyền bá các kiến thức về
bệnh lý răng miệng, cách điều trị và phòng bệnh răng miệng từ người cán bộ y tế
đến học sinh. Kết quả làm thay đổi hành vi một cách tích cực có lợi cho sức khỏe
học sinh.
Đây là một biện pháp dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao, đem đến nhiều lợi
ích cho cá nhân, cộng đồng kinh tế gia đình và kinh phí nhà nước. Là biện pháp
duy nhất, giải quyết rốt ráo tận gốc về vấn đề phòng bệnh răng miệng với kinh
phí thấp, hiệu quả cao dễ áp dụng đến mọi nơi từ thành phố đến tận nông thôn,
nơi đâu có con người là có học sinh và có trường học nơi dễ triển khai – dễ
áp dụng các biện pháp phòng bệnh sơ đẳng mà mỗi cá nhân ai cũng làm được.
3
Nhà trường là tổ chức kỷ luật tốt, có biện pháp kiểm tra, đánh giá chất
lượng, đánh giá kết quả công tác thuận lợi cho việc giáo dục tuyên truyền về
công tác phòng bệnh răng miệng.
Đối tượng phục vụ là học sinh, là người chủ tương lai của đất nước. Các
em rất ngây thơ trong trắng, dễ gieo mầm giống tốt, ý thức tốt tư tưởng đúng, sẽ
tập trung thói quen tốt và sẽ để lại nét ấn sâu sắc, ảnh hưởng đến suốt cuộc đời
các em.
Học sinh là con em của mọi gia đình, đại diện mọi thành phần trong xã hội
từ lao động chân tay đến lao động trí óc các em sẽ có ảnh hưởng lớn đến với gia
đình, ảnh hưởng đến tư tưởng, thói quen phòng bệnh của từng người từng gia
đình.
Hiện tại là học sinh, tương lai là phụ huynh học sinh là mẫu công dân tốt
của ngày mai sẽ lãnh đạo cộng đồng hoặc ảnh hưởng lớn đến cộng đồng sẽ là
nhân tố quyết định thành công và hiệu quả của mục tiêu phòng bệnh.
Giáo dục sức khỏe HS (hôm nay) PHHS tương lai Lãnh đạo cộng
đồng, ảnh hưởng lớn đến cộng đồng .
- Học và tập thói quen tốt
- Tự nâng cao thể lực cá nhân
4
HỌC SINH
Ảnh hưởng tốt:
- Gia đình
- Nhà ở
- Khu phố
- Địa phương
Xây dựng tập
thê lành mạnh:
- Trường tốt
- Lớp tốt
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
ĐƯỢC NÂNG CAO
Theo Quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/4/2007 của Bộ giáo
dục đào tạo có chỉ đạo việc thực hiện công tác này như sau:
“Hoạt động y tế trong các trường phổ thông nhằm bảo vệ, giáo dục và
chăm sóc sức khỏe cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường.
Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe học sinh cho
học sinh, giáo viên cán bộ và nhân viên nhà trường.Tổ chức thực hiện vệ sinh
học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, bệnh tật học đường,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng
chống HIV/AIDS, các bệnh xã hội và thực các hoạt động khác về y tế trường
học”
4. Cơ sở thực tiễn:
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trường điểm của thành phố, phần
đông học sinh là con em của cán bộ công chức nhà nước, con gia đình kinh
doanh. Các em phần lớn dễ bảo, mạnh dạn nhiệt tình, tiếp thu nhanh.
Trong 4 nội dung của công tác Nha học đường nội dung 3: giáo dục phòng
bệnh răng miệng là nội dung dễ thực hiện nhất và hiệu quả nhất vì không đòi hỏi
nguồn kinh phí lớn.
Trong thời gian công tác tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi cũng như
tìm hiểu về chuyên môn để tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khóa phòng bệnh
răng miệng sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải tổ chức một
giờ sinh hoạt ngoại khóa như thế nào để tôi luôn lôi cuốn, thu hút các em tham
gia nhưng vẫn thật khó. Có lúc tôi cảm thấy nội dung chương trình cho các giờ
sinh hoạt còn đơn điệu.
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, tôi đã phần nào thực hiện tốt
công tác giáo dục ngoại khóa phòng bệnh răng miệng, đã tích lũy được một số
kinh nghiệm và bây giờ tôi có thể tự tin với nội dung sinh hoạt ngoại khóa giáo
dục phòng bệnh răng miệng của mình mang lại kết quả rõ rệt.
