Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

PHÁT TRIỂN KHOA học CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.79 KB, 74 trang )

Mục lục
Trang
Mở đầu 3
Chơng 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển khoa học - công nghệ
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội
11
1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển khoa học - công
nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Hà Nội 11
1.2. Thực trạng phát triển khoa học - công nghệ trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội 28
Chơng 2 Quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu
phát triển khoa học - công nghệ
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội thời
gian tới
46
2.1. Quan điểm cơ bản phát triển khoa học - công nghệ
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội thời gian tới 46
2.2. Giải pháp chủ yếu phát triển khoa học - công nghệ
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội thời gian tới 57
Kết luận
83
Danh mục tài liệu tham khảo
85
Phụ lục
90


2
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ng y nay, khoa học - công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ cả bề
rộng và chiều sâu, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội
loài ngời. Nắm bắt cơ hội đó, nhiều nớc trên thế giới đã nhanh chóng ứng
dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển nông nghiệp, nông
thôn nên đã đạt đợc những thành tựu to lớn.
Hiện tại, Việt Nam là một nớc nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu
vực nông thôn và 2/3 dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy,
nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò chiến lợc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn nớc ta dành đợc thắng lợi, giải pháp quan trọng hàng đầu là
phải u tiên phát triển khoa học - công nghệ, đa khoa học - công nghệ thực sự trở
thành động lực chủ yếu để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn
và xây dựng nông thôn mới.
Cùng với cả nớc, phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội có vai trò rất quan trọng trong chiến lợc phát triển khoa học
- công nghệ của Thủ đô. Những năm qua, nhất là từ khi mở rộng địa giới hành
chính đến nay, Hà Nội ngày càng quan tâm, đầu t nhiều hơn cho lĩnh vực này.
Khoa học - công nghệ bớc đầu đã phát huy vai trò là động lực chủ yếu đa nền
nông nghiệp của Thành phố tiếp cận đến một nền nông nghiệp hiện đại với năng
suất, chất lợng ngày càng cao. Đồng thời, khoa học - công nghệ còn là cơ sở
quan trọng để các cấp, các ngành của Hà Nội tiến hành công tác quy hoạch, xây
dựng và phát triển nông thôn mới.
Tuy nhiên, đứng trớc yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, khoa học - công nghệ
của Hà Nội vẫn còn những bất cập nh: trình độ khoa học - công nghệ trong nông
nghiệp đang ở mức thấp; đầu t cho khoa học - công nghệ cha đáp ứng kịp với
yêu cầu phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện Hà Nội đã

đợc mở rộng địa giới, cha tạo ra bớc đột phá trong phát triển nông nghiệp; cơ sở
vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, nông
thôn tuy có tiến bộ hơn so với các địa phơng khác nhng còn lạc hậu so với các n-
ớc trong khu vực; công tác quản lý, triển khai, ứng dụng, chuyển giao công nghệ
vào phát triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục những bất cập đó, cần có sự nghiên cứu đầy đủ và toàn diện
về phát triển của khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề Phát triển
3
khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội hiện nay làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành
kinh tế - chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Khoa học - công nghệ là một lĩnh vực rộng lớn và phát triển rất nhanh
chóng do đó là sự lựa chọn nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong quá
trình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nớc, đã có nhiều đề tài nghiên cứu
về phát triển khoa học - công nghệ ở nhiều góc độ và phạm vi tiếp cận khác
nhau của nhiều tác giả. Dới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế - chính trị và
căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập tại Học viện. Tác giả nghiên
cứu, tổng quan các đề tài, các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến
luận văn của mình nh sau:
* Các công trình nghiên cứu về phát triển khoa học - công nghệ ở Việt
Nam
Ngoài các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật, quy định
của nhà nớc về khoa học - công nghệ còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về
phát triển khoa học - công nghệ tiêu biểu nh:
Nguyễn Chí Hải (2001), Một số vấn đề về việc phát triển khoa học - công
nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở Việt Nam,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là công trình nghiên cứu tơng đối đầy đủ và có hệ thống về sự phát

triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nớc. Tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của khoa học và công
nghệ đối với tăng trởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các n-
ớc và ở Việt Nam. Sau khi đánh giá thực trạng và đúc rút kinh nghiệm ở các nớc
châu á, tác giả đã đa ra định hớng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của
khoa học và công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế
ở nớc ta.
Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn
nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
Đây cũng là một công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển khoa học -
công nghệ. Trong luận án của mình, tác giả Phạm Văn Quý đã đa ra khái niệm và
làm rõ vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ; khảo sát thực trạng nguồn
nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam; nêu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân
lực khoa học công nghệ ở một số nớc, trên cơ sở đó đề xuất phơng hớng và giải
4
pháp chủ yếu nhằm phát triển khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc.
Phan Đình Trung (2000), Phát triển khoa học và công nghệ ở nớc ta hiện
nay và tác động của nó tới quá trình hiện đại hóa quân đội, luận văn Thạc sỹ
kinh tế chính trị, Học viện Chính trị.
ở công trình này, tác giả đã thống kê một số khái niệm cơ bản về khoa học,
công nghệ; phân tích sâu sắc tính tất yếu khách quan của việc phát triển khoa
học - công nghệ trong sự nghiệp xây dựng đất nớc và củng cố quốc phòng; đánh
giá thực trạng và đa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển khoa học - công
nghệ nói chung, khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quân sự nói riêng để đáp
ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam.
Vũ Năng Dũng (chủ biên), Đỗ ánh, Chu Hoài Hạnh (2005), Khoa học
công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

