Đặt Vấn Đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có
thể thay thế được, là môi trường của sự sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng
phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của một quốc gia. Vì vậy Luật Đất
đai nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Đất đai là công thổ
quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại, tái sản xuất các thế hệ tiếp theo của loài
người. Do đó, đất đai phải được sử dụng một cách hợp lý, triệt để và có hiệu quả
kinh tế cao nhất. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, áp lực về dân số, tốc độ đo thị hoá
và công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã tác động đến đất
đai làm cho đất đai ngày càng trở nên khan hiếm. Diện tích đất nông nghiệp ngày
càng giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm,
nhu cầu về đất ở, về vui chơi giải trí ngày càng tăng vì vậy đã gây áp lực ngày
càng lớn cho đất đai. Vấn đề này đã trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với công
tác quản lý đất đai và đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng
đất lâu dài và bền vững.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 tại chương 2, điều 17,18 quy định “
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và
pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả”. Nhà nước giao đất
cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài.
Từ điều 21 đến điều 30 Luật Đất đai năm 2003 quy định về nội dung quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một
trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện tốt công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất là tiền đề cho các cơ quan quản lý Nhà nước quản lý đất đai
có hiệu quả những nội dung còn lại.
Trước tình hình đó, để đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của con người và bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ tài nguyên đất thì phải có biên pháp thích hợp trong
quá trình sử dụng đất. Chính vì vậy tôi tiến hành đề tài “ Quy hoạch , kế hoạch sử
dụng đất xã Ninh Xá huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 -2020”.
1
1.Mục đích nghiên cứu:
- Nắm vững và đánh giá một cách đúng đắn quỹ đất, tạo ra một tầm nhìn
chiến lược trong quản lý và sử dụng đất cũng như đáp ứng yêu cầu về việc phát
triển kinh tế xã hội xã Ninh Xá trong tương lai :
- Tính toán, phân bổ, chuyển dịch cơ cấu các loại đất qua các năm trong giai
đoạn quy hoạch một cách hợp lý.
- Tăng giá trị kinh tế của đất, sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường
cũng như việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng
đất.
- Làm cơ sở để hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
- Giúp Nhà nước quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ, chính xác, đạt hiệu quả
cao, có tính định hướng trong tương lai.
2. Yêu cầu nghiên cứu:
- Thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về đất đai .
- Phương hướng, giải pháp quy hoạch đưa ra phải mang tính pháp lý, khoa
học và phải phù hợp với điều kiện thực tế của xã Ninh Xá.
- Phương hướng cũng như giải pháp của quy hoạch phải không ngừng nâng
cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân trong xã.
- Đảm bảo cho một cơ cấu hợp lý về quỹ đất trong hiện tại cũng như tương
lai, đảm bảo sự phát triển ổn định, sử dụng đất lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế –
xã hội cho xã Ninh Xá.
- Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất được thế hiện qua
tính khoa học, tính thực tế.
- Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, hiệu quả và bền
vững, chủ động cho sản xuất.
- Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra thu thập số
liệu phân tích tình hình sử dụng đất chính xác, trung thực khách quan.
2
Phần I
Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
1.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất:
1.1.1. Khái niện về quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng Kinh tế – Xã hội đặc thù. Đây là
một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tình pháp lý của một hệ thống
các biện pháp kỹ thuật, kinh tế – xã hội được xử lý bằng các phân tích tổng hợp về
sự phân bố địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội có tính đặc trưng, từ
đó đưa ra giải pháp định vị cụ thể của một tổ chức phát triển kinh tế – xã hội của
một vùng lãnh thổ nhất định. Cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện
tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi
thành viên trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học , hợp lý và có hiệu quả.
Về mặt bản chất được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: Đất đai là đối
tượng của mối quan hệ sản xuất, quy hoạch sử dụng đất không nằm ở một khía
cạnh kỹ thuật, cũng không chỉ thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên trong
việc tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt gắn chặt với phát
triển kinh tế- xã hội. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế
– xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất :
+ Kinh tế : Nhằm khai thác triệt để tiềm năng của đất .
+ Kỹ thuật : Các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây
dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học kỹ thuật.
+ Pháp chế: Xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm
đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật.
Từ đó có thể rút ra khái niệm như sau : Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống
các biện pháp kinh tế kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy
đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của
cả nước , tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản
3
xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện
bảo vệ đất bảo vệ môi trường.
1.1.2. Đặc điểm , đối tượng nghiên cứu và phân loại quy hoạch sử dụng
đất.
a. Đặc điểm:
Quy hoạch sử dụng đất gồm 5 đặc điểm sau :
Tính tổng hợp: quy hoạch sử dụng đất thâu tóm mọi vấn đề, hoạt động có
liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp tới sử dụng đất.
Tính dài hạn: Căn cứ vào sự biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế, xã
hội quan trọng mà xây dựng các quy hoạch sử dụng đất trung và dài hạn. Theo
điều 24 Luật đất đai năm 2003 thì thời hạn quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Quy hoạch sử dụng đất dự báo trước các
xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất đai một
cách đại thể và các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, khái lược về
sử dụng đất của các ngành.
