Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thanh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.58 KB, 67 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
3.2.2.1. Nâng cao khả năng điều tra, thu thập thông tin 45
3.2.2.2.Nâng cao khả năng đánh giá, phân tích khách hàng 46
3.2.2.1. Nâng cao khả năng điều tra, thu thập thông tin 45
3.2.2.2.Nâng cao khả năng đánh giá, phân tích khách hàng 46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3.2.2.1. Nâng cao khả năng điều tra, thu thập thông tin 45
3.2.2.2.Nâng cao khả năng đánh giá, phân tích khách hàng 46
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 -NHNo&PTNT
-Agribank
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 NHNN Ngân hàng nhà nước
4 KT - KS Kiểm tra - kiểm soát
5 ATM Automatic Telling Machine (máy rút tiền tự động)
6 TCTD Tổ chức tín dụng
7 TCKT Tổ chức kinh tế
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
9 DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
10 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
11 KQKD Kết quả kinh doanh
12 NH Ngân hàng
13 CBTD Cán bộ tín dụng
14 VNR500 Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
15 APRACA Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu
Á Thái Bình Dương
16 CICA Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế


17 ABA Hiệp hội Ngân hàng Châu Á
18 WB Ngân hàng thế giới
19 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
20 CBVC Cán bộ viên chức
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế thì không chỉ dựa vào sản xuất
trong nước mà còn giao dịch quan hệ với các nước ngoài. Do khác nhau về điều
kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu … nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong
nước thì không thể cung cấp đủ những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản
xuất tiêu dùng của nền kinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như
nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước
không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng giá cả cao hơn. Ngược lại, trên
cơ sở tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ
nhu cầu trong nước, còn có thể tạo nên những thặng dư có thể xuất khẩu sang
các nước khác, tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu các thứ còn thiếu và để
trả nợ. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi giao
dịch hàng hóa giữa các nước với nhau, hay nói cách khác, hoạt động xuất nhập
khẩu là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế.
Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưa
phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyên
nhân đó là chúng ta thiếu những nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu
trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.
Dưới góc độ của một Ngân hàng thương mại, việc cung cấp tín dụng xuất
nhập khẩu cho Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh,
không những đem lại hiệu quả kinh doanh từ lãi vay mà còn thu được các phí
dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ… Mặt khác, việc
phục vụ khách hàng khép kín từ việc cho vay, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc
tế, mua bán ngoại tệ sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong thực hiện giao dịch,

giảm chi phí cho khách hàng, tăng uy tín của Ngân hàng.
Nhận thức được điều đó, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt nam luôn quan tâm đến việc phát triển hoạt động tín dụng
xuất nhập khẩu và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định. Tuy nhiên
bên cạnh những thành quả đó, Ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn
chế. Những khó khăn, hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
nhưng đều ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô tín dụng xuất nhập khẩu và
khả năng thu hồi nợ vay. Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu cũng vì thế bị ảnh
hưởng và cần có những giải pháp để nâng cao hơn nữa. Đây cũng là lý do để em
lựa chọn đề tài ”Nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân ”
làm đề tài nghiên cứu.
1
2. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát và hệ thống hoá các lý thuyết về chất lượng tín dụng tại
NHTM.
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lượng công tác tín dụng tại chi
nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân nhằm rút ra những ưu, nhược điểm của hoạt
động này, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh
cũng như phát huy những ưu điểm sẵn có.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng : Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của
NHNo&PTNT Thanh Xuân
3.2. Phạm vi nghiên cứu : Công tác tín dụng xuất nhập khẩu tại
NHNo&PTNT Thanh Xuân trong giai đoạn 2009-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
- Phương pháp điều tra, thống kê, so sánh, phân tích các số liệu thực tiễn
nhằm lượng hoá vấn đề.

