Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nghiên cứu về Bò Sát ở vườn quốc gia Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.03 KB, 18 trang )

Phần I: Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Bò sát là nhóm Động vật có xương sống đầu tiên thích nghi với đời sống
trên cạn hoàn toàn. Chúng cũng như nhiều động vật khác trong tự nhiên là một
mắt xích rất quan trọng trong mạng lưới thức ăn của quần xã, góp phần tạo nên
sự đa dạng sinh học, điều chỉnh sự cân bằng trong hệ sinh thái. Với Bò sát,
chúng cũng có vai trò quan trọng trong tự nhiên, trong sự phát triển kinh tế-xã
hội của loài người.
Đa số các loài Bò sát có khả năng tiêu diệt côn trùng, thân mềm, gặm nhấm
gây hại trong nông nghiệp, những vật chủ trung gian lây truyền bệnh cho con
người và gia súc. Ngược lại, nhiều loài Bò sát là nguồn thức ăn cho các nhóm
động vật khác như chim, thú và cả các loại Bò sát lớn.
Nhiều loài Bò sát làm thực phẩm giá trị đối với sức khỏe của con người
như: rùa, ba ba, rắn, các loài trăn… Đặc biệt thịt rùa, ba ba, vích, đồi mồi là thực
phẩm đặc sản cao cấp. Không những vậy, chúng còn là nguyên liệu để bào chế
ra những dược liệu quý chữa bệnh như bện suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể,
bệnh còi xương ở trẻ em… Trong phòng thí nghiệm thì Bò sát là một đối tượng
nghiên cứu.
Mặc dù Bò sát có những ý nghĩa kinh tế rất lớn nhưng việc khai thác chúng
hiện nay vẫn chưa có kế hoạch, quy mô khai thác đúng mức dẫn đến việc nhiều
loài đang ở mức nguy cơ tuyệt chủng gần như hoàn toàn, làm giảm đáng kể về
số lượng loài Bò sát trong tự nhiên.
Vườn quốc gia Ba Vì là vùng núi trung bình và thấp, đồi tiếp giáp với vùng
bán sơn địa. Có độ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ xuống sông Đà dốc hơn sườn
phia Tây Bắc và Đông Nam. Khu vực này có khí hậu phong phú và đa dạng,
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù. Nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới ẩm với 2 mùa điển hình là mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh,
lượng mưa trung bình hằng năm tương đối cao và không đồng đều.[9]
Do vậy, nhờ các đặc điểm địa hình và sự phân tính của khí hậu đó đã tạo nên
sự phong phú đa dạng về thành phần loài, sự phân bố và nơi sinh sống cùng với
những đặc điểm thích nghi phù hợp với môi trường của các loài Bò sát ở Ba Vì.


Việc nghiên cứu khu hệ Bò Sát ở Việt Nam nhìn chung mới chỉ được thực hiện
ở các khu bảo tồn, rừng quốc gia và một số tỉnh trên diện rộng. Ở Ba Vì chưa có
công trình nào công bố về thành phần loài, sự phân bố của Bò Sát.
1
Do đó, việc nghiên cứu Bò Sát ở vườn quốc gia Ba Vì là hết sức cần thiết,
nhằm duy trì sự đa dạng sinh học của khu vực này, làm cơ sở cho công tác quản
lý và bảo tồn phát triển các loài động vật trong tự nhiên mà hơn hết là Bò Sát.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
về Bò Sát ở vườn quốc gia Ba Vì”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu Bò sát ở vườn quốc gia Ba Vì làm cơ sở khoa học cho công tác
bảo tồn và phát triển các thành phần loài, điều kiện sống của chúng. Từ đó sử
dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên Bò Sát trong sự phát triển kinh tế- xã
hội.
3. Nội dung nghiên cứu:
-Khảo sát và xác định thành phần loài Bò sát ở vườn quốc gia Ba Vì.
-Phân tích đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh sản của một số loài phổ
biến tại khu vực nghiên cứu.
-Tìm hiểu tình hình khai thác để đề xuất việc sử dụng hợp lý và các biện
pháp bảo vệ Bò sát tại khu vực nghiên cứu.
-Xác định những loài quý hiếm của vùng và hiện trạng của chúng.
2
Phần 2: Tổng quan tài liệu
2.1. Lịch sử nghiên cứu Bò sát ở Việt Nam
Việt Nam được biết như một đất nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao
và mang tính đặc hữu, đặc biệt là các loài Bò sát. Từ thế kỷ XX đến nay, việc
nghiên cứu đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Theo
thời gian, việc nghiên cứu ngày càng được quan tâm nhiều hơn và mở rộng ra
nhiều hướng mới. Lich sử nghiên cứu có thể được chia làm 3 thời kỳ như sau:
2.1.1. Thời kỳ trước 1954:[5]