Tính chính sách : Khi xây dựng các phương án quy hoạch phảI quán triệt
các chính sách và các quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước.
Tính khả biến : Quy hoạch là môn khoa học dự báo, khi các nhân tố tác
động có những thay đổi không lường trước được thì phải điều chỉnh quy hoạch và
kế hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.
b. Đối tượng nghiên cứu:
Quy hoạch sử dụng đất nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất đai
như một tư liệu sản xuất chủ yếu.
Đề xuất các biện phát tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
kết hợp với việc bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
c. Phân loại quy hoạch sử dụng đất:
Phân loại theo lãnh thổ hành chính , Luật đất đai quy định hệ thống quy
hoạch sử dụng đất của nước ta bao gồm 4 cấp :
4
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện: Huyện , quận , thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết ( xã , phường , thị trấn ).
Bên cạnh đó, Luật đất đai quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất đai theo
ngành bao gồm :
Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ công an.
Quy hoạch sử dụng đất Bộ quốc phòng.
1.1.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất:
Trong quá trình công nghiệp hoá- hiện địa hoá đất nước, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đã gây áp lực lớn đối với đất đai. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng quy hoạch – kế hoạch hoá đất đai, coi đó là vấn đề bức xúc và cần
thiết được quan tâm. Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật như
Hiến pháp, Luật, các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể
như :
Chương II, điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành năm 1992 quy định: “ Đất đai, rừng núi, sông hồ nguồn nước, tài nguyên
trong lòng đất , nguồn lợi vùng biển đều thuộc sở hữu toàn dân ”. Điều 18 Hiến
pháp năm 1992 nêu rõ: “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả ”.
Luật đất đai năm 2003:
+ Điều 21 : quy định về nguyên tắc lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.
+ Điều 22 : quy định về căn cứ lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.
+ Điều 23 : quy định về nội dung quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.
+ Điều 24 : quy định về kỳ quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.
+ Điều 25 : quy định về lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.
+ Điều 26 : quy định về thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch , kế
hoạch sử dụng đất.
5
+ Điều 27: quy định về thực hiện quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số: 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật đất đai.
- Nghị định số: 08/2005/NĐ- CP ngày 23/1/ 2005 của Chính phủ về quy haọch
xây dựng .
- Thông tư số: 30/2004/TT – BTNMT ngày 01/ 11/2004 của Bộ Tài nguyên và
môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất hiện nay trên thế giới
và ở Việt Nam.
a. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Trên thế giới, công tác quy hoạch sử dụng đất được nghiên cứu tiến hành từ
rất lâu và ngày càng được chú trọng, phát triển.
Do đặc điểm của mỗi nước khác nhau nên trên thế giới hình thành nhiều loại
hình, mô hình quy hoạch sử dụng đất đai. Nhìn chung có 2 trường phái chính sau :
Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đảm bảo cho sự phát
triển các mục tiêu một cách hài hoà sau đó đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên
ngành, tiêu biểu cho trường phái này là úc và Đức.
Tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm nền tảng cơ bản, sau đó lập sơ đồ
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế kế hoạch tập
trung với lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu là
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu trước đây.
b. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ngày nay, vấn đề lập quy hoạch sử dụng đất càng được Đảng và Nhà nước
quan tâm chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và được xem như
luận chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện rõ
trong từng giai đoạn cụ thể :
Thời kỳ : 1975-1980
6
Sau ngày thống nhất đất nước 1975, chúng ta đã có 5 năm khôi phục kinh tế
xã hội và hoàn tất cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các tỉnh phía nam.
Thời kỳ này, Hội đồng chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch
nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để tiến hành triển khai công tác này trên
phạm vi toàn quốc.
Cuối năm 1978 các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến
nông sản của ngành nông nghiệp của 7 vùng kinh tế, tất cả các tỉnh đã được lập và
được chính phủ phê duyệt.
Trong các phương án trên đều đề cập đến quy hoạch đất nông nghiệp, lâm
nghiệp và coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Các loại đất khác
nhau, đất chuyên dùng, khu dân cư chưa đề cập.
Thời kỳ 1981-1986:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã quyết định : Xúc tiến công tác điều tra
cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất, nghiên chiến lược
phát triển kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế
hoạch 5 năm sau ( 1986-1990 ).
Quy hoạch sử dụng đất đai trong tổng sơ đồ, nội dung và cơ sở khoa học đã
được nâng lên một bậc. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính đã được đề cập
đến, thời kỳ này chủ yếu là quy hoạch hợp tác xã nông nghiệp.
Thời kỳ 1987 đến khi có Luật đất đai năm 1993:
Năm 1987 Luật đất đai của Nhà nước đã ban hành trong đó một số điều nói
về quy hoạch đất đai chưa nêu rõ nội dung của quy hoạch sử dụng đất .
Ngày 15/04/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất đã ra Thông tư số: 106/
QHKH- RĐ hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất đai. Đây là thông tư đầu tiên của
tổng cục từ khi thành lập quy hoạch sử dụng đất đai. Trong thông tư này đã hướng
dẫn lập quy hoạch đất đai một cách cụ thể, qua những năm đầu thực hiện nhiêu
tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh của mình bằng kinh phí địa
phương, tuy nhiên cấp hành chính lớn hơn chưa được triển khai.
