Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SO SÁNH GIÁO dục VIỆT NAM và GIÁO dục TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.47 KB, 26 trang )

SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ GIÁO DỤC TRUNG QUỐC

1
PHẦN A. HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRUNG QUỐC
Hơn 50 năm qua, từ ngày nước Trung Hoa mới ra đời, nền giáo dục của Trung
Quốc đó thu được những thành tựu nổi bật: phát triển không ngừng và ngày nay đang
từng bước hiện đại hóa. Trước năm 1949 có tới 80% dân số Trung Quốc mù chữ, ở
nông thôn tỷ lệ này là 95%. Đến nay, tỷ lệ mù chữ chỉ còn 16,5% tổng số dân cả nước.
Năm 1949 Trung Quốc có trên 1 triệu trường học các cấp các lọai hình khác nhau, 11
triệu 40 vạn giáo viên và trên 225 triệu người theo học. Có thể khẳng định rằng nền
giáo dục Trung Quốc là một nền giáo dục có quy mô lớn nhất thế giới.
Ngày nay, Trung Quốc sánh ngang với các nước tiên tiến trên thế giới. Sản
phẩm của Trung Quốc có mặt khắp thế giới, với giá thành thấp hơn so với sản phẩm từ
các cường quốc kĩ nghệ bên Âu châu, Mĩ hay Nhật. Nhiều người Việt, trong đó có
chúng tôi, nhìn sự phát triển của Trung Quốc một cách ngưỡng mộ, và tự hỏi làm thế
nào mà họ đã đạt được một sự phát triển ngoạn mục như thế, và tự hỏi chúng ta cũng
có thể phát triển như họ? Để trả lời câu hỏi vừa nêu chúng tôi cùng các bạn hãy làm
một phép so sánh giữa hai nền giáo dục Trung Quốc và Việt Nam.
I. SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC.
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của đông bán cầu, phía đông
nam của đại lục Á-Âu, phía đông và giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có
biên giới chung với Nga, Mông Cổ (phía Bắc), với Kazakstan, Kirghitan, Taghikistan
(phía Tây), với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía Tây Nam), với
Myanma, Lào, Việt Nam (phía Nam), với Triều Tiên (phía Đông).
Dân số: Khoảng 1,3 tỷ người (tính đến tháng 12/2002)
Diện tích: 9,6 triệu km2
Quốc tệ: Nhân dân tệ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP: năm 2003 đạt 1.460 tỷ USD, tăng 9,3%, GDP
bình quân đầu người lần đầu tiên vượt 1090 USD; năm 2004 đạt 13.651,5 tỷ NDT
(1650 tỷ USD) tăng 9,5%.
Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô.


Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7
o
C, tháng 2 là 26
o
C. Ba khu vực được coi
là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán và Trùng Khánh.
Dân tộc: Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu,
ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60%
diện tích toàn quốc).
Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực
thuộc Trung ương, 4 cấp hành chính gồm: Tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi và Thiên Chúa
Giáo.
Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm chuẩn.
Ngày Quốc khách: 01/10/1949.
II. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRUNG QUỐC
2
Giáo dục phải kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá ưu tú của dân
tộc Trung Hoa, tiếp thu mọi thành quả ưu tú, văn minh, phát triển của nhân loại; "đặt
giáo dục vào vị trí chiến lược ưu tiên phát triển” với sứ mệnh cơ bản là “phục vụ xây
dựng hiện đại hoá, phục vụ nhân dân, kết hợp với lao động sản xuất và thực tiễn xã
hội, bồi dưỡng thế hệ những người…phát triển toàn diện "
III. HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRUNG QUỐC
1. Hệ thống giáo dục nói chung
Phát triền giáo dục được Trung Quốc đặt là một nhiệm vụ hàng đầu và hết sức
quan trọng. Với chính sách "phát triển đất nước thông qua khoa học và giáo dục", trẻ
em Trung Quốc được hưởng nền giáo dục bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (từ lớp 1 tới
lớp9). "Hướng tới nền giáo dục hiện đại, tới thế giới và tương lai" là đường hướng chủ
đạo cho sự phát triển hệ thống giáo dục cả ngắn hạn và dài hạn.
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc có thể chia làm các giai đoạn sau:

1.1 Giáo dục mẫu giáo:
Cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi tại các nhà trẻ.
1.2 Giáo dục tiểu học:
Cho học sinh từ 6 đến 11 tuổi. Các trường tiểu học thường do chính quyền các
địa phương điều hành và được miễn phí. Tuy nhiên, cũng có một số trường tư do các
doanh nghiệp và các cá nhân điều hành.
1.3 Giáo dục phổ thông:
Dành cho học sinh từ 12-17 tuổi. Các trường phổ thông chủ yếu do chính quyền
địa phương điều hành. Các trường phổ thông do nhà nước điều hành bao gồm trường
sơ trung và cao trung, cả hai hệ đều kéo dài 3 năm. Sinh viên không bắt buộc phải học
cao trung và phải trả khoản học phí nhỏ cho chương trình này. Các trường phổ thông
tư thường có chương trình giáo dục chuẩn và có xu hướng thiên về dạy nghề nhưng
bằng cấp của các trường này được coi là tương đương với các trường công lập. Các
sinh viên tốt nghiệp từ các trường chuyên thường có khả năng đỗ đại học cao hơn.
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường sơ trung thường vào học tại các trường cao trung.
Tuy nhiên, có một số sinh viên chọn học tại các trường dạy nghề hoặc trường phổ
thông chuyên trong thời gian 3 đến 5 năm.
1.4 Giáo dục đại học và dạy nghề:
Đối với chương trình đại học, có các khoá học nghề cũng như các khoá học cấp
bằng đại học, sau đại học, và tiến sỹ. Sinh viên theo học cử nhân sẽ học trong vòng 4-5
năm, chương trình Thạc sỹ kéo dài 2-3 năm và tiến sỹ trong 3 năm. Giáo dục đại học
do các trường đại học, cao đẳng, các viện và các trường cao đẳng nghề đảm nhiệm.
Các cơ sở đào tạo này thực hiện các nghiên cứu khoa học và học thuật, cung cấp các
dịch vụ xã hội và các khoá học cho sinh viên. Để vào trường đại học hay cao đẳng,
các sinh viên cần thi đại học - thường diễn ra vào tháng bảy hàng năm. Việc sinh viên
đỗ đại học hay không tuỳ thuộc vào số lượng thí sinh tham dự kỳ thi đại học và điểm
của bài thi, vì vậy vào được đại học đối với sinh viên Trung Quốc cũng là sự cạnh
tranh khá lớn. Những sinh viên không đỗ đại học có thể vào các trường cao đẳng tư
nếu muốn tiếp tục việc học tập. Học tập tại các trường cao đẳng này thường đắt đỏ hơn
các trường đại học công lập. Các sinh viên không có điều kiện học đại học, cao đẳng

có thể trau dồi kiến thức cho mình thông qua quá trình làm việc.
3
Giáo dục đại học ở Trung Quốc rất phát triển trong những năm vừa qua với hơn
2000 trường đại học và cao đẳng cấp các loại bằng: cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Cách đây
hơn 50 năm, Trung Quốc đó chấp nhận học sinh nước ngoài tới học tập. Trong số hơn
2000 trường đại học và cao đẳng, hơn 300 trường hiện có sinh viên nước ngoài theo
học. Chương trình dành cho sinh viên nước ngoài bao gồm 2 năm học cấp ba, chương
trỡnh đào tạo lấy bằng cử nhân cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; chương trình khung
cấp bằng và chương trình đào tạo ngôn ngữ.
Tất cả các trường đại học và cao đẳng có sinh viên nước ngoài cung cấp các điều kiện
tốt nhất cho sinh viên ăn, ở ngay tại trường hoặc gần trường . Các sinh viên nước
ngoài sống ở Trung Quốc có thể sống ở ngoài khuôn viên của trường tuỳ theo nguyện
vọng.
Các chương trình học bổng thường chương trình trao đổi song phương, và các
sinh viên thường xin học bổng qua chính phủ. Các sinh viên cũng có thể nộp trực tiếp
cho trường đại học hoặc cao đẳng mà mình muốn học tập tại đó.
Trung Quốc từ lâu được biết đến là một trong những nước có nền văn hoá đồ sộ
và lâu đời nhất thế giới. Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một
nền kinh tế và kỹ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ và một nền giáo dục và đào tạo chất
lượng cao và thực sự thiết thực với tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Sự nghiệp giáo dục hiện đại của Trung Quốc đó được bắt đầu từ trước khi xoá bỏ
chế độ khoa cử phong kiến vào năm 1905, nhưng sự phát triển toàn diện và quy mô
mang tính toàn dân của nền giáo dục Trung Quốc chỉ được bắt đầu khi đất nước Trung
Quốc mới được thành lập vào năm 1949.
Trong hơn 50 năm qua, Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục phát huy truyền
thống chú trọng phát triển giáo dục từ ngàn xưa. Mỗi năm, ngân sách tài chính được
cấp cho ngành giáo dục chiếm đến gần 14% tổng chi tài chính nhà nước, tương đương
gần 3% GDP.
Giáo dục Trung Quốc được chia thành các cấp học như sau
Mẫu giáo: 3 năm ;- Bậc tiểu học: 6 năm;- Bậc trung học cơ sở: 3 năm

- Bậc trung học phổ thông: 3 năm;- Cao đẳng và đại học: 4-5 năm;- Cao học:
2-3 năm
- Tiến sỹ: 3 năm
Chính sách tuyển sinh sinh viên quốc tế của các trường đại học và học viện ở
Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20. Trong hơn 50 qua, Trung
Quốc đã luôn chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho du học sinh quốc tế nhất là sinh
viên đến từ Việt Nam.
Ban đầu, du học sinh quốc tế lưu học tại Trung Quốc phải học tiếng, đạt trình
độ tương đương HSK 5-6 (Chuẩn kiểm tra Hán Ngữ quốc gia của Trung Quốc). Khi
đó đạt cấp độ 5-6 HSK tiếng Trung, cùng với văn bằng tốt nghiệp Trung học phổ
thông hay bằng Đại học của Việt Nam, lưu học sinh có thể nộp đơn xin vào học 1
chuyên ngành Đại học hay sau Đại học và sẽ được nhận vào học mà không phải thi
đầu vào
Trước khi tìm kiếm một đường lối phát triển hợp lý, các nhà lãnh đạo Trung
Quốc đó nhín nhận 5 hạn chế chính của nền giáo dục quốc gia. Thứ nhất, về cơ bản,
giáo dục lạc hậu không thích ứng được với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế thị trường, với những đòi hỏi của cải cách mở cửa và sự nghiệp xây dựng hiện đại
hoá.
4
Thứ hai, thể chế giáo dục và cơ chế vận hành không thích hợp với nhu cầu cả
cách sâu hơn nữa về kinh tế, chính trị, KHKT. Quản lý của nhà nước với giáo dục quá
cứng nhắc khiến cho nhà trường mất sức sống. Quá trình ra quyết định giáo dục vẫn
mang tính tập trung cao, được chỉ đạo từ trên xuống và các cán bộ cấp thấp hơn vẫn
phải trung thành với đường lối và chủ trương của lãnh đạo Đảng.
Thứ ba, cơ cấu giáo dục còn mất cân đối. Giáo dục phổ thông mỏng và yếu.
Không có đủ trường học, chất lượng giảng dạy cũng không cao, thiếu nghiêm trọng
giáo viên và các thiết bị dạy học cần thiết. Giáo dục kĩ thuật và nghề nghiệp không
phát triển. Có sự mất cân đối về tỷ lệ các chuyên ngành và tầng bậc trong nội bộ giáo
dục đại học. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch đáng kể trong giáo dục giữa nông thôn và
thành thị và giữa những vùng kinh tế phát triển và vùng nghèo.