Thời kỳ này, phần lớn các nghiên cứu do các tác giả người nước ngoài thực
hiện. Năm 1878, J.Andeson mô tả một số loài Bò sát ở Bắc bộ. G.Bouleger
nghiên cứu Bò sát vùng Myanma ở Anh, trong đó có những loài thu ở Việt Nam
(1882). G.Tirant công bố thành phần loài Bò sát ở Nam bộ và Campuchia
(1885). E.SchenKel và O.Boeetger thông báo kết quả nghiên cứu về một số loài
Bò sát ở Nam bộ và Đà Nẵng (1901). L.Vaillant nghiên cứu về Bò sát vùng Tây
bắc Việt Nam (1904) và một số nghiên cứu khác. Ở thời kỳ này, tổng kết đấy đủ
nhất về Bò sát là công trình nghiên cứu của R.Bourret (1924 - 1944) ở một số
địa điểm của Việt Nam và toàn Đại dương. Ông đã thống kê và ghi nhận được
177 loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa, trong đó có
các loài ở Việt Nam (Bourret.R, 1936,1941, 1942). Ông đã công bố và bổ sung
nhiều loài cho danh lục Bò sát và Ếch nhái (Bourret, 1934, 1937, 1939, 1940,
1943).
2.1.2. Thời kỳ 1954 – 1975:[5]
Thời kỳ này đã có nhiều nhà nghiên cứu, các đoàn trong nước tiến hành
trên các vùng khác nhau cụ thể như: Công trình nghiên cứu của Đào Văn Tiến
và cộng sự. Tại Linh – Quảng Trị (1959), thống kê được 7 loài thằn lằn, 4 loài
rắn, 2 loài rùa, trong đó có thêm 2 loài mới. Tại Đình Cả - Thái Nguyên (1962),
bổ sung thêm 2 loài trăn đất (Python molusus) và ba ba gai (Trionyx
Steindachneri).
Kể đến công trình nghiên cứu của V.Suntov ở Vịnh Bắc bộ, thống kê được
7 loại rắn biển (Suntov.V.P, 1962); các nghiên cứu của trường đại học tổng hợp
Hà Nội về động vật ở Bắc Thái Bình (1961,1962). Ở rừng quốc gia Cúc Phương
có các nghiên cứu của Đào Văn Tiến (1963), Lê Hiền Hào (1971). Phòng động
vật Viện Khoa học Việt Nam, từ năm 1968 – 1978, đã tiến hành nhiều đợt khảo
sát tại các tỉnh Hà Bắc (1968), Quảng Ninh (1969 – 1971), Hòa Bình (1972 –
3
1973), Hà Tĩnh (1974 – 1975), Lạng Sơn (1974), Vĩnh Phúc (1975), và vườn
quốc gia Cúc Phương (1975).
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học: Võ Quý (1961), Lê

Vũ Khôi (1962), Trần Ngọc Tuấn (1965), Nguyễn Văn Sáng (1967), Nguyễn
Quốc Thắng (1968), Đỗ Tước (1969), Kim Ngọc Sơn (1970), S.Campden –
Main (1970) mô tả về 77 loài rắn trong cuốn sách nhận dạng của mình. Thời kỳ
này cũng đã xuất hiện về nghiên cứu sinh thái, sinh học như: Nghiên cứu sinh
thái Ếch đồng, Thạch sùng, Cá cóc của Đào Văn Tiến và Lê Vũ Khôi (1965),
sinh thái, sinh học của Rắn hổ mang của Trần Kiên và Lê Nguyên Ngật (1991),
Trần Kiên và cộng sự (1981), Đỗ Tất Lợi (1975) về sinh thái học Tắc kè…
Như vậy, trong thời kỳ này, đã có thêm nhiều công trình nghiên cứu Bò sát
do các tác giả trong nước thực hiện và đã thống kê được 159 loài Bò sát (Ủy ban
Khoa học và kĩ thuật nhà nước, 1981).
2.1.3. Thời kỳ sau 1975 đến nay:[5]
Thời kỳ này có 2 hướng nghiên cứu chính đó là:
-Điều tra phân loại Bò sát:
Công trình đáng ghi nhận và kinh điển nhất là danh lục và định loại ưỡng
cư, thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu của Đào Văn Tiến (1977, 1978, 1979, 1981, 1982).
Sau đó là các công trình nghiên cứu khác như: Hoàng Nguyễn Bình, Trần Kiên
(1988) phân loại và mô tả đặc điểm hình thái của loài Rắn cạp nong, cạp nia Bắc
Việt Nam, Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (1995, 2000,2002) nghiên cứu về
thành phần loài Bò sát ở Tam Đảo , Ba Vì, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa,
Vườn quốc gia Cát Tiên, Bắc Giang… Hoàng Xuân Quang (1993) nghiên cứu ở
khu vực Bắc Trung Bộ, thành phần loài và mật độ của ếch nhái ở đồng ruộng và
khu dân cư Nghệ An của Trần Kiên và cộng sự (2002), khu hệ ếch nhái , bò sát
ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng của nhóm nghiên cứu Ziegler,
T.,Herrmann, H.,W., Vũ Ngọc Thanh và cộng sự (2006). Trong “ Danh lục bò
sát và ếch nhái Việt Nam” (1996) Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã thống
kê được 258 loài Bò sát. Đến năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và
Nguyễn Quảng Trường đã tổng hợp và bổ sung thêm 118 loài mới, trong đó có
nhiều loài mới cho khoa học.
Năm 2007, Lê Nguyên Ngật và công sự đã công bố 71 loài Lưỡng cư và 86
loài Bò sát ở ba tỉnh Hà Giang , Tuyên Quang và Thái Nguyên. Nguyễn Văn

