Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh quang trung - pgd cát linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.4 KB, 66 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRỌNG CƯỜNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỔNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG –
PHÒNG GIAO DỊCH CÁT LINH
Hệ đào tạo : Trung cấp chuyên nghiệp
Ngành : TCNH
Lớp :K7TCNH2GĐ/LK5
Giáo viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
Khóa : 2011 – 2013
Thái Nguyên, năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Do thời gian thực tập và trình độ hạn chế nên bản báo cáo thực tập của
em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình
bày. Em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của thầy cô để bản
báo cáo thực tập được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của lãnh đạo BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh , các
anh chị tại phòng kế toán giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG
TRUNG - PGD CÁT LINH 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 3
1.1.2. Giới thiệu Ngân hang cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung 7


1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV Quang Trung 9
1.1.4. Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung – PGD Cát Linh. .10
Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – BIDV – Chi Nhánh Quang Trung – Phòng Giao Dịch
Cát Linh 10
Địa chỉ: Số 20, Cát Linh Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội 10
Điện thoại: (04) 3.7344887 10
Chương 2 11
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH 11
QUANG TRUNG – PGD CÁT LINH 11
2.1.1. Đánh giá tình hình chung 11
2.1.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua các chỉ tiêu 14
2.2. Đánh giá tình hình cho vay tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh 17
2.2.1. Khái quát chung tình hình tín dụng tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh 17
2.2.2. Phân tích về doanh số cho vay 21
2.3.4. Tình hình dư nợ tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh 41
2.2.4. Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh 47
2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 52
2.3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay 57
2.3.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 57
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số dư nguồn vốn tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm 2010 – 2012
13
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại BIDV chi nhánh Quang
Trung - PGD Cát Linh 14
qua 3 năm 2010 -2012 14
Bảng 2.3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh 18
qua 3 năm 2010-2012 18
Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thời gian tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm

2010-2012 22
Bảng 2.6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh 29
Ngân hàng Công thương Tràvinh qua 3 năm 2010 – 2012 29
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh
36
qua 3 năm 2010 - 2012 36
Bảng 2.10: Tình hình dư nợ theo thời gian tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm
2010-2012 42
Bảng 2.11: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh
45
qua 3 năm 2010-2012 45
Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại BIDV chi nhánh Quang Trung -
PGD Cát Linh qua 3 năm 48
Bảng 2.13: Kết quả hoạt động tín dụng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 52
tín dụng 52

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
WTO Tổ chức thương mại quốc tế
TDNH Tín dụng ngân hàng
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
NHNN Ngân hàng nhà nước
HSX Hộ sản xuất
TCTD Tổ chức tín dụng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
BIDV
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong những năm qua nước ta bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế
trong lĩnh vực Ngân hàng thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại,
tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA chính thức trở thành thành viên
của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Theo đó, Việt Nam sẽ từng bước mở
cửa và tự do hoá kinh doanh trong các lĩnh vực: Ngân hàng, Viễn thông, …
cho phép các Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, từng bước cổ
phần hoá các Ngân hàng quốc doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các Ngân hàng này. Sự có mặt của các Ngân hàng nước ngoài với khả năng
tài chính dồi dào, loại hình dịch vụ ngân hàng đa dạng, nhất là các dịch vụ
ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ cao như: E-banking, mobile banking,
…đã buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải quan tâm đầu tư, hiện
đại hoá công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng phải nhanh chóng và tiện ích trong
điều kiện kinh doanh mới này.Cho nên em đã chọn đề tài " phân tích hiệu
quả huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh "
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình huy động vốn và cho
vay tại Ngân hàng. Từ những hiểu biết về tình hình hoạt động của Ngân hàng,
các mặt mạnh và mặt yếu để có thể đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
+ Phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn.
+ Phân tích tình hình và đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay.
1
+ Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng trong những năm tới.
3. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động Ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ để nghiên cứu và phân tích.
Tuy nhiên đề tài chỉ đi vào phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung -
PGD Cát Linh và giới hạn trong phạm vi các năm 2010, 2011, 2012. Trên cơ
sở phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay, đề tài còn nêu ra
những biện pháp nâng cao chất lượng kinh doanh trong những năm tới.
4. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực tập từ ngày 15 tháng 5 đến 15 tháng 7 năm 2013
Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 – 2012.
2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG - PGD CÁT LINH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of
Vietnam.
Tên gọi tắt:BIDV
Địa chỉ:Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Điện thoại:042200422
Fax:04 2200399
Website:www.bidv.com.vn.
Email:
 Ngày thành lập:
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
 Nhiệm vụ:
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước
 Phương châm hoạt động:
3
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.
 Mục tiêu hoạt động:
- Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
 Chính sách kinh doanh
- Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn
 Khách hàng- đối tác:
- Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính…
- Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới;
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng
ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình
Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
 Sản phẩm dịch vụ:
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền
thống và hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu
tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
- Đầu tư Tài chính:+ Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm

dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực
phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.
 Cam kết:
- Với khách hàng:
+ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện
ích nhất .
4
+ Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược:“Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên:
+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần .
+ Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương
châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực
chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
 Mạng lưới:
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất
trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
• Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM
và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ
mọi nhu cầu khách hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
- Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam
Kì Khởi Nghĩa)
- Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn
ODA (Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10

chi nhánh
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC),
Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,
5
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh
VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân
hàng Liên doanh Việt Nga (VRB),Công ty liên doanh Tháp BIDV.
• Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC).
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
 Ban lãnh đạo:
- Hội đồng quản trị:
+ Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động
của BIDV.
+ Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Bắc Hà
- Ban Tổng giám đốc:
+ Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV.
+ Tổng giám đốc:Ông Trần Anh Tuấn
 Cán bộ công nhân viên:
Hơn 12000 người. làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc
biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh
của BIDV.
 Thương hiệu BIDV:
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng
đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một
trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo
hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu
mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính

trong và ngoài nước.
6
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân
hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát
triển Đất nước.
1.1.2. Giới thiệu Ngân hang cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Quang Trung
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Địa chỉ: Toà nhà Chingfong, 53 Quang Trung
Điện thoại: (04) 3.9433033
Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ
tháng 04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giao
dịch 1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trú
đóng của Sở giao dịch trước đây. Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung Hà
Nội. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và
nguồn nhân lực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch.
Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện
đại, là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng
khách hàng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh
nghiệp đang trong lộ trình cổ phần hoá, Chi nhánh Quang Trung đã nỗ lực
không ngừng trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện
công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên
cứu các sản phẩm dịch vụ mới nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi
nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc khối
bán lẻ.
Sau 21 tháng kể từ ngày thành lập, cuối năm 2006, chi nhánh Quang
Trung đã đạt được số dư huy động vốn 3.742 tỷ tăng gần gấp 3 lần, Dư nợ
cho vay gần 1.000 tỷ tăng hơn 3 lần, Thu dịch vụ trong 21 tháng đạt gần 8 tỷ
đồng. Số cán bộ tại chi nhánh đạt 142 với mô hình tổ chức ngày càng được
hoàn thiện: gồm 14 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Đặc biệt, chi nhánh Quang

7
Trung là chi nhánh đầu tiên đã có mô hình tổ Marketing chuyên trách, Tổ
chứng khoán và Ban phát triển mạng lưới bán chuyên trách phục vụ cho
những nhiệm vụ đặc thù của đơn vị. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ chi
nhánh, trong hai năm 2005, 2006, chi nhánh Quang Trung liên tục đạt danh
hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Năm 2009 sau gần 5 năm thành lập con số huy động vốn của BIDV
Quang Trung đã tăng lên hơn 7 nghìn tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt gần 4 nghìn
tỷ đồng. Cùng với sự thay đổi trong mô hình của toàn hệ thống, BIDV Quang
Trung cũng đã cơ cấu lại các phòng ban theo mô hình hiện đại hóa giai đoạn 2
(TA2) bao gồm khối tín dụng bao gồm các phòng QHKH, phòng Quản lý rủi
ro. Khối tác nghiệp bao gồm các phòng như Thanh toán quốc tế, phòng Quản
trị tín dụng, các phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài ra
còn các phòng như Tổ chức hành chính, kế hoạch nguồn vốn, kế toán, kho
quỹ. Về cơ bản BIDV Quang Trung đã chuyển mình và cơ cấu phù hợp với
mô hình của toàn hệ thống phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn
rất nhiều. Đầy là một trong những thành tựu nổi bật nhằm hướng tới kỉ niệm
05 năm thành lập BIDV Quang Trung (1/4/2005 – 1/4/2010)
Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, các
công tác chính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu
quả. Chi bộ Đảng được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ,
phát triển được 7 đảng viên mới, số đảng viên của chi bộ hiện đã lên tới 24,
cùng với 8 cảm tình đảng đang tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết
nạp. Tổ chức công đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt
quyền lợi và sự phát triển của đoàn viên. Chi đoàn thanh niên tích cực hoạt
động phong trào, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ trẻ, tăng
cường hiểu biết và góp phần vào thành tích chung trong hoạt động của BIDV
khu vực và toàn hệ thống. Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu,
nhưng bộ máy của Chi nhánh và các tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển,
8

