Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giải pháp thâm nhập thị trường Mỹ của nghành da giày Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.19 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế
giới với phương châm đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ
kinh tế thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu
quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn tới sự
phát triển kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng là thị trường Mỹ,
đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt với những ngành mũi
nhọn của Việt Nam như da giày, chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để
kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát
triển, nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng da giày Việt Nam.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được đại diện chính
phủ hai bên ký kết vào 13/7/2000, nhưng hiệp định chỉ là điều kiện hỗ trợ
thuận lợi thúc đẩy quan hệ đối ngoại của hai nước. Muốn đẩy mạnh xuất
khẩu các mặt hàng da dày của Việt Nam sang thị trường này trong điều
kiện nền kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh kém
thì cần phải nghiên cứu kỹ thị trường này, đánh giá chính xác khả năng
thực tế của các mặt hàng da giày Việt Nam thâm nhập vào thị trường từ đó
đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.
Chính vì tính cấp thiết và hữu ích của điều này mà nhóm chúng em
đã chọn đề tài: “Giải pháp thâm nhập thị trường Mỹ của nghành da giày
Việt Nam ”.
NỘI DUNG
I. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ
1.Thị trường có sức mua lớn nhất
Với dân số trên 280 triệu người, chiếm 4,6% dân số thế giới, Hoa Kỳ
đã tạo ra tới 20,8% GDP toàn thế giới, chiếm 17,8% tổng xuất nhập khẩu
hàng hoá và dịch vụ thế giới. Thị trường quốc nội của Hoa Kỳ là thị trường
lớn nhất thế giới với mức GNP đạt xấp xỉ 10.000 tỉ USD vào năm 2000;
mỗi năm hoa kỳ tiêu thụ một lượng hàng hoá và dịch vụ trị giá 5.500 tỉ
USD trong đó giá trị hàng nhập khẩu là 1.100 tỉ USD. Riêng năm1998, thị
trường hoa kỳ tiêu thụ năng lượng tới 811.000 mêgaóat, 15,5 triệu ô tô, 23


triệu máy thu hình,60,6 tỷ USD dược phẩm,7,3 triệu tấn bột giặt( bình quân
14,4kg/người), 1,5 tỷ USD dầu gội đầu. Hiện tại Hoa Kỳ nhập hàng hoá từ
170 quốc gia với đủ chủng loại sản phẩm, từ cao cấp như ô tô, máy bay,
các thiết bị điện công nghiệp đến hàng tiêu dùng như quần áo, dầy dép, đồ
chơi trẻ em. Ngoại thương luôn là một nguồn lực quan trọng làm giàu đất
nước. Tăng trưởng thương mại và tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước là
một trong những xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế Hoa Kỳ trong thập kỷ
qua. Xuất nhập khẩu của hoa kỳ tăng từ 10% GDP năm 1970 lên 25% năm
1997, và một phần ba mức tăng trưởng kinh tế là do mở rộng thương mại.
Kim nghạch xuất khẩu của Hoa Kỳ không ngừng tăng lên, trong đó kim
nghạch xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm tỷ trọng lên đến trên 80% còn dịch
vụ chỉ chiếm 20%.
Xã hội Hoa Kỳ là xã hội tiêu thụ bởi vì phần thu nhập dành cho tiêu
dùng rất lớn. Thu nhập bình quân tính theo đầu người ở Hoa Kỳ là khoảng
36.200 USD năm 2000. Theo thống kê của Bộ Thương Mại, Hoa Kỳ có
khoảng 98 triệu hộ gia đình, trong đó khoảng 1 triệu hộ có tài sản trên 1
triệu USD, 5% số hộ có thu nhập hàng năm trên 10.000 USD. Số hộ còn lại
có thể chia thành bốn nhóm: nhóm một : nhóm có thu nhập thấp nhất,
khoảng 17.000 USD/năm; nhóm hai: gồm những hộ có thu nhập khoảng
30.000 USD/năm; nhóm ba : gồm những hộ có thu nhập khoảng 45.000
USD/năm; và nhóm bốn: nhóm có thu nhập cao nhất, khoảng 67.000
USD/năm.
Qua các số liệu trên, ta có thể thấy rằng các hộ thuộc nhóm một
(nhóm nghèo nhất) chỉ chiếm 15% dân số. Nhưng ngay cả nhóm này cũng
có thu nhập cao hơn thu nhập bình quân của Việt Nam tới hơn 40 lần. Họ
vẫn có sức mua đáng kể đối với hàng tiêu dùng các loại, đặc biệt là các
hàng hoá bình dân có xuất xứ từ các nước đang phát triển.
Người dân Hoa Kỳ có mức sống rất khác nhau nên nhu cầu tiêu dùng
cũng khác nhau. Tuy nhiên, cơ chế thị trường ở một xã hội tiêu thụ như
Hoa Kỳ cũng đã có những giải pháp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các

