CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT
CÔNG TÁC VỆ SINH Y TẾ TRƯỜNG HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Nga
Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
Đơn vị : Trường Tiểu học Trần Quốc Toản
Tam Kỳ - Quảng Nam
Tháng 4/2010
1
1. Đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC VỆ
SINH, Y TẾ TRƯỜNG HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
2. Đặt vấn đề:
Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, có một thực trạng mà
làm cho tất cả chúng ta, những người đang chăm lo cho thế hệ chủ nhân tương
lai của đất nước phải suy nghĩ. Đó là tình trạng học sinh mắc “Bệnh học đường”
ngày càng tăng. Vấn đề ngộ độc thực phẩm trong các trường học có tổ chức bán
trú gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe học sinh cũng đã xảy ra
Từ năm học 2007-2008, tôi về công tác tại Trường Tiểu học Trần Quốc
Toản, thành phố Tam Kỳ. Đây là ngôi trường đã và đang nhận được sự tín
nhiệm đặc biệt của phụ huynh học sinh về chất lượng dạy học và chăm sóc sức
khỏe cho học sinh.
Được Hiệu trưởng nhà trường phân công phụ trách hoạt động Giáo dục
ngoài giờ lên lớp; Vệ sinh y tế trường học và tổ chức bếp ăn bán trú, tôi càng
quan tâm đến thực trạng này.
Hơn 1000 học sinh hằng ngày đến trường để học tập và tham gia các hoạt
động giáo dục. Thời gian các em ở trường với thầy cô và bạn bè nhiều hơn ở
nhà. Làm thế nào để xây dựng một môi trường học tập thân thiện ,góp phần giáo
dục các em hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần là điều mà tôi luôn trăn trở
Và tôi đã chọn đề tài " Một vài biện pháp thực hiện tốt công tác y tế, vệ
sinh trường học ở trường Tiểu học" để thực hiện từ năm học 2008-2009 đến nay
Và đối tượng tôi chọn để nghiên cứu, thực hiện đề tài là học sinh Trường tiểu
học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, nơi tôi đang công tác.
3.Cơ sở lý luận:
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Không thể có một trí tuệ minh
mẫn trong một cơ thể gầy còm
Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh.
Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học không
chỉ là mối quan tâm của Đảng, nhà nước mà còn là mối quan tâm của gia đình,
nhà trường và xã hội
Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục Và Đào tạo phát động phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” (Chỉ thị số
40/2008/BGDĐT, ngày 22/7/2008)
Và Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam,Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam
Kỳ cũng đã phát động các trường phổ thông trên địa bàn hưởng ứng cuộc vận
động này
Thực hiện kế hoạch số 2829/KH-SGD-ĐT, ngày 04/9/2008 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Quảng Nam ; Kế hoạch số 342/KH-PGD-ĐT, ngày 10/9/2008
của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Kỳ về việc triển khai thực hiện cuộc vân
động Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, trường Tiểu học Trần
Quốc Toản đã xây dựng kế hoạch số 50/KH-TQT, ngày 06/9/2008 để tổ chức
thực hiện cuộc vận động này của các cấp.
2
Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
có 5 nội dung:
a) Xây dựng trường lớp xanh , sạch, đẹp, an toàn.
b)Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
d) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
Theo 5 nội dung này, ta thấy việc xây dựng một môi trường học tập an
toan thân thiện, rèn các kỹ năng sống cho các em đã được quan tâm hàng đầu.
4. Cơ sở thực tiễn:
Một số khảo sát gần đây của liên ngành Giáo dục- Y tế cho thấy tình trạng
mắc bệnh học đường trong học sinh là khá nghiêm trọng và ngày càng gia
tăng.Có trường có 40% số học sinh bị cận thị, 44% số học sinh bị cong vẹo cột
sống Ngoài các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh học đường khác như
bệnh răng miệng, bệnh đường ruột do ngộ độc thực phẩm ở lứa tuổi học sinh
cũng đang tăng.
Theo nghiên cứu của Viện Răng hàm mặt Việt Nam, tỷ lệ học sinh
mắccác bệnh răng, miệng chiếm khoảng 90%, trong khi chương trình Nha học
đường vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng cho học sinh vẫn chưa được phát triển
đều khắp.
Và theo một nghiên cứu của chuyên gia nhãn khoa, tỷ lệ học sinh bị cận
thị đang có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt là học sinh ở thành phố. Điều ngạc
nhiên là trong những năm 60 của thế kỷ 20 , khi trường lớp chủ yếu được xây
bằng tranh tre, nứa lá, tỷ lệ cận thi của học sinh tiểu học chỉ chiếm khoảng 2%,
thì hiện nay tỉ lệ này lên tới 29,8%, tức là tăng gấp 15 lần
Còn tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, theo kết quả khám sức khỏe
của học sinh vào đầu năm học 2008-2009:
-Học sinh bị cận thị: 38. tỷ lệ: 3,6%
-Học sinh mắc bệnh Răng hàm mặt: 15. Tỷ lệ: 1,5%
-Học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống: 0
-Học sinh mắc bệnh da liễu: 06 .Tỷ lệ: 0,6%
Đây là con số không cao so với toàn quốc song nếu tỷ lệ này giảm xuống
hơn nữa thì vẫn tốt hơn. Vì vậy, tôi đã suy nghĩ để chọn một số biện pháp để
thực hiện tốt công tác y tế, vệ sinh trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học
sinh.