7
Từ khi ban hành Luật đất đai năm 1993 đến khi Luật đất đai năm 2003 ra
đời.
Khi Luật đất đai năm 1993 ra đời công tác quy hoạch đã được chú trọng
hơn. Sau vài năm chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã nhận
thức rõ vai trò của công tác quy hoạch và nghiên cứu tiền quy hoạch.
Ngay từ đầu năm 1994, Tổng cục địa chính đã triển khai xây dựng quy
hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 - 2010. Dự án quy hoạch này được Chính
phủ thông qua và Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp thứ 2 , Quốc hội khoá IX. Đây là
căn cứ định hướng quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đai của Bộ, ngành, quy
hoạch cấp tỉnh.
Công tác trên đã tiến hành trên nhiều đơn vị, cấp tỉnh , huyện , xã và đã đạt
được kết quả nhất định . Năm 1995 đã có : 30/ 53 tỉnh, thành phố lập quy hoạch sử
dụng đất, đến năm 1998 có 100 % số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập kế
hoạch sử dụng đất dài hạn.
Thời kỳ từ khi Luật đất đai năm 2003 ra đời đến nay:
Luật đất đai năm 2003 ra đời đã thay thế toàn bộ Luật đất đai, các Luật sửa
đổi bổ sung trước đó và quy định cụ thể các vấn đề về quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất. Ngày 29/10/2004 Nghị định số : 181/ NĐ- CP ra đời đã hướng dẫn cụ thể việc
thi hành Luật đất đai 2003, ngoài ra còn ban hành nhiều chị thị, thông tư khác có
liên quan đến việc lập quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được phê duyệt tại kỳ họp thứ V Quốc
hội khoá XI. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Có 60/64 tỉnh , thành phố trực thuộc
Trung ương hoàn thành việc lập quy hoạch . Quy hoạch sử dụng đất cấp Huyện có
369 huyện , quận , thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành quy hoạch sử dụng
đất( Chiếm 59,1 % đơn vị cấp huyện ). Việc lập quy hoạch mới dừng lại ở cấp
huyện, còn quy hoạch sử dụng đất đô thị hầu hết các huyện, thị xã thuộc tỉnh chưa
lập được. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã có: 3597 xã, phường , thị trấn của 36 tỉnh ,
thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành( Chiếm 34,2 % tổng số đơn vị cấp
xã ) …
8
Qua tình hình tổng kết quy hoạch sử dụng đất ở nước ta cho thấy chủ yếu
mới dừng lại ở lập kế hoạch còn việc thực hiện chưa tốt, Nhiều quy hoạch được dự
án treo, vấn đề này đang còn là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương và cả nước gây
thiệt hại lớn về kinh tế , ảnh hường lớn đến đời sống nhân dân vùng quy hoạch và
tạo ra nhiều vụ việc lấn chiếm, tranh chấp, quan liêu, cửa quyền dẫn đến khiếu nại ,
tố cáo.
c. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ở tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
– xã hội giai đoạn 1996 – 2010 và được Chính Phủ phê duyệt .
Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai
đoạn 2006 – 2010 và được Chính Phủ phê duyệt.
Phương án quy hoạch phát triển Thành phố Bắc Ninh cũng đã được UBND
Tỉnh phê duyệt.
Phương án quy hoạch sử dụng đất của 8/ 8 đơn vị huyện , thành phố của
tỉnh đến năm 2010 cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất các năm 2006, 2007,
2008, 2009, 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Tỉnh đã chỉ đạo tất cả
các huyện, thành phố thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch sử dụng đất các năm 2006,
2007, 2008, 2009, 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
d. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở huyện Thuận Thành.
Huyện Thuận Thành đã xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế – xã hội giai đoạn 2006 – 2010 và được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt .
Huyện Thuận Thành đã xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện giai đoạn 2006 – 2010 và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện
Thuận Thành đến năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Phương án quy hoạch sử dụng đất của 18/18 đơn vị xã , thị trấn của huyện ,
đến năm 2010 cũng đã được UBND Huyện phê duyệt.
Huyện Thuận Thành đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất các năm 2006, 2007,
2008, 2009, 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015. Huyện đã chỉ đạo tất cả
9
các xã , thị trấn trong huyện xây dựng kế hoạch sử dụng đất các năm 2006, 2007,
2008, 2009, 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015.
Phần II
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu:
2.1.1 Điều tra về điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý, thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước
và thảm thực vật.
2.1.2 Điều tra về điều kiện kinh tế- xã hội.
Cơ cấu kinh tế, quy mô phát triển ngành, phong tục tập quán, dân số, các
thành phần dân tộc, tình hình sử dụng và biến động đất đai, hiệu quả sản xuất nông
nghiệp.
2.1.3 Tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai.
- Tình hình quản lý đất đai của xã.
- Hiện trạng sử dụng đất : Đất nông nghiệp , đất phi nông nghiệp.
- Tình hình biến động đất qua một số năm.
- Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của xã.
