Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại nhno & ptnt huyện giá rai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 60 trang )

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1: LÃI SUẤT CHO VAY TỪ NGÀY 01/01/2005 ĐẾN NAY 10
BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH 19
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 19
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 22
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 22
BẢNG 4: BẢNG TỔNG HỢP DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA CHI NHÁNH 25
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 25
ĐVT: TRIỆU ĐỒNG 25
BẢNG 5: BẢNG TỔNG HỢP DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN 26
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 CỦA CHI NHÁNH 26
BẢNG 6: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CỦA CHI NHÁNH 28
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 28
BẢNG 7: BẢNG TỔNG HỢP DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA CHI NHÁNH 34
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 34
BẢNG 8: BẢNG TỔNG HỢP DOANH SỐ THU NỢ TRUNG, DÀI HẠN CỦA CHI NHÁNH 36
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 36
BẢNG 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2004 – 2006 37
BẢNG 10: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN 39
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 39
BẢNG 11: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DƯ NỢ TRUNG HẠN 40
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 40
BẢNG 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA CHI NHÁNH 42
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 42
BẢNG 13: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN 43
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 43
BẢNG 14: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG HẠN CỦA CHI NHÁNH 44
QUA 3 NĂM 2004 - 2006 44


BẢNG 15: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 45
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1: SƠ DỒ QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN HỒ SƠ VAY VỐN 11
HÌNH 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 17
HÌNH 3: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH 20
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 20
HÌNH 4: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA CHI NHÁNH 28
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 28
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
HÌNH 5: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA CHI NHÁNH THEO THỜI HẠN 33
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 33
HÌNH 6: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH THEO THỜI HẠN 38
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 38
HÌNH 7 : BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG 43
QUA 3 NĂM 2004 – 2006 43
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) vào ngày
7/11/2006. Vấn đề này đang trở thành một sự kiện nóng bỏng của nền kinh tế Việt
Nam trong thời gian gần đây. Một trong những lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất
chính là lĩnh vực Ngân Hàng. Chính vì vậy Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam luôn
được nhà nước ta quan tâm rất nhiều. Bởi khi tham gia vào một sân chơi mới và lớn
như WTO, cơ hội để chúng ta phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu được những cái hay của các hệ thống ngân hàng
tiên tiến và hiện đại từ các nước bên ngoài, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn phải
đối đầu với rất nhiều rủi ro và thách thức.
Trước xu thế đó, các NHTM Việt Nam phải làm thế nào để kinh doanh đạt
được hiệu quả? Điều này đòi hỏi các NHTM Việt Nam cần phải có những định

hướng, những mục tiêu phát triển cụ thể. Phải xây dựng cho được hình ảnh một
ngân hàng Việt Nam chất lượng, tiên tiến và có một kế hoạch rõ ràng để có thể hoạt
động phát triển cũng như sẵn sàng ứng phó trước mọi rủi ro.
Cùng với quá trình hội nhập đó, NHNo & PTNT huyện Giá Rai thuộc chi
nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền
và sự chỉ đạo của Ngân Hàng cấp trên đã xác định mục tiêu là đáp ứng nhu cầu vốn
cho người dân trong Huyện để sản xuất và tái sản xuất. Xuất phát từ vấn đề nêu trên
mà Tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng
Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Huyện Giá Rai” để làm luận văn tốt
nghiệp.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân Hàng nhằm tìm ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân Hàng. Từ đó giúp cho Ngân Hàng đứng
vững trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
_ Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng qua 3
năm 2004 – 2006
_ Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện Giá Rai qua 3 năm
2004 - 2006 trên cơ sở
+ Phân tích tình hình cho vay
+ Phân tích tình hình thu nợ
+ Phân tích tình hình dư nợ
+ Phân tích tình hình nợ quá hạn
_ Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng của NHNo & PTNT Huyện Giá Rai.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nguồn vốn huy động của ngân hàng như thế nào qua 3 năm 2004 – 2006?
Doanh số cho vay của chi nhánh tăng giảm như thế nào qua 3 năm 2004 –

