Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của chuyên đề:
Một nền kinh tế phát triển không thể thiếu sự góp mặt của các ngân hàng (NH)
trong và ngoài nước. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống NH được ví như hệ
thần kinh của cả nền kinh tế. Hệ thống NH quốc gia hoạt động thông suốt, lành
mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và
sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Là một
doanh nghiệp kinh doanh các loại sản phẩm đặc biệt của thị trường – tiền tệ, các
NH cũng thường gặp rất nhiều rủi ro trong kinh doanh không thể tránh khỏi như:
rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất Các loại rủi ro
trong hoạt động kinh doanh NH thường có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày
càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của NH sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế,
đời sống chính trị xã hội của một nước và có thể lan rộng sang quy mô quốc tế.
Cần Thơ đang là một khu vực đầu tư tài chính đầy tiềm năng, thu hút nhiều nhà
đầu tư nên ngày càng có nhiều NH nội địa và cả nước ngoài xuất hiện. Tuy nhiên,
tác động của lạm phát trong vài năm gần đây đã khiến cho các nhà đầu tư phải e
ngại khi người dân ngày càng có xu hướng hạn chế chi tiêu và không đem tiền đi
gửi tiết kiệm mà đem tiền đi đầu tư để sinh lợi càng nhiều càng tốt vì đồng tiền
ngày nay đang ngày càng mất giá. Do đó, nhu cầu sử dụng vốn của người dân
ngày càng lớn trong khi số lượng người đi gởi tiền ngày càng ít nên cuộc chạy
đua nhằm thu hút khách hàng đến với NH trong kênh huy động vốn và cho vay
giữa các NH càng trở nên sôi động. Ngân hàng TMCP Quân Đội (Militarybank )
cũng không ngoại lệ. Hoạt động với mục đích “đi vay để cho vay” nên với lợi thế
là một trong các NH hiện đại đứng đầu về số vốn huy động, dư nợ cho vay nhưng
các nhà quản trị ở đây cũng tìm mọi cách để thu hút khách hàng đến với NH với
nhiều hình thức như tăng lãi suất tiền gửi, áp dụng các chương trình khuyến mãi,
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 1
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
bóc thăm trúng thưởng, cho vay tiêu dùng… Tuy nhiên khi thực hiện các chính
sách thì cũng kéo theo chi phí cho hoạt động tín dụng cũng tăng theo, NH sẽ dễ
gặp nhiều rủi ro trong mọi hoạt động tín dụng. Điều này đã gây không ít khó khăn
cho những nhà quản trị của NH. Cho nên đây là vấn đề rất quan trọng buộc các
nhà quản trị phải quan tâm đến một cách thường xuyên để hạn chế đến mức thấp
nhất những thiệt hại có thể xảy ra cho chính NH của mình. Do đó, nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả kinh doanh và hạn chế những rủi ro, nhất là rủi ro về tín dụng,
nhóm em đã chọn đề tài nghiên cứu : “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Quân đội Chi nhánh Cần Thơ (MilitaryBank CNCT) qua 3 năm 2008-2009-
2010, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và góp phần hạn chế rủi ro tín
dụng cho MilitaryBank CNCT trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình huy động vốn
của MilitaryBank CNCT qua 3 năm (2008-2009-2010);
- Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của MilitaryBank CNCT
qua các năm;
- Mục tiêu 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho MilitaryBank
CNCT;
- Mục tiêu 4: Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng
của NH.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trong thời gian học tập chuyên đề Nghiệp Vụ Tín Dụng
tại Đại Học Tây Đô từ ngày 30/05/2011 đến ngày 22/07/2011. Hoạt động của
MilitaryBank CNCT rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 2
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
nhau. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên nhóm em chỉ đi sâu nghiên cứu hiệu quả
hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại NH. Số liệu thu thập từ năm 2008- 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 phương pháp thu thập số liệu:
Bằng phương pháp thu thập số liệu thực tế sử dụng cho nội dung đang nghiên cứu
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Δy = y1 - y0
Trong đó: Y 0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
Δy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
=> So sánh số liệu năm phân tích với số liệu năm trước của các chỉ tiêu, xem có
biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó
đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1
X100
y0
Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước.
y1 : chỉ tiêu năm sau.
Δy : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
=> Làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó, so
sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng
giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp phân tích qua các tỷ số tài chính: với phương pháp này ta sẽ mô
tả rõ hơn về bản chất cũng như thực trạng rủi ro tín dụng tại NH.
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 3
=∆
y
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lí luận
1. Tổng quan về tín dụng
- Tín dụng là hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của sản xuất hàng hóa.
- Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn
trả.
- Tín dụng là hoạt động cho vay, đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở
pháp lý hiện hành.
Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM) đặt ra các nguyên tắc cho hoạt
động tín dụng như sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được
bên vay trình bày với NH và được NH cho vay chấp nhận. Đó là các khoản chi
phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay.
Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng
đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng vay. Việc sử dụng vốn vay sai mục
đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho khoản tiền vay
đó. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả
cho vay của NH, là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận
trên hợp đồng tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn
từ bản chất của tín dụng là cung cầu về vốn và chỉ giao dịch quyền sử dụng vốn
trong khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cam kết giao dịch, NH
và bên vay thỏa thuận NH sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất
định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho NH
(nợ gốc) với khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 4
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
2. Tổng quan về rủi ro tín dụng
2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
- Hoạt động của NHTM rất đa dạng và phong phú, đồng thời rủi ro của nó cũng
rất phức tạp với mức độ nhạy cảm nhất định. Thông thường rủi ro của NH chủ
yếu thường tập trung vào 4 dạng: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản và rủi ro hối đoái. Trong 4 loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn
nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với NH vì hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt
động của NH.
- Từ đó, ta có thể định nghĩa rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro do một hoặc một
nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với NH. Nói
cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro (RR) xảy ra khi xuất hiện những biến cố không
lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng
không trả được nợ cho NH một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác
động xấu đến hoạt động và có thể làm cho NH bị phá sản. Biểu hiện của RRTD là
tỉ lệ nợ xấu càng cao. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa
đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ được chia làm 5 nhóm:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn được tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày được TCTD đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn
lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều 6.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ
đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 5
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4
Điều 6;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo
quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4
Điều 6.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4
Điều 6. Bên cạnh đó, TCTD có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi
ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 6
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
- Đối với các khoản nợ quá hạn, TCTD phân loại lại vào nhóm nợ có RR thấp
hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với
nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian
tối thiểu sáu tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản
nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã
được xử lý, khắc phục;
+ Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là khách
hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
- Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TCTD phân loại lại vào nhóm
nợ có RR thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong
thời gian tối thiểu sáu tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối
với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời
hạn được cơ cấu lại;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại
thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục;
+ Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá là khách
hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.
- Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có RR cao hơn trong các
trường hợp sau:
+ Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một TCTD phải được phân loại vào
cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại TCTD mà
có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định vào nhóm có RR cao hơn
các khoản nợ khác, TCTD phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng
vào nhóm có RR cao nhất đó.
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 7
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
+ Đối với khoản cho vay hợp vốn, TCTD làm đầu mối phải thực hiện phân loại
nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định và phải thông báo kết quả
phân loại nợ cho các TCTD tham gia cho vay hợp vốn. Trường hợp khách hàng
vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ khác tại TCTD tham gia cho vay
hợp vốn đã phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp
vốn do TCTD làm đầu mối phân loại, TCTD tham gia cho vay hợp vốn phân loại
lại toàn bộ dư nợ (kể cả phần dư nợ cho vay hợp vốn) của khách hàng vay hợp
vốn vào nhóm nợ do TCTD làm đầu mối phân loại hoặc do TCTD tham gia cho
vay hợp vốn phân loại tuỳ theo nhóm nợ nào có RR cao hơn.
- Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ được phân loại vào các
nhóm theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm nợ có RR cao hơn theo đánh
giá của TCTD khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh
doanh của khách hàng;
+ Các khoản nợ của khách hàng bị các TCTD khác phân loại vào nhóm nợ có
mức độ RR cao hơn (nếu có thông tin);
+ Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng thanh
toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy
giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm;
+ Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài
chính theo yêu cầu của TCTD để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản
1 Điều 6 theo quyết định 493 như sau:
a) Nhóm 1: 0%
b) Nhóm 2: 5%
c) Nhóm 3: 20%
d) Nhóm 4: 50%
đ) Nhóm 5: 100%.
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 8
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
- Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự
phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.
2.2. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
2.2.1. Đối với bản thân NH
- Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NH vì phần
lớn nguồn vốn hoạt động của NH là nguồn vốn huy động, mà khi NH không thu
hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của NH dần dần lâm
vào tình trạng thiếu hụt.
+ Rủi ro đọng vốn:
- Sự tổn thất của NH khi có RRTD xảy ra có thể là các thiệt hại về vật chất hoặc
uy tín của NH.
- Ảnh hưởng nặng nề đến khách hàng sử dụng vốn khi chậm trễ chi trả vốn cho
khách hàng, khách hàng không được đáp ứng kịp thời sẽ làm mất uy tín của NH.
+ Rủi ro mất vốn:
- Làm tăng chi phí của NH khi xuất hiện ngày càng nhiều nợ xấu khiến cho NH
phải tăng thêm chi phí giám sát khách hàng và chi phí pháp lý khi có RR không
thu hồi được nợ xảy ra.
- Chi phí gia tăng sẽ đi kèm với khả năng sinh lời của NH sẽ giảm mạnh, NH có
nguy cơ sẽ không thu hồi được vốn gốc và phải trích lập DPRR nhiều hơn. Như
vậy, RRTD sẽ làm cho NH mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho NH bị
lỗ và có nguy cơ bị phá sản.