2.1.4 Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và
phương hướng sử dụng đất đến năm 2020.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc sử dụng đất giai đoạn
2010 - 2020, phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xã hội các mục tiêu đến
2020.
2.1.5 Lập phương án quy hoạch sử dụng đất:
10
Xác định và hoàn chỉnh ranh giới, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
2.1.6 Lập kế hoạch sử dụng đất với các giai đoạn cụ thể.
Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
v.v…phục vụ mục đích nghiên cứu. Thông qua quá trình điều tra thực tế giúp đánh
giá khách quan hơn, là cơ sở điều chỉnh sai lệch nếu có.
2.1.7 Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu:
Phương pháp này dùng để điều tra thu thập các số liệu, sự kiện, thông tin cần
thiết phụ vụ cho mục đích nghiên cứu. Trong phương pháp này các số liệu được
thu thập, phân tích đánh giá để tìm ra các nguyên tắc, quy luật nhất định từ đó dự
báo xu thế biến động trong tương lai.
2.1.8 Phương pháp thống kê.
Phương pháp thống kê đề cập đến các vấn đề sau :
- Nghiên cứu tình hình sử dụng đất : Cơ cấu đất, các đặc tính về lượng và
chất.
- Phân tích đánh giá về diện tích, vị trí và khoảng cách.
- Đánh giá các mối quan hệ về sự phụ thuộc lẫn nhau trong các chỉ tiêu kinh
tế xã hội và kỹ thuật.
2.1.9 Phương pháp minh hoạ trên bản đồ.
Đây là phương pháp đặc thù của quy hoạch, mọi thông tin cần thiết được
biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, thành lập bản đồ bao gồm: bản đồ hiện
trạng sử dụng đất; bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
2.1.10 Phương pháp tính toán theo định mức.
Đây là phương pháp được áp dụng nhiều trong quy hoạch sử dụng đất, để dự
đoán và tạo ra các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán
thời gian, chi phí vật chất, vốn lao động, phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng
hệ thống định mức trên cơ sở khoa học và nó ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả.
2.1.11 Phương pháp dự báo.
11
Sử dụng phương pháp dự báo để dự báo tỷ lệ tăng dân số , dự báo nhu cầu
sử dụng đất của các ngành
2.1.12 Phương pháp chuyên gia.
Tranh thủ ý kiến của các chuyên gia giầu kinh nghiệm để lựa chọn phương
án tối ưu.
Phần III
Kết quả nghiên cứu
3.1Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Xã Ninh Xá là một xã nằm ở phía nam trung tâm huyện Thuận Thành, là đầu
mối giao thông trong huyện và với Thành Phố Hải Dương, có điều kiện phát triển
kinh tế xã hội với con đường quốc lộ 38 chạy qua.
- Phía Bắc giáp xã Trạm Lộ
- Phía Nam giáp xã Nghĩa Đạo và Tỉnh Hưng Yên
- Phía Tây giáp xã Gia Đông và xã Nguyệt Đức
- Phía Đông giáp xã Trạm Lộ và xã Nghĩa Đạo
b. Địa hình, địa mạo:
Ninh Xá nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng cho nên địa hình toàn xã khá
bằng phẳng. Toàn bộ diện tích đất đai trong xã đều có độ dốc < 3
o
.
Nhìn chung địa hình toàn xã thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như
giao thông, thuỷ lợi, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Mở rộng và
xây dựng mới các khu dân cư, kiến thiết ruộng đồng thành những vùng chuyên
canh lúa, hoa màu, mô hình VAC hay nuôi trồng thuỷ sản.
c. Khí hậu:
12
Ninh Xá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa
rõ rệt.
Nhiệt độ bình quân năm là 23,3
o
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
28,9
o
C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8
o
C (tháng 1). Sự chênh
lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1
o
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm giao động trong khoảng 1400 – 1600mm
nhưng phân bố không đồng đều. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10
(chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
(chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm).
Số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 – 1776 giờ, trong đó tháng có
nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%.
Chế độ gió: Ninh Xá chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là gió mùa đông
nam (từ tháng 4 đến tháng 9) và gió mùa đông bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau).
d. Các nguồn tài nguyên.
Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Thuận Thành tỷ lệ
1/10.000 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng, đất đai xã Ninh Xá
bao gồm các đơn vị phân loại chính như sau:
Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua (P). Đất có thành
phần cơ giới trung bình, phản ứng dung dịch đất ít chua (pH
KCL
từ 5,5 đến 6,0),
mùn, đạm tổng số khá (Mùn% từ 1,5 đến 2,1%, N% từ 0,12 đến 0,2%). Lân tổng số
trung bình (0,05 đến 0,1%), lân dễ tiêu nghèo (<2mg/100g đất), kali tổng số và dễ
tiêu đều nghèo. Lượng cation kiềm trao đổi khoảng từ 10 đến 11meq/100g đất. Loại
đất này phù hợp với cây lương thực, cây hoa màu. Có khả năng thâm canh 2 vụ lúa
và 1 vụ màu đông nhưng phải chú ý bón thêm phân.
13
Đất phù sa chua (Pc): Đất này có diện tích lớn nhất trong xã. Phản ứng đất
chua (pH
KCL
< 5), thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng chất hữu cơ trung bình.