5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề được chia thành 3
chương;
Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam và chi nhánh Thanh Xuân
Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân .
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
chi nhánh Thanh Xuân .
2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH THANH XUÂN
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân
hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín
dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở
tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của
Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và
một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính

phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay
thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là
Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành
phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB
chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung
tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Dịnh.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành
phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I
tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở
giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475
chi nhánh.
3
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày
16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham
mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy
của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ ,
Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà
nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bộ máy
giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các

đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ
chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không
kiêm Tổng Giám đốc.
Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân
hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người
nghèo, được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh.
Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành
lập Ngân hàng phục vụ người nghèo.
Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước
hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài
sản, bảng cân đối, có con dấu, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội. Vốn hoạt
động ban đầu là 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam góp 200 tỷ
đồng, Ngân hàng Ngoại thương 100 tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước 100 tỷ
đồng. Hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm
nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển
vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - thực chất là bộ phận tác
nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển mạnh. Tới
tháng 09/2002, dư nợ đã lên tới 6.694 tỷ, có uy tín cả trong và ngoài nước, được
các Tổ chức quốc tế đánh giá cao và đặc biệt được mọi tầng lớn nhân dân ửng
hộ, quý trọng. Chính vì những kết quả như vậy, ngày 04/10/2002, Thủ tướng
chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng
Chính sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - Từ 01/01/2003
Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đã chuyển thành NH Chính sách xã hội. Ngân
hàng Nông nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân
hàng phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là
một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
4
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng

Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình
Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật
các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư
phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung,
dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
Trong năm 1998, NHNo đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý
nợ tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định, xét duyệt các khoản
cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ thấp quá hạn.
Năm 1999, chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát
triển nông nghiệp nông thôn. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín
dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Đẩy
mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng tiếp nhận thực hiện tốt các
dự an nước ngoài uỷ thác, cho vay các chương tình dự án lớn có hiệu quả đồng
thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tac sản xuất được coi là những biện pháp
chú trọng của Ngân hàng Nông nghiêp kế hoạch tăng trưởng.
Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Hội đồng Quản trị ban hành Quyết định số
234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối
trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập
trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh
doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ
thống) Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản
NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT
trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các

nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh
trên thị trường trong nước, NHNo tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh
doanh đối ngoại, nhân được sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế
như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo
nhân viên. Tiếp nhân và triển khai có hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài
với tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, NHNo
5
đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động
ATM trong toàn hệ thống.
Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, màng lưới kinh doanh theo
hương tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh.,
Đổi mới công tác quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản
hoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng., Tập trung mọi nguồn
lực đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên mon hoá., tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ.
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo&PTNT Việt Nam triển khai thực hiện
đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài
chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành
theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình
NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công
nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002,
NHNo tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 NHNo
là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là
thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.
Năm 2003, NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái
cơ cấu nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn
chất lượng hiệu quả cao Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi
mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn,
Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày
07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu giai
đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích
lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng
vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn đọng. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn
thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung
ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh
được mở rộng hơn.
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND,
tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492
cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt
Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng hoàn hảo… Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT VN
tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó
6
giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ
đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên
của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới
NHNo&PTNT VN (Agribank) thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài
sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với
ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong
đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình,
cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp
dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành
của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của
mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt
động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu
tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông
thôn, luôn là người bạn đồng hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình;
đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an
toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa
dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất
lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu-
văn hóa Agribank.
Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các
sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 Agribank chú trọng
giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển
hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer,
Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp
thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại.
Năm 2009 cũng là năm Agribank ưu tiên và chú trọng công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Triển khai
thành công mô hình đào tạo trực tuyến; Tuyển thêm trên 2000 cán bộ trẻ, được
đào tạo căn bản, có ngoại ngữ và tin học nhằm chuẩn bị nguồn lực cho các năm
tiếp theo.Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ
đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư
nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt
242.062 tỷ đồng.
Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới
thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 -
26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều
7
tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao
quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy

tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ
Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của
VNR500 ( 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ).
Năm 2010, Agribank tiếp tục lọt vào TOP 10 VNR500. Thực thi Luật các
tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, năm 2010,
HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động
của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong 2010, Agribank
được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của
Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn
nhất Việt Nam. Luôn tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng, Nhà nước,
chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, Agribank tích cực triển khai Nghị
định số 41/2010/ NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số
67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn với tỷ trọng cho vay “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ toàn hệ
thống. Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam
trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát triển
các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong nước
v.v… Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài
đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lập Trường Đào tạo
Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 20/11/2010. 2010 cũng là năm
Agribank tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010 –
2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thao toàn ngành lần thứ VI.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch
vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện
đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế
giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung
ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao

đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển
khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank
vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu
Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 136 dự án với tổng số vốn tiếp
nhận đạt trên 5,5 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án
mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án
8
tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản);
Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội
của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Thực hiện
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã
triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc
tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho người nghèo vào 2009, tháng
8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ
sinh, 40 hệ thống cấp nước, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiết bị
phục vụ sinh hoạt cho 38 trường học trên địa bàn hai huyện này. Bên cạnh đó,
Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa
phương trên cả nước; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong
có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim
bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bướu khu vực miền Trung;
tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm, cán bộ, viên chức trong
toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lương ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ
Ngày vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành
ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì
cộng đồng năm 2010 đạt trên 180 tỷ đồng.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán

bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến
31/12/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều
phương diện:
- Tổng tài sản: 561.250 tỷ đồng. ( tăng 6,5% so với 2010 )
- Tổng nguồn vốn: 505.792 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 29.606 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ: 443.476 tỷ đồng. ( tăng 6,9% so với 2010 ; trong đó dư nợ
cho vay nông nghiệp nông thôn tăng 15%, chiếm tỷ trọng gần 70% tổng dư nợ;
các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh cơ bản được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu trong
những tháng cuối năm giảm dần )
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn
quốc, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 42.000 cán bộ.
Năm 2011, Agribank là thương hiệu ngân hàng duy nhất có tên trong Top
10 của Bảng xếp hạng VNR500. Hiện nay, Agribank đang có 10 triệu khách
hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp. Ngân hàng có 9 công
ty trực thuộc, đó là: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thương
9
mại và dịch vụ (PCC), Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du
lịch thương mại (Agribank tours), Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh
(VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC
I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty Kinh doanh lương thực và
Đầu tư Phát triển.
Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng
trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý
trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với
1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, mới đây Agribank
đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng
ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân
hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng

Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem
lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam
10
Trụ sở chính
Trụ sở chính
Văn phòng đại
diện
Văn phòng đại
diện
Chi nhánh loại
1, loại 2
Chi nhánh loại
1, loại 2
Sở giao dịch
Sở giao dịch
Đơn vị sự
nghiệp
Đơn vị sự
nghiệp
Công ty trực
thuộc
Công ty trực
thuộc
Phòng giao
dịch
Phòng giao

dịch
Chi nhánh
Chi nhánh
Phòng giao
dịch
Phòng giao
dịch
Chi nhánh loại
3
Chi nhánh loại
3
Phòng giao
dịch
Phòng giao
dịch


Sơ đồ 2 : Mô hình tổng thế tổ chức quản lí và bộ máy điều hành của NHNo
& PTNT Việt Nam
1.2. QÚA TRÌNH THÀNH LẬP, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
CỦA CHI NHÁNH NHNO & PTNT THANH XUÂN.
1.2.1. Quá trình thành lập và phát triển
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội được thành lập
theo Quyết định số 51 –QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân
hàng nhà nước Việt Nam nay là Thống đốc NHNN Việt Nam.
Ngày 01/04/1996, xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động của
NHNo & PTNT Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Tổng giám đốc
NHNo & PTNT Việt Nam ký quyết định số 18/NHN-02 thành lập chi nhánh
NHNo& PTNT quận Thanh xuân trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội, địa chỉ
giao dịch 106 Nguyễn Trãi-Quận Thanh Xuân-Hà Nội.