bổ sung và hoàn thiện, hoạt động có sự phối hợp và mang lại hiệu quả tốt. Tập
thể cán bộ người lao động trong chi nhánh có tinh thần gắn kết, thẳng thắn
đấu tranh và phê bình trong nội bộ nhằm đạt được tinh thần đoàn kết đích
thực, cùng rút kinh nghiệm và xác định tư tưởng phấn đấu chung.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV Quang Trung
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh tương đối gọn nhẹ
nhưng vẫn bao quát được tất cả hoạt động của Ngân hàng. Mỗi bộ phận trong
Ngân hàng đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng theo chuyên môn của mình,
9
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nên hoạt động của Ngân hàng ngày
càng diễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
1.1.4. Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Quang Trung – PGD Cát Linh
Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – BIDV – Chi Nhánh
Quang Trung – Phòng Giao Dịch Cát Linh
Địa chỉ: Số 20, Cát Linh Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
Điện thoại: (04) 3.7344887
BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh có đầy đủ những đặc
điểm, tính chất của một Ngân hàng thương mại quốc doanh, đặc biệt là hoạt
động kinh doanh đa năng tổng hợp trên lĩnh vực tiền tệ.
Chi nhánh tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay trên nguyên tắc
hiệu quả và thu hồi được vốn. Chi nhánh có quyền không cấp vốn hay thu hồi
vốn trước kỳ hạn nếu việc sử dụng vốn không đúng mục đích.
BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh hoạt động với các nghiệp
vụ sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng, tiền thanh toán các
đơn vị, tổ chức kinh tế, dân cư bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế.
- Đầu tư xây dựng mới, cải tạo những cơ sở, xí nghiệp có dây chuyền lạc

hậu.
- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền, chi trả
kiều hối, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ …
10
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
QUANG TRUNG – PGD CÁT LINH
2.1. Thực trạng huy động vốn và cho vay tại BIDV chi nhánh Quang
Trung - PGD Cát Linh
2.1.1. Đánh giá tình hình chung
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế hoạt động với phương thức “đi vay để
cho vay”, do vậy công tác huy động vốn được xem là quan trọng và cần phải
có biện pháp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong điều
kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh
nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc Ngân hàng phát
huy tốt nguồn vốn huy động không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng
cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng, ổn định
nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Trung ương đưa xuống.
Tình hình nguồn vốn tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh
qua 3 năm (2010 - 2012) đạt kết quả như sau: ( xem bảng 2.1 trang sau )
Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm có sự tăng
trưởng đáng kể. Tổng số dư nguồn vốn cuối năm 2010 là 259.000 triệu
đồng. Năm 2011 là 268.755 triệu đồng, tăng 9.755 triệu đồng, tương đương
3,77% so với năm 2010. Điều này là do Ngân hàng đã kịp thời đưa ra nhiều
hình thức huy động để thu hút khách hàng như: mở ra nhiều loại hình dịch
vụ đa dạng và tiện ích (thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh,
phát hành nhiều loại thẻ tín dụng, thẻ ATM,…), áp dụng nhiều hình thức
lãi suất hấp dẫn…
Đến năm 2012, tổng số dư nguồn vốn là 297.700 triệu đồng, tăng 28.945

triệu đồng so với năm 2011, tương đương 10,77%. Kết quả trên cho thấy năm
11
2012, Ngân hàng đã huy động vốn có hiệu quả vì tỷ lệ tăng vốn huy động khá
cao. Vốn huy động năm 2012 tăng 28.945 triệu đồng so với năm 2011, điều
này cho thấy Chi nhánh đã có chú ý hơn trong công tác huy động vốn.
12
Bảng 2.1: Số dư nguồn vốn tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh qua 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
NGUỒN VỐN
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)