2.2.2. Đối với nền kinh tế xã hội
- Hoạt động của NH có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất
cả hầu hết các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy, RRTD
xảy ra có thể làm phá sản một vài NH, khi đó nó có khả năng phát sinh lây lan
sang các NH khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi. Lúc đó dân chúng sẽ
đưa nhau đến NH để rút tiền trước thời hạn. Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 9
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
đồng loạt các NH do thiếu khả năng thanh toán. Khi đó, RRTD sẽ tác động đến
toàn bộ nền kinh tế.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
+ Doanh số cho vay (DSCV): là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà NH đã
cho khách hàng vay nhưng không xét đến việc khoản tín dụng đó đã được thu về
hay chưa, thường được xác định theo theo tháng, quý, năm…
+ Doanh số thu nợ (DSTN): là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà NH
đã thu về từ các khoản cho vay kể cả các khoản vay của năm nay và cả những
năm trước đó, bao gồm cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.
+ Dư nợ (DN): là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được
vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, NH sẽ so sánh giữa hai chỉ
tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
+Nợ quá hạn (NQH): là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi
đã quá hạn, là một phần trong tổng dư nợ của NH, phản ánh các khoản nợ đến
hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho NH mà không có lý do chính
đáng (thường là các khoản nợ thuộc nhóm 1 và khi quá hạn trên 10 ngày sẽ được
chuyển sang nhóm 2, 3, 4, 5 tùy theo tính chất khoản nợ). Khi đó, NH chuyển từ
tài khoản nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản dư nợ quá hạn.
- Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, ở NH có tỷ lệ NQH chiếm trong tổng
DN càng lớn thì nó phản ánh nghiệp vụ tín dụng tại NH càng kém và ngược lại.
+ Nợ xấu (NX): là những khoản tín dụng bao gồm cả gốc, lãi hoặc gốc hoặc lãi
không thu được khi đến hạn (thường là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5).
+ Nợ xấu trên tổng dư nợ (NX/TDN): chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường,
đánh giá chất lượng tín dụng của NH. Những NH nào có chỉ số này thấp cũng có
nghĩa là chất lượng tín dụng của NH này cao.
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 10
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
+ Dự phòng rủi ro (DPRR): là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những
tổn thất chưa xác định được đối với NH.
+ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD): là khả năng của NH trong việc
trích lập DPRRTD nhằm phòng ngừa RR xảy ra.
Dự phòng RRTD được trích lập
Tỷ lệ dự phòng RRTD =
Tổng dư nợ
+ Khả năng bù đắp rủi ro: là khả năng của NH có thể bù đắp khi NH gặp rủi ro
các khoản vay mất vốn, dựa trên số DPRRTD mà NH trích lập ra. Chỉ tiêu này
phản ánh khả năng tài chính linh hoạt của NH trong việc dự phòng rủi ro trong
hoạt động tín dụng của NH.
Dự phòng RRTD được trích lập
Khả năng bù đắp RRTD =
Nợ xấu
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 11
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng ngân hàng MB chi
nhánh Cần Thơ
1. Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
- Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập theo giấy phép hoạt động số
0054/NH-GP do Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng 9
năm 1994 và quyết định số 00374/GP-UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 50 năm và ngân hàng chính thức đi
vào hoạt động ngày 4/11/1994.
- Chi nhánh Cần Thơ của ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập theo quyết
định số 1519/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 của Ngân hàng nhà nước và quyết định
số 240/QĐ-NHQD-HĐQT ngày 9/8/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Quân
Đội.
- Chi nhánh Cần Thơ là đơn vị trực thuộc ngân hàng TMCP Quân Đội, thực hiện
hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng , có bảng CĐKT riêng. Và ngân hàng Quân
Đội chi nhánh Cần Thơ được chính thức đi vào hoạt động ngày 26/10/2006. Một
số thông tin chi tiết về chi nhánh như sau:
+ Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Quân Đội-chi nhánh Cần Thơ
+ Tên gọi tắt: chi nhánh Cần Thơ
+ Tên tiếng Anh: Military Comercial Joint Stock Bank- CanTho Branch
+ Trụ sở đặt tại: 42-44 Nguyễn An Ninh, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
+ Số điện thoại: (0710) 3816199 Fax: (0710) 3816188
+ Hiện nay số nhân viên của ngân hàng Quân Đội chi nhánh Cần Thơ là 44 nhân
viên.
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 12
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
+ Giám đốc chi nhánh
Là người trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh theo các quy
chế, quy định của ngân hàng Quân Đội và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
ngân hàng Quân Đội. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động của Chi nhánh
+ Phó giám đốc
Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác (quản l. bộ phận kế
toán và dịch vụ khách hàng ở chi nhánh và ph.ng giao dịch) Thay mặt Giám đốc
giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.
Thay mặt Giám đốc lúc đi vắng có sự ủy quyền chính thức điều hành mọi mặt
công tác của chi nhánh.
+ Phòng Quan hệ khách hàng
Thực hiệc các khoản cho vay, thu nợ đối với khách hàng và chủ yếu là cho vay
ngắn hạn, trung và dài hạn. Thẩm định dự án đầu tư.
Thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của các đơn vị có quan hệ tín dụng.
Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến thanh toán quốc tế như: nghiên cứu hợp
đồng, xem xét đơn xin mở L/C, đề xuất ý kiến với giám đốc về mức kí quỹ khi
cần thiết.
+ Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng
Gồm có 10 thành viên: thực hiện dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,
chuyển tiền, công tác chuyển ngân và lưu kho, kế toán tổng hợp và chế độ báo
cáo kế toán, theo dõi quản lí tài sản, vốn, quỹ của chi nhánh theo đúng quy định
của Nhà nước và ngân hàng.