tầng lớp nhân dân. Bên cạnh các cửa hàng cho người thu nhập cao với các
hàng hoá cao cấp còn có những cửa hàng dành cho người thu nhập thấp với
các mặt hàng thiết yếu và giá cả phải chăng. Bởi vậy, hàng hoá nhập vào
Hoa Kỳ cũng rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, có cả hàng cao cấp
và bình dân. Hoa Kỳ cũng hàng từ nhiều nước khác nhau, cả nước phát
triển và nước đang phát triển, phục vụ cho những yêu cầu tiêu dùng khác
nhau.
Trong số 400 người giàu nhất Hoa Kỳ thì khoảng 50% là do hưởng
thừa kế, số còn lại tự do kinh doanh mà có như Bill Gates, chủ tịch công ty
Microsoft, khi 30 tuổi đã có tài sản 4.3 tỷ USD và năm 1999 số tài sản này
đã lên tới 42 tỷ USD. Với nhóm người này, rõ ràng sức mua của họ là rất
lớn và tiêu chuẩn chất lượng, thời trang phải là những yêu cầu quan trọng,
còn giá cả không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sức mua của Hoa Kỳ
được xếp vào loại lớn nhất thế giới, cao hơn 1.7 lần so với sức mua của
người Nhật Bản và các nước EU.
Tuy là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng Hoa Kỳ cũng phải
nhập nhiều nguyên liệu từ các nước khác. Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hoá từ
hầu hết các nước trên thế giới. Trong số 170 nước xuất khẩu hàng hoá vào
Hoa Kỳ, Việt Nam đứng thứ 72. Các nước đứng đầu về xuất khẩu hàng hoá
sang Hoa Kỳ năm 1998 là Canada, Nhật Bản, Mêhicô, Đức, Trung Quốc,
Anh, Hàn Quốc, Đài Loan. Những loại hàng hoá Việt Nam đã xuất sang
Hoa Kỳ và có tiềm năng khai thác thế mạnh của mình là thuỷ hải sản, quần
áo, giầy dép, hàng mây tre đan, đồ gốm, cao su, cà phê, dầu và khí đốt...
Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khoảng 50 tỷ USD giá trị nông sản; 200 tỷ USD
nguyên liệu công nghiệp; 280 tỷ USD máy móc thiết bị; 150 tỷ USD ôtô,
xe tải; 220 tỷ USD hàng tiêu dùng...
Hàng nhập vào Hoa Kỳ có thể chia thành sáu nhóm chính: 1- thực
phẩm và đồ uống; 2- nguyên vật liệu; 3- máy móc thiết bị; 4- hàng tiêu
dùng; 5- ôtô các loại và động cơ; 6- hàng tiêu dùng các loại với giá trị và tỷ
trọng như sau:

Bảng 1: Hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Năm 1997 Năm 1998
Giá trị (tỷ
USD)
Tỷ trọng
%
Giá trị (tỷ
USD)
Tỷ trọng
%
Thực phẩm, đồ uống,
thức ăn, gia súc
39,7 4,6 41,3 4,5
Nguyên liệu- vật liệu 213,7 24,5 200,4 21,9
Máy móc thiết bị 254,2 29,2 270,4 29,6
Ôtô, xe tải, phụ tùng,
động cơ ôtô
140,8 16,2 270,7 16,5
Hàng tiêu dùng 192,9 22,2 215,3 23,6
Các hàng hoá khác 29,4 3,4 35,6 3,9
Cộng 870,7 100 913,8 100
( Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, NXB Thống Kê, tháng 5- 2001)
Chỉ riêng hàng tiêu dùng, mỗi năm Hoa Kỳ nhập tới khoảng 200 tỷ
USD. Đây là nhóm hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu, nhất là quần
áo, hàng may mặc, giầy dép, thảm, ... Tuy nhiên, đây là nhóm hàng có sự
cạnh tranh gay gắt và để hàng Việt Nam cạnh tranh được ngoài quy chế Tối
huệ quốc cần phải có chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Bảng 2: Hàng tiêu dùng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, 1997 -1998 (triệu
USD)

Mặt hàng 1997 1998 So sánh 98/97
1. Đồ trang sức, kim cương 7.595 8.496 +898
2. Đồ gia dụng 8.269 9.732 +1.462
3. Dược phẩm 13.270 16.980 +3.710
4. Tivi, điện tử gia dụng 10.546 13.361 +2.815
5. Đồ chơi, game 18.102 19.252 +1.150
6. Giầy dép 10.576 10.865 +289
7. Thiết bị âm thanh 7.580 8.283 +703
8. Hàng may mặc từ vải dệt 19.859 21.591 +1.732
9. Hàng may mặc từ vải bông 21.775 27.321 +5.546
10. Quần áo thể thao 5.552 5.102 -450
11. Đồ gia dụng từ các loại vải 5.187 5.446 +259
12. Thảm 971 1.116 +145
13. Các loại đồ gia dụng khác 63.333 67.981 +4.648
Tổng cộng 192.918 215.530 +22.612
( Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb. Thống kê, tháng 5-
2001)
2. Thị trường với các tiêu chuẩn đa dạng
Hoa Kỳ nhập nhiều hàng hoá, đa dạng cả về chủng loại và cấp bậc
chất lượng. Điều đó cũng có nghĩa là mọi hàng hoá với mọi cấp độ về chất
lượng đều được thị trường Hoa Kỳ chấp nhận - hàng cao cấp cho những
người có thu nhập cao và hàng chất lượng vừa phải dành cho những người
có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Tuy nhiên, hàng hoá nhập vào thị
trường này phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nhãn mác
hàng hoá, các tiêu chuẩn về lao động, các quy định về môi trường, vệ sinh
dịch tễ, các hạn chế về hạn ngạch,... Tuỳ theo từng ngành hàng mà hàng
nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia ( do
viện tiêu chuẩn quốc Hoa Kỳ- Ansi đặt ra) hoặc tiêu chuẩn ngành, chẳng
hạn như quy định về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ hàng nông sản của bộ nông
nghiệp; các quy định về kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của cơ

quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) thuộc bộ y tế và dịch vụ
nhân đạo Hoa Kỳ; tiêu chuẩn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm đối với
thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp của cơ quan bảo vệ môi trường
(EPA).
Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm và hệ thống chứng nhận sản
phẩm có thể cản trở việc nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ và có
thể được sử dụng để phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu.
Cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đến từng nhóm hàng
có trách nhiệm thi hành các tiêu chuẩn này tại cửa khẩu. Bất cứ sản phẩm
nông nghiệp nào nhập vào Hoa Kỳ cũng đều phải đáp ứng yêu cầu nhập
khẩu liên quan đến loại hình, kích cỡ, độ chín cây của sản phẩm. Những
sản phẩm này sẽ được kiểm tra và giấy chứng nhận kiểm tra phải do cục
kiểm định cấp để chứng nhận là hàng đã tuân thủ các quy định về hàng
nhập khẩu.
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH GIẦY- DA
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
1.Thực trạng:
Da giày là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian
qua. Nếu như năm 1997, toàn ngành xuất khẩu được 168 triệu đôi giày
( tăng 34% so với 1996) thì đến năm 1999, ngành da giày đạt kim ngạch
xuất khẩu 1,391 tỷ USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của ngành da- giày đạt 1,471 tỉ
USD và đã mở rộng ở khắp các thị trường.
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu của ngành da- giày Việt Nam ( đơn vị:
1000 USD)
Nước Trị giá: 1471667
Anh 219972
Đức 210695
Bỉ 155436
Pháp 139600

