Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

báo cáo kiến tập tại công ty cổ phần dược phẩm nam hà, 415 hàn thuyên, tp. nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.01 KB, 21 trang )

Báo cáo kiến tập
Trường: ĐH. Lương Thế Vinh
Khoa: Kinh tế
Báo Cáo Kiến Tập
Địa điểm kiến tập: Công ty cổ phần Dược Phẩm Nam Hà, 415 Hàn Thuyên, TP. Nam
Định
Tên sinh viên: Trịnh Cường
Lớp: K1-KT1
Khoá: 1
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
Mở Đầu
Kế toán là một trong những công cụ quan trọng nhất của quản lý kinh doanh. Các nhà quản lý,
các nhà đầu tư của một cơ sở kinh doanh cần dựa vào thông tin kế toán để biết được tình hình
tài chính và kinh doanh của đơn vị. Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm sản xuất kinh doanh,
quy trình công nghệ khác nhau nên việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán là khá quan trọng cho
sinh viên có thể tiếp cận được với thực tiễn hạch toán kế toán và chuẩn bị cho quá trình thực
tập sau này.
Vì vậy trong đợt kiến tập vừa qua, em đã tìm hiểu tổng quan về các hoạt động kế toán của
Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà nhằm củng cố cho bản thân các kiến thức đã tiếp thu
trong quá trình học tập đồng thời trang bị thêm những kiến thức thực tiễn chuẩn bị cho việc
thực tập sau này.

Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
Phần 1
Tổng Quan Về Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà
I ) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, tên giao dịch là: NAPHACO.
Có trụ sở chính tại: 415 Hàn Thuyên, TP. Nam Định.
Công ty được thành lập vào tháng 10/1979 với sự hợp nhất của 3 đơn vị:


- Công ty dược phẩm hà Nam Ninh
- Công ty dược liệu Hà Nam Ninh
- Xí nghiệp dược phẩm Hà Nam Ninh
Trong những năm đầu, công ty hoạt động theo hình thức của mô hình XHCN với mục đích
chính là khép kín dây chuyền sản xuất các loại thuốc và phân phối thuốc trên toàn quốc. Công
ty có những nhiệm vụ chính la:
- Nhận hàng từ Trung Ương về và phân phối cho các công-nông trường, trạm y tế, các bệnh
viện và các cửa hàng trên toàn tỉnh
- Sản xuất một số mặt hàng dược phẩm được Bộ Y Tế cho phép để phân phối trong tỉnh và bán
cho Trung Ương để Trung Ương phân phối cho các địa phương khác
- Hướng dẫn nông dân gieo trồng một số dược liệu để thu mua phục vụ cho sản xuất chính của
công ty và bán cho các nơi khác
Tháng 4/1992, khi tình Hà Nam Ninh được tách thành 2 tình Ninh Bình và Nam Hà, xí
nghiệp liên hợp dược Nam Hà (tên công ty lúc bấy giờ) thuộc về tỉnh Nam Hà, nên đã được đổi
tên thành công ty Dược phẩm Nam Hà (vào ngày 31/3/1995). Công ty được cấp giấy phép
kinh doanh số 108653 ngày 6/5/1995. Và từ ngày 24/5/1995, công ty được cấp giấy phép xuất
nhập khẩu trực tiếp, được mở chi nhánh tại hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Lạng Sơn.
Sau hơn 4 năm hoạt động, đến tháng 10/1996, tỉnh Nam Hà lại được tách thành 2 tỉnh
Nam Định và Hà Nam (công ty nằm trên địa bàn tỉnh Nam Định), vì vậy công ty dược phẩm
Nam Hà được tách thành 2 đơn vị là:
- Công ty dược phẩm Nam Hà
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
- Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nam
Do đặc điểm của nền kinh tế thị trường, đến tháng 1/2000, công ty dược phẩm Nam Hà chuyển
từ hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần. Từ thời điểm này, công ty đổi tên
thành: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà, là 1 đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc
Sở Y Tế Nam Định, có con dấu riêng và đăng ký tài khoản tại ngân hàng với chức năng chính
là sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh.
Quá trình phát triển của công ty