2006?
Nợ quá hạn của chi nhánh cao hay thấp?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Giá Rai. Chưa đi thực tế tại các xã do không có điều kiện mà chỉ thực tập trực
tiếp tại phòng kinh doanh vì vậy mà đề tài chỉ đưa ra những nhận xét chung dựa trên
sự đánh giá của cá nhân về những yếu tố phân tích.
1.4.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu
Thời gian làm đề tài từ ngày 05/03/2007 đến 11/06/2007.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Giá Rai
qua 3 năm 2004 – 2006
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến tài nghiên cứu
“Phân tích thực trạng rủi ro và biện pháp phòng ngừa trong hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Giá Rai”
do chị Nguyễn Hoàng Oanh thực hiện. Đề tài đã phân tích và chỉ ra những nguyên
nhân ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và nêu ra một số giải pháp
nhằm hạn chế rủi ro tại Chi nhánh. Qua đó thấy được sự cần thiết của việc phòng
ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng và cần có giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
phòng ngừa rủi ro
“Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành A”
do anh Lê Thiện Phúc thực hiện. Đề tài đã phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng và
đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng trong
thời gian tới.
“ Phân tích hoạt động tín dụng Trung Dài hạn dối với Hộ nông dân ở
NHNo&PTNT huyện Tân Thạnh” do Nguyễn Ngọc Sinh thực hiện. Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài này là nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
của Ngân hàng đối với Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp.

CHƯƠNG 2
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm về tín dụng
- Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người
đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
- Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, quá trình ra đời tồn tại và phát
triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
- Vậy tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ
hay hiện vật và được hình thành theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời
gian nhất định. Trong đó người cho vay chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng
giá trị nhất định trong một thời hạn nhất định sang người đi vay và khi đến hạn
người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay một giá trị lớn hơn lượng giá trị ban
đầu. Khoản dư ra gọi là lợi tức tín dụng.
2.1.2. Nguyên tắc tín dụng
- Nguyên tắc 1: Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế.
Vốn tín dụng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả không những là
nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của ngân hàng. Nguyên tắc này là cơ
sở của việc phan tích tín dụng trước khi ngân hàng quyết định tài trợ và là cơ sở để
Ngân hàng theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay của Doanh nghiệp.Việc sử dụng
vốn vay đúng mụch đích, có hiệu quả đảm bảo cho việc hoàn trả vốn vay một cách
an toàn hạn chế rủi ro cho Ngân hàng
- Nguyên tắc 2: Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng
thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Đây là nguyên tắc chung cơ bản nhất của tín dụng nhằm đảm bảo cho Ngân
hàng thương mại tín dụng tồn tại và hoạt động bình thường. Ngân hàng phải thực
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
hiện nghiêm ngặt nguyên tắc này, bởi vì tiền cho vay phần lớn là tiền huy động từ

tiền gửi của khách hàng, trong đó có cả nguồn ngắn hạn Ngân hàng đi vay, do đó
phải thu đúng hạn để trả cho người gửi, người cho vay đúng hạn. Việc thu nợ đủ và
đúng hạn giúp Ngân hàng đảm bảo kế hoạch nguồn vốn, chủ động trong cân đối
nguồn nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
2.1.3. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng là một hợp đồng dân sự có
tính chất đặc biệt nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa hai bên trong quan hệ tín
dụng. Do vậy tất yếu hợp đồng tín dụng phải đạt được những điều kiện sau đây mới
đảm bảo tính hợp pháp cần có:
- Hai bên ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực pháp lý
- Mục đích ký kết hợp đồng phải hợp pháp
- Việc ký kết hợp đồng phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc,
không nhầm lẫn.
* Hợp đồng tín dụng gồm các loại:
- Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân,
công ty hợp danh.
- Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác.
- Sổ vay vốn dùng cho khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
vay vốn không phải bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
2.2. Phương pháp và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của
NHTM
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Số liệu được thu thập
Từ các tài liệu được lưu trữ tại Ngân hàng trong những năm qua do phòng kế
hoạch kinh doanh cung cấp. Cùng với việc tiếp cận thực tế hoạt động tín dụng của
Ngân hàng, tiếp xúc trao đổi với Cán bộ lãnh đạo và Cán bộ tín dụng về các vấn đề
có liên quan.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
- Số liệu sơ cấp: Hồ sơ xin vay vốn