11
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ
Ban kiểm soát
Các phó tổng giám đốc
Văn phòng đại
diện
Ban chuyên viên
Đơn vị sự
nghiệp
Công ty trực
thuộc
Chi nhánhSở giao dịch, sở
quản lý vốn
Kế toán trưởng Hệ thống kiểm tra kiểm
toán nội bộ
Ngày 03/07/1996, ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt động
với tư cách là một ngân hàng cấp 4. Sau một thời gian hoạt động, ngày
01/01/1999 NHNo & PTNT Thanh Xuân được nâng cấp lên thành Ngân hàng
cấp 3, loại 2. Một năm sau, NHNo & PTNT quận Thanh Xuân được nâng lên
thành ngân hàng cấp 2, loại 4, trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội .
Ngày 01/12/2007, theo quyết định 1292/QĐ/ HĐQT - TCCB 29/11/2007:
Điều chỉnh chi nhánh từ cấp 2 (trực thuộc NHNoPTNT Hà Nội) sang cấp 1 (trực
thuộc NHNoPTNT Việt Nam) Hiện nay chi nhánh NHNo& PTNT Thanh Xuân
có trụ sở tại số 168, đường Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
1.2.2. Tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân.
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay của chi nhánh là 81 người, trong
đó có trình độ cao đẳng , đại học chiếm 90% còn lại là trình độ trung. Trong
tổng số 81 cán bộ công nhân viên có 8 người làm việc theo hợp đồng , 73 người

trong biên chế.
Sơ đồ 3 : Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân
Ban giám đốc: 03 người, bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc
• Giám đốc: Phan Văn Hiệp
• Phó GĐ: Phạm Thị Thu Hạnh
• Phó GĐ: Tạ Phúc Triển
1.2.3. Chức năng và quyền hạn của các bộ phận.
Ban giám đốc:
 Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo Phòng kiểm tra
kiểm soát, công tác TCCB
12
Giám Đốc
Giám Đốc
Các phó Giám Đốc
Các phó Giám Đốc
Phòng hành
chính nhân sự
Phòng hành
chính nhân sự
Phòng KT-
NQ
Phòng KT-
NQ
Các Phòng Giao
dịch số
32,33,34,46,CL
Các Phòng Giao
dịch số
32,33,34,46,CL
Phòng KT - KS

nội bộ
Phòng KT - KS
nội bộ
Phòng kinh
doanh
Phòng kinh
doanh
Phòng
dịch vụ
Phòng
dịch vụ
 Phó giám đốc: Được sự ủy quyền hàng năm của giám đốc có hai
phó GĐ phụ trách phòng TD, Maketting, phòng kế toán ngân quỹ và các phòng
giao dịch. Hiện nay, một Phó giám đốc của chi nhánh là trưởng ban quản lý kho
quỹ đồng thời là trưởng ban ATM.
Các phòng chức năng:
 Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có 10 cán bộ, trong đó có 2 lãnh đạo Phòng. Nhiệm vụ
chủ yếu của phòng kinh doanh là:
- Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới để mở rộng cho vay; khai thác các
dịch vụ thu hút nguồn vốn.
- Đảm nhiệm các nghiệp vụ tín dụng phát sinh và thực hiện các chủ
trương, cơ chế về công tác tín dụng.
- Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô vừa và lớn, thu thập các
thông tin từ đó phân tích tham mưu cho Giám đốc để đưa ra quyết định cho vay
hay không cho vay. Cố vấn cho Ban giám đốc trong quá trình ra quyết định đối
với các dự án vượt thẩm quyền.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác như: Thanh toán quốc tế, nghiệp vụ bảo
lãnh
 Phòng kế toán ngân quỹ

Gồm 18 người đảm nhiệm cả hai công việc: Kế toán nội bộ và kế toán
giao dịch.thủ quỹ thu chi TM toàn Chi Nhánh
• Kế toán nội bộ
- Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như: chi trả lương
cho cán bộ công nhân viên
- Báo cáo tổng hợp thu chi hàng tháng, hàng quý và cả năm với Ban
giám đốc.
• Kế toán giao dịch
- Xử lý các giao dịch như: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các cá nhân,
các tổ chức kinh tế, xã hội.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và thanh toán cho khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi
- Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các hoạt động huy động và sử dụng vốn.
- Tổ chức thanh toán bù trừ và thanh toán liên hàng.
13
- Lập bảng cân đối ngày, tuần, tháng, quý, năm và gửi báo cáo lên ngân
hàng cấp trên.
• Thủ Quỹ
- Thu chi tiền mặt với các phòng giao dịch, tiếp quỹ cho các giao dịch
viên .Cuối ngày tổng hợp toàn bộ tiền mặt của chi nhánh để nộp về NH cấp trên
theo qui định.
 Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Có chức năng hỗ trợ cho giám đốc công ty, giám sát mọi hoạt động trong
công ty, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội quy, quy chế va các qui
trình kiểm soát của ngân hàng.
- Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm
tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo
cho mọi hoạt động an toàn đúng pháp luật.