Nhờ có sự lãnh đạo đúng hướng, có hiệu quả của ban lãnh đạo công ty, cùng sự đàon kết nhất
trí của công nhân viên, hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển. Doanh
số tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2005 bình quân là 30% một năm. Doanh số sản xuất trước khi
cổ phần hoá là khoảng 20 tỷ đồng, nay lên đến trên 100 tỷ đồng và dự đáon đến năm 2010 sẽ
là hơn 200 tỷ đồng. Doanh số lưu thông hiện tại đạt hơn 400 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với
trước khi cổ phần hoá. Thu nhập bình quân của nhân viên công ty là 1.700.000 đồng / tháng,
cao hơn 300.000 đồng so với quy nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2006 (1.400.000 đồng /
tháng).
Trong 5 năm từ khi chuyển sang mô hình quản lý mới, công ty đã đầu tư 60 – 70 tỷ VND cho 2
dây chuyền sản xuất thuốc tân dược (PXII-GMP) và Soft-Gelatin (PX sản xuất viên nang
mềm).Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được hãng APAQ-ASCERT (của Pháp) cấp
chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Công ty cũng đã vi tính hoá hệ thống quản lý nhân sự
tài chính toàn công ty.
Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính
Để phân tích kỹ hơn về sự phát triển của công ty, xin đưa ra một vài số liệu về kết quả sản xuất
kinh doanh trong 3 năm trước (từ 2004 đến 2006):
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nguồn vốn kinh doanh đồng 4.915.004.312 5.574.071.650 5.904.210.126
Doanh thu đồng 72.419.703.228 91.745.310.450 93.545.009.336
Lợi nhuận đồng 5.867.100.230 6.987.012.008 7.159.003.112
Thu nhập bình quân đồng 730.000 912.000 950.000
Số lao động người 492 520 600
Nộp ngân sách Nhà
nước
đồng 6.335.414.140 9.003.412.738 9.268.078.772
Theo bảng kết quả kinh doanh ta có thể thấy sự phát triển của công ty khá ổn định, tăng trưởng
liên tục.
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế

Báo cáo kiến tập
* Về nguồn vốn kinh doanh: Do chuyển sang cơ chế cổ phần hoá và đã có uy tín từ trước nên
số lượng vốn do cổ đông góp vào công ty liên tục tăng. Cụ thể, năm 2005 tăng so với năm
2004 là 659.067.338, năm 2006 tăng so với 2005 là 330.138.476
* Về doanh thu: năm 2005 tăng so với năm 2004 là 19.325.607.222 do tại thời điểm này công ty
mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc, năm 2006 tăng so với năm 2005 là
1.799.698.886 do phương châm đẩy mạnh tiêu thụ nên công ty đã tìm nhiều biện pháp để thúc
đẩy tiêu thụ sản phẩm như trích thưởng cao cho hoa hồng đại lý để khuyến khích hàng bán ra.
* Về lợi nhuận: kể từ khi cổ phần hoá, công ty làm ăn có hiệu quả cao, bởi lợi ích của công ty
gắn liền với lợi ích của nhân viên nên họ làm việc có trách nhiệm, đem lại lợi nhuận cao cho
công ty
Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004 là: 1.119.911.778 đồng
Lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 171.991.104 đồng
II ) Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các loại
thuốc phục vụ cho phòng và chữa bệnh. Bởi vì các sản phẩm về dược phẩm, thuốc là những
sản phẩm, hàng hoá đặc biệt, có liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng nên
các hoạt động sản xuất, công tác quản lý phải thật nghiêm ngặt. Để có thể hoàn thành một sản
phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, vì vậy mỗi loại sản phẩm phải được sản
xuất trọn vẹn các khâu trong một phân xưởng. Tại một thời điểm, trên dây chuyền sản xuất của
phân xưởng chỉ sản xuất được một loại sản phẩm nhất định. Quy trình bảo quản sản phẩm
cũng phải hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến
việc sản xuất kinh doanh và công tác quản lý phải hết sức nghiên ngặt, để đảm bảo chất lượng
cho các sản phẩm.
Cũng do công ty là một loại hình doanh nghiệp chuyên về sản xuất nên công tác kế toán rất chú
trọng về chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm. Đây là khâu trọng yếu trong công tác kế toán
của công ty.
III ) Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc
Sở Y Tế Nam Định với nhiệm vụ chính là kinh doanh thuốc chữa bệnh. Công ty đã được Bộ Y

