Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 47 trang )

Chuyên đề tín dụng năm 3
Mục Lục
Mục Lục 1
Chương 1 3
GIỚI THIỆU 3
1.1. Sự cần thiết của đề tài: 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 4
1.2.1. Mục tiêu chung 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu: 4
1.4.1. Phạm vi không gian 4
1.4.2. Phạm vi thời gian 4
1. 4.3. Phạm vi về nội dung 4
Chương 2 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. Phương pháp luận 5
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp 5
2.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất 5
2.1.1.2. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp: 5
2.1.1.3 Vai trò của Tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp 6
2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng 7
2.1.2.1. Điều kiện và đối tượng vay vốn 7
a) Điều kiện vay vốn 7
b) Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng 7
2.1.2.2. Mục đích tín dụng 7
2.1.2.3. Các nguyên tắc tín dụng 8
2.1.2.4. Mức cho vay 8
2.1.2.5. Quy trình cho vay tại ngân hàng 9
1.5.3. Các chỉ tiêu phân tích 9
1.5.3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn 9
1.5.3.2. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay 9


1.5.2.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 10
1.5.2.4. Vòng quay vốn tín dụng 10
1.5.2.5. Lợi nhuận trên doanh thu 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 10
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 10
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 11
Chương 3 12
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI 12
HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI 12
3.1. Giới thiệu về huyện Trần Văn Thời và tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện 12
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Trần Văn Thời 12
3.1.2. Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Trần Văn Thời 13
3.1.2.1. Ngành trồng trọt 13
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa huyện Trần Văn Thời 13
3.1.2.2 Ngành chăn nuôi 14
1
Chuyên đề tín dụng năm 3
3.1.2.3 Ngành thuỷ sản 15
3.2. Khái quát Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn
Thời, tỉnh Cà Mau 15
3.2.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi
nhánh Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau 15
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận: 16
3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức: 16
3.2.2.2. Chức năng của các bộ phận: 16
3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 17
3.2.3.1. Doanh thu 18
Chỉ tiêu 18

3.2.3.2. Chi phí 19
Chỉ tiêu 19
3.2.3.3. Lợi nhuận 20
3.3 Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng 22
3.3.1 Phân tích tình hình huy động vốn 22
3.3.2. Phân tích hoạt động tín dụng 25
3.3.2.1. Doanh số cho vay 25
Bảng 9: Tổng doanh số thu nợ hộ sản xuất 30
3.3.2.3. Phân tích tình hình dư nợ 32
3.3.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn 34
3.3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 37
3.3.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 37
Chương 4 41
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 41
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN 41
NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI 41
4.1. Những tồn tại 41
4.1.1 Trong công tác huy động vốn: 41
4.1.2 Trong công tác tín dụng: 41
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 42
4.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn 42
4.2.2 Giải pháp đối với công tác tín dụng 43
4.2.2.1 Về đầu tư tín dụng 43
Chương 5 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 PHẦN KẾT LUẬN: 46
2
Chuyên đề tín dụng năm 3
Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống ở nông thôn, khoảng 25%
GDP được đóng góp từ khu vực nông nghiệp. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi
mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta,
các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ, hình thành các hộ sản xuất
gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp
rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông
thôn, ưu đãi thuế nông nghiệp, các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh
doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ
vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các
hoạt động khác trong nông nghiệp. Cà Mau nằm ở cuối miền của Tổ quốc, sông ngòi
chằng chịt, các ngành kinh tế chủ yếu là nông lâm ngư nghiệp. Huyện Trần Văn
Thời là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau. Huyện mang tên nhà cách mạng Việt Nam Trần
Văn Thời. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Thu nhập chính của huyện này là thủy sản và nông lâm nghiệp. Thủy sản gồm từ
nuôi trồng và đánh bắt trên biển. Nông lâm nghiệp chủ yếu là trồng lúa ba vụ, rau màu
và rừng tràm.
Được sự ưu đãi về thiên nhiên người dân Trần Văn Thời đã không ngừng tăng
cường các hoạt động sản xuất, tham gia các buổi toạ đàm với cán bộ kỹ thuật khuyến
nông, thực hiện chương trình 3 giảm – 3 tăng trong sản xuất lúa, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin khuyến nông, công tác thuỷ lợi được thực hiện tốt, từ đó đã góp
phần tăng sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những
điều kiện thuận lợi nêu trên, khó khăn của nông dân huyện vẫn là vấn đề vốn sản xuất.
Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa mỗi khi vào vụ là rất cần
đối với nông dân. Chính vì vậy, NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời giữ vai trò
quan trọng góp phần phát triển kinh tế cho người dân của huyện nhà. Để hiểu rõ hơn
3
Chuyên đề tín dụng năm 3
về hoạt động của NHNN&PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau trong 3 năm

2008 - 2010, đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đối với hộ sản xuất
nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Huyện Trần
Văn Thời, Tỉnh Cà Mau” đã được chúng em chọn làm chuyên đề.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT
huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau qua 3 năm 2008 - 2010 để thấy rõ thực trạng tín
dụng ngắn hạn và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
ngắn hạn của Ngân hàng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Phạm vi không gian
- Đề tài được thực hiện chủ yếu tại NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời, Tỉnh
Cà Mau.
1.4.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu sử dụng cho đề tài từ năm 2008 – 2010.
- Đề tài được nghiên cứu trong thời gian: Từ 15/06/2010 đến 22/07/2010.
1. 4.3. Phạm vi về nội dung
Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và
phong phú tại Ngân hàng chưa nhiều nên chuyên đề này chủ yếu tập trung đề cập một
số vấn đề nhằm:
- Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp.
- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời.
4
Chuyên đề tín dụng năm 3
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận

2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất
Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là
chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2. Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp:

Khái niệm:
Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ
cho việc sản xuất nông nghiệp) có tính chất tự sản xuất, tự tiêu, do cá nhân làm chủ hộ,
tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh.
Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng sử dụng
nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp

Đặc trưng cơ bản trong cho vay nông nghiệp:
* Tính thời vụ
Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh
trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được biểu hiện ở
những mặt sau:
+ Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu
nợ. Nếu Ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số
cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của
năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch, tiêu thụ tiến hành thu nợ.
+ Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn
cho vay. Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con và qui
trình sản xuất. Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có
năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng thành ngắn hơn.
5
Chuyên đề tín dụng năm 3
* Chi phí tổ chức cho vay cao:

Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng
lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng/món vay, chi phí phòng ngừa rủi
ro. Cụ thể là:
+ Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ sản xuất thường chi phí nghiệp
vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ.
+ Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay
thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ ( mở chi nhánh, bàn
giao dịch, tổ cho vay tại xã,…); hiện nay mạng lưới của NHNo & PTNT Việt Nam là
lớn nhất cũng chỉ đáp ứng 25% nhu cầu vay của nông nghiệp.
+ Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch
bệnh…) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
* Ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách
hàng
Đối với khách hàng sản xuất – kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vay ngân
hàng chủ yếu có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu
tố quyết định trong xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng
nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như đất,
nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu.
Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản (thời tiết
thuận lợi cho mùa bội thu, nhưng giá nông sản hạ,…), làm ảnh hưởng lớn tới khả năng
trả nợ của khách hàng đi vay.
2.1.1.3 Vai trò của Tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp
- Góp phần chuyển dich cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong
sản xuất nông nghiệp.
- Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách biệt giữa
nông thôn và thành thị.
- Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đảm bảo cho người dân có
điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ.
- Đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia.
- Góp phần tích luỹ cho ngành kinh tế.

- Gia tăng lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng.
6
Chuyên đề tín dụng năm 3
- Góp phần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp nông thôn
- Tạo công ăn việc làm cho người dân
2.1.2. Một số quy định trong hoạt động tín dụng
2.1.2.1. Điều kiện và đối tượng vay vốn
a) Điều kiện vay vốn
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả
thi;
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
- Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc cư trú thường xuyên (đối
với đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, thành
viên hợp danh của công ty hợp danh) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở.
b) Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng
Đối tượng cho vay của Ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu
thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh
doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định.
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách
hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dìa hạn để đầu tư

tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.
2.1.2.2. Mục đích tín dụng
Để góp phần giảm hiện tượng cho vay nặng lãi đang chèn ép các nhà sản
xuất, cá thể, góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp, đa dạng hoá
7
Chuyên đề tín dụng năm 3
các thành phần kinh tế, cùng bình đẵng và phát triển trong một trật tự ổn định. Chính
vì vậy, Ngân hàng đã xác định mục đích tín dụng là đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn
vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh
tế. Cấp phát tín dụng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã
hội.
Ngoài mục tiêu trên, mục tiêu quan trọng của ngân hàng là lợi nhuận, hoạt
động này nhằm mang lại lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản tín dụng được cấp cho dự
án đang hoạt động hiệu quả hay có tính khả thi cao. Về phía khách hàng, khoản tín
dụng có ý nghĩa giúp cho quá trình sản xuất được liên tục ổn định, quy mô hoạt động
và lợi nhuận ngày càng cao.
2.1.2.3. Các nguyên tắc tín dụng
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Tiền vay phải được sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng.
 Tiền vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.2.4. Mức cho vay
- Mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản đã được xác định và ghi
trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Đối với tài sản là kim khí, đá quý: Mức cho vay không quá 80% giá trị tài
sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo
lãnh.
- Đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền
gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo

trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán
toàn bộ Số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác.
- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốn
đầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn.
8
Chuyên đề tín dụng năm 3
2.1.2.5. Quy trình cho vay tại ngân hàng
Quy trình nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng chỉ mang tính định hướng tổng quát
và cơ bản, tùy thuộc vào từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng có hướng xử lý
riêng. Tuy nhiên, quy trình cho vay tổng quát của chi nhánh gồm:
a) Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.
b) Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án
vay vốn.
c) Phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.
d) Quyết định cho vay.
e) Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản đảm bảo.
f) Phát tiền vay.
g) Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.
h) Thu hồi nợ, gia hạn nợ.
i) Xử lý rủi ro.
j) Thanh lý hợp đồng vay vốn.
1.5.3. Các chỉ tiêu phân tích
1.5.3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn


Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng; trong tổng
nguồn vốn của Ngân hàng thì nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chiếm tỷ lệ
bao nhiêu.
1.5.3.2. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay

thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá hiệu quả tín
dụng trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng.
9
Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
=
Vốn huy động/tổng nguồn vốn
Vốn huy động
Tổng nguồn vốn
=
Chuyên đề tín dụng năm 3
1.5.2.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả
hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của
Ngân hàng.
1.5.2.4. Vòng quay vốn tín dụng
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Vòng quay tín dụng của Ngân hàng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn
tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn
quay càng nhanh, Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại.
1.5.2.5. Lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nghĩa là cứ một đồng
doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Trần Văn Thời năm 2008 – 2010.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Trần Văn Thời năm 2008 – 2010.
Sách giáo khoa, Báo, tạp chí, các tài liệu về kinh tế nông nghiệp.
Các tài liệu có liên quan đến vấn đề tín dụng.
10
Nợ quá hạn/tổng dư nợ
=
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Vòng quay vốn tín dụng
=
Dư nợ bình quân
Doanh số thu nợ
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
=
Dư nợ bình quân
2
Lợi nhuận/doanh thu
Doanh thu
Lợi nhuận
=
Chuyên đề tín dụng năm 3
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
 Tổng hợp dữ liệu thu thập.
 Tiến hành xử lý số liệu.
 Thiết lập bảng, biểu đồ.
Kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để làm
nỗi rõ vấn đề nghiên cứu. Từ đó so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của
các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

11
Chuyên đề tín dụng năm 3
Chương 3
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – TRẦN VĂN THỜI
3.1. Giới thiệu về huyện Trần Văn Thời và tình hình sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Trần Văn Thời.
Huyện Trần Văn Thời là một trong 9 huyện – thành phố của Tỉnh Cà Mau, có
diện tích đất tự nhiên là 19298,76 ha. Trong đó:
 Diện tích đất nông nghiệp: 14448,82 ha
 Diện tích đất chuyên dùng là: 1194,92 ha
 Diện tích đất ở là 818,77 ha
 Diện tích đất chưa sử dụng là 2827,46 ha
Với địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống kinh rạch chằng chịt tạo nên hệ
thống tưới tiêu và thông liên hoàn. Đồng thời, sông rạch với lượng nước ngọt quanh
năm ưu đãi cho ruộng lúa, hoa màu cây trái các loại.
Ngoài ra, Trần Văn Thời có khí hậu ấm áp và lượng mưa dồi dào. Toàn huyện
có 33.593 hộ với 154 ngàn người và hơn 82 ngàn lao động trong đó lao động nông
nghiệp chiếm 50 ngàn người, chiếm 32,46%. Số hộ có cơ sở sản xuất kinh doanh là
6.279 hộ, trong đó hộ cơ sở thương nghiệp, dịch vụ 5.161 hộ và hộ cơ sở sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 833 hộ. Lực lượng lao động trong nông thôn dồi
dào với tinh thần cần cù, chịu khó từ đó đã góp phần nâng cao sản lượng nông nghiệp,
phát triển kinh tế của huyện.
12
Chuyên đề tín dụng năm 3
3.1.2. Tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.
3.1.2.1. Ngành trồng trọt
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa huyện Trần Văn Thời

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010
2010/2009
%
Diện tích gieo trồng cả năm Ha 20064,70 19.240,60 -4,11
Năng suất bình quân Tạ/ha
45,95 44,05 -4,13
Tổng sản lượng Tấn 92.203,00 84.747,00 -8,09
1. Lúa vụ Đông Xuân
Diện tích gieo trồng Ha 7226,84 7.119,70 -1,48
Năng suất bình quân Tạ/ha 61,49 59,48 -3,27
Tổng sản lượng Tấn 44.419,00 42.347,00 -4,66
2. Lúa Hè Thu
Diện tích gieo trồng Ha 6.988,33 6.853,33 -1,93
Năng suất bình quân Tạ/ha 44,04 42,85 -2,70
Tổng sản lượng
Tấn 30,78 29,37 -4,58
3. Lúa Thu Đông
Diện tích gieo trồng Ha 5.852,50 5.267,60 -9,99
Năng suất bình quân Tạ/ha 29,06 24,60 -15,35
Tổng sản lượng Tấn 17.007,00 12.958,30 -23,81
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế-xã hội huyện Trần Văn Thời 2010)
Cây lúa: Nhìn chung năm 2010, tổng diện tích lúa gieo trồng cả năm của huyện
19240,6 ha, giảm 4,11% so với diện tích gieo trồng năm 2009. Từ đó dẫn đến tổng sản
lượng lúa cả năm giảm 8,09%, tương đương 7.456 tấn. Nguyên nhân là do diện tích
gieo trồng các vụ lúa đông xuân, vụ hè thu, cả vụ thu đông đều giảm so với năm 2009.
Trong đó:
Vụ Đông xuân: Diện tích gieo trồng giảm 1,48%, tức 107,14 ha làm cho sản lượng
lúa giảm 4,66%. Nguyên nhân là do bà con chuyển mục đích sử dụng đất lên thổ cư,
lên líp trồng màu, trồng cây lâu năm, đào ao nuôi cá.Lúa sạ bị ảnh hưởng mưa muộn
làm chết giống, bà con phải sạ lại nhiều lần, sâu bệnh, dịch hại phát triển mạnh, lúc lúa