 Phòng dịch vụ Maketing:
- Có chức năng về việc phát trỉên các sản phẩm dịch vụ mới, phát hành thẻ,
thanh toán quốc tế,….
 Phòng Hành chính, nhân sự
- Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.
- Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động
nghiệp vụ của Ngân hàng.
 Các phòng giao dịch
Hiện nay, chi nhánh đã có 5 phòng giao dịch trực thuộc:
- Phòng giao dịch 32 có địa chỉ tại số 176 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh
Xuân-HN
- Phòng giao dịch 33 có địa chỉ tại số 5 Nguyễn Quý Đức- Thanh Xuân - HN
- Phòng giao dịch 34 có địa chỉ tại số 106 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - HN
-Phòng giao dịch 46 có địa chỉ tại số 125- Nguyễn Ngọc Nại - HN.
- Phòng giao dịch cát linh số 39 phố Cát Linh- Ba Đình- HN
Năm phòng giao dịch gồm có 5 giám đốc, 3 phó giám đốc và các giao
dịch viên thực hiện các nghiệp vụ huy động nguồn vốn, cho vay cầm cố các giấy
tờ có giá, thực hiện các hoạt động dịch vụ như: chuyển tiền,….
14
1.3. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC
NGUỒN LỰC CỦA NHNO & PTNT - CHI NHÁNH THANH XUÂN.
1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Trong kinh doanh ngân hàng, giữa huy động vốn và sử dụng vốn có mối
quan hệ không thể tách rời, tác động qua lại với nhau. Một nguồn vốn mạnh, cơ
cấu nguồn hợp lý là điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng
của một ngân hàng. Bởi vậy, NHNo&PTNT Thanh Xuân luôn đặt công tác huy
động vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Với phương châm là khai thác nguồn vốn tại chỗ, chi nhánh NHNo&PTNT
Thanh Xuân đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng

chính sách lãi suất linh hoạt nên trong những năm qua nguồn vốn huy động của
chi nhánh luôn giữ ở mức cao, mặc dù có sự suy giảm đôi chút nhưng vẫn đáp
ứng được nhu cầu về nguồn vốn để cho vay các thành phần kinh tế.
Bảng 1.1: Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh NHN
o
& PTNT Quận Thanh
Xuân 2008- 2011
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn 930.503 767.687 834.524 877.556
Cơ cấu nguồn theo đồng tiền
- Nguồn nội tệ 849.101 711.102 786.354 825.506
- Nguồn ngoại tệ (qui đổi VND) 81.399 56.585 48.170 52.050
Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn
-Không kỳ hạn 128.089 264.950 182.390 200.245
-Nguồn < 12 tháng 82.494 123.528 230.358 350.716
-Nguồn từ 12 tháng trở lên 719.920 379.179 421.776 326.595
Phân loại theo loại nguồn
-Tiền gửi dân cư 327.181 424.500 415.262 450.214
-Tiển gửi TCKT, TCXH 564.774 337.708 34.962 50.693
-Tiền gửi khác 38.548 5479 69.600 316.649
Bình quân nguồn vốn một cán bộ 20.228 10.662 11.126 13.217
( Nguồn: Báo cáo KQKD của chi nhánh NHN
o
& PTNT Quận Thanh
Xuân 2008-2011 )
Năm 2008 có thể coi là một năm có sự tăng trưởng bất thường của huy
động vốn, không nằm trong chuỗi tăng trưởng ổn định, lâu dài, vì có một nguồn
vốn lớn, không thường xuyên được huy động vào cuối năm. Trong 02 năm tiếp
theo tuy có sự sụt giảm hơn nhưng vẫn ở mức cao. Nếu nhìn một cách xa hơn