+ Phòng hành chính tổng hợp
Gồm có 6 thành viên
- Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ thuộc biên chế của chi nhánh
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 13
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
- Quản lý, cấp phát lương, bảo hiểm xã hội, văn ph.ng phẩm và các quyền lợi
khác liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên
- Tổng hợp báo cáo Ban Giám đốc theo yêu cầu, chuẩn bị các vấn đề cần thiết cho
cuộc họp, lưu trữ văn bản
- Lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban Giám đốc đề nghị nâng lương, khen
thưởng hoặc kỷ luật nhân viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách,
chế độ nhà nước về quản lý nhân sự.
- Ngoài ra phòng còn thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến văn thư, lái xe,
mua sắm tài sản, công nghệ thông tin (IT).
+ Các phòng giao dịch: thực hiện các chức năng và nhiệm vụ giống như những
chi nhánh thu nhỏ.
1.3. Các lĩnh vực kinh doanh chính của NH Quân Đội- Cần Thơ
- Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm
huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá
nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên
cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch
ngoại tệ, các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho
phép. Trong các hoạt động đó có 2 hoạt động được xem là quan trọng hàng đầu
tại ngân hàng:
+ Hoạt động huy động vốn từ tiền gửi
• Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiêp: là loại tiền gửi được hưởng lãi
suất không kỳ hạn được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân
hàng, bao gồm các loại tiền gửi bằng VNĐ, USD, EUR.
• Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tài khoản tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ
yếu để hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại tiết kiệm VNĐ, USD, EUR
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 14
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
• Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi được sử dụng với mục đích để gửi hoặc
rút tiền mặt bất cứ lúc nào, hoặc nhận tiền chuyển khoản từ nơi khác chuyển đến,
gồm các loại h.nh tiết kiệm VNĐ, USD, EUR.
• Tiết kiệm dự thưởng: Tùy vào điều kiện hoạt động và từng thời điểm, MB có
thể áp dụng hình thức tiết kiệm dự thưởng, khi đó người gửi tiền không những
được hưởng lãi từ khoản tiền gửi mà còn có cơ hội trúng thưởng may mắn.
• Các chứng chỉ tiền gửi có liên quan: là các loại hình tiết kiệm khác mà ngân
hàng cung cấp tạo điều kiện tiện ích nhất cho khách hàng.
+ Hoạt động tín dụng
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống, thực hiện các dự án đầu tư…
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Tổng thu nhập 133.339 171.507 177.051
-Thu lãi và các khoản tương tự 112.644 137.521 137.993
- Thu từ hoạt động dịch vụ 13.361 16.249 21.128
- Thu khác 7.334 17.737 17.930
2. Tổng Chi phí 125.435 160.254 162.537
- Chi lãi và các khoản tương tự 85.188 110.618 123.547
- Chi hoạt động dịch vụ 3.610 7.214 6.462
- Chi khác 36.637 42.422 32.528
3. Lợi nhuận ròng 7.904 11.253 14.514
2. Phân tích thực trạng rủi ro của ngân hàng qua các năm 2008-2010
2.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Bảng 2: Thể hiện tình hình huy động vốn của ngân hàng
Nội dung 2008 Tỷ lệ 2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 15
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
I. Vốn huy
động
433.144
40,70
%
598.922
41,61
%
778.599
50,72
%
Tiền gửi
thanh toán
của các
TCKT
114.242 10,74% 163.266 11,34% 212.246 13,83%
Tiền gửi có
kỳ hạn của
các TCKT
17.349 1,63% 9.703 0,67% 12.614 0,82%
Tiền gửi tiết
kiệm
300.401 28,23% 424.216 29,47% 551.481 35,93%
Tiền gửi ký
quỹ
1.152 0,11% 1.737 0,12% 2.258 0,15%
II. Phát hành
giấy tờ có giá
10.236 0,96% 14.785 1,03% 13.307 0,87%
III. Vốn và
các quỹ
620.756
58,33
%
825.659
57,36
%
743.093
48,41
%
Tổng 1.064.136 100% 1.439.366 100% 1.534.998 100%
- Tổng nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng lên qua 3 năm. Năm 2009 đạt
1.439.366 triệu đồng, tăng 375.230 triệu đồng so với năm 2008 hay tăng 35,26%
về tỷ lệ. Năm 2010 đạt doanh số 1.534.998 triệu đồng, so với năm 2009 tăng
6,64% hay tăng 95.632 triệu đồng. Tuy năm 2010 đánh dấu sự khó khăn của nền
kinh tế Việt Nam nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng do phải chống đỡ
lạm phát, siết chặt tín dụng, đầu tư công, thị trường bất động sản đóng băng, thị
trường chứng khoán tiếp tục suy thoái, nhìn chung, vốn huy động tại Ngân hàng
MB CN Cần Thơ vẫn tăng với tốc độ tăng giảm trong năm 2010. Nguyên nhân
của sự tăng trưởng này qua các năm là do chi nhánh phải không ngừng đáp ứng
các nhu cầu vay vốn ngày càng tăng cao của khách hàng. Từ đó phải sử dụng các
hình thức huy động vốn hiện tại mà chi nhánh đang áp dụng: huy động từ tiền gửi
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 16
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán của các
tổ chức tín dụng… để cho vay. Nhưng nếu chỉ sử dụng nguồn này duy nhất để
cho vay th.