- Số liệu thứ cấp: Báo cáo hoạt động, Báo cáo tổng kết năm, Bảng cân đối tài
khoản chi tiết.
2.2.1.2. Phương pháp phân tích số liệu
– Phương pháp tỷ trọng: phương pháp này dùng để nghiên cứu kết cấu
những chỉ tiêu phân tích của Ngân hàng.
– Phương pháp tỷ số: phương pháp này nhằm xem xét các chỉ tiêu kết
quả và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
– Phương pháp so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: được biểu hiện bằng các con số cụ thể thể
hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra.
+ So sánh bằng các số tương đối: được biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản
ánh kết cấu, tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.
– Phương pháp đồ thị: sử dụng các đồ thị, biểu đồ để miêu tả khái quát
các chỉ tiêu phân tích.
2.2.2. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.2.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
– Chỉ tiêu Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động ( lần ): chỉ tiêu này
xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho Ban lãnh đạo
Ngân hàng so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với một nguồn vốn huy động.
– Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng
của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao dẫn đến rủi ro của Ngân hàng càng lớn, nó ảnh
hưởng đến khả năng tái đầu tư của Ngân hàng trong việc tái tạo lại nguồn vốn cho
vay phát triển kinh tế địa phương và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Tổng số nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng nợ bình quân
– Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc
độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
nhanh hay chậm thì chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng được vận dụng một cách hữu

hiệu. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn, càng nhanh chóng chứng tỏ hoạt động quả
Ngân hàng tốt.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
– Hệ số thu nợ: Chỉ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh của
Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn trong một thời kỳ kinh doanh nhất định.
Hệ số thu nợ càng cao thì đánh giá càng tốt.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x100%
Doanh số cho vay
– Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ số tính theo % giữa lợi nhuận và số vốn đầu
tư của Ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận sẽ chỉ cho Ngân hàng biết đầu tư vào đâu thì có
hiệu quả. Lĩnh vực đầu tư nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì càng có hiệu quả.
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = x100%
Dư nợ bình quân
2.2.2.2. Các chỉ số đo lường rủi ro
Mỗi ngân hàng hoạt động đều có những rủi ro khác nhau. Thông
thường, người ta chia các rủi ro trong Ngân hàng ra làm 4 loại:
– Rủi ro tín dụng: Đây là rủi ro khi Ngân hàng thực hiện các khoản
cho vay khách hàng hoặc các hợp đồng tín dụng mà không nhận lại được tiền lãi và
gốc đúng hạn như đã kí kết trong hợp đồng.
– Rủi ro thanh khoản: là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không còn khả
năng thanh toán các khoản chi cho lãi tiền gửi của khách hàng, mất khả năng chi trả
cho các khoản nợ của ngân hàng. Nó cho biết năng lực tiềm tàng của Ngân hàng
trong quá trình cung cấp tiền cho nhu cầu tài chính của Ngân hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
– Rủi ro lãi suất: Nó chỉ một sự ảnh hưởng tiêu cực (ngược lại) đến
số tiền và giá trị của tài sản hay nợ phải trả của ngân hàng do lãi suất thị trường thay

đổi.
– Rủi ro hối đoái: Cũng tương tự như rủi ro lãi suất. Đây là rủi ro do
chịu sự tác động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường hối đoái, làm ảnh hường đến số
tiền bằng ngoại tệ và giá trị của các tài sản trong Ngân hàng do tỷ giá hối đoái của
ngoại tệ mà Ngân hàng đang sở hữu bị thay đổi.
Tuy nhiên đây là Ngân hàng Nông Nghiệp thì nguồn thu chủ yếu là từ
việc thu lãi cho vay (thường chiếm từ 70% - 90% tổng thu). Vì thế các loại rủi ro
như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái không ảnh hưởng nhiều đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó chuyên đề này sẽ đề cập đến
việc phân tích phần rủi ro tín dụng để thấy được nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng như thế nào.
2.3. Quy trình vay vốn tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
2.3.1. Nguyên tắc cho vay
– Khách hàng vay vốn tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai phải đảm
bảo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng vốn đúng mục đích đã thõa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
+ Phải trả lãi và nợ gốc tiền vay đúng hạn đã thõa thuận trên hợp
đồng tín dụng.
+ Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính
Phủ, Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước và hướng dẫn về việc đảm bảo tiền vay của
NHNo & PTNT Huyện Giá Rai.
2.3.2. Điều kiện cho vay
– Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.
– Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
– Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
– Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh dịch vụ và đời sống.