5
5. Biện pháp thực hiện:
* Biện pháp 1: Xác định đối tượng .
- Việc xác định đối tượng rất quan trọng, từ đó giúp cho người cán bộ y tế
có cách giáo dục phù hợp giúp cho các em dễ tiếp thu nội dung cần truyền đạt.
Đối với học sinh Tiểu học tôi chia ra 2 nhóm theo khối lớp
Nhóm 1: Khối 1,2,3 là đối tượng ở độ tuổi Nhi đồng, các em còn bé, hiểu
một sự việc, vấn đề còn rất chậm. Cho nên đối với nhóm đối tượng này tôi tìm
cách tiếp cận bằng cách tặng cho các em những đồ chơi như các con vật ngộ
nghĩnh để qua đó giáo dục có thể để các em dùng bàn chải đánh răng cho những
"người bạn mới" của mình để các em có thể hiểu được những vấn đề tôi cần giáo
dục cho các em.
Nhóm 2: Khối 4, 5 là đối tượng ở độ tuổi Thiếu niên các em đang phát triển
nhanh cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nên đối với nhóm đối tượng này tôi tìm
cách tiếp cận bằng những đồ dùng trực quan và nêu hệ thống một số câu hỏi để
kích thích khả năng bộc lộ tư duy của các em. Từ đó các em có thể tiếp thu
nhanh hơn những vấn đề quan trọng trong việc chăm sóc và giữ gìn răng miệng.
* Biện pháp 2: Chuẩn bị nội dung bài nói chuyện phù hợp với đối
tượng.
Việc chọn lựa nội dung đối với từng đối tượng rất quan trọng, tùy theo đối
tượng nghe mà người cán bộ y tế có bài nói chuyện phù hợp, giúp đối tượng tiếp
thu nhanh.
Nhóm 1: Khối lớp 1, 2, 3 tôi chọn những đề tài dễ hiểu, với những từ ngữ
chuyên môn ít giúp cho các em hiểu và tiếp thu nhanh.
Bài 1 : Tại sao và khi nào phải chải răng?
Bài 2 :Cách lựa chọn và giữ gìn bàn chải
Bài 3 : Thức ăn tốt và không tốt cho răng
6
Bài 4 : Phương pháp chải răng
Nhóm 2: Khối 4,5 tôi chọn những bài đi sâu vào nội dung chuyên môn,
nguyên nhân, diễn tiến, cách phòng bệnh.
Bài 1: Nguyên nhân diễn tiến và phòng bệnh sâu răng
Bài 2: Các thói quen xấu có hại cho răng
Bài 3: Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm nướu
Bài 4: Phương pháp chải răng
* Biện pháp 3: Chuẩn bị giáo cụ trực quan đầy đủ.
Giáo cụ rất cần thiết và hữu ích trong việc truyền đạt kiến thức đến người
nghe. Một bài giảng lý thuyết dài dòng khó hiểu nếu không có hình ảnh minh
họa kèm theo sẽ làm cho đối tượng nghe chán, không muốn nghe và hậu quả là
những gì ta muốn truyền đạt là vô ích và không hiệu quả.
Theo phương châm: Nghe, nhìn
→
Suy nghĩ
→
Hành động. Hình ảnh
minh họa đi kèm theo bao giờ cũng làm chất lượng giáo dục hiệu quả hơn là một
tiết giáo dục suông không có minh họa, như thế giáo cụ đóng vai trò rất quan
trọng trong giáo dục ngoại khóa phòng bệnh răng miệng.
Giáo cụ dù ở dạng nào cũng rất cần thiết và tăng chất lượng giáo dục
* Qua thực tiễn cho thấy:
- Nếu chỉ đọc
→
Học sinh sẽ nhớ 10%
- Nghe
→
Học sinh sẽ nhớ 20%
- Nhìn, thấy
→
Học sinh sẽ nhớ 30%
- Nghe, nhìn
→
Học sinh sẽ nhớ 50%
- Nghe, nói, nhìn
→
Học sinh sẽ nhớ 80%
- Nghe, nói, nhìn và thực hành :
→
90%
Giáo cụ trực quan là:
- Bích chương
- Lật sách
7
- Poster
- Tài liệu bướm
- Hình nộp múa rối
- Bàn chải đủ loại
- Mô hình hàm răng
Ví dụ: Bài giáo dục: Phương pháp chải răng
Người cán bộ y tế phải chuẩn bị những giáo cụ trực quan gì?