- Có lẽ chi nhánh sẽ khó l.ng đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng. Vì thế
mà nguồn vốn đi vay từ hội sở cũng là một nguồn vốn quan trọng của ngân hàng
trong quá trình hoạt động.
- Tuy có sự phát triển về nguồn vốn nhưng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chưa
hợp lí, vốn và các quỹ khác tăng nhiều hơn so với vốn huy động. Vì thế đòi hỏi
chi nhánh phải ngày càng chủ động hơn trong việc tăng cường công tác huy động
vốn tại chỗ.
2.2. Tình hình cho vay của ngân hàng
2.2.1. Doanh số cho vay
a. Doanh số cho vay theo thời hạn
Bảng 3: Doanh số cho vay của ngân hàng theo thời hạn
Chỉ tiêu 2008 Tỷ lệ 2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ
Ngắn hạn 1.575.337 84,17% 2.975.448 89,42% 3.203.879 89,44%
Trung và
dài hạn
296.230 15,83% 352.015 10,58% 378.186 10,56%
Tổng cộng 1.871.567 100,00% 3.327.463 100,00% 3.582.065 100,00%
- Nhìn chung DSCV của NH tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng mạnh so
với năm 2008, đạt 3.327.463 triệu đồng, tăng 77,79% so với năm 2008. Tuy
nhiên, tốc độ tăng chậm lại vào năm 2010, đạt 3.582.065 triệu đồng, tăng 7,65%
so với năm 2009. Kết quả như trên cũng đã phản ánh NH đã có chính sách với
mức lãi suất thích hợp, sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn để mở
rộng các lĩnh vực cho vay nhằm thu hút khách hàng đến vay vốn tại NH vì cho
vay cũng là một hoạt động nhằm sử dụng vốn thích hợp và tăng doanh thu cho
NH.
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 17
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
- Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số (năm 2008
chiếm tỷ trọng 84,17%, năm 2009 chiếm tỷ trọng 89,42%, năm 2010 là 89,44%)
do loại hình cho vay trung và dài hạn mang lại rủi ro cao cho NH khi khó xoay
vòng được nguồn vốn, nguy cơ mất lãi và vốn rất cao do thời gian cho vay dài,
NH khó lấy lại được vốn nếu doanh nghiệp được vay hoạt động không hiệu quả
và có thể phá sản. Do đó, NH chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn với thời
gian ngắn nên có thể tận dụng triệt để nguồn vốn nhằm giảm chi phí sử dụng vốn
cho NH.
b. Doanh số cho vay theo loại hình
Bảng 4: Doanh số cho vay của ngân hàng theo loại hình
Chỉ tiêu 2008 Tỷ lệ 2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ
Sản xuất
kinh
doanh
1.194.661 63,83% 2.427.920 72,97% 2.842.614 79,36%
Nông
nghiệp
180.078 9,62% 301.064 9,05% 230.698 6,44%
Tiêu dùng 496.828 26,55% 598.478 17,99% 508.753 14,20%
Tổng cộng 1.871.567 100,00%
3.327.46
3
100,00% 3.582.065 100,00%
-Trong cơ cấu doanh số cho vay theo loại hình, cho vay sản xuất kinh doanh
chiếm tỷ trọng cao, năm 2008 chiếm 63,83%, năm 2009 tỷ trọng tăng lên chiếm
2,97%, năm 2010 tỷ trọng lại tiếp tục tăng 79,36% trong tổng DSCV do đây là
lĩnh vực mà CN tập trung phát triển, lãi suất cho vay đối với loại hình này cao
nên đem lại thu nhập lãi cao cho NH. Bên cạnh đó, nhu cầu mở rộng quy mô sản
xuất khiến cho các doanh nghiệpcần nguồn vốn lớn nhưng nguồn vốn tự có
không đủ hoặc chi phí sử dụng vốncao nên cần đến sự hỗ trợ về vốn của NH
nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Do đó,khoản mục này tăng nhiều trong các năm
qua.
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 18
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
- Cho vay nông nghiệp trong ba năm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các loại
hình qua các năm như năm 2008 chỉ chiếm 9,62%, năm 2009 chỉ chiếm 9,05% và
giảm mạnh tỷ trọng trong năm 2010 chỉ chiếm 6,44% trong tổng DSCV. Bên
cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu trong các loại hình
cho vay của NH. Với mục tiêu mở rộng đối tượng khách hàng, hiện nay, NH đã
mở rộng thêm nhiều loại hình cho vay đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu
cầu của người dân như cho vay cầm cố sổ, cho vay sửa nhà, cho vay mua xe trả
góp, cho vay cán bộ công nhân viên…nhằm hỗ trợ cho cuộc sống của người dân
ngày càng thoải mái, đầy đủ đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với NH
với mức lãi suất cho vay thích hợp.