trổ bị mưa gió gây bệnh lép hạt…
Vụ Hè thu: Bên cạnh, sản lượng vụ hè thu cũng giảm đáng kể dẫn đến tổng sản
lượng lúa của toàn huyện năm 2010 giảm. Toàn huyện gieo trồng và thu hoạch được
6.853,33 ha đạt 102% so kế hoạch, so vụ hè thu năm trước giảm gần 2% hay giảm 135
13
Chuyên đề tín dụng năm 3
ha. Năng suất bình quân chung của vụ ước đạt 42,85 tạ/ha giảm 1,19 tạ/ha so với vụ hè
thu năm 2009.
Vụ Thu đông: Toàn huyện sản xuất được 5267,6 ha giảm 9,99% so với vụ thu
đông năm 2009 hay bằng 584,9 ha. Nguyên nhân giảm là do bà con hiểu được tác hại
về sâu bệnh từ vụ thu đông để lại cho vụ chính (vụ đông xuân) nên không sản xuất vụ
3 mà xới nền chuẩn bị cho vụ đông xuân.
Cây hàng năm: Ước diện tích thu hoạch rau các loại tháng 12/2006 đạt 87,5 ha
tăng 6,71% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch rau màu các loại cả năm ước đạt 21.531
tấn tăng 11,15% so năm 2009.
Cây lâu năm: Ước tính sản lượng thu hoạch trái cây các loại tháng 12/2010 đạt
5984 tấn tăng 1,98% so cùng kỳ, luỹ kế 12 tháng năm 2010 đạt 80399 tấn tăng 17,64%
so cùng kỳ. Phát huy thế mạnh đạt được đồng thời do tác động giá cả tăng và ổn định
từ đầu năm ngành nông nghiệp cùng bà con nhà vườn có bước chuẩn bị chu đáo trong
việc gia cố tu bổ bờ bao, cống bọng cho mùa lũ tới.
3.1.2.2 Ngành chăn nuôi
Bảng 2: Số lượng đàn chăn nuôi toàn huyện 2009, 2010.
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2010/2009
Tổng đàn gia súc gia cầm Con 620.098
374.542 -39,60
- Gia súc Con 42.080 36.989 -12,10
+Trâu Con 21 18 -14,29
+Bò Con 3.291 4.527 37,56
+Heo Con 37.573 31.234 -16,87
+Dê Con 1.195 1.210 1,26

- Gia cầm Con 578.018 337.553 -41,60
+Gà Con 370.544 203.311 -45,13
+Vịt, ngỗng Con 207.474 134.242 -35,30
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế-xã hội huyệnTrần Văn Thời 2010)
Tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn huyện giảm 39,60% trong năm 2010 hay
giảm 245.556 con. Trong đó:
Đàn gia súc giảm 12,1% tương đương 5.091 con. Đàn bò tăng mạnh đến 37,56%
tức tăng 1.236 con, đàn dê của huyện tăng 1,26% bằng 15 con so cùng kỳ, đàn trâu
giảm 3 con, đàn heo giảm mạnh đến 6.339 con.
Đàn gia cầm của huyện giảm mạnh 41,6% tương đương 240.465 con. Đây có thể
xem là một biến động lớn đối với ngành chăn nuôi của huyện. Trong tổng đàn gia cầm,
14
Chuyên đề tín dụng năm 3
đàn vịt giảm 35,30%, đàn gà lại giảm đến trên 45% từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ
trọng của tổng đàn gia súc gia cầm của huyện.
3.1.2.3 Ngành thuỷ sản
Ước sản lượng thu hoạch tháng 12/2010 đạt 780,5 tấn tăng 1,6% so cùng kỳ,
luỹ kế cả năm 2010 đạt 9.799,6 tấn tăng 27,9% so năm 2009. Nguyên nhân, do nhu
cầu xuất khẩu cá tra, cá ba sa tăng mạnh, thị trường xuất khẩu các nước trên thế giới
được mở rộng, doanh nghiệp sản xuất chế biến mở rộng sản xuất tăng mạnh 6 tháng
đầu năm, sang quý 3 tình hình nuôi cá xuất khẩu trên địa bàn có phần giảm do ảnh
hưởng tình hình trong khu vực thị trường tiêu thụ không ổn định, giá bán giảm mạnh,
các doanh nghiệp ép giá người nuôi…
3.2. Khái quát Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn
Thời, tỉnh Cà Mau
3.2.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi
nhánh Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Theo Quyết định 400/CP của Thủ tướng Chính phủ Ngân hàng nông nghiệp Việt
Nam được thành lập với 100% vốn ngân sách cấp là ngân hàng quốc gia đa năng, nay
là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà

Nội, mỗi thành phố, mỗi tỉnh đều có chi nhánh trực thuộc khu vực, ban lãnh đạo và
điều hành trong các chi nhánh do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam bổ nhiệm chỉ đạo quản lý.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trần Văn Thời ra đời vào năm
2007 trong điều kiện đất nước hoàn toàn được giải phóng, thống nhất và đang gặp
nhiều khó khăn. Qua quá trình hoạt động, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Trần Văn Thời đã dần khẳng định vị trí và vai trò của mình trong
xây dựng và phát triển kinh tế cho huyện nhà, giúp cho đời sống vật chất của người
dân được nâng cao và không ngừng phát triển. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Trần Văn Thời luôn lấy chữ tín làm phương châm hoạt động, làm mục tiêu
phấn đấu, phong cách làm việc của cán bộ ngân hàng luôn được đào tạo kịp thời để
mang đến cho khách hàng những gì tiện ích nhất, tốt đẹp nhất.
Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao về vốn để sản xuất, tái sản xuất của nền kinh
tế, số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn ngày càng tăng và để tạo điều kiện thuận
15
Chuyên đề tín dụng năm 3
lợi cho khách hàng khi giao dịch cùng ngân hàng cũng như để tăng lợi nhuận cho ngân
hàng.Nội dung hoạt động của ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời hoạt động với chức năng như ngân hàng thương
mại với nội dung: hoạt động chủ yếu và cho vay hộ nông dân góp phần phát triển kinh
tế địa phương.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận:
3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức:
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Trần Văn Thời.
3.2.2.2. Chức năng của các bộ phận:
• Ban giám đốc: Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Long Hồ do Giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Vĩnh Long bổ nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại ngân
hàng mọi hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc.

• Phó Giám đốc: Trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của phòng
tín dụng, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng ngân quỹ, phong hành chính và bảo
vệ.
• Giám định viên: Có nhiệm vụ kiểm soát nội bộ trong quá trình thực hiện
chế độ theo quy chế của pháp luật.
16
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
P. Ngân quỹ P. Ngân quỹ
Giám đốc
P. kinh doanh P. Kế toán
Giám định viên
Phòng Tin dụng
Chuyên đề tín dụng năm 3
3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
Trong ba năm qua (2008 - 2010), trước những thử thách và cơ hội, chi nhánh
NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời với sự nỗ lực không ngừng của mình đã vượt
qua khó khăn và đã đạt được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện trong
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của trong ba năm như sau:
Bảng 3: Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
(Ngu(nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2008, 2009, 2010 - Phòng Kế toán
NHN
0
& PTNT huyện Trần Văn Thời , Tỉnh Cà Mau)
Hình
Biểu đồ 1: Biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận
qua các năm 2008-2010
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Doanh thu 27.817 31.667 36.434 3.850 13,84 4.767 15,05
Chi phí 19.703 23.088 25.011 3.385 17,18 1.923 8,33
Lợi nhuận 8.114 8.579 11.323 465 5,73 2.744 31,99
17
Chuyên đề tín dụng năm 3
3.2.3.1. Doanh thu
Bảng 4: Biến động doanh thu
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Tổng thu
27.817 100,0
0

31.667 100,0
0
36.33
4
100,0
0
3.850 13,84 4.667 14,74
Thu từ
HĐTD
27.665 99,45 31.245 98,67 35.32
3
97,22 3.580 12,94 4.078 13,05
Thu Từ DV
39 0,14 79 0,25 111 0,31 40 102,5
6
32 40,51
Thu từ
KDNH
18 0,06 30 0,10 24 0,07 12 66,67 -6 -20,00
Thu khác
95 0,34 313 0,99 876 2,41 218 229,4
7
563 179,8
7
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2008, 2009, 2010 - Phòng Kế toán
NHN
0
& PTNT huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau)
Ghi chú: + TT: Tỷ trọng
+ HĐKD: Hoạt động kinh doanh

+ DV: Dịch vụ
+ KDNH: Kinh doanh ngoại hối
Qua bảng số liệu, ta thấy tổng doanh thu của Ngân hàng tăng liên tục qua 3
năm, cụ thể: năm 2008, doanh thu đạt 27.817 triệu đồng. Trong đó, thu từ hoạt động
tín dụng chiếm tỷ trọng cao đạt 27.665 triệu đồng bằng 99,45% tổng doanh thu. Vì
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Trần Văn Thời chủ yếu
hoạt động theo phương châm “đi vay để cho vay” nên trong tổng thu, thu từ lãi cho
vay là chủ yếu. Bên cạnh, thu từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm 0,14% bằng 39 triệu
đồng. Do tính đặc thù của Ngân hàng là hoạt động tín dụng nên khoản thu từ dịch vụ
chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cũng như các khoản thu từ kinh doanh ngoại hối chỉ đạt 18
triệu đồng tức 0,06% trong tổng doanh thu. Ngoài ra còn các khoản thu khác (95 triệu
đồng) cũng chỉ 0,34%.
Năm 2009, tổng doanh thu đạt 31.667 triệu đồng tăng 3.850 triệu đồng so với
năm 2008, đạt 108,87% so với kế hoạch. Trong năm 2009, nền kinh tế nói chung và
sản xuất nông nghiệp của huyện Trần Văn Thời nói riêng có rất nhiều biến động, chịu
ảnh hưởng rất lớn từ thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường. Nhưng với chủ trương,
18
Chuyên đề tín dụng năm 3
chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cũng như sự hướng dẫn và tháo gỡ những
vướng mắc một cách kịp thời trong quá trình hoạt động của Ngân hàng nên đã khắc
phục được những khó khăn và đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bên cạnh thu từ hoạt
động tín dụng tăng 3580 triệu đồng tức 12,94% so với năm 2008, thu từ dịch vụ tăng
đáng kể đạt 79 triệu đồng tăng 102,56% so với năm 2008, thu từ kinh doanh ngoại hối
tăng 66,67% và thu khác tăng đáng kể đạt 218 triệu đồng so với năm trước. Nhìn
chung hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt những kết quả tốt góp phần nâng
cao vai trò của Ngân hàng trong việc phát triển nền sản xuất nông nghiệp của huyện
nhà.
Sang năm 2010, tổng doanh thu của Ngân hàng tiếp tục tăng và có tốc độ tăng
nhanh hơn so với năm 2009 đạt 36.334 triệu đồng, tức tăng 14,74% đạt 105,7% so với
kế hoạch. Trong đó, thu từ hoạt động tín dụng tăng đạt 35.323 triệu đồng. Do trong