kết quả hoạt động của ngân hàng từ nhưng năm trước nữa năm 2006, năm 2007,
15
ta có thể nhận thấy năm 2010, đặc biệt là năm 2011 việc huy động của ngân
hàng đã có sự phát triển tương đối tốt.
Năm 2011, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhưng
ta có thể nhận thấy sự tăng lên nhanh chóng của nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn
vốn ngắn hạn là 350.716 triệu, tăng tới gần 50% so với năm 2010. Điều này sẽ
giúp ngân hàng có được nguồn vốn linh hoạt hơn, với chi phí hợp lý hơn.
Theo nguồn huy động thì có một điểm đáng chú ý, đó là năm 2010 có sự
giảm giảm sút mạnh về huy động từ các TCKT, TCXH, chỉ còn hơn 1/10 số huy
động của năm 2009, còn huy động khác thì lại tăng gấp hơn 10 lần. Đến năm
2011, có tăng lên nhưng không đáng kể. Các tổ chức kinh tế thay vì gửi tiền
trong ngân hàng thì họ lại quan tâm nhiều hơn đến các kênh đầu tư khác như
vàng, đô la, … khiến việc huy động từ đối tượng này thường không ổn định vào
các năm. Tiền gửi khác tăng chủ yếu là tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác, các
định chế tài chính tăng. Có thể thấy uy tín và vị thế của chi nhánh
NHNo&PTNT là khá cao trong ngành.
1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Trong những qua chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân thực hiện theo
hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường không ngừng mở
rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế.
Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng kịp
thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. Vì huy động vốn đi đôi với việc sử dụng
vốn an toàn và có hiệu quả. Để sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả. Ngân hàng
phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng với chắc lượng vững chắc, cần phải thực
hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu
thẩm định và cho vay để đảm bảo khả năng thu nợ để giảm nợ khó đòi, nợ quá
hạn còn tồn đọng trong những năm trước.
Hiện nay, chi nhánh thực hiện các hoạt động tín dụng sau:
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân

thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ gia đình.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, thương
phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Phát hành bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán cho
các tổ chức kinh tế, cá nhân.
16
Trong 3 năm từ 2009-2011, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có nhiều
chuyển biến. Chi nhánh đã xác định được khách hàng mục tiêu để tập trung đầu
tư cho vay là các DNNQD có qui mô nhỏ và vừa, thời hạn cho vay chủ yếu là
vay ngắn hạn. Ban giám đốc đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng như: việc phát huy thế mạnh tập thể trong thẩm định, thường xuyên
thực hiện việc kiểm tra chéo, luân chuyển cán bộ, chế độ khen thưởng
Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHN
o
& PTNT Thanh Xuân
2009-2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010 so với 2009 2011 so với 2010
Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tổng dư nợ 379.222 503.398 566.723 124.176 32,74 63.325 16,70
-Dư nợ nội tệ 349.047 446.253 502.659 97.206 27,85 56.406 12,64
-Dư nợ ngoại tệ
(qui đổi VND)
30.175 57.145 64.064 26.970 89,38 6.919 12,11
Dư nợ theo thời
hạn vay
- Ngắn hạn 227.284 309.982 283.919 82.698 36,39 -26.063 -8,4
- Trung hạn 141.438 148.113 123.220 6.675 4,72 -24.893 -16,81
- Dài hạn 10.500 28.302 159.584 17.802 169,54 131.282 463,86
Tỷ trọng nợ NH/
tổng dư nợ (%)
59,94 64,96 50,1
Dư nợ theo thành
phần kinh tế
Dư nợ DNNN 33.256 29.535 38.753 -3.721 -11,19 9.218 31,21
Dư nợ DNNQD 321.355 400.908 431.107 79.553 24,76 30.199 7,53
Tư nhân, cá thể, hộ GĐ 24.611 72.955 96.863 48.344 196,43 23.908 32,77
( Nguồn: Báo cáo KQKD của chi nhánh NHN
o
& PTNT Thanh Xuân 2009-2011 )
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy được dư nợ các năm đều tăng trưởng. Năm
2010, dư nợ là 503.398 triệu đồng, tăng 124.176 triệu ( tương đương 32,4%) so
17
với năm 2009. Năm 2011, dư nợ tăng lên mức 566.723 triệu đồng, tăng 16,7%
so với năm 2010. Ngân hàng đang có một sự tăng trưởng khá ổn định.
Xét dư nợ theo cơ cấu thời hạn thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn nhất. Năm 2009, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là gần 60%. Con số này ở năm
2010 tăng lên gần 65%. Nhưng đến năm 2011 thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm
mạnh xuống chỉ còn 50%. Nhìn vào số liệu chi tiết, ta có thể thấy điều này là

