Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

VẤN đề CON NGƯỜI TRONG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.25 KB, 11 trang )

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ “CHIẾN LƯỢC TRỒNG
NGƯỜI” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm
khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực. Di
sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy ắp những giá trị
nhân văn cao cả. Trong đó vấn đề “con người” và “chiến lược
trồng người” của Bác được quan tâm thường xuyên và đề cập
một cách sâu sắc nhất. Ở Hồ Chí Minh, khái niệm con người luôn
luôn được nhắc đến như một mục tiêu thiêng liêng và cao cả của
sự nghiệp cách mạng mà cả cuộc đời Người hằng theo đuổi. Tư
tưởng về con người, về việc giải phóng và phát triển con người,
coi con người là nhân tố quyết định thành công của cách mạng
luôn quán xuyến trong tư duy, đường lối và phương pháp lãnh
đạo cách mạng của Hồ chí Minh. Người đã bộc bạch ham muốn
tột độ của Người là: Đất nước được hoàn toàn độc lập, tự do.
Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vì
sự ham muốn tột độ đó mà Hồ Chí Minh đã phải trải qua 30 năm
bôn ba ở nước ngoài, phải sống xa gia đình, quê hương, đất nước,
chịu đựng bao khó khăn, gian khổ, phải vượt qua vô vàn những
gian truân, thử thách để tìm ra chân lý cách mạng, con đường
cách mạng giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc cho
nhân dân.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho chúng ta một định nghĩa về
“con người”. Chữ “người” nghĩa là gia đình, anh em, người thân,
họ hàng, bầu bạn, nghĩa là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là
người cùng khổ, cả loài người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1
không có con người trừu tượng, mà rất cụ thể. Con người ở bất
cứ đâu và bao giờ cũng vậy, không tồn tại ở một bình diện, một
chiều, mà ở nhiều bình diện, nhiều chiều, bởi vì nó được đặt vào


những mối quan hệ khác nhau.
Về quan hệ: đó là quan hệ vũ trụ - tự nhiên, với tộc loại,
cộng đồng, với nhóm xã hội, với chính bản thân mình.
Về vị trí: đó là vị trí chủ động hay thụ động, ông chủ hay
người làm thuê, quản lý hay bị quản lý, chủ thể hay khách thể
Ngoài ra còn những quan hệ vô cùng quan trọng khác như:
giữ được mình hay đánh mất mình, độc lập tự chủ hay bị tha
hóa? Bản thân mỗi con người cũng từ mối quan hệ riêng và từ
vị trí riêng của mình mà có những cách nhìn nhận và cảm nhận
khác nhau.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như
một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát
hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt
Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực
dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam
đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là
những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Suốt quá
trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, vấn đề giải phóng
dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho con người và xây dựng rèn
luyện con người bao giờ cũng là trung tâm của tư duy, mục tiêu
của mọi hoạt động yêu nước và cách mạng của Hồ Chí Minh
Con người, tự do và hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu cao
nhất và thường xuyên mà vì nó Hồ Chí Minh đã cống hiến toàn
bộ cuộc đời của Người. Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vững chắc
vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người, luôn không tán
2
thành việc hạ nhục, coi thường con người mà rất trân trọng và
nâng niu. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong mỗi con người đều có thiện
và ác, ta phải biết làm cho cái tốt ở trong mỗi con người nảy nở
như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Đó là thái độ của

người cách mạng. Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhìn nhận con
người một cách chung chung, ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn
cảnh, Người luôn quan tâm đến lợi ích của con người với tư cách
nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra
động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những
nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng
thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi
phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết:
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên
lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường
riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Khi bàn
về một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực
đoan, Hồ Chí Minh cho rằng ở đó mỗi con người cụ thể phải
được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến
pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân,
không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng
với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới.
Một điểm khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của
Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia,
kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh về con
người đó là niềm tin vào quần chúng. Các nhà Nho phong kiến
xưa kia có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", chủ trương
khoan thư sức dân, nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở
chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một "kế sách", một phương
3
tiện để thực hiện mục đích "trị nước", "bình thiên hạ". Còn quan
điểm của Hồ Chí Minh là: Trong bầu trời không có gì quý bằng
nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn
kết toàn dân. Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào
dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm

của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng
tạo chân chính ra lịch sử".
Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu
nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền
thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt
Nam.
Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ
nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ
nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái
niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai
cấp vô sản cách mạng". Người đề cập đến giai cấp vô sản cách
mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các
tầng lớp nhân dân lao động khác, đặc biệt là nông dân. Người
nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất
và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục
tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là
động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất
triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tấm lòng Hồ
Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương con
người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết
4
là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ
Chí Minh, "lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại" là
"không bao giờ thay đổi". Người căn dặn tất cả phải vì lợi ích
của nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì khó mấy cũng phải nên
làm, cái gì có hại cho dân thì dễ mấy cũng phải nên tránh Đó là
bản chất và cũng là đặc trưng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con