năm 2010, hoạt động cho vay ngày càng được chú trọng và quan tâm từ Ngân hàng
cấp trên nên doanh số cho vay tăng. Tuy nhiên các khoản thu từ dịch vụ, kinh doanh
ngoại hối còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn thu nên Ngân hàng cần chú
trọng hơn nữa các hoạt động dịch vụ như: Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách
hàng gửi tiền (cả nội tệ và ngoại tệ), kinh doanh ngoại tệ…trong những năm tới, để
tăng thêm nguồn thu và tạo ra nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng hơn.
3.2.3.2. Chi phí
Bảng 5: Biến động doanh thu
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số
tiền
% Số tiền %
Tổng chi 19.703 100,0
0
23.088 100,0
0
25.011 100,0
0
3.385 17,18 1.923 8,33

Chi
HĐTD
15.909 80,74 18.827 81,54 19.182 76,69 2.918 18,34 355 1,89
Chi DV 140 0,71 122 0,53 130 0,52 -18 -12,86 8 6,56
Chi
KDNH
5 0,03 10 0,04 27 0,11 5 100,0
0
17 170,00
Chi khác 3.649 18,52 4.129 17,88 5.672 22,68 480 13,15 1.543 37,37
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2008, 2009, 2010 - Phòng Kế toán
NHN
0
& PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)
19
Chuyên đề tín dụng năm 3
Nhìn chung, chi phí hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Năm 2008,
tổng chi phí là 19.703 triệu đồng, trong đó chi phí chi cho hoạt động tín dụng là 15.909
triệu đồng, chiếm 80,74%, chi dịch vụ với tỷ lệ 0,71% tổng chi phí và chi khác chỉ
chiếm 18,52% (3.649 triệu đồng). Sang đến năm 2009, tổng chi phí là 23.088 triệu
đồng, tăng 3.385 triệu đồng so với năm 2008. Trong đó, chi hoạt động tín dụng là
18.827 triệu đồng, tăng 2.918 triệu đồng, tương ứng 18,34% so với năm 2008. Thế
nhưng chi dịch vụ lại giảm 18 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 12,86% so với năm
2008. Chi khác cũng tăng, tăng 480 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 13,15% so với năm
2008. Nguyên nhân là do trong năm 2009, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá
vật tư nông nghiệp, giá cả vật liệu xây dựng tăng vọt, từ đó nhu cầu vốn của người dân
tăng dẫn đến khoản chi hoạt động tín dụng cũng tăng. Mặt khác, năm 2009 hoạt động
kinh doanh của ngân hàng ngày càng mở rộng kinh doanh ngoại hối nên khoản chi này
tăng gấp đôi so với năm 2008. Nhưng nhìn chung thì khoản chi tín dụng vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng chi phí, từ đó thấy được hoạt động tín dụng của Ngân hàng

vẫn là chủ yếu.
Trong năm 2010, tổng chi phí lại tiếp tục tăng, với số tiền 25.011 triệu đồng,
tăng 1.923 triệu đồng, với tốc độ tăng 8,33%, trong đó chi phí hoạt động tín dụng
chiếm 76,69% với số tiền 19.182 triệu đồng, tăng 355 triệu đồng, tương ứng tăng
1,89%, do đến thời điểm này, Huyện Trần Văn Thời vẫn là vùng đất đầy tiềm năng
phát triển về công-nông nghiệp, thương mại-dịch vụ nên nhu cầu vốn của khách hàng
vẫn tăng, số lượng món vay tăng lên, thế nên tổng chi phí cho các món vay cũng tăng.
Mặc dù tổng chi phí tăng thế nhưng tỷ lệ tăng của chi phí là 8,33% nhỏ hơn rất nhiều
so với tốc độ tăng của doanh thu (14,74%). Do đó, trong năm này hoạt động của Ngân
hàng vẫn thu được lợi nhuận cao.
3.2.3.3. Lợi nhuận
Qua số liệu đã phân tích ở trên, mặc dù chi phí tăng qua các năm nhưng Ngân
hàng vẫn thu được lợi nhuận đáng kể và còn tăng qua các năm từ đó giúp Ngân hàng
duy trì hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn. Năm 2008, lợi nhuận thu được là 8.114
triệu đồng, sang năm 2009 là 8.579 triệu đồng, tăng 465 triệu đồng so với năm 2008.
Nguyên nhân ngân hàng đã tăng lãi suất huy động vốn để đáp ứng nhu cầu khách hàng
nâng chi phí tăng cao với tốc độ tăng 17,18% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của
doanh thu (13,84%). Nhưng nhìn chung năm 2009, Ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận
20
Chuyên đề tín dụng năm 3
nhưng tăng không cao. Đến năm 2010, lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng lên một con
số đáng khích lệ, đạt 11.323 triệu đồng, tăng 2.744 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng
31,99% so với năm 2009. Năm 2010, Ngân hàng tiếp tục quán triệt nghị quyết của
huyện uỷ, chủ trương của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện để có
phương án cho vay phù hợp với các thành phần kinh tế, chú trọng cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ, mạnh mẽ đầu tư cho vay hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ từ đó đã
góp phần tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Qua kết quả hoạt động ba năm 2008 - 2010 của Ngân hàng, ta thấy mặc dù thị
trường có biến động, nhưng bằng sự nỗ lực, Ngân hàng vẫn vượt qua và đạt kết quả
khả quan. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu lãi cho vay (trên 90%). Điều đó