Đạm tổng số ở tầng mặt trung bình (0,25%) và giảm theo độ sâu của phẫu diện đất.
Lân tổng số khá (0,05 – 0,25%), kali tổng số trung bình (0,43 – 0,73). Đạm, lân và
kali dễ tiêu ở mức trung bình. Cation trao đổi và CEC ở mức trung bình khá.
Đất phù sa glây (Pg): Đất ở địa hình vàn thấp, tầng mặt có màu nâu, tầng đế
cày và các tầng dưới có màu xám hoặc xanh biểu hiện của quá trình glây. Đất có
thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, phản ứng dung dịch đất chua
(pH
KCL
từ 4,5 đến 5,0). Hàm lượng mùn tổng số khá (từ 1,5 đến 2,0%), đạm tổng số
từ trung bình đến khá (từ 0,1 đến 0,15%), lân tổng số trung bình (từ 0,06 đến 0,1%),
lân dễ tiêu nghèo (<5 mg/100g đất). Lượng cation kiềm trao đổi khoảng
12meq/100g đất. Loại đất này có độ phì nhiêu khá, thích hợp trồng cây lương thực
(2 vụ lúa).
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) : Đây là loại đất có diện tích nhỏ nhất
toàn xã, với 18,53 ha. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, đất chua (pH
KCL
từ 3,0 –
4,8). Hàm lượng mùn và đạm tổng số thấp và giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện
đất. Hàm lượng đạm, lân và kali tổng số từ nghèo đến trung bình, hàm lượng đạm,
lân và kali dễ tiêu nghèo. Dung tích hấp thu CEC thấp (<10meq/100g đất).
Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu của xã Ninh Xá được cung cấp
từ sông Đuống và hệ thống kênh Bắc Hưng Hải thông qua hệ thống các kênh dẫn,
nước được đưa vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của
nhân dân. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có nhiều hồ ao nằm rải rác, song ít có ý
nghĩa trong việc cung cấp nước cho sản xuất.
Nguồn nước ngầm: Nhìn chung nguồn nước ngầm trên địa bàn xã là khá
phong phú, được sử dụng chủ yếu nguồn nước mạch ở độ sâu 3 – 4m. Qua khảo sát
cho thấy việc khai thác nước ngầm có thể ở dạng giếng khoan với độ sâu khoảng
60m, lưu lượng nước khai thác 20 – 25 lít/giây. Mặc dù chưa có đánh giá chính xác
14
về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song hiện nay đây vẫn là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt cho phần lớn dân cư trong xã.
Tài nguyên nhân văn :
Nằm trên vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, lại chịu ảnh hưởng
của nền văn minh lúa nước nên người dân sinh sống ở dây rất đoàn kết và nhân ái.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, nhân dân
trong xã đã đoàn kết một lòng đi theo con đường của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã lựa chọn.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, người dân xã Ninh Xá tiếp
tục pháp huy bản chất lao động cần cù, chịu thương chịu khó, không ngừng lỗ lực
vươn lên xoá đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu và làm chủ trên chính mảnh đất của
quê hương mình. Lớp lớp con em được cắp sách đến trường, người người hăng say
làm việc hoà chung với nhịp sống sôi động của cả nước đang được đổi thay từng
ngày, từng giờ.
Bên cạnh đó, việc duy trì những hoạt động văn hoá như lễ hội, thờ cúng tổ
tiên, tự do tín ngưỡng, xây dựng phong trào làng văn hoá, gia đình văn hoá… đã
tạo lên những nét đẹp trong cuộc sống mới hôm nay.
Thực trạng môi trường:
Những năm gần đây nền kinh tế không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng khu
trung tâm xã đến các công trình xây dựng điện đường, trường trạm, nhà cửa của
nhân dân được phát triển với tộc độ nhanh. Hệ thống đường làng ngõ xóm, hệ
thống cây xanh được khôi phục, đảm bảo cho môi trường cảnh quan ở nông thôn
phong quang sạch đẹp, bộ mặt đô thị hoá nông thôn ngày một rõ rệt.
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
1. Tăng trưởng kinh tế
Là xã có đường quốc lộ 38 chạy qua nên Ninh Xá có điều kiện phát triển
ngành kinh tế, giao lưu các xã khác trong huyện và tỉnh và các tỉnh khác. Năm
2005 tổng giá trị sản phẩm GDP là trên 39,59 tỷ đồng tăng 12,5% năm 2004.
15
Trong đó lĩnh vực tỷ trọng nông nghiệp chiếm 20,23 tỷ đồng chiếm 51,1%; tỷ
trọng tiểu thủ công nghiệp dịch vụ 19,36 tỷ đồng chiếm 48,9%.
2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Ninh Xá từng bước chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ xã thuần nông đến nay Ninh Xá có 400 hộ kinh doanh dịch vụ trên các
lĩnh vực vận tải, chế biến nông sản, xay sát
Nền kinh tế xã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp,
tăng tỷ trọng nghành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, theo hướng
bền vững, từng bước thực hiện, đẩy mạnh nghành nghề phụ và dịch vụ.
