Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.16 KB, 127 trang )

Trờng Đại học kinh tế quốc dân

1.1
PHạM TRà MI
HOàN THIệN Tổ CHứC KIểM TOáN NộI Bộ
TạI NGÂN HàNG TMCP á CHÂU CHI NHáNH NGHệ AN
chuyên ngành: Kế TOáN, KIểM TOáN Và PHÂN TíCH
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGs.ts. nguyễn THị PHƯƠNG
HOA
Hµ néi, n¨m 2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 4
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn kiểm toán nội
bộ 2
Mục tiêu nghiên cứu 4
Câu hỏi nghiên cứu 5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
Phương pháp nghiên cứu 6
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 8
Kết cấu của luận văn 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI 9
Ngân hàng thương mại với rủi ro hoạt động 9
Khái niệm, chức năng của ngân hàng thương mại 9


Rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 12
Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán nội bộ 18
Khái niệm, mục đích, chức năng, vai trò của kiểm toán nội bộ 18
Hoạt động kiểm toán nội bộ 23
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 31
Đặc điểm kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại 38
Mục tiêu của kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại 38
Nội dung của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 39
Tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 40
Kinh nghiệm kiểm toán nội bộ trong NHTM ở một số nước trên thế giới 43
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
Á CHÂU CHI NHÁNH NGHỆ AN 48
Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An 48
Lịch sử hình thành và phát triển 48
Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh 49
Tình hình kinh doanh của ACB CN Nghệ An 51
Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi
nhánh Nghệ An 53
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 53
Nhiệm vụ và quyền hạn của KTNB tại Ngân hàng TMCP Á Châu 55
Nội dung và quy trình KTNB tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An
56
Tổ chức thực hiện KTNB tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An 65
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU,
CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 74
Thảo luận kết quả nghiên cứu 74
Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng TMCP Á Châu
chi nhánh Nghệ An 76
Những thành tựu đạt được của công tác KTNB tại ACB chi nhánh Nghệ An 76
Một số tồn tại trong hoạt động KTNB tại ACB Nghệ An 78

Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu
chi nhánh Nghệ An 79
Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 79
Hoàn thiện quy chế kiểm toán nội bộ 80
Xây dựng hệ thống phương pháp kiểm toán nội bộ 83
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ công nhân viên đặc biệt là của kiểm toán
viên 88
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán nội bộ 89
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại ACB chi
nhánh Nghệ An 90
Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước 90
Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An 92
Đóng góp của đề tài nghiên cứu 93
Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu
trong tương lai 94
Hạn chế của đề tài 94
Một số hướng nghiên cứu trong tương lai 95
Kết luận đề tài nghiên cứu 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ACB: Asia Commercial Joint Stock Bank – Ngân hàng TMCP Á Châu
2. BGĐ: Ban Giám đốc
3. BKS: Ban kiểm soát
4. CN: Chi nhánh
5. HĐQT: Hội đồng quản trị
6. KSNB: Kiểm soát nội bộ
7. KTNB: Kiểm toán nội bộ
8. KTV: Kiểm toán viên
9. KTVNB: Kiểm toán viên nội bộ