– Kinh doanh có hiệu quả.
– Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn tại NHNo & PTNT
– Có dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi,
có hiệu quả.
– Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của
chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
2.3.3. Thời hạn cho vay
– Thời hạn cho vay phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh
của đối tượng vay vốn, khả năng hoàn vốn của Khách hàng và tính chất nguồn vốn
của Ngân hàng cho vay.
– Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ thời điểm phát
món vay đầu tiên cho tới khi Khách hàng hoàn trả hết nợ.
– Theo tính chất nguồn vốn thì có 2 loại cho vay:
+ Cho vay Ngắn hạn: Tối đa là 12 tháng, được xác định với chu kỳ
sản xuất kinh doanh và khả năng tự trả nợ của Khách hàng.
+ Cho vay Trung và Dài hạn: Thời hạn cho vay phù hợp với thời
gian thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của Khách hàng.
* Thời hạn cho vay trung hạn: Từ 12 tháng đến 60 tháng
* Thời hạn cho vay dài hạn: Từ 60 tháng trở lên (5năm) nhưng
không quá thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.4. Mức cho vay
– Hộ vay vốn được cho vay phần thiếu hụt so với Tổng nhu cầu
vốn hợp lý cần thiết của dự án sau khi trừ đi Vốn Tự Có.
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án – vốn tự có
– Để bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro tín dụng các tổ chức tín dụng
cho vay theo giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
– Đối với tài sản thế chấp, tài sản cầm cố do Ngân hàng giữ tài
sản: mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản tính theo giá gốc.
– Đối với tài sản cầm cố do Khách hàng giữ, sử dụng hoặc bên

thứ ba giữ: mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản.
2.3.5. Lãi suất cho vay
– Lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay và Khách hàng thõa
thuận phù hợp với quy định của Tổng Giám Đốc NHNo VN
Bảng 1: Lãi suất cho vay từ ngày 01/01/2005 đến nay
Loại hình Lãi suất(%)
Cho vay ngắn hạn
1,20
Cho vay trung hạn
1,27
Cho vay dài hạn
1,35
Cho vay đời sống
1,18
(Nguồn: phòng kế hoạch - kinh doanh)
– Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với Khách hàng được
ưu đãi về lãi suất là 30% áp dụng cho người Khơme ở khu vực 1 – vùng sâu.
– Lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 150% lãi suất cho vay.
2.3.6. Quy trình cho vay
Khách hàng (7) P. Ngân quỹ
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
(1) (8) (6)
(5)
Cán bộ tín dụng P. Kế toán
(2)
Trưởng phòng kinh doanh (4c) (4b) Giám đốc
(3)
(4a)
Phó Giám đốc
Hình 1: Sơ dồ quy trình luân chuyển hồ sơ vay vốn