chứng minh rằng hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu của
Ngân hàng, các khoản thu dịch vụ và thu khác thì biến động lúc tăng lúc giảm nhưng
chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong doanh thu của Ngân hàng, đây cũng chính là
tiềm năng chưa khai thác của Ngân hàng, và đáng được Ngân hàng quan tâm trong
thời gian tới.
Để có được kết quả như vậy là nhờ có sự nỗ lực của ban giám đốc và toàn thể
cán bộ công nhân viên của NHNo & PTNT huyện Trần Văn Thời đã chấp hành tốt
mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng cũng như sự chỉ đạo của Ngân hàng
cấp trên; cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn, quan
tâm, giúp đỡ, xem công tác tín dụng là biện pháp hàng đầu trong chính sách khuyến
nông của Huyện.
Định hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2011
◊ Nguồn vốn huy động: tăng trưởng từ 18-20% so với năm 2010
◊ Tổng dư nợ tăng trưởng 10-12% so với năm 2010, trong đó dư nợ trung,
dài hạn chiếm từ 30-35% tổng dư nợ.
◊ Chất lượng tín dụng: Nợ xấu chiếm tối đa 1% tổng dư nợ
◊ Về tài chính: Thu tối thiểu bằng năm 2010.
21
Chuyên đề tín dụng năm 3
3.3 Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng nào, nguồn vốn luôn giữ vai trò
quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời hoạt
động theo phương châm “đi vay để cho vay”. Vì vậy để tìm hiểu về hoạt động tín dụng
cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng trước tiên phải đi vào tìm hiểu về tình
hình huy động vốn để hiểu rõ về khả năng cho vay.
3.3.1 Phân tích tình hình huy động vốn
Bảng 6: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số
tiền
%
Số
tiền
%
I. Vốn
huy
động
75.856 32,50 97.834 41,10 89.934 36,12 21.97
8
28,97 -7.900 -8,07
1. TG
kho bạc
26.016 11,15 27.613 11,60 23.037 9,25 1.597 6,14 -4.576 -
16,57
2.
TGTCTD
178 0,08 172 0,07 167 0,07 -6 -3,37 -5 -2,91
3. TGTT 20.512 8,79 31.408 13,19 27.376 11,0010.89653,12 -4.032 -

12,84
4. TGTK 21.691 9,29 28.699 12,06 25.575 10,27 7.00832,31 -3.124 -
10,89
6. Phát
hành
CTCG
7.468 3,20 9.942 4,18 13.779 5,53 2.47433,13 3.837 38,59
II. Vốn
ĐC
157.535 67,50 140.21
2
58,90 159.04
1
63,88 -
17.32
3
-
11,00
18.82
9
13,43
Tổng
Nguồn
vốn
233.40
0
100,00 238.04
6
100,00248.975100,00 4.646 1,99 10.92
9

4,59
(Nguồn: Phòng Kế toán NHN
0
& PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Vĩnh Long)
Ghi chú: + TG: tiền gửi
+ TGTCTD: tiền gửi tổ chức tín dụng
+ TGTT: tiền gửi thanh toán
+ TGTK: tiền gửi tiết kiệm
+ CCTG: chứng chỉ tiền gửi
22
Chuyên đề tín dụng năm 3
+ Vốn ĐC: Vốn điều chuyển
Biểu đồ 2: Biến động vốn huy động, vốn điều chuyển
và tổng nguồn vốn.
Năm 2008, nguồn vốn huy động của Ngân hàng nhìn chung có chuyển biến tích
cực, mở rộng được khách hàng mới với mức lãi suất nội ngoại tệ từng bước được cải
thiện phù hợp hơn. Kết quả đạt được từ sự cố gắng của tập thể Ngân hàng là lượng vốn
huy động chiếm tỷ trọng 32,50% tổng nguồn vốn, tương đương 75.856 triệu đồng.
Trong tổng nguồn vốn, tiền gửi kho bạc đạt 26.016 triệu đồng chiếm tỷ trọng
11,15%. Bên cạnh, tiền gửi tiết kiệm chiếm 9,29% tổng nguồn vốn, loại tiền gửi này
huy động được khá nhiều từ vốn nhàn rỗi của người dân nên đã góp phần tăng đáng kể
nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.
Trong năm 2008, các ngành kinh tế trọng điểm của Huyện đều có mức tăng trưởng
cao (theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội Huyện 2008), các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ngày càng được chú trọng phát triển, các hợp tác xã sản xuất rau an toàn dần xuất hiện
và đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.Vì thế nhu cầu giao dịch cũng bắt đầu
tăng giữa các thành phần, đơn vị kinh tế với nhau, chính vì vậy khoản tiền gửi khách
hàng tăng lên đáng kể đạt 20.512 triệu đồng. Đây là dạng đầu tư không nhằm mục đích
sinh lời mà để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Và là nguồn vốn có thể huy động
được nhiều hơn trong tương lai khi mà nhu cầu giao dịch càng tăng.