Thứ tư, tư tưởng cũng như phương pháp giáo dục chậm đổi mới, nội dung chương
trỡnh cũ kỹ, phương pháp dạy học gò bó, khâu hoạt động thực tiễn không được coi
trọng. Giáo dục vẫn thiên về phục vụ thi cử, mang nặng tư tưởng “cá chép vượt khải
hoàn môn hoá rồng”. Các nghiên cứu khoa học vẫn được tiến hành theo lối kinh
nghiệm, không phục vụ thực tiễn.
Thứ năm, đầu tư cho giáo dục không đủ. Đội ngũ giáo viên và thiết bị dạy học còn
kém và thiếu, chưa được phát huy và sử dụng có hiệu quả. Trên cơ sở những hạn chế
nhiều mặt trong giáo dục, quan điểm của Trung Quốc là “đặt giáo dục vào vị trí chiến
lược ưu tiên phát triển” với sứ mệnh cơ bản là “phục vụ xây dựng hiện đại hoá, phục
vụ nhân dân, kết hợp với lao động sản xuất và thực tiễn xó hội, bồi dưỡng thế hệ
những người…phát triển toàn diện…” (Đại hội ĐCSTQ XVI).
Xem xét tình hình giáo dục của các quốc gia với quy mô, dân số, trình độ phát
triển khác nhau, chúng ta nhận thấy các quốc gia đều có điểm chung là không một nền
giáo dục nào phát triển mà không có các hạn chế cần khắc phục. Một hạn chế chung
với tất cả các nền giáo dục là không theo kịp sự phát triển kinh tế, xu thế toàn cầu hóa
và xu thế cạnh tranh ngày càng cao. Vì vậy, đòi hỏi cải cách liên tục chất lượng giáo
dục luôn luôn là ưu tiên số một với các quốc gia. Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo
phải có khả năng nhìn thẳng vào thực tế yếu kém của giáo dục quốc gia, trước khi có
thể hoạch định một chính sách phát triển giáo dục hiệu quả.
2/. Sơ đồ hệ thống giáo dục Trung quốc
5
IV. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC PHỔ THỒNG TRUNG QUỐC
1./ Luật giáo dục nước cộng hòa nhân dân Trung hoa”
Điều 3: Nhà nước kiên trì lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch
Đông và lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc làm tư tưởng
chỉ đạo, tuân thủ nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp đã xác định, phát triển sự nghiệp
giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Điều 4: Giáo dục là cơ sở để xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, Nhà nước
đảm bảo ưu tiên phát triển sự nghiệp gdục.Toàn xã hội phải quan tâm và ủng hộ sự
nghiệp giáo dục phát triển.Toàn xã hội phải tôn trọng các thầy cô giáo.

Điều 5: Giáo dục phải phục vụ công cuộc xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ
nghĩa, phải kết hợp với lãnh đạo sản xuất, bồi dưỡng lớp người xây dựng và kế tục sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển toàn diện về đức, trí, thể…
Điều 6: Nhà nước giáo dục chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể, xã hội chủ
nghĩa và lý tưởng, đạo đức, kỷ luật, pháp chế quốc phòng cũng như tinh thần đoàn kết
dân tộc trong tất cả mọi người trung tiểu học.
6
Điều 7: Giáo dục phải kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá ưu tú
của dân tộc Trung Hoa, tiếp thu mọi thành quả ưu tú, văn minh, phát triển của nhân
loại.
Điều 8: Hoạt động giáo dục phải phù hợp lợi ích chung của Nhà nước và xã hội.
Nhà nước tách rời giáo dục với tôn giáo. Mọi tổ chức và cá nhân không được lợi
dụng tôn giáo để hoạt động gây trở ngại cho chế độ giáo dục của Nhà nước.
Điều 13: Nhà nước sẽ thưởng cho tập thể và cá nhân nào có cống hiến nổi bật
cho sự nghiệp phát triển giáo dục.
Điều 14: Quốc vụ Viện và Chính quyền các cấp thể theo nguyên tắc phân cấp
quản lý, phân cấp phụ trách để lãnh đạo và quản lý công tác giáo dục.
Giáo dục Trung học và dưới trung học do Chính quyền địa phương quản lý dưới
sự lãnh đạo của Quốc vụ Viện.
Những cơ sở giáo dục bậc đại học, do Quốc vụ viện, chính quyền tỉnh, khu tự
trị, thành phố trực thuộc quản lý.
CHƯƠNG III:TRƯỜNG HỌC VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC
Điều 28: Trường học và cơ sở giáo dục khác có các quyền lợi sau:
1. Tự chủ quản lý theo chương trình;
2. Tổ chức thự thi mọi hoạt động dạy học;
3. Chiêu sinh hoặc nhận người đến học;
4. Quản lý danh sách học sinh, thực thi thưởng, phạt;
5. Cấp phát chứng chỉ chuyên môn tương ứng cho học sinh;
6. Mỗi giáo viên hoặc cán bộ nhân viên thực thi thưởng phạt;
7. Quản lý, sử dụng các công trình và kinh phí của đơn vị mình;

8. Từ chối mọi sự can thiệp phi pháp đối với hoạt động dạy học của mọi tổ chức
và cá nhân;
9. Các quyền lợi khác mà pháp luật, pháp quy quy định.
Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trường học và cơ sở giáo dục khác
không bị xâm phạm.
CHƯƠNG IV:GIÁO VIÊN VÀ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC GIÁO
DỤC KHÁC
Điều 41: Nhà nước khuyến khích trường học, cơ sở giáo dục khác và tổ chức xã
hội có biện pháp tạo điều kiện cho công dân được học tập suốt đời.
Điều 42: Người học có các quyền lợi sau:
1. Tham gia mọi hoạt động đề ra trong kế hoạch học tập, sử dụng trang thiết bị,
tư liệu sách báo học tập;
2. Được tiền học bổng, tiền vay, tiền trợ cấp học tập theo quy định hữu quan của
Nhà nước;
3. Được dánh giá công bằng thành tích học tập và đạo đức, rèn luyện. Sau khi
hoàn thành ngành học theo quy định, sẽ được nhận bằng chuyên môn và bằng học vị
tương ứng.
4. Nếu không tán thành hình thức kỷ luật của trường được khiếu nại lên ngành
hữu quan; nếu nhà trường, giáo viên xâm phạm quyền hợp pháp về thân thể, tài sản thì
học sinh được khiếu nại hoặc đề nghị khởi tố theo luật.
5. Quyền lợi khác mà pháp luật, pháp quy quy định.
7
CHƯƠNG VII:ĐẦU TƯ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO GIÁO DỤC
Điều 53: Nhà nước xây dựng thể chế lấy ngân sách Nhà nước là chính, coi kinh
phí giáo dục có từ những con đường khác là phụ, tăng cường từng bước đầu tư cho
giáo dục, đảm bảo kinh phí ổn định cho các trường quốc lập.
Trường học và cơ sở giáo dục khác do tổ chức xí nghiệp sự nghiệp, đoàn thể xã
hội và tổ chức xã hội, cá nhân khác mở theo luật, kinh phí do họ tự lo liệu, chính
quyền các cấp có thể có những sự giúp đỡ thích đáng.
Điều 54: Tỷ lệ kinh phí dành cho giáo dục so với tổng thu nhập quốc dân phải

được tăng dần theo đà phát triển của kinh tế quốc dân và sự gia tăng của khoản thu
ngân sách. Tỷ lệ cụ thể và từng bước thực thi do Quốc vụ viện quy định.
Trong tổng chi ngân sách, các cấp trong cả nước, tỷ lệ kinh phí dành cho giáo
dục phải nâng dần theo sự phát triển của kinh tế quốc dân.
Điều 55: Kinh phí dành cho giáo dục của chính quyền các cấp, thể theo nguyên
tắc thống nhất giữa công việc và tài chính, sẽ được giải trình riêng trong dự toán ngân
sách.
Mức tăng tài chính mà chính quyền các cấp dành cho giáo dục phải cao hơn
mức tăng thu nhập thường xuyên của tài chính, đồng thời tăng dần theo kinh phí giáo
dục tính theo bình quân học sinh trong trường, đảm bảo tăng dần lương cho giáo viên
và kinh phí chung bình quân học sinh.
Điều 60: Nhà nước khuyến khích tổ chức xã hội và cá nhân trong và ngoài nước
quên góp, tài trợ cho trường học.
Điều 61: Kinh phí giáo dục trong ngân sách Nhà nước, tiền quyên góp của tổ
chức xã hội cá nhân phải dùng cho giáo dục, không dùng vào việc khác hay bớt xén đi.
Điều 62: Nhà nước khuyến khích dùng khoản vay, tín dụng ủng hộ sự nghiệp
giáo dục phát triển.
Điều 63: Chính quyền các cấp và ngành quản lý giáo dục khác phải tăng cường
quản lý, giám sát kinh phí giáo dục của các trường và cơ sở giáo dục, nâng cao hiệu
quả đầu tư cho giáo dục.
Điều 64: Chính quyền địa phương các cấp và ngành quản lý liên quan khác phải
đưa việc xây dựng cơ bản trường học vào quy hoạch. Xây dựng thành phố nông thôn,
lên quy hoạch tổng thể những khu đất dành để xây dựng cơ bản các trường và vật tư
cần thiết, có chính sách ưu đãi theo quy định hữu quan của Nhà nước.
Điều 65: Chính quyền các cấp có chính sách ưu tiên, ưu đãi theo quy định của
Nhà nước đối với việc xuất bản sách giáo khoa và sách báo, tư liệu dạy học, việc sản
xuất và cung ứng máy móc đồ dùng dạy học, nhập khẩu sách báo tư liệu, thiết bị giảng
dạy, đồ dùng dạy học, phục vụ giảng dạy và nghiên cứu của các trường.
Điều 66: Chính quyền cấp huyện trở lên, phải phát triển dạy học trên ti vi, vệ
tinh và các phương pháp dạy học hiện đại khác, ngành quản lý hữu quan khác phải