3. Thực trạng phát triển các ngành.
3.1. Sản xuất nông nghiệp.
* Trồng trọt:
Năm 2005, tổng giá trị ngành trồng trọt đạt 12,20 tỷ đồng. Các cây trồng chủ
yếu là lúa, màu, cây rau, một số loại cây xuất khẩu. Tình hình phát triển của ngành
trồng trọt được thể hiện chi tiết qua bảng:
Bảng 01: Năng suất sản lượng một số cây trồng chính
Cây trồng ĐVT
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1. Lúa xuân
+ Diện tích Ha 460 460 460 460 460 460
+ Năng suất Tấn/Ha 5,2 5,3 5,5 5,6 5,7 5,9
+ Sản lượng Tấn 2.392,00 2438,00 2.530,00 2.576,00 2.622,00
2.714,0
0
2. Lúa mùa
+ Diện tích Ha 490 492 491 492 491,7 492
+ Năng suất Tấn/Ha 4,8 4,9 5,0 5,2 5,3 54
+ Sản lượng Tấn 2.52,00 2.410,80 2.455,00 2.558,40 2.606,01 2.656,8
3. Mầu cả năm
+ Diện tích Ha 260 259 256 262 269 252
+ Tiền Tỷ 2,0 2,2 2,4 2,50 2,72 3,53
16
* Chăn nuôi:
Vật nuôi chủ yếu ở đây là lợn, gà vịt, trâu bò, và chăn nuôi cá. Năm 2005
toàn xã ước có 7.237 con lợn, có 502 con trâu, bò, gia cầm khoảng 72.000 con.
Tình hình chăn nuôi của xã Ninh Xá ngày càng phát triển .
Trong những năm gần đây do chuyển dịch ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ
sản ngày càng tăng. Năm 2005 thu từ nuôi trồng thuỷ sản là 0,7 tỷ đồng.
Bảng 02: Tình hình chăn nuôi của xã Ninh Xá
Vật nuôi ĐVT
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Ước
Năm
2007
1.Lợn Con 6.400 6.500 6.700 6.900 7.056 7.237
Lợn thịt Con 5.620 5.700 5.880 6.065 6.206 6.372
Lợn Nái Con 780 800 820 835 850 865
2. Trâu bò Con 502 510 517 522 530 538
3. Gia cầm Con 48.000 50.000 52.000 53.000 55.000 40.000
4. Thuỷ sản (cá) Tấn 40 42 44 45 47 49
Tổng(Thành tiền) Tỷ 5,47 6,50 7,20 7,60 7,90 8,07
3.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Toàn xã hiện nay có 40 hộ có ngành nghề phụ và kinh doanh dịch vụ trên
các lĩnh vực: Vận tải, chế biến nông sản, sản xuất kinh doanh dịch vụ, xay sát.
Năm 2005 đạt khoảng 19,35 tỷ đồng.
4. Dân số lao động và việc làm
4.1. Dân số và lao động
Toàn xã có 9.036 khẩu với 1.959 hộ. Tỷ lệ phát triển dân số của xã Ninh Xá
vẫn đạt ở mức cao so với các xã trong huyện, tỉnh. Lao động chủ yếu là lao động
nông nghiệp thể hiện qua bảng 3.
17
Bảng 03: Tình hình biến động dân số
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
1. Tổng nhân khẩu Người 8890 8916 8945 8970 9003 9036
- Số sinh Người 132 118 110 152 113 110
- Số chết Người 41 45 44 45 39 38
- Chuyển đến Người 48 41 41 36 56 46
- Chuyển đi Người 71 61 95 41 39 47
2. Tỷ lệ PT dân số % 1,03 1,0 0,98 1,02 1,0 0,94
3. Tổng số hộ Hộ 1944 1945 1952 1950 1954 1959
4. Tổng số cặp kết
hôn
Cặp 65 66 69 70 69 72
5. Tổng số lao động Người 4445 4458 4473 4485 4502 4518
Sự phân bố dân số của xã được thể hiện qua bảng 4
Bảng 4: Sự phân bố dân số của xã Ninh Xá năm 2008
Chỉ tiêu ĐVT
Toàn
xã
Dư
Xá
Dành
Thô
n
Chè
Thôn
Kênh
Bùi
Xá
Trạ
m
Trai
Hoàn
g
Thiện Phủ
1. Tổng
số khẩu
Người 9.036 1.600 295 600 686 1.435 880 1.700 870 970
2. Tổng
số lao
động
Người 4.518 800 148 300 343 718 440 850 435 485
3. Tổng Người 1.959 348 79 160 186 318 170 235 213 250
18
số hộ
4. Tổng
số nóc
nhà
Hộ 1.859 338 74 150 180 302 165 210 200 240
5. Số hộ
tồn đọng
Nhà 100 10 5 10 6 16 5 25 13 10
6. Số
phụ nữ
nhỡ thì
Hộ 55 3 5 5 1 18 2 12 0 9
7. Số hộ
tự giãn
Người 48 8 2 4 6 6 4 7 6 5
8. Số hộ
thừa kế
Hộ 48 7 3 4 5 8 4 6 5 6
4.2. Việc làm và thu nhập.
Đảng bộ và nhân dân xã Ninh Xá đã nỗ lực trong công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội đưa tổng thu nhập của xã lên tới 33,59 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình
quân là 12,5%. Bình quân thu nhập đầu người là 4,8 triệu đồng/năm.