I. Vốn huy động tại chỗ 136.860 52,84 150.780 56,10 169.130 56,81 13.920 10,17 18.350 12,17
1. Tiền gửi doanh nghiệp 40.000 15,44 43.300 16,11 54.000 18,14 3.300 8,25 10.700 24,71
- Không kỳ hạn 40.000 15,44 43.300 16,11 54.000 18,14 3.300 8,25 10.700 24,71
- Có kỳ hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
2. Tiền gửi tiết kiệm 87.860 33,92 96.980 36,10 103.130 34,64 9.120 10,38 6.150 6,34
- Không kỳ hạn 360 0,14 480 0,20 630 0,21 120 33,33 150 31,25
- Có kỳ hạn 87.500 33,78 96.500 35,90 102.500 34,43 9.000 10,28 6.000 6,21
3. Phát hành các công cụ
nợ
9.000 3,50 10.500 3,90 12.000 4,03 1.500 16,67 1.500 14,28
II. Vốn điều hoà từ TW 122.140 47,16 117.975 43,90 128.570 43,19 -4.165 -3,41 10.595 8,98
TỔNG NGUỒN VỐN 259.000 100,00 268.755 100,00 297.700 100,00 9.755 3,77 28.945 10,77
( Nguồn: Phòng Kế toán )
13
2.1.2. Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua các chỉ tiêu
Để biết thêm hiệu quả hoạt động huy động vốn của BIDV chi nhánh
Quang Trung - PGD Cát Linh , ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động
vốn tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh
qua 3 năm 2010 -2012
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm 2012
Vốn huy động/Tổng Nguồn vốn 52,84 56,10 56,81
Vốn điều hoà/Tổng Nguồn vốn 47,16 43,90 43,20
Vốn có kỳ hạn/Tổng Nguồn vốn 37,26 39,81 38,46

Tiền gửi doanh nghiệp/ Vốn huy
động
29,22 16,11 31,93
Tiền gửi tiết kiệm/ Vốn huy động 64,20 64,32 60,97
( Nguồn: Phòng Kế toán)
a. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn
Hoạt động của Chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vào vốn huy động, nó
phải chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng
thì mới tốt. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh có tăng nhưng vẫn chiếm
tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Năm
2010 là 52,84%, năm 2011 tăng lên 56,10%, sang năm 2012 đạt 56,81%.
Kết quả đạt được như thế là do Chi nhánh đã khắc phục những hạn chế
qua các năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong đó quan trọng là
chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng cụ thể tuỳ theo quy định
của hệ thống ngành có thể Ngân hàng họp lại để lãi suất không quá thấp
so với Ngân hàng cổ phần, kịp thời và có hiệu quả, nhanh chóng. Tuy
nhiên tỷ lệ này vẫn chưa đạt được mức hiệu quả so với các Ngân hàng
khác trong cùng địa bàn. Ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh công tác huy
động vốn cao hơn nữa.
b. Vốn điều hoà/Tổng nguồn vốn
14
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở
Trung Ương như thế nào. Số liệu trên bảng cho thấy tỷ lệ này giảm đều qua
các năm, cụ thể năm 2010 là 47,16%, năm 2011 là 43,90%, sang năm 2012
giảm xuống còn 43,20%. Tỷ lệ này giảm cho ta thấy Ngân hàng đã huy
động vốn khá tốt, sử dụng ít vốn Trung Ương để đáp ứng cho khách
hàng.Với nguồn vốn điều chuyển từ Trung Ương, Ngân hàng có thể sử
dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh daonh vì thời hạn trả vốn ổn định
và Ngân hàng có thể quay vòng tiếp theo khi vẫn cần để kinh doanh.
Là một Chi nhánh, sự hỗ trợ của Ngân hàng Trung Ương là không

thể thiếu. Tuy nhiên sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu có thể tự cân đối vốn tại
chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như
vậy sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung
cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, nhất là khi có
nhu cầu bổ sung thiếu hụt của cá nhân, doanh nghiệp đang gia tăng.
c. Vốn có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn
Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của Ngân hàng
trong kinh doanh. Nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định,
Ngân hàng có thể sử dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn
vốn kinh doanh.
Theo bảng trên ta thấy tỷ lệ này có sự biến động trong 3 năm, cụ
thể: năm 2010 là 37,26%, năm 2011 tăng lên 39,81%, sang năm 2012 lại
giảm xuống 38,46%. Điều này cho biết tình hình hoạt động của BIDV chi
nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh vẫn chưa thực sự ổn định. Ngân hàng
phải chú ý quan tâm đến tình hình nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động
của mình.
d. Tiền gửi doanh nghiệp/Vốn huy động
Các Ngân hàng mở khoản mục thanh toán nhằm giúp cho việc kinh
doanh được nhanh chóng bởi việc chi trả ít tốn kém chi phí. Nói chung
nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì các tổ chức
kinh tế có thể rút ra khi cần thiết. Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một
15
tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ. Tỷ lệ của tiền
gửi này trên vốn huy động năm 2010 là 29,22%, năm 2011 là 16,11%, năm
2012 là 31,93%. Qua 3 năm tiền gửi doanh nghiệp/Vốn huy động có tăng
lên cho thấy Ngân hàng làm ăn có hiệu quả gia tăng thêm nguồn vốn huy
động của mình nhưng số tiền gửi vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong vốn huy động,
việc này cũng góp phần hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
e. Tiền gửi tiết kiệm/Vốn huy động
Tỷ lệ này có sự biến đổi qua các năm như sau: năm 2010 là 64,20%,