Đây là công trình mang tính tổng kết những thành tựu trong việc phát triển
khoa học - công nghệ 20 năm đổi mới ở nớc ta (1986 - 2005) trên các lĩnh vực
cụ thể nh: trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thú y; đất và phân bón; cơ
điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; lâm nghiệp; thủy lợi; kinh tế -
chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời các tác giả cũng đề
xuất nhiều giải pháp để phát triển nông nghiệp và nông thôn ở các lĩnh vực trên.
Trần Hồng Lu (2011), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách này đề cập đến nhiều nội dung, những vấn đề có liên quan trực
tiếp đến luận văn mà tác giả có thể khai thác đợc là: vai trò của tri thức khoa học
kỹ thuật, công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nớc ta hiện
nay; nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp không muốn đầu t vào phát triển
khoa học - công nghệ; quan điểm của Đảng ta về phát triển khoa học - công
nghệ; giải pháp tạo động lực nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng các thành tựu
khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Phan Xuân Dũng (2008), Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tác giả đã trình bày xu hớng phát triển khoa học - công nghệ trên thế giới
những năm tới; quan điểm và một số giải pháp phát triển, ứng dụng công nghệ
tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam nh: giải pháp về vai trò chủ đạo của nhà nớc trong phát triển công nghệ cao;
giải pháp phát huy nhân tố con ngời trong quá trình phát triển khoa học - công
5
nghệ; giải pháp về cơ chế quản lý đối với cơ quan nghiên cứu phát triển khoa
học - công nghệ.
Ngoài những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên còn có nhiều bài viết về
phát triển khoa học - công nghệ đã đăng trên các tạp chí trong thời gian qua nh:
Nguyễn Hải Bằng (2010), Thúc đẩy sự phát triển khoa học - công nghệ
phục vụ nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu -
trao đổi, (số 169/ 2010), tr. 27 - 31; Hoàng Bắc (2011), Đẩy mạnh ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật để xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lờng
chất lợng, (số 13/ 2011), tr. 18 - 19; Xuân Hoài (2011), Thay đổi công nghệ sản
xuất lúa gạo, Tạp chí Nông thôn mới, (kỳ 1, số 5/2011), tr. 18 - 19; Hải Quỳnh
(2011), Hội nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học công nghệ phối hợp đa khoa
học đến nhà nông, Tạp chí Nông thôn mới, (kỳ 2 số 2/2011), tr. 20 -21; Thanh
Tùng (2005), Tập trung xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ vì một nền nông
nghiệp bền vững, Tạp chí Đông Nam á, (số 12/2005), tr. 59 - 60; Vũ Xuân Chính
(2006), Chính sách sử dụng cán bộ khoa học công nghệ, trọng dụng nhân tài -
Một vài suy nghĩ, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (số 1/2006), tr. 121 - 128;
Trần Văn Chử (2006), Vai trò của nhà nớc đối với sự phát triển thị trờng khoa học
- công nghệ, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 6/2006), tr. 43 - 45.
Tuy có sự khác nhau về góc độ tiếp cận, nội dung và phạm vi đề cập nhng
các bài viết trên các tạp chí đều hớng tới giải quyết các vấn đề sau:
Một là, đa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để chứng minh cho tính tất yếu phải
đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nớc ta.
Hai là, đa ra những khuyến nghị liên quan chính sách và tổ chức quản lý của
nhà nớc đối với hoạt động khoa học - công nghệ; đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đối
với đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ba là, hiện nay, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu,
chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất và xây dựng nông thôn mới, coi
khoa học - công nghệ là động lực chủ yếu để phát triển nền nông nghiệp bền
vững trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
* Các công trình nghiên cứu về phát triển khoa học - công nghệ hoặc có
đề cập đến phát triển khoa học - công nghệ ở Hà Nội
Vũ Huy Chơng, Tạ Bá Hng, Lại Văn Toàn (2010), Phát triển khoa học và
trọng dụng nhân tài của Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nớc kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đã giới thiệu vai trò của
khoa học và nhân tài trong quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Các

6
lĩnh vực khoa học trong quá trình phát triển qua các triều đại phong kiến đối với
khoa học và nhân tài ở Thăng Long - Hà Nội; chính sách phát triển khoa học, sử
dụng nhân tài ở Hà Nội thời Pháp thuộc, thời đại Hồ Chí Minh và phơng hớng,
nhiệm vụ phát triển khoa học và sử dụng nhân tài của Thủ đô thời gian tới.
Phùng Hữu Phú, Nguyễn Duy Quý, Ngô Thị Thanh Hằng (2010), Phát
huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa, phát triển bền
vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Nxb Hà Nội.
Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nớc
nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Các tác giả đã nghiên cứu tiềm
năng và thực trạng sử dụng các nguồn lực (trong đó có nguồn lực khoa học -
công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thăng Long xa kia và Hà Nội ngày
nay. Chỉ ra thời cơ, thách thức, tầm nhìn của Thủ đô đến năm 2020 và 2050; đề
xuất một số quan điểm và hệ giải pháp phát triển Thủ đô trong những năm tới.
Nguyễn Minh Phong, Trần Trung Hiếu, Phạm Thị Thanh Bình (2005),
Phát triển thị tr ờng khoa học - công nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố
trong cả nớc, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản về thị trờng khoa học - công
nghệ và việc phát triển thị trờng này giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả
nớc. Thực trạng, phơng hớng và các giải pháp chủ yếu để phát triển thị trờng
khoa học - công nghệ ở Hà Nội trong thời gian tới.
Nguyễn Đình Chính, Trần Đình Đằng, Nguyễn Đình Long (2005), ứng
dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Huyện
Sóc Sơn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Tác giả đã trình bày lý luận về ứng dụng và tình hình ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Sóc Sơn -
Hà Nội trong những năm gần đây. Đa ra những định hớng, giải pháp chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn.
Nghiêm Xuân Bạt, Nguyễn Minh Phong (2002), Giải pháp tài chính thúc
đẩy phát triển kinh tế Thành phố Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trong cuốn sách này các tác giả đã nghiên cứu phân tích bối cảnh phát
triển kinh tế - xã hội trong thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó đề xuất các giải
pháp đổi mới tài chính trong một số lĩnh vực nh: sử dụng ngân sách, phát triển
doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học - công nghệ nhằm
phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô.
Nguyễn Thành Công (2010), Giải pháp thực hiện hiệu quả thể chế kinh tế
thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về thể chế kinh tế thị trờng
định hớng xã hội chủ nghĩa, thực trạng thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội
chủ nghĩa trên địa bàn Thủ đô trong những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất một số
7
quan điểm, giải pháp (trong đó có giải pháp về thể chế thị trờng khoa học - công
nghệ) nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã
hội chủ nghĩa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2010 - 2020.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đã đề cập đến nhiều
vấn đề khác nhau của phát triển khoa học - công nghệ trong thời gian qua, cung
cấp cho tác giả những luận cứ khoa học quan trọng, góp phần giải quyết mục
đích, nhiệm vụ luận văn. Tuy nhiên, theo tác giả, đến nay vẫn cha có một công
trình nào nghiên cứu về vấn đề Phát triển khoa học - công nghệ trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay vì vậy luận
văn không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển khoa học - công
nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội thời
gian qua, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu để
phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Hà Nội thời gian tới.
* Nhiệm vụ