5. Nội dung nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành các biện pháp sau :
5.1) Biện pháp 1: Tham mưu thành lập Ban sức khỏe đầy đủ thành phần:
Để thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh, bản thân
tôi đã nghiên cứu kỹ các văn bản để tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập một
Ban Sức khỏe, trưởng ban là Phó Hiệu trưởng, phó ban là Trưởng trạm y tế
3
phường An Xuân. Ủy viên thường trực là cán bộ y tế trường học. các ủy viên
khác là giáo viên thể dục. Tổng phụ trách Đội, đại diện Hội Chữ Thập Đỏ, đại
diện ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban sức khỏe đã tham mưu cho lãnh đạo nhà
trường xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục sức khỏe cho học sinh theo từng năm học
5.2) Biện pháp 2: Đưa nội dung truyền thông vệ sinh, y tế trường học vào
công tác trọng tâm hàng tháng
Và để việc chăm sóc, bảo
vệ và giáo dục ý thức giữ gìn sức
khỏe cho học sinh đạt kết quả , tôi
cũng đã xây dựng một phân phối
chương trình hợp lý và đưa vào
công tác trọng tâm hằng tháng
ngay từ đầu năm học . Vì vậy ,
nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội
đã có cơ sở để chuẩn bị nội dung
giáo dục phong phú, sáng tạo,
thích hợp với học sinh và điều
kiện thực tế của nhà trường
5.3) Biện pháp 3: Chỉ đạo nhân viên y tế, TPT Đội xây dựng nội dung tuyên
truyền phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường sử dụng hình ảnh trực quan
Để từng ngày, từng
giờ tác động trực tiếp
đến học sinh và làm
cho môi trường giáo
dục ngày càng sinh
động hơn , tôi đã tham
mưu với hiệu trưởng
nhà trường cho làm
các tấm panô tuyên
truyền cho học sinh
biết cách phòng tránh
các dịch bệnh đang
xảy ra để các em tự
bảo vệ mình như bệnh CúmAHN1, bệng
tiêu chảy, bệnh răng miệng
Với học sinh tiểu học, các em còn
rất nhỏ, hiếu động, thích mầu sắc, vì vậy
tôi cũng đầu tư, thiết kế các tấm panô
4
vừa đẹp về hình thức, vừa cô đọng về nội dung. Mỗi pa nô có một họa tiết trang
trí khác nhau. Có như vậy mới thu hút sự chú ý của các em.
Hình thức và nội dung tuyên
truyền cũng phải thường xuyên thay
đổi.Có như vậy mới thu hút được sự
chú ý của các em. Để làm được điều
này, tôi đã cùng với nhân viên y tế và
Tổng phụ trách Đội đầu tư tổ chức
tuyên truyền bằng nhiều hình thức:
phiên bản của chương trình “Rung
chuông vàng”, viết kịch bản để tập cho
các em biễu diễn minh họa, tuyên
truyền bằng giáo án điện tử, giáo dục ngoài trời
Các họat động mà tôi đã tổ chức: Sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề "
Chúng em nói không với tai nạn, thương tích”, “ Hưởng ứng ngày thế giới rửa
tay bằng xà phòng”, Truyền thông “ Sức khỏe - Vệ sinh môi trường”. “ Cách
phòng tránh bệnh tiêu chảy”, “ Phòng tránh CúmAH1N1”” Cách phòng tránh
bệnh cận thị”
Một sân chơi đã thu hút học sinh và nhân viên phục vụ bán trú cùng tham
gia sôi nổi và đem lại hiệu quả cao là: Hội thi " Kiến thức Vệ sinh, y tế trường
học". Trong hội thi này những người chơi đã thể hiện hiểu biết của mình về Vệ
sinh môi trường, an toàn thực phẩm; an toàn cháy nổ Các tiểu phẩm mà các
đội chơi thể hiện trong phần thi năng khiểu cũng xoay quanh chủ đề này
5.4) Biện pháp 4: Thực hiện tốt chương trình Nha học đường
Từ thực tế tôi nhận thấy rằng bệnh răng miệng là thường gặp nhất ở trẻ
em, đặc biệt là học sinh tiểu học. Giáo dục cho các em thói quen đánh răng sau
khi ăn và trước khi đi ngủ là vô cùng cần thiết để giúp các em bảo vệ hàm răng
của mình .
Đối với Trường Tiểu học Trần Quốc Toản , nơi tôi đang công tác vô cùng
thuận lợi là cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền tương đối đầy đủ.
Nhân viên y tế của trường học chuyên ngành Nha. Vậy chỉ còn một việc cần
phải làm là phân bố thời gian hợp lý và xây dựng nội dung để giáo dục học sinh.
Ngoài việc giáo viên phụ trách các lớp giáo dục cho các em thông qua các
bài học chính khóa, tôi cũng đã chỉ đạo nhân viên y tế ngoại khóa dưới cờ, đến
từng lớp để hướng dẫn các em cách đánh răng đúng, cách giữ gìn răng Vì vậy
bệnh sâu răng trong học sinh có giảm
5.5) Biện pháp 5: Tập trung xây dựng bếp bán trú “ Nói không với ngộ độc
thực phẩm”
5
Trường Tiểu
học Trần Quốc Toản
là trường tiểu học đầu
tiên trên địa bàn thành
phố Tam Kỳ tổ chức
mô hình bán trú.
Trong nhiều năm liền,
bên cạnh việc dạy tốt,
học tốt thì việc chăm
lo những bữa ăn đầy
đủ chất dinh dưỡng
cho học sinh cũng góp
phần tạo nên thương
hiệu của nhà trường.
Về nhận công
việc này, tôi cũng có nhiều trăn trở để làm sao tiếp tục góp phần chăm sóc các
em một cách tốt nhất để các em có đủ sức khỏe để học tập,hoạt động. Nghiên
cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của các cấp, tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng
xây dựng một bếp ăn nói không với ngộ độc thực phẩm
Bên cạnh việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định về VSATTP, tôi cũng
đã thường xuyên tìm kiếm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để
trang bị thêm cho nhân viên cấp dưỡng, những người trực tiếp chế biến bữa ăn
hằng ngày cho các em
Một sân chơi
đã thu hút học sinh
và nhân viên phục vụ
bán trú cùng tham
gia sôi nổi và đem lại
hiệu quả cao là: Hội
thi " Kiến thức Vệ
sinh, y tế trường
học", “ Nói không
với ngộ độc thực
phẩm”. Trong các
hội thi này những
người chơi đã thể
hiện hiểu biết của
mình về Vệ sinh môi
trường, an toàn thực
phẩm; an toàn cháy nổ Các tiểu phẩm mà các đội chơi thể hiện trong phần thi
năng khiểu cũng xoay quanh chủ đề này. Để tổ chức tốt các hội thi, tôi đã phối
6
hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố và Trạm Y tế Phường An xuân để
được tư vấn thêm nội dung.