- Mô hình hàm răng, bàn chải, tranh một em bé đang chải răng, mô hình
những chiếc răng sâu, chiếc răng không sâu
* Biện pháp 4: Lựa chọn phương pháp giáo dục.
Có nhiều phương pháp để triển khai tiết giáo dục ngoại khóa như phương
pháp giáo dục đọc bài giảng, với phương pháp này người cán bộ y tế chỉ cần
truyền đạt kiến thức của mình vào vở học sinh mà không cần phải thông qua tư
duy của chúng, như vậy học sinh sẽ không nhớ và sẽ không để lại trong đầu một
dấu vết gì, do đó học sinh sẽ khó áp dụng, không biết áp dụng những kiến thức
có trong vở vào sinh hoạt thực tế, có học mà không thực hành được. Đối với bản
thân tôi không chọn phương pháp giáo dục này vì nó không mang lại hiệu quả
cao.
Qua các lần giáo dục tôi nhận thấy phương pháp giáo dục chủ động là hiệu
quả nhất, với phương pháp này đòi hỏi người cán bộ y tế phải có khả năng sư
phạm cao và khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào tiết giáo dục. Người
giáo dục vừa cung cấp kiến thức, vừa giảng, vừa cùng học sinh rút ra những vấn
đề cốt lõi của bài học học sinh dễ dàng hiểu bài ngày. Người cán bộ y tế là chất
men xúc tác giúp học sinh có ý thức về tình trạng răng miệng của mình, vừa
hướng dẫn rèn luyện và kiểm tra thực hành chuyển đổi những thói quen xấu,
những nhận thức sai lầm thành nề nếp sinh hoạt có hiệu quả và thói quen tốt như:
8
Biết chải răng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ, hạn chế ăn các thức ăn ngọt,
thích ăn trái cây tươi cho răng, biết chải răng đúng cách
Bên cạnh đó, người cán bộ y tế có thái độ khiêm tốn, dịu dàng đầy tình
thương đối với học sinh, cần diễn đạt dễ hiểu, rõ ràng, chuẩn mực không lấp
lửng, dùng từ bình dân hạn chế dùng từ chuyên môn thuyết phục đối tượng nghe,
hiểu suy ngẫm và làm theo lời khuyên của mình có như thế thì tiết giáo dục mới
thành công.
*Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn bài
tuyên truyền giáo dục ngoại khóa:
Hiện nay, cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật, công nghệ
phát triển ngày càng nhanh và
đang được ứng dụng vào nhiều
lĩnh vực kinh tế - xã hội của thế
giới nói chung và nước ta nói
riêng. Đặc biệt đã và đang ứng
dụng rộng rãi trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
Một trong những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển trong giai
đoạn mới của nước ta là tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội
dung và phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hoá“ giáo dục. Đồng thời, ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới phương
pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, dạy học và
các hoạt động giáo dục khác. Nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo
của học sinh, để đào tạo những thế hệ “chủ nhân tương lai của đất nước”. Vì thế
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trở thành nhiệm vụ hết sức cấp
9
Ứng dụng CNTT trong giáo dục ngoại khóa
thiết và quan trọng của CB-GV-CNV, trong đó có những người nhân viên y tế
làm công tác giáo dục phòng bệnh cho học sinh giống như tôi.
Bởi vì khi ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền giáo
dục học sinh phòng bệnh có nhiều ưu điểm như sử dụng những hình ảnh, âm
thanh, nhạc và phim trong bài giáo dục sẽ tạo được nhiều sự hứng thú và đạt
nhiều hiệu quả giáo dục cao cho học sinh.
Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin soạn bài giáo dục, các
chương trình bằng phần mềm trình diễn Microsotf Office PowerPoint, Violet tổ
chức các hoạt động ngoại khóa ở nhà trường, bản thân đã rút ra một số kinh
nghiệm để nâng cao hiệu quả như: những vấn đề cần chuẩn bị trước khi soạn,
tiến trình soạn bài và cách thức giáo dục cũng như việc chuẩn bị tư liệu nhằm
nâng cao chất lượng của tiết giáo dục cho học sinh.
Để thực hiện tốt công tác này bản thân tôi phải thực hiện tốt các bước sau
đây:
- Chuẩn bị:
Trước khi tiến hành soạn bài tôi nắm vững các kiến thức cơ bản về cách sử
dụng máy vi tính, soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft Office Word và
phần mềm Microsoft Office PowerPoint, Violet, bộ phần mềm cài đặt Violet vào
PowerPoint, phần mềm trình chiếu file flash như:
và các phần mềm vi tính hỗ trợ khác, đồng thời sử dụng thành thạo cách truy cập
và coppy các dữ liệu từ các trang web trên internet.