Đa ra quan niệm, chỉ ra nội dung phát triển khoa học - công nghệ trong
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay; làm rõ vai trò và
những nhân tố ảnh hởng đến sự phát triển của khoa học - công nghệ trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội.
Đánh giá đúng thực trạng, và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực
trạng phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Hà Nội thời gian qua.
Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển
khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở Hà Nội thời gian tới.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tợng nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển khoa học - công nghệ với t
cách là một nguồn lực để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở Hà Nôi hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tập trung nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ ở
khu vực nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của khoa học- công nghệ phục vụ
nông nghiệp, nông thôn Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2012, tập trung nghiên
8
cứu chủ yếu trong giai đoạn từ 8/ 2008 đến năm 2012.
5. Phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu
* Phơng pháp luận
Tác giả dựa trên các quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, t t-
ởng Hồ Chí Minh, đờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những
năm đổi mới về phát triển khoa học - công nghệ, Nghị quyết của Đảng bộ Thành Phố
Hà Nội về phát triển khoa học - công nghệ làm cơ sở phơng pháp luận.
* Phơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
phơng pháp nghiên cứu chủ đạo và các phơng pháp khác nh: thống kê, toán học,

phân tích tổng hợp, so sánh để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
6. ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả quán triệt và thực hiện đờng lối phát
triển khoa học - công nghệ của Đảng, tham gia đề xuất các quan điểm cơ bản,
giải pháp chủ yếu dới góc độ kinh tế chính trị để phát triển khoa học - công
nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội thời
gian tới. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập môn kinh
tế chính trị Mác - Lênin ở các nhà trờng trong và ngoài Quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, 2 chơng (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
Chơng 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội
1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển khoa học - công nghệ trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội
1.1.1. Phát triển khoa học - công nghệ
* Quan niệm về phát triển khoa học - công nghệ
Hiện nay, trong các tài liệu mà tác giả thu thập đợc đều cha có khái niệm
phát triển khoa học - công nghệ mà chỉ có các khái niệm Hoạt động khoa học;
Hoạt động khoa học và công nghệ; Phát triển công nghệ.
Hoạt động khoa học: Hoạt động khoa học đợc coi là tất cả các hoạt động
có hệ thống liên quan đến việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các
kiến thức khoa học. Nội dung chủ yếu của hoạt động khoa học bao gồm: hoạt
động nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và kỹ thuật [38, tr.144].
9
Hoạt động khoa học và công nghệ:
Theo tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa (UNESCO) của Liên hiệp
quốc: Hoạt động khoa học và công nghệ đợc hiểu là toàn bộ hoạt động có liên

quan mật thiết tới sự ra đời và phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức khoa
học - công nghệ. Hoạt động khoa học và công nghệ thờng đợc dựa vào các yếu
tố mà trong các tài liệu quốc tế thờng gọi tắt là 5 M gồm: nhân lực (Men);
máy móc thiết bị (Machine); vật liệu (Matevia); tiền đầu t (Money) và quản lý
(Management).
Theo Điều 2 của Luật Khoa học và công nghệ năm 2000: Hoạt động
khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát
triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát
triển khoa học và công nghệ [9, tr.8].
Phát triển công nghệ:
Theo tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO): Phát
triển công nghệ (Technology Developmet) là những tác động tiếp tục vào công
nghệ đang tồn tại, để làm cho công nghệ ấy tiếp tục đợc hoàn thiện và nhân
rộng trong sản xuất và đời sống xã hội. Quá trình nhân rộng công nghệ đợc
gọi là phát triển công nghệ theo chiều rộng. Đây là sự phổ biến tri thức công
nghệ trong sản xuất. Sự mở rộng tri thức đó thờng đi kèm sự phát triển dây
chuyền công nghệ. Còn quá trình thứ hai là quá trình phát triển công nghệ
theo chiều sâu, đó là quá trình cải tiến công nghệ để nâng cao chất lợng sản
phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo Điều 3 của Luật Khoa học và công nghệ năm 2000: Phát triển
công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm
mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử
nghiệm [9, tr.9].
Nh vậy, phát triển công nghệ cần đợc hiểu theo nghĩa rộng, đó là quá trình
các tri thức ngày càng đợc nâng cao, các phơng tiện, máy móc thiết bị ngày càng
đợc hoàn thiện và các sản phẩm do công nghệ tạo ra phải thỏa mãn tối đa nhu
cầu của con ngời, đồng thời có khả năng cạnh tranh đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất trong từng thời kỳ nhất định.
Từ những khái niêm trên có thể hiểu: Phát triển khoa học - công nghệ là

tổng thể các biện pháp, cách thức nhằm gia tăng về số lợng các công trình
nghiên cứu, sáng chế, sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ; nâng cao về
chất lợng, mở rộng về lĩnh vực của khoa học - công nghệ; phát triển nguồn
10
nhân lực khoa học - công nghệ và các cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật phục
vụ cho nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học - công nghệ nhằm khai
thác và sử dụng tối u các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển khoa học - công nghệ ở tầm vĩ mô là các hoạt động tạo ra tiềm
lực khoa học - công nghệ có số lợng và chất lợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định. ở tầm vi mô, phát triển khoa học
- công nghệ là các hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai thử nghiệm, ứng
dụng, chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao năng suất
lao động, chất lợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trờng, đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể kinh tế.
* Quan niệm về phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đợc hiểu là quá
trình xây dựng cơ sơ vật chất, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hớng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn công nghiệp
với nông nghiệp và dịch vụ cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực
và lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lu trong nớc và quốc
tế, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn;
xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; xây dựng nông thôn mới giàu có,
dân chủ, công bằng, văn minh và xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gồm
hai quá trình gắn bó hữu cơ với nhau đó là: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp:
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng
hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trờng.

Hai là, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa trong
nông nghiệp.
Ba là, ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, trớc hết là công
nghệ sinh học, đa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản
xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lợng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nông sản hàng hóa trên thị trờng.
Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn:
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng tăng nhanh tỷ
trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm
dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
Hai là, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông
thôn, bảo vệ môi trờng sinh thái.
11
Ba là, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
Bốn là, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ở nông thôn.
Trên cơ sở kế thừa các khái niệm hoạt động khoa học; hoạt động khoa
học và công nghệ; phát triển công nghệ; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, tác giả đa ra quan niệm của mình về phát triển khoa học -
công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà
Nội hiện nay nh sau:
Phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay là sự gia tăng về số lợng và nâng cao về
chất lợng các hoạt động khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn
nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Hà Nội.
Quan niệm trên cần đợc hiểu ở những nội dung sau:
Một là, chủ thể của quá trình phát triển
Chủ thể của phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay gồm: Đảng bộ, chính quyền,

