Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 55 trang )

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm trở lại.
Ngân hàng là nhà cung ứng phần lớn các khoản vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp.
Các khoản vay nay ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như về lãi suất so với trung
và hạn.
1.1.2 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân
hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với khoản chi phí nhất định.
1.1.3 Đặc diểm
- Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua
nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vòng quay thường nhỏ,
nguồn vốn được quay vòng nhiều.
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh: Do vốn tín dụng ngắn hạn thường được dùng để
bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh
nghiệp đối phó những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn.
- Rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại thường không cao do khoản vay chỉ
cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể
lường trước của nền kinh tế.
- Lãi suất thấp: Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả
cho nhu cầu tiền tạm thời của người khác. Chính vì rủi ro mang lại của khoản vay
thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ hơn lãi suất
khoản vay trung và dài hạn.
- Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách
hàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên
thị trường tín dụng, các Ngân hàng không ngừng phát triển các hình thức cho vay
trong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình.
Trang
1


1.1.4 Tầm quan trọng
Trong điều kiện nước ta hiện nay, tín dụng có những vai tro sau:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất, điều hòa vốn trong toàn bộ
nền kinh tế, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: Hoạt động của Ngân hàng
là tập trung vốn điều lệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay lại hộ sản xuất
và các đơn vị kinh tế.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế
mũi nhọn.
- Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của
các doanh nghiệp nhà nước.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
1.1.5 Phân loại
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn
lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu
cho sản xuất.
- Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp để sản
xuất kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cung cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng.
1.2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÍN DỤNG NGẮN HẠN
1.2.1 Nguyên tắc tín dụng
Có 2 nguyên tắc:
- Vốn vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
và có hiệu quả kinh tế.
- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng:
1.2.2 Điều kiện tín dụng
Khách hàng phải có đủ các điều kiện sau:
Trang

2
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật.
+ Đối với pháp nhân: Có năng lực pháp luật dân sự.
+ Đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác,
thành viên công ty hợp doanh: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam.
1.2.3 Đối tượng tín dụng
Mục đích cho vay của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp pháp
của khách hàng, thông qua đó để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên Ngân hàng chỉ cho
vay đáp ứng nhu cầu hợp pháp, phù hợp với các quy định của pháp luật. Ở Việt Nam
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, NHNN (Quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN củaThống đốc NHNN )
1.2.4 Phương thức tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Theo hình thức này ngân hàng và khách
hàng thỏa thuận và ký kết một hợp đồng hạn mức tín dụng duy trì theo thời hạn nhất
định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Cho vay từng lần (cho vay theo món): Đây là hình thức tín dụng mà ngân
hàng và khách hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng riêng với mỗi khoản vay khi
khách hàng có nhu cầu. Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc ký kết hợp
đồng sẽ được thực hiện lại từ đầu.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ thành nhiều kỳ
trong hợp đồng vay.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân
hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng

Trang
3
để thanh toán tiền mua hàng hóa và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hay điểm
ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà CBTD thỏa thuận bằng
văn bản pháp luật chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh
toán của khách hàng.
1.2.5 Đảm bảo tín dụng
Là việc tạo cho Ngân hàng một sư đảm bảo là sẽ co nguồn khác để hoàn trả
hoặc bảo trì của công việc cho vay khi bị phá sản. Nhưng cũng lưu ý rằng cấp một
khoản tiền hay ứng trước trên cơ sở đảm bảo tín dụng mà Ngân hàng lại biết rằng sẽ
bán tài sản để thu hồi nợ thì Ngân hàng sẽ không cho vay.
* Đảm bảo đối nhân
Là một hợp đồng thông qua đó một người (người bảo lãnh) cam kết với Ngân
hàng (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng trong
trường hợp khách hàng vay vốn (người được bảo lãnh) bị mất khả năng thanh
toán.Cùng một khoản nợ có thể có nhiều người bảo lãnh.
* Đảm bảo đối vật: Có 2 hình thức
+ Tài sản thế chấp: Là hình thức đảm bảo tín dụng mà khách hàng không phải
giao tài sản cho Ngân hàng mà vẫn được sử dụng tài sản đó, nhưng khách hàng phải
giao cho Ngân hàng các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó và phải ghi rõ
chủng loại, số lượng, giá trị, thời hạn thế chấp và phương thức xử lý tài sản thế chấp.
Trong thời gian thế chấp khách hàng bảo quản nguyên giá trị tài sản thế chấp, không
để hư hỏng mất mát, không được bán tặng, cho thuê, mượn trao đổi tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp có thể là đất, nhà cửa, vườn cây lâu năm, công trình xây dựng…Khi
hợp đồng đến hạn vay không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ xử lý tài sản thế chấp
theo sự thỏa thuận trong hợp đồng và đem tài sản ra bán đấu giá để thu hồi gốc và
lãi theo đúng quy định của tòa án. Ngân hàng sẽ trả lại giấy tờ thế chấp khi khách
hàng đã thanh toán hết nợ Ngân hàng.
+ Cầm cố tài sản