(1) Khi Khách hàng có nhu cầu vay vốn thì Khách hàng trực tiếp đến gặp Cán
bộ tín dụng để trình bày mục đích vay vốn và phương án vay vốn. Sau khi Cán bộ
tín dụng xem xét tiến hành thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của Khách
hàng, nếu khả thi thì hướng dẫn cho Khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
(2) Sau khi đã xem xét và ký duyệt hồ sơ, Cán bộ tín dụng trình hồ sơ cho
Trưởng (Phó) Phòng Tín dụng duyệt lại.
(3) Nếu có vấn đề cần bổ xung hay sai sót, Trưởng (Phó) Phòng Tín dụng yêu
cầu Cán bộ tín dụng điều chỉnh sau đó trình lên Phó Giám Đốc phê duyệt.
(4a) Sau khi nhận hồ sơ từ Trưởng (Phó) phòng Tín dụng phó Giám Đốc xem
xét các yếu tố trong hồ sơ và xét duyệt cho vay với số tiền, thời hạn ghi trên hợp
đồng, thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng. Nếu trên mức phán quyết thì chuyển hồ
sơ đến Giám đốc hoặc đưa ra hội đồng tín dụng xem xét.
(4b) Sau khi Giám đốc đã xem xét phê duyệt hồ sơ thì chuyển hồ sơ về cho
Cán bộ tín dụng. Giám đốc phê duyệt hồ sơ khi Phó giám đốc đi công tác .
(4c) Cán bộ tín dụng giữ lại giấy tờ cần thiết, còn những giấy tờ không cần
thiết thì trả lại cho Khách hàng.
(5) Cán bộ tín dụng gửi hồ sơ đến Phòng Kế toán.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
(6) Khi nhận hồ sơ từ Cán bộ tín dụng thì bộ phận Kế toán có trách nhiệm lưu
giữ hồ sơ, mở sổ lưu cho vay. Làm thủ tục phát tiền, chuyển hồ sơ đến bộ phận
Ngân quỹ nếu Khách hàng yêu cầu rút tiền mặt.
(7) Bộ phận ngân quỹ nhận phiếu chi kèm đơn xin vay và làm thủ tục giải
ngân, phát tiền vay cho Khách hàng.
(8) Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của Khách hàng.
+ Kiểm tra giấy báo đôn đốc thu lãi và thu nợ.
+ Gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu Khách hàng yêu cầu.
+ Thanh lý, giải tỏa thế chấp khi hợp đồng chấm dứt.

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN GIÁ RAI
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHN0 & PTNT Giá Rai.
3.1.1 Vị trí địa lý của huyện Giá Rai
– Giá Rai là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bạc Liêu, cách thị xã
Bạc Liêu 34km. Phía Đông giáp với huyện Vĩnh Lợi, phía Tây giáp với Thành Phố
Cà Mau, phía Nam giáp biển Đông và phía Bắc giáp với huyện Phước Long.
– Hiện Giá Rai là vùng ngọt bán đảo Cà Mau. Thế mạnh của huyện là
Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp và thương
nghiệp đang trên đà phát triển.
– Toàn huyện Giá Rai có diện tích tự nhiên là 34.469,28 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 9.273 ha, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 16.089 ha. Trung tâm
hành chính của huyện đặt tại ấp 1 thị trấn Giá Rai và trung tâm kinh tế đặt tại ấp 2
thị trấn Hộ Phòng. Toàn huyện có 10 xã 2 thị trấn.
3.1.2. Đặc điểm của huyện Giá Rai
– Huyện Giá Rai được chia thành hai vùng sinh thái:
+ Vùng ngọt hóa nội địa (phía Bắc quốc lộ 1A) đây là vùng có khả năng
phát triển nông nghiệp toàn diện.
+ Vùng nhiễm mặn (phía Nam quốc lộ 1A) vùn này có khả năng phát
triển đa dạng Nông – Lâm – Ngư nghiệp.
– Huyện Giá Rai có thế mạnh nông nghiệp và thủy sản. Ngoài ra ngành
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hoạt động tương đối ổn định và có chiều hướng
phát triển tốt, các hộ kinh doanh tập trung ở các ven chợ quốc lộ 1A ngày càng có
xu hướng tăng cao.
– Cơ sở hạ tầng ở nông thôn đang từng bước đáp ứng kịp thời, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các tổ chức tín dụng.
– Cơ cấu kinh tế phát triển toàn diện. Mặc khác Kinh tế - Văn hóa - Xã
hội của huyện từng bước được thay đổi theo chiều hướng chuyển dần sang xu thế
Công nghiệp hóa.
3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT huyện Giá Rai