người.
Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể
thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại
trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân
tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối
ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con
người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con
người của Hồ Chí Minh.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trồng người là một sự nghiệp
có tính chiến lược. Người mong muốn biến khát vọng và chủ
trương của các thế hệ cha anh về “khai dân trí” thành hiện thực.
Do đó, ngay sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã
thực hiện một sự nghiệp khai dân trí rộng lớn chưa từng có trong
lịch sử nước ta và thu được những thành tựu hết sức to lớn, mặc
dù sự nghiệp ấy được tiến hành trong điều kiện chiến tranh khốc
liệt. Người đã xác định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ quan trọng
trong sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ, là bước
khởi đầu và cũng là nhiệm vụ thường xuyên của sự nghiệp mở
mang dân trí. Người chỉ rõ: Dốt nát cũng là kẻ địch Địch ngoại
xâm dựa vào địch dốt nát để thi hành chính sách ngu dân. Địch
5
dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng.
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Từ đó sự nghiệp giáo dục trở
thành sự nghiệp của toàn thể dân tộc, và đối tượng của giáo dục
cũng là toàn thể dân tộc. Người chắt chiu, chăm lo, rèn luyện
từng con người, mở những lớp huấn luyện cho từng tốp nhỏ học
trò với cả tấm lòng nhiệt thành, kiên trì nhẫn nại. Đồng thời
người thường xuyên tổng kết kinh nghiệm của các phong trào

quần chúng, kiên trì lắng nghe, tìm đọc, suy ngẫm về những
gương tốt, những ý hay của nhân dân. Người viết: Dân rất thông
minh, quần chúng kinh nghiệm sáng suốt rất nhiều, chỉ cần mình
có biết học hay biết lợi dụng mà thôi. Người căn dặn: phải học,
học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở quần chúng nhân
dân, không học quần chúng là một sai lầm lớn.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đề cao, nêu cao, nêu bật vai trò
của giáo dục, đào tạo, xây dựng con người mới XHCN và coi đó
là một chiến lược lâu dài. Với câu nói nổi tiếng:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào khả năng của giáo dục. Người
chỉ rõ: Tiền đồ của dân tộc ta sẽ ra sao, một phần quan trọng là
do sự nghiệp giáo dục trực tiếp quyết định.
Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
Hồ Chí Minh khẳng định: Có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục
đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH
và CNCS. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo
6
– là người vẻ vang nhất. Theo Hồ Chí Minh: Óc những người trẻ
tuổi trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ
xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở nhà trường ảnh
hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của
thanh niên là tương lai của nước nhà.
Đối với người học, người được giáo dục, Hồ Chí Minh luôn
nhắc nhở mọi người phải: Học để làm việc, làm người, làm cán
bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và

nhân dân. Đặc biệt, người coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ
thanh niên, thiếu niên nhi đồng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược to
lớn và lâu dài. Người coi thanh niên là lực lượng có ý chí và nghị
lực vượt mọi khó khăn. Luôn xung phong đi đầu trong sự nghiệp
chiến đấu và xây dựng CNXH. Coi thiếu niên nhi đồng là người
chủ tương lai của nước nhà.
Tư tưởng “Trồng người” của Hồ Chí Minh rất khoa học và
toàn diện cả về nội dung và phương pháp. Người chỉ rõ: “Việc
xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến
trúc”. Hiểu sâu sắc học thuyết cách mạng không ngừng, nhìn thấu
quá khứ và tương lai. Hồ Chí Minh luôn có một lòng yêu thương,
tin tưởng mãnh liệt ở thanh niên, ở thế hệ trẻ, thấy trước được
những đỉnh cao mà con người Việt nam sẽ đạt tới. “Non sông
Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của
các em”.
Trong công cuộc “Trồng người” Hồ Chí Minh bắt đầu từ
xây dựng nền tảng đạo đức. người thường xuyên bồi dưỡng cái
nền tảng ấy cho con người. Bác khẳng định: “Cũng như sông thì
7
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây cũng
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng thì phải
có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân”. Vì vậy, người đòi hỏi tất cả mọi người,
không trừ một ai, không trừ một cấp nào đều phải thường xuyên
trau dồi đạo đức cách mạng vững bền. Hồ Chí Minh hết sức coi
trọng đạo đức, song cũng rất mực coi trọng tài năng. Người trân
trọng đón mời, ưu đãi và trao thực chất, thực quyền cho những
người có tài năng. Mặt khác, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người