Là hình thức đảm bảo tín dụng mà khách hàng phải giao cho Ngân hàng cả giấy
tờ tài sản cầm cố. Ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản cầm cố tại thời
Trang
4
điểm hiện hành . Những tài sản có giá trị ít biến động thì tỷ lệ cho vay càng cao và
ngược lại. Trong thời hạn cầm cố tài sản thì Ngân hàng có trách nhiệm bảo quản tài
sản không để hư hỏng, Ngân hàng chỉ trả lại tài sản cho khách hàng khi khách hàng
trả hết nợ. Nếu đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ thì Ngân hàng sẽ đem
tài sản ra phát mãi để thu nợ.
1.2.6 Quy định đối với khách hàng
- Phải cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc
vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận
về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo nợ vay cam kết trong hợp
đồng tín dụng.
1.2.7 Các tiêu chí đánh giá khách hàng xin vay
1.2.7.1 Các chỉ tiêu đánh giá định tính: Hiệu quả hoạt động tín dụng là một
trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng về việc đánh giá hoạt động tín
dụng cuả mình, Ngân hàng thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông
qua một số chỉ tiêu:
* Tổng vốn hoạt động bao gồm
+ Vốn huy động: Là tiền của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tam thời quản lý
và sử dụng. Khi khách hàng có yêu cầu Ngân hàng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp
thời, đầy đủ cả gốc và lãi. Đây là nguồn vốn quan trọng cua Ngân hàng.
+ Vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên: Là nguồn vốn chủ yếu của
NHTM được Ngân hàng cấp trên cho vay nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn thiếu hụt
trong hoạt động Ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng.

+ Vốn khác: Đây là nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân
hàng, như phát sinh giấy tờ có giá, chuyển tiền, dịch vụ thanh toán
* Doanh số cho vay: Phản ánh khối lượng tín dụng cấp cho đối tượng vay
trong một khoản thời gian nhất định nào đó.
Trang
5
* Doanh số thu nợ
Là số nợ mà khách hàng hết thời gian chiếm dụng mà đã hoàn trả cho Ngân
hàng.
* Dư nợ
Là khối lượng tín dụng ma khách hàng còn đang chiếm dụng bao gồm nợ
trong hạn và nợ quá hạn.
+ Dư nợ đầu kì: Là khối lượng tín dụng có đầu kì,có phản ánh số tiền cần
được thu hồi trong năm và các năm sau.
+ Dư nợ cuối kì: Là khối lượng tín dụng cuối,nó được thu hồi ở các kỳ sau, dư
nợ này lớn hơn dư nơ đầu kì.
+ Dư nợ bình quân: Phản ánh số dư nợ trong các năm được tính bằng các
phương pháp như: trung bình cộng, bình quân gia quyền.
* Nợ quá hạn
Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được gia hạn nợ hoặc điều
chỉnh kì hạn trả nợ thì số đến hạn bị chuyển sang nợ quá hạn.
1.2.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá định lượng
*Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động
Công thức:

Tổng dư nợ
Tỷ lệ tổng dư nợ/vốn huy động (lần) =
Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng có hiệu quả
hay không.

*Tỷ lệ nợ quá hạn
Công thức:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = X 100%
Tổng dư nợ
Trang
6
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng nào
có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao.
* Hệ số thu nợ
Công thức:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ (% ) = X 100%
Doanh số cho vay
Hệ số thu nợ càng lớn thì càng tốt, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cho vay
của Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng lời trong một thời kỳ kinh doanh nào đó.
*Vòng quay vốn tín dụng
Công thức:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay
nhanh hay chậm. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng nợ càng cao.
1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngắn hạn
1.2.8.1 Nhân tố khách quan.
* Môi trường kinh tế xã hội
Nói đến môi trường kinh tế xã hội là nói đến tổng thể nền kinh tế quốc gia
và thế giới. Như ta đã biết mọi thành phần kinh tế đều hoạt động trong xã hội. Vì
thế môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng.
Một nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến một chính sách tín dụng tự do so với

một nền kinh tế lệ thuộc vào các biến động thời vụ và chu kỳ. Các khoản ký thác
trong nền kinh tế không ổn định thường chao đảo biến động mạnh so với các khoản
ký thác trong một nền kinh tế ổn định. Nhiều người vay đã làm ăn phát đạt trong
những giai đoạn thịnh vượng nhưng trong giai đoạn suy thoái vốn có thể bị tiêu tan,
lợi nhuận có thể bị giảm sút, từ đó có thể gây nên tình trạng Ngân hàng không thu
hồi được vốn. Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của Ngân
Trang
7
hàng là đường lối chủ trương cuả Quốc gia, địa phương. Lý do chủ yếu để Ngân
hàng được tồn tại là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng xã hội. Về
mặt lý luận các Ngân hàng chỉ cho người nào vay nếu đưa ra được yêu cầu xin vay
hợp lệ, hợp pháp và lành mạnh về kinh tế, phù hợp với chủ trương của Nhà nước.
Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy mô và khối lượng
đầu tư tín dụng. Nếu đầu tư tín dụng vượt quá khối lượng cần thiết, không phù hợp
với sự phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Nhiều
Ngân hàng thương mại do nóng vội mở rộng đầu tư, nâng cao dư nợ, đẩy tỷ lệ tăng
trưởng tín dụng vượt quá mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đều phải trả giá cho
sự nóng vội.
* Môi trường pháp lý
Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn ổn định và phát triển thì cũng cần có một
hành lang pháp lý thích hợp, hành lang pháp lý chính là bàn tay hữu hình của Nhà
nước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mục
tiêu, chế độ của mình. Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế
trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống Pháp luật
nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Nói đến môi trường pháp lý là nói đến tính đồng
bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật,
đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.
Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân
hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tín
dụng.