Tế cấp giấy phép sản xuất gần 100 sản phẩm thuốc và hiện nay công ty đã lưu hành trên toàn
quốc hơn 70 sản phẩm thuốc. Công ty đang có chiến lược kinh doanh tại thời điểm này là mở
rộng sự phát triển sang lĩnh vực hoá mỹ phẩm. Sản phẩm của công ty bao gồm các loại hàng
như: Bổ phế thuỷ, Vitamin 3B, Kolion, các loại siro, ……….
Thị trường kinh doanh của công ty
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Do có chiến lược kinh doanh sáng
tạo mà tại trụ sở chính, các chi nhánh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, các sản phẩm
thuốc của công ty luôn chiếm lĩnh thị trường nhờ giá thành rẻ, phù hợp, chất lượng tốt, tạo niềm
tin với người tiêu dùng.
Hiện nay, công ty đang tìm hướng đi mới để nâng mức xuất khẩu sang các thị trường nước
ngoài như: Trung Quốc, Campuchia, Mianma, Nga, …
IV ) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công tác quản lý ở công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà chiếm một vị trí quan trọng,
giữ vai trò chủ đạo. Tổ chức bộ máy quản lý để hoàn thành mọi nhiệm vụ của công ty, thực hiện
toàn diện chức năng của công ty, phải đảm bảo chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá
nhân trên cơ sở phát huy quyền làm chủ tập thể lao động trong công ty. Bộ máy quản lý của
công ty phải phù hợp với quy mô sản xuất, đặc diểm kinh tế kỹ thuật trong kinh doanh dược
phẩm.
* Sơ đồ bộ máy quản lý
Cũng như các công ty cổ phần khác, tổ chức bộ máy quản lý ở công ty Cổ phần Dược phẩm
Nam Hà có bộ máy quản lý đặc trưng của một công ty cổ phần: gọn nhẹ, giảm thiểu tối đa lao
động gián tiếp, qua đó giảm chi phí sản xuất của công ty.
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều

hành
Ban kiểm soát
Phó GĐ sản xuất
Phó GĐ quản lý chất
lượng
Phó GĐ quản trị
kinh doanh
Phòng kinh
doanh
Phòng tài
vụ kế
toán
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng
Marketing
Các phân xưởng
sản xuất thuốc
Các phòng
ban nghiên
cứu và kiểm
nghiệm thuốc
Báo cáo kiến tập
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận
1- Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc của công ty. Nhiệm
vụ của Đại hội cổ đông:
+ Xác định các thủ tục thành lập, kiểm tra tư cách của các cổ đông
+ Thảo luận thông qua điều lệ công ty cổ phần

+ Bầu Hội đồng quản trị, bầu Ban kiểm soát
+ Quyết định về tổ chức bộ máy quản lý công ty
+ Bầu, bãi nhiệm các thành viên của hội đồng quản trị, những vấn đề tố tụng, giải quyết tranh
chấp khác
2- Hội đồng quản trị: Có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của công ty như: chiến lược phát triển, huy động vốn, phương án đầu tư,
phát triển thị trường, bộ máy quản lý,……. Và quản lý trực tiếp Ban giám đốc cũng như toàn bộ
các khối phòng khác
3- Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông của công ty bầu và bãi miễn với số lượng thành viên gồm
năm người trong đó có 1 trưởng ban do kiểm soát bầu cử, Ban kiểm soát phải có ít nhất 1 kiểm
soát viên am hiểu về tài chính kế toán, nghiệp vụ kinh doanh
Nhiệm vụ của ban kiểm soát:
+ Kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty, giám sát HĐQT và giám đốc
trong việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội cổ đông và luật pháp Nhà nước
+ Báo cáo trước đại hội về công tác kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổ
sách kế toán, tài sản các bảng tổng kết năm tài chính của công ty
4- Các phòng ban:
- Ban giám đốc(gồm 3 người): giám đốc kiêm Bí thư Đảng uỷ kiêm trưởng phòng Marketing,
chịu trách nhiệm điều hành quản lý chung trong công ty và trực tiếp quản lý phòng Marketing,
phòng cung ứng kho, phòng tài vụ, và phụ trách 3 chi nhánh tại Hà Nội, LạngSơn, TP. Hồ Chí
Minh
- Một phó giám đốc kiêm trưởng phòng kinh doanh và làm chủ tịch công đoàn, phụ trách các
hiệu thuốc bán lẻ của công ty trong địa bàn tỉnh Nam Định
- Một phó giám đốc kiêm trưởng phòng kỹ thuật kiểm nghiệm và phòng đảm bảo chất lượng
cùng 6 phân xưởng sản xuất
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, tuyển chọn và bồi dưỡng
cán bộ, giải quyết các chính sách chế đô và đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công nhân viên
đồng thời đảm bảo an ninh, tài sản của công ty
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập

- Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, sửa chữa sự cố kỹ
thuật trong quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất đến
khi nhập kho thành phẩm, giám định kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ trao đổi các thành phẩm và các đơn vị khác phục vụ cho mục
đích kinh doanh, trực tiếp đảm nhận toàn bộ sản phẩm đầu ra của công ty để tiêu thụ
- Phòng marketing: Có nhiệm vụ nghiên cứu và tiếp cận giá cả thị trường để thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm
- Phòng kế toàn tài vụ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước
ban giám đốc về việc hạch toán kinh tế của Nhà nước, tăng cường công tác sử dụng vốn có
hiệu quả
V ) Đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm
Thuốc là một loại sản phẩm đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu
dùng, bởi vậy nó có những đòi hỏi nghiêm ngặt cả trong chế biến cũng như bảo quản. Sản
phẩm dược đa dạng về chủng loại, có khối lượng nhỏ bé ( mg, ml ) nhưng giá trị lớn. Để thực
hiện sản xuất phù hợp với công nghệ sản phẩm, công ty tổ chức 2 phân xưởng sản xuất chính
và một số bộ phận phụ khác
- Phân xưởng 1: Chuyên sản xuất các loại thuốc ống, chai như: các mặt hàng siro cho trẻ em,
ích mẫu, oxy già,….
- Phân xưởng 2: Chuyên sản xuất các loại thuốc viên như: Vitamin, viên ép vỉ, viên bao,…
Ta có thể tóm tắt quy trình sản xuất của công ty thành 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: là giai đoạn phân loại nguyên vật liệu, bao bì, tá dược, xử lí xay
dây, đảm bảo các tiêu chuẩn lao động trước khi đưa vào sản xuất
- Giai đoạn sản xuất: là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị nguyên vật liệu, tá dược theo từng lô,
từng mẻ sản xuất, và được đưa và dây chuyền sản xuất
- Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: sau khi thuốc được sản xuất, phải có xác nhận
của phòng kiểm nghiệm (KCS) mới được nhập kho.
Xin dưới thiệu một vài quy trình sản xuất tiêu biểu của công ty:
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc tân dược, dạng viên

Hoá chất Pha chế thuốc Tá dược
Sấy thuốc
Tạo hạt
Dập viên
Kiểm nghiệm bán thành phẩm
ép vỉ đóng lọ
Dán nhãn mác
Lấy mẫu kiểm nghiệm
Đóng hòm
Nhập kho thành phẩm
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc ống
Dược chất Pha chế thành dung dịch Dung môi
Kiểm nghiệm bán thành phẩm
Đóng ống, hàn ống
Soi ống để loại hở In nhãn trên ống
Kiểm nghiệm bán thành phẩm
Đóng cầu
Đóng hộp
Lấy mẫu kiểm nghiệm
Nhập kho thành phẩm
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc Đông dược
Dược liệu Sơ chế dược liệu(tán, nấu cao, cô đặc, sao,… )
Hoàn viên
Kiểm nghiệm bán thành phẩm
Đóng gói
Đóng hộp, thùng

Kiểm nghiệm lần cuối
Nhập kho thành phẩm
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Viên hoàn mềm
cho vào quả sáp
cầu
Viên hoàn cứng
đóng gói bằng
lọ
Báo cáo kiến tập
VI ) Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Phòng
cung
ứng và
điều độ
sản
xuất
kho
Phân
xưởng
tân
dược
Phân
xưởng
đông
dược
Phân
xưởng
thuốc

uống
Phân
xưởng
soft-
celatin
Phân
xưởng
bao bì
Phân
xưởng
cơ điện
Phòng đảm
bảo chất
lượng
Phòng kiểm
tra chất
lượng
Phòng
nghiên cứu
phát triển
Phòng kinh
doanh
3 chi nhánh tại
Hà Nội, Lạng
Sơn, TP. Hồ
Chí Minh
6 hiệu thuốc tại
tỉnh Nam Định
Phòng
Marketing