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
– NHNo & PTNT huyện Giá Rai là một chi nhánh của NHNo & PTNT
tỉnh Bạc Liêu, có trụ sở đặt tại ấp 1 thị trấn Hộ Phòng huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu.
NHNo & PTNT huyện Giá Rai ra đời cùng với sự ra đời của NHNo & PTNT Việt
Nam vào ngày 01/10/1988. Ngân hàng có một Chi nhánh trực thuộc đặt tại xã Tân
Phong và một Phòng Giao dịch tại thị trấn Giá Rai.
Ngày 01/03/2002 huyện Giá Rai chia tách thành 2 huyện Giá Rai và
Đông Hải vì thế đến ngày 02/05/2002 Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giá Rai chia
tách thành chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giá Rai và chi nhánh NHNo & PTNT
huyện Đông Hải.
– Qua 18 năm hoạt động kinh doanh, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện
Giá Rai đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Với hình thức huy động vốn đa
dạng và phong phú, Chi nhánh Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tư
cho vay các mô hình RVAC, Nuôi trồng thủy sản, Nông nghiệp,….
– Trong quá trình phát triển của NHNo & PTNT huyện Giá Rai có sự
đóng góp của Ban lãnh đạo và Đội ngũ Cán bộ công nhân viên nhiệt tình, sáng tạo,
linh hoạt trong công việc, phong cách giao dịch tốt đáp ứng kịp thời yêu cầu của
khách hàng, không ngại khó khăn góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn
ngành.
– NHNo & PTNT huyện Giá Rai đã tận dụng ưu thế là NHTM quốc
doanh được sự tin tưởng của người dân nhất là trên địa bàn huyện mà phát huy lợi
thế của nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Giá
Rai đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện nhà và góp phần vào sự phát
triển chung của toàn ngành.
3.2 Vai trò, chức năng và nội dung hoạt động của Ngân Hàng
3.2.1. Vai trò hoạt động
– Chi nhánh Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được và đầu tư vào
nền kinh tế huyện nhà mà chủ yếu là các Hộ nông dân để giúp người dân giải quyết
vấn đề thiếu vốn làm cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn từ đó năng suất sản
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai

xuất tăng. Từ đó giúp cho đời sống người dân nâng cao và ổn định góp phần phát
triển kinh tế huyện nhà trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
3.2.2. Chức năng hoạt động.
– NHNo & PTNT huyện Giá Rai thực hiện chức năng tài chính trung
gian, đứng ra huy động vốn nhàn rỗi từ những người thừa vốn và đầu tư vốn cho
những người thiếu vốn bằng hình thức cho vay.
– Thực giện chức năng thủ quỹ của các chủ thể trong nền kinh tế, chi trả
theo yêu cầu của chủ tài khoản.
– Làm tốt các dịch vụ ủy thác chuyễn tiền qua mạng vi tính…
3.2.3. Nội dung hoạt động.
– NHNo & PTNT huyện Giá Rai họat động chủ yếu dưới những hình
thức sau:
Huy động vốn:
+ Thực hiện huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân với nhiều hình
thức là nhận tiền gửi thanh toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế, mọi thành phần dân
cư, nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn phát hành kỳ phiếu.
+ Tiếp nhận điều chuyển vốn từ NHNo cấp trên.
+ Nhận thu đổi mua bán ngoại tệ.
Hoạt động kinh doanh:
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các hoạt động kinh doanh, dịch
vụ….
+ Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác về tín dụng và dịch vụ cho vay hộ
nghèo.
+ Thực hiện làm môi giới để hưởng hoa hồng.
3.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của từng bộ phận trong Ngân Hàng
3.3.1. Tình hình Nhân sự
– Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh tính đến nay là 37
người trong đó có 8 người là lao động hợp đồng còn lại là biên chế 29 người. Lao
động Nữ chiếm 50% trên tổng số lao động biên chế.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai

– Ngân hàng đã bố trí sắp xếp các nhân sự một cách hợp lý và có hiệu
quả như sau:
+ Các nhân viên được bổ nhiệm ở những vị trí phù hợp chuyên môn và
năng lực của mình.
+ Các nhân viên sơ cấp thì quản lý các hồ sơ lưu trữ như hợp đồng tín
dụng, thẻ lưu trữ, bằng khoán…
+ Nhân viên có trình độ Đại học thì được giữ nhiệm vụ Kế toán cho vay,
Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, Cán bộ tín dụng.
– Bên cạnh sự phân bổ nhân sự hợp lý. Ngân hàng còn gặp phải những
khó khăn sau:
+ Cán bộ tín dụng ít nên trong quy trình cho vay có thể có thiếu sót khi
thẩm định.
+ Lượng cán bộ tín dụng ít chỉ 10 người quản lý trên 10 xã và 2 thị trấn
làm cho cán bộ tín dụng quản lý địa bàn không chặt chẽ.
+ Kế toán cho vay ít cho nên có những lúc Khách hàng đông làm cho
quá trình kiển tra nhiều khi đáp ứng không kịp.
+ Một số Cán bộ tín dụng có nghiệp vụ chuyên môn nhưng thiếu kiến
thức về NTTS, Nông nghiệp, thị trường kinh doanh hoặc có kinh nghiệm nhưng
chưa nắm bắt được biến động của thị trường.
=> Do đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng làm cho chất lượng tín
dụng bị giảm sút.
3.3.2. Sơ đồ tổ chức
Giám Đốc
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
3.3.3 Chức năng của từng bộ phận
 Giám Đốc
– Có trách nhiệm điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng
hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt
động mà cấp trên giao.