Hiện nay nước ta có nhiều bộ luật, tuy nhiên vẫn còn có nhiều bất cập chưa
sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động
tín dụng Ngân hàng nói riêng. Trong điều kiện như vậy việc vận dụng thực thi các
bộ luật đã có như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt
động Ngân hàng là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng.
* Trình độ quản lý, năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân vay vốn
Trang
8
Trong khi các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và quản lý vốn của mình thì
Ngân hàng sử dụng vốn của mình dưới hình thức gián tiếp: Đó là giao vốn cho
doanh nghiệp không được trực tiếp quản lý vốn của mình mà thông qua hình thức
giám sát doanh nghiệp vay vốn. Do vậy, chất lượng tín dụng Ngân hàng chịu nhiều
chi phối từ bản thân hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, tương
lai phát triển của doanh nghiệp ở mức nào? Dự án, phương án sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có đủ khả năng tồn tại và phát triển được trong cuộc cạnh tranh
quyết liệt của cơ chế thị trường hay không? Điều này có ý nghĩa quyết định cho số
phận món vay. Nếu doanh nghiệp kinh doanh trên đà phát triển có hiệu quả thì vốn
vay Ngân hàng chắc chắn sẽ được hoàn trả đúng hạn cho Ngân hàng cả gốc và lãi.
Mức độ chuyển biến về nhận thức quan điểm tâm lý của ban lãnh đạo doanh
nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ra sao? Họ có đầy đủ ý thức và trách nhiệm
trả nợ đối với khoản vay hay vẫn mang nặng tư tưởng bao cấp trông chờ nguồn vốn
được cấp , được ưu đãi Trình độ quản trị điều hành ở mức độ nào? Đã đáp ứng
được mức độ nào trong điều kiện kinh tế hiện thời. Một doanh nghiệp trở nên hưng
thịnh phát triển trong khi một doanh nghiệp khác làm ăn thua lỗ suy xụp . Sự khác
biệt này có nguyên nhân xuất phát từ trình độ, chất lượng quản lý.
Như vậy có thể nói việc quản lý sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả, đảm bảo
trả nợ Ngân hàng và có lợi nhuận cho doanh nghiệp là điều rất cần thiết đối với các
doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có trình độ quản lý tốt, năng lực sản xuất kinh

doanh tốt, bảo tồn và phát triển vốn vay thì chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân
hàng sẽ cao và ngược lại.
1.2.8.2 Nhân tố chủ quan của Ngân hàng
Năng lực, trình độ hiểu biết của đội ngũ cán bộ của Ngân hàng trong cơ chế thị
trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng món vay của Ngân hàng.
Chúng ta đứng trước một thực trạng chung là xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế
thế giới. Xu thế này ngày càng hình thành rõ rệt mà nét nổi bật là nền kinh tế quốc tế
thị trường đang trở thành một không gian trung cho tất cả các nước. Các thị trường
tài chính ở phạm vi hoạt động dường như không biên giới, vừa tạo điều kiện có cơ
Trang
9
hội mới cho Ngân hàng vừa làm sâu sắc thêm quá trình cạnh tranh, đặt Ngân hàng
trước những thách thức mới. Bởi vậy nếu Ngân hàng nào không nhận thức được
điều này, không tự đổi mới, tìm cách tạo dựng và phát triển thế mạnh riêng của
mình, có hướng đi và chính sách tín dụng thích hợp thì sẽ khó lòng tồn tại và phát
triển, trong đó chiến lược con người giữ vai trò chủ đạo.
Thực tế cho thấy rằng, nếu Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhanh, nhạy, sáng
tạo trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích của Ngân hàng thì Ngân hàng đó
có thể đứng vững và phát triển, ngày càng có uy tín. Trong khi đó có những cán bộ
tín dụng gian dối trong thẩm định tín dụng của Ngân hàng đánh giá sai tài sản thế
chấp, lơ là sự giám sát đối với các doanh nghiệp để Ngân hàng gặp rủi ro.
Bên cạnh đó các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch hoạ, cơ chế chính sách,
khách hàng gặp khó khăn dẫn tới thua lỗ thì bản thân Ngân hàng phải chịu trách
nhiệm chính cho hiện tượng chất lượng tín dụng bị giảm. Trong đó vai trò của cán
bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các món vay, bởi họ chính là
người trực tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đề suất cho vay và theo dõi quản lý thu nợ
của khách hàng. Chính vì vậy cán bộ tín dụng là người, nguồn lực quan trọng nhất
của các Ngân hàng khi tìm nguyên nhân nợ quá hạn, các khoản vay không thu hồi
được.
Như vậy, để có một khoản vay tốt thì cần phải có nhiều điều. Ngoài một báo