10. NHTM: Ngân hàng thương mại
11. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
12. TMCP: Thương mại cổ phần
13. TCBS: The Complete Banking Solution – Hệ thống quản trị nghiệp vụ ngân hàng
14. TCTD: Tổ chức tín dụng
15. TGĐ: Tổng giám đốc
16. TTQT: Thanh toán quốc tế
17. CNTT: Công nghệ thông tin
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 3.1 Tình hình kết quả kinh doanh của ACB CN Nghệ An 52
Bảng 3.1 Số lượng hồ sơ tín dụng kiểm tra chi tiết 67
Bảng 3.2 Số lượng hồ sơ TTQT kiểm tra chi tiết 70
Bảng 3.3: Thủ tục kiểm tra chi tiết 87
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Quy trình KTNB 25
Sơ đồ 2.2: Mô hình KTNB thứ nhất 32
Sơ đồ 2.3: Mô hình KTNB thứ hai 32
Sơ đồ 2.4: Mô hình KTNB thứ ba 33
Sơ đồ 2.5: Mô hình KTNB thứ tư 34
Sơ đồ 2.6: Tổ chức bộ máy KTNB theo lĩnh vực kiểm toán 36
Sơ đồ 2.7: Tổ chức bộ máy KTNB theo khối chức năng 37
Sơ đồ 2.8: Tổ chức bộ máy KTNB theo vị trí địa lý 37
41
Sơ đồ 2.9: Vị trí KTNB trong NHTM 41
Sơ đồ 2.10: Cơ cấu tổ chức bộ máy KTNB trong NHTM 42
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của ACB Nghệ An 50
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức KTNB trong Ngân hàng TMCP Á Châu 54
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tổ chức tín dụng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt, hoạt
động có nhiều rủi ro nhất là trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động như hiện
nay. Cùng với sự phát triển năng động và ngày một phức tạp của các nền kinh tế,
vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ trong việc đưa ra đảm bảo về việc đơn vị
có thể kiểm soát một cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cả các
khu vực kinh tế. Sau hơn ba năm hoạt động, ACB chi nhánh Nghệ An đã có những
bước tiến đáng kể và đóng góp một phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy
nhiên hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong
lĩnh vực tín dụng vốn đem lại thu nhập chủ yếu cho đơn vị như: chất lượng tín dụng
chưa cao và tiểm ẩn rủi ro, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng, cơ chế cho vay còn
nhiều bất cập, cơ cấu cho vay chưa hợp lý,… nên phát triển chưa tương xứng với
khả năng. Do đó việc kiểm toán nội bộ đối với các nghiệp vụ của đơn vị là cần thiết
để tránh được rủi ro trong hoạt động.
Xuất phát từ tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ và thực tiễn tại đơn vị, tôi đã
chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Á Châu-chi
nhánh Nghệ An” để nghiên cứu.
1.2. Tổng quan những nghiên cứu đến đề tài luận văn kiểm toán nội bộ
KTNB và những vấn đề liên quan được nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều
khía cạnh và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số nghiên cứu có thể được kể đến
như: “KTNB hiện đại” của Victor Z.Brink và Herbert Witt (1941); Tác giả
J.C.Shaw (1980) về “KTNB - một yếu tố cần thiết cho hoạt động quản lý hiệu quả”;
John.A.Edds (1980) “Kiểm toán quản trị - khái niệm và thực hiện”.
Ở Việt Nam năm 1997, Tác giả Nguyễn Quang Quynh (1998) với nghiên cứu
“Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát trong quản lý vĩ mô và vi mô ở Việt Nam”.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Tác giả Phan Trung Kiên (2008) “Hoàn thiện tổ chức
ii
KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Thị Trang
Nhung (2007) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức KTNB tại ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ của tác giả Mai Thị Vân (2008) với đề tài
“Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu” nghiên cứu
hoạt động KTNB của toàn hệ thống ACB chứ không đi sâu vào hoạt động của bộ
phận KTNB tại từng chi nhánh. Như vậy, các đề tài nghiên cứu đều chưa tập trung
nghiên cứu tổ chức KTNB tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An. Vì
những lý do đó, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu lý luận về NHTM, về KTNB
NHTM và thực trạng KTNB tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An trên
hai nội dung chính là hoạt động KTNB và tổ chức bộ máy KTNB.
1.3. Mục tiên nghiên cứu
- Làm rõ bản chất của KTNB trong doanh nghiệp nói chung và trong NHTM
nói riêng
- Phân tích thực trạng KTNB tại ACB CN Nghệ An. Thực trạng KTNB tại ACB
CN Nghệ An sẽ được đối chiếu với lý luận về KTNB trong NHTM đồng thời đặt
KTNB trong thực tế của NHTM Việt Nam để từ đó khẳng định ưu nhược điểm và
những nguyên nhân tồn tại của KTNB.
- Đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTNB tại ACB
CN Nghệ An.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Về mặt lý luận: nghiên cứu NHTM, KTNB và đặc điểm của KTNB trong
NHTM. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động chủ yếu và các rủi ro gắn liền
với hoạt động của NHTM sẽ được tập trung làm rõ.
- Về mặt thực tiễn tác giả tìm hiểu thực trạng, đánh giá những mặt ưu điểm và
hạn chế của KTNB tại ACB CN Nghệ An, đề xuất những biện pháp cụ thể đồng
thời kiến nghị với các bên liên quan để tạo các điều kiện cần thiết nhằm hoàn thiện
KTNB tại ACB CN Nghệ An.
iii
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về KTNB trong NHTM và được
xem xét trên hai nội dung chính là hoat động kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu KTNB trong ngân

hàng ACB CN Nghệ An với phạm vi khảo sát và số liệu của hệ thống ngân hàng
cùng với bộ phận KTNB trong năm 2010-2013.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân
hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An” là phương pháp luận khoa học duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử,
phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa lý luận chung về NHTM, trên cơ sở đó làm
rõ lý luận chung về KTNB tại NHTM.
Về thực tiễn: Luận văn mô tả và phân tích thực trạng tổ chức KTNB tại ACB
CN Nghệ An theo hai nội dung cơ bản là hoạt động KTNB và tổ chức bộ máy
KTNB. Trên cơ sở đó tác giả đánh giá, luận giải nguyên nhân các kết quả và tồn tại.
Từ đó Luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện KTNB trong NHTM
nói chung và trong ACB CN Nghệ An nói riêng
1.8. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận của tổ chức Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng
thương mại.
Chương 3: Thực trạng của tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Á
Châu chi nhánh Nghệ An.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại
ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An.
iv
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Ngân hàng thương mại với rủi ro hoạt động
Về khái niệm, Theo giáo trình NHTM của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
(2007) định nghĩa: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và

thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào
trong nền kinh tế. NHTM có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tài chính,
chức năng tạo tiền và chức năng sản xuất.
Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể được kể đến là:
rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất.
2.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán nội bộ
Có thể khái quát định nghĩa về KTNB như sau: KTNB là một hoạt động độc
lập được thiết kế trong đơn vị có chức năng kiểm tra, đánh giá xác nhận và tư vấn
nhằm trợ giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt động của một tổ chức.
KTNB là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp. Để đạt được mục
đích, KTNB phải thực hiện được tốt các chức năng của mình từ đó tạo ra giá trị gia
tăng và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. KTNB có ba chức năng cơ bản là
kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn.
Vai trò của KTNB thể hiện ở việc giữ vai trò là phương thức quản lý hiệu quả
nhằm hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà quản lý; KTNB là phương thức
giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp;
giúp cân bằng và điều hòa những xung đột về lợi ích thường có giữa các cổ đông và
các nhà quản lý; làm tăng niềm tin của người sử dụng thông tin trên BCTC và báo
cáo quản trị và là công cụ hữu hiệu nhằm giảm thiểu chi phí cho đơn vị.
KTNB được chia thành nhiều loại hình khác nhau, thông thường là kiểm toán
tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ.
v
Thông thường quy trình chung của KTNB gồm các bước cơ bản theo sơ đồ
sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình KTNB
Tổ chức bộ máy KTNB là tập hợp, sắp xếp các bộ phận và nhân sự cùng với các
chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận KTNB nhằm thực hiện các chức
năng cơ bản của KTNB là kiểm tra, xác nhận, đánh giá và tư vấn. Để đạt được mục
tiêu của mình, tổ chức bộ máy KTNB phải được xây dựng phù hợp trên cả hai mặt là vị
trí của KTNB trong tổ chức và cơ cấu tổ chức của KTNB.

2.3 Đặc điểm của KTNB trong Ngân hàng thương mại
Mục tiêu của KTNB là đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các
chính sách, quy trình thủ tục đã được thiết lập trong NHTM; kiểm tra rà soát, đánh
giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, KSNB nhằm
hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát. Từ đó KTNB góp phần cải thiện, nâng cao
chất lượng hoạt động của NHTM thông qua việc hoàn thiện môi trường quản lý rủi
ro và hệ thống KSNB.
Về vị trí KTNB trong NHTM có thể mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.9: Vị trí KTNB trong NHTM
GĐ1
Lập kế hoạch KTNB
GĐ2
Thực hiện KTNB
GĐ3
Lập báo cáo KTNB
GĐ4
Theo dõi sau
kiểm toán
TGĐ
HĐQT
Ủy ban kiểm toán
Trưởng phòng/
Ban KTNB
Các phó TGĐ
vi
Tổ chức bộ máy KTNB được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động do
Ủy ban KTNB ban hành và HĐQT NHTM phê duyệt.
2.4 Kinh nghiệm kiểm toán nội bộ trong NHTM ở một số nước trên thế giới
Ở Hoa Kỳ, KTNB được tổ chức hầu hết ở các công ty lớn, Nhà nước không có
yêu cầu pháp lý đối với KTVNB mà các tiêu chuẩn và việc cấp chứng chỉ hành

nghề được quy định bởi các tổ chức nghề nghiệp. Ở Pháp, KTNB trực thuộc BGĐ
của doanh nghiệp, Nhà nước không có sự can thiệp vào hoạt động của KTNB, quy
mô của bộ phận KTNB phụ thuộc vào quy mô lao động của đơn vị. Ở Trung Quốc,
KTNB tập trung vào kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, số lượng và chất
lượng KTVNB còn thiếu. Ở Đức, trong quá trình kiểm toán, bộ phận KTNB giữ
được tính độc lập khá cao và không có điều luật hay quy định nào về việc thành lập
KTNB. Như vậy, kinh nghiệm rút ra được cho hoạt động KTNB ở Việt Nam là: Hệ
thống pháp lý qui định về hoạt động KTNB trong các TCTD phải rõ ràng, minh
bạch, có tính hiệu lực cao; Hình thành các tổ chức chuyên nghiệp có trách nhiệm
nghiên cứu, đào tạo một cách bài bản về mô hình tổ chức, về các chính sách, quy
trình chuẩn mực đối với hệ thống kiểm soát, KTNB của ngân hàng và cần phải coi
trọng vai trò hoạt động của hệ thống kiểm soát, KTNB và xem đây là cấu trúc nòng
cốt của quản trị điều hành doanh nghiệp.
BAN GIÁM ĐỐC
KINH DOANH VẬN HÀNH HỖ TRỢ
PHÒNG KHCN PHÒNG KHDN
PFC
CA 2
CA 1
RA
CA
CỘNG TÁC
VIÊN
BP GIAO DỊCH-
NGÂN QUỸ
BP HỖ TRỢ VÀ
NGHIỆP VỤ
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
HÀNH CHÍNH

KSV GD
TELLER
CSR
THỦ QUỸ
KIỂM
NGÂN
PLCT KSV TD
LOAN-CSR
KẾ TOÁN
VIÊN
vii
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
Á CHÂU CHI NHÁNH NGHỆ AN
3.1 Khái quát về ACB chi nhánh Nghệ An
Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do
Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban
Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào
hoạt động. Với mục tiêu phát triển mạng lưới ở miền Trung, chi nhánh ACB Nghệ
An được thành lập vào ngày 25/02/2010 theo Quyết định số 479/TCTD-PTCN.10
của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu; trụ sở đặt tại số S5-B201-B301
Nhà B, Tòa nhà Tecco Tower, Khu Thương mại dịch vụ Nhà ở C1 Quang Trung,
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Cơ cấu tổ chức của ACB Nghệ An:
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của ACB Nghệ An
3.2 Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ tại ACB chi nhánh Nghệ An
viii
Ban KTNB của ACB được chính thức thành lập vào ngày 13/03/1996 và được
tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc. Ban KTNB trực thuộc và chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát.