chủ yếu là do dư nợ dài hạn trong năm 2011 tăng đột biến, tăng tới 484% so với
năm 2010, dư nợ ngắn hạn có giảm nhưng không đáng kể. Dư nợ dài hạn có
bước phát triển mạnh như vậy là do ngân hàng đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều khách hàng có nhu cầu vay các khoản vay dài hạn như vay mua nhà, đầu
tư bất động sản, hay vay để đầu tư vào các dự án kinh tế lớn chứ không chỉ chủ
yếu là vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động như các năm trước nữa.
Đây có thể coi là một bước phát triển của ngân hàng.
Xét theo cơ cấu về thành phần kinh tế, dư nợ của của nhóm DNNQD chiếm
tỷ trọng chủ yếu. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ của DNNQD là gần 85%, năm 2011
là 80% và 2010 là 76%. Nguyên nhân ở đây là chi nhánh NHNo& PTNT Thanh
Xuân xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là các DNNQD với qui mô vừa
và nhỏ, hơn nữa số lượng DNNQD là lớn hơn số DNNN rất nhiều và nhu cầu
của nó cũng lớn nhu cầu của đối tượng dân cư. Mặt khác,việc mất cân đối trong
tỷ trọng cho vay này dễ dẫn đến rủi ro, nhất là đối tượng cho vay chủ yếu lại là
các DNNQD nhỏ và vừa. Tuy nhiên qua bảng tổng kết hoạt động của Ngân hàng
ta cũng thấy có sự giảm xuống đáng kể của tỷ trọng dư nợ các DNNQD, là do
Ngân hàng đã thu hút được sự hợp tác của nhiều đối tượng khác, như DNNN: dư
nợ tăng 31% ở năm 2011 so với năm 2010. Dư nợ cá nhân tăng tới 196% ở năm
2010, và tăng 33% ở năm 2011. Đây là một sự tăng trưởng khá nhanh của Ngân
hàng. Việc duy trì cơ cấu như vậy sẽ giúp NH chủ động trong công tác tín dụng
và không bị lệ thuộc vào đối tượng khách hàng nào.
1.3.3. Hoạt động dịch vụ.
Ở Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh thu của ngân hàng, trong khi đó các dịch vụ chỉ
chiếm phần nhỏ. Tuy nhiên, xu thế của ngân hàng hiện đại là phát triển, mở rộng
các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Nắm bắt vấn đề này, chi nhánh NHNo&
PTNT Thanh Xuân đã bước đầu tập trung phát triển các loại hình dịch vụ, đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Hiện nay, chi nhánh Thanh Xuân
đang cung cấp các loại hình dịch vụ:
- Mở tài khoản cá nhân và tổ chức kinh tế ngay tại doanh nghiệp.

- Phát hành thẻ ATM rút tiền tự động và thanh toán mua hàng hóa, trả
tiền điện nước, điện thoại.
- Dịch vụ phonebanking hỏi số dư, tỷ giá ngoại tệ.
18
- Dịch vụ ngân quỹ thu chi số tiền lớn tại gia đình, cơ quan, doanh
nghiệp miễn phí.
- Dịch vụ tư vấn về tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ khác.
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển tiền cho người thân, con em du
học ở nước ngoài.
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa, đại lý thẻ tín dụng quốc tế.
- Dịch vụ WESTERN UNION.
- Chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán
quốc tế qua mạng SWIFT, chuyển tiền điện tử.
- Giao dịch L/C nhập, xuất khẩu, Nhờ thu D/A, D/P, CAD.
Trong những năm gần đây, mảng dịch vụ của NH luôn phát triển, doanh thu
năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, tổng thu dịch vụ đạt 1235 triệu đồng, năm
2009 là 1547 triệu đồng và năm 2010 là 1898 triệu đồng.
1.3.4. Các kết quả kinh doanh khác.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố tiên quyết và là
mục tiêu phải đạt được. Tình hình tài chính của một doanh nghiệp sẽ đánh giá
trung thực nhất hiệu quả và thực trạng của doanh nghiệp. Chi nhánh NHNo&
PTNT Thanh Xuân luôn đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi.
Bảng 1.3: Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo& PTNT Quận Thanh
Xuân 2009-2011
Đơn vị : triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm

2010
Năm
2011
2010 so với 2009 2011 so với 2010
19
+/- % +/- %
1 Tổng thu 37.947 72.256 83.670 34.309 90,41 11.414 15,80
-Thu lãi cho vay 13.157 13.576 20.670 0.419 3,18 7.094 52,25
-Thu lãi điều
chuyển vốn
22.136 55.085 54.923 32.949
148,8
5
-0.162 -0,29
-Thu dịch vụ 802 803 6.910 1 0,12
-
796.09
-99,14
+Bảo lãnh 175 199 175 24 13,71 -24 -12,06
+TTQT 257 287 257 30 11,67 -30 -10,45
+Kinh doanh
ngoại tệ
35 113 35 78
222,8
6
-78 -69,03
+Phát hành
ATM
32 37 32 5 15,63 -5 -13,51
+Dịch vụ W.

Union
34 31 34 -3 -8,82 3 9,68
-Thu khác 1.852 2.386 1.167 534 28,83 -1.219 -51,09
+Thu nhập bất
thường
251 68 97 -183 -72,91 29 42,65
+Nợ XLRR 1601 2.318 1.070 -1598.68 -99,86 -1.248 -53,84
2 Tổng chi 32.996 64.875 81.293 31.879 96,61 16.418 25,31
-Chi trả lãi 26.372 25.327 62.277 -1.045 -3,96 36.95 14,.89
-Chi khác 210 39.548 19.016 -170.452 -81,17
-
20.532
-51,92
3
Chênh lệch thu
chi
4.951 7.381 2.377 2.430 49,08 -5.004 -67,80
( Nguồn: Báo cáo KQKD chi nhánh NHN
o
& PTNT Thanh Xuân 2009-2011 )
Như đã thấy trên bảng 1.3, tổng doanh thu của chi nhánh NHNo& PTNT
Thanh Xuân đều có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt doanh thu năm
2010 cao gần gấp đôi năm 2009 do ngân hàng có thu nhập tăng đột biến từ lãi
điều chuyển vốn. Tuy nhiên, chênh lệch giữa thu và chi lại có xu hướng biến
động không đều.
Đơn vị: tỷ đồng
20
Biểu đồ 1.1: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh NHN
o
& PTNT

Quận Thanh Xuân 2009-2011
( Nguồn : Báo cáo KQKD chi nhánh NHN
o
& PTNT Thanh Xuân 2009-2011 )
Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy tổng dư nợ tín dụng của chi
nhánh liên tục tăng từ năm 2009 tới 2011. Năm 2009 đạt mức 379.222 triệu
đồng, sang năm 2010 đạt 503.398 triệu đồng (tăng 33% so với 2008) và đến năm
2011 thì dư nợ của chi nhánh đạt tới 566.723triệu đồng (tăng 12,57% so với
2010. Dư nợ của Ngân hàng có mức tăng trưởng khá ổn định, không có đột biến.
Điều này giúp Ngân hàng có thể đảm bảo việc quản lý tốt các khoản tín dụng,
giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải.
Xét dư nợ theo cơ cấu thời hạn thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn nhất. Năm 2009, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là gần 60%. Con số này ở năm
2010 tăng lên gần 65%. Nhưng đến năm 2011 thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm
mạnh xuống chỉ còn 50%. Nhìn vào số liệu chi tiết, ta có thể thấy điều này là
chủ yếu là do dư nợ dài hạn trong năm 2011 tăng đột biến, tăng tới 484% so với
21

×