cáo tài chình vững mạnh cần có đội ngũ cán bộ tín dụng vững về kỹ thuật nghiệp vụ,
trực giác nhạy bén sắc sảo. Thông qua việc đào tạo và lựa chọn những cán bộ có
năng lực, thiết lập một cơ chế tổ chức thích hợp thì các Ngân hàng bắt đầu một quá
trình cải thiện chất lượng tín dụng, giảm thiểu các rủi ro để ngày một nâng cao uy tín
của mình trong xã hội.
1.2.8.3 Phương thức quản lý cho vay ngắn hạn
Các phương pháp ngân hàng thường dùng để quản lý việc cho vay:
* Quản lý theo tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự đối với bên nhận bảo đảm.
Điều kiện đối với các tài sản được nhận làm bảo đảm tiền vay:
Trang
10
+ Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách
hàng.
+ Tài sản được phép giao dịch.
+ Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp.
+ Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải
mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.
* Quản lý theo chất lượng nợ: Các nhóm nợ được chia thành 5 nhóm
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn đây là nhóm nợ trong hạn, hoạt động kinh tế tốt.
+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý, đây là nhóm nợ gia hạn đúng quy chế. Quá hạn từ 1
– 90 ngày.
+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ gia hạn không đúng quy chế. Quá hạn từ
91 – 180 ngày.
+ Nhóm 4: Nợ khó đòi, đây là nhóm nợ chờ xử lý, nợ tồn đọng. Quá hạn từ
181 – 360 ngày.
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, đây cũng là nhóm nợ chờ xử lý. Quá hạn
trên 360 ngày.
Chương 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH CẦN THƠ
2.1 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH CẦN THƠ
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Sai Gon Bank) là Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần đầu tiên của Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước, được thành lập ngày
16/10/1987 theo quyết định số 64/QĐ ngày 03/07/1987 của TGĐ Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam, vốn cổ phần là 650 triệu đồng trụ sở ban đầu đặt tại 144 Châu Văn
Liêm, Quận 5, TP HCM. Sau đó dời về 18-19-20 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP
HCM. Lúc bấy giờ mang tính thí điểm để triển khai loại hình cổ phần trong tiến
trình đổi mới hoạt động hệ thống ngân hàng nước ta sau này. Ngân hàng Sài Gòn
Công Thương ra đời giải quyết một số yêu cầu cấp bách trước mắt, đáp ứng đòi hỏi
Trang
11
yêu cầu khách quan trong việc tăng cường huy động vốn của dân chúng, giúp giải
quyết vấn đề tiền mặt đang bức thiết lúc bấy giờ, và cho vay phục vụ yêu cầu sản
xuất, buôn bán, tiêu dùng của người dân.
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương hiện nay đã mở được 14 chi nhánh cấp 1,
13 chi nhánh cấp 2 trong đó Hội Sở đặt tại 2C Phó Đức Chính, Quận 1, TP HCM,
các chi nhánh được xây dựng tại những trọng điểm kinh tế của cả nước như Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Ngân hàng Sài Gòn Công Thương đã đóng vai trò tiên
phong trong việc áp dụng cổ phần hóa vào các Ngân hàng Thương Mại, từ đó đóng
góp kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình hình thành hệ thống Ngân hàng Thương
Mại trong giai đoạn tiếp sau. Ngày nay với xu thế hội nhập và phát triển Ngân hàng
Sài Gòn Công Thương đã mở rộng quan hệ với các Ngân hàng và tổ chức tài chính
tại 171 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, đáp ứng về nhu cầu về giao dịch tài chính
của các cá nhân doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/04/1998 địa chỉ số 11 Lý Tự
Trọng Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ. Vào những ngày đầu thành lập, Ngân

hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ đầu tư vào 2 ngành kinh doanh chủ
yếu, ngành kinh doanh lương thực và mía đường tập trung ở Thốt Nốt, Ô Môn, Long
Mỹ. Và cho đến nay chi nhánh đã mở thêm chi nhánh số 2 ở Thốt Nốt và đã đa dạng
hóa các hình thức kinh doanh mở rộng thêm một số dịch vụ phục vụ khách hàng.
Với tất cả nổ lực của Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên, bên cạnh đó nắm bắt
được những tâm lý khách hàng, tình hình thị trường. Ngân hàng đã thực hiện nhiều
biện pháp nhằm thu hút mở rộng khách hàng với lãi suất ưu đãi. Vì vậy từ số lượng
khách hiếm hoi ở 2 ngành lương thực và mía đường đã tăng lên cao lượng khách
hàng thuộc các ngành nghề sản xuất kinh doanh, lương thực, chế biến thực phẩm,
vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng.
Ngày nay, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ với tất cả
nổ lực đã tạo được một chổ đứng trong ngành Ngân hàng trên địa bàn TP Cần Thơ.
Nay Ngân hàng đã có một thị phần đáng kể và trong những năm tới đi đôi với việc
huy động vốn, đầu tư tín dụng Ngân hàng Sài Gòn Công Thương sẽ đầu tư thiết bị
công nghệ, cải tiến chi phí, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, đẩy mạnh hoạt
Trang
12
động kinh doanh ngoại tệ nhất là thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong và
ngoài nước, tham gia thanh toán điện tử liên Ngân hàng để tạo thêm nhiều dịch vụ
phục vụ khách hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ. chức
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
Thương – Chi nhánh Cần Thơ thể hiện qua sơ đồ 1 như sau:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công
Thương – Chi nhánh Cần Thơ
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần Thơ có 1 Giám Đốc, 2