các sở, ban, ngành, các tổ chức khoa học - công nghệ và toàn thể ngời dân nông
thôn Hà Nội. Mỗi lực lợng trên có vai trò khác nhau trong phát triển khoa học -
công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, tổ chức đảng các cấp của
Thành phố là ngời lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội
nói chung, phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn nói
riêng. Chính quyền các cấp của Thành phố có vai trò quan trọng trong tổ chức
thực hiện nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông
thôn; là ngời xây dựng các chiến lợc, kế hoạch, và ban hành các cơ chế, chính
sách, tạo cơ sở pháp lý cho sự thống nhất và liên kết chặt chẽ giữa các sở, ban,
ngành của Thành phố; liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp, nhà nớc) trong phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp,
nông thôn. Các sở, ban, ngành của Thành phố mà trực tiếp là Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đóng góp quan trọng
trong việc cùng phối hợp hoạt động để đa khoa học - công nghệ đến với nhà
nông. Các tổ chức khoa học - công nghệ là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động
nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến
ngời dân nông thôn. Vì vậy, chất lợng hoạt động của các tổ chức này quyết định
trực tiếp đến chất lợng phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp,
nông thôn của Thành phố. Ngời dân nông thôn là những ngời trực tiếp tiếp nhận
12
các kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ vào sản
xuất và đời sống. Do đó, chất lợng nguồn nhân lực ở nông thôn quyết định trực
tiếp đến chất lợng và hiệu quả của hoạt động tiếp nhận và ứng dụng khoa học -
công nghệ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội.
Hai là, nội dung của sự phát triển
Phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay cần tập trung vào một số nội dung
cơ bản sau đây:
Phát triển về số lợng các công trình khoa học - công nghệ phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nâng cao về chất lợng, tính hiệu quả của các công trình nghiên cứu khoa
học - công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn.
Phát triển các cơ sở, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học - công
nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển các dịch vụ phục vụ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông
thôn gồm: các hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ
về thông tin, t vấn, đào tạo, bồi dỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học công
nghệ và kinh nghiệm thực tiễn vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Những nội dung trên đây cũng đồng thời là các tiêu chí để đánh giá sự phát
triển của khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội hiện nay. Trong đó, phát triển về số lợng và chất lợng của
các công trình nghiên cứu, sáng chế, sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ
vào nông nghiệp, nông thôn là nội dung cơ bản và quan trọng nhất. Thực hiện nội
dung này phải gắn chặt giữa phát triển khoa học - công nghệ theo chiều rộng với
phát triển khoa học - công nghệ theo chiều sâu để vừa tạo ra đợc quy mô rộng, số
lợng lớn các công trình khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn,
lại vừa tạo ra đợc bớc đột phá, đi tắt đón đầu với những công nghệ tiên tiến hiện
đại, phù hợp với xu thế của các nớc có nền nông nghiệp phát triển; rút ngắn
khoảng cách lạc hậu về công nghệ làm cơ sở để nông nghiệp, nông thôn của Hà
Nội hội nhập quốc tế thành công.
Phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ trong nông nghiệp,
nông thôn là then chốt, chìa khóa để khắc phục những hạn chế về số lợng
và chất lợng của các công trình khoa học - công nghệ phục vụ nông
13
nghiệp, nông thôn của Thành phố. Phát triển các cơ sở, trang thiết bị phục
vụ công tác nghiên cứu và các dịch vụ khoa học - công nghệ đợc xác định
là cơ sở quan trọng để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển

giao công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn của Thành phố diễn ra thuận
lợi hơn. Đồng thời, thực hiện tốt các nội dung này sẽ góp phần nâng cao
khả năng tiếp nhận và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời
sống cho ngời nông dân.
Trong điều kiện hiện nay, việc thực hiện các nội dung nêu trên cần u tiên
cho một số lĩnh vực khoa học - công nghệ then chốt, quyết định đến năng suất,
chất lợng, hiệu quả và tính bền vững của phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Hà
Nội gồm: công nghệ sinh học; công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản;
công nghệ xử lý ô nhiễm môi trờng nông nghiệp, nông thôn; khoa học - công
nghệ phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Hà Nội trên các lĩnh vực: điện
lực, giao thông nông thôn, thủy lợi, bu chính viễn thông, giáo dục, y tế, văn
hóa, thể thao nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của công cuộc xây dựng nông
thôn mới xã hội chủ nghĩa.
Ba là, phơng thức của quá trình phát triển
Phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay cần phải đợc tiến hành thông qua việc phát
huy sức mạnh tổng hợp của các chủ thể, các lực lợng; huy động tối đa các nguồn lực
của Thành phố kết hợp với mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác trong nghiên cứu,
ứng dụng, triển khai khoa học - công nghệ và thực hiện xã hội hóa hoạt động nghiên
cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Những hoạt động nêu trên đợc tiến hành trong điều kiện nền kinh tế thị trờng
định hớng xã hội chủ nghĩa. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với phát triển khoa học
- công nghệ ở thời bao cấp trớc đây. Nếu nh trớc đây, hoạt động nghiên cứu khoa
học, phục vụ nông nghiệp, nông thôn đợc tiến hành theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà
nớc, thì nay trong nền kinh tế thị trờng, đòi hỏi hoạt động nghiên cứu phải bám sát
đơn đặt hàng của các địa phơng. Nói cách khác, do tính hiệu quả và tính cạnh
tranh của nền kinh tế thị trờng đòi hỏi hoạt động khoa học và công nghệ phải
xuất phát từ nhu cầu của nông nghiệp, nông thôn Hà Nội. Có nh vậy thì sản
phẩm khoa học mới đáp ứng đợc nhu cầu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp và
phát triển nông thôn của Thành phố. Khắc phục đợc tình trạng lệch pha giữa

nghiên cứu và ứng dụng, gây lãng phí tiền bạc của Thành phố và công sức của
các nhà khoa học.
14
Kinh tế thị trờng luôn tuân theo những quy luật vốn có của nó nh: quy
luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu Những quy luật này chi
phối rất lớn đến sự phát triển của khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội. Trong kinh tế thị trờng, nghiên cứu khoa học, cũng là
một nghề, các phát minh, công nghệ cũng là hàng hóa. Chính điều này cùng
với việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học
- công nghệ đã làm cho các tổ chức này của Thành phố phải tự nâng cao năng
lực nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm công nghệ có chất lợng tốt, giá
thành phù hợp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, những tác động trái chiều của cơ chế thị trờng có thể làm chệch h-
ớng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ nông
nghiệp, nông thôn. Vì vậy, Thành phố phải làm tốt công tác định hớng trong
phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; giữ vững và
nâng cao năng lực khoa học - công nghệ nội sinh để hạn chế sự phụ thuộc vào
công nghệ của nớc ngoài.
Bốn là, mục đích của quá trình phát triển
Phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay vừa đáp ứng yêu cầu cấp thiết tr-
ớc mắt, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản, lâu dài. Trớc hết, nhằm nhanh chóng
nâng cao năng suất, chất lợng, hiệu quả hàng hóa nông sản, tạo ra những
sản phẩm an toàn, phục vụ nhu cầu về lơng thực, thực phẩm tăng nhanh của
ngời dân Hà Nội và các vùng lân cận; làm cho hàng hóa nông sản của Hà
Nội có sức canh tranh cao trên thị trờng trong nớc và quốc tế, tiến tới phát
triển một nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững. Về lâu dài, phải nhằm vào
mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh lơng thực của Thành phố trong mọi
điều kiện hoàn cảnh. Đồng thời, khoa học - công nghệ trở thành phơng tiện
hữu hiệu để xây dựng nông thôn mới; phục vụ đắc lực cho xây dựng kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội và nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trờng ở nông thôn Hà Nội hiện nay. Suy cho cùng, mục đích của phát triển
khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội là nhằm xây dựng nông thôn Hà Nội ngày càng giàu
đẹp, văn minh, hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của ngời dân nông
thôn ngày càng đợc nâng cao, quốc phòng - an ninh đợc giữ vững và tăng c-
ờng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
15
1.1.2. Vai trò của khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội
Ngày nay, khoa học - công nghệ là một nguồn lực cơ bản trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội, khoa học - công nghệ có vai trò to lớn
là nền tảng của sự phát triển, cụ thể:
Một là, khoa học - công nghệ giúp hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ sản xuất nông nghiệp của Thành phố, là động lực chủ yếu để tăng
năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản
hàng hóa trên thị trờng.
Phát triển khoa học - công nghệ là yếu tố hàng đầu làm cho cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông
nghiệp của Hà Nội ngày càng hiện đại; trực tiếp làm tăng khả năng chinh phục,
khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững các nguồn lực tự nhiên phục vụ sản
xuất nông nghiệp của Thành phố đang có xu hớng ngày càng cạn kiệt. Hệ quả là
năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống, hạ
giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.
Hai là, phát triển khoa học - công nghệ là cơ sở để chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội theo hớng sản xuất hàng hóa lớn gắn với
phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Phát triển khoa học - công nghệ có tác dụng giải phóng sức lao động trong