5.6. Chỉ đạo Đội TNTP Hồ Chí Minh thực tổ chức hiện tốt chương trình
Em yêu Tam Kỳ quê em.
Để nâng cao ý thức
giữ gìn trường lớp, đường
phố xanh, sạch, đẹp cho
học sinh, là Trưởng Ban
HĐGDNGLL, tôi đặc biệt
quan tâm đến chương trình
“Em yêu Tam Kỳ quê em”
do Hội đồng Đội thành
phố phát động. Và tôi đã
chỉ đạo TPT tổ chức
thường xuyên hoạt động “
Một giờ vì môi trường
thân thiện”. Học sinh các lớp đã thay phên nhau dọn vệ sinh “Đoạn đường em
chăm” và sân trường, lớp học.
5.7) Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra.
Để mọi kế hoạch đề ra thực hiện có hiệu quả. Và để xây dựng một trường
học Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn góp phần hưởng ứng phong trào thi đua Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng
thành lập Tổ kiểm tra VSMT,ATTP gồm các thành viên: đại diện BGH, nhân
viên y tế, TPT Đội, Tổ trưởng tổ nuôi. Tổ kiểm tra đã xây dựng kế hoạch
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường giáo viên, nhân viên và
học sinh. Phân công khu vực phụ trách cho từng lớp, từng bộ phận.
5.8) Biện pháp 8: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc tạo
điều kiện tốt nhất cho các em học tập,giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường, giữ gìn sức khỏe cho học sinh
Để hoạt động này đi vào chiều sâu , đem lại hiệu quả, tôi đã phối hợp chặt
chẽ với phụ huynh học sinh. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với hiệu
trưởng nhà trường, triển khai tất cả các kế hoạch, nội dung chương trình đến với
Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trong Đại hội đầu năm, PHHS rất tâm đắc với việc tăng cường đầu tư xây dựng
các khu vệ sinh dành cho học sinh. Vì đây là vấn đề nhức nhối hiện nay trong
một số trường học ( như thông tin báo chí đã đưa). Phụ huynh đã đồng tình đóng
góp kinh phí để nhà trường hợp đồng 02 nhân viên vệ sinh , Vì vậy sân trường
và các khu vệ sinh của nhà trường luôn sạch sẽ, phục vụ tốt cho CBGVNV và
hơn 1000 học sinh.
7
Trong các cuộc thi,
các sân chơi dành
cho học sinh và
CBGV đều có sự
tham gia cúa Ban
đại diện cha mẹ
học sinh. Và BĐD
PHHS cũng đã
giành một sự hỗ
trợ về vật chất để
đầu tư điều kiện tổ
chức và trao
thưởng trong các
hội thi, các sân
chơi
Ở các lớp. PHHS cũng đã được nghe báo cáo kế hoạch tổ chức công tác
Vệ sinh y tê trường học trong Đại hội PHHS đầu năm , vì vậy phụ huynh cũng
rất tán thành với các hoạt động bổ ích này của nhà trường . Và phụ huynh cũng
đã đầu tư hỗ trợ cho học sinh các lớp tham gia các phong trào đạt kết quả.
6. Kết quả nghiên cứu :
Sau hơn 2 năm thực hiên đề tài với 7 biện pháp nêu trên, bước đầu tôi đã thu
hoạch được một số kết quả:
-Khuôn viên nhà trường và các lớp học luôn được học sinh giữ gìn sạch sẽ
-Các khu vệ sinh của nhà trường luôn sạch sẽ, phục vụ cho hơn 100 học
sinh và CBGVNV nhà trường.
-Bếp ăn bán trú của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản , thành phố tam Kỳ
trong 02 năm qua vẫn tiếp tục “Nói không với ngộ độc thực phẩm.”
-Vào ngày 26 tháng.11 năm 2009, Trường đã đón đoàn kiểm tra của
Trung tâm y tế thành phố Tam Kỳ về nội dung Y tế trường học với kết quả
99/100 điểm. Nhà trường đã được đoàn kiểm tra đánh giá rất cao và xếp loại
Tốt.
-Tình trạng học sinh mắc bệnh học đường giảm. Theo kết quả khám sức
khỏe học sinh năm học 2009-2010, số lượng học sinh bị cân thị và mắc bệnh
răng miệng không tăng thêm trường hợp nào.