- Xét về tổng quan, hai loại hình cho vay song song với sản xuất kinh doanh tuy
là thị trường đáng quan tâm vì đối tượng khách hàng vay vốn khá rộng, nhưng chỉ
phát huy hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế ổn định, là nguyên nhân giá trị
doanh số cho vay tăng mạnh từ năm 2008-2009. Tuy nhiên, năm 2010 là năm
đánh dấu rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế cả nước nói chung và tín dụng ngân
hàng nói riêng, liên quan đến một số khó khăn khách quan xảy đến cho ngành
nông nghiệp, lạm phát, bất động sản, chính sách thắt chặt tín dụng phi sản xuất
của chính phủ v.v… làm doanh số cho vay theo loại hình nông nghiệp và phi sản
xuất giảm xuống đáng kể trong năm 2010.
2.3. Doanh số thu nợ
2.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng
Chỉ tiêu 2008 Tỷ lệ 2009 Tỷ lệ 2010 Tỷ lệ
Ngắn hạn 1.290.220 86,30% 2.740.559 88,27% 3.065.904 89,50%
Trung và dài
hạn
204.880 13,70% 364.318 11,73% 359.759 10,50%
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 19
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
Tổng cộng 1.495.099 100% 3.104.876 100% 3.425.663 100%
- Nhìn chung, doanh số cho vay tăng bên cạnh DSTN cũng tăng chứng tỏ NH thu
nợ rất tốt. Năm 2009 đạt 3.104.876 triệu đồng, tăng 1.609.777 triệu đồng (tương
ứng 107,67%) so với 2008. Tuy nhiên, đến năm 2010, tốc độ thu nợ giảm đáng
kể, đạt 3.425.663 triệu đồng, tăng 320.787 triệu đồng (tương ứng tăng 10,33%) so
với năm 2009, nguyên nhân xuất phát từ tình hình khó khăn chung của nền kinh
tế cả nước. Trong đó, DSTN ngắn hạn tăng nhanh hơn, chiếm tỷ trọng cao trong
tổng DSTN. Năm 2008 DSTN ngắn hạn chiếm 86,3%, năm 2009 tỷ trọng này
tiếp tục tăng chiếm 88,27%, năm 2010 lại cũng tiếp tục chiếm tỷ lệ quan trọng
trong tổng DSTN một phần do DSCV ngắn hạn cao và loại hình cho vay này có
đặc thù số vòng quay vốn nhanh, các khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu
hồi và do ngắn hạn nên khoản tiền vay thường có giá trị nhỏ. Các khoản vay
trung và dài hạn thì mang tính chất ngược lại.
2.3.2. Doanh số thu nợ theo loại hình
Bảng 6: Doanh số thu nợ theo loại hình của ngân hàng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Sản xuất kinh
doanh
989.262 66,17% 2.269.324 73,09% 2.732.440 79,76%
Nông nghiệp 134.816 9,02% 234.498 7,55% 222.350 6,49%
Tiêu dùng 371.021 24,82% 601.055 19,36% 470.874 13,75%
Tổng cộng 1.495.099 100%
3.104.87
6
100% 3.425.663 100%
DSTN lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba năm quan
sát (năm 2008 chiếm tỷ trọng 66,17%, năm 2009 chiếm tỷ trọng 73,09%, năm
2010 tỷ trọng lại tiếp tục tăng chiếm 79,76%) do lĩnh vực cho vay chủ yếu của
NH là cho vay sản xuất kinh doanh, có nguồn gốc thu hồi nợ rõ ràng, tài sản đảm
bảo đầy đủ, vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh đó, NH cũng đã cố
gắng đôn đốc thu nợ rất có hiệu quả.
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 20
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
- Cho vay sản xuất nông nghiệp khả quan trong năm 2009 do ngân hàng mở rộng
đối tượng cho vay trong lĩnh vực này, nhưng đến 2010, dưới tác động của tác
động không nhỏ của giá cả nông sản thế giới đã ảnh hưởng đến sản lượng thu
hoạch, giá cả và chi trả nợ vay ngân hàng. Cho vay tiêu dùng cũng không ngoại
lệ gắn liền với các chính sách vĩ mô nhằm hạn chế lạm phát như thắt chặt tín
dụng đối với các lĩnh vực phi sản xuất, kiểm soát thị trường bất động sản cùng
với việc suy thoái của thị trường chứng khoán v.v…
2.4. Nợ xấu
2.4.1 .Nợ xấu theo thời hạn
Bảng 7: Biểu hiện nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Nhóm 3 230,53 67,09% 258,48 45,67% 264,12 64,53%
Ngắn hạn 222,43 96,49% 258,48 100,00% 0 0,00%
Trung và dài hạn 8,10 3,51% 0,00 0,00% 264,12 100,00%
Nhóm 4 73,10 21,28% 267,50 47,27% 123 30,05%
Ngắn hạn 21,60 29,55% 216,00 80,75% 123 100,00%
Trung và dài hạn 51,50 70,45% 51,50 19,25% 0 0,00%
Nhóm 5 39,97 11,63% 39,97 7,06% 22,2 5,42%
Ngắn hạn 27,54 68,90% 27,54 68,90% 22,2 100,00%
Trung và dài hạn 12,43 31,10% 12,43 31,10% 0 0,00%
Tổng cộng 343,61 100% 565,96 100% 409,32 100%
- Nợ xấu của Chi nhánh năm 2008 là 230,53 triệu đồng nhưng sang đến năm
2009 thì tăng đột biến lên 565,96 triệu đồng (tăng 222,35 triệu đồng, tương ứng
64,71%) do trong năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn, nhiều người làm ăn thua
lỗ dẫn đến việc không có khả năng trả nợ hoặc gia hạn nợ, CBCNV thì gặp khó
khăn về lương, thưởng, thất nghiệp, …từ đó dẫn đến các khoản nợ chậm thu hồi
dẫn đến dư nợ quá hạn tăng đột biến. Trong năm 2010, Ngân hàng áp dụng một
số biện pháp thu hồi nợ triệt để, thậm chí đưa một số hồ sơ ra cơ quan pháp luật
can thiệp nên số dư nợ xấu giảm còn 409,32 triệu đồng (giảm 156,64 triệu đồng,
tương ứng 27,68%). Trong đó, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng tương đối cao trong
tổng nợ xấu (năm 2008 chiếm 67,09%, năm 2009 chiếm 45,67%, năm 2010
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 21
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
chiếm 64,53%) lại có chiều hướng tăng liên tục qua các năm do tình hình tài
chính người đi vay khó khăn nên không kịp trả lãi và vốn gốc đúng hạn dẫn đến
từ nợ trong hạn chuyển lên nợ quá hạn và nợ xấu (theo Quyết định 493 về phân
chia nhóm nợ).
