Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ảnh hưởng của yếu tố chính trị trong quản lý công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.31 KB, 5 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC : CHÍNH TRỊ TRONG QUẢN LÝ CÔNG.

phân tích sự tác động, ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến quản lý công. Lấy
ví dụ ở Việt Nam.
Trước khi phân tích sự tác động, ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến quản lý
công, Em xin trình bày một số khái niệm.
* Khái niệm Chính trị : Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, thể
hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong việc giành,
giữ, sử dụng hoặc chi phối quyền lực nhà nước.
* Khái niệm quản lý công.Quản lý công là hoạt động điều hành, tổ chức thực
hiện, kiểm tra, giám sát của các chủ thể khác nhau trong xã hội nhằm đáp ứng tốt
hơn các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
Trong các yếu tố chính trị tác động ảnh hưởng đến quản lý công có các yếu tố
sau :
1. Yếu tố quyền lực chính trị.
- Trước hết quyền lực chính trị là khả năng của một giai cấp, một liên minh
giai cấp hay một tập đoàn xã hội hướng đến việc giành, giữ, sử dụng hoặc chi
phối quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể đó.
- Ảnh hưởng của quyền lực chính trị đến quản lý công như sau :
+ Ảnh hưởng đến các chủ thể hoạt động trong quản lý công.
Những chủ thể hoạt động trong bộ máy quản lý công có thể là những cán bộ,
công chức làm việc trong bộ máy nhà nước, đó cũng có thể là những tổ chức, cá
nhân ngoài khu vực nhà nước thực hiện cung ứng dịch vụ công, cùng tham gia
vào quản lý công. Các chủ thể quản lý công chịu sự điều chỉnh, chi phối bởi các
yếu tố quyền lực chính trị. Bản thân các cán bộ, công chức nhà nước làm việc
trong lĩnh vực chính trị, vì vậy, điều tất yếu là họ chịu sự chi phối của đảng, của
các quyết sách chính trị … Với các chủ thể ngoài khu vực nhà nước, tham gia
vào việc cung ứng dịch vụ công, bản thân họ phải là những người chấp hành
1
đúng mọi chủ trương của đảng, pháp luật của nhà nước, như vậy họ cũng chịu


ảnh hưởng bởi các thiết chế chính trị.
+ Ảnh hưởng đến việc ban hành các chính sách trong quản lý công.
Các chính sách trong quản lý công chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố chính
trị. Khi đảng đưa ra một quyết sách quan trọng, ảnh hưởng đến quản lý công,
đảng luôn luôn phải đánh giá, xem xét và nhìn nhận nhiều chiều, nhất là tầm ảnh
hưởng của nó đến sự ổn định về chính trị, xã hội. Do vậy, việc đưa ra các chính
sách lớn về quản lý công luôn được đảng cầm quyền quan tâm. Những quyết
sách này tác động trực tiếp đến nền hành chính nhà nước.
+ Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý công.
Hiệu qủa hoạt động quản lý công chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thể chế chính trị.
Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho quản lý công phát triển và ngược
lại.
+ Ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý công.
Mục tiêu của đảng thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ đó chính là cơ sở
để quản lý công xây dựng các quy định, hành lang pháp lý để các cơ quan hành
chính thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong các hoạt động của quản
lý công.
2. Yếu tố Đảng chính trị và quyết sách của đảng chính trị.
Đảng chính trị là một tổ chức chính trị gồm những đại biểu ưu tú của một giai
cấp, một tầng lớp hay một nhóm xã hội, cùng thừa nhận một hệ tư tưởng hay
quan điểm chính trị, được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định, đại diện cho
lợi ích giai cấp, tầng lớp hay tập đoàn xã hội ấy, có mục đích và thỏa mãn mục
đích đó bằng cách giành lấy quyền lực nhà nước hoặc tham gia vào việc thực thi
quyền lực nhà nước.
Đảng chính trị có tác động rất lớn đến quản lý công, nhất là đối với đảng cầm
quyền. Ở một số nhà nước hiện nay, dù có xu hướng tách bạch giữa chính trị và
hành chính, tuy nhiên sự tách bạch này chỉ có ý nghĩa tương đối. Nền hành chính
công – quản lý công không thể tách ra khỏi sự điều chỉnh của đảng cầm quyền.
Nếu khẳng định rằng, quản lý công không chịu sự tác động của đảng cầm quyền,
thì đó là cách nhìn phiến diện, lệch lạch. Trong bất kỳ bối cảnh nào, đảng cẩm