năm 2011 tăng lên là 64,32%, năm 2012 giảm xuống chỉ còn 60,97%. Tiền
gửi tiết kiệm rất dễ bị thu hút bởi lãi suất. Trong trường hợp cần thiết tăng
nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng, nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn
hơn những Ngân hàng khác thì có thể thu hút khách hàng ở tiền gửi loại
này. Năm 2012, tiền gửi tiết kiệm giảm tỷ trọng trong tổng vốn huy động
so với các năm khác một phần là do sự cạnh tranh ráo riết của các Ngân
hàng thương mại cổ phần khác. Vì vậy BIDV chi nhánh Quang Trung -
PGD Cát Linh cần tăng cường đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền và có nhiều
biện pháp thu hút hơn nữa để tăng tiền gửi tiết kiệm, chẳng hạn như có
nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng đến gửi tiền hay đến sử
dụng các dịch vụ của Ngân hàng, tư vấn tận tình cho khách hàng…
Tóm lại, qua việc xem xét các tỷ số trên ta thấy rằng khả năng huy
động vốn của Ngân hàng tương đối cao. Ngân hàng đã và đang cố gắng
hơn nữa để nâng cao tỷ trọng này lên, huy động được nguồn vốn đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Và vì trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều Ngân hàng
cạnh tranh huy động vốn nên việc mở rộng thêm hình thức huy động để thu
hút thêm khách hàng là vô cùng cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của
Ngân hàng.
Nhìn chung, kết quả đạt được của các hình thức huy động vốn tại
Chi nhánh chưa đồng bộ, Chi nhánh cũng chưa khai thác hết nguồn vốn
nhàn rỗi thông qua các hình thức của mình. Đa phần dân cư thích gửi tiền
tiết kiệm có kỳ hạn còn các thành phần kinh tế khác thì thích gửi thanh toán
16
không kỳ hạn. Thật vậy, với những khách hàng truyền thống của Ngân
hàng, họ ít muốn đem gửi tiền có kỳ hạn vì rất khó rút ra bất cứ lúc nào khi
cần sử dụng. Ngược lại đối với dân cư thì họ lại thích gửi tiền có kỳ hạn là
do lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, hơn nữa đó là số tiền nhàn rỗi họ
không có nhu cầu sử dụng cấp thiết như các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Khả năng huy động vốn của Ngân hàng khá cao tạo ra thế chủ động
trong hoạt động kinh doanh khi cần thiết và tạo ra tính tự chủ ngày càng

cao trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.2. Đánh giá tình hình cho vay tại BIDV chi nhánh Quang Trung -
PGD Cát Linh
2.2.1. Khái quát chung tình hình tín dụng tại BIDV chi nhánh Quang
Trung - PGD Cát Linh
Nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, ai cũng biết rằng đó là
hoạt động mà Ngân hàng bỏ tiền ra cho khách hàng vay nhằm đáp ứng kịp
thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hay cho nhu cầu chi tiêu của
khách hàng. Để hoạt động tín dụng thực sự mang lại hiệu quả và phát huy
vai trò của nó, BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh luôn chú
trọng thực hiện đúng đường lối, chủ trương và các chỉ tiêu kế hoạch của
cấp trên đề ra. Việc phân tích tín dụng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá năng
hoạt động của mình theo những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài
ra, nó còn giúp Ngân hàng tìm ra những giải pháp để khắc phục kịp thời
những mặt còn tồn tại nhằm làm cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng
hiệu quả hơn.
17
Bảng 2.3: Số liệu chung về tình hình tín dụng tại BIDV chi nhánh Quang Trung - PGD Cát Linh
qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 343.300 353.461 434.145 10.161 3,00 80.684 22,8
Doanh số thu nợ 383.822 344.446 407.131 -39.376 -10,30 62.685 18,2
Dư nợ 234.700 243.715 270.729 9.015 3,84 27.014 11,1
Dư nợ bình quân 235.943 244.358 268.232 8.415 3,60 23.874 9,8
Nợ quá hạn 19.472 14.768 10.179 -4.704 -24,20 -4.589 -31,1
( Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân)
18
Kết quả ở bảng trên cho thấy hoạt động tín dụng tại BIDV chi nhánh