5. Thực trạng phát triển trong khu dân cư nông thôn.
Trong công cuộc đổi mới CNH - HĐH nông thôn nhân dân xã Ninh Xá
không ngừng nỗ lực đưa kinh tế văn hóa xã hội của xã lên ngang tầm với các xã
phát triển của huyện nói riêng và các xã thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng nói
chung, tích cực đổi mới bộ mặt khu dân cư nông thôn, hướng tới công nghiệp hoá
nông thôn, giảm dần khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.
6. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội.
6.1. Giao thông.
Hệ thống đường giao thông lên tỉnh, liên huyện, hệ thống giao thông trong
khu dân cư và hệ thống giao thông nội đồng của xã Ninh Xá tương đối hoàn chỉnh.
Thực hiện chiến dịch bê tông hoá đường giao thông nông thôn, trong những năm
19
qua các thôn đang từng bước bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn.
Bên cạnh đó một số đoạn đường đã kém chất lượng cần nâng cấp và mở rộng.
6.2. Thuỷ lợi.
Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương hệ thống cứng hoá
mương Cấp 3 ở hầu hết các thôn. Hệ thống kênh mương của xã Ninh Xá cần phải
cứng hoá trong tương lai nhằm tiết kiệm nước và đất đai trong sản xuất.
6.3. Giáo dục và đào tạo.
Biện pháp thực hiện việc phát triển sự nghiệp giáo dục bảo đảm được các
điều kiện cần thiết để trẻ em vào học đúng độ tuổi, hoàn thành chương trình phổ
cập giáo dục, xã đã xây dựng phong trào phát triển giáo dục toàn diện, được Bộ
giáo dục tặng bằng khen, các trường đều có bước tiến đều.
Các trường đều là những trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc
nhiều năm liền của tỉnh, huyện.
6.4. Vấn đề y tế.
UBND xã thực hiện triệt để biện pháp bảo đảm giữ gìn vệ sinh phòng chống
dịch bệnh, thực hiện tốt và có hiệu quả các chương trình y tế cơ sở, Xã đã có một
trạm y tế khang trang, sạch sẽ đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc sức khoẻ của người
dân trong xã. Năm 2007 số bệnh nhân được khám chữa bệnh là 9.813 lượt người.
6.5. Văn hoá.
Công tác giáo dục thanh niên bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng
xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Giáo dục truyền thống đạo đức tốt
đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, ngăn chặn việc truyền bá văn hoá
phẩm đồi truỵ, bài trừ mê tín, hủ tục, chống các tệ nạn xã hội và những biểu hiện
không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương.
Phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội. UBND
xã đã duy trì thực hiện hàng năm toàn xã phấn đấu 9/9 thôn đạt danh hiệu làng văn
20
hoá cấp tỉnh. Công tác văn hoá văn nghệ phát triển mạnh 100% các thôn đều có đội
văn nghệ
6.6. Thể dục, thể thao.
Các hoạt động thể dục, thể thao được duy trì hàng năm. Phong trào thể dục
thể thao trong nhân dân phát triển mạnh ở các độ tuổi cụ thể đã có những câu lạc
bộ: dưỡng sinh, cầu lông, bóng đá,……
6.7. Bưu chính viễn thông
Đài truyền thanh xã và đài các thôn đã phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ chính
trị phát triển sản xuất mang thông tin cho người dân địa phương. Xã cũng đã có
điểm bưu điện văn hoá phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân. Có khoảng 300
máy điện thoại trong toàn xã.
7. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm thi hành chế độ nghĩa vụ quân
sự. Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, sẵn sang chiến đấu. Hoàn thành
nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Thực hiện nhiệm vụ chính sách hậu phương, quân đội, huấn luyện chính trị
quân sự; XD làng chiến đấu, xã chiến đấu, đăng ký quản lý tốt quân nhân dự bị
động viên.
Kết quả trong 5 năm qua hàng năm đều hoàn thành tôt nhiệm vụ tuyển quân,
nhiệm vụ huấn luyện, được UBND tỉnh tặng bằng khen, giữ vững danh hiệu đơn vị
dân quân quyết thắng
Triển khai thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự xã hội, đấu tranh phòng
ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
21
Phần IiI
Tình hình Quản lý sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai.
I. Tình hình quản lý đất đai.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống nhân dân trong xã đã không
ngừng được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, nhu cầu
sử dụng đất đai cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt cho các mục đích công cộng, xây
dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng lên nhanh chóng. Việc quản lý và sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật đang trở thành một
vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đất đai trong sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội, Đảng uỷ, UBND xã Ninh Xá đã thực hiện tốt các nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai theo Khoản 2 Điều 6 Luật đất đai năm 2003. Cụ thể:
- Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đã tổ chức thực hiện các văn bản, quy phạm
pháp luật về đất đai do các cấp có thẩm quyền ban hành như: các văn bản, hướng
dẫn kiểm kê đất đai, hướng dẫn lập hồ sơ địa chính, văn bản hướng dẫn thực hiện
Nghị định 181/CP và thông tư 30/ TT - Bộ TN&MT, văn bản về thanh tra, kiểm tra
đất đai do Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo…….