Tôi không có tham vọng rằng mình sẽ làm cho tình hình lập tức thay đổi theo
chiều hướng tốt đẹp ngay, mà chỉ mong là những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ
góp phần chăm sóc và giáo dục thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước
7. Kết luận :
Với sự đầu tư nghiên cứu thực hiện đề tài " Một vài biện pháp thực hiện
tốt công tác y tế, vệ sinh trường học ở trường Tiểu học" trong thời gian qua, tôi
nhận thấy kiến thức về vệ sinh y tế của CBGVNV và học sinh trường tiểu học
Trần Quốc Toản đã có những chuyển biến rõ rệt. Việc chăm sóc sức khỏe cho
8
các em ngày càng đạt kết quả tốt hơn, Các dịch bệnh đã được ngăn chặn kịp
thời
Để thực hiện được đề tài này thành công, theo tôi , chúng ta phải có một
kế hoạch cụ thể và tiến hành thực hiện kế hoạch theo một hệ thống dài hơi. Xây
dựng một nội dung giáo dục mang tính cốt lõi, tránh dàn trải. Phân bố nội dung
theo từng tháng và phân công nhiệm vụ đến từng thành viên của Ban vệ sinh y tế
trường học. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời cho từng hoạt
động. Phối hợp chặt chẽ với bộ phận chuyên môn, công đoàn, Ban đại diện cha
mẹ học sinh để tổ chức tốt các hoạt động. Đặc biệt, chúng ta phải nắm bắt đặc
điểm tâm sinh lý của đối tượng tác động để tổ chức những hoạt động cũng như
đề ra những yêu cầu phù hợp. Cũng là học sinh tiểu học nhưng học sinh khối
lớp 1 sẽ khác lớp 2, 3 . Học sinh lớp 4, 5 thì lại phải có yêu cầu cao hơn
8. Đề nghị:
a) Đối với nhà trường :
* Đề tài này tôi đã nghiên cứu và tổ chức thực hiên trong gần 2 năm học
và đã thu được những kết quả rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, so với yêu cầu
thực tế, nhà trường cũng cần phải đầu tư thêm cơ sở vật chất như: nâng cấp các
khu vệ sinh, nhà bêp. Bổ sung trang thiết bị cho phòng Nha Vì vậy, kính đề
nghị chi bộ, hiệu trưởng nhà trường, công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh
tiếp tục tạo điều kiện về chủ trương, kinh phí để sang năm học 2010-2011,
chúng ta sẽ tổ chức thường xuyên và quy mô hơn.
b) Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo Tam Kỳ:
* Nên tổ chức giao ban công tác Vệ sinh y tế trường học hằng tháng để
các trường có điều kiện giao lưu học tập nhau trong công tác này.
9
9. Phần phụ lục:
9.1 Công tác trọng tâm hằng tháng - Năm học 2009-2010
9.2 Kế hoạch tổ chức hội thi : vệ sinh, Y tế trường học.
9.3 Câu hỏi tổ chức Hội thi “Kiến thức Vệ sinh - Y tế trường học”
9.5 Kế hoạch tổ chức truyền thông Sức khỏe, vệ sinh môi trường và
phòng chống tai nan thương tích ở trẻ em.
9.6 Quyết định thành lập Ban Vệ sinh , Y tế trường học.
9.7Tin bài đăng trên website của Phòng GD&ĐT Tam Kỳ.
10
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN HĐGDNGLL Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CÔNG TÁC TRỌNG TÂM HẰNG THÁNG
NĂM HỌC 2009 - 2010
Thời gian Nội dung Ghi chú
8/2009 - Điều tra bổ sung số liệu PCGDTH.
- Chuẩn bị tổ chức Lễ khai giảng năm học mới.
- Chuẩn bị điều kiện tổ chức bán trú.
9/2009 - Tổ chức khai giảng năm học mới. Phát động
hưởng ứng Tháng ATGT, Tháng khuyến học.
- Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm: Truyền
thống nhà trường.
- Kiện toàn tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục điều tra số liệu, thiết lập hồ sơ
PCGDTH.
- Phát động Hưởng ứng tháng ATGT.
- Phát động Hưởng ứng xây dựng trường học thân
thiện,học sinh tích cực.
- Tiếp tục chuẩn bị điều kiện tổ chức bán trú.
- Thành lập Ban nề nếp,Tổ kiểm tra VSMT, Đội
cờ đỏ.
- Phối hợp với chuyên môn phát động phong trào
“Giữ vở rèn chữ” trong học sinh
-Tuyên truyền phòng chống CúmAH1N1
10/2009 - Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm: Truyền
thống nhà trường.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
- Tổ chức Sinh hoạt ngoại khóa “ Kỷ niệm ngày
giỗ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi ; Ngày Bác
Hồ gởi thư lần cuối cho ngành giáo dục; Ngày
thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam 20/10.
- Tổ chức ra mắt các câu lạc bộ: Tin học trẻ không
chuyên,Âm nhạc, Kể chuyện; Tiếng Anh, Mỹ
thuật
- Tổng hợp số liệu PCGD,chuẩn bị mọi điều kiện
đón đoàn kiểm tra của PGD
- Tổ chức theo dõi nề nếp bếp ăn bán trú.
- Tăng cường kiểm tra nề nếp, VSMT, VSATTP
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận
thức và ý thứcchấp hành các quy định về đảm bảo
11
chất lượng VSATTP cho học sinh và giáo viên,
cán bộ nhân viên nhà trường
- Giáo dục phòng chống bệng răng, miệng cho
học sinh
11/2009 -Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm “ Kính yêu
thầy cô giáo”.
- Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa chào mừng Ngày
nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Phối hợp chuẩn bị mọi điều kiện đón đoàn kiểm
tra PCGDTH & Trường chuẩn Quốc gia của PGD.
- Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP tại
bếp ăn bán trú, VSMT
- Tuyên truyền phòng tráng bệnh cận thị cho học
sinh
12/2009 -Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm “Yêu đất
nước ViệtNam”
- Tổ chức sinh hoạt động ngoại khóa chào mừng
“Ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam
22/12”
- Tăng cường kiểm tra VSMT,VSATTP.
- Tổ chức Thi tìm hiểu VSATTP cho nhân viên
cấp dưỡng.
01/2010 -Tăng cường các hoạt động góp phần “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Tổ chức HĐHDNGLL theo chủ điểm “ Giữ gìn
truyền thống văn hóa dân tộc”
- Tổ chức Sân chơi “Chúng em nhà sử học nhỏ
tuổi” ( Vòng loại cho khối 5)
- Sinh hoạt ngoại khóa nhân ngày Học sinh,sinh
viên Việt Nam 9/1
-Hướng dẫn kỹ năng phòng tránh tai nạn
thương tích cho học sinh.
