Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

ĐỀ TÀI: CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG PHỤC VỤ CHO CÁC KỲ FESTIVAL Ở HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 43 trang )

ĐỀ TÀI: CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG PHỤC VỤ
CHO CÁC KỲ FESTIVAL Ở HUẾ.
1
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa Học Huế và
sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Mạnh Hà tôi đã thực hiện đề tài “
Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang phục vụ cho các kỳ Festival
ở Huế”.
Để hoàn thành bài báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo
hướng dẫn Nguyễn Mạnh Hà đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện bài
niên luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Công thương – huyện Phú Vang, Phòng
văn hóa huyện Phú Vang đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận được với những tài
liệu liên quan đến đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do còn thiếu kinh nghiệm trong việc làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, tiếp cận với thực tế tại địa bàn cũng như hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo để bài báo cáo của tôi được hoàn chỉnh
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. PA : Phương án
2. ĐVT : Đơn vị tính
3. ĐV : Đơn vị
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào năm 3 chúng tôi được tham gia làm đề tài nghiên cứu – niên


luận năm 3. Theo đó, tôi được phân đề tài tìm hiểu về các hoạt động du lịch trên
địa bàn huyện Phú Vang phục vụ cho các kỳ Festival ở Huế.
Qua quá trình tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu thực địa tại địa bàn, cùng
với các tài liệu thu thập được tôi đã tiến hành viết bài báo cáo này.
Trong suốt thời gian từ lần Huế tiến hành tổ chức kỳ Festival đầu tiên vào
năm 2000 cho đến lần gần đây nhất là vào tháng 7/2014, bên cạnh những hoạt
động được các cơ quan, đoàn thể nhà nước tổ chức tiến hành như : Lễ tế Đàn
Nam Giao, Đêm Hoàng Cung, Đêm Phương Đông, Lăng Cô huyền thoại biển,
Thuận An biển gọi, lễ hội Đường phố, Sóng nước Tam Giang… thì các hoạt
động du lịch của các địa phương cũng đã có những đóng góp quan trọng trong
sự thành công của các kỳ Festival.
Cùng với đề tài này, tôi đã có điều kiện tìm hiểu về một số hoạt động du
lịch phục vụ cho các kỳ Festival mà đặc biệt là các hoạt động du lịch trên địa
bàn huyện Phú Vang đã và đang phục vụ cho các kỳ Festival ở Huế.
Bên cạnh đó tôi còn có cơ hội được trực tiếp xuống địa bàn huyện Phú
Vang, tìm hiểu một cách chi tiết các hoạt động du lịch đó cũng như ảnh hưởng
của chúng đối với cuộc sống của người dân nơi đây.
Hiện nay, khi cuộc sống của con người thay đổi một cách nhanh chóng,
các giá trị truyền thống đã và đang dần bị mai một và pha tạp bởi các luồng văn
hóa từ phương Tây. Việc gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa đang đứng trước
những thách thức không nhỏ. Đồng thời, sau kỳ Festival vừa qua, có nhiều
luồng dư luận cho rằng Festival sẽ không được tổ chức 2 năm 1 lần mà sẽ dời
thành 5 năm do kinh phí đầu tư quá lớn. Chính vì những điều này đã có tác động
khá lớn đến các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung cũng như trên địa
bàn huyện Phú Vang nói riêng. Khi mà từ trước đến nay, nhờ có các kỳ Festival
4
mà đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước đến Huế và thăm Huế ngày
một nhiều hơn. Việc các kỳ Festival diễn ra cách xa hơn sẽ tác động đến các
hoạt động du lịch của huyện Phú Vang và điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân vùng này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với sự chuyển hướng ngày một nhanh chóng và tích cực của nền kinh tế
Việt Nam nhằm đuổi kịp tốc độ phát triển của các nền kinh tế khác trên thế giới.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường chú trong phát triển du lịch là
một trong những mục tiêu mà nước ta đặt ra. Cùng với đó là quá trình tự chuyển
mình của các vùng có tiềm năng khai thác thế mạnh du lịch và Phú Vang- Huế
cũng không nằm ngoài số đó.
Nhiều công trình, kế hoạch nghiên cứu, đánh giá về các thế mạnh, tiềm
năng của du lịch Phú Vang đã được triển khai và thực hiện nhằm tạo điều kiện
để khai thác tối đa những thế mạnh của vùng đất này.
Như vậy, có thể thấy được rằng Đảng và Chính phủ cùng các cơ quan ban
ngành đã và đang rất chú trọng vào vấn đề này. Đây chính là lợi thế mạnh nhất
để nâng cao chất lượng của các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài này không những giúp tôi tìm hiểu kỹ
hơn về lịch sử, các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội
của huyện Phú Vang mà còn giúp tôi tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động du lịch
trên địa bàn huyện, đặc biệt là các hoạt động du lịch của huyện phục vụ cho các
kỳ Festival của Huế. Từ đó hiểu rõ hơn về các hoạt động của Festival Huế được
tổ chức thường niên 2 năm 1 lần.
3.2. Đối tượng: Tìm hiểu về các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
Phú Vang phục vụ cho các kỳ Festival Huế
3.3. Phạm vi
3.3.1. Không gian : huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế
5
3.3.2. Thời gian : Từ ký Festival đầu tiên – năm 2000 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo có sử dụng phương pháp thực địa làm nền tảng cơ sở cho quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “ Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú

Vang phục vụ cho các kỳ Festival ở Huế”. Ngoài ra còn sử dụng thêm một số
phương pháp bổ trợ nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề đi đến một bài
báo cáo đầy đủ những tiêu chuẩn đặt ra như phương pháp nghiên cứu tài liệu,
quan sát thực tiễn, lịch sử, logic,…
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Về mặt thực tiễn
- Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển văn hóa, nghệ thuật.
- Đáp ứng các như cầu về tổ chức, quản lý di sản.
5.2. Về mặt khoa học
- Bổ sung nội dung lý thuyết
- Làm rõ lý thuyết đang tồn tại
- Xây dựng lý thuyết mới.
6
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHÚ VANG
1.1. Đặc điểm, vị trí địa lý
1.1.1. Đặc điểm địa hình:
Phú Vang là huyện vùng đầm phá ven biển, địa hình bị chia cắt bởi nhiều
sông, đầm, gò cát. Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và
thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy và phía Đông giáp huyện
Phú Lộc.
Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên 28,031ha, chiếm 5,6% diện tích đất
tự nhiên cả tỉnh. Phú Vang thuộc vùng địa hình đất trũng, diện tích đầm phá lớn,
đất đai bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, doi đất.
Đất đai thổ nhưỡng Phú Vang đa dạng, mặt nước chưa sử dụng còn nhiều.
Với chiều dài 45km bờ biển và Cảng biển Thuận An; 8,626ha diện tích mặt
nước đầm phá nước lợ sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển tiềm năng du lịch sinh
thái biển và đầm phá trên địa bàn toàn huyện.
STT Chỉ tiêu Diện tích( Ha ) Tỷ trọng( % )

Diện tích đất tự nhiên 28.031 100
1 Đất nông nghiệp 9.761 34,8
2 Đất lâm nghiệp có rừng 1.509 5,4
3 Đất chuyên dùng 3.764 13,4
4 Đất thổ cư 674 2,5
5 Đất chưa sử dụng, trong đó: 12.323 43,9
- Mặt nước chưa sử dụng 6.872 24,5
- Đất bằng chưa sử dụng 4.816 17,2
- Đất còn lại 635 2,2
1.1.2. Đặc điểm khí hậu và thời tiết
Phú Vang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của vùng ven
biển, có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng
7
giêng năm sau. Lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm.
Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và
12 chiếm 75 – 80% lượng mưa cả năm gây úng lụt.
Mùa nắng gió Tây Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8,
lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4( đúng lúc nước thủy triều thấp ).
Nhiệt độ không khí trung bình năm tương đối cao, dao động từ 24,90c đến
26,40c, ít thay đổi theo mùa. Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến
bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5-2m. Tại Thuận An, độ cao
thủy triều trung bình khoảng 0,4m-0,5m. Vùng Bắc và Nam Thuận An có độ
cao Thủy triều trung bình 0,6m-1,2m. Độ cao thủy triều trong các đầm,phá
vũng,vịnh thường nhỏ hơn các vùng biển.
Là huyện ven biển, đầm phá nên Phú Vang còn có đặc thù của hệ sinh thái
ven bờ, hàng năm có mưa to, gió bão nên cần chú ý khai thác du lịch ở mùa nắng
1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Trong phạm vi huyện Phú Vang, hệ thống sông ngòi trải dài và ôm kín
khắp địa bàn của Huyện, bắt nguồn từ sông Hương, sông Như Ý, sông Phổ Lợi
chảy qua các xã Phú Thượng, Phú Dương, Phú Thanh va Thị trấn Thuận An đổ

ra biển. Sông An Cựu, Lợi Nông, Thiệu Hóa và sông Đại Giang chảy qua các xã
Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, Vĩnh Thái, Vĩnh Hà,…xuôi về đầm Cầu
Hai trước khi tưới mát cho các đồng ruộng của các xã.
Ngoài hệ thống sông ngòi, Phú Vang còn có nhiều đầm phá nước lợ như:
Đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú, đầm Sam, đầm Chuồng và một phần phía Bắc
đầm Cầu Hai nối liền nhau thông qua Phá Tam Giang rộng lớn.
1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Phú Vang tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại điển hình như
Titan ở xã Phú Diên, có chất lượng tốt đang được khai thác song quy mô không
được lớn.
Ngoài ra, ở xã Phú Đa-Phú Thứ, huyện Phú Vang còn có cát trắng và đặc
biệt là nguồn tài nguyên nước khoáng nóng Mỹ An là nguồn tiềm năng cho việc
phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
8
1.1.5. Điều kiện môi trường sinh thái
Huyện Phú Vang là huyện giáp biển, có diện tích đầm phá lớn, mức độ
khai thác và quy mô sản xuất còn nhỏ, chủ yếu là sản xuất lúa, hoa màu, đánh
bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Việc khai thác các ngành công nghiệp khác còn rất
hạn chế nên môi trường tự nhiên của Phú Vang rất trong sạch, ô nhiễm không
khí ít, môi trường sống còn rất trong lành, phù hợp cho việc khai thác tiềm năng
phát triển du lịch tự nhiên, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái biển và đầm phá.
Tuy vậy, Phú Vang cũng là một vùng đất hội tụ nhiều điều kiện bất lợi
như bão lụt, hậu quả của chiến tranh tàn phá, là điểm cuối của các con sông đổ
về nên môi trường có phần bị ảnh hưởng xấu. Chính vì vậy, vấn đề khai thác
tiềm năng du lịch biển và đầm phá cần phải được quy hoạch để bảo vệ môi
trường và môi sinh.
Như vậy, có thể thấy rằng Phú Vang là mảnh đất còn hoang sơ, các bãi
biển, đầm phá còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đây vừa là một hạn chế
song dưới góc độ môi trường du lịch thì đây lại là một lợi thế vì tất cả tài nguyên

thiên nhiên còn ở dạng nguyên sơ. Tài nguyên thiên nhiên của Phú Vang tuy
không đặc sắc nhưng khá dày đặc và nói chung tương đối dễ tiếp cận, dễ khai
thác cho các hoạt động du lịch.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm dân cư
Dân số trung bình toàn huyện năm 2006 là 186.000 người – chiếm khoảng
16,6% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,3%. Dân số thành thị
chiếm tỷ lệ thấp , khoảng 11,2% dân số toàn huyện. Mật độ dân số trung bình là
650 người/km
2
, nhưng phân bố không đều giữa các xã, dân cư tập trung đông
nhất là ở thị trấn Thuận An, xã Phú Thượng, Phú Mỹ, Phú Diên, Phú Đa, thấp
nhất là ở Vinh Phú, Vinh Thái, Phú Lương, Phú Hồ và Phú Thanh.
Nhìn chung, với số lượng dân số như hiện tại thì địa bàn huyện Phú Vang
có nguồn nhân lực khá dồi dào, tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay
9
nghề cao còn hạn chế. Trình độ dân trí còn thấp, số lượng lao động được đào tạo
ngành nghề chính quy còn ít. Những hạn chế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển của toàn huyện trong đó đặc biệt là về du lịch.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Theo Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Tổng thể Phát triển
Kinh tế - Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế dự thảo lần 3 vào tháng 3 – 2001 thì
phương hướng phát triển ngành Dịch vụ Du lịch là phát triển bề vững ngành Du
lịch nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường,
đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng chiến
lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch theo nhu cầu thị trường
vùng đầm phá định hướng 2001 – 2010 phát huy mọi tiềm lực và lợi thế, tập
trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá trở thành
vùng phát triển năng động toàn diện bao gồm thủy sản, du lịch, nông lâm, công