Phó Giám Đốc, 2 phòng giao dịch, 3 phòng ban và một tổ phục vụ. Trưởng, Phó
phòng ban có trách nhiệm điều hành công việc mỗi ngày, riêng tổ phục vụ không có
trưởng phòng, phó phòng.
* Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của
Ngân hàng. Là người quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay, đại diện
Trang
13
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG NGÂN
QUỸ
TỔ HÀNH
CHÁNH
PHÒNG
GIAO DỊCH
888
PHÒNG
GIAO DỊCH
999
PHÓ GIÁM
ĐỐC
cho chi nhánh trong việc quan hệ với Ngân hàng cấp trên. Là người chịu trách
nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong quan
hệ trực thuộc, và báo cáo về cho hội sở.
* Phó giám đốc: Hỗ trợ tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành, giải

quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà Giám đốc
giao phó, và giải quyết các công việc khi có sự ủy quyền của Giám đốc.
* Phòng kinh doanh: Thực hiện các khoản vay đối với khách hàng (chủ yếu
ngắn hạn và trung hạn), thực hiện thẩm định làm thủ tục cho vay, kiểm soát các quá
trình sử dụng các món vay của đơn vị vay vốn tiến hành xử lý nợ đối với các đơn vị
vay vốn mất khả năng chi trả.
* Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ co liên quan đến quá trình thanh
toán như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm thu), chi tiền theo yêu cầu
của khách hàng (ủy nhiệm chi), tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các
khoản thu, chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng, dùng bút
toán chuyển khoản thanh toán giữa Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ với Ngân hàng
Sài Gòn Công Thương Hội Sở chính, kiểm kê tài sản của Ngân hàng theo định kỳ 6
tháng, một năm để lập báo cáo về hội sở chính.
* Phòng ngân quỹ: Là nơi mà các khoản thu, chi tiền mặt được thực hiện khi
có nhu cầu về tiền mặt và sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến lĩnh
tiền ở phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ kiểm tra số tiền khi đơn vị đến
nộp.
* Phòng Tổ chức hành chính: Bố trí quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan
đến các nhân viên như: bố trí công việc, tuyển nhân viên, chăm lo sức khỏe cho
nhân viên. Xây dựng các quy chế, tham mưu xây dựng chỉnh đốn hoạt đông của
Ngân hàng trình lên cấp trên. Quản lý hồ sơ và theo dõi tình hình nhân sự tại Ngân
hàng. Thực hiện các hợp đồng lao động và tiếp nhận hồ sơ xin việc tại chi nhánh.
Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra tính tuân thủ quy định, quy chế sắp xếp, bố trí,
phân công nhân sự, phân công nhân viên bảo vệ thực hiện công tác trật tự an ninh tại
cơ quan. Theo dõi kết quả công việc của cán bộ nhân viên trong phạm vi thẩm
quyền cho phép.
Trang
14
2.1.3 Những quy định chung trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc

Ngân hàng nhà nước quy định điều kiện cho vay và đối tượng cho vay của tổ chức
tín dụng đối với khách hàng.
2.1.3.1 Điều kiện cho vay
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện
sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự va chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
2.1.3.2 Đối tượng cho vay
- Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty
Cổ Phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều
kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân Sự.
- Cá nhân
- Hộ gia đình
- Tổ hợp tác
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
2.1.3.3 Các phương thức cho vay
- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay vốn khách hàng và Ngân hàng thực hiện
thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một
hạn mức duy trì trong một khoản thời gian nhất định
- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục
vụ đời sống.
Trang
15

- Cho vay hợp vốn: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối
với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ
chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp các tổ chức tín dụng khác.Việc cho
vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống
Đốc Ngân hàng Nhà Nước ban hành.
- Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn
vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn
cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho
khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách
hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho
hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân
hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng
để thanh toán tiền mua hàng hóa và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hay điểm
ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà CBTD thỏa thuận bằng
văn bản pháp luật chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh
toán của khách hàng.
- Các phương thức cho vay khác: Mà pháp luật không cấm, phù hợp với quyết
định tại văn bản này và điều kiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và khách
hàng vay.
2.1.4 Quy trình cho vay
Các bước cơ bản của quy trình thực hiện tín dụng tóm tắt như sau:

Trang
16
Tiếp xúc và
hướng dẫn
Lập và tiếp

nhận hồ sơ vay
Thu thập thông
tin khách hàng
Thẩm định năng
lực tài chính


Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Công Thương – Chi Nhánh Cần Thơ.
Từ sơ đồ ta có thể diễn giải nội dung của quy trình tín dụng như sau:
- Khi khách hàng đến đặt quan hệ vay vốn với Ngân hàng thì CBTD hướng
dẫn về điều kiện và nói rõ nguyên tắc vay vốn theo đúng cơ chế tín dụng hiện hành.
Nếu khách hàng chấp thuận thì CBTD hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn bao
gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ thế chấp. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp,
hợp lệ phù hợp theo quy định của Ngân hàng.
- Để có cơ sở pháp lý quyết định cho vay hay không CBTD tiến hành thu thập
thông tin khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn và năng lực tài chính của khách hàng
theo những nội dung sau:
* Đánh giá chung về khách hàng: Năng lực pháp lý, mô hình tổ chức, bố trí lao
động, ngành nghề kinh doanh, quản trị điều hành của doanh nghiệp, các rỉu ro chủ
yếu…
* Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng: Đánh giá sự chính xác, trung
thực cua báo cáo tài chính, phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính, phân
tích các tồn tại, nguyên nhân…
* Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay vốn.
* Bảo đảm tiền vay
* Xác định phương thức và nhu cầu vay
* Xem xét điều kiện thanh toán
Trang
17

Đăng ký giao
dịch đảm bảo
Tiến hành thủ tục
công chứng
Ký kết hợp đồng
tín dụng
Đánh giá đảm
bảo tiền vay
Hoàn chỉnh hồ
sơ vay và tài sản
đảm bảo
Phát tiền vay Lưu hồ sơ
vay
Kiểm tra sau
khi cho vay
Giải pháp/Hoán chấpThu hồi nợ /Gia hạn
nợ
- Cán bộ tín dụng sau khi nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ
trình cho vay, kèm theo hồ sơ vay vốn trình Phó Phòng Tín Dụng. Trên cơ sở tờ
trình của CBTD kèm theo hồ sơ vay vốn Phó Phòng Tín Dụng xem xét, kiểm tra,
thẩm định lại, ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.
- Lãnh đạo xem xét lại hồ sơ Phó Phòng Tín Dụng trình để quyết định cho vay
hay không, hay cho vay co điều kiện. Với những khoản vay lớn và phức tạp thì đưa
ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định
- CBTD căn cứ vào nội dung phê duyệt của lãnh đạo, tiến hành yêu cầu khách
hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu hoặc thẩm định lại hoặc chỉnh sửa nội dung tờ trình nếu
không đạt yêu cầu và soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp không
cho vay.
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay.
- Lập thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay.

- Sau đó tiến hành giải ngân, lưu lại hồ sơ và theo kiểm tra khoản vay:
* Sau khi xem xét hồ sơ chứng từ của khách hàng, hợp đồng bảo đảm tiền vay,
bảng kê góp vốn…nếu đủ điều kiện thì CBTD trình Phó Phòng Tín Dụng. Phó
Phòng Tín Dụng kiểm tra điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD sau đó
trình lãnh đạo ký duyệt.
* CBTD thường xuyên quản lý theo dõi khoản vay,kiểm tra mục đích sử dụng
vốn vay, vật tư đảm bảo nơ vay, theo dõi phân tích khách hàng.
- Thu nợ, lãi, phí và sử lý phát sinh: CBTD theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín
dụng của khách hàng thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế toán, sổ sách…theo
dõi việc trả nợ gốc, trả lãi, trả phí ( đối những khoản vay có trả phí). Sử lý phát sinh
trong quá trình cho vay, xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng.
- Giải chấp/hoán chấp, thu hồi nợ và gia hạn nợ:
* Tất toán cho vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ
phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…để tất toán khoản
vay.
* Giải chấp các hợp đồng đảm bảo tài sản: Kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế
chấp, cầm cố, làm thủ tục xuất giấy tờ, tài sản thế chấp, cấm cố.
Trang
18
* Thu hồi nợ và gia hạn nợ: Mọi nguồn thu hình thành từ nguồn vốn vay Ngân
hàng và các nguồn thu khác đã được khách hàng thỏa thuận trong kế hoạch trả nợ
đều phải trả nợ Ngân hàng, khách hàng không được sử dụng các nguồn vốn dùng trả
nợ Ngân hàng để quya vòng tiếp theo tiếp theo hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Các khoản nợ khách hành chưa có khả năng trả nợ đúng hạn, khách hàng làm đơn
xin gia hạn nợ, CBTD phải thẩm định, kiểm tra thực tế khoản nợ, kết quả được ghi
nhận bằng văn bản kem theo ý kiến đề xuất việc giải quyết đơn gia hạn của khách
hàng trình lãnh đạo, trong phạm vi được ủy quyền ban Giam Đốc và Trưởng, Phó
phòng giao dịch được quyền quyết định đúng nguyên tắc, hế độ thể lệ tín dụng hiện
hành.
2.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG

THƯƠNG – CHI NHÁNH CẤN THƠ
2.2.1 Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn cuả Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần
Thơ được hình thành từ hai nguồn chính: Nguồn vốn huy động được bao gồm tiền
gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức tín dụng, vay các tổ chức tín
dụng khác, nguồn khác bao gồm có cả vốn điều chuyển từ Hội Sở và phần còn lại là
khoản trả nội bộ, lợi nhuận chưa chuyển đi. Hiện nay, Ngân hàng đang tăng cường
huy động từ nguồn tiền gửi thanh toán của các đơn vị và tiền gửi tiết kiệm nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ có liên quan.
Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
2009 - 2011
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
2009 2010 2011 TĐ % TĐ %
Trang
19
Vốn huy động 26,853 30,768 44,537 3,915 14,58 13,769 44,75
Vốn điều hòa 72,921 92,610 119,205 19,689 27 26,595 28,72
Vốn và các quỹ khác 95,765 92,461 75,037 -3,304 -3,45 -17,424 -18,84
Tổng 195,539
215,83
9 238,779 20,300 10,38 22,940 10,63
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi
nhánh Cần Thơ)
Qua bảng 2.1 đã phần nào chỉ rõ về kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP

Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần Thơ. Từ kết quả tổng hợp ta thấy nguồn vốn
của Ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm, đã góp phần vào việc mở rộng, đầu
tư tín dụng nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa các khách hàng phù hợp với chiến
lược phát triển của ngành. Cụ thể về nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm như sau:
năm 2009 tổng nguồn vốn cua Ngân hàng 195,539 triệu đồng, năm 2010 là 215,839
triệu đồng tăng 20,300 triệu đồng hay tăng 10,38% so với năm 2009 đạt 238,779
triệu đồng.
Trước đây, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là do ngân sách cấp từ Hội Sở
xuống cho vay nên huy động vốn rất ít. Tuy nhiên dần dần về sau các Ngân hàng
thương mại đã mở rộng mạng lưới đảm bảo cho việc kinh doanh đa năng, tổng hợp,
để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngoài vốn huy động, tiền gửi các tổ
chức tín dụng khác, vốn, các quỹ khác…Ngân hàng có nhận thêm vốn chuyển từ
Hội Sở, nguồn vốn cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn của
Ngân hàng. Đây là trở ngại lớn cho Ngân hàng do khoản phí điều hòa và khả năng
kinh doanh. Do đó, phương hướng phát triển cũng là mục tiêu chung của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánh Cần Thơ là tích cực huy động tại chỗ,
giảm bớt vốn điều chuyển từ Hội Sở về.
2.2.2 Tình hình huy động vốn ngắn hạn
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2009 - 2011
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010/2009 2011/2010
Trang
20
2009 2010 2011 ĐT % ĐT %
Tiền gửi tiết
kiệm
10,418 22,506 37,784 12,025 114,73 15,278 67,88
Tiền gửi
thanh toán 16,372 8,262 6,753 -8,110 -49,53 -1,509 -18,26
Tổng 26,853 30,768 44,537 3,915 14,58 13,769 44,75

(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi
nhánh Cần Thơ)
Để biết từng khoản mục đống vai trò quan trọng như thế nào trong tổng nguồn
vốn của Ngân hàng, ta sẽ phân tích từng khoản mục trong tổng nguồn vốn.
Nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng.
Năm 2009 là 26,853 triệu đồng, năm 2010 là 30,768 triệu đồng tăng 14,58% so với
năm 2009 tương ứng là 3,915 triệu đồng, năm 2011 là 44,537 triệu đồng tăng 13,769
triệu đồng hay tăng 44,75% so với năm 2010.
2.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm
Vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là từ tiền gửi tiết kiệm của các
tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2010 tiền gửi tiết kiệm tăng 12,025 triệu đồng tăng
hơn gấp đôi năm 2009, đến năm 2011 tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng lên 15,278 triệu
đồng hay 67,88% so với năm 2010 đạt 37,784 triệu đồng. Như ta biết đây là khoản
nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư có thu nhập khá trở lên, họ có khoản tam thời chưa
sử dụng tới và đảm bảo an toàn cho số tiền mình có và hưởng lãi suất của Ngân
hàng. Do đó để huy động được nguồn vốn nay một cách hiệu quả, Ngân hàng cần
phải có sự đa dạng các loại hình gửi tiết kiệm và các kỳ hạn gửi để khuyến khích tạo
sự tiện lợi, an toàn cho khách hàng.
2.2.2.2 Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán bao gồm tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các tổ
chức kinh tế, họ muốn những dòng tiền nhàn rỗi của mình gửi vào Ngân hàng để
đảm bảo được nguồn vốn an toàn đồng thời kiếm thêm một ít lợi nhuận. Qua 3 năm
tiền gửi thanh toán hiện có sự giảm đi, năm 2009 là 16,372 triệu đồng, năm 2010 là
Trang
21
8,262 triệu đồng giảm 8,110 triệu đồng tương ứng giảm 49,53% so với năm 2009,
đến năm 2011 tiền gửi thanh toán giảm 1,509 triệu đồng hay 18,26% so với năm
2010 chỉ đạt 6,723 triệu đồng
Trang
22