02/2010 - Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm “ Giữ gìn
truyền thống văn hóa dân tộc”
- Tổ chức Sân chơi “Chúng em nhà sử học nhỏ
tuổi” ( Vòng loại cho khối 3,4)
- Giáo dục kỹ năng phìng tránh bệnh tiêu chảy
cho học sinh
3/2010 -Tổ chức HĐHDNGLL theo chủ điểm “ Yêu mẹ
và cô giáo”
- Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa Kỷ niệm Ngày
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3.
12
- Tăng cường kiểm tra VSMT,VSATTP.
- Phối hợp với chuyên môn tổ chức cho HS tham
gia thi VSCĐ cấp thành phố .
- Tăng cường công tác kiểm tra VSMT,VSATTP
4/2010 - Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm “ Hòa bình
và hữu nghị”
- Phối hợp với chuyên môn tổ chức cho HS tham
gia giao lưu HSG cấp thành phố
- Chung kết sân chơi “ Chúng em nhà sử học nhỏ
tuổi”( khối 3,4,5)
- Hưởng ứng tháng VSATTP,tăng cường công tác
kiểm tra VSMT,VSATTP
5/2010 -Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm “Bác Hồ
kính yêu”.
- Tổ chức Đại Hội Cháu ngoan Bác Hồ.
- Tổ chức Lễ bế giảng năm học.
- Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương
6/2010 - Tham gia tổ chức sinh hoạt hè với địa phương
7/2010 - Tham gia tổ chức sinh hoạt hè với địa phương
Tam Kỳ, ngày 01 tháng 9 năm 2009
Người lập
Nguyễn Thị Thanh nga
PHÒNG GD&ĐT TAM KỲ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
13
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số /KH-TQT Tam Kỳ, ngày 08 tháng 12 năm 2009
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HỘI THI “ VỆ SINH - Y TẾ TRƯỜNG HỌC”
Năm học 2009-2010
Thực hiện Kế hoạch năm học 2009-2010 của Trường Tiểu học Trần Quốc
Toản
Ban HĐGDNGLL nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi “ Kiến thức
Y tế trường học, vệ sinh an toàn thực phẩm” như sau:
A.Mục đích yêu cầu:
1. Đẩy mạnh công tác vệ sinh - y tế trường học
2. Nâng cao kiến thức về vệ sinh - y tế trường học, VSATTP. An toàn cháy nổ
cho CBGVNV nhà trường.
3. Xây dựng bếp ăn bán trú “Nói không với ngộ độc thực phẩm”
B. Kế hoạch cụ thể:
1. Thời gian : 14h00 ngày 25 tháng 12 năm 2009
2. Địa điểm : Nhà Đa năng trường Trần Quốc Toản
3. Thành phần tham dự:
* Đại biểu:
-Trung tâm y tế Thành phố Tam Kỳ.
- Phòng GD&ĐT Tam Kỳ
- Đài Truyền thanh Tam Kỳ
- Lãnh đạo phường An Xuân
- Y tế phường An Xuân
* Nhà trường:
- Ban Đại diện cha mẹ học sinh.
- Lãnh đạo nhà trường
- CBGVNV ( GV không lên lớp chiều ngày 25 tháng 12 năm 2009)
- Học sinh khối lớp Năm.
4. Đối tượng dự thi: 22 nhân viên viên tổ cấp dưỡng + 2 nhân viên vệ sinh.
5. Nội dung và hình thức thi:
5.1: Nội dung: Tìm hiểu những quy đinh về Y tế trường học, VSMT,
VSATTP
5.2 : Hình thức thi: Chia làm 02 đội ( mỗi đội 12 người) tham gia 05 phần
thi:
- Chào hỏi : khuyến khích cả đội tham gia.
- Rung chuông vàng ( 24 người tham gia) : 20 câu hỏi
- Hái hoa kiến thức ( bốc xăm để chọn mỗi đội 05 người tham gia ) : 10
câu hỏi
14
- Hiểu ý đồng đội : Mỗi đội cử 02 người thể hiện hành động, 02 người
đoán ý đồng đội.
- Năng khiếu : Khuyến khích cả đội tham gia.
6. Ban tổ chức:
- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga - P.Hiệu trưởng: Trưởng ban
- Bà Lê Thị Oanh - P. Hiệu trưởng: Phó ban
- Bà Huỳnh Thị Kim Liên - TPT : UV
- Bà Phạm Thị Thái - NVYT : UV
7. Ban giám khảo:
- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga - P.Hiệu trưởng : Trưởng ban
- Bà Lê Thị Oanh - P. Hiệu trưởng: Phó ban
- Bà Phạm Thị Thái - NVYT : thành viên
- Mời cán bộ y tế phường An Xuân làm thành viên.
8. Cơ cấu giải thưởng:
- Giải nhất: 250.000 đồng.
- Giải nhì : 200.000 đồng.
9. Phân công nhiệm vụ:
- Chuẩn bị hội trường, âm thanh, nước uống : Tổ văn phòng
- Giấy mời : Văn thư
- Thư ký hội thi : cô Phạm Vũ Linh Nhật
- Chuẩn bị nội dung thi: PHT ( cô Nguyễn Thị Thanh Nga), NVYT.
- Dẫn chương trình : TPT. Nhạc công: thầy Trương Thanh Tuấn
- Phụ trách máy Prozecto: Cô Phạm Thị Thái, thầy Ngô Văn Khoa
- Phụ trách hoa giấy: Cô Đinh Thị Kiều Diễm,cô Trần Thị Ta Ny, cô
Lương Thị Thanh Hữu
C Dự trù kinh phí :
- Thưởng cho 2 đội: 450.000 đồng
- Bồi dưỡng phóng viên: 50.000 đồng
- Trang trí : 100.000 đồng.
- Làm hoa giấy: 100.000 đồng.
- Nước uống : 100.000 đồng.