nghiệp chế biến.
Mặc dù còn nhiều trở ngại nhưng sau khi Quy hoạch Tổng thể Phát triển
Kinh tế - Xã hội Huyện Phú Vang thời kỳ 2001 – 2010 được phê duyệt thì
huyện Phú Vang dần dần có những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật không ngừng được củng cố, đời sống xã hội được nâng
cao.
1.3. Hiện trạng phát triển của du lịch Phú Vang
Với tiềm năng cả về tự nhiên lẫn nhân văn trong những năm qua ngành du
lịch của huyện Phú Vang đã có nhiều thay đổi cùng với các chính sách mở rộng
giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước, các ngành du lịch của huyện Phú Vang
đã cs bước phát triển tích cực, nhiều hoạt động du lịch được chú trọng, đặc biệt
là các hoạt động du lịch phục vụ cho các kỳ Festival.
1.3.1. Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang
Với các chương trình phát triển dịch vụ qua các năm, Huyện đã quy hoạch
và tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ và nhờ vậy các hoạt động du lịch
10
được phát triển mạnh mẽ và có đóng góp tích cực đến các kỳ Festival Huế. Các
hoạt động kinh doanh dịch vụ bãi tắm ở các biển Thuận An, Vinh Thanh, Phú
Thuận được chú trọng và tiếp tục phát triển. Cùng với đó các hoạt động du lịch
cũng được mở rộng với nhiều hình thức du lịch sinh thái, lễ hội như : nước nóng
Mỹ An, bãi tăm Thuận An – Phú Thuận, hội vật làng Sình ( Phú Mậu ), Lễ hội
Cầu ngư Thuận An và làng du lịch sinh thái Victoria ở Vinh Thanh. Đặc biệt,
trong tháng 6/2006 với diễn ra của Lễ hội Festival Huế đã thu hút hàng ngàn
khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho các hoạt động
dịch vụ du lịch phát triển như: Lễ hội Thuận An biển gọi, nghệ thuật sắp đặt hoa
giấy Thanh Tiên, Phú Mậu; lễ hội Vinh Quy Bái Tổ Dương Nổ, Phú Dương,…
Bên cạnh đó, các hoạt động vệ sinh môi trường và an toàn thưc phẩm
phục vụ cho du lịch biển đã từng bước được cải thiện, góp phần thu hút lượng
khách đến tham quan du lịch.
Bảng 1: Theo Công văn số 323/CV-UBND ngày 17/7/2007 của UBND

huyện Phú Vang, năm 2006 khách du lịch đến Phú Vang khá lớn, cụ thể:
STT ĐIỂM DU LỊCH
Khách Quốc tế
(Lượt người)
Khách Nội địa
(Lượt người)
1 Bãi biển Thuận An 10.500 3.335.000
2 Bãi biển Phú Thuận 7.500 1.150.000
3 Bãi biển Vinh Thanh 3.600 540.000
CỘNG 21.600 5.025.000
Lượng khách du lịch theo số liệu thống kê đưa ra chủ yếu là khách địa
phương và một phần khách đến Huế có nhu cầu tham gia các lễ hội biển, tỷ lệ
khách lưu lại chỉ chiếm tỷ lệ thấp, khách quốc tế là 15%, khách nội địa là 10%.
Mặc dù các hoạt động du lịch của huyện phục vụ cho các kỳ Festival khá
tương đối nhưng do du lịch của huyện chưa phát triển nên doanh thu đạt được
còn hạn chế. Tuy nhiên thì trên thực tế, ta có thể thấy nó cũng có những đóng
góp nhất định vào ngân sách của huyện, tỉnh và một phần cải thiện đời sống
nhân dân và giúp thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
11
1.3.2. Về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Về mặt này huyện Phú Vang vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vốn là huyện
miền trũng, xuất phát điểm về kinh tế xã hội còn non kém, cơ sở vật chất chưa
có gì. Yếu kém nhất là hệ thống giao thông điện nước và các dịch vụ du lịch,
thương mại,… Vì vậy phần nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là những yếu tố quan trọng có tính quyết
định và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch. Với điều kiện rất
yếu và thiếu thốn của huyện Phú Vang nên sự hấp dẫn với du khách còn hạn
chế, nên chưa khai thác được hết tiềm năng của du lịch địa phương. Cơ sở lưu
trú của Phú Vang cũng còn khá yếu và thiếu, cả huyện chỉ có một vài cơ sở lưu
trú của tư nhân, trong đó cơ sở tư nhân chỉ là nhà cấp III-IV. Chất lượng dịch vụ