nông nghiệp của Thành phố, gián tiếp tác động đến vấn đề việc làm ở nông thôn
bằng cách chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang làm việc ở các lĩnh
vực khác làm cho tỷ trọng và lao động trong nông nghiệp của Hà Nội ngày một
giảm, tỷ trọng và lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn
tăng lên, đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hớng
tiến bộ, hiệu quả. Với nông nghiệp, thông qua việc chuyển giao, ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm thay đổi căn bản cơ cấu nông nghiệp và phi
nông nghiệp, tạo ra sức hút lao động nhất là lao động đã qua đào tạo để ngời dân
có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao. Đồng thời,
phát triển khoa học - công nghệ còn thúc đẩy tính chất xã hội hóa trong ngành
nông nghiệp của Hà Nội diễn ra nhanh hơn. Nó trực tiếp phá vỡ tính chất đặc tr-
ng của kiểu sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào các
điều kiện tự nhiên nhất là ở khu vực mới mở rộng địa giới.
Ba là, phát triển khoa học - công nghệ làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ở khu vực nông thôn Hà Nội ngày càng đồng bộ và hiện đại, bảo đảm thắng
16
lợi chơng trình xây dựng nông thôn mới của Thành phố.
Hà Nội là một trong những địa phơng dẫn đầu cả nớc về xây dựng nông
thôn mới. Chơng trình Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng
bớc nâng cao đời sống nông dân Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015 đã
đợc Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XV
thông qua ngày 12/7/2011. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 có trên 40% số
xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2030 có 100% số xã đợc công nhận
đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Để thực hiện đợc mục tiêu đó, Đảng bộ Thành
phố đã đa ra nhiều giải pháp, đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh vai trò của khoa
học - công nghệ trong việc hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông
thôn. Nhờ ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ tiên tiến vào quá
trình xây dựng nông thôn mới nên các tiêu chí nh: quy hoạch nông thôn, giao
thông, thủy lợi, tổ chức sản xuất nông nghiệp, điện lực, giáo dục, y tế, nhà văn
hóa ở nhiều địa phơng đã từng bớc hoàn thành, ngày càng đồng bộ và hiện

đại. Điều đó trực tiếp góp phần làm giảm các chi phí trung gian trong sản xuất
nông nghiệp; làm cho diện mạo của nông thôn ngày càng khang trang, chất l-
ợng cuộc sống của ngời dân nông thôn ngày càng nâng lên, từ đó rút ngắn
khoảng cách chênh lệch về mức sống của ngời dân ngoại thành và nội thành,
giữa các địa phơng trong toàn Thành phố.
Bốn là, phát triển khoa học - công nghệ trực tiếp nâng cao chất lợng nguồn
nhân lực ở khu vực nông thôn đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay.
Phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn là khâu quyết định sự thành công của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội. Giữa
phát triển khoa học - công nghệ với nâng cao chất lợng nguồn nhân lực ở nông
thôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, nâng cao chất lợng nguồn nhân
lực là mục tiêu, phát triển khoa học - công nghệ là động lực của quá trình đó. T-
ơng ứng với trình độ khoa học - công nghệ càng hiện đại thì chất lợng nguồn
nhân lực càng phải cao, đồng thời chất lợng nguồn nhân lực càng cao lại càng có
cơ sở để ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất và đời
sống. Mặt khác, bản thân quá trình phát triển khoa học - công nghệ cũng đòi hỏi
mỗi ngời dân nông thôn phải tự mình nâng cao trình độ của bản thân để có thể
ứng dụng và vơn lên làm chủ khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới. Hệ quả là cả chất lợng nguồn nhân lực và khoa học
- công nghệ đều đợc nâng lên đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay.
17
Năm là, phát triển khoa học - công nghệ là cơ sở để giải quyết tốt vấn đề ô
nhiễm môi trờng ở nông thôn Hà Nội.
Ô nhiễm môi trờng ở nông thôn Hà Nội đang là một bài toán khó nhng lại
cần có ngay lời giải. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trờng ở nông thôn Hà Nội
diễn ra phổ biến ở tất cả các địa phơng. Đặc biệt, ở các làng nghề thuộc Hà Tây
cũ ( khoảng 280 làng trong tổng số 1.350 làng nghề của toàn Thành phố), ô
nhiễm môi trờng đã đến mức báo động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình

trạng ô nhiễm môi trờng, trong đó có nguyên nhân cơ bản từ việc sử dụng các
dây chuyền sản xuất với công nghệ lạc hậu và sử dụng quá nhiều hóa chất trong
sản xuất, chế biến, bảo quản các sản phẩm của nông nghiệp. Để khắc phục tình
trạng đó cần có một hệ giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó phải u tiên phát
triển khoa học - công nghệ. Việc ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa
học - công nghệ vào sản xuất sẽ làm giảm đáng kể các chất thải độc hại ra môi
trờng, phát triển nền nông nghiệp sinh thái, bền vững.
Nh vậy, thông qua phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp,
nông thôn làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, việc làm tăng,
thu nhập tăng, nông dân càng gắn bó với ruộng đồng; cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn ngày càng phù hợp, môi trờng đợc bảo vệ, diện mạo nông
thôn và chất lợng cuộc của ngời nông dân đợc nâng lên. Đây là cơ sở để đẩy lùi
các hiện tợng tiêu cực xã hội, xây dựng nông thôn Hà Nội ngày một dân chủ,
công bằng và văn minh.
1.1.3. Những nhân tố ảnh hởng đến sự phát triển khoa học - công
nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà
Nội hiện nay
* Xu hớng phát triển của khoa học - công nghệ và việc ứng dụng khoa học
- công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn trên thế giới
Xu hớng nghiên cứu và ứng dụng nhanh những thành tựu của khoa học -
công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin
vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các nớc có nền nông nghiệp phát triển
trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến phát triển khoa học - công nghệ trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội.
Hiện nay, khoa học - công nghệ hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ cao
đang phát triển nh vũ bão làm cho thế giới có những biến đổi rất mạnh mẽ và
sâu sắc. Theo dự báo của RAND (một tổ chức của Mỹ, chuyên nghiên cứu và
phân tích các vấn đề chính sách và các giải pháp để ứng phó hữu hiệu với
những thách thức đặt ra cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ),
18