10
Để biên soạn ra một chương trình ngoại khóa trước hết tôi chuẩn bị kế hoạch, nội
dung chủ đề của buổi ngoại khóa cần truyền đạt đến học sinh. Sau đó căn cứ chủ
đề để đặt ra các câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh.
Ví dụ: Câu hỏi dành cho khối lớp 1:
- Mỗi ngày em chải răng mấy lần? em chải răng vào lúc nào?
- Sau khi ăn xong nếu không có bàn chải để chải răng thì em cần phải
làm gì?
- Em chải răng để làm gì ?
-
Câu hỏi dành cho khối lớp 2:
- Tại sao em phải chải răng ngay sau khi ăn?
- Em giữ gìn bàn chải đánh răng của em như thế nào?
- Em hãy kể những thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu?
-
Muốn có nhiều tư liệu để soạn, tôi tìm lựa chọn và coppy tranh ảnh, phim
ở những trang web như : t5g.org.vn, t4ghcm.org.vn, google.com…để sử dụng.
Nếu không có tranh ảnh trên internet thì tìm trên sách báo, tạp chí…sau đó scan
đưa vào máy tính để soạn thảo.
- Phương pháp soạn:
Trước hết tôi nắm vững các thao tác sử dụng
phần mềm PowerPoint như: làm việc với tập tin, quản
lí các slide, định dạng slide, chọn dạng màu nền, nhập
văn bản, hiệu chỉnh văn bản, sử dụng các công cụ vẽ,
sử dụng Wordart, chèn hình ảnh, âm thanh, phim,
kiểm soát phim ảnh, thiết lập biểu đồ, kiểm soát biểu
đồ, chèn nút điều khiển, thiết lập hiệu ứng, chọn dạng
11
Các dạng bài tập violet
hiệu ứng, thiết lập trình diễn, quản lí đối tượng, chuẩn bị và trình diễn, đóng gói
tập tin Sử dụng thành thạo hệ thống các dạng bài tập của Violet.
Khi soạn, tôi định dạng các slide chính liên tiếp nhau, sau đó đến các slide
phụ để giáo án có ít liên kết nhất, tạo điều kiện thuận lợi khi trình chiếu. Những
slide chính cần chọn các màu khác với những slide phụ. Nếu chọn màu slide là
màu tối thì chọn màu cho phông chữ là màu sáng và ngược lại. Các slide chính
nên chọn nhiều màu thay đổi để học sinh không bị nhàm chán. Khi định dạng
màu tôi luôn luôn chọn sao cho phông chữ hiện rõ ràng khi trình diễn để học sinh
dễ thấy và nắm rõ bài học.
Ví dụ: Nếu chọn nền màu cho slide là màu đỏ thì chọn màu cho phông chữ là
màu vàng, hoặc màu xanh nhạt Hoặc nếu chọn nền màu cho slide là màu vàng,
trắng, màu nhạt thì chọn màu cho phông chữ là màu đen, đỏ, nâu sẫm Tôi
không bao giờ chọn cùng gam màu hoặc tương tự nhau.
Khi thiết lập và chọn dạng hiệu ứng âm thanh, trong phần mềm
PowerPoint có các dạng âm thanh khác nhau, tôi chọn loại âm thanh phù hợp với
tính chất, tư tưởng của bài dạy. Có slide nên thiết lập âm thanh nhưng có phần
không cần vì khi giảng dạy vừa cho hiển thì slide vừa giảng bài, nếu có quá
nhiều âm thanh hoặc âm thanh không phù hợp thì vừa ồn vừa có tác dụng phản
cảm đối với học sinh khi tiếp thu bài học.
Ví dụ : Trong slide có tên tiêu đề bài giáo dục, tên tác giả, thì tôi chọn chế
độ hoạt hình tự động Automaticaly và thiết lập, chọn dạng âm thanh. Thế nhưng
trong phần các slide có các phần nội dung chính thì tôi không bao giờ thiết lập
chế độ hoạt hình tự động mà tôi chọn chế độ click chuột và không định dạng âm
thanh
Khi sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho tôi luôn lựa chọn những hình ảnh,
những bức tranh tiêu biểu phù hợp với từng phần và không sử dụng hình ảnh có
12
nội dung ít liên quan đến bài học vì chúng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bài
dạy, ảnh hưởng đến sự tiếp thu của học sinh.