2
quyền cũng luôn thể hiện sự lãnh đạo đối với nhà nước và toàn xã hội, trong đó
có quản lý công.
Quyết sách chính trị với tính chất là những chủ trương, chính sách lớn của
đảng cầm quyền cũng có tác động rất lớn đến quản lý công. Một quyết sách phù
hợp sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả của quản lý công và ngược lại.
3. Yếu tố văn hóa chính trị.
- Văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị văn hóa được hình thành, sử
dụng và phát triển trong đời sống chính trị.
- Văn hóa chính trị góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công.
- Văn hóa chính trị góp phần xây dựng nền hành chính vì dân phục vụ.
- Văn hóa chính trị góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vững
mạnh.
- Văn hóa chính trị góp phần xây dựng đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ
công chức.
4. Yếu tố đời sống chính trị quốc tế.
- Chính trị quốc tế là mối quan hệ, sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các
quốc gia, khu vực trên cơ sở đường lối, chính sách đối ngoại của từng quốc gia
và gắn với lợi ích, chủ quyền của các quốc gia.
- Chính trị quốc tế ổn định sẽ góp phần ổn định và phát triển quản lý công
của quốc gia.
- Tham gia vào đời sống chính trị quốc tế để góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý công của quốc gia.
- Những biến đổi lớn của đời sống chính trị quốc tế quyết định đến việc
hoạch định chính sách trong quản lý công.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Đảng Cộng sản Việt Nam là mộ bộ phận của hệ thống chính trị, Đảng giữ vai
trò lãnh đạo cả hệ thống chính trị, trong đó có nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Đảng lãnh đạo nhà nước dưới nhiều hình thức, phương pháp
khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội

hay hoạt động nhà nước mà Đảng quan tâm:
3
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về tổ chức nhà nước và hoạt
động của bộ máy nhà nước, về chủ trương phát triển các mặt của đời sống xã
hội.
+ Đảng lựa chọn cán bộ để giới thiệu với nhà nước bố trí sắp xếp vào các
chức vụ trong bộ máy nhà nước.
+ Đảng thường xuyên theo dõi kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan nhà
nước hoạt động theo đúng đường lối chủ trương chính sách của mình.
+ Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các tổ chức cơ sở do Đảng thành
lập trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các đảng viên làm việc
trong bộ máy nhà nước.
Ví dụ : Trong quá trình lãnh đạo đất nước trước những thách thức của thời kỳ
mới, Đảng ta đã tổng kết sáng kiến từ thực tiễn của nhân dân, tìm tòi, hoạch định
đường lối đổi mới, thể hiện qua các mốc sau: Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 6, khoá IV (tháng 8/1979); Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban
Bí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; Quyết định 25/CP ngày 21/1/1981
của Chính phủ về đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh; Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ 8, khoá V (tháng 6/1985) thừa nhận sản xuất hàng hoá và
những quy luật của sản xuất hàng hoá; Kết luận của Bộ Chính trị (tháng 9/1986)
về 3 quan điểm kinh tế trong tình hình mới. Đại hội VI của Đảng (tháng
12/1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra bước ngoặt
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ đó nền kinh
tế đất nước chuyển sang thể chế kinh tế thị trường, sự vận hành của nền kinh tế
chịu tác động đáng kể của những quy luật thị trường như quy luật cung - cầu,
quy luật cạnh tranh Điều đó đòi hỏi nhà nước chuyển mạnh từ sự điều hành
bằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng những đòn bẩy kinh tế trên tầm
vĩ mô như thuế suất, lãi suất, tỷ giá còn các chỉ tiêu kinh tế chỉ mang tính định
hướng, không nên coi là pháp lệnh như trước đây.
Một ví dụ khác về vấn đề yếu tố đời sống chính trị quốc tế tác động đến quản

lý công ở Việt Nam. Do phải tuân thủ những quy định chung và những cam kết
quốc tế nên sự chủ động của nhà nước ta trong việc xây dựng pháp luật về kinh
tế phần nào đó bị thu hẹp. Trong hoàn cảnh đó, bộ máy nhà nước luôn phải năm
4
vững những quy định và cam kết quốc tế, vận dụng sáng tạo trong quá trình xây
dựng và thực thi pháp luật để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ những
quy định và cam kết quốc tế;Theo những quy định và cam kết quốc tế về hội
nhập nói chung không được sử dụng những biện pháp hành chính mệnh lệnh, phi
quan thuế để bảo hộ sản xuất trong nước, vì vậy bộ máy nhà nước phải chuyển
mạnh sang việc sử dụng những biện pháp kinh tế và những rào cản kỹ thuật để
bảo vệ nền sản xuất trong nước và người tiêu dùng; Trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, một phần thể hiện trong
những vụ tranh chấp thương mại, do đó bộ máy nhà nước có trách nhiệm giúp
các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, nắm vững những quy định, cam
kết quốc tế cũng như những thủ đoạn các quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài
thường sử dụng; cảnh báo sớm, hướng dẫn họ đối phó và khi cần thì đứng ra bảo
vệ lợi ích chính đáng của họ; Khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
thì phải chịu tác động nhanh, mạnh của những chuyển biến trên thị trường thế
giới, do đó bộ máy nhà nước cần gia tăng mạnh mẽ công tác theo dõi, phân tích,
dự báo những diễn biến ấy để có biện pháp đề phòng; Hội nhập kinh tế đặt ra
những vấn đề mới về xã hội (ví dụ sự phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường,
những tội phạm xuyên quốc gia truyền thống và phi truyền thống ), về an ninh
quốc phòng (nay những mối đe dọa về mặt này mang tính toàn diện liên quan tới
mọi lĩnh vực, thâm nhập sâu vào nội địa nước ta và tác động khá nhanh chóng),
vì vậy bộ máy nhà nước cần có những sự điều chỉnh cần thiết về phương thức
hoạt động để phòng ngừa, ứng phó./.
5

×