Báo cáo kiến tập
- Các phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, sửa chữa sự cố
kỹ thuật trong quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất
đến khi nhập kho thành phẩm, giám định kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ trao đổi các thành phẩm và các đơn vị khác phục vụ cho mục
đích kinh doanh, trực tiếp đảm nhận toàn bộ sản phẩm đầu ra của công ty để tiêu thụ
- Phòng marketing: Có nhiệm vụ nghiên cứu và tiếp cận giá cả thị trường để thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm
- Phân xưởng đông dược: chuyên sản xuất các loại thuốc cao đơn như: Bổ thận, ích mẫu, bổ
phế, …….
- Phân xưởng tân dược: chuyên sản xuất các loại thuốc tân dược như: Vitamin C,B1,
Paracetamol, Berberin, Penicilin,……
- Phân xưởng thuốc uống: chuyên sản xuất các loại thuốc nước đóng ống như: thuốc tiêm,
nước cất, nước truyền,…….
- Phân xưởng soft-celatin: chuyên sản xuất các mặt hàng tân dược dạng viên sủi như: Napha-
Muliti, Napha-C100,…….
- Phân xưởng bao bì: chuyên sản xuất bao bì để đóng gói sản phẩm
- Phân xưởng điện: chuyên cung cấp điện hơi và sửa chữa máy móc cho các phân xưởng khác
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
Phần 2
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế
toán của công ty
VII ) Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Cũng như các phòng ban khác, phòng kế toán có chức năng nhiệm vụ riêng đó là quản
lý tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty, lập kế hoạch tài chính hàng kỳ theo kế hoạch sản xuất
kinh doanh và lập báo cáo tài chính kịp thời chính xác theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, phòng kế toán còn kiêm thêm chức năng thống kê nhằm cung cấp thông tin toàn diện
dưới nhiều khía cạnh, làm cơ sở cho những đề xuất với ban giám đốc để cải thiện sản xuất
kinh doanh. Có thể nói phòng kế toán có liên quan chặt chẽ với các phòng ban khác trong công

ty và các phân xưởng
Sau đây là mô hình bộ máy kế toán:
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Kế toán trưởng, kiêm
trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
sản xuất
Phó phòng kế toán
lưu thông + kế toán
tổng hợp
Kế
toán
thanh
toán
lương,
tiền
mặt,
BHXH
Kế
toán
nguyên
vật liệu
chính,
phụ
Kế toán
TSCĐ,
xây
dựng
cơ bản,
thủ quỹ

Kế
toán
ngân
hàng
Kế
toán
thành
phẩm
tiêu
thụ
Kế
toán
giá
thành
Kế
toán
theo
dõi các
chi
nhánh
cty
Kế
toán
theo
dõi
công
nợ
Báo cáo kiến tập

Ngoài sơ đồ kế toán như trên, mỗi hiệu thốc tại Nam Định của công ty còn có một kế toán và

mỗi chi nhánh tại Hà Nội, Lạng Sơn, TP. Hồ chí Minh có từ 2-3 kế toán.
* Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: có chức năng quản lý hoạt động của phòng kế toán cũng như các phân
xưởng, là người chịu trách nhiệm trực tiếp của các báo cáo tài chính trước ban giám đốc và
các đối tượng có liên quan
- Phó phòng kế toán: trực tiếp chỉ đạo tổng hợp các thông tin từ các kế toán viên, kiểm tra về
mặt nghiệp vụ các phần hành và phó phòng kế toán còn có nhiệm vụ thay mặt kế toán trưởng
điều hành công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng đi vắng và trực tiếp theo dõi hoạt
động của 3 chi nhánh của công ty
- Kế toán tiền mặt, lương, BHXH: có chức năng theo dõi các khoản thu chi tiền mặt của công ty,
phụ trách về việc thanh toán lương, thưởng, sản phẩm của các cán bộ, công nhân viên trong
công ty. Kế toán lương có quan hệ chặt chẽ với phòng Tổ chức hành chính về các vấn đề:
BHXH, BHYT.
- Kế toán nguyên vật liệu chính, phụ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu,
công cụ, dụng cụ.
- Kế toán TSCĐ và xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại két, nhận tiền vào, xuất tiền ra và kiểm quỹ
- Kế toán ngân hàng: theo dõi các khoản thu, chi, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay vốn ngân
hàng
- Kế toán thành phẩm tiêu thụ: theo dõi, tập hợp các chứng từ liên quan đến việc nhập kho và
tiêu thụ thành phẩm
- Kế toán giá thành: tập hợp toàn bộ chi phí để tính giá thành của các loại sản phẩm được sản
xuất tại từng phân xưởng. Định kỳ lập báo cáo giá thành theo khoản mục.
- Kế toán các chi nhánh của công ty: mở sổ sách theo dõi tình hình công nợ, thống kê các mặt
hàng tồn đọng để dự đoán nhu cầu người tiêu dùng
- Kế toán theo dõi công nợ: có chức năng theo dõi các khoản phải trả của công ty.
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Báo cáo kiến tập
VIII ) Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty

Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo
quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ tài chính.
Hình thức sổ kế toán: công ty áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ, sử dụng mọi chứng từ
thanh quyết toán theo mẫu quy định của Bộ tài chính
Các hoá đơn GTGT, giấy báo nợ, giấy báo có
Sổ sách kế toán gồm có: sổ chi tiết, thẻ kho, sổ tổng hợp, sổ cái
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Phiếu xuất kho kiêm háo đơn của người bán hàng, biên bản kiểm nhận hàng hoá, phiếu nhập
kho, phiếu chi tiền hoặc giấy báo nợ ngân hàng, biên bản bù trì nợ, biên bản thanh toán tiền
tạm ứng
Công ty vận dụng chế độ tài khoản theo quy định của Bộ tài chính, mở rộng đầy đủ các tài
khoản cấp 1, cấp 2. Ngoài ra theo yêu cầu của công tác kế toán, công ty còn mở thêm một số
tài khoản cấp 3. Các tài khoản thường sử dụng như: 156, 151, 152, 111, 112, 331, 333, 632,
1381, 3381,……
Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài
khoản
Bảng cân đối kế toán
và các báo cáo kế
toán khác
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Các sổ thẻ chi

tiết
Bảng tổng hợp
sổ chi tiết
Bỏo cỏo kin tp
Ghi chỳ:
: Ghi hng ngy
: Ghi cui thỏng
: Quan h i chiu
Hỡnh thc chng t ghi s:
Hng ngy cn c vo chng t gc hoc bng tng hp chng t gc, k toỏn lp chng t
ghi s. Cn c vo chng t ghi s ghi vo s ng ký chng t ghi s, sau ú dựng ghi
vo s cỏi. Cỏc chng t gc sau khi lm cn c lp chng t ghi s, c dựng ghi vo
cỏc s, th k toỏn. Cui thỏng khoỏ s tớnh ra tng s tin ca cỏc nghip v kinh t phỏt sinh
trong thỏng trờn c s ng ký chng t ghi s. Cn c vo s cỏi lp bng cõn 6ớ s phỏt
sinh. Sau khi ó i chiu khp ỳng s liu trờn s cỏi v bng tng hp chi tit (c lp t
cỏc s k toỏn chi tit ) dựng lờn bỏo cỏo ti chớnh.
Mt s biu mu chng t, s k toỏn dựng hch toỏn cỏc phn hnh:
* Chi phớ sn xut v giỏ thnh sn phm
S chi phớ sn xut
n v tớnh: ng
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
đối ứng
Thành tiền
Số
hiệu

Ngày
tháng
Nguyên vật liệu chính
Cộng phát sinh
Ngày tháng năm
Ngời ghi sổ Kế toán trởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chng t ghi s
Sinh viờn: Trnh Cng Lp: K1-KT1 Khoa: Kinh t
Bỏo cỏo kin tp
n v tớnh: ng
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu tài
khoản Số tiền
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
Nguyên vật liệu chính
Xuất nguyên vật liệu khác
Cộng phát sinh
Kèm theo 3 chứng từ gốc
Ngời lập Kế toán trởng
(ký, h tờn) (ký, h tờn)
* Tin lng cụng nhõn viờn
Bảng phân bổ tiền lơng phải trả công nhân viên
n v tớnh: ng
Đơn vị

Lơng công nhân
sản xuất
Lơng nhân viên
phân xởng
Lơng nhân viên
quản lý doanh
nghiệp
Phòng tổ chức hành chính (PTCHC)
Phòng kinh doanh (PKD)
Phòng kỹ thuật (PKT)
Phòng kế toán (PKT)
Phân xởng I (PX I)
Phân xởng II (PX II)