Hà Lan 132981
Mỹ 87273
Italy 86503
Tây Ban Nha 39162
Hàn Quốc 38812
Đài Loan 24259
Thuỵ Điển 22501
Ôx trây li a 19774
Nhật Bản 79817
Canađa 19307
Đan Mạch 11948
Mê hy cô 10538
Nga 10304
Panama 9631
Thái lan 9066
Hy Lạp 8283
Ba Lan 7307
Thuy Sỹ 7190
Xingapo 7039
Israen 6904
Phần Lan 6917
Alien 6417
Chilê 6184
Nam phi 6129
Niudilân 5749
Na uy 4838
Thổ Nhĩ Kỳ 4594
Bờ Biển Ngà 4569
Cô lôm bia 3890
Aos 3702

Braxin 3508
Ác hen ti na 3430
Ảrập thống nhất 2760
Ả rập xê út 2562
Trung Quốc 2366
Bồ Đào Nha 2212
Hung ga ry 2209
Inđonêxia 2115
Ucraina 1828
Malaixia 1591
Venezuela 1558
Ai xơ len 1449
Gru di a 1230
Nigiê 975
Phi lip pin 854
Ê cua đo 843
Xoa di len 842
Sip 730
Iran 642
Pa ra guay 592
Mô na cô 572
Cô oét 559
Cam pu chia 380
Lào 375
Bô-li-vi-a 351
An- ba-ni 319
Ấn Độ 285
Ai cập 266
Ma rốc 257
Latvia 229

Slovakia 225
Bungari 216
Tuynisia 205
Mô- ri- tuýt 204
Ma li 200
Senegan 198
Peru 197
Be- li-zơ 191
A- ru ba 184
Croatia 180
Angieri 165
Macao 159
Slovennia 151
Sudan 145
Belarut 143
Lucxembua 139
Hondurat 132
Enxanvado 123
Pakistan 120
Pucetorico 20
Chad 17
Eri-tre-a 16
Bosina herzegovina 15
CH Do-mo-ni-ca 14
Azerbaijan 12
Leostho 12
Ethiopia 8
Suiriname 5
Bhutan 3
Qua bảng trên ta thấy với giá trị 1471667 nghìn USA chiếm 10.2%

kim ngạch xuất khẩu của VN, ngành da giầy đã chứng tỏ là một ngành mũi
nhọn của Vn. Trong đó ,mỹ với giá trị xuất khẩu là 87.273 nghìn USD
chiếm 5.93% trị giá xuất khẩu toàn ngành tại tất cả các thị trường và chiếm
11.9% tổng trị giá các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ( trị giá
các ngành hàng xuất khẩu của Việt- Mỹ năm 2000 là 732779 nghìn USD)
là thị trường lớn thứ 6 của Việt Nam. Và thị trường này đang ngày càng
chứng tỏ tiềm năng to lớn cho ngành hàng da giầy Việt Nam.
Tính riêng cho thị trường Mỹ, cho đến thời điểm Hiệp định thương
mại Việt Nam -Hoa Kỳ có hiệu lực, ngành hàng giầy dép có giá xuất khẩu
cao nhất và tốc độ tăng kim ngạch cũng khá nhanh.
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu giầy dép và phù kiện sang Hoa Kỳ.
Năm Kim ngạch Tốc độ tăng
trưởng%
1994 69 -
1995 3301 4684.00
1996 39054 1083.00
1997 97506 149.7
1998 114910 17.85
1999 145800 16.88
Nguồn : Hải quan Hoa Kỳ
Bảng 5: Mức thuế suất đánh vào mặt hàng giép nhập khẩu trên thị trường
Mỹ.
Mã số HTS Mô tả hàng Thuế được
hưởng quy
chế tối huệ
quốc
Thuế không
được hưởng
quy chế tối
huệ quốc