- Xác định địa giới hành chính; lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ địa chính.
- Đã thực hiện khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
kỳ trước.
- Mặc dù chưa hoàn thành triệt để được các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch
giai đoạn 1994 - 2005 nhưng xã Ninh Xá đã bước đầu thực hiện sử dụng và quản
lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
22
- Đã thực hiện giao đất cho các tổ chức sự nghiệp chính trị, xã hội, tổ chức
khác và thực hiện cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế, phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của xã. Cơ quan nhà nước đơn vị sự nghiệp với diện tích 94,10
ha, 1 tổ chức khác sử dụng 5,58 ha.
- Xã đã thực hiện chế độ “một cửa” phục vụ việc đăng ký quyền sử dụng
đất, lập được sổ mục kê và sổ địa chính, đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho 1.802 hộ sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 484,74 ha, 1992
hộ đất ở nông thôn với diện tích 82,11 ha
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ thống kê, kiểm kê đất đai theo đúng hiện
trạng sử dụng đất.
- Thực hiện thu đủ, thu đúng đối với các khoản thu liên quan tới đất đai theo
đúng quy định của pháp luật.
- Quản lý chặt chẽ việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giám
sát việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Phối hợp với phòng thanh tra của UBND huyện thanh tra kiểm tra việc
chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm về pháp
luật đất đai.
- Quản lý tốt các dịch vụ công về đất đai, không để tình trạng gây phiền hà
cho nhân dân.
II. Hiện trạng sử dụng đất.
1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.
Theo số liệu tổng kiểm kê đất năm 2005, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là:
827,43 ha. Đất chưa sử dụng toàn xã còn 4,10 ha.
1.1. Đất nông nghiệp.
Quỹ đất nông nghiệp có 562,70 ha chiếm 68,01% tổng diện tích tự nhiên.
Đất sản xuất nông nghiệp 542,80 ha chiếm 65,60% tổng DTTN. Trong đó:
23
- Đất trồng cây hàng năm 542,80 ha chiếm 65,60% tổng DTTN, đất trồng
lúa 517,52 ha chiếm 62,55% tổng DTTN, đất trồng cây hàng năm khác 25,28 ha
chiếm 3,06% tổng DTTN
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 19,90 ha chiếm 2,41% tổng DTTN.
1.1.1. Đất trồng cây hàng năm
Diện tích đất trồng cây hàng năm ở đây chính là diện tích đất trồng lúa. Là
một trong các xã vùng đồng bằng sông Hồng, ngoài 2 vụ lúa chính nông dân xã
Ninh Xá còn sản xuất trên diện tích đất màu và cây vụ đông: các cây trồng chủ yếu
cây công nghiệp ngắn ngày, đậu đỗ, rau các loại có giá trị kinh tế cao, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất. Diện tích gieo trồng, hệ số sử dụng đất, năng suất sản lượng
cây trồng đều tăng khá so với các năm trước, góp phần không nhỏ trong việc nâng
cao đời sống những hộ làm nông nghiệp. Tuy nhiên việc thâm canh xen canh cây
trồng chưa theo một kế hoạch cụ thể nào, nên khó tránh khỏi những biến động về
loại, năng suất, sản lượng….
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm.
Diện tích đất trồng cây lâu năm không có trong cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp.Diện tích này cần được quy hoạch nhất là trên diện tích chuyển đổi ruộng
trũng sang nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản.
Do chính sách thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp một số hộ dân đã chuyển mục đích từ đất trồng lúa năng xuất
thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Toàn bộ diện tích này được nuôi thả cá mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Đất phi nông nghiệp.
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 260,63 ha chiếm 31,50% tổng diện
tích tự nhiên.
24
1.2.1. Đất ở
Diện tích đất ở toàn xã là 82,11 ha chiếm 9,92%, do đặc điểm là một xã
vùng đồng bằng nên diện tích đất ở của xã phân bố tương đối đều ở tất cả các thôn.
1.2.2. Đất chuyên dùng.
Diện tích đất chuyên dùng là 107,70 ha chiếm 13,02% tổng diện tích tự
nhiên.
1.2.1.1. Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp
Diện tích đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp chỉ có 4,04 ha chiếm
0,49% tổng diện tích tự nhiên.
1.2.1.2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên toàn xã không có.
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trong những năm tới có hướng tăng
mạnh.
1.2.1.3. Đất có mục đích công cộng.
Diện tích đất có mục đích công cộng là 103,66 ha chiếm 12,53%. Diện tích
đất có mục đích công cộng của xã Ninh Xá tương đối lớn, điều đó chứng minh
được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - văn hoá - xã hội của xã đã phần nào được ổn
định và phát triển kịp với mức độ tăng trưởng kinh tế xã hội.
1.2.3. Đất tôn giáo tín ngưỡng.
Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng là 2,37 ha chiếm 0,29% tổng diện tích tự
nhiên.
1.2.4. Đất nghĩa trang nghĩa địa.
Diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa là 10,24 ha chiếm 1,24% tổng diện tích
tự nhiên
1.2.5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
25