phải tinh thông nghiệp vụ của mình, ai cũng đều phải có khả năng
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm bất cứ việc gì, làm bất
cứ ở đâu mà không thành thạo sẽ gây ra tác hại. Đặc biệt là trong
bộ máy Nhà nước, hoạt động của nó liên quan đến toàn bộ đời
sống xã hội, sự không thành thạo công việc sẽ dẫn đến tác hại
khôn lường. Bởi vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng và
khuyến khích việc “chiêu hiền tài”, “cầu người hiền tài” và luôn
nhắc nhở phải “khéo dùng cán bộ”, “phải hiểu và đánh giá đúng
cán bộ”, “có gan cân nhắc cán bộ”, “dụng nhân như dụng mộc”
và “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp “trồng người” còn
là sự quy tụ ở mẫu người, hoặc các mẫu người, được xây dựng về
mặt lý thuyết và trong thực tế. Hồ Chí Minh không nói đến mẫu
người siêu việt, đứng trên tất cả mọi người. Người từng chỉ ra
rằng: Trong xã hội không có áp bức, bóc lột thì “Thánh hiền” là
hàng triệu con người có thật trong nhân dân. Vì thế sẽ là thiếu sót
nếu không chú ý tới một điểm độc đáo của Hồ Chí Minh trong
việc”trồng người” và nó liên quan đến mẫu người. Đó là tư tưởng
8
và sự quan tâm của Người đến vấn đề “Người tốt, việc tốt”. Một
vấn đề thật đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, nhưng thật sâu sắc, sáng tạo
bởi tính quần chúng và chiều sâu triết học, tầm cao của lòng yêu
thương, trân trọng, khoan dung, độ lượng đối với con người và sự
nghiệp trồng người, đó là “người tốt” – mẫu người mà ai cũng có
thể trở thành. Nhưng để trở thành “người tốt” tuy dễ nhớ, dễ làm
phải tự đòi hỏi mình, tự chế ngự và tự nâng mình lên mới có thể
vượt qua được thói quen làm những “việc tốt” bình thường nhất,
để từ triệu người tốt, việc tốt sẽ ươm mầm, chở che, nâng niu cái
thiện, đẩy lùi cái ác ở mọi lúc, mọi nơi.

Hồ Chí Minh chỉ rõ, nêu gương là một phương pháp quan
trọng. Người dạy: Những gương người tốt, làm việc tốt muôn
hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người lấy
gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một
trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ
chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng
người” chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền
thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại, tư tưởng nhân
đạo cộng sản. Ngày nây trong sự nghiệp đổi mới của đất nước,
cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những tác
động tiêu cực đang xói mòn đạo đức, đời sống văn hóa của nhân
dân ta. Song Đảng ta nhất quán cho rằng: Chăm sóc, bồi dưỡng,
phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh. Và phát triển con người với tư
cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách mạng, của sự
nghiệp đổi mới đất nước Con người là vốn quý nhất, là nhân tố
9
quyết định thành công của cách mạng, chăm lo cho hạnh phúc
của con người là mục tiêu phấn đấu của chế độ ta.
Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng
người” chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền
thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại: Tư tưởng nhân
đạo cộng sản. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước,
cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những tác
động tiêu cực đang xói mòn đạo đức, đời sống văn hóa của nhân
dân ta song Đảng ta vẫn nhất quán quan điểm: Chăm sóc, bồi
dưỡng, phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và "phát triển con

người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách
mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước Con người là vốn quý
nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu
của chế độ ta. Kế thừa quan điểm của Bác về con người, về giáo
dục bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Đảng ta trong tư
tưởng chỉ đạo, xây dựng mục tiêu giáo dục đào tạo là giáo dục
các thế hệ con người Việt Nam sống có hoài bão, có lý tưởng yêu
nước, yêu CNXH. Những con người có đạo đức trong sáng, có ý
chí tự lực, sáng tạo, kiên cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Có ý thức cộng đồng, phát huy tính tích cực cá
nhân, biết làm chủ tri thức khoa học và công nghệ, có tư duy sáng
tạo, có khả năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có
tính tổ chức, kỷ luật, có sức khỏe mà theo tư tưởng Hồ Chí Minh
đó là những con người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng lại vừa
10
chuyên. Đó thực sự là những con người mới, những con người
làm chủ tương lai của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Song Thành (1999), Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
2. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
4. Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh về kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội,
2002, tập 3.
6. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI

11

×