đến năm 2020, ở nông thôn các nớc đang phát triển sẽ áp dụng rộng rãi truyền
thông vô tuyến điện và Internet. Đây là điều kiện thuận lợi để truyền bá rộng
rãi khoa học - công nghệ đến ngời dân nông thôn. Với nông nghiệp, sẽ phát
triển chủ yếu theo hớng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái. Sử
dụng phổ biến cây trồng biến đổi gene để gia tăng sản lợng, tạo ra những sản
phẩm an toàn có giá trị dinh dỡng cao. Theo dự báo của Tổ chức Lơng thực và
nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), hiện nay trên thế giới đang có khoảng 1
tỷ ngời bị đói ăn. Nếu nh vẫn giữ mức độ sản lợng trong nông nghiệp nh hiện
nay thì đến năm 2050 thế giới sẽ có khoảng 2 tỷ ngời bị thiếu lơng thực. Để
khắc phục nguy cơ đó, phải tăng gấp đôi và giữ vững sản lợng lơng thực vào
năm 2050. Trong đó, phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp,
nhất là công nghệ sinh học, sử dụng cây trồng biến đổi gene đợc FAO cho là
một giải pháp cơ bản và thiết yếu cho yêu cầu này. Đối với các nớc đang phát
triển, những năm gần đây, việc nghiên cứu, ứng dụng cây trồng biến đổi gene
đã có bớc phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc phát triển của
ngành nông nghiệp. Năm nớc trồng cây công nghệ sinh học lớn nhất Châu á ,
Mỹ Latinh và Châu Phi gồm: Trung Quốc, Brazin, Argentina, ấn Độ và Nam
Phi với dân số là 2,7 tỷ ngời (chiếm 41% tổng dân số thế giới), trồng 57 triệu
ha cây công nghệ sinh học năm 2009, tơng đơng với 43% tổng diện tích canh
tác cây công nghệ sinh học của toàn thế giới.
Xu hớng trên đã đặt ra yêu cầu hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học
- công nghệ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội phải biết khai
thác, tận dụng và nắm lấy cơ hội đó để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo xu hớng của các nớc có nền nông nghiệp phát triển và là một trong
những điều kiện bảo đảm cho hội nhập kinh tế quốc tế thành công.
* Nhân tố chính trị - địa lý
Nhân tố chính trị - địa lý có vai trò hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế,
văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ nói chung, khoa học công nghệ trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở mỗi quốc gia
và ở mỗi địa phơng trong một quốc gia.

Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là địa bàn trọng điểm đợc tập trung đầu
t các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội trong đó có nguồn lực khoa học -
công nghệ. Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phơng hớng, nhiệm vụ
phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010, đã khẳng định: Thủ đô
Hà Nội là trái tim của cả nớc, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung
tâm về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, xây dựng
phát triển Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại,
19
tiêu biểu cho cả nớc, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi
trờng bền vững, phát triển kinh tế Thủ đô với tốc độ tăng trởng cao, bền vững,
cơ cấu hợp lý. Thực hiện chủ trơng đó, trong những năm qua, Hà Nội đã vơn
lên là trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ vào phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng lớn nhất của
cả nớc.
Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nớc dành cho Hà Nội và những
kết quả đã đạt đợc trong phát triển khoa học - công nghệ, trong thời gian tới, Hà
nội càng có cơ sở để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng
khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phát triển nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới.
Về điều kiện địa lý tự nhiên: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng
sông Hồng, có vị trí đắc địa, đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
(phụ lục 1). Từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố trong nớc và quốc tế rất thuận
tiện. Điều đó làm cho Hà Nội có sự gắn kết chặt chẽ với các trung tâm khoa
học - công nghệ trong nớc và quốc tế, cùng hợp tác nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Về tài nguyên khoáng sản: Hà Nội có các nguồn lực tự nhiên phong phú,
sẵn có trong đó quan trọng nhất là tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông
nghiệp (phụ lục 2). Tính đến hết tháng 12/2011, tổng diện tích đất nông
nghiệp của Hà Nội là 188.601,07 ha, đợc phân thành từng loại cụ thể nh sau:
đất sản xuất nông nghiệp là 152.378,63 ha; đất lâm nghiệp là 242.57,68 ha;

đất nuôi trồng thủy sản là 10.720,65 ha; đất nông nghiệp khác là 1.244,11 ha.
Trong từng loại đất trên lại gồm nhiều chủng loại khác nhau tạo nên sự đa
dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đối với đất dành cho trồng cây lơng
thực chiến lợc (cây lúa và cây ngô) của Hà Nội có diện tích là 109.657 ha.
Nhìn chung, đất nông nghiệp ở Hà Nội có độ phì cao, với nhiều loại địa hình
nên có thể trồng đợc nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lơng thực, thực
phẩm, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng. Vùng
đồng bằng, nhất là các địa phơng ven sông Hồng có chất lợng đất tốt hơn, địa
hình tơng đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc hình thành những vùng chuyên
canh theo hớng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp. Chính điều đó, đã
đặt ra yêu cầu cao cho công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội phải đợc triển khai đồng bộ ở cả
bề rộng và chiều sâu sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện thổ nhỡng của
của từng vùng.
20
Điều kiện chính trị - địa lý của Hà Nội không chỉ có thuận lợi cho phát triển
khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, mà còn có cả những khó khăn nh: địa giới rộng, địa hình đa dạng; sự phát
triển kinh tế, văn hóa - xã hội không đồng đều giữa các vùng (đô thị, nông thôn
đồng bằng, nông thôn miền núi ). Những yếu tố đó đã ảnh hởng đến quy mô,
trình độ và tốc độ của các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ vào nông nghiệp, nông thôn.
* Kết cấu hạ tầng nông thôn Hà nội
Kết cấu hạ tầng nông thôn Hà Nội giữ vai trò là ống hút đối với các hoạt
động chuyển giao công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn của Thành phố. Kết
cấu hạ tầng nông thôn càng đồng bộ và hiện đại bao nhiêu thì càng tạo thuận lợi
cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ vào nông
nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả bấy nhiêu.
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011
trên địa bàn Hà Nội cho thấy, kết cấu hạ tầng nông thôn đã có những thay