Tổng cộng: 800.000 đồng ( Tám trăm nghìn đồng)
Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi “ Vệ sinh - y tế trường học ” năm học
2009-2010, đề nghị các tổ, các bộ phận và cá nhân triển khai thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG Người lập
Nguyễn Thị Thanh Nga
15
PHÒNG GD&ĐT TAM KỲ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN
CÂU HỎI THI KIẾN THỰC VỆ SINH- Y TẾ TRƯỜNG HỌC
A.Trắc nghiệm:
Câu 1: Hồ sơ ghi chép, theo dõi hằng ngày phải thể hiện các nội dung sau:
a.Nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm mua vào.
b.Mẫu thức ăn đã chế biến.
c. Nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm mua vào; Mẫu thức ăn đã chế biến; Thực
đơn.(*)
Câu 2: Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm:
a.Tiêu chảy;
b.Nôn;
c. Tiêu chảy, nôn, đau bụng (*)
Câu 3: Người ăn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu:
a.Sử dụng phụ gia thực phẩm quá hàm lượng tối đa cho phép;
b.Sử dụng phụ gia không an toàn, không đúng cách hoặc phụ gia ngoài danh
mục cho phép của Bộ.
c. Cả 2 ý trên đều đúng (*)
Câu 4. Để giúp thực phẩm tránh khỏi : Động vật và động vật gây hại; bụi,
bẩn; Các vật lạ như mảnh thuỷ tinh bắn vào thức phẩm và khí bẩn. Ta phải
để thực phẩm trên giá cao ít nhất:
a.20cm
b.40cm
c.60cm(*)
Câu 5. Cách rửa tay sạch:
a.Rửa tay dưới vòi nước sạch, chảy liên tục;
b.Rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước sạch, chảy liên tục;
c.Rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước sạch, chảy liên tục; Lau khô tay bằng
khăn khô, sạch, tốt nhất là dùng khăn giấy một lần. (*)
Câu 6: Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do ăn thực phẩm có chứa:
a.Sinh vật gây ngộ độc; Nấm mốc và các độc tố.
b.Hoá chất độc, Thực phẩm có sẵn chất độc.
c.Phụ gia thực phẩm được sử dụng không đúng cách.
d. Sinh vật gây ngộ độc; Nấm mốc và các độc tố; Hoá chất độc, Thực phẩm có
sẵn chất độc; Phụ gia thực phẩm được sử dụng không đúng cách.(*)
Câu 7. Nếu thực phẩm chín không thể bảo quản nóng, lạnh hay lạnh đông
thì thực phẩm này không đựoc để quá:
a.4 tiếng.(*)
b.12 tiếng
c.24 tiếng
Câu 8: Không được bảo quản thực phẩm chín trong tủ lạnh quá:
a.4 ngày(*)
16
b.2 ngày
c.12 ngày
Câu 9: Mẫu thức ăn đã chế biến phải được lưu giữ trong thời gian:
a.12 tiếng
b.24 tiếng.(*)
c.4 tiếng.
Câu 10. Yêu cầu xử lý khi có ngộ độc thực phẩm:
a.Báo cáo ngay với Y tế gần nhất.
b.Giữ lại mẫu thức ăn đã lưu, thức ăn thừa để gởi cơ quan Y tế dự phòng của
tỉnh hoặc thành phố xét nghiệm tìm nguyên nhân.
c. Cả 2 ý trên.(*)
B. Hái hoa dân chủ:
Câu 1. Nêu các bước vệ sinh dụng cụ ăn, uống và đun nấu?
Trả lời: Nên vệ sinh dụng cụ ăn, uống và đun nấu theo các bước sau:
a.Vét bỏ vụn thực phẩm vào thùng rác;
b.Rửa bằng nước nóng có pha chất tẩy rửa, sử dụng khăn sạch hay bàn chải để
loại bỏ thực phẩm và dầu, mỡ.
c. Tráng lại bằng nước nóng, sạch.
Câu 2: Nêu các nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập
thể?
Trả lời: Mười nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể:
1.Thực phẩm đựoc chế biến quá sớm trước khi ăn và bảo quản ở nhiệt độ phòng,
2.Bảo quản lạnh thực phẩm không đúng cách.
3.Hâm nóng hoặc đun nấu thực phẩm ở nhiệt độ dưới 60 C
4. Sử dụng các thực phẩm chín đã nhiểm vi khuẩn gây ngộ độc.
5.Đun nấu thực phẩm không chín kỷ, dặc biệt là thịt.
6.Rã đông thực phẩm không đúng cách và không đúng thời gian quy định.
7.Ô nhiễm chéo từ thực phẩm tươi sống sang thực phẩm đã nấu chín hoặc từ
thực phẩm cũ sang thực phẩm mới chế biến.
8. Bảo quản thực phẩm trong thời gian dài ở nhiệt độ từ 5-60 C
9. Người chế biến thực phẩm mắc bệnh truyền nhiễm hoặc thực hành vệ sinh
kém.
10. Không che dậy thực phẩm.
Câu 3.Nêu 10 nguyên tắc vàng chế biến an toàn thực phẩm?
Trả lời: 10 nguyên tắc vàng chế biến an toàn thực phẩm là
1.Chọn thực phẩm an toàn.ư
2.Nấu chín kỹ thức ăn.
3.Ăn ngay sau khi nấu.
4.Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.
5.Nấu lại thức ăn thật kỹ.
6.Tránh tiếp xúc giữa thức ăn sống và chín,
7.Rửa tay sạch.
8.Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.
17
9.Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng, động vật khác.
10.Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn.
Câu 4: Các thực phẩm nào có nguy cơ cao dễ bị nhiễm các vi sinh vật gây
ngộ độc?