Sáng, Nguyễn Quảng Trường (2007) đã công bố 79 loài Ếch nhái, Bò sát ở tỉnh
Lạng Sơn… Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Văn Sáng, Đặng Tất Thế, Nguyễn
4
Thiên Tạo (2009) đã nghiên cứu về đa dạng các loài rắn độc ở Việt Nam, thống
kê 193 loài thuộc phân bộ rắn, trong số đó ghi nhận có 53 loài rắn độc gồm 35
loài (15 giống) thuộc Họ Rắn hổ và 18 loài ( 8 giống) thuộc Họ Rắn lục. Năm
2011, Rasmussen A. R. và cộng sự đã thống kê, xây dựng khóa định loại cho
các loài rắn biển ở Việt Nam…
-Sinh học và sinh thái học có các nghiên cứu như:
Bên cạnh, những công trình công bố về thành phần loài thì hướng nghiên
cứu về sinh học, sinh thái bò sát cũng được quan tâm nghiên cứu rất nhiều. Các
công trình tiêu biểu như: Đặc điểm hình thái Nhông cát của Ngô Đắc Chứng
(1994). Đặc điểm hình thái Rắn cạp nong, Rắn cạp nia của Hoàng Nguyễn Bình,
Trần Kiên (1988). Ngô Thái Lan (2007) tìm hiểu mùa sinh sản của Thạch sùng
đuôi sần ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của rắn
lục xanh (Trimeresurus stejnegeri) ở vùng Tây Nam Thừa Thiên Huế của Ngô
Đắc Chứng, Nguyễn Văn Lanh (2009)… Nguyên cứu một số đặc điểm dinh
dưỡng và sinh sản cảu Ếch gai sần ở Thừa Thiên Huế của Ngô Văn Bình và Ngô
Đắc Chứng (2011).
-Ứng dụng Bò sát trong y học và đời sống có công trình nghiên cứu của Trần
Kiên , Nguyễn Quốc Thắng (1980), Võ Văn Chi và Nguyễn Đức Minh
(1993,1998,2000)…
2.2.Tình hình nghiên cứu Bò sát ở vườn quốc gia Ba Vì
Hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần loài Bò sát ở
vườn quốc gia Ba Vì. Trước 1975, những dẫn liệu về Bò sát của vùng phần lớn
được công bố chung trong báo cáo khoa học nghiên cứu về hệ động vật của
nước ngoài. Năm 1993, qua điều tra của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật
cho thấy ở đây còn có 49 loài Bò sát thuộc 12 họ và 3 bộ.
2.3. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của vườn quốc gia Ba Vì
2.3.1. Vị trí địa lý:

Vườn quốc gia Ba Vì (VQGBV) nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch
Thất, Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kim Sơn,tỉnh Hòa Bình,
cách thủ đô Hà Nội 60km theo đường Quốc lộ 21A, 87. Lãnh thổ trải dài từ
21
o
01

-21
o
07’ vĩ độ Bắc và từ 105
o
18’-105
o
25’ kinh độ Đông. VQGBV nằm ở
trung tâm núi Tản Viên Ba Vì , có diện tích 7377 ha.[9]
5
-Phía Bắc giáp với các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì – Thành
phố Hà Nội.
-Phía Nam giáp xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm Sơn thuộc
huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
-Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc Ba Vì, xã Yên Quang thuộc
huyện Lương Sơn, các xã Yên Hòa, Yên Trung, Tiến Xuân thuộc huyện Thạch
Thất, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai Thành phố Hà Nội.
-Phía Tây giáp các xã Khách Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội, và xã
Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.[9]
2.3.2.Địa hình:
Ba Vì là vùng núi cao trung bình nằm ở rìa tây của đồng bằng Bắc Bộ với 3
đỉnh núi cao nhất là đỉnh Vua (1298m), đỉnh Tản Viên (1227m) và đỉnh Ngọc
Hoa (1180m). Một số đỉnh núi thấp hơn là Hang Hùm (776m), Gia Dê (714m).
Xung quanh là các dãy núi, dãy đồi thấp, lượn sóng xen kẽ với ruộng nước và