dành chương trình ưu tiên, giúp đỡ ngành giáo dục.
Nhà nước khuyến khích trường học và cơ sở giáo dục khác mở rộng ứng dụng
phương pháp dạy học hiện đại.
CHƯƠNG VIII: GIAO LƯU VÀ HỢP TÁC ĐỐI NGOẠI VỀ GIÁO DỤC
Điều 67: Nhà nước khuyến khích giao lưu và hợp tác đối ngoại về giáo dục.
Quan hệ giao lưu và hợp tác đối ngoại về giáo dục kiên trì, nguyên tắc, độc lập, tự chủ,
bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, không được làm trái pháp luật Trung Quốc,
không được tổn hại chủ quyền quốc gia, an toàn và lợi ích chung toàn xã hội.
8
2. Những biến chuyển về kinh tế - xã hội Trung Quốc từ sau mở của cho đến nay:
Trung Quốc là 1 nước đông dân nhất, có lịch sử hết sức lâu dài, có diện tích lớn
thứ 3 trên thế giới, có 1 nền văn hóa rất to lớn, là nơi phát minh ra giấy, thuốc súng, la
bàn, nghề in
Mặc dù là 1 nước lớn nhưng trong lịch sử trung quốc vẫn bị Mông Cổ đô hộ
khoảng 100 năm.
Từ 1911 đến 1949 Trung Quốc xảy ra cuộc tranh giành giữa hai phe do Tưởng
Giới Thạch và 1 bên là Mao Trạch Đông lãnh đạo.
Mô hình chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô từ năm 1949 đến trước khi cải
cách mở cửa năm 1978.
Đặng Tiểu Bình là người khởi xướng công cuộc cải cách ở Trung Quốc , ông được
người dân Trung Quốc đặt cho danh hiệu “tổng công trình sư”, nhà “thiết kế” và là
linh hồn của cụng cuộc cải cách mở cửa thành công của đất nước tỷ dân. Ông từng là
người phải 3 lần “vào trung nam hải”( vào lao tù).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế lý tưởng của thế giới là 3,2%, nhưng Trung Quốc đã có
những năm kinh tế tăng tưởng 15%.
Sự kiện đánh dấu nền kinh tế TQ hội nhập thế giới là gia nhập WTO vào năm
2001( Việt Nam 2006).
2.1. Những biến chuyển(thành tựu) về GD từ sau mở cửa đến nay:
- Tư duy giáo dục: chuyển đổi quan niệm từ chỗ: GD là công cụ của chuyên
chính giai cấp sang quan niệm khoa học và gd là lực lượng sản xuất thứ nhất trong

chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chiến lược: Khoa – Giáo – Hưng – Quốc
và gói gọn trong 16 chữ: “Giáo dục hướng tới hiện đại hóa, hướng ra thế giới, hướng
tới tương lai”.
Giáo dục bây giờ được coi là lực lượng sản xuất thứ nhất, chứ không chỉ là công cụ
của giai cấp chuyên chính.
- Cải tổ mạnh mẽ hệ thống giáp dục quốc dân theo hướng ngày càng hoàn thiện
và hiện đại.(đặc điểm chung của cả 3 nền giáo dục đã nghiên cứu)
240 triệu học sinh-sinh viên, giáo viên là 11,5 triệu.
Cải tổ theo hướng sau:
Về cơ cấu: Xác định xây dựng hệ thống cơ cấu: 6-3-3-4 có tính đến các yếu tố
lịch sử, tức là chưa chuyển đồng loạt mà vẫn còn có vùng để 5-4-3-4
Chuyển mục tiêu PC THCS lên 9 năm và mục tiêu hoàn thành vào năm 2010.
Thực hiện phân luồng giáo dục sau THCS mạnh thành 2 nhánh: lên THPT và
TH dạy nghề.
Hiện đại hóa và cải tổ nội dung chương trình đào tạo, chế độ thi cử giáo dục phổ
thông.
Phát triển mạnh hệ thống giáo dục cho người trưởng thành, từ xóa mù cho đến
đào tạo đại học. Được coi là 1 bộ phận tổ thành quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân với đa dạng các hình thức.
Chuẩn bị ban hành bộ luật giáo dục suốt đời.
2.2. Đa dạng hoá giáo dục: phương thức hiệu quả để giải bài toán công bằng xã hội
Giáo dục cho mọi người luôn là mục tiêu hướng tới của các cải cách liên quan đến
giáo dục. Bình đẳng về tiếp cận có vai trũ quan trọng trong duy trì ổn định xã hội cũng
như tăng cường đoàn kết dân tộc. Trung Quốc lại gặp phải vấn đề về chênh lệch giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư và đặc biệt là giữa các vùng miền của đất nước. Do sự
9
khác biệt về kinh tế của các khu vực trực tiếp ảnh hưởng đến đầu tư giáo dục, cộng
thêm với tác dụng thu hút nguồn trí lực của các khu vực kinh tế phát triển, sự không
đồng đều về giáo dục giữa các khu vực sẽ khiến cho khoảng cách chênh lệch về giáo
dục giữa các khu vực mở rộng, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của khu vực lạc

hậu, hơn nữa cũn ảnh hưởng tới việc nâng cao tố chất của toàn thể quốc dân. Nhận rừ
điều đó, nên đảm bảo sự phát triển giáo dục hài hoà giữa các khu vực là một trong các
trọng điểm chiến lược phát triển giáo dục Trung Quốc.
Mục tiêu cho đến 2010 là giải quyết có hiệu quả vấn đề đầu tư giáo dục của các vùng,
khiến cho giáo dục ở các vùng lạc hậu có thể đi trước trình độ phát triển kinh tế của
địa phương đó, đặt nền móng cho sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế sau này,
đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển cân đối, hài hũa kinh tế trên toàn quốc .
3. Đa dạng hoá giáo dục: nền giáo dục hướng nhân bản .
Nhấn mạnh đến một xu hướng chung trong nội dung của các mục tiêu chiến
lược giáo dục các nước, đó là giáo dục hướng về con người. Giáo dục nhằm phục vụ
các mục đích phát triển kinh tế không có nghĩa là tạo ra những công dân cứng nhắc,
rập khuôn theo các yêu cầu về khoa học kỹ thuật. Trong thời đại mới khi yếu tố con
người càng ngày càng nắm vai trò chủ chốt quyết định thành công thì các nước cũng
nhận thức rằng giáo dục phải nhằm tạo ra những con người toàn diện, phát triển mọi
mặt và được tôn trọng. Trên cơ sở đó, giáo dục và nuôi dưỡng tài năng là một trong
những mục tiêu chung của các quốc gia, nhất là các quốc gia châu Á.
Trong chiến lược giáo dục của Trung Quốc, việc nâng cao tố chất của con
người sẽ trở thành mô thức chủ đạo của giáo dục từ nay về sau. Điều này cũng có
nghĩa là, việc đào tạo nhân tài theo mô hình phức hợp, biết sinh tồn, giỏi học tập, dám
sáng tạo với mục tiêu nâng cao tố chất của toàn thể công dân sẽ trở thành hướng đi cơ
bản của chiến lược này. mục tiêu đào tạo học sinh sẽ là giáo dục toàn diện. Người học
sinh được đào tạo ra sẽ là những thanh niên có sức khỏe tốt, dồi dào tinh thần, ổn định
tâm lý, có năng lực hợp tác và năng lực học tập nhất định. Giáo dục tố chất nhấn mạnh
hơn đến tính toàn diện và hài hòa của sự phát triển cơ thể. Giáo dục tố chất không phải
là giáo dục tuyển chọn, nhưng nó không phản đối giáo dục tài năng, mà còn tích cực
tạo điều kiện để cho những người có khả năng trở thành người tài đều có thể xuất hiện.
Giáo dục tố chất lấy sự phát triển tự thân của cá thể làm điểm xuất phát và làm cơ sở
của việc giáo dục. Mục tiêu phát triển của giáo dục không phải là tiêu diệt sự khác
biệt, tiêu diệt cá tính, mà ngược lại thừa nhận sự khác biệt và khuyến khích phát triển
cá tính. Chính vì vậy, trong nền giáo dục Trung Quốc đó và đang nảy sinh một cuộc

cải cách, đó là sự chuyển dịch trọng tâm từ “giáo dục khoa cử” chuyển sang “ giáo dục
tố chất”, là sự chuyển biến từ “ giáo dục sách vở” sang “giáo dục nhân bản”; là bước
chuyển từ chỗ “mọi người đều có thể thất bại” sang “mọi người đều có thể thành
công”.
Nhận thức được tầm quan trọng của phân quyền trong giáo dục, Trung Quốc đó
tiến hành một số cải cách quan trọng liên quan đến quản lý, tài chính và chương trình.
Chương trình về Cải cách và phát triển giáo dục Trung Quốc năm 1993 khẳng định
rằng “hệ thống để vận hành các trường sẽ chứng kiến sự thay đổi lớn lao với sự độc
quyền của chính phủ sẽ thay đổi. Trong khi mà trọng tâm vẫn còn là những trường học
công thì bên cạnh đó các trường học được tài trợ từ cộng đồng đang dần dần được
10
khuyến khích thành lập. Giáo dục cơ bản (basic education) đạt được chủ yếu thông
qua những trường của chính phủ ở địa phương”.
Trên thực tế, về tài chính, chính quyền TW đó bắt đầu giảm sự bao cấp cho các
trường ở địa phương, các nhân viên giáo dục tại các Tỉnh thành, thị trấn, làng mạc đó
theo đuổi các nguồn khác ngoài kinh phí rót từ trung ương để tài trợ cho giáo dục cơ
bản. Các nguồn khác đến từ đóng góp từ các tổ chức công nghiệp và xã hội; quỹ được
tài trợ từ các tổ chức cộng đồng và các cá nhân; học phí từ học viên; và thu nhập từ
các xí nghiệp vận hành trường.
Sự phân quyền về tài chánh và quản lý cũng làm xuất hiện khu vực phi chính
phủ trong giáo dục đào tạo. Các loại trường trung học phi chính phủ hoặc bán công
(semi-private) đó được phép mọc lên. Trước đây, các quỹ được cung cấp bởi cộng
đồng hay tập thể và sau này thì bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Sự khác biệt chính
giữa chúng với các trường của chính phủ (công lập) là sự tự trang trải, sử dụng các
nguồn tài trợ khác nhau.
Sự kiểm soát toàn bộ nội dung học tập là một trong những lĩnh vực cuối cùng
mà những người có thẩm quyền của trung ương đang muốn phân quyền. Đây là thực tế
đối với các nhà nước dân chủ tập trung như Nhật Bản, cũng như đối với các nhà nước
Leninít, tập trung như Trung quốc. Khung chương trình toàn quốc được soạn thảo
năm 1992 và được thực hiện năm 1993. Tuy nhiên, mặc cho những nỗ lực phân quyền,