còn kém, chưa tạo ra sự thoải mái cho khách khi sử dụng.
Bảng 2: Hình thức các cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Phú Vang
năm 2006
Hình thức sở hữu Số cơ sở lưu trú Số phòng Số giường
Nhà nước 2 152 247
Liên doanh 1 7 18
Tư nhân 3 15 30
Tổng cộng 6 174 285
Về tiện nghi ăn uống, nhà hàng ẩm thực trên địa bàn huyện gần đây đã
phát triển khá mạnh nhưng chủ yếu là các quán ăn bình dân phục vụ khách nội
địa. Đặc điểm chung của các nhà hàng này là nằm ngoài hệ thống du lịch, cũng
có một số món ăn đặc sản địa phương của vùng biển. Hầu hết các nhà hàng này
đều có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản, chưa đảm bào tiêu chuẩn vệ sinh,
trình độ phục vụ kém do chưa qua đào tạo nghiệ vụ du lịch. Một số nhà hàng hải
sản nôỉ tiếng song giá còn khá cao như Duyên Anh, Duyên Quê, Nhất Hồ,… hay
khu Du lịch Đồng Xanh hoạt động đầu năm 2007.
Hiện tại, Phú Vang vẫn chưa xây dựng được nhiều những khu du lịch,
những sản phẩm du lịch sinh thái biển và đầm phá hấp dẫn. Các làng nghề
truyền thống như nghề chằm nón, hoa giấy, nấu rượu, tranh ảnh, chế biến hải
12
sản,… sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đan lát vẫn chưa phát huy
được thế mạnh của mình. Đặc biệt việc thiếu các khách sạn lớn, nơi hội họp, hội
nghị, thiếu nơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao phục vụ cho nhu cầu của người
dân cũng như khách tham quan khiên cho Phú Vang gặp khó khăn trong việc giữ
khách lưu lại lâu dài.
Nhìn chung các cơ sở lưu trú của Phú Vang thực tế là các nhà nghỉ tư
nhân, chất lượng và số lượng vẫn chưa đủ tiêu chuẩn ngành để trở thành cơ sở
lưu trú du lịch.
1.3.3. Về nguồn nhân lực trong ngành du lịch
Hầu hết người lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch trình

độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Các hộ kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng tư
nhân với đội ngũ nhân viên chủ yếu là các thành viên trong gia đình, hầu hết
chưa qua đào tạo về du lịch, một số nữa học sinh mới qua phổ thông cũng phục
vụ trong các nhà nghỉ tư nhân, mới chỉ qua lớp sơ cấp về dịch vụ du lịch. Chính
những điều này đã gây hạn chế về hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du
lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch Phú Vang đang là một trong những
vấn đề mang tính cấp bách của huyện.
1.3.4. Về mặt cơ sở hạ tầng
Theo tài liệu thì hiện nay trên địa bàn huyện Phú Vang hệ thống giao
thống đang dần được hoàn thiện có lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch.
1. Quốc lộ 49 nối với biên giới Việt – Lào được nâng cấp, mặt đường đi
qua địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng.
2. Quốc lộ 49B là tuyến phục vụ kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng
cho vùng ven biển, được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp 5 đồng bằng.
3. Cầu Trường Hà thông tuyến với Quốc lộ 1A và Quộc lộ 49B.
4. Cầu Thuận An đã được xây dựng
5. Tỉnh lộ 10A, 10B, 10AC, 10D, tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3 chạy qua địa bàn
huyện cũng được đầu tư và nâng cấp.
13
6. Các tuyến ven quốc lộ 49 cũng đã được đầu tư. Đặc biệt các tuyến nội
thị ở thị trân Phú Đa và Thuận An đã được mở rộng, xây dựng và nâng cấp.
7. Các tuyến giao thông đường thủy qua các tuyến trên Phá Tam Giang,
các tuyến sông và các trạm quản lý đường sông đã và đang được triển khai.
Nhìn chung, Huyện đã từng bước nâng cấp, xây dựng kết cấu hạ tầng
đồng bộ, đảm bảo giao thông thông suốt giữa các vùng trong huyện, khai thác có
hiệu quả các tuyến giao thông. Tập trung mở rộng, nâng cấp mới hệ thống
đường huyện, xã, thị trấn, đẩy mạnh bê tông hóa giao thông nông thôn. Đảm bảo
quốc phòng – an ninh.
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHÚ VANG PHỤC VỤ CHO CÁC KỲ FESTIVAL Ở HUẾ
I.1. Các hoạt động du lịch
Cứ cách 2 năm 1 lần vào tháng 4 hàng năm kể từ lần tổ chức đầu tiên vào
năm 2000 thì không chỉ riêng nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn có cả nhân
14
dân cả nước nói chung đều háo hức, phấn khởi chuẩn bị cho một kỳ Festival
diễn ra. Với không khí chào đón ngập tràn khắp mọi nơi, Festival Huế hứa hẹn
ngày càng đem lại nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn thu hút sự quan tâm của
đông đảo cộng đồng trong nước và thế giới. Để góp phần đem lại thành công
cho sự kiện mang tính quốc tế này, nhân dân Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan
ban ngành đã cùng nhau tổ chức nên một loạt các chương trình đầy ý nghĩa
xuyên suốt cả một kỳ Festival. Và một trong số những đóng góp không nhỏ
chính là các hoạt động du lịch của các địa phương mà huyện Phú Vang là một
trong những nơi điển hình nhất, có nhiều hoạt động du lịch tiêu biểu nhằm phục
vụ cho các kỳ Festival Huế suốt chặng đường dài vừa qua.
I.1.1. Các hoạt động du lịch gắn với các di tích khảo cổ, danh thắng,
sinh thái
I.1.1.1. Di tích lịch sử văn hóa
• Lễ hội Vinh Quy Bái Tổ Làng Dương Nổ : Sau khi lễ Truyền Lô được
tổ chức long trọng tại của Ngọ Môn thì vào lúc 16h30 chiều buổi lễ Vinh quy
bái tổ được diễn ra trong một không khí trang nghiêm tại làng Dương Nổ, cách
thành phố Huế khoảng 8km về phía đông.
Đám rước được xuất phát từ của Hiển Nhơn đi ra bến đò Nghinh Lương
Đình, xuôi dòng sông Hương về đến bến đò Chợ Dinh với một vị tân tiến sĩ có
quân lính mang cờ, quạt, võng lọng, biển Ân tứ vinh quy. Khi đến làng Dương
Nổ, một đoàn khoảng 50 người đến rước vị tiến sĩ về đình làng để làm lễ bái tổ
tại đình làng. Đây là điểm cuối cùng của lễ hội Vinh quy bái tổ.
Làng quê Dương Nổ vốn có các vị đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn như Ohan
Hữu Từ ( đỗ tiến sĩ năm 1842 ); Trần Hữu Thụy ( đỗ tiến sĩ năm 1844 ); Nguyễn
Thế Trâm ( đỗ năm 1851).