– Thực hiện việc ký hợp đồng tín dụng
– Được quyền tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật Cán bộ
công nhân viên của toàn Đơn vị.
 Phó Giám Đốc
– Phó Giám Đốc có nhiệm vụ hỗ trợ tham mưu cho Giám Đốc trong
các mặt nghiệp vụ.
– Giám sát tình hình hoạt động của các Bộ phận trực thuộc, đôn đốc
việc thực hiện đúng quy tắc đã đề ra.
 Phòng Kế Hoạch - Kinh Doanh
– Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với Khách Hàng, lập hồ sơ vay
vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.
Phòng kế toán
kho quỹ
Phó GĐ phụ trách
Kinh Doanh
Phòng Kế hoạch
Kinh Doanh
Phòng Giao dịch
Giá Rai
Chi nhánh
Tân Phong
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
– Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị
vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc Khách hàng trả nỡ đúng hạn.
– Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn
cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó, trình lên Giám Đốc có kế hoạch cụ thể.
– Xây dựng kế hoạch huy dộng và cho vay các thành phần kinh tế
theo kế hoạch phát triển kinh tế của Huyện và sự chỉ đạo của Ngân Hàng cấp trên.
– Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ, tháng, quý, năm
theo quy định.

– Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt liên quan đến công tác tín
dụng, các hoạt động kinh doanh khác của đơn vị.
 Phòng Kế Toán - Ngân Quỹ
+ Phòng Kế Toán:
– Có nhiệm vụ theo dõi các khoản giao dịch thu chi tiền mặt với
khách hàng, kiểm tra chứng từ, thông báo về việc thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền gửi, tiền
vay thu thập các thông tin phát sinh trong ngày. Kết hợp với Phòng Kho quỹ để thu
thập và hoàn chỉnh số liệu nếu có sai sót, lên Bảng Cân Đối nguồn vốn và sử dụng
vốn hàng ngày.
+ Kho Quỹ:
– Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, Ngân Phiếu trong kho
hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày.
Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ
phát sinh mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót. Lên Bảng Cân Đối nguồn
vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Giám Đốc.
+ Phòng Hành Chánh:
– Thực hiện việc chi trả tiền lương cho cán bộ trong đơn vị
– Sắp sếp, đóng chứng từ phát sinh hàng ngày.
– Có trách nhiệm trình Ban Giám Đốc ký các phiếu chi, giấy rút và
gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền điện tử hàng ngày.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
– Chăm lo về vật chất cho các hoạt động của đơn vị như tiếp khách,
đại hội, các cuộc họp, thể thao,…
+ Chi nhánh Ngân Hàng cấp 4:
– Có quy mô hoạt động nhỏ so với Hội Sở, cũng thực hiện các nghiệp
vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn, thanh toán như ở Hội Sở.
3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Gái Rai qua 3
năm 2004 – 2006 :
Nhìn chung lợi nhuận của Ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm 2004 -
2006. Cụ thể năm 2005 lợi nhuận tăng là 3.915 triệu đồng đạt 78,16% so với năm