về cơ bản lĩnh vực này nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát vỡ hầu hết các môn học
vẫn là bắt buộc với những lựa chọn hạn chế.
Cho đến ngày nay, phân quyền vẫn đòi hỏi nhiều quan tâm với các nhà hoạch
định chính sách Trung Quốc vì rằng làm sao thực hiện phân quyền cho tốt và hiệu quả
là một câu hỏi không dễ trả lời, nhất là bản thân phân quyền trong quá trình thực hiện
cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Thứ nhất, dường như phân quyền chỉ hoạt động
tốt trong khu vực phát triển về kinh tế trong khi tỉ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế ở
các địa phương nghèo. Thứ hai, việc các nhà chức trách trung ương và tỉnh đảm nhận
nhiều hơn chi phí quản lí của giáo dục sẽ có thể dẫn đến một hệ quả ngược là sự hoán
vị của sự phân quyền bởi tái tập trung quyền lực. Thứ ba, một thực tế làm đau đầu các
nhà hoạch định chiến lược là chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập.
Nhiều trường trong số này chỉ dành cho con cái nhà giàu, chúng đi chệch hướng
chương trình nhà nước đó phờ chuẩn một cách quá đáng, các nhà quản lí trường không
tuân theo những qui định đó được chấp thuận, nhấn mạnh quá nhiều vào lợi nhuận và
họ làm theo kiểu quản lí gia trưởng, và đội ngũ giáo viên thường là những người đó
nghỉ hưu với tư duy lỗi thời không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.
Cuối cùng, phân quyền khi được áp dụng vào quản lý giáo dục cần được nghiên cứu
làm rừ hai điểm sau đây: một là sự phân quyền ấy có thể thực hiện được một cách thực
chất hay không và hai là liệu phân quyền có tỉ lệ nghịch với sự sụt giảm thành tựu giáo
dục hay không?
Nước Trung quốc, không giống các nước XHCN khác trong thời kỳ chuyển
tiếp, đó chuyển dịch một cách cẩn thận, bằng tất cả cỏc nỗ lực của nú để cho đất nước
thoát khỏi những diện mạo khác nhau của xó hội Trung quốc và kết quả là đó tránh
được một số vấn đề thảm khốc mà các quốc gia khác đó gặp phải. Sự phân quyền tự
nó không nhất thiết là điều tốt. Cần có vai trò của chính phủ trung ương trong giai
đoạn chuyển tiếp để giúp duy trì sự ổn định và giải quyết những bất bình đẳng vùng.
11
PHẦN B. HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
I. SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Đặc điểm địa lý tự nhiên của Việt Nam

- Tọa độ địa lý: 10208’ – 109027’ Đông; Vĩ tuyến: 8027’ – 23023’ Bắc nằm ở cực
Đông Nam của bán đảo Đông Dương, chiếm diện tích khoảng 329.314 km vuông.
Giáp Vịnh Thái Lan ở phía Nam, Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Đông, giáp Trung
Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây.
- Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng.
Miền Trung là miền đất thấp ven biển, những cao nguyên trải dài trên dãy Trường Sơn
và miền Nam là vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ở miền Nam có hai mùa: mưa và khô. Miền
Bắc có 4 mùa rõ rệt trong năm.
- Việt Nam là một nước đông dân cư, tuy diện tích đứng thứ 65 nhưng lại xếp thứ 13
về dân số trên thế giới.
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng
II. MỤC TIÊU CỦA NỀN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM
Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ
thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát
triển nguồn nhân lực phụ vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù
hợp với thực tiến và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở
các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
III. HỆ THỒNG GIÁO DỤC VIỆT NAM
- Giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp học: Tiểu học, Trung học
cơ sở và Trung học phổ thông.
- Hệ thống Giáo dục phổ thông Việt Nam hiện hành là: 5-4-3-4.
Tiểu học : 5 năm.
Trung học cơ sở: 4 năm.
Trung học phổ thông: 3 năm.
Cao đẳng, đại học: 2,5 năm đến 4 năm.
IV. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM
1/. Lấy người học làm trung tâm, ứng dụng lý luận đi đôi với thực tiễn.
Chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung,
phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học được quy định trong Luật giáo dục

(2005); khắc phục những mặt hạn chế của chương trình; sách giáo khoa hiện hành;
tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức
khoa học xã hội và nhân văn; bổ xung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại phù hợp với khả năng tiếp thu của người học.
12
2/. Đa dạng hoá giáo dục và hệ thống giáo dục: điểm khởi đầu trong đổi mới giáo
dục Việt Nam
Thứ nhất, nhìn lại lịch sử phát triển lâu dài của giáo dục Việt Nam từ thời kỳ
dựng nước qua các triều đại phong kiến, qua những năm Pháp thuộc, rồi đến giai đoạn
kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp tuy ở mức độ khác nhau, giáo dục
Việt Nam vẫn luôn luôn là nền giáo dục tinh hoa, dành cho những cá thể trội, những
người có năng lực tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ vượt trội và hoặc những
người trong tầng lớp trên của xã hội (như trong thời kỳ phong kiến và thực dân).
Kể từ khi mở cửa, kể từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương xã hội hoá giáo dục thì giáo
dục Việt Nam đã chuyển dần từng bước sang nền giáo dục cho số đông. Con em chúng
ta bị bắt buộc phải đi học cho dù không muốn học (giáo dục phổ cập – các nước gọi là
giáo dục bắt buộc – compulsory) hoặc phải đi học nếu không thi không biết làm gì vì
không kiếm được việc làm (nét đặc trưng của học sinh, sinh viên Thủ đô so với thanh
niên nông thôn) hoặc cần có mảnh bằng để dễ xin việc hoặc cần phải nâng tỷ lệ sinh
viên trên một vạn dân cho kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới mà trên thực
tế, trình độ phát triển cả về kinh tê xã hội và khoa học công nghệ của một quốc gia đều
tỷ lệ thuận với tỷ lệ này.
Tuy rằng Việt Nam hiện nay, không thiếu những học sinh thực sự là thích học
khi có động cơ học tập đúng đắn. Ví dụ sinh viên các hệ cử nhân tài năng. Thầy dạy
kiểu gì sinh viên vẫn học giỏi vì các em biết tự học và muốn biết cả những điều mà
thầy chưa kịp dạy hoặc không dạy. Đại đa số sinh viên được chấp nhận học NCS ở
nước ngoài mà không cần qua khóa bổ túc nào.
Chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục cho số đông, chuyển từ nền giáo dục
cho những người thích học sang cho những người đa phần buộc phải đi học, từ một tập
thể người học tương đối đồng đều về chất lượng và năng lực sang một tập thể đa dạng

cả về năng lực, trình độ và tâm nguyện là một sự biến đổi ghê gớm đối với hệ thống
giáo dục và xã hội. Những thay đổi này khiến cho mô hình giáo dục tinh hoa và cả xã
hội đều không thích ứng kịp. Xin lấy một ví dụ nhỏ: trong nền giáo dục cho số đông
ấy, cùng học một chương trình nhưng sinh viên trường này, học sinh tỉnh này có thể
làm thầy sinh viên trường khác, học sinh tỉnh khác, có người cần học thực chất, chất
lượng, nhưng có người chỉ cần mua một cái bằng đại học (cho oai). Đông người học
như thế đáng lẽ phải chấp nhận sự phân tầng về chất lượng mà vẫn yêu cầu ở Mù Cang
Chải phải cùng học một chương trình, SGK, phải củng cố chất lượng như ở Thủ đô thì
thực là điều quá khó đối với hệ thống giáo dục. Đó là điều cần quan tâm khi xây dựng
kế hoạch chấn hưng giáo dục nước nhà nói chung và của các vùng miền nói riêng.
Thứ hai, thị trường đang tác động đến từng ngõ ngách của giáo dục Chúng ta
cũng đã phân tích về điểm này, về những mâu thuẫn nảy sinh đối với giáo dục khi nền
kinh tế chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nhưng dường như
chưa thấy hết tầm ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp giáo dục vì không thấy bóng dáng
của thị trường trong các hoạch định chính sách giáo dục. Xã hội đó phê phán mạnh mẽ
việc “ lấy thi để học” và chế độ khoa cử … dạy thêm học thêm… nhưng bản chất xã
hội của những việc đó là gì? Tại sao các biện pháp hành chính luôn luôn là “bắt cóc bỏ
đĩa”. Cái đó chính là mặt trái của thị trường. Tuy rằng “Thị trường là nơi mà bạn tự do
chọn lựa cái tốt nhất và cũng là nơi bạn phải đưa ra cái tốt nhất để không bị loại bỏ. Và
điều đó là quan trọng như nhau đối với giáo dục cũng như với bất kỳ khu vực dịch vụ
công nào khác (Kuzminov)” nhưng theo quan niệm giáo dục không tồn tại “trao đổi
13
giáo dục”, hoạt động giữa người dạy và người học không phải là hoạt động giáo dục
được triển khai theo nguyên tắc trao đổi tương đương của thị trường. Sự xung đột về
nguyên tắc đó khiến cho giáo dục nước ta hiện nay đang bị mặt trái của thị trường
công kích dữ dội. Nhà nước cần có sự trợ giúp cho giáo dục trong cuộc đối đầu này.
Giải pháp không chỉ là tăng lương cho giáo viên và lợi nhuận không có giới hạn. Tăng
đến lúc nào thì vừa? Cần thiết phải tổ chức lại hệ thống giáo dục theo kiểu nhà máy. Ở
đó những người có năng lực được xếp vào đúng chỗ trong dây chuyền sản xuất, những
người không thích ứng cần phải điều chuyển. Nhà trường cũng vậy, khi chuyển sang