Cùng với lễ hội Truyền Lô thì Vinh quy bái tổ được tổ chức trong các kỳ
Festival Huế và có ý nghĩa rất quan trọng. Không những có ý nghĩa giáo dục, đề
cao việc học, tuyên dương những người tài, thi cử đỗ đạt để ra giúp nước mà còn
15
góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của ông cha để
lại, nhất là ở vùng đất hiếu học - Huế.
I.1.1.2. Điểm du lịch danh thắng, sinh thái
• Thuận An biển gọi: Nằm trong chương trình hoạt động văn hóa, lễ hội
hưởng ứng Festival Huế , Festival Thuận An biển gọi được khai mạc vào lúc
20h00 tại bãi tắm Thuận An. Festival Thuận An biển gọi được tổ chức trong 2
ngày 10-11/5, bao gồm những hoạt động tiêu biểu như: Chương trình nghệ thuật
tổng hợp đêm Khai mạc với chủ đề hàng năm với sự tham gia của lực lượng
nghệ sĩ, diễn viên không chuyên các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện; Hội
chợ làng nghề truyền thống với 40 gian hàng giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ
và đặc sản địa phương; các hoạt động vui chơi, thể thao cộng đồng như bóng đá
bãi biển, đua thuyền trên biển, bóng chuyền bãi biển cùng các trò chơi dân gian,
thả diều nghệ thuật, biểu diễn máy bay mô hình, thư pháp
Festival Thuận An biển gọi năm là hoạt động mở đầu cho mùa du lịch
biển sôi động, qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách và bạn bè trong
nước, quốc tế về đời sống văn hóa, tiềm năng kinh tế du lịch và phong cảnh hữu
tình của vùng đất có lịch sử lâu đời, gắn liền với những danh lam thắng cảnh
đẹp, vùng đầm phá, vùng biển hào phóng gió cát mặn mòi và những di tích lịch
sử nổi tiếng ở huyện Phú Vang.
Để hút khách về với biển Thuận An, nhiều năm qua, huyện Phú Vang đã
quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống các đường dẫn vào bãi biển, lập bảng chỉ dẫn cụ
thể giúp du khách dễ dàng tìm ra điểm cần đến. Các nhà hàng nằm dọc theo bờ
biển cũng từng bước được nâng cấp, sửa sang khang trang, lịch sự để đón khách.
Địa phương còn bố trí đội cứu hộ túc trực thường xuyên dọc theo bờ biển để kịp
thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du
khách khi tắm biển. Bên cạnh đó, Phú Vang còn mở các tour du lịch sinh thái

ven biển, đầm phá từ Thuận An về Vinh An; đồng thời khai thác các bãi biển
khác trong vùng như Vinh Thanh, Vinh Hiền, Vinh An tạo điều kiện thuận lợi
16
cho du khách gần, xa có thêm địa điểm lựa chọn trong mùa hè cho chuyến du
lịch biển của mình.
I.1.2. Các hoạt động mang tính dân gian
I.1.2.1. Lễ hội Làng nghề truyền thống
Nằm trong các chuỗi hoạt động của lễ hội Festival Thuận An biển gọi
được diễn ra thường niên tại bãi biển thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Đây
được xem là một trong những hoạt động mang tính du lịch cao nhằm góp phần
tạo nên thành công của các kỳ Festival, thu hút đông đảo khách tham quan trong
và ngoài nước, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch của địa bàn phát triển, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân vùng này.
Như thường lệ hàng năm thì đến tối ngày 9-5, Uỷ ban nhân dân huyện
Phú Vang đã tổ chức khai mạc ngày hội Làng nghề truyền thống huyện Phú
Vang lần thứ IV. Ngày hội làng nghề truyền thống huyện Phú Vang là một trong
những nội dung của Festival Thuận An biển gọi năm 2014, tại ngày hội làng
nghề lần này đã thu hút hơn 27 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện
và các huyện bạn đến tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, ngoài các mặt
hàng truyền thống như nước mắm, mộc mỹ nghệ, may mặc, rượu gạo…mà còn
có một số sản phẩm nông sản mới như gạo hữu cơ Quý Lâm được sản xuất tại
hợp tác xã Phú Lương I, huyện Phú Vang. Thông qua ngày hội làng nghề truyền
thống lần thứ IV, năm 2014 của huyện Phú Vang là cuộc biểu dương sinh động
về trí tuệ và tài năng của những bàn tay các làng nghề thủ công truyền thống trên
địa bàn huyện và các huyện bạn, góp phần thúc đẩy phát triển tiểu thủ công
nghiệp, nghành nghề nông thôn ngày càng phát triển.
Huyện Phú Vang có rất nhiều ngành nghề là làng nghề truyền thống đã có
từ lâu đời, nhiều nghề đã tạo được thương hiệu riêng và được nhiều người biết
đến như: Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh dân gian Làng Sình, rượu gạo Làng
chuồn… Qua 3 lần tổ chức ngày hội làng nghề truyền thống, huyện Phú Vang đã