Nội dung tổ chức KTNB của ACB được xác định rõ trong “Sổ tay Kiểm toán
nội bộ ACB” với các nội dung chính: kiểm toán hoạt động hay kiểm toán nghiệp vụ,
kiểm toán tuân thủ hay kiểm toán liên kết. Quy trình KTNB tại ACB Nghệ An được
chia thành sáu bước:
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ.
Bước 2: Chuẩn bị số liệu và tài liệu.
Bước 3: Thực hiện kiểm toán nội bộ.
Bước 4: Lập báo cáo kiểm toán và ý kiến của kiểm toán viên.
Bước 5: Theo dõi sau kiểm toán.
Bước 6: Đánh giá công việc kiểm toán.
Tổ chức thực hiện:
- Lập kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán theo đoàn: bộ phận KTNB tại
ACB Nghệ An chịu sự quản lý của bộ phận kiểm toán khu vực phía Bắc, nội dung
kiểm tra được quy định chi tiết trong đề cương kiểm toán đối với từng chi nhánh,
phòng giao dịch. Kiểm toán viên chi nhánh tiếp tục thực hiện công việc kiểm tra,
giám sát các hoạt động tại chi nhánh theo sự phân công của Trưởng ban KTNB.
- Thực hiện kiểm toán nội bộ: kiểm toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Kiểm toán hoạt động tín dụng: KTV thực hiện chọn mẫu hồ sơ tín dụng theo
danh sách khách hàng đã giải ngân và thanh lý do bộ phận tín dụng cung cấp. Qua
đó, bộ phận KTNB phát hiện đơn vị còn tồn tại một số vấn đề như: sai sót về quy
trình, thủ tục, quy định nghiệp vụ; hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, không cập nhật, thiếu
tính pháp lý; việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng sau khi cho vay sơ sài, mang
tính hình thức, thiếu căn cứ để kiểm tra.
Kiểm toán nghiệp vụ giao dịch-ngân quỹ: qua kiểm tra chọn mẫu, KTVNB
nhận thấy: về mở hồ sơ tài khoản còn nhiều sai sót mang tính lặp đi lặp lại như điền
thiếu thông tin, sai tên, ngày sinh, ngày cấp CMND của khách hàng, Về quản lý
ix
thẻ, không thực hiện xử lý thẻ khi khách hàng chưa đến nhận theo quy định, mở thẻ
cho khách hàng chưa đủ tuổi/vượt độ tuổi quy định. Về chứng từ giao dịch, đơn vị
còn thiếu một số chứng từ giao dịch với khách hàng, chứng từ bị tẩy xóa. Về nghiệp

vụ ngân quỹ, tồn tại những lỗi mang tính hệ thống như vượt định mức tiền mặt tại
thời điểm và cuối trưa/cuối ngày, sổ sách còn thiếu chữ ký của các cán bộ tham gia,
xuất nhập tài sản đảm bảo chưa đúng quy định,…
Kiểm toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế: các lỗi chủ yếu là ghi thiếu số REF,
không ghi đầy đủ thông tin số tiền thanh toán, hồ sơ TTQT chưa được lưu đầy đủ.
Kiểm toán nghiệp vụ kế toán: có ba trường hợp không dán mã tài sản, một
trường hợp điều chuyển công cụ lao động nhưng chưa làm thủ tục bàn giao, hoàn
ứng sau 30 ngày kể từ ngày tạm ứng và các khoản tạm ứng đã quá 30 ngày vẫn chưa
được hoàn ứng.
Kết thúc cuộc kiểm toán, Trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp, lập phụ lục và báo
cáo tổng hợp, gửi cho Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và Giám đốc chi nhánh
Nghệ An. Báo cáo KTNB đã nêu ra những tồn tại và đưa ra kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu năng quản lý cho đơn vị .
Việc theo dõi và kiểm tra khắc phục sau kiểm toán: ngay tại thời điểm xác
nhận kết quả kiểm toán, các nhân viên có liên quan phải khắc phục ngay đối với các
kiến nghị “đề nghị khắc phục”, còn đối với kiến nghị “đề nghị lưu ý” được áp dụng
với các sai sót đã xảy ra trong quá trình và trong hiện tại không thể khắc phục được.
Đơn vị phải lập hồ sơ khắc phục gửi về Ban KTNB tối đa 15 ngày làm việc kể từ
ngày KTV chi nhánh gửi báo cáo kiểm toán chính thức. Việc kiểm tra khắc phục lỗi
sẽ do KTV chi nhánh thực hiện.
CHƯƠNG 4.
x
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
VÀ KẾT LUẬN
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Qua thực tiễn và đối chiếu với lý luận, ngoài những thành công của KTNB
cũng còn những tồn tại, hạn chế cần hoàn thiện như: về hoạt động KTNB còn chưa
chuyên nghiệp, tổ chức công tác kiểm toán chưa áp dụng đầy đủ các phương pháp
kỹ thuật kiểm toán, không thực hiện đầy đủ các loại hình kiểm toán so với yêu cầu,
chưa có hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán. Về bộ máy kiểm toán, sự tồn tại