Trả lời: Các thực phẩm nào có nguy cơ cao dễ bị nhiễm các vi sinh vật gây ngộ
độc là:
1.Thịt gia súc và gia cầm;
2.Sữa và các phẩm từ sữa: bơ, phomat, cream, kem
3.Trứng và sản phẩm từ trứng;
4.Cá và thuỷ sản các loại;
5.Thực phẩm đóng hộp;
6.Các loại rau, đặc biệt là các loại rau được bón bằng phân bắc;
7.Nước sốt, salad
Câu 5: Nêu Năm chìa khoá để có thực phẩm an toàn hơn giới thiệu về cách
phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại cơ sở chế biến thực phẩm ?
Trả lời: Năm chìa khoá để có thực phẩm an toàn hơn giới thiệu về cách phòng
ngừa ngộ độc thực phẩm tại cơ sở chế biến thực phẩm là:
1.Giữ vệ sinh, ngăn ngừa sự ô nhiễm.
2.Để riêng biệt thực phẩm sống và chín, thực phẩm cũ và mới; ngăn ngừa sự ô
nhiễm.
3.Nấu hoặc chế biến thực phẩm đúng cách; tiêu diệt các vi sinh vật gây ngộ độc
và có thể loại bỏ hoặc phá huỷ các chất độc tự nhiên có trong thực phẩm.
4.Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn, ngăn chặn sự phát triển của các vi
khuẩn gây ngộ độc.
5.Sử dụng nước sạch và nguyên liệu an toàn, ngăn ngừa sự ô nhiễm.
Câu 6: Trong khu vực chế biến thực phẩm và phục vụ ăn uống nhân viên
phải thực hiện những qui định gì?
Trả lời: Trong khu vực chế biến thực phẩm và phục vụ ăn uống nhân viên phải
thực hiện những qui định sau:
1.Không được ho, hắt xì hơi vào thực phẩm;
2.Mặc quần áo ngoài sạch sẽ như tạp dề để ngăn ngừa chất bẩn không nhiễm
sang thực phẩm;
3.Không được để quần áo và tư trang trong khu vực chế biến và phục vụ ăn
uống;
4.Không được ăn uống, nhai kẹo su, hút thuốc lá;
5.Buộc tóc hoặc đội mũ để tóc không rơi vào thực phẩm.
6.Rửa tay sạch và lau khô trước và sau khi chế biến thực phẩm và khi tiếp súc
với thực phẩm bị ô nhiễm.
7. Sử dụng găng tay an toàn khi trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm chín ăn ngay.
Câu 7: Để đảm bảo vệ sinh chúng ta phải thực hiện rửa tay khi nào?
Trả lời: Để đảm bảo vệ sinh chúng ta phải thực hiện rửa tay:
- Trước và sau khi làm việc.
- Sau khi đi vệ sinh.
18
- Sau khi sờ vào tóc, tai, mũi hay các bộ phận khác của cơ thể.
- Sau khi xì mũi;
- Sau khi hút thuốc lá;
- Sau khi tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm.
- Trước và sau khi chế biến thực phẩm sống;
- Trước và sau khi chế biến thực phẩm các loại thực phẩm khác nhau( ví dụ:
thực phẩm chín và thực phẩm sống )
19
PHÒNG GD&ĐT TAM KỲ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:…./KH-TQT Tam Kỳ, ngày 09 tháng 11 năm 2009
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM
- Thực hiện kế hoạch năm học 2009-2010 của nhà trường.
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
- Ban HĐGDNGLL trường TH Trần Quốc Toản xây dựng kế hoạch tổ chức
truyển thông phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em và “ Sức khỏe vệ sinh
môi trường cho học sinh như sau:
A. MỤC ĐÍCH:
1. Trang bị kiến thức về “ Sức khỏe vệ sinh môi trường” và “ Phòng tránh
tai nạn thương tích ở trẻ em”.
2. Bồi dưỡng kỹ năng tự bảo vệ , tự chăm sóc sức khoẻ bản thân học sinh.
3. Tạo sân chơi vui tươi bổ ích cho học sinh. Rèn luyện kỹ năng sống hoà
nhập thân thiện với môi trường, từng bước hình thành các tiêu chí của
phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học
2008-2009.
B. KẾ HOẠCH CHI TIẾT:
I. Tổ chức lớp nói chuyện phát động về chuyên đề “ Phòng chống tai
nạn thương tích ở trẻ em” và “ Sức khỏe vệ sinh môi trường”
1. Hình thức: - Phát động dưới cờ
- Tổ chức cho học sinh vẽ tranh tuyên truyền
2. Địa điểm : Sân trường trường TH Trần Quốc Toản
3. Thời gian:
3.1. Phát động dưới cờ : 7h00 đến 8h00 , ngày 16/11/2009
3.2. Tổ chức vẽ tranh hưởng ứng : 7h00 đến 8h00
( 17/11/2009)
5. Thành phần tham dự:
5.1. Đại biểu :
- Đaị biểu Y tế dự phòng Thành phố Tam Kỳ
- Đại biểu lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tam Kỳ
5.2. CBGVCNV và học sinh toàn trường.
6. Phân công nhiệm vụ:
6.1. Báo cáo viên :
+ Ông Lương Văn Sơn : HT
+ Bà Nguyễn Thị Thanh Nga : PHT.
6.2. Tổ chức thi vẽ tranh: BGH + GVMT+ GVCN
20
6.3. Tổ chức cho học sinh thực hành vệ sinh trường, lớp học:
TPT, NVYT, GVCN
6.4. Trang trí, âm thanh, nước uống, tiếp khách : Tổ văn
phòng
6.5 . Điều hành chương trình : TPT Đội
II. Tổ chức tập huấn thực hành kiến thức vệ sinh môi trường và phòng
chống tai nạn thương tích ở trẻ em
1. Hình thức: Ứng dụng công nghệ thông tin hướng dẫn và tổ chức thực
hành tại trường
2. Qui mô: Theo khối lớp.
3. Địa điểm: Nhà đa năng, sân trường, khu vệ sinh
4. Thời gian:
4.1. Hướng dẫn thực hành tại Nhà đa năng
+ Khối lớp 1: Tiết 1 chiều thứ 2(23 /11/ 2009)
+ Khối lớp 2: Tiết 2 chiều thứ 3 ( 24/11/2009
+ Khối lớp 3: Tiết 1 chiều thứ 3( 24/11/ 2009)
+ Khối lớp 4: Tiết 2 chiều thứ 4 ( 25/11/2009)
+ Khối lớp 5: Tiết 3 chiều thứ 2 ( 23/11/2009)
5. . Thực hành : GVPT hướng dẫn trong giờ sinh hoạt lớp ( 28/11/2009)
6. Thành phần tham dự :
+ 5.1. Đại biểu :
- Đại biểu Y tế dự phòng thành phố Tam Kỳ.