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất truyền thống trên địa bàn
huyện Phú Vang học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến
17
thị trường, tiêu thụ các sản phẩm đặc sản truyền thống của huyện Phú Vang, là
nơi giao lưu văn hóa, kinh tế thương mại, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
kinh tế và kích cầu sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tạo cầu nối giữa cơ sở sản xuất với người tiêu
dùng, góp phần phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nhằm bảo
tồn, phát triển các ngành nghề truyền thống trên địa bàn huyện Phú Vang nói
riêng và tỉnh TT Huế nói chung.
Với tiềm năng thế mạnh vốn có của làng nghề, ngành nghề truyền thống,
các sản phẩm làng nghề, ngành nghề đa dạng, phong phú cùng với lòng mến
khách của nhân dân huyện Phú Vang, tin rằng ngày hội làng nghề truyền thống
huyện Phú Vang lần thứ IV, năm 2014 sẽ mang lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong
lòng du khách.
I.1.2.2. Hoa giấy Thanh Tiên :
Trong mỗi kỳ Festival Huế, căn nhà rường của họa sĩ Thân Văn Huy ở
cuối thôn Thanh Tiên nườm nượp khách gần xa tìm về chiêm ngưỡng triển lãm
sắp đặt sen.
Làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế) nằm bên bờ nam hạ lưu dòng sông Hương, người dân vốn làm nghề
nông. Cứ vào tháng chạp hàng năm làng lại rộn rã với nghề làm hoa giấy. Nghề
hoa giấy Thanh Tiên đã có từ lâu đời và nằm trong danh mục thống kê các nghề
thủ công từ thế kỷ XVI-XIX. Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên thường được trang
trí ở những nơi mang tính thờ cúng với các loại hoa truyền thống như: Hoa loa
kèn, hoa cúc đơn, hoa cúc kép, hoa tường vi, hoa quỳ và đặc biệt sau này là hoa
sen… đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận là Làng nghề truyền thống.
Được biết, tục làm nghề hoa giấy làng Thanh Tiên được xuất phát từ tín ngưỡng
dân gian. Tục xưa, hoa giấy được trang trí ở những nơi thờ tự như: Trang Ông,
Trang Bà, Am cảnh và Ông táo. Hàng năm hoa giấy được thay thế một lần vào

dịp Tết Nguyên đán. Ngày nay, với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của người
18
dân, nghệ thuật làm hoa giấy không dừng lại ở việc thờ cúng mà phát triển
phong phú hơn, mô phỏng đầy đủ các loại hoa có trong tự nhiên.
Điểm khác biệt tạo nên vẻ đẹp của hoa giấy Thanh Tiên so với hoa giấy ở
các địa phương khác chính là mỗi bông hoa có đầy đủ triết lý Nho học của người
phương Đông. Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng
trưng cho quân - sư - phụ, cũng có thể là thiên - địa - nhân hoặc trung - hiếu -
nghĩa. Trong đó, luôn luôn có một bông hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to
nhất tượng trưng cho mặt trời, hoặc đấng minh quân. 5 bông hoa hai bên tượng
trưng cho nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng
không dễ làm bởi ngoài sự khéo tay, người thợ phải tài hoa, có óc thẩm mỹ mới
có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Ngoài ra, hoa giấy Thanh Tiên
còn mang vẻ đẹp của tâm linh, nét đẹp của văn hóa Huế nói riêng và người Việt
Nam nói chung.
Bên cạnh làm hoa phục vụ cho việc thờ cúng, nghề làm hoa sen giấy
Thanh Tiên hiện nay cũng được phục hồi, phát huy, nhất là khi hoa sen được
chọn làm "Quốc hoa". Hoa sen giấy Thanh Tiên có được thuận lợi là làm quanh
năm, nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng mở rộng. Hoa sen giấy Thanh
Tiên "lên ngôi", đã góp mặt ở Festilval Huế, Festilval nghề truyền thống Huế,
tham gia lễ hội áo dài Minh Hạnh, lễ hội "sóng nước Tam Giang", lễ hội Đền
Huyền Trân công chúa, triển lãm ở "Thuận An biển gọi", ở hội vật truyền thống
làng Sình… Hoa sen giấy Thanh Tiên còn theo chân các du khách đi khắp mọi
miền đất nước như Đà Nẵng, Hội An, Sài Gòn, Hà Nội và ra cả nước ngoài như
Mỹ, Pháp, Thái Lan. Hoa sen cũng gắn liền với văn hoá nhà Phật được biểu hiện
trong giáo thuyết "Bảy đóa sen hồng nâng gót tịnh". Vì thế đối với nhà Phật, hoa
sen còn là biểu tượng của từ bi, trí tuệ, tình thương… Ở thành phố Huế, các nhà
chùa, nhà sư đều chọn trang trí, trưng bày hoa sen ở chùa, chánh điện. Sức lan
tỏa của hoa sen giấy Thanh Tiên vì thế ngày càng xa.
Hiện nay còn khoảng 100 gia đình ở Thanh Tiên, Phú Mậu chuyên làm

hoa giấy phục vụ cho nhu cầu chơi hoa của người Huế và các vùng phụ cận.
19
Việc công nhận làng nghề này sẽ tạo cơ hội xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
hoa giấy Thanh Tiên trên thị trường, đồng thời quảng bá nét đẹp văn hóa làng
nghề truyền thống Huế đến du khách.
Ngày thường, hoa sen giấy Thanh Tiên được bán với giá từ 8.000-
9.000đ/bông, còn trong các lễ hội, Tết Nguyên đán thì có giá khoảng 10.000-
12.000đ/bông. Nếu cần mẫn thì mỗi thợ làm hoa giấy có thể đạt thu nhập
khoảng 80.000đ/người/ngày vào dịp bình thường, dịp Tết khoảng
100.000đ/người/ngày. Riêng đối với hoa giấy trang trí ở những nơi thờ tự có giá
khoảng 10 ngàn đồng/cành, tùy từng loại khác nhau. Dịp Tết, gia đình nào cũng
làm khoảng 2.000 cành hoa (tức 1.000 cặp hoa trở lên, vì bán theo cặp), mỗi cặp
hoa có giá khoảng 10.000 đồng tùy từng loại khác nhau, mang lại nguồn thu
đáng kể cho người làm hoa giấy.
Với Festival Huế 2014 là lần thứ 5 họa sĩ Thân Văn Huy giới thiệu những
bông sen giấy xứ kinh kỳ nhằm quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống và
quan trọng hơn là giới thiệu đề cử quốc hoa sen hồng với bạn bè năm châu.
Làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh TT- Huế) có tuổi
đời hơn 300 năm, chính thức đón nhận Bằng công nhận Làng nghề truyền thống
vào ngày 23/8/2013. Hoa giấy Thanh Tiên từ lâu đã trở thành nét văn hóa trong
tín ngưỡng dân gian của người dân xứ Huế.
1.2. Vị trí, tầm quan trọng của các hoạt động du lịch trên địa bàn
huyện Phú Vang đối với các kỳ Festival ở Huế
1.2.1. Lợi thế
Phú Vang là huyện giáp ranh với thành phố Huế, nhiều xã có trình độ văn
minh, văn hóa, thói quen và trình độ sản xuất kinh doanh gần với Huế. Đặc biệt
trong các lĩnh vực dịch vụ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Khi Huế trở thành
trung tâm du lịch, thành phố Festival và là đô thị loại I, có tầm vóc quốc gia và
quốc tế thì Phú Vang cũng là huyện sớm nhận được nhiều tác động tích cực,
đồng thời cũng sẽ là nơi có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển của Huế. Sự