nền giáo dục cho số đông cần được cơ cấu lại sao cho học sinh, sinh viên không bị mối
đe doạ thải loại mà thay vào đó là sự chuyển đổi từ nội dung đến hình thức và phương
thức học tập thích hợp với năng lực, sao cho mỗi người đều cảm thấy mình “ ngồi
đúng chỗ”, cảm thấy việc học là có ích, là hứng thú và đều có thể “ thành đạt”.
Thứ ba, môi trường chính trị, kinh tế xã hội của đất nước, của từng địa phương
không chỉ tác động đến giáo dục đào tạo nói chung mà tác động mà cả đến nội dung và
chương trình giáo dục, đến phong cách học tập, sự lựa chọn ngành nghề và đặc tính
của người giáo viên. Xin ví dụ:
Học sinh tiểu học của Thủ đô thậm chí không biết đến con trâu, rừng, thung lũng, con
suối và “lưng đèo” là gì. Học sinh THCS Hà nội sau khi tốt nghiệp, nếu không vào học
THPT thì không biết làm việc gì – khác hẳn học sinh nông thôn hoặc miền núi. Học
sinh THPT Hà Nội sau khi tốt nghiệp chắc chắn rất ít em dự thi vào trường lâm nghiệp
hoặc thuỷ sản, địa chất, địa lý, nhưng lại rất thích các ngành nghề thương mại, ngoại
ngữ, ngoại giao, quản trị kinh doanh …. đơn giản vì bố mẹ, họ hàng, hàng xóm các em
đại đa số làm những công việc đó, giàu lên từ những công việc đó. Thầy cô giáo Thủ
đô rất quan tâm đến chuyện dạy thêm, tăng thu nhập thêm ngoài lương, nhưng ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa cô giáo còn phải đến tận nhà mời các em đến trường
hoặc phụ đạo cho học sinh học yếu lên được lớp theo tiêu chuẩn thi đua của nhà
trường đó giao. Những sự khác biệt ấy tuy rằng rất vi mô, nhưng lại có tác động không
nhỏ đến hệ thống giáo dục. Vì thế cũng rất cần được quan tâm khi hoạch định phương
hướng phát triển giáo dục.
Thứ tư, đổi mới toàn diện và triệt để giáo dục và đào tạo nên bắt đầu từ đâu?
Phải từ quản lý nhà nuớc. Một vấn đề đó được thảo luận lâu nay là cải cách hành chính
nhà nước, mục tiêu có tính bao trùm, cũng là giải pháp để đổi mới quản lý và cung ứng
dịch vụ cụng trong đó có giáo dục. Theo chỗ chúng tôi hiểu thì, quản lý nhà nước có
thể có nhiều cấp độ. managementlà quản lý mang mầu sắc doanh nghiệp -mầu sắc
quản trị trong cụm từ quản trị kinh doanh (business management) khác với quản lý nhà
nước trong “regulate” mà chúng tôi dịch là định chế (quy định, quy chế). Ở cấp cao
hơn “govern” cũng là quản lý nhà nước nhưng mang mầu sắc cai trị, cầm quyền.
Trong các tài liệu tiếng Việt chỉ dùng một từ quản lý cho mọi cấp nên rất khó làm rõ

nội dung của quản lý nhà nước chỉ trong một từ.
Sở dĩ tại sao phải rạch ròi như vậy, vì khi đổi mới giáo dục đòi hỏi phải thay đổi
nội dung và phương thức quản lý nhà nước. Chắc chắn là với các cơ sở công lập, nhà
nước sẽ không cai trị (govern) nữa mà trao quyền tự chủ, sẽ không định chế nữa (de-
regulation - một trong ba phương thức định hướng thị trường) mà giao quyền này cho
cơ sở và sẽ áp dụng phương thức “management” kiểu doanh nghiệp (chủ nghĩa quản lý
mới). Đấy là nếu như chúng ta đang cải cách hành chính theo mô hình phổ biến trên
thế giới hiện nay.
14
Như lời Hồ Chủ tịch dặn quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng trước khi bay sang
Paris “ Dĩ bất biến ứng vạn biến” để áp dụng cho giáo dục Việt Nam. Điều này có thể
hiểu là lấy mục tiêu tối thượng của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài cho đất nước làm cái bất biến, nội dung, chương trình, phương
thức, tổ chức hệ thống giáo dục là cái khả biến để đáp ứng với những biến động như
sấm như sét của thị trường. “ Vạn biến như lôi nhất tâm thiền định”. Không áp đặt
toàn bộ hệ thống theo một mô hình cứng nhắc, bao cấp và quan liêu mệnh lệnh để đối
lại với cái hết sức đa dạng và phong phú của thực tiễn giáo dục quốc dân trong nền
kinh tế thị trường vì thị trường không ngoan ngoãn như cấp dưới của một cơ quan
hành chính. Phải chăng đó là cái bước khởi đầu để đổi mới toàn diện và triệt để giáo
dục Việt Nam.
15
PHẦN C. SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
TRUNG QUỐC VIỆT NAM
Mục tiêu: Đào tạo những con người mới
có đủ Đức-trí-thể-mĩ đáp ứng được những
đòi hỏi của xã hội thông tin và toàn cầu
hoá.
Cải cách giáo dục: từ 1949 - nay: 7 cuộc
cải cách -> nhằm xây dựng một nền giáo
dục mở, tạo cơ hội cho mọi người được

học tập suốt đời.
Phổ cập giáo dục: 9 năm (từ 6 – 15 tuổi),
miễn phí.
Tài chính cho GD: Mỗi năm, ngân sách
tài chính được cấp cho ngành giáo dục
chiếm đến gần 14% tổng chi tài chính nhà
nước, tương đương gần 3% GDP
Phương châm giáo dục:
Giáo dục hướng về hiện đại, Giáo dục
hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra
thế giới. Đây là tư tưởng xác lập vị trí
chiến lược của Giáo dục trong nỗ lực xây
dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm
tăng cường hội nhập quốc tế
Phương pháp GD:
Học sinh, sinh viên được học tập theo
phương pháp mới, khuyến khích sự chủ
động, sáng tạo, tìm tòi.
Các giáo viên chỉ là người hướng dẫn,
khơi nguồn sáng tạo chứ không phải là
người ép buộc học sinh đi theo khuôn
mẫu có sẵn, nhằm mở hướng phát triển tư
duy cho những thế hệ tương lai của đất
nước.
Mục tiêu: Đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.

Cải cách giáo dục (từ 1950 – nay): 3 cuộc
cải cách: lần 1 (năm 1950), lần 2 (năm

1956), lần 3 (năm 1980) -> nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phổ cập giáo dục: 9 năm, trong đó 5 năm
tiểu học miễn phí.
Tài chính cho giáo dục: Năm 1995 chi
phí cho giáo dục là 2.75% chiếm 9.8%
ngân sách nhà nước. Sẽ tăng lên
3%(2000), 3.6%(2005), 5%(2010).
Phương châm giáo dục:
Phát triển con người toàn diện về mọi mặt
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xây dựng con người vừa “ hồng”, vừa “
chuyên”.
Phương pháp GD
Lấy người học làm trung tâm.
coi trọng lí thuyết.
Giáo dục Việt Nam có tính cạnh tranh
tương đối, chương trình học quá nặng nên
đa phần cả giáo viên và học sinh đều khó
theo kịp.
16
PHẦN D. NHỮNG HẠN CHẾ GIÁO DỤC TRUNG QUỐC - VIỆT NAM
I/. GIÁO DỤC TRUNG QUỐC
Các tổ chức học thuật trong các trường đại học cũng đang bị hành chính hóa bởi
thủ tục và mệnh lệnh hành chính. Điều này đã vô hình bóp nghẹt tính sáng tạo trong
học thuật cũng như quyền và lợi ích trong lĩnh vực học thuật của người giảng viên. Nó
đẩy người thầy, người cô, chuyên gia, học giả vào chỗ im lặng.
“Quan hệ thầy trò trên giảng đường đại học bây giờ sao nó xa vời vợi” – một giảng
viên lâu năm chia sẻ. Ngày trước điều kiện học tập và giảng dạy vô cùng thiếu thốn,
khó khăn, nhưng thầy trò quý mến, gần gũi.

Bây giờ tình thầy trò cao quý ấy đang bị thương mại hóa nên mới có chuyện có vị giáo
sư nọ yêu cầu nghiên cứu sinh mình hướng dẫn đi … làm thêm giúp thầy. Thỉnh
thoảng vẫn nghe đâu đó những chuyện đau lòng như trò đánh thầy, đổi tình lấy điểm
kiểu học. kiểu dạy và học đối phó, học để thi đó trở thành một căn bệnh nan y thâm
căn cố đế.
Coi trọng sách vở hơn là con người. Mặc dù học sinh phải làm rất nhiều bài tập nhưng
vẫn không thể phát triển toàn diện là vì các em bị làm cho thui chột tính tích cực, chủ
động và sáng tạo ngay từ khi chập chững đến trường.
Nghe lời luôn luôn là yêu cầu đầu tiên người giáo viên đặt ra cho học sinh bậc mầm
non, tiểu học – độ tuổi hiếu động và đòi hỏi phải được quan tâm, phát triển tư duy và
cá tính. Phê bình, nhiều khi là những hình thức trừng phạt đối với học sinh không chịu
nghe lời đó làm mất tính tư duy độc lập và sự bạo dạn của con trẻ. Các em dần trở
thành những cỗ máy chép y chang lời văn của thầy, cô để mong vượt qua những kỳ
thi.
II/. GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường
là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu
học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh
viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học
ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
Thế nhưng, khi nhìn vào chương trình giáo dục của Việt Nam hiện nay và theo
dõi báo động của các nhà giáo dục trong nước, khó có thể phủ nhận một thực tế là giáo
dục tại Việt Nam đang có vấn đề, ở mức độ khủng hoảng. Khủng hoảng hiện diện
trong rất nhiều lãnh vực khác nhau của giáo dục. Tình trạng bất cập, yếu kém trong
chất lượng giáo dục và việc xem nhẹ hình thành nhân cách cũng đã được ghi nhận
trong một báo cáo thẩm tra của Quốc hội. Vấn đề còn lại là làm sao giải quyết những
khủng hoảng đó dựa trên điều kiện thực tế của Việt Nam.
Nhìn toàn thể, trường học Việt Nam đào tạo khá tốt về các môn khoa học tự
nhiên và một số ngành kỹ thuật. Khuyết điểm, nếu có, trong các lãnh vực này, có thể
được khắc phục tương đối dễ dàng. Khủng hoảng căn bản của giáo dục Việt Nam nằm