Chênh
lệch
64019260 Giầy không
thẩm có mũ
giấy bằng cao
su hoặc nhựa
4.6% 25% 20.4%
64019930 Giầy bảo hộ
có mũ giầy
bằng cao su
hoặc nhựa
25% 50% 25%
640419290 Giầy có mũ
bằng cao su
hoặc nhựa cổ
thấp
37.5% 70% 37.5%
64039960 Giầy bằng
cao su , da
cho trẻ em
nam
8.5% 20% 11.5%
Nguồn : Hải quan Mỹ tháng 7.8.1999
Qua 2 bảng trên ta thấy tốc độ phát triển xuất khẩu ở mặt hàng giầy
dép Việt Nam sang thị trường Mỹ bình quân mỗi năm tăng với tốc độ cao
(1187%). Mặt dù, trong thời gian này, Việt Nam chưa được hưởng quy chế
tối huệ quốc (NTR), hàng giầy dép Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ chịu
thuế xuất nhập khẩu khá cao, nhưng tiến độ xuất khẩu lại tăng nhanh ở mặt
hàng này.
Việt Nam hiện đứng thứ 11 trong tổng số 64 nước xuất khẩu mặt

hàng này vào thị trường Mỹ ( trên những nước được hưởng NTR như ấn
độ, Philippin, Đức, Bồ Đào Nha, Pháp). Tuy nhiên, giá trị hàng giầy dép
của Việt Nam xuất sang Mỹ so với thị trường nhập khẩu nước này vẫn còn
ở mức thấp, chiếm khoảng 1% trị giá nhập khẩu giầy dép của Mỹ (khoảng
13.14 tỷ USA mỗi năm) và chiếm gần 10% giá trị xuất khẩu giầy dép của
Việt Nam ( khoảng 1.5 tỷ USA mỗi năm ). Đối thủ lớn của Việt Nam là
Trung Quốc, hàng năm đưa vào thị trường Mỹ 7 đến 8 tỷ USA, chiếm 50%
trị giá nhập khẩu giầy dép vào thị trường Mỹ .
Do chi phí gia công rẻ, nên ngày càng có nhiều công ty nước ngoài
có xu hướng chuyển xang Việt Nam để đặt hàng gia công giầy đi Mỹ.Theo
ông Trần Mạnh Thư, chủ tịch hiệp hội da giầy Việt Nam cho biết : “ Từ
cuối năm 2002 đến nay, ngày càng nhiều khách hàng nước ngoài chuyên
hợp đồng gia công giầy xuất khẩu đến VN”. Theo ông Thư, nguyên nhân là
do Việt Nam là do Việt Nam có môi trường chính trị ổn định cho nên các
nhà nhập khẩu không bị gián đoạn nguồn hàng và chi phí gia công rẻ cũng
là yếu tố giúp cho ngành da giầy Việt Nam thu hút được nhiều đơn
hàng.Trong mấy năm gần đây, ngành da giầy Việt Nam liên tục giảm phí
gia công để cạnh tranh với Trung Quốc. Năm 2002, phí gia công giầy ở
Việt Nam giảm 7-8% so với năm 2001.
Theo bộ thương mại 3 tháng đầu năm năm 2003, kim ngạch xuất
khẩu da giầy VN là 578 triệu USD, tăng 32%.So với cùng kinh tế năm
ngoái, nhưng chủ yếu vẫn là thị trường Châu Mỹ với tổng giá trị xuất khẩu
trong 3 tháng qua đạt 436 triệu USD, tăng 18%, thị trường mỹ vẫn còn ở
mức thấp.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của ngành da
giầy Việt Nam sang thị trường Mỹ.

×