tác động qua lại, hội nhập kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật là cơ hội
20
cho Phú Vang phtas huy lợi thế để phát triển nhanh chóng và toàn diện mà trong
đó nổi bật là ngành du lịch – một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.
Địa hình, tiềm năng về vùng sinh thái đồng bằng ven biển, đầm phá và các
điều kiện tự nhiên – nhân văn khác tạo cho Phú Vang có lợi thế phát triển ngành
du lịch đa dạng và hiệu quả.
Hệ thống biển, đầm phá nước lợ, điển hình là bãi biển Thuận An, Vinh
Thanh và Phá Tam Giang. Bên cạnh đó, các chứng tích, di tích lịch sử cách
mạng, văn hóa có nhiều nhưng chưa được bảo vệ, giữ gìn nên chưa khai thác và
phát huy được lợi thế cho ngành du lịch văn hóa lịch sử.
1.2.2. Hạn chế
Mặc dù tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo, đầy tiềm năng phát triển
hơn so với các huyện khác trong tỉnh, song hiện tại các hoạt động du lịch của
huyện vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Với địa hình trũng, vấn đề đầu tư phát triển
hạ tầng gặp nhiều khó khăn, dịch vụ du lịch nông thôn phát triển chậm, lực
lương lao động được qua đào tạo thấp, khả năng thu hút đầu tư gặp nhiều khó
khăn, tích lũy nội bộ kinh tế huyện cho đầu tư phát triển còn thấp. Phần lớn tài
nguyên du lịch của huyện còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác một cách
có hiệu quả ( ngoại trừ bãi biển Thuận An ). Phú Vang chưa có một quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch, thiếu căn cứ để xây dựng quy hoạch chi tiết lập dự án
đầu tư phát triển. Mặt khác, việc thiếu vốn đầu tư phát triển, việc quản lý và bảo
vệ tài nguyên còn nhiều hạn chế, mâu thuẫn trong quản lý và khai thác tài
nguyên dẫn đến tình trạng chưa phát huy dược thế mạnh của tài nguyên du lịch.
Hạ tầng, giao thông đến các di tích, cảnh quan còn rất hạn chế. Tuy việc bảo tồn,
tôn tạo các tài nguyên du lịch đã được đặt ra nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng phát triển
Năm 2010 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”,
Festival Huế 2010 đã thu hút hơn 3 triệu lượt người tham gia các hoạt động

21
festival, hơn 120 ngàn lượt khách du lịch đến Huế và ở trong các khách sạn, nhà
nghỉ, trong đó có hơn 30 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 62,58% so với 2008. Số
lượng khách tham quan các di tích Huế trong 10 ngày qua là 83.299 lượt (khách
nước ngoài là 11.813 lượt) đạt 161,7 % so với năm 2008. Đặc biệt lần đầu tiên,
lượng khách châu Âu chiếm đến 34% tổng khách nước ngoài, số còn lại đến từ
Tây Bắc Á (hơn 14%), châu Mỹ (hơn 14%), Việt kiều (hơn 12%). Số lượt truy
cập website: huefestival.com trong thời gian diễn ra Festival là 37.371 lượt từ 58
quốc gia và vùng lãnh thổ, ngoài Việt Nam, lượng cao nhất là Mỹ.
Năm 2012 , với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi
gặp gỡ các thành phố lịch sử”, Festival Huế 2012 đã hội tụ tinh hoa của hơn 65
đơn vị và nhóm nghệ thuật đa sắc màu đến từ các vùng miền Việt Nam và 27
nước quốc tế. Có tổng cộng trên 2.000 nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn, các
nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh và hơn 3.000 diễn viên không chuyên tham gia trình
diễn các chương trình nghệ thuật, triển lãm, nghệ thuật sắp đặt, lễ hội cộng
đồng, thu hút hơn 2 triệu người tham gia các hoạt động Festival.
Về khách du lịch, có hơn 180.000 lượt khách du lịch đến Huế và ở trong
các khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có hơn 80.000 khách quốc tế, tăng 62% so với
cùng kỳ 2011. Số lượng khách tham quan các di tích Huế trong 10 ngày qua là
gần 80.000 người (trong số đó có gần 39.000 khách ngoại) đạt hơn 89% so với
năm 2011. Số lượng buồng phòng các khách sạn từ 3 sao trở lên luôn trong tình
trạng kín chỗ. Theo ban tổ chức, đây là con số ấn tượng, thể hiện Festival Huế
ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách bởi chất lượng nghệ thuật.
Trong khi đó theo thống kê của Ban tổ chức Festival Huế 2014, trong 6
ngày đầu diễn ra kỳ đại lễ hội trên đất Huế (từ 11-16/4), đã có gần 10 vạn du
khách của hơn 100 quốc gia đến cố đô tham quan, giải trí.
Đi được 2/3 chặng đường, Festival Huế đã thu được những con số khá ấn
tượng. Về hoạt động lưu trú và lữ hành, trước ngày khai mạc Festival Huế (11/4)
có 14.075 lượt khách, trong đó có 6.661 khách quốc tế, 7.414 khách nội địa,
công suất phòng đạt 93,8%.