ở mô thức giáo dục và những chính sách liên quan đến mục tiêu hàng đầu là phát triển
con người toàn diện. Nói khác đi, nó liên hệ đến mục tiêu phát triển những giá trị
17
chính như sự trong sáng, khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, và ý thức tôn trọng sự
khác biệt, v.v.
Một nền giáo dục thực sự phát triển con người toàn diện không thể là một nền
giáo dục nhằm phục vụ một chế độ, một quan điểm chính trị, một tập thể lãnh đạo, một
giai cấp, một tôn giáo, v.v. Lỗi lầm quan trọng nhất trong giáo dục Việt Nam lại nằm ở
điểm này. Ở miền Bắc trước khi chiến tranh chấm dứt, và ở cả nước trong khoảng gần
20 năm tiếp theo đó, nó là một nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa, nó không chấp nhận
những mô hình xã hội khác, những tư duy khác. Bên cạnh đó nó là một nền giáo dục
mang tính giai cấp, dành đặc quyền giáo dục cho một thành phần của xã hội. Ngày
nay, tính giai cấp quả thật đã giảm đi nhiều. Riêng về các môn học như Triết học Mác-
Lê-nin, Chủ nghĩa khoa học xã hội, Lịch sử Ðảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v. dù
thực tế cho thấy sự thất bại không thể chối cãi của mô hình xã hội chủ nghĩa, chúng
vẫn còn là những môn học bắt buộc và chiếm một thời lượng không nhỏ trong chương
trình học và cả trong thi cử. Dù rằng, không phải đến bây giờ mà đã hơn mười năm
trước đây, các môn học này đã được xem là những môn mà “thầy không muốn dạy, trò
không muốn học” . Sự bắt buộc này kéo theo một vấn nạn khác của giáo dục: buộc học
trò chấp nhận và sống với sự giả dối và bất công. Nhất là bất công với những triết
thuyết khác, những đóng góp trí tuệ khác trong suốt quá trình phát triển của nhân loại.
Theo Quốc Việt, “Việc đưa lịch sử đảng cộng sản, chứ không phải lịch sử quốc gia và
dân tộc thành một môn học bắt buộc là một việc không những đi ngược lại với yêu cầu
của xã hội mà còn phản lịch sử, phản dân tộc, và phản tiến bộ.”
Ngoài sự bắt buộc giảng dạy các môn chính trị và triết học nói trên, phương
pháp giáo dục của Việt Nam nói chung còn chịu ảnh hưởng nặng nề của một mô thức
giáo dục mà Ngô Tự Lập gọi là mô thức áp đặt . Công bình mà nói, mô thức áp đặt
vẫn có một vị trí quan trọng của nó trong giáo dục, nhất là giáo dục ở bậc tiểu học, và
phần nào ở trung học, với điều kiện nó chỉ là một phần của phương pháp giáo dục mà
mô thức chính chú trọng vào việc gợi ý để học sinh phát triển óc sáng tạo và khả năng

tư duy độc lập. Dùng phương pháp áp đặt như một mô thức chính cho giáo dục như
trong trường hợp Việt Nam hiện nay hoàn toàn không hợp lý cho sự phát triển một nền
giáo dục tiên tiến trong điều kiện toàn cầu hóa và thời đại của bùng nổ thông tin.
Ngược lại, nó đang biến nền giáo dục này trở thành lạc hậu, dù nhìn trên mặt nổi,
lượng thông tin trong các chương trình học ở Việt Nam nhiều hơn chương trình giáo
dục của nhiều quốc gia tiên tiến. Theo Hà Thư Sinh (HTS), thế hệ của ông “đã lớn lên
trong một nền giáo dục thiếu vắng những nguyên tắc căn bản như trung thực và sáng
tạo”. Chương trình giáo dục được cải cách và áp dụng từ vài năm nay không cho thấy
thế hệ kế tiếp sẽ không còn đưa ra một nhận xét tương tự.
Một sai lầm căn bản khác của giáo dục Việt Nam là tính đồng phục trong giảng
dạy. Ở Việt Nam, chỉ có một loại sách giáo khoa, của nhà nước. Ðiều này không thấy
có ở nước Pháp, nước Mỹ, và cả ở miền Nam Việt Nam trước đây. Trên nguyên tắc,
thầy giáo phải theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục, nhưng mỗi thầy giáo có khả
năng tiếp cận và truyền đạt riêng và chỉ dạy giỏi với cách tiếp cận đó, cách truyền đạt
đó. Mặt khác, một nền giáo dục tốt không thể là một nền giáo dục mà hàng triệu học
sinh tốt nghiệp ngoài việc tiếp thu những bài vở giống hệt nhau, còn có cách nhận
định, suy diễn như nhau, và nói năng giống nhau. Thật ra, hiện nay vẫn còn nhiều quốc
gia tập trung quyền soạn sách giáo khoa trung, tiểu học vào bộ giáo dục như trường
hợp Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề của họ sẽ nhẹ hơn nếu việc soạn thảo công phu, có
18
chất lượng cao, và sách giáo khoa được thay đổi và cập nhật nhanh. Những điều kiện
này hiện nay Việt Nam đang thiếu. Nhiều sai lầm trong sách giáo khoa được phát hiện
và khả năng cập nhật của Việt Nam lại rất chậm.
Sau cùng, giáo dục không thể là một thứ ghetto, hay một tháp ngà mà phải gắn
liền với đời sống của xã hội. Nó ảnh hưởng lên xã hội và xã hội ảnh hưởng lên nó.
Ảnh hưởng tiêu cực nguy hiểm nhất mà xã hội tác động vào giáo dục là những tệ đoan
và tính phi nguyên tắc của xã hội. Thực tế của xã hội Việt Nam khó cho thấy khả năng
cân bằng những ảnh hưởng tiêu cực này bằng những ảnh hưởng tích cực, ít ra trong
tương lai gần. Ảnh hưởng tích cực lớn nhất mà mọi người đều nhìn thấy là sự hỗ trợ
của gia đình trong việc giáo dục của con cái. Xuất phát từ ảnh hưởng của Nho giáo và

truyền thống dân tộc, các gia đình Việt Nam thường mang lại cho học đường sự hỗ trợ
và hy sinh đáng kể trong việc giáo dục con cái họ. Nhưng nếu giáo dục chỉ dừng lại ở
những giá trị đào tạo chuyên viên và viên chức, thì không khéo, những hỗ trợ và hy
sinh này chỉ còn lại mục tiêu là giúp tạo cơ hội tiến thân. Hiện nay, ý thức trách nhiệm
của cá nhân với cộng đồng chưa được phát triển đúng mức trong học đường như một
trong những mục tiêu chính của giáo dục. Nó gần như chưa có được bao nhiêu sức
mạnh cần thiết để học đường ảnh hưởng tốt lên xã hội, để cuối cùng giữa học đường
và xã hội có những ảnh hưởng hỗ tương, như có thể nhìn thấy ở Singapore, ở Ðại Hàn,
hay Ðài Loan ngày nay. Hay cả mười hay hai mươi năm trước đây. Những trình bày
sau đây liên quan đến một số vấn đề đang được bàn cãi nhiều nhất trong việc giảng
dạy ở trung, tiểu học và ở đại học.
Những người đang ở ngoài nước, nếu nhìn vào nội dung các sách giáo khoa
dành cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay, không khỏi không kính phục. Nhưng
sau đó, suy nghĩ lại, thái độ thay đổi ngay. Chương trình giảng dạy quá nặng, hướng
về nhồi sọ, nhồi thông tin hơn là giáo dục thật sự. Thầy cô giáo không thể có đủ thời
giờ giảng dạy tất cả với thời lượng cho phép ở trường. Không kể, với thực tế về trình
độ hiểu biết nói chung của giáo chức hiện nay, thật khó để tin rằng họ có đủ khả năng
truyền đạt tốt một nội dung như vây. Ðồng thời, rất khó để tin rằng những đầu óc non
nớt của các em ở lứa tuổi tiểu học có thể tiếp thu rồi tiêu hóa phần nội dung đó một
cách dễ dàng. Hậu quả là hầu như tất cả học sinh đều phải đi học thêm.
Giáo dục nhằm đào tạo con người toàn diện, nhưng trong điều kiện như vậy thời
giờ đâu để các em được hưởng những thứ khác, cần thiết không kém những bài học
trong sách, như thể thao, như vui đùa với chúng bạn. Tình trạng ở trung học cũng
không khác mấy. Chuyện học thêm, cũng chính với những thầy cô giáo đó, là một thực
tế ở các trường trung, tiểu học Việt Nam. Nó giúp cho các em có được những điểm số
cao hơn. Nó giúp thầy cô giáo có thêm ít thu hoạch thường rất ít ỏi nếu chỉ dựa trên
đồng lương chính thức. Nhìn kỹ nó tệ hại hơn tình trạng “dạy kèm ngoài giờ học chính
thức”. Ở Việt Nam, nó đang trở thành một thói quen nguy hiểm. Mặt khác, một tình
trạng như vậy dễ tạo nên một loại tham nhũng trong trường học. Thực tế này đưa đến
hai hậu quả vô cùng tai hại và rất phản giáo dục. Tại hại thứ nhất là học sinh dễ trở nên