Khi thiết lập các mối liên kết (Hyperlink) giữa các slide chính và slide
phụ, hoặc với các trang web, văn bản Word, Excel, nhạc, phim tôi làm các biểu
tượng liên kết rõ ràng và có sự cân đối, màu sắc hài hoà đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Phương pháp trình chiếu:
Khi chạy slide bài giáo dục các slide chính (nội dung chính của bài học,
bài tập ) sẽ được hiển thị với thời gian nhiều hơn so với các slide phụ (câu hỏi,
ví dụ ) để học sinh nắm đầy đủ kiến thức của bài học, làm được bài tập.
Nếu có sự cố khi trình diễn trong lúc trình chiếu, các slide không hiển thị
theo trình tự vì nhầm lẫn thì tôi thoát phần đang trình diễn để trình diễn lại slide
ở phần đang dạy, tôi không tiếp tục trình diễn các slide tiếp theo vì có thể sẽ bỏ
qua một phần kiến thức bài dạy. Cách thoát như sau: Nhấn Esc để thoát phần
đang trình diễn hoặc click chuột bên phải, sau đó click vào mục End Show và
tiếp tục nhấn Slide Show/ View Show.
6. Kết quả nghiên cứu:
Với đề tài này bản thân tôi đã thực hiện trong năm học 2009 – 2010 với 4
biện pháp và đã được hội đồng khoa học xếp loại C cấp thành phố. Trong năm
học 2010 -2011 tôi tiếp tục nghiên cứu và bổ sung thêm biện pháp 5: “Ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc soạn bài tuyên truyền giáo dục ngoại khóa” và
tôi đã thu hoạch được kết quả cao hơn năm trước:
- 90% học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- 80% học sinh biết áp dụng những kiến thức đã học vào sinh hoạt hằng ngày,
chuyển đổi những thói quen không tốt thành những thói quen tốt có lợi cho sức
khỏe cá nhân.
Chuyển đổi K.A.P (Kiến thức, Thái độ, Thực hành) một cách tích cực:
* K = Kiến thức:
13
- 100% Học sinh rất thích thú chăm chú nghe giảng
- 70% Học sinh có tham gia phát biểu ý kiến tốt
- 100% Học sinh hiểu bài và ghi nhớ được ý chính
* A = thái độ
- Học sinh thích chú: 95%
- Học sinh lơ đễnh không chú ý 5%
* B = Thực hành:
- Học sinh biết chải răng buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi trưa sau khi ăn
và buổi tối trước khi đi ngủ. Biết lựa chọn thức ăn tốt cho răng như: trái cây, thịt,
cá…và hạn chế ăn những thức ăn có hại cho răng như bánh kẹo, nước ngọt….
Học sinh thực hành đúng phương pháp chải răng
7. Kết luận:
Với đề tài "Một số biện pháp tổ chức tốt công tác dục Nha học đường"
mà bản thân tôi đã áp dụng với 5 biện:
- Biện pháp 1: Xác định đối tượng giáo dục
- Biện pháp 2: Chuẩn bị nội dung bài nói chuyện phù hợp với đối tượng.
- Biện pháp 3: Chuẩn bị giáo cụ trực quan đầy đủ.
- Biện pháp 4: Lựa chọn phương pháp giáo dục
- Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn bài tuyên
truyền giáo dục ngoại khóa.
Sự phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp các biện pháp trên là rất quan
trọng, không xem nhẹ biện pháp này hay coi trọng biện pháp kia. Trong quá
trình thực hiện đòi hỏi người cán bộ y tế phải biết vận dụng linh hoạt giữa các
biện pháp để tạo ra giờ giáo dục ngoại khóa hấp dẫn lôi cuốn học sinh.
Tuy đề tài còn mới mẻ, chỉ là một phần nhỏ trong nội dung thực hiện công
tác y tế học đường nhưng nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phòng
bệnh răng miệng cho học sinh.
14
8. Đề nghị:
- Đề nghị các cấp cần quan tâm hơn nữa đối với công tác Nha học đường,
nên tổ chức nhiều hoạt động có liên quan đến công tác này.
- Nên tổ chức giao ban công tác y tế trường học hằng tháng để các trường
có điều kiện giao lưu học tập.
Tam Kỳ, ngày 10 tháng 4 năm 2011
Người viết
Phạm Thị Thái
15