22
Đến ngày 13/4 có 49.181 lượt khách với 21.604 khách quốc tế, 27.577
khách nội địa, công suất sử dụng phòng đạt 100%. Tính đến hết ngày 16/4 có
tổng số 95.220 lượt khách đến từ hơn 110 quốc gia, trong đó có 44.798 khách
quốc tế, 50.422 khách nội địa, công suất sử dụng phòng từ ngày 14-16/4 đạt gần
100%. Theo Ban tổ chức, Festival Huế 2014 đã thu hút 2,4 triệu lượt người tham
dự, trong đó có hơn 23 vạn khách lưu trú, tăng 25% so với Festival Huế 2012,
hơn 10 vạn khách quốc tế đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này đã thể
hiện sự phong phú, đa dạng và sức lôi cuốn mạnh mẽ của các chương trình tạo
cho Festival Huế 2014 mang tầm vóc của một lễ hội quốc gia và quốc tế trong
bối cảnh hội nhập quốc tế
Bảng 3: Bảng thống kê số lượng khách của Festival Huế từ 2010 đến 2014.
Năm Khách Nội địa ( người ) Khách Quốc tế ( người )
2010 82.000 38.000
2012 100.000 80.000
2014 140.000 100.000
Với số liệu thống kê đưa ra ta có thể thấy được rằng lượng khách du lịch
đến Festival Huế tăng dần theo từng năm, điều này được xem là một trong
những dấu hiệu đáng mừng của ngành du lịch Huế, của du lịch cả nước.
Cùng với công tác thực hiện của các ban nghành và sự đóng góp của nhân
dân các địa phương trong địa bàn tỉnh thì các kỳ Festival Huế ngày càng được
thế giới biết đến và thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch đến tham gia.
Điều này có tác động to lớn đối với du lịch của Tỉnh nói chung và đặc biệt là đối
với nhân dân Phú Vang nói riêng. Với các hoạt động du lịch có vai trò phục vụ
cho các kỳ Festival thì nhân dân huyện Phú Vang đã có cơ hội để quảng bá, giới
thiệu với du khách, bạn bè quốc tế về những hoạt động du lịch của địa phương
mình, vừa tạo cơ hội phát huy văn hóa dân tộc vừa tạo ra nguồn thu nhập cho
các hộ gia đình. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng nên diện mạo mới
cho đất nước.
2. Quan điểm phát triển du lịch bền vững:

23
Để Phú Vang ngày càng có nhiều đóng góp hơn nữa trong thành công của
các kỳ Festival của tỉnh thì việc đảm bảo phát triển môi trường sinh thái tự
nhiên, nhân văn và xã hội Phú Vang một cách bền vững là điều tất yếu cần phải
được chú trọng.
Du lịch Phú Vang nên theo hướng du lịch văn hóa, cảnh quan môi trường.
Với quan điểm phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải gắn với việc bảo
tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan môi trường bền vững, đồng
thời phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa
văn hóa của nhân loại, biết loại bỏ những yếu tố văn hóa sai lệch.
Để đáp ứng được mục tiêu đặt ra, thì ngay trong việc quy hoạch du lịch
huyện Phú Vang phải gắn liền với việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên nhân văn,
môi trường sinh thái bền vững, từ đó đưa ra cơ chế quản lý phù hợp nhằm khai
thác tối đa, có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên sao cho các môi trường cảnh
quan biển, đầm phá, các khu di tích văn hóa có liên quan đến các hoạt động du
lịch phục vụ cho các kỳ Festival nói riêng cũng như hoạt động du lịch của địa
bàn huyện nói chung được bảo vệ và phát huy. Việc quy hoạch du lịch cũng phải
gắn với việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt phải có các biện pháp tổ chức quản lý
chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động này mang lại
đối với môi trường xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó việc phát triển các hoạt động du lịch này còn dựa trên sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và phải gắn với việc đảm bảo an ninh quốc
gia và trật tự an toàn xã hội.Vì Phú Vang là vùng lãnh thổ nhạy cảm, gần thành
phố Huế nên quy hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh chính trị và an
toàn xã hội, quan điểm này cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng
chiến lược, trong các giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch. Các cấp,
các ngành cần có nhận thức đúng đắn về phát triển các hoạt động du lịch này, từ
đó có sự phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ
chung của mỗi cấp, mỗi ngành cũng như của mỗi người dân huyện Phú Vang.
24

Đồng thời việc phát triển các hoạt động du lịch này phải được đặt trong mối liên
hệ mật thiết với du lịch của các vũng lân cận.
3. Các tính toán dự báo về tăng trưởng và phương án chọn:
Dự báo mức độ tăng trưởng của du lịch huyện Phú Vang được dựa trên
phương án chọn của mức độ tăng trưởng khách du lịch đến Huế và thực trạng
khách du lịch đến Phú Vang trong năm 2006.
Dự báo mức độ tăng trưởng của du lịch huyện Phú Vang được tính theo 3
phương án:
• Phương án 1 ( phương án cao ): Theo đó
- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Phú Vang dự kiến tăng 12% /năm
đến năm 2010, 15% giai đoạn từ 2011 – 2015 và tăng 10% từ 2016 - 2020.
- Khách lưu trú tăng dự kiến chiếm khoảng 30% trong tổng lượt khách
tăng đến Thừa Thiên Huế trong từng thời kỳ.
• Phương án 2 ( phương án chọn ): Phương án này được dự kiến :
- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Phú Vang dự kiến tăng 10% /năm
đến năm 2010, 12% giai đoạn từ 2011- 2015 và tăng 8% từ 2016 – 2020.
- Khách lưu trú tăng dự kiến chiếm khoảng 20% trong tổng lượt khách
tăng đến Thừa Thiên Huế trong từng thời kỳ.
• Phương án 3 ( phương án thấp ):
- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Phú Vang dự kiến tăng 9% /năm
đến 2010, 10% giai đoạn từ 2011 – 2015 và tăng 5% từ 2016 – 2020.
- Khách lưu trú tăng dự kiến chiếm 10% trong tổng số lượt khách tăng
đến Thừa Thiên Huế trong từng thời kỳ.
4. Mục tiêu phát triển của du lịch Phú Vang
4.1. Mục tiêu về kinh tế
Để các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có cơ hội và điều kiện phát
triển thì vấn đề đầu tư, quy hoạch cũng chiếm một phần rất quan trọng. Việc kêu
gọi đầu tư kinh tế vào các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Phú Vang góp
phần thúc đẩy du lịch của vùng phát triển nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Vì vậy, ngược lại việc phát triển các hoạt động du lịch của huyện, đặc

25

×