đổi tích cực (phụ lục 3). Hà Nội hiện có 401 xã, bao gồm 387 xã đồng bằng
và 13 xã miền núi thuộc 3 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai. 100% số xã
có điện lới quốc gia, trạm y tế, trờng mầm non, tiểu học và hệ thống khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ng. Giao thông nông thôn đã và đang phát triển
đảm bảo điều kiện đi lại cho ngời dân trong sinh hoạt cũng nh sản xuất.
Công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới và kế hoạch dồn điển đổi thửa
trong sản xuất nông nghiệp đang đợc Thành phố đẩy nhanh tiến độ. Đây là
thuận lợi cơ bản để phát triển nông nghiệp quy mô lớn dựa trên nền tảng
của khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, về chất lợng nguồn
nhân lực ở nông thôn Hà Nội, nhất là ở khu vực mới mở rộng địa giới còn
rất thấp cùng với những tâm lý, tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ sẽ là trở
ngại lớn cho việc chuyển giao và tiếp nhận khoa học - công nghệ vào nông
nghiệp, nông thôn.
* Vốn đầu t
Vốn đầu t và hiệu quả sử dụng vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với phát triển
khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội. Kinh nghiệm các nớc cho thấy, khi nguồn lực còn
hạn chế, việc huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách cho khoa học
- công nghệ là không thể thiếu đợc. Thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP
của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa
học và công nghệ công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp
21
khoa học và công nghệ, hiện nay, nguồn vốn huy động cho phát triển khoa
học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn của Hà Nội đã đợc xã hội hóa, từ nhiều nguồn khác nhau gồm: vốn từ
ngân sánh; vốn do thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học trong
nông nghiệp, nông thôn; vốn do liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nớc; vốn vay ngân hàng; vốn viện trợ của các tổ chức
chính phủ, phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nớcViệc mở rộng
thu hút vốn đầu t nh trên, đã và đang tạo cơ hội thuận lợi để phát triển

khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Hà Nội.
* Nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
Nguồn nhân lực khoa học - công nghệ gồm những ngời trực tiếp tiến
hành các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao khoa học - công nghệ
tới nông dân. Vì vậy, số lợng và chất lợng của đội ngũ này sẽ quyết định đến
chất lợng hoạt động khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn
của Hà Nội.
Hiện nay, cả nớc có 32 viện nghiên cứu doanh nghiệp trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì có tới 22 viện tập trung ở Hà Nội.
Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn tập trung ở Hà Nội cũng hơn hẳn các địa phơng khác cả về số lợng và
chất lợng. Tính đến cuối năm 2011, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
tại các tổ chức khoa học - công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có 8.220 ngời, trong đó có 28 giáo s, (chiếm 0,34%), 158 phó
giáo s (chiếm 2,12%). Nếu phân theo trình độ chuyên môn: Tiến sĩ chiếm
6,17%; Thạc sĩ chiếm 14,34%. Đối với Hà Nội, các con số tơng ứng là:
5130 ngời (chiếm 62,4%), 19 giáo s (chiếm 67,8%), 105 phó giáo s (chiếm
66,4%). Tiến sĩ chiếm 12,6%, Thạc sĩ chiếm 29,31% [41,tr.79]. Qua các
con số thống kê ở trên cho thấy, Hà Nội là địa bàn tập trung nguồn nhân lực
khoa học - công nghệ đông đảo nhất cả nớc. Những gì cần nghiên cứu phục
vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội và nhiều địa phơng
khác, đều có thể trông cậy ở lực lợng khoa học có thể nói là khá mạnh này.
Nếu Thành phố có những chủ trơng và biện pháp hợp lý để khai thác, tận
dụng tiềm lực của đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ rất đông đảo, mạnh
mẽ nói trên, thì chắc chắn Hà Nội sẽ có đợc một nền khoa học - công nghệ
phục vụ nông nghiệp, nông thôn rất phát triển.
* Cơ chế chính sách phát triển khoa học - công nghệ
22
Cơ chế, chính sách có tác động to lớn, nhanh chóng và trực tiếp đến phát

triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Một cơ chế, chính sách phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy khoa học -
công nghệ phát triển và ngợc lại.
Sự phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội chịu sự chi phối của một hệ thống cơ
chế, chính sách về khoa học công nghệ của nhà nớc, mà trực tiếp là các cơ
chế, chính sách của Thành phố gồm: cơ chế quản lý đối với các hoạt động
khoa học - công nghệ của Hà Nội; chính sách đào tạo, đào tạo lại, bồi dỡng,
sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ nghệ làm
việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; chính sách thu hút nhân lực khoa
học - công nghệ của Thủ đô vào phát triển nông nghiêp, nông thôn; chính
sách đầu t cho khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính
sách liên kết, hỗ trợ đối với các hoạt động khoa học - công nghệ trong nông
nghiệp, nông thôn giữa Hà Nội với các địa phơng khác trong cả nớc, giữa
Hà Nội với các trung tâm khoa học - công nghệ trên thế giớiĐổi mới cơ
chế quản lý và các chính sách đối với hoạt động khoa học và công nghệ
phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay là một việc làm hết sức
cần thiết và cấp bách.
1.2. Thực trạng phát triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội
1.2.1. Những kết quả đạt đợc
Một là, khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội có
bớc phát triển mới về số lợng và chất lợng.
Những năm qua, đợc sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền Thành phố,
nên khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội ngày càng
phát triển ở cả bề rộng và chiều sâu, cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng. Sự phát triển đó đợc đánh giá ở số lợng và chất lợng các công trình nghiên
cứu, thực nghiệm, ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
Theo số liệu thống kê từ Sở Khoa học và Công nghệ của Thành phố, giai

đoạn 2001- 2005, từ các kết quả nghiên cứu khoa học, đã có 22 quy trình công
nghệ và 38 giải pháp kỹ thuật mới đợc xây dựng và áp dụng vào thực tiễn sản
xuất nông nghiệp, nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao; 03 giống cây ăn quả
đặc sản (nhãn, vải, bởi) và 02 giống lúa lai năng suất cao cho vùng ngoại thành
đợc phát triển; triển khai đợc 24 mô hình đồng bộ từ các giải pháp kỹ thuật đem
23
lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Từ năm 2006 đến năm 2011, các chơng trình
khoa học cấp Thành phố đã triển khai 467 đề tài, 34 dự án sản xuất thử
nghiệm. Trong đó gần 50% các đề tài, dự án có liên quan trực tiếp đến lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn.
Sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học gồm: các sản phẩm
mới, các quy trình công nghệ mới, các thiết bị, máy móc (thiết kế, cải tiến,
chế tạo mới), mô hình mới và kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, và
phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn trên tất cả các lĩnh vực nh: trồng trọt,
chăn nuôi; chế biến nông sản; cơ điện nông nghiệp; công nghệ phục vụ thủy
lợi, bảo vệ môi trờng, y tế (phụ lục 4).
Về chất lợng khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Hà
Nội đợc nâng lên đáng kể, thể hiện rõ nét nhất thông qua việc phát triển các
mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Hà Nội là một trong số không nhiều địa phơng đi đầu cả nớc ứng dụng
công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và đã đạt đợc những thành tựu bớc đầu
đáng ghi nhận. Dự án Xây dựng cơ sở ứng dụng, sản xuất giống và sản xuất cây
trồng chất lợng cao chủ đầu t là Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nớc một
thành viên Giống cây trồng Hà Nội đợc phê duyệt đầu t tại Quyết định số
2893/QĐ-UB ngày 29/4/2002 của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Dự án đã
triển khai, hoàn thành và đa vào sử dụng từ năm 2004. Các công nghệ đã áp dụng
trong khu nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay gồm: công nghệ vật
liệu mới với hệ thống nhà plastic mái lợp bằng tấm nhựa hoặc vải nhựa, kiểm
soát đợc một phần quang phổ và cờng độ ánh sáng; ứng dụng công nghệ thông
tin để định lợng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nh: kiểm soát tự động