mệt mỏi. Sẽ không còn bao nhiêu sức lực về đầu óc khi bắt đầu lên đại học. Và nếu cố
gắng qua khỏi được đại học thì dễ có khuynh hướng nghỉ ngơi về đầu óc và hưởng thụ
hơn là để bắt đầu một hành trình vào đời thật sự của một người trẻ về cả thể xác lẫn
tinh thần. Tai hại thứ hai phát sinh từ tình trạng tham nhũng nói trên đây. Nó khiến trẻ
con chấp nhận sự tham nhũng ở trường học và cách đi bằng ngõ ngách một cách tự
19
nhiên, để rồi sau này ra trường đời sẽ coi chuyện tham nhũng là bình thường, không là
một vấn đề phải ngăn chận hay tránh né.
Sau cùng, một chương trình giáo dục như vậy cướp đi sự hồn nhiên, và từ đó
làm giảm sự phát triển trí thông minh của tuổi trẻ Việt Nam. Giáo sư Hoàng Tụy đã
đưa ra những nhận xét sâu sắc và đáng báo động khi ông phân tích và so sánh giáo dục
của Việt nam với giáo dục của Ðức. (Theo kết quả khảo sát công bố trên một tạp chí
Ðức ngày 8 tháng 8 năm 2002 thì trình độ học vấn của học sinh tiểu học ở Hà nội cao
hơn ở Munich, nhưng học sinh Ðức có phần thông minh hơn.)
Khi trao đổi với một số nhà giáo dục từ Việt Nam sang, chúng ta thường được
nghe sự than phiền của họ về tình trạng giảng dạy ở đại học Việt Nam hiện nay. Câu
kết luận thường giống nhau: đại học Việt Nam đang còn là một loại trường trung học
cấp bốn. Dĩ nhiên, chương trình học có cao hơn ở trung học nhiều, phương tiện giảng
dạy có đầy đủ hơn ở trung học và cả ở đại học trước đây, sinh viên tốt nghiệp ra nước
ngoài học tiếp không khó khăn lắm (nếu xuất thân từ các trường giỏi trong nước).
Ðiểm then chốt ở đây là đại học Việt Nam đang thiếu vắng những nét quan trọng nhất
để phân biệt một trung học cấp bốn với một trường đại học. Ðó là: quyền tự do phát
biểu của sinh viên; sự bình đẳng giữa thầy trò trong trao đổi tri thức, trong tranh luận;
và một môi trường để trưởng thành như một trí thức thực sự, không chịu ảnh hưởng
bởi những áp lực chính trị bên ngoài khuôn viên đại học. Không phải sinh viên nào khi
ra trường cũng đều trở thành một trí thức, nhưng mục đích của đại học phải là để đào
tạo trí thức và giúp sinh viên có khả năng độc lập để chọn lựa cách sống của mình. Kể
cả sự lựa chọn không sống như một trí thức.
20
PHẦN E: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I/. NHÌN TỪ HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI MỘT SỐ NƯỚC Á CHÂU.
Singapore, Ðại Hàn, Ðại Loan là một số nước Á châu đã từng trải qua những kinh
nghiệm tương đối giống Việt Nam. Nhìn quá trình phát triển giáo dục của họ trong nửa
thế kỷ qua, ta có thể bắt gặp những vấn đề giáo dục tương tự. Tuy nhiên, những vấn đề đó
của họ xẩy ra ở những thời điểm sớm hơn. Ta cũng có thể nhìn thấy cách giải quyết của
họ khác Việt Nam và quyết tâm của họ cũng khác. Bên cạnh, cũng có những vấn đề rất
giống nhau, nhất là những vấn đề có cội rễ từ hàng ngàn năm phong kiến, từ hàng ngàn
năm ở cửa Khổng sân Trình, từ cả trăm năm thuộc địa, và từ khát vọng vươn lên bằng con
đường ngắn nhất và hợp với truyền thống nhất: con đường học vấn. Từ đó, sự giống nhau
rõ nét nhất vẫn là khuynh hướng tập trung quyền kiểm soát giáo dục vào tay nhà nước, và
khuynh hướng của một số đông thường coi nặng giáo dục như con đường tiến thân mà
xem nhẹ mục tiêu chính của nó. Ðiều này luôn luôn tạo nên tranh cãi, và cách giải quyết
khôn ngoan vẫn là làm sao áp dụng mô hình giáo dục của các nước tiên tiến phương Tây
một cách thích nghi.
Mục tiêu của giáo dục, về căn bản, không khác nhau. Ði vào thực tế, sự phát triển
hay trì trệ trên mỗi mục tiêu thay đổi tùy thuộc hoàn cảnh và mức độ phát triển của quốc
gia. Trong số ba quốc gia nói trên, Singapore có lẽ là quốc gia xác định những nét căn bản
trong nền giáo dục của họ rõ nhất, và chú trọng đặc biệt vào việc giáo dục công dân họ
trên những giá trị này. Sau đây là vài nét chính trong nền giáo dục đó:
II/. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC LÀ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN VÀ GIÁO DỤC
CÔNG DÂN
Sự phát triển cá nhân phải toàn diện, bao gồm cả đức, trí, thể, mỹ và tính xã hội
Giáo dục đào tạo con người có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, và bè bạn
Giáo dục đào tạo con người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và đất nước
Ðể làm tốt nhiệm vụ nói trên, các cơ quan giáo dục phải giúp trẻ em khám phá những tài
năng riêng biệt của chúng, ý thức rõ tất cả tiềm năng, và phát triển lòng đam mê học hỏi
cho suốt cả cuộc đời. Hệ thống giáo dục phải uyển chuyển, dễ điều chỉnh để thích nghi với
những thay đổi của xã hội và đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của quần chúng.
Hệ thống đó cung ứng nhiều lựa chọn cho học sinh, tạo thói quen đặt câu hỏi khi học,
khuyến khích khả năng tự học, phát triển khuynh hướng suy nghĩ về những cái mới và độc

đáo.
III/. HỌC GÌ TỪ NỀN GIÁO DỤC TRUNG QUỐC
Từ những kết quả đạt được của nhân dân Trung Quốc về kinh tế cũng như văn hoá,
xã hội dựa trên thành quả của giáo dục mà Trung Quốc chú trọng cải cách trong 25 năm
qua, Việt Nam có thể học tập được gì từ cuộc cải cách của Trung Quốc trong giai đoạn
tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước?
Phương châm chiến lược phát triển Giáo dục Trung Quốc đó là: Giáo dục hướng về
hiện đại, Giáo dục hướng tới tương lai và Giáo dục hướng ra thế giới. Đây là tư tưởng xác
lập vị trí chiến lược của Giáo dục trong nỗ lực xây dựng đất nước phát triển, nhất là nhằm
tăng cường hội nhập quốc tế. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc chủ trương bồi dưỡng,
giáo dục nhân tài theo ba hướng này.
21
Hướng về hiện đại hoá tức là xây dựng mối quan hệ giữa GV với phát triển kinh
tế, gắn Giáo dục với việc thực hiện các nhiệm vụ chung của đất nước.
Hướng ra thế giới là mối quan hệ giữa giáo dục và thế giới, vừa tuân theo những
đặc trưng giáo dục Trung Quốc vừa chú ý đến xu thế phát triển của khoa học, kỹ thuật
và giáo dục các nước khác trên thế giới nhằm có biện pháp, chính sách, chủ trương
đúng đắn cho giáo dục.
Hướng tới tương lai là xác định mối quan hệ giữa giáo dục và tương lai, nhấn
mạnh nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá.
Để thực hiện "ba hướng này" Trung Quốc tiến hành bằng nhiều biện pháp cụ thể.
Phát triển mô hình trường THPT tổng hợp (THPTTH) thử nghiệm ở Bắc Kinh,
Thượng Hải, Thâm Quyến. Mô hình THPTTH được coi là mô hình trường giáo dục
hướng nghiệp tốt nhất cho HS vỡ HS cú thể tự lựa chọn nghề nghiệp trong cơ chế thị
trường cạnh tranh hoặc tiếp tục học lên CĐ, ĐH theo sở thích của mình.
Ưu điểm của trường này là HS sau khi ra trường vừa có trình độ học vấn phổ thông
(được cấp bằng THPT), vừa có trình độ kỹ năng nghề nghiệp (được cấp chứng chỉ
nghề) để tham gia vào thị trường lao động. Cụ thể thấy mô hình trường này rất thích
hợp với Việt Nam, khi ta đang cố gắng đào tạo, phát huy nguồn nhân lực phục vụ cho
yêu cầu CNH-HĐH đất nước.

Bên cạnh hệ thống trường công lập được chú trọng đầu tư phát triển, Trung
Quốc còn chú trọng phát triển hệ thống trường dân lập. Hình thành cục diện mới song
song với việc phát triển trường công lập và dân lập. Đây là con đường tất yếu để một
đất nước còn nhiều khó khăn có thể đại chúng hoá giáo dục ĐH, biến gánh nặng về
dân số thành nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao.
Trung Quốc khẳng định giáo dục ĐH là nũng cốt quan trọng trong công cuộc
hiện đại hoá mà các trường ĐH là nơi đào tạo chuyên gia có trình độ chuyên môn cao
trên nhiều lĩnh vực tri thức và cũng là mảnh đất gieo mềm sáng tạo, nơi bừng nở kiến
thức.
Trung Quốc còn chủ trương phát triển nhiều hình thức trường ĐH đào tạo không
chính quy như ĐH qua truyền hình, ĐH nông dân, ĐH viên chức, học viện Giáo dục
và bồi dưỡng GV, học viện quản lý cán bộ, ĐH tự học có hướng dẫn. Đây là những
trường ĐH kiểu mới trên cơ sở kết hợp 3 yếu tố: cá nhân tự học, xã hội trợ giúp, nhà
nước chỉ đạo.
Phương thức đào tạo này nếu được áp dụng vào Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội
học ĐH cho mọi người, góp phần vào thực hiện mục tiêu Giáo dục: nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Bài học lớn từ thực tiễn 25 năm cải cách mở cửa cho thấy: muốn hiện đại hoá
phải thực hiện cải cách, mà muốn cải cách không còn con đường nào khác ngoài con
đường học hỏi, kế thừa tiến bộ khoa học công nghệ phương tây (chủ yếu là Mỹ). Quá
trình học hỏi, chuyển giao công nghệ nước ngoài đem lại nhiều ưu thế hơn cho Trung
Quốc: không phải tốn nhiều thời gian và tiền của cho nghiên cứu công nghệ mới, tranh
thủ được thời gian, rút ngắn khoảng cách phát triển với các cường quốc trên thế giới.
Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc chủ trương mở cửa giao lưu với thế giới bên
ngoài trong khi vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những thành
tựu tiên tiến về giáo dục của các nước trên thế giới, thực hiện chủ trương tăng cường
giao lưu và hợp tác quốc tế với phương châm "ủng hộ lưu học sinh, khuyến khích về
nước, đi về tự do".
22
Du học sinh được coi là nguồn tài sản quí giá của đất nước, được nhà nước coi