Cộng

Ngời lập Kế toán trởng Thủ trởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Chi phớ sn xut
Sổ chi phí sản xuất
ĐVT: đồng
Chứng từ Số tiền
Sinh viờn: Trnh Cng Lp: K1-KT1 Khoa: Kinh t
Bỏo cỏo kin tp
Ngày
tháng
ghi sổ
Diễn giải Tài
khoản
đối

ứng
Số Ngày
Nợ Có
D đầu kỳ
Chi phí nguyên vật liệu 621
Chi phí nhân công 622
Chi phí sản xuất chung 627
Kết chuyển chi phí sản
xuất
154
Ngời ghi sổ Kế toán trởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
* Vt liu cụng c v TSC
sổ tài sản cố định
Loại TS: Máy dập viên Z40
Số
TT
Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ Tên đặc
điểm ký
hiệu
TSCĐ
Nớc
sản
xuất
Tháng
năm đa
vào sử
dụng
Số

hiệu
TSCĐ
Nguyên
giá
TSCĐ
Khấu hao Khấu
hao
đã
tính
đến
khi
ghi
giảm
TSCĐ
Chứng từ

do
giảm
TSC
Đ
Số
liệu
Ngày
tháng
Tỷ lệ
%
khấu
hao
Mức
khấ

u
hao
Số
hiệu
Ngày
thán
g
năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
13 14
1 25 4/6/04 Máy dập
viên Z40
Đức
21/7/04
B1 58650150
Ngời ghi sổ Kế toán trởng
Sinh viờn: Trnh Cng Lp: K1-KT1 Khoa: Kinh t
Báo cáo kiến tập
Phần 3
Đánh giá nhận xét và một số ý kiến hoàn thiện công
tác kế toán của công ty
I ) Đánh giá, nhận xét những ưu, nhược điểm về công tác kế toán
Ưu điểm
Trải qua những năm xây dựng và trưởng thành, công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà
đã có những bước phát triển đáng kể. Công ty đã đứng vững và thích ngh với cơ chế thị trường
trong giai đoạn hiện nay. Góp phần không nhỏ vào thành tích của công ty là sự nỗ lực của
Phòng kế toán. Qua thời gian thực tế tại công ty, nhìn chung em thấy công tác kế toán kế toán
tương đối chặt chẽ biểu hiện qua hệ thống sổ sách khá đầy đủ, tuân thủ tốt các chế độ kế toán
Tài chính hiện hành. Hơn nữa, công ty đã áp dụng kỹ thuật tin học vào việc hạch toán kế toán,
sử dụng những phần mềm chuyên ngành kế toán, giúp cho việc quản lý dễ dàng và tiên lợi

hơn.Phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhược điểm
Tuy nhiên công tác kế toán nói chung vẫn cần hoàn thiện một số vấn đề:
- Sổ sách kế toán: Công ty áp dụng hình thức “chứng từ ghi sổ”, nhưng đến cuối tháng, kế toán
mới lập. như vậy sẽ không hợp lý vì công việc bị dồn vào cuối tháng. Và số liệu sẽ không được
phản ánh kịp thời, phục vụ cho công tác quản lý.
II ) Các ý kiến đưa ra nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của công ty
Tổ chức bộ máy kế toán: Là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, khối lượng công
việc kế toán thường xuyên, vì vậy công ty nên bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê cho đội ngũ nhân
viên kế toán nhằm nâng cao nghiệp vụ kế toán theo chế độ hiện hành
Hệ thống sổ sách chứng từ: Công ty áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”,
nhưng hiện nay hệ thóng sổ sách chứng từ của công ty còn thiếu thống nhất, không đồng bộ vì
thế các thông tin chứng từ kế toán chưa thực sự đầy đủ, làm giảm khả năng cung cấp thông tin
kinh tế vốn có của công ty. Vì vậy công ty nên áp dụng đồng bộ hệ thống biểu mẫu của Bộ Tài
chính đã ban hành theo quyết định số 186/TC – CĐKT để đảm bảo tính thống nhất các thông
tin kinh tế mà kế toán phản ánh
Nam Định, tháng 6/2007
Sinh viên: Trịnh Cường
Sinh viên: Trịnh Cường Lớp: K1-KT1 Khoa: Kinh tế

×