song song bộ phận kiểm tra KSNB và KTNB gây lãng phí về mặt nguồn lực, chồng
chéo về chức năng nhiệm vụ; bộ phận KTNB của ACB được tổ chức theo khu vực
địa lý không thể thực hiện tốt được khối lượng công việc lớn với đa dạng các loại
nghiệp; ngân sách dành cho KTNB còn chưa cao.
4.2 Đánh giá thực trạng hoạt động KTNB tại ACB Nghệ An
Những thành tựu đạt được của công tác KTNB tại ACB Nghệ An là: Thứ
nhất, Ngân hàng Á Châu đã duy trì được một môi trường kiểm soát khá mạnh làm
tiền đề cho hoạt động KTNB. Thứ hai, ban KTNB xây dựng được kiểm tra, kiểm
toán thống nhất cho toàn hệ thống. Thứ ba, ACB có một chính sách đào tạo nhân
viên KTNB hiệu quả. Thứ tư, các yếu kiểm tra, kiểm soát bên ngoài có tác dụng tích
cực đến việc tăng cường công tác quản trị, kiểm soát hoạt động, hạn chế rủi ro và
hoạt động KTNB của ACB.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: quy chế KTNB của ACB vẫn còn chưa
hoàn thiện; nội dung KTNB chưa đầy đủ; sự phối kết hợp giữa kiểm tra, kiểm toán
với các phòng ban chức năng chưa chặt chẽ; đội ngũ kiểm toán viên nội bộ còn
thiếu kinh nghiệm.
4.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại ACB Nghệ An
Thứ nhất, việc hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy KTNB phải tuân theo
nguyên tắc về tính độc lập, tính khách quan, tính chuyên nghiệp.
Thứ hai, để hoàn thiện quy chế KTNB cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
lý và quy trình nghiệp vụ của ACB. Quy trình KTNB có thể theo năm bước khép
xi
kín: xác định rủi ro lập kế hoạch KTNB thực hiện KTNB lập báo cáo
KTNB Kiến nghị, theo dõi giám sát sau kiểm toán.
Thứ ba, xây dựng hệ thống phương pháp KTNB bao gồm các thủ tục và
phương pháp kiểm toán chi tiết như: thử nghiệm kiểm soát; thủ tục phân tích, điển
hình là áp dụng phương pháp hệ thống đánh điểm (CAMELS) để đánh giá hoạt
động của đơn vị; thử nghiệm hệ thống và thu thập bằng chứng kiểm toán.
Thứ tư, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên đặc biệt là kiểm toán viên.
Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KTNB.

4.4 Kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức KTNB tại ACB Nghệ An
- Đối với cơ quan Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước: cần nghiên cứu soạn
thảo các văn bản pháp luật về KTNB trong đó ưu tiên cụ thể hóa các nội dung về tổ
chức bộ máy, phương pháp tiếp cận kiểm toán; Bộ tài chính cần sớm ban hành các
chuẩn mực KTNB; tạo cơ sở pháp lý cho các KTVNB chuyên nghiệp hoạt động.
- Đối với ACB Nghệ An: cần nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng và
nhiệm vụ của KTNB; bộ phận KTNB phải độc lập, khách quan; phạm vi và nội
dung hoạt động của KTNB phải là không giới hạn; nâng cao trình độ chuyên môn
của KTV; cần hoàn thiện Điều lệ kiểm toán nội bộ nhằm tăng cường vị trí và quyền
hạn của bộ phận KTNB.
4.5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Luận văn đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về hệ thống Ngân hàng
thương mại và KTNB; đã nêu được thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng về
cơ cấu tổ chức, về hoạt động của bộ máy KTNB đối với hoạt động của đơn vị; nêu
rõ những ưu điểm, tồn tại và phân tích các nguyên nhân dẫn đến tồn tại của hoạt
động đó. Từ đó, Tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp: Nhóm hoàn thiện mô hình tổ
chức bộ máy KTNB; nhóm hoàn thiện quy chế KTNB; nhóm xây dựng hệ thống
phương pháp KTNB; nhóm nâng cao trình độ nghiệp vụ và nhóm tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KTNB. Ngoài ra, Tác giả cũng đã nêu lên
xii
một số kiến nghị đối với NHNN Việt Nam, đối với Nhà nước để KTNB hoạt động
có hiệu quả hơn.
4.6 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu
tương lai
Về hạn chế của đề tài: mặc dù nghiên cứu về KTNB trong NHTM nhưng đề tài
mới tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản về tổ chức công tác và tổ chức bộ máy
KTNB, chưa bao quát hết các vấn đề của KTNB; các phương pháp được sử dụng
trong quá trình nghiên cứu như chọn mẫu, phỏng vấn không tránh khỏi những sai
số, phương pháp chọn mẫu có thể dẫn đến những mẫu chọn không đại diện.
Để nghiên cứu có được kết quả thuyết phục và có ý nghĩa hơn, Tác giả đề nghị