- Kế đến là sự đột biến của nợ xấu thuộc nhóm 4 do 1 phần nợ nhóm 3 bị quá
hạn chuyển xuống. Nhóm nợ này cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nợ
xấu, ảnh hưởng không ít đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.
- Nợ nhóm 5 thì có chiều hướng giảm. Đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng vì
nợ nhóm 5 là nhóm nợ xấu nhất nhưng cũng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong dư nợ
xấu mà NH cần phải lưu ý và quan tâm nhiều nhất. Chứng tỏ NH hoạt động cũng
rất hiệu quả, việc đôn đốc thu hồi nợ được CBCNV thực hiện rất tốt nên giảm
thiểu tối đa RR cho NH. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao vẫn là nợ ngắn hạn do NH
không thu hồi kịp vốn lãi dễ dẫn đến quá hạn và chuyển thành nợ xấu. Hoạt động
của NH chủ yếu cho vay ngắn hạn nhằm xoay vòng và sử dụng nguồn vốn huy
động một cách hiệu quả nhất nên nợ xấu trung và dài hạn chỉ chiếm một phần rất
nhỏ trong nhóm nợ. Nợ ngắn hạn có ít rủi ro hơn nợ trung và dài hạn do thời gian
ngắn nên rủi ro đối với NH là rất thấp.
2.4.2.Nợ xấu theo loại hình
Bảng 8: Biểu hiện nợ xấu theo loại hình của ngân hàng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Nhóm 3 230,53 67,09% 258,48 45,67% 264,12 64,53%
Sản xuất kinh
doanh
62,40 27,07% 138,48 53,57% 60,48 22,90%
Nông nghiệp 72,60 31,49% 36,60 14,16% 72,60 27,49%
Tiêu dùng 95,53 41,44% 83,40 32,27% 131,04 49,61%
Nhóm 4 73,10 21,28% 267,50 47,27% 123,00 30,05%
Sản xuất kinh
doanh
0 0 126,00 47,10% 0 0%
Nông nghiệp 25,10 34,34% 60,00 22,43% 60,60 49,27%
Tiêu dùng 48,00 65,66% 81,50 30,47% 62,40 50,73%
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 22
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
Nhóm 5 39,97 11,63% 39,97 7,06% 22,20 5,42%
Sản xuất kinh
doanh
0 0% 0 0% 0 0%
Nông nghiệp 0 0% 0 0% 0 0%
Tiêu dùng 39,97 100,00% 39,97 100,00% 22,20 100,00%
Tổng cộng 343,61 100% 565,96 100% 409,32 100%
- Hoạt động tín dụng của NH chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh nhưng dư
nợ xấu của loại hình này lại rất thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng NX chứng
tỏ NH thu hồi nợ rất tốt trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, bên cạnh đó vòng
quay vốn sản xuất kinh doanh là liên tục nên khả năng khó thu hồi nợ rất thấp dẫn
đến NX rất thấp, có phát sinh NX trong cho vay sản xuất kinh doanh do một số ít
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, phát sinh RR dẫn đến không đóng lãi cho NH
hoặc trả vốn lãi đúng hạn. Tuy nhiên NX cho vay sản xuất kinh doanh chỉ phát
sinh ở nhóm 3 là chủ yếu.
- Dư nợ xấu cho vay nông nghiệp cũng phát sinh nhưng không cao, cũng chỉ
chiếm tỷ trọng thấp trong tổng NX, NX nhóm 3 có chiều hướng giảm qua các
năm nhưng ở nhóm 4 thì tăng nhưng ít một phần do nợ của nhóm 3 chuyển sang.