Ngoài ra, hình thức huy động vốn của Ngân hàng còn đa dạng hơn thông qua việc
phát hành các loại giấy tờ có giá. Đây cũng là nguồn vốn lớn của Ngân hàng để đáp
23
Chuyên đề tín dụng năm 3
ứng nhu cầu cho vay. Năm 2008, phát hành giấy tờ có giá đạt 7.468 triệu đồng bằng
3,2% tổng nguồn vốn.
Năm 2009 Chi nhánh huy động được 97.834 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 41,10%
tổng nguồn vốn, tương ứng với tốc độ tăng là 28,97% so với năm 2008. Nguồn vốn
huy động tăng cho thấy đời sống của người dân được nâng cao và chi nhánh hoạt động
có hiệu quả hơn. Đó là nhờ vào sự gia tăng của tiền gửi thanh toán, đây là khoản tiền
gửi rất lớn từ khách hàng với tốc độ tăng trưởng 53,12% so với năm 2008.
Để thu hút và huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư, bên cạnh tiền gửi thanh
toán, tiền gửi tiết kiệm trong dân cư cũng chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều với tốc độ
tăng trưởng đạt 32,31% chiếm 12,06% trong tổng nguồn vốn. Sự tăng trưởng với tốc
độ cao của hai loại tiền gửi này chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng
cao, lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân ngày một tăng đã được tập hợp lại để giúp
những người thiếu vốn, cần vốn.
Ngoài ra, sự tăng trưởng của các loại giấy tờ có giá cũng chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng nguồn vốn với tốc độ tăng trưởng đạt 33,13% và đã làm tăng thêm nguồn
vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Nhìn chung, năm 2009, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt kết quả khả quan
với tốc độ tăng trưởng 28,97% so năm trước. Nguồn vốn huy động ngoại tệ là sản
phẩm mới của Ngân hàng nhưng với quyết tâm cao của từng cán bộ Ngân hàng trong
việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao đồng thời thông qua công tác tuyên truyền,
tiếp thị, quảng cáo đã góp phần quảng bá thương hiệu AgriBank của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Sang năm 2010 thì tổng nguồn vốn đạt 248.975 triệu đồng, tăng 10.929 triệu đồng,
tương ứng tăng 4,59% so năm 2009. Tuy nguồn vốn huy động có giảm 8,07% so với
năm 2009 nhưng do Ngân hàng đã nhận lượng vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên
tăng 13,43% nên tổng nguồn vốn của Ngân hàng vẫn tăng trong năm 2010. Năm 2010,

do nhu cầu vốn tăng nên lượng giấy tờ có giá được phát hành ngày càng nhiều đã làm
tăng tỷ trọng của loại tiền này lên 13.779 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 38,59%.
Hơn nữa lãi suất kỳ phiếu cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên thu hút người dân
mua các giấy tờ có giá.
Nguyên nhân nguồn vốn huy động giảm trong năm 2010 là do trong năm có nhiều
biến động ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của huyện như dịch bệnh, thiên tai, giá cả
24
Chuyên đề tín dụng năm 3
một số mặt hàng tăng vọt, giá cả hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, vật liệu nông
nghiệp đều tăng nên nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dân tăng, các doanh nghiệp
lớn còn rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư nên lượng vốn huy động ngày càng giảm
trong năm 2010.
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Ngân hàng đã đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra qua
các năm nhưng do một số nguyên nhân khách quan nên đã ảnh hưởng đến nguồn vốn
này trong năm 2010 nhưng chỉ biến động nhẹ. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong
việc tiếp cận và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể, ban ngành trong công
tác huy động vốn để huy động các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ
chức tín dụng, các hộ mua bán kinh doanh… huy động theo các sản phẩm hiện có như
tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, Agribank cup và các loại hình tiết kiệm dự
thưởng của Tỉnh, Trung Ương…
3.3.2. Phân tích hoạt động tín dụng
3.3.2.1. Doanh số cho vay
Do phần lớn người dân trong Huyện sống bằng nghề nông nên Chi nhánh chủ
yếu tập trung vào cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, mà thời hạn cho vay chỉ là cho vay
ngắn hạn và cho vay trung hạn (chưa cho vay dài hạn đối với hộ sản xuất nông
nghiệp). Tùy theo đối tượng mà Ngân hàng có thể cho vay từ 70%-90% tổng chi phí
thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và căn cứ vào từng món vay cụ thể.
Bảng 7: Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số tiền
TT
(%)
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1. Ngắn
hạn
194.335 87,62252.758 89,33264.091 93,1258.42330,06 11.333 4,48
2.
Trung
hạn
27.469 12,38 30.181 10,67 19.502 6,88 2.712 9,87 -
10.679
-
35,38
Tổng
cộng
221.80
4

100,00 282.93
9
100,00 283.59
3
100,00 61.13
5
27,56 654 0,23
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2008, 2009, 2010 - Phòng Kế toán NHN
0
&
PTNT huyện Trần văn Thời, tỉnh Cà Mau)
25

×