nên mở rộng phạm vi nghiên cứu. Cần phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chuyên sâu để làm rõ các vấn đề của KTNB.
4.7 Kết luận đề tài nghiên cứu
Cùng với thực tế tìm hiểu về tổ chức KTNB tại ACB CN Nghệ An kết hợp với
việc nghiên cứu lý luận tác giả đã hoàn thành luận văn “Hoàn thiện tổ chức KTNB
tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An”. Luận văn đã trình bày một số
nội dung sau:
Chương một, Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương hai, Lý luận cơ bản về KTNB trong NHTM.
Chương ba, Thực trạng KTNB tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ
An, tổng quan về ACB CN Nghệ An với tổ chức bộ máy KTNB, tổ chức công tác
KTNB, tổ chức bộ máy KTNB và những đánh giá công tác KTNB.
Chương bốn, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra được những
phương hướng và giải pháp cùng với những kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước và
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Á Châu CN Nghệ An để hoàn thiện
KTNB, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tổ chức tín dụng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt, hoạt
động có nhiều rủi ro nhất là trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động như hiện
nay. Trên thế giới thời gian gần đây đã có nhiều ngân hàng lớn phá sản, nổi tiếng
nhất là Lehman Brothers hay tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ Merrill Lynch.
Còn ở Việt Nam để có thể tồn tại trong giai đoạn khó khăn, các ngân hàng nhỏ đã sáp
nhập với nhau theo quyết định “tái cấu trúc ngân hàng” của Chính Phủ như
Ficombank, TinNghiabank sáp nhập vào SCB hay Habubank sáp nhập vào SHB. Các
sự kiện này đều có mối liên hệ đến sự tồn tại và vận hành thực sự của một cơ chế
quản trị để có thể quản lý và kiểm soát được rủi ro. Các ngân hàng phải chịu một áp
lực rất lớn trong việc nhận biết tất cả các rủi ro mà tổ chức tín dụng nào cũng đang
phải đối mặt và cách thức kiểm soát các rủi ro này ở mức độ chấp nhận được.

Cùng với sự phát triển của khung quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ đang dần
được xem là một công cụ hữu hiệu để một ngân hàng kiểm soát được các rủi ro của
mình thông qua chức năng đảm bảo và tư vấn cho ban giám đốc và cho các chủ sở
hữu. Trên thế giới, kiểm toán nội bộ đã có lịch sử tồn tại và phát triển trên 60 năm
và được thừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyên
nghiệp. Cùng với sự phát triển năng động và ngày một phức tạp của các nền kinh tế,
vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ trong việc đưa ra đảm bảo về việc đơn vị
có thể kiểm soát một cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cả các
khu vực kinh tế.
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An đang phải chịu sức ép cạnh
tranh rất lớn từ các ngân hàng trong nước và nước ngoài, để tồn tại và phát triển bền
vững. Sau hơn ba năm hoạt động, ACB chi nhánh Nghệ An đã có những bước tiến
đáng kể và đóng góp một phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên
hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong lĩnh
1
vực tín dụng vốn đem lại thu nhập chủ yếu cho đơn vị như: chất lượng tín dụng
chưa cao và tiểm ẩn rủi ro, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng, cơ chế cho vay còn
nhiều bất cập, cơ cấu cho vay chưa hợp lý,… nên phát triển chưa tương xứng với
khả năng. Do đó việc kiểm toán nội bộ đối với các nghiệp vụ của đơn vị là cần thiết
để tránh được rủi ro trong hoạt động.
Xuất phát từ tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ và thực tiễn tại đơn vị, tôi đã
chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Á Châu-chi
nhánh Nghệ An” để nghiên cứu.
Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn kiểm toán
nội bộ
KTNB và những vấn đề liên quan được nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều
khía cạnh và ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những nghiên cứu về kiểm toán trên thế
giới xuất hiện vào lần đầu tiên vào khoảng những năm 1940. Từ đó đến nay những
nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều khía cạnh và các lĩnh vực khác nhau về KTNB.
Một số nghiên cứu có thể được kể đến như: “KTNB hiện đại” của Victor Z.Brink và