- Đại biểu lãnh đạo Phòng GD&ĐT Tam Kỳ.
+ GV và học sinh theo khối lớp
7. Phân công nhiệm vụ:
6.1. Hướng dẫn viên:
+ Bà Huỳnh Thị Kim Liên - TPT
+ Bà Phạm Thị Thái – CBYT
6.2. Trang trí, âm thanh, nước uống, tiếp khách : Tổ văn phòng
6.3 . Điều hành chương trình : TPT Đội
Trên đây là kế hoạch tổ chức truyền thông sức khoẻ, vệ sinh môi trường
và phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em năm học 2009-2010. Đề nghị các cá
nhân và bộ phận liên quan theo dõi, thực hiện có hiệu quả.
NGƯỜI LẬP HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thanh Nga
21
22
TIN ĐĂNG TRÊN WEBSITE CỦA PHÒNG GD&ĐT TAM KỲ
NĂM HỌC 2007-2008
NÓI KHÔNG VỚI NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM "
15:36 01/02/2008
Một trong những nội dung rất được quan tâm ở các trường lớp bán trú
hiện nay là vấn đề chất lượng nuôi dạy nói chung và vệ sinh an toàn thực
phẩm nói riêng. Phòng GD&ĐT thành phố đặc biệt coi trọng việc chỉ đạo tất
cả các trường Mầm Non, Tiểu học có các lớp bán trú nghiêm túc chấp hành
các quy định trên lĩnh vực này, thường xuyên thanh kiểm tra nội bộ, phối
hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc giám sát vệ sinh an toàn thực
phẩm hằng ngày.
Nhờ vậy mà trong thời gian qua, các trường học bán trú trên địa bàn
thành phố chưa xảy ra những việc đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khoẻ các
cháu. Tuy vậy, ngành và tất cả các trường không chủ quan, luôn luôn xác
định đúng tầm quan trọng của công tác này, dứt khoát không lơ là, mất
cảnh giác. Trong tất cả các trường thực hiện tốt việc này, xin giới thiệu một
trường học tiêu biểu, nhiều năm kinh nghiệm và rất năng động, sáng tạo
trong quá trình tổ chức, quản lý lĩnh vực khá nhạy cảm, phức tạp này…
Trường tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ trong những năm học qua luôn là
địa chỉ đáng tin cậy của nhiều PHHS trong và ngoài địa bàn thành phố Tam Kỳ. Để có được vinh dự
này, bên cạnh việc tổ chức tốt các phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt", nhà trường còn tổ chức
thành công mô hình bán trú với "Bếp ăn an toàn " tạo điều kiện cho các em có môi trường học tập
tốt.
23
Có được niềm tin yêu của PHHS đã khó, giữ được niềm tin yêu đó lại càng khó hơn. Chính vì
vậy, năm học 2007-2008, lãnh đạo nhà trường cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tiếp tục
tập trung đầu tư, xây dựng "Bếp ăn Sạch - Đẹp - An toàn" nhằm phục vụ tốt việc nuôi dạy các
em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học, được sự thống nhất và hỗ trợ của PHHS, nhà trường đã đầu tư kinh
phí, mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ bếp ăn bán trú : chuyển toàn bộ đồ dùng bằng nhựa sang
đồ dùng bằng inox, trang bị đồng phục theo qui định cho các cô phục vụ
Ngoài việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất, nhà trường còn hết sức quan tâm đến vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Phong trào " Nói không với ngộ độc thực phẩm " đã được nhà
trường phát động trong toàn thể hội đồng sư phạm .Vì vậy " Những qui định điều kiện VSATTP
đối với nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” (theo mục 1, điều 9, chương II, Qui định điều kiện
VSATTP ) được nhà trường thực hiện nghiêm túc.
Bên cạnh đó, việc nâng cao hiểu biết về VSATTP cho CBGV tham gia công tác bán trú cũng là
vấn đề được nhà trường đặc biệt chú trọng. Các cô được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn về
VSATTP, được cung cấp những thông tin nóng về các vụ ngộ độc thực phẩm được đăng trên các
phương tiện thông tin đại chúng , được cập nhật những kiến thức về VSMT, VSATTP Đặc biệt nhà
trường còn tổ chức cho các cô cùng nhau thi tài về lĩnh vực này.
Sáng ngày 26 tháng 01 năm 2008, 16 cô trong tổ nuôi đã sôi nổi tham gia Hội thi “Tìm
hiểu Vệ sinh an toàn thực phẩm " với các nội dung : Chào hỏi ; Chọn đáp án đúng ; Ai nhanh
hơn? ; Hiểu ý đồng đội ; Năng khiếu. Qua hội thi này, các cô không chỉ thể hiện sự hiểu biết khá tốt
24
của mình về VSATTP mà còn làm cho không khí hội thi sôi nổi hẳn lên với năng khiếu hài hước, ca
hát của mình.
Kết thúc hội thi,đội " Gà rô-ti '' giành giải nhất, về nhì là đội " Gà hấp hành ". Và cả 2 đội
đã giành được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả cổ động viên, sự đánh giá cao của lãnh đạo nhà
trường .
Tin: T.N
25