Nhóm 5 thì không có NX cho vay nông nghiệp. Nguyên nhân phát sinh NX ở
nhóm 3, nhóm 4 do loại hình cho vay nông nghiệp có RR cao do phụ thuộc vào
thời tiết, thời tiết biến đổi thất thường khiến người nông dân thu hoạch không
được mùa hoặc do dịch bệnh heo, cá… chết hàng loạt dẫn đến lỗ, không thu hồi
được vốn nên không trả nợ được cho NH.
- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ xấu là cho vay tiêu dùng mà chủ yếu
phát sinh là cho vay mua xe, cho vay góp chợ do loại hình này có RR rất cao do
tài sản thế chấp là động sản, là chính đối tượng cho vay nên RR phát sinh do
không quản lý được động sản thế chấp, cầm cố, còn cho vay góp chợ phát sinh
RR do các tiểu thương buôn bán ế ẩm, không có khả năng góp hoặc do cán bộ tín
dụng gian lận trong việc thu tiền dẫn đến chênh lệch giữa ngày góp thật sự và trên
sổ. Cho vay CBCNV cũng thuộc loại hình cho vay tiêu dùng nhưng RR thấp hơn
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 23
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
do vốn lãi được thu trực tiếp qua kho bạc Nhà nước nhưng cũng phát sinh RR do
người vay có khả năng trốn nợ, bỏ nhiệm sở dẫn đến NH không thể thu hồi được
nợ
3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Bảng 9: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng tài sản 627.551 899.049 1.178.720
Vốn huy động 433.144 598.922 778.599
Doanh số cho vay 1.871.567 3.327.463 3.582.065
Doanh số thu nợ 1.495.099 3.104.876 3.425.663
Tổng dư nợ cho vay 664.489 887.076 1.043.478
Hiệu suất sử dụng vốn 153% 148% 134%
Nợ quá hạn 31.111 27.093 32.512
Nợ quá hạn/tổng dư nợ 4,68% 3,05% 3,12%
Nợ xấu 344 566 409
Dự phòng rủi ro tín dụng 4.983 6.653 8.412
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,05% 0,06% 0,04%
Tỷ lệ thu nợ/doanh số cho vay 79,88% 93,31% 95,63%
Khả năng bù đắp rủi ro 14 12 21
3.1. Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn
- Hiệu suất sử dụng vốn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng.
Do hiện tại, Chi nhánh lấy nghiệp vụ tín dụng làm nghiệp vụ sinh lời chủ yếu
trong thu nhập, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dùng để đánh giá chính xác khả
năng của ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho
các thành phần kinh tế. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của
ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu
này quá lớn th. khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này
nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Với số liệu về hiệu suất sử dụng
vốn nói trên là quá lớn (lớn hơn 100%). Điều này chứng tỏ chi nhánh không đủ
nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của chính mình. Sự phụ thuộc của chi nhánh
vào vốn điều hoà là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ số này giảm qua các năm chứng tỏ
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 24
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội CNCT
Ngân hàng đã và đang chú trọng áp dụng những bước đi thích hợp cho việc cải
thiện chỉ tiêu lợi nhuận và giảm chi phí.
3.2. Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng (nợ quá hạn/tổng dư nợ)
- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của
ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy tỷ lệ này biến động và thay đổi qua 3
năm. Năm 2008, một năm đánh dấu sự khó khăn về kinh tế cũng là năm tăng lên
của tỷ số này, với số liệu là 4,68%. Nhưng đến năm 2009 chỉ còn lại là 3,05%.
Nhưng lại tăng nhẹ đến 3,12% vào năm 2010, năm khó khăn về kinh tế. Tuy
nhiên nhìn chung cũng nằm trong giới hạn cho phép của NHNN đó là dưới 5%
trong những năm vừa qua. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã tăng cường
phòng ngừa rủi ro tín dụng, thực hiện một cách triệt để qui định của NHNN về
biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
3.3. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ
- Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Nhìn chung ta
thấy tỷ lệ này luôn ở mức rất thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của NH rất hiệu
quả. Năm 2008 chỉ có 0,05%. Đến năm 2009 tỷ lệ này có tăng lên 0,6% do tình
hình kinh tế bất ổn dẫn đến dư nợ tăng cao dẫn đến tỷ lệ NX cao. Đến năm 2010
tỷ lệ này giảm mạnh chỉ còn 0,4% do tình hình tài chính đã dần ổn định, NH đã
sửa đổi, cải thiện và tăng cường các biện pháp thu nợ và luôn đạt kết quả tốt nên
tỷ lệ NX giảm mạnh.
3.4. Hệ số thu nợ (doanh số thu nợ/doanh số cho vay)
- Hệ số này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của NH cũng như khả năng trả nợ vay
của khách hàng, cho biết số tiền NH sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ 1
đồng DSCV. Nhìn chung tỷ lệ này luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008 tỷ lệ
này đạt 79,88%, năm 2009 tăng lên 93,31% và tiếp tục tăng trong năm 2010 đạt
95,63%. Tỷ lệ này càng tăng chứng tỏ công tác thu nợ của NH trong thời gian qua
rất khả quan. Vì vậy, để hoạt động tín dụng của NH luôn được duy trì và phát
ĐH Tây Đô – Lớp TCNH 3B Trang 25