trọng, được tín nhiệm và hưởng nhiều ưu đãi. Du học sinh là đội ngũ trí thức trẻ đem
tinh hoa học hỏi từ bên ngoài để về xây dựng đất nước.
Trên thực tế, chính sách thu hút học sinh không phải mới xuất hiện trong thời
gian gần đây mà nó có từ thời Tôn Trung Sơn. Tư tưởng Giáo dục của Tôn Trung Sơn
là trọng dụng người tài nên chủ trương khuyến khích du học, bồi dưỡng nhân tài.
Thực hiện chính sách mở cửa, Trung Quốc không những đưa học sinh đi du học
mà còn thu hút, tiếp nhận sinh viên từ 154 nước đến học tập và nhiều giáo viên, học
giả nước ngoài về giảng dạy. Song song với hợp tác đào tạo trao đổi giáo viên, du học
sinh, trải thảm đỏ đón du học sinh, Hoa kiều về phục vụ đất nước, Trung Quốc thực
hiện tốt công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Công tác này góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn tình trạng chảy máu chất
xám - chảy máu tài sản trí tuệ đồng thời khuyến khích các nhà khoa học và các nhà
đầu tư bỏ thời gian tiền bạc, công sức và trí tuệ vào nghiên cứu, phát minh, sáng tạo
nhiều công trình khoa học phục vụ cho phát triển đất nước.
Qua phân tích quá trình đổi mới giáo dục của Trung Quốc có thể rút ra một số điểm
mấu chốt liên hệ tới quá trình đổi mới giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay.
Một là, quá trình đổi mới thực sự khởi nguồn vào năm 1982 (lúc đó GDP trên
đầu người của Hàn Quốc là 3,012 USD so với 3,142 của Việt Nam năm 2010, IMF) 10
từ việc thành lập hiệp hội các trường ĐH. Tuy vậy phải mất 10 năm, bằng sự mở
đường của quá trình dân chủ hóa diễn ra từ năm 1987 đến năm 1992 tại Hàn Quốc, thì
hiệp hội này mới chính thức được công nhận là cơ quan độc lập, giám sát và kiểm định
chất lượng của hơn 200 trường thành viên.
Hai là, quá trình đổi mới chính sách xuất phát từ sự đổi mới sâu xa về tư duy: từ
việc coi trường đại học là cơ sở do nhà nước sinh ra, và cần chịu sự quản lý của nhà
nước đến tư duy coi trường ĐH là một thực thể xã hội độc lập, có vai trò nuôi dưỡng
sáng tạo khoa học và truyền bá kiến thức. Từ cơ chế xin cho, định hướng đến cơ chế
khuyến khích sáng tạo tri thức và phát huy tính đa dạng vốn có của bất kỳ một xã hội
nào.
Cải cách giáo dục đại học Việt Nam cần dựa trên những nền tảng sau: một đạo
luật đủ mạnh để khẳng định quyền tự chủ của các trường đại học ; một hệ thống các

quy định điều tiết mối quan hệ giữa chính phủ và hệ thống giáo dục đại học , sao cho
các trường không bị hạn chế quyền tự chủ của mình; minh bạch hóa các quy định về
quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội, sao cho các cơ quan quản lý, hội đồng trường
và hiệu trưởng hiểu rõ quyền và trách nhiệm cụ thể của mình; tăng cường năng lực
quản lý của các trường; và xây dựng niềm tin đối với quá trình tự chủ của các trường
đại học .
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách giáo dục, nghiên cứu áp
dụng những mô hình đào tạo, mô hình quản lý giáo dục phù hợp đang là những vấn đề
lớn đặt ra cho Việt Nam.
Cần xác định rõ mục tiêu của phát triển giáo dục, lựa chọn chính sách giáo dục phù
hợp với đặc điểm về văn hoá, kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật trong từng giai
đoạn.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy tại các trường tiểu học và trung
học. Mở rộng quy mô các loại hình đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Tăng
cường tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục.
23
Đổi mới quản lý giáo dục hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển
mạng lưới trường lớp và cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Giáo dục Việt
Nam cần giảm bớt mô thức giảng dạy áp đặt và tăng cường mô thức gợi ý. Cần xem
các mục tiêu “trung thực”, “sáng tạo”, “tôn trọng sự khác biệt”, v.v., là những mục tiêu
hàng đầu của giáo dục chớ không phải việc nhồi nhét kiến thức. Về phương diện này,
các nước phương Tây có rất nhiều chương trình thiết kế cho TV hay computer để phụ
giúp thầy, cô giáo trong giảng dạy mà Việt Nam có thể chọn lựa và thiết kế theo hoàn
cảnh của mình.
Cần giảm thiểu sự mệt mỏi của học sinh, nhất là học sinh cấp tiểu học. Ðặc biệt,
nên giảm bớt lượng kiến thức hay thông tin trong chương trình học. Nhắm đến một
hành trình lâu dài hơn của con người. Không nên để họ gục ngã sớm về đầu óc.
Ðặt nặng vào việc đào tạo giáo chức và dành những đãi ngộ đặc biệt cho họ.
Trong trường hợp các nước đang phát triển như Việt Nam, giáo chức phải được tuyển
chọn từ thành phần ưu tú nhất của đất nước. Trong thực tế, một thanh niên ở tuổi 18

mới bước chân vào đại học chưa có ý niệm gì về những vấn đề như yêu trẻ, như hết
lòng đào tạo tốt những thế hệ tương lai của đất nước. Chỉ có lòng tự hào, sự đãi ngộ và
vị trí xã hội mới lôi kéo được các sinh viên ưu tú nhất vào các trường sư phạm, gần
giống như cái cách mà nước Pháp đã dành cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
của họ, hay chính sách của Ðại Hàn như đã trình bày trên đây. Ðiều này đòi hỏi một
chính sách ưu đãi từ phía chính quyền và một thái độ yểm trợ tinh thần từ xã hội.
Ðối với các trường đại học, ngoài việc áp dụng chương trình giảng dạy theo mô
hình của các quốc gia tiên tiến phương Tây, quyền tự trị đại học cần được ban hành
cho đại học Việt Nam. Thiếu sự tự trị, đại học Việt Nam khó có thể hoàn tất vai trò
đào tạo trí thức của nó. Ðây có thể là một liều thuốc đắng nếu chính trị xem đại học
như một lực lượng đối kháng nguy hiểm. Nhưng, đây lại là một điểm chuyển hướng
quan trọng để những thành phần tốt nghiệp đại học trong tương lai không mang mặc
cảm nào với những đồng nghiệp ở các nước tiên tiến, đặc biệt ở các nước Á châu vốn
trước đây có cùng điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế với Việt Nam, như Ðại Hàn và
Ðài Loan. Từ điểm chuyển hướng đó, họ mới có thể đóng góp cho đất nước bằng tất
cả sức mạnh tinh thần, lòng hăng say, và niềm kiêu hãnh của họ. Ðừng nên quên một
thực tế rằng, một sinh viên Việt Nam nếu bằng cách nào đó ra khỏi nước, vào học các
trường đại học của phương Tây, khi trở về (ngay cả khi quyết định ở lại ngoài nước)
thường được coi trọng hơn là nếu anh ta chọn ở lại với trường đại học trên quê hương.
Sự kính trọng đó phát sinh từ những điều kiện về giáo dục mà sinh viên đó được
hưởng ở nước ngoài, bao gồm những điều kiện mà anh ta hoàn toàn bị từ chối nếu
chọn ở lại trên quê hương. Ðây là một bất công rất khó giải thích.
Ðề nghị sau cùng, và có lẽ là đề nghị quan trọng nhất, là nhà nước Việt Nam
nên xem phát triển giáo dục toàn diện là ưu tiên hàng đầu của quốc gia, xem nguồn
nhân lực được đào tạo qua giáo dục là tài nguyên quí giá nhất của đất nước. Và, có can
đảm không ép trẻ con học những thứ mà chính mình cũng biết là chẳng còn giá trị gì
nữa.
Tóm lại, học trò Việt Nam nói chung học giỏi, nhà giáo Việt Nam nói chung có
lòng. Chương trình giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên và một số ngành kỹ thuật
ở các trường lớn có chất lượng cao. Tuy nhiên, Việt Nam đang có khủng hoảng khá

trầm trọng về giáo dục. Khủng hoảng ở những mục tiêu căn bản, vì nền giáo dục đó có
thể đào tạo những học trò giỏi, nhưng gần như suốt đời cũng vẫn là những học trò giỏi
24
của ngày còn đi học. Những nhà giáo Việt Nam gần như suốt đời cũng bị buộc phải
chỉ là những nhà giáo tận tụy truyền đạt kiến thức cho học trò. Ra khỏi phạm vi của
trường học, phạm vi của chữ nghĩa, ảnh hưởng của họ để tác động vào xã hội còn rất
khiêm nhường. Nếu có, thường là do những gì họ học được, không phải ở trường học,
mà ở trường đời, trường chính trị, qua quen biết. Khủng hoảng đó cần được khắc
phục, và có thể được khắc phục. Chỉ với điều kiện, nhà nước quyết tâm xem phát triển
giáo dục toàn diện là ưu tiên số một, học kinh nghiệm của những quốc gia đã nhờ giáo
dục mà đạt những thành tựu vượt bực và bền vững. Và khi làm chính sách giáo dục
nên nghĩ đến những mục tiêu lớn như đào tạo con người trung thực, có sáng tạo, có tư
duy độc lập, biết tôn trọng sự khác biệt, v.v. bên trên sự chuyển giao tri thức. Và, hãy
can đảm quên đi những gì thực sự không còn giá trị nữa.
Việt Nam có một gia tài mà rất ít quốc gia khác có được: một số lượng đông đảo
người Việt ở nước ngoài đã và đang được đào tạo tại các trường hàng đầu của thế giới.
Tuy nhiên, sử dụng được nguồn nhân lực này vào việc phát triển đất nước, hay nói
riêng, vào việc phát triển giáo dục của đất nước, đòi hỏi những nỗ lực lớn vô cùng.
Nói tóm lại, sự phát triển của giáo dục đại học Trung Quốc trong thời gian qua
rất đáng làm bài học đế chúng ta tham khảo. Bài học quan trọng nhất có lẽ là cần phải
hoàn thiện hệ thống giáo dục trung và tiểu học trước khi có được một hệ thống đại học
có chất lượng cao. Bài học khác là cần phải quan tâm đến chất lượng đào tạo trong khi
mở rộng hệ thống đại học tư nhân. Bài học thứ ba là các giá trị Khổng giáo, đã giúp
Trung Quốc có được một nền đại học hiện đại và nhân văn. Việt Nam chúng ta hoàn
toàn có khả năng xây dựng một nền giáo dục đại học như Trung Quốc, nhưng cần phải
có một chương trình cải cách lâu dài và có hệ thống.
Hà nội, tháng 6 năm 2012
Nguyễn Lê Huấn
25

×