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh cuả Ngân hàng qua 3 năm 2009 - 2011
(Đơn vị tính: triệu
đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010/2009 2011/2010
2009 2010 2011 TĐ % TĐ %
1.Doanh số cho vay 307,743 542,852 456,807 253,109 76.40 -86,045 -15.85
Ngắn hạn 249,407 388,254 330,436 138,847 55.67 -57,818 -14.89
Trung dài hạn 58,336 154,598 126,371 96,262 165.01 -28,227 -18.26
2.Doanh số thu nợ 261,799 479,292 442,419 217,493 83.08 -36,873 -7.69
Ngắn hạn 218,399 377,586 308,160 159,118 72.89 -69,426 -18.39
Trung dài hạn 43,401 101,706 134,259 58,305 134.34 32,553 32
3.Dư nợ 145,645 204,302 223,191 58,657 40.27 18,889 9.25
Ngắn hạn 110,692 117,608 146,500 6,916 6.25 28,892 24.57
Trung dài hạn 34,953 86,694 76,691 51,741 148.03 -10,003 -11.54
4.Nợ quá hạn 630 794 4,327 164 26.03 3,533 444.96
Ngắn hạn 595 610 0 15 2.52 -610 100.00
Trung dài hạn 35 184 4327 149 425.71 4,143 2,251.63
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ)
Trang
23
2.2.2.1 Doanh số cho vay
Qua bảng 2.3 ta thấy, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng, giảm như
sau: Năm 2009 tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là 307,743 triệu đồng trong đó
cho vay ngắn hạn là 249,407 triệu đồng chiếm 81,04% trong tổng doanh số cho vay,
sang năm 2010 doanh số cho vay là 542,852 triệu đồng tăng 253,109 triệu đồng hay
tăng 76,40% so với năm 2009, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn là 388,254 triệu
đồng tăng 138,847 triệu đồng.Đến năm 2011 doanh số cho vay này lại giảm xuống
15,85% so với năm 2010 khoảng 86,045 triệu đồng đạt 456,807 triệu đồng trong đó
cho vay ngắn hạn là 330,436 triệu đồng giảm 57,818 triệu đồng hay 14,89% so với

năm 2010.
Tuy nhiên doanh số cho vay ở năm 2011 có sự giảm xuống so với năm
2010 thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và nhà nước, phát
triển linh hoạt hoạt động tín dụng giúp cho đồng vốn của Ngân hàng ngày càng đáp
ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra còn có sự cố gắng không ngừng
của CBTD trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, công tác phát vay, giảm bớt thủ
tục rờm rà xin vay vốn….tất cả những nguyên nhân trên đã góp phần làm tăng
nhanh doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - chi nhánh
Cần Thơ và chủ yếu là doanh số cho vay ngắn hạn.
2.2.3.2 Doanh số thu nợ
Đi đôi với công tác cho vay, điều cũng cần quan tâm của tất cả các Ngân
hàng thương mại là công tác thu nợ. Việc thu hồi nợ sẽ đảm bảo cho Ngân hàng có
thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Qua bảng 3 ta thấy doanh số thu
nợ của Ngân hàng trong những năm qua đạt khá cao, tăng chủ yếu là doanh số thu
nợ ngắn hạn, báo hiệu một tin vui cho Ngân hàng.
Cụ thể năm 2009 doanh số thu nợ là 261,799 triệu đồng, năm 2010 là
479,292 triệu đồng tăng 217,493 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng khoản
83,08%, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2009 là 218,398 triệu đồng năm
2010 là 377,586 triệu đồng tăng 159,188 triệu đồng tương ứng 72,89% so với năm
2009 chiếm 78,78% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng ở năm 2010. Đến
Trang
24
năm 2011 doanh số này giảm so với năn 2010 là 308,160 triệu đồng giảm 18,39% so
với năm 2010 nhưng tỷ lệ này giảm không đáng kể, nhưng để đạt được kết quả như
trên là do công tác thu nợ đã được CBTD làm rất tốt, một phần cũng do kinh tế của
Cần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực, khách hàng làm ăn có hiệu quả hơn, gia
tăng khả năng trả nợ.
2.2.3.3 Tổng dư nợ
Dư nợ qua ba năm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - chi
nhánh Cần Thơ liên tục tăng cụ thể như sau: Năm 2009 là 144,545 triệu đồng, năm

2010 là 204,302 triệu đồng tăng 58,657 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng
40,27% trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 6,196 triệu đồng hay 26,25% đạt 117,608
triệu đồng ở năm 2010 và 110,692 triệu đồng ở năm 2009. Đến năm 2011 tổng dư
nợ tiếp tục tăng 18.889 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 9.25% trong đó
dư nợ ngắn hạn tăng 28,892 triệu đồng khoảng 24,57% đạt 146,500 triệu đồng. Sự
tăng trưởng này phù hợp với tốc độ gia tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ
của ngân hàng
2.2.3.4 Nợ quá hạn
Qua bảng 3 ta thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tăng qua ba
năm đã làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm đi, cụ thể năm 2009 nợ
quá hạn chỉ có 630 triệu đồng nhưng đến năm 2010 và năm 2011 con số này lần
lược là 794 và 4,327 triệu đồng trong đó nợ quá hạn ngắn hạn của năm 2009 là 595
triệu đồng, năm 2010 610 triệu đồng giảm 2,52% so với năm 2009 nhưng đến năm
2011 thì không có nợ quá hạn ngắn hạn chỉ còn nợ quá hạn trung hạn và dài hạn.
Nguyên nhân của việc tăng nợ quá hạn này là do biến động giá trên thị trường làm
cho việc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn cản trở cho việc thực hiện trả nợ vay cho
ngân hàng thay vì một số khách hàng muốn chiếm dụng vốn của ngân hàng, họ để
tiền thu được từ khách hàng của mình để chi trả vào khoản khác không trả cho Ngân
hàng.
2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI
GÒN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CẤN THƠ
Trang
25

×