Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

kế toán chuyên ngành xây lắp xây dưng-những vấn đề cần lưu ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.56 KB, 2 trang )

Kế toán chuyên ngành xây lắp xây dựng
những vấn đề cần lưu ý
Để phản ánh trung thực, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, khi xây dựng
phần mềm kế toán chuyên ngành xây dựng cần lưu ý những đặc điểm khác biệt của ngành
xây dựng so với các ngành sản xuất khác.

Thứ nhất: Kế toán tài sản cố định(TSCĐ)
-Trong doanh nghiệp xây lắp, TSCĐ thường có giá trị lớn, việc quản lý khó khăn do được sử
dụng phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau. Phương pháp khấu hao TSCĐ mà các doanh
nghiệp thường sử dụng là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Tuy nhiên do đặc thù
ngành xây dựng, máy móc sử dụng không liên tục, phụ thuộc vào đặc điểm thi công nên
phương pháp khấu hao theo sản lượng được sử dụng rộng rãi.
Thứ hai: Kế toán chi phí và giá thành
-Ngoài các tài khoản dùng để hạch toán chi phí như tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 627 – Chi phí sản xuất
chung, trong xây dựng kế toán còn sử dụng thêm tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi
công. Đây là tài khoản dùng để theo dõi, hạch toán các khoản chi phí phát sinh như: chi phí
nguyên vật liệu cho máy hoạt động, tiền công nhân công lái máy, chi phí sửa chữa bảo
dưỡng máy…
-Khi công trình được bàn giao, đưa vào sử dụng, có thể phát sinh các chi phí liên quan đến
sửa chữa, bảo hành công trình. Theo thông tư số 21/2006/TT-BTC, để trích trước các khoản
dự phòng bảo hành công trình, kế toán sử dụng tài khoản: 352 – Dự phòng phải trả và hạch
toán chi phí trích trước vào tài khoản
627 – Chi phí sản xuất chung. Một điểm khác biệt về hạch toán chi phí trong kế toán xây
dựng đó là các khoản trích theo lương như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn của nhân công trực tiếp và nhân công lái máy không được tính tương ứng vào tài khoản
622, 623 mà được tính vào tài khoản 627- chi phí sản xuất.
Thứ ba:Về kế toán hàng tồn kho
-Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động do doanh nghiệp xây lắp mua ngoài hay tự sản
xuất hoặc nhận của bên giao thầu công trình dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh xây lắp,
sản xuất sản phẩm công nghiệp, dịch vụ.


-Trong ngành xây dựng nguyên vật liệu thường được xuất dùng trực tiếp cho từng công trình
mà không qua nhập kho. Do vậy, nhu cầu đặt ra đối với kế toán là theo dõi được tình hình
nhập xuất tồn của từng loại vật tư theo từng công trình. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài
chính, việc hạch toán tổng hợp hàng tồn kho trong kế toán xây dựng chỉ được áp dụng
phương pháp kê khai thường xuyên mà không áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
Thứ tư: Công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây lắp
-Đối với công ty xây dựng, với đặc thù sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trị lớn và thời
gian thi công dài nên đặt ra yêu cầu trước khi thực hiện thi công, xây lắp cần phải có dự toán.
Dự toán biểu thị giá xây dựng công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi
công được xác định trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Việc tập hợp
chi phí thực phát sinh, đối chiếu với dự toán là một công việc thường xuyên và cần thiết của
kế toán để kiểm tra chi phí phát sinh đó có phù hợp với dự toán hay không cũng như để kiểm
tra tính hiệu quả trong việc quản trị chi phí. Công ty xây dựng thực hiện thi công nhiều công
trình ở nhiều địa điểm khác nhau thường có những đơn vị hạch toán phụ thuộc như xí
nghiệp, đội thi công… không có con dấu riêng, không có tư cách pháp nhân, được giao thực
hiện một phần hoặc toàn bộ công trình của công ty nhận từ chủ đầu tư. Yêu cầu công tác kế
toán trong trường hợp này là cung cấp các thông tin quản trị về tình hình tiền chủ đầu tư
chuyển về, tiền các đơn vị phụ thuộc được tạm ứng, tiền lãi tính cho các đơn vị phụ thuộc
này. Tùy theo quy định công ty xây dựng mà số tiền giữ lại, lãi suất và cách tính lãi cho đơn
vị phụ thuộc sẽ khác nhau.
(tư vấn thuế, kê khai thuế )

×