Herbert Witt (1941): Nghiên cứu này đã được tái bản lần thứ tư và đã được Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức biên dịch và xuất bản năm 2000. Nghiên cứu trên
đề cập tới công tác quản lý hành chính đối với các hoạt động của KTNB, đi sâu vào
từng hoạt động cụ thể của cả lĩnh vực kinh doanh và hành chính sự nghiệp, trong
mỗi lĩnh vực đều chỉ rõ các hướng dẫn cụ thể đồng thời làm rõ mối quan hệ đặc biệt
của KTNB với các bộ phận khác và nhấn mạnh việc đánh giá chất lượng dịch vụ
KTNB và đưa ra những kết luận, dự báo về sự phát triển của KTNB; Tác giả
J.C.Shaw (1980) về “KTNB - một yếu tố cần thiết cho hoạt động quản lý hiệu quả”;
John.A.Edds (1980) “Kiểm toán quản trị - khái niệm và thực hiện”; Tác giả Richard
A.Roy (1989) về “Quản lý đối với bộ phận KTNB”; Tác giả Ann Neale (1991): “Hệ
thống kiểm toán: lý thuyết và thực hành”; Tác giả Lawrence B.Sawyer.Mortimer
Dittenhofe; James H.Sheiner (2003) “Thực hành KTNB hiện đại”; năm 2007 “cải
thiện mô hình hoạt động cho KTNB” của các Tác giả Michael Elliot, Ray Dawson,
2
Janet Edwads. Bên cạnh đó, liên quan đến KTNB trong ngân hàng, năm 2004 Tác giả
D.P.Gupta, R.K.Gupta có nghiên cứu “KTNB ngân hàng dựa trên tiếp cận rủi ro”.
Ở Việt Nam năm 1997, KTNB chính thức được công nhận về pháp lý khi
những văn bản đầu tiên về KTNB mới được ban hành, từ đó các nghiên cứu về
KTNB cũng dần phát triển. Tác giả Nguyễn Quang Quynh (1998) với nghiên cứu
“Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát trong quản lý vĩ mô và vi mô ở Việt Nam”
đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra kiểm soát nói chung, đề cập
đến KTNB như là một yếu tố cấu thành của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ,
trong đó khẳng định KTNB đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý vi mô.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Tác giả Phan Trung Kiên (2008) “Hoàn thiện tổ chức
KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạng tổ
chức KTNB trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam một cách có hệ thống. Kết
quả khảo sát được thực hiện trên phạm vi rộng, đặc biệt là các tổng công ty xây
dựng 90 và tổng công ty Nhà nước phản ánh một cách khách quan về tổ chức
KTNB tại các doanh nghiệp này. Đề tài Luận án tiến sĩ của Tác giả Nguyễn Thị
Hồng Thúy (2010) “Hoàn thiện tổ chức KTNB trong các tập đoàn kinh tế” đề cập

đến KTNB gắn với các đặc trưng cơ bản của các tập đoàn kinh tế. Thông qua khảo
sát, Tác giả đã đưa ra một số kết luận về KTNB trong các tập đoàn kinh tế Việt
Nam: KTNB trong tập đoàn kinh tế là cần thiết mang tính khách quan và chủ quan,
nội dung kiểm toán được thực hiện trong tập đoàn kinh tế là kiểm toán tuân thủ và
kiểm toán tài chính là chưa phù hợp và không đi theo xu hướng phát triển của
KTNB, KTNB trong tập đoàn mặc dù đã bước đầu thực hiện kiểm toán hoạt động
nhưng vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi cách thức tiến hành kiểm toán tài chính. Từ đó
luận án đưa ra các kiến nghị nhằm hướng đến hoạt động KTNB phù hợp với xu
hướng của kiểm toán hiện đại đồng thời cũng gắn chặt với những đặc trưng riêng
của tập đoàn Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có một số luận văn thạc sỹ liên quan đến
đề tài KTNB. Tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung (2007) với đề tài “Hoàn thiện tổ
chức KTNB tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã đề cập đến KTNB
trên hai nội dung chính là tổ chức công tác kiểm toán và tổ chức bộ máy KTNB
3
nhưng giới hạn trong ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với những đặc điểm
riêng của đơn vị. Luận văn thạc sỹ của Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2010)
với đề tài “Hoàn thiện KTNB hoạt động tín dụng tại NHTM cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam”. Luận văn khẳng định vai trò của hoạt động tín dụng tại các NHTM và
KTNB hoạt động tín dụng của các NHTM, kết quả khảo sát đưa ra những tồn tại
của hoạt động KTNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam đồng
thời đưa ra các giải pháp trong đó tập trung đến các phương pháp kiểm toán hoạt
động tín dụng như kiểm toán theo quy mô dư nợ, kiểm toán theo nội dung khoản
vay hay hồ sơ của từng cán bộ. Luận văn thạc sỹ của tác giả Mai Thị Vân (2008)
với đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu”
nghiên cứu hoạt động KTNB của toàn hệ thống ACB chứ không đi sâu vào hoạt
động của bộ phận KTNB tại từng chi nhánh. Như vậy, các đề tài nghiên cứu đều
chưa tập trung nghiên cứu tổ chức KTNB tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh
Nghệ An. Vì những lý do đó, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu lý luận về NHTM,
về KTNB NHTM và thực trạng KTNB tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh
Nghệ An trên hai nội dung chính là hoạt động KTNB và tổ chức bộ máy KTNB.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về bản chất, chức năng của NHTM
và vai trò của NHTM trong nền kinh tế cùng với hệ thống hóa những lý luận chung
về KTNB Luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ bản chất của KTNB trong doanh nghiệp nói chung và trong NHTM
nói riêng. Làm rõ được bản chất là tiền đề để tác giả thấy được sự cần thiết của
KTNB. Đồng thời đây cũng là căn cứ để tác giả đánh giá thực trạng KTNB tại đơn
vị nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phân tích thực trạng KTNB tại
ACB CN Nghệ An. Thực trạng KTNB tại ACB CN Nghệ An sẽ được đối chiếu với lý
luận về KTNB trong NHTM đồng thời đặt KTNB trong thực tế của NHTM Việt Nam
để từ đó khẳng định ưu nhược điểm và những nguyên nhân tồn tại của KTNB.
4
- Đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTNB tại ACB
CN Nghệ An. Các giải pháp hoàn thiện KTNB tại ACB CN Nghệ An là mục tiêu
cuối cùng của Đề tài nghiên cứu nhằm nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả KTNB
trong đơn vị. Các giải pháp được đưa ra sẽ có tính khả thi trong thực tế và có thể
suy rộng nhằm ứng dụng trong các NHTM khác có đặc điểm tương tự như ACB CN
Nghệ An.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của Luận văn, tác giả tiến hành nghiên cứu những vấn
đề cụ thể sau:
- Thứ nhất về mặt lý luận: Tác giả nghiên cứu NHTM, KTNB và đặc điểm của
KTNB trong NHTM. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động chủ yếu và các
rủi ro gắn liền với hoạt động của NHTM sẽ được tập trung làm rõ, đồng thời KTNB
sẽ được nghiên cứu trên hai nội dung chủ yếu là hoạt động KTNB và tổ chức bộ máy
KTNB đặt trong mối quan hệ với NHTM. Nghiên cứu vấn đề trên giúp tác giả làm rõ
được bản chất của KTNB trong doanh nghiệp nói chung và trong NHTM nói riêng.
- Thứ hai, về mặt thực tiễn tác giả tìm hiểu thực trạng, đánh giá những mặt ưu
điểm và hạn chế của KTNB tại ACB CN Nghệ An. Để phân tích được thực trạng