Quang Trung - PGD Cát Linh trong những năm qua ngày càng có những
bước phát triển đáng kể: doanh số cho vay ngày càng tăng, nợ quá hạn ngày
càng giảm.
Năm 2010, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền tỉnh, Ngân
hàng đã tranh thủ kịp thời nguồn vốn từ Ngân hàng Trung Ương kết hợp
với nguồn vốn huy động được để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền
kinh tế, trước nhất là để khắc phục những khó khăn, sau đó là giúp các đơn
vị sản xuất kinh doanh ổn định lại cơ sở sản xuất và mở rộng hoạt động của
mình. Tổng doanh số cho vay năm 2010 là 343.300 triệu đồng.
Sang năm 2011, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tuy có thuận lợi
nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp
như: triều cường, nắng hạn kéo dài… làm chi phí sản xuất tăng lên. Bên
cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu
vực cũng gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước
ngoài của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn tổng quan nền kinh tế địa phương năm
2011 vẫn tiếp tục tăng trưởng nhất là ngành thuỷ sản và kinh tế nông – lâm
nghiệp. Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng trong năm tiếp tục được mở
rộng, đạt 353.461 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 10.161 triệu đồng,
tương đương 3%.
Năm 2012, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là 434.145 triệu đồng,
tăng 80.684 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 22,8%.Doanh số cho
vay trong năm 2012 tăng cao là do các khách hàng của Ngân hàng hoạt động
ngày càng hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn tín dụng từ Ngân
hàng như: cho vay các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh: các đơn vị thu mua, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, đơn vị sản xuất
than hoạt tính, dược phẩm Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm là do
việc áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn đầu tư bằng
cách cắt giảm lãi suất của Ngân hàng. Điều này cho thấy tiềm năng đầu tư
19
phát triển của tỉnh vẫn còn nhiều và hiện nay với các hành lang pháp lý thông

thoáng hơn, chính sách khuyến khích đầu tư mới… thì đồng vốn Ngân hàng
đang trở nên cần thiết đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh việc cho vay, công tác thu nợ là một việc vô cùng quan
trọng, nó bảo đảm cho tính luân chuyển đồng vốn của Ngân hàng. Thu nợ
còn là một nghệ thuật, nó đòi hỏi trình độ, bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm
của người cán bộ tín dụng. Đó là sự kết hợp giữa tính sáng tạo khéo léo và
nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Thực tế 3 năm qua cho thấy
tình hình thu nợ của Chi nhánh có tiến triển khả quan. Năm 2010, doanh số
thu nợ tại Chi nhánh là 383.822 triệu đồng. Năm 2011 là 344.446 triệu
đồng, giảm 39.376 triệu đồng so với năm 2010, tương đương giảm 10,3%.
Việc giảm này là do công tác thu nợ chưa thực hiện tốt. Sang năm 2012,
doanh số thu nợ tăng lên đến 407.131 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là
62.685 triệu đồng, tương đương 18,2% so với năm 2011.
Nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, tổng nợ quá
hạn là 19.472 triệu đồng. Năm 2011 là 14.768 triệu đồng, giảm 4.704 triệu
đồng, tương đương 24,2% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ quá hạn
chỉ còn 10.179 triệu đồng, giảm 4.589 triệu đồng so với năm 2011, tương
đương 31,07%. Điều này chứng tỏ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán
bộ tín dụng ngày càng được nâng cao và đồng vốn Ngân hàng đã thực sự
mang lại hiệu quả cho khách hàng.
Một tín hiệu lạc quan khác là mức dư nợ bình quân của Ngân hàng
mỗi năm mỗi tăng. Cụ thể, năm 2010 dư nợ bình quân là 235.943 triệu
đồng, năm 2011 là 244.358 triệu đồng, tăng 8.415 triệu đồng, tương đương
3,6% so với năm 2010. Sang năm 2012, mức dư nợ bình quân đạt 268.232
triệu đồng, tăng 23.874 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 9,8%.
Đây là cơ sở quan trọng để Ngân hàng mở rộng hơn nữa đối tượng xét
duyệt cho vay vốn, ngày càng hoàn thiện tốt hơn vai trò, chức năng của
mình thúc đẩy nền kinh tếthành phố phát triển.
20

×