việc vận hành hệ thống tới nớc, tới nớc kết hợp bón phân và kiểm soát khí hậu
trong nhà kính. Tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có sự trợ
giúp của hệ thống máy tính, trên cơ sở đó xác lập đợc sự tối u cho các điều kiện
sinh trởng và phát triển của cây trồng tốt nhất; công nghệ canh tác trong nhà kính
gồm: công nghệ phun sơng, trồng cây không đất, công nghệ cung cấp dinh dỡng
cho cây trồng
Do có sự ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ vào sản xuất theo một
quy trình hiện đại, nên khu nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội đã đợc cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và đã tạo ra sản phẩm cung
cấp cho ngời tiêu dùng. Hàng năm, đã cung cấp ra thị trờng trong nớc và nớc
ngoài từ 2 - 2,5 triệu giống cây chất lợng cao các loại; 3,5 - 4 tấn hạt giống rau
đầu dòng; 500 tấn rau cao cấp các loại và khoảng 6 - 7 triệu bông hoa chất lợng
cao đạt 50% năng lực thiết kế của dự án. Đồng thời, đây cũng chính là trung tâm
24
nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và chuyển giao công nghệ tới ngời dân. Tại
đây các nhà khoa học đã nghiên cứu, khảo nghiệm thành công nhiều cây giống
và đa ra áp dụng đại trà nh: 3 giống cà chua, 4 giống da chuột, 2 giống ớt ngọt, 5
giống hoa hồng, 4 giống hoa đồng tiền đã xây dựng và hoàn thiện quy trình bảo
quản 3 loại rau và 2 loại hoa trồng trong nhà kính.
Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất bảo quản
hoa phục vụ phát triển vùng hoa Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội cũng đã và đang cho
thấy vai trò quyết định của khoa học - công nghệ đối với phát triển nông nghiệp
công nghệ cao. Các công nghệ đợc sử dụng trong trong mô hình này là những công
nghệ tiên tiến, đã đợc các nớc áp dụng thành công nh: công nghệ nuôi cấy mô tế
bào thực vật invitro, công nghệ invitro (ghép mắt, giâm cành) để sản xuất một số
giống hoa thơng phẩm có giá trị cao và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hiện nay,
công nghệ bảo quản hoa trong kho lạnh bằng dung dịch pulsing
Với những thành công bớc đầu, những mô hình ứng dụng công nghệ hiện
đại vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi
cao hơn từ 3 - 4 lần so với các biện pháp canh tác truyền thống; tạo đợc những

sản phẩm an toàn, chất lợng cao, giảm công lao động, tăng hiệu quả sử dụng đất
đai trên một đơn vị diện tích và thân thiện với môi trờng.
Hai là, số lợng và chất lợng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ phục vụ
nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội đợc nâng lên.
Trong thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hà Nội đã chú
trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ nói chung, nhân lực
khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Vì vậy, số,
chất lợng của đội ngũ này ngày một đợc nâng lên, từng bớc đáp ứng với yêu
cầu thực tiễn.
Theo số liệu thống kê của sở Khoa học và Công nghệ, từ năm 2006 đến
2010, nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của Thành phố (gồm những ngời
có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, đang trực tiếp làm công tác nghiên
cứu, quản lý ở các cơ sở khoa học - công nghệ trên 5 lĩnh vực: Khoa học Xã
hội và Nhân văn; Khoa học Tự nhiên; Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Y -
Dợc và Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ) đã tăng từ 1985 ngời lên đến 2535
ngời. Trong đó, lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm 21,6% tơng đơng
khoảng 550 ngời, tập trung chủ yếu ở các cơ sở nghiên cứu, các khu nông
nghiệp công nghệ cao của Thành phố (khoảng trên 70%).
Về trình độ của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ phục vụ nông
nghiệp, nông thôn của Hà Nội cũng đợc tăng lên. Nếu tính đến cuối năm
25
2006, nguồn nhân lực khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn
của Hà Nội mới chỉ có 4,2% tiến sĩ; 19,5% thạc sĩ; 32,5% đại học, thì đến cuối
năm 2010 các con số tơng ứng đã là: 7,5% - 25,4% - 40,8% [45,tr.15 -16].
Với số, chất lợng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ nh trên đã bớc
đầu đáp ứng đợc sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Hà Nội trong điều
kiện kinh tế thị trờng và mở rộng hội nhập.
Ba là, hệ thống các cơ sở nghiên cứu; vật chất, trang thiết bị bảo đảm và các
dịch vụ phục vụ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ vào
nông nghiệp, nông thôn của Thành phố có sự đầu t phát triển.

Cùng với sự tăng lên về số, chất lợng của nguồn nhân lực khoa học - công
nghệ thì hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu ứng
dụng trong nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội cũng có bớc phát triển đáng kể. Số
cơ sở nghiên nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào nông
nghiệp, nông thôn toàn Thành phố đã tăng từ 12 cơ sở năm 2006 lên đến 18 cơ sở
năm 2010. Việc đầu t và phân bổ ngân sách của Thành phố cho hoạt động khoa
học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn những năm gần đây có sự
tăng lên và phù hợp hơn. Năm 2012 tổng chi ngân sách của Thành phố cho hoạt
động khoa học - công nghệ là 170 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2006). Điều
đáng lu ý là Thành phố đã dành gần một nửa số ngân sách trên cho công tác
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới. Ưu tiên cho các công trình khoa học tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp chất lợng cao, phát triển bền vững, phù hợp với chống biến đổi khí hậu và
mất cân bằng sinh thái; các sản phẩm khoa học - công nghệ phục vụ công cuộc
xây dựng nông thôn mới và giải quyết những vấn đề cấp thiết ở nông thôn nh: ô
nhiễm môi trờng, giao thông, điện lực, giáo dục, y tế nhất là ở vùng mới mở
rộng địa giới.
Các dịch vụ phục vụ phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp,
nông thôn của Thành phố hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Đặc biệt, dịch
vụ chuyển giao, tập huấn và t vấn về khoa học công nghệ cho nông dân đã đợc
Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và các địa phơng tiến hành thờng xuyên. Năm 2009, số nông dân đợc đào tạo, tập
huấn về khoa học - công nghệ là 630.000 ngời đạt 29%, năm 2011 con số này đã
lên đến 868.000 ngời đạt 40%. Từ năm 2006 đến 2011, hoạt động chuyển giao
công nghệ đã thực hiện thành công đối với 32 quy trình công nghệ khác nhau
trên tất cả các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thành
phố, mang lại hiệu quả thiết thực (phụ lục 4).
26

×