2004. Nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2005 Ngân hàng đã tiết kiệm tối đa chi phí
làm giảm và hạn chế những chi phí không cần thiết như từ 21.086 triệu đồng vào
năm 2004 đã giảm xuống còn 17.405 triệu trong năm 2005 từ đó làm cho lợi nhuận
năm 2005 tăng
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
qua 3 năm 2004 – 2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
2005/2004 2006/2005
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 26.095 26.326 17.220 231 0,89 (9.106) (34,59)
Chi phí 21.086 17.405 15.359 (3.681) (17,45) (2.046) (11,76)
Lợi nhuận 5.009 8.924 1.861 3.915 78,16 (7.063) (79,15)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Tuy nhiên đến năm 2006 thì lợi nhuận giảm 7.063 triệu đồng so với năm
2005. Lý do là năm 2006 doanh thu của Ngân hàng giảm từ 26.326 triệu đồng vào
năm 2005 giảm xuống còn 17.220 triệu đồng vào năm 2006 giảm về tuyệt đối là
9.106 triệu đồng so với năm 2005 trong khi đó chi phí có giảm nhưng không đáng
kể giảm 2.046 triệu đồng so với năm 2005.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
Nguyên nhân làm cho doanh thu của Chi nhánh giảm là do trong năm 2005
trên địa bàn huyện Giá Rai đã bàn giao 4 xã An Phúc, An Trạch, Định Thành, Định
Thành A thuộc huyện Giá Rai cho NHNo&PTNT huyện Đông Hải quản lí vì thế đã
làm cho doanh thu của Chi nhánh giảm mạnh vào năm 2006 chỉ đạt 17.220 triệu
đồng giảm về tuyệt đối là 9.016 triệu đồng từ đó đã làm cho lợi nhuận của Chi
nhánh giảm xuống còn 1.861 triệu đồng. Mặt khác trong năm 2006 trên địa bàn
huyện xuất hiện thêm các tổ chức tín dụng (TCTD) mới như ngân hàng
SACOMBANK, Ngân hàng Phát Triển Nhà, Ngân hàng Phương Đông làm cho thị
phần của chi nhánh giảm kéo theo doanh thu giảm.
Đvt: Triệu đồng

Hình 3: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
qua 3 năm 2004 – 2006
Biểu đồ trên cho ta thấy được tình hình hoạt động của ngân hàng, dù lợi
nhuận năm 2006 giảm nhưng đó không phải là do hoạt động kinh doanh của chi
nhánh không hiệu quả mà là do buổi đầu của việc chia tách địa bàn hoạt động sang
huyện khác quản lý làm cho doanh thu của chi nhánh giảm đáng kể.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NHNo & PTNT HUYỆN GIÁ RAI
QUA 3 NĂM 2004 - 2006.
4.1 Phân tích thực trạng HĐTD của NHNo & PTNT huyện Giá Rai
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Huyện Giá Rai
4.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn
Theo nguyên tắc hoạt động “đi vay để cho vay” thì tất cả các Ngân hàng đều
quan tâm đến mảng huy động vốn. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để
tạo nguồn vốn cho các hoạt động của Ngân hàng, phần lớn còn lại cung cấp tín dụng
trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà Chi nhánh đã xác định
được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, huy động được
nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình điều hành kinh
doanh. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng thể hiện qua bảng như sau:
Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh
qua 3 năm 2004 – 2006
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi
không kỳ
hạn

61.310 60,09 78.771 58,45 53.525 46 17.461 28,48 (25.246) (32)
Tiền gửi
có kỳ
hạn
40.719 39,91 55.992 41,55 62.841 54 15.273 37,51 6.849 12,23
Tổng vốn
huy động
102.029 100 134.763 100 116.366 100 32.734 32,08 (18.397) (13,64)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
Ở nước ta theo đánh giá của các nhà kinh tế học thì vốn nhàn rỗi còn nằm
trong dân cư lớn, chủ yếu nằm dưới dạng dự trữ như vàng, bạc đá quý và cả tiền
mặt. Vì thế cần phải tìm mọi biện pháp huy động được nguồn vốn đó để đầu tư và
phát triển sản xuất là tốt nhất.
NHNo & PTNT huyện Giá Rai đã áp dụng các biện pháp tuyên truyền rộng rãi,
đặc biệt là phong cách giao dịch chu đáo, lịch sự, bảo đảm các yêu cầu của khách
hàng để phục vụ nhanh chóng thuận tiện nhất đã tạo được uy tín lâu dài và sâu sắc
đối với khách hàng trong địa bàn. Phân công cán bộ có năng lực ngôn phong, tác

×