KTNB tại ACB CN Nghệ An tác giả tiến hành nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết
KTNB vào thực tế trên các mặt: hoạt động KTNB, tổ chức bộ máy KTNB, các
phương pháp nghiệp vụ và tổ chức các công cụ hỗ trợ. Dựa trên lý thuyết và thực
tiễn KTNB tại ACB CN Nghệ An, tác giả đề xuất những biện pháp cụ thể đồng thời
kiến nghị với các bên liên quan để tạo các điều kiện cần thiết nhằm hoàn thiện
KTNB tại ACB CN Nghệ An.
Quá trình nghiên cứu hướng tới tìm ra những đề xuất có khả năng ứng dụng
trong thực tế để hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về KTNB trong NHTM và được
xem xét trên hai nội dung chính là hoat động kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm
5
toán. Đây là hai mặt có quan hệ chặt chẽ ảnh hưởng qua lại với nhau trong tổng thể
thống nhất là KTNB. Hai nội dung chính được cụ thể hóa trên hai khía cạnh sau:
Một là những vấn đề lý luận có hệ thống và toàn diện về tổ chức KTNB trong
doanh nghiệp đồng thời phát triển lý luận về tổ chức KTNB trong các NHTM;
Hai là khía cạnh thực tiễn: Mô tả, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống
thực trạng hoạt động KTNB và tổ chức bộ máy KTNB trong ACB CN Nghệ An.
Trên cơ sở đó, Tác giả phân tích, luận giải nguyên nhân của những kết quả và tồn
tại của KTNB đồng thời đưa ra phương hướng và giải pháp khả thi theo hai nội
dung trên nhằm hoàn thiện KTNB tại ACB CN Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu KTNB trong ngân
hàng ACB CN Nghệ An với phạm vi khảo sát và số liệu của đơn vị cùng với bộ
phận KTNB trong năm 2010-2013.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân
hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An” này là nghiên cứu ứng dụng thuộc lĩnh
vực kinh tế nên về phương pháp luận của đề tài được hình thành trên nguyên lý của
triết học duy vật biện chứng Mác Lê-nin.
Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp luận khoa học duy vật biện

chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận lịch sử, phương
pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng.
Phương pháp tiếp cận hệ thống giúp Tác giả nhìn tổng thể KTNB là một hệ
thống, trong đó mọi yếu tố của hệ thống có tác động và ảnh hưởng qua lại với nhau.
Cụ thể, hoạt động KTNB và tổ chức bộ máy KTNB là hai nội dung chính của
KTNB. Hai nội dung này không thể tách rời, có quan hệ liên kết chặt chẽ và hình
thành nên tổng thể. Trong quá trình nghiên cứu, ngoài phương pháp tiếp cận hệ
thống, tác giả còn sử dụng kết hợp phương pháp tiếp cận lịch sử. Phương pháp tiếp
cận lịch sử cho thấy quá trình hình thành, phát triển và tiếp tục hoàn thiện những lý
6

×