các thủy vực. Vùng núi Ba Vì có độ dốc tương đối cao, sườn phía Tây đổ xuống
sông Đà , dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu
vực là 250, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên,, độ dốc trung
bình là 350,
Dãy núi Ba Vì gồm 2 dải dông chính: Dải dông thứ nhất chạy theo hướng
Đông – Tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài
9km. Dải dông thứ hai chạy theo hướng Tây – Bắc – Đông – Nam từ Yên Sơn
qua đỉnh Tản Yên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dải này chạy tiếp sang Viên
nam tới dốc Kẽm (Hòa Bình).
2.3.3. Khí hậu và thủy văn:
-Khí hậu:
Khu vực VQGBV có khí hậu phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù. Do nằm ở vĩ độ 221 độ Bắc và chịu tác động
của chế độ gió mùa, khí hậu thuộc loại khí hậu nhiệt đới ẩm với 2 mùa điển
hình là mùa hè nóng ẩm. mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do địa hình núi cao đã làm
khí hậu điển hình trên bị phân hóa thành các vi khí hậu, đặc biệt thuận lợi cho
hoạt động du lịch, nghỉ ngơi vào mùa hè.
6
Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4
0
C. Ở độ cao 400m nhiệt độ
trung bình năm 20,6
0
C,từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16
0
C. Nhiệt độ
thấp tuyệt đối thể xuống 0,2
0
c. Lượng mưa trung bình năm 2500mm, phân bố
không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí là

86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1.
Mùa Đông có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió Đông Nam với tần
suất 25% và hướng Tây Nam.
-Thủy văn:
Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi
Ba Vì và núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc
đều phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn
so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà.
Về mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt, các suối chính trong khu vực
như: suối Cái, suối Mít, suối Ninh, suối Yên Cư, suối Bơn…
2.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội:
VQGBV có 2 khu vực: Khu vực rùng cấm và khu vực rừng đệm.
Khu vực rừng cấm hầu như không có dân cư sinh sống nên hầu như không diễn
ra hoạt động kinh tế.
Hoạt động kinh tế của khu vực rừng đệm chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa
nước và hoa màu, một số trồng rừng và cây ăn quả. Ngoài ra, họ còn tham gia
khai thác cây thuốc, gỗ củi và tài nguyên rừng khác.
Chăn nuôi bò sữa, bò thịt, dê phát triển.
Hiện nay, hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Các điểm du lịch
nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh, Đồng Mô, các điểm nưới khoáng nóng
Bảo Yên…
2.3.5. Hệ thực vật:
Theo nghiên cứu, có 1201 loài thực vật bậc cao, thuộc 649 chi, 160 họ
(2008). Các cây quý hiếm có 8 loài: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá
bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên và Râu hùm. Cây đặc hữu có 2 loài:
Cà lồ Ba Vì và Bời lời Ba Vì.
7
Các 3 kiểu rừng phân bố là: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng
kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín hỗn hợp lá rộng – lá kim cận
nhiệt đới.

2.3.6. Hệ động vật:
Động vật hoang dã gồm 45 loài động vật có vú. Khỉ vàng, sơn dương, gấu
sống chủ yếu ở sườn phía Tây. Hoẵng và lợn rừng chủ yếu ở sườn Đông. Ở
đây phân bố nhiều loài thú quý hiếm khoảng 66 loài (2008) như: Cu li lớn,
Chồn bạc má, Gấu ngựa, Cầy vằn, Cầy mực, Sơn dương, Tê tê vàng, sóc bay
trâu, sóc đen…[9]
8
Phần 3: Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu
3.1.Đối tượng và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các nhóm Bò sát thuộc khu vực vườn quốc gia Ba Vì.
3.1.2.Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2014 gồm 3 giai
đoạn:
-Giai đoạn I (T12/2013 – T2/2014): Tìm và thu thập các tài liệu có liên quan về
đối tượng nghiên cứu và đặc điểm khu vực nghiên cứu.
-Giai đoạn II (T3/2014 – T8/2014): Tiến hành điều tra, thực địa, khảo sát, thu
mẫu, phân tích và định loại đối tượng. Thời gian khảo sát, thu mẫu theo các
tuyến được phân thành 3 đợt:
+.Đợt I: T3/2014 - T4/2014
+. Đợt II: T5/2014 – T6/2014
+.Đợt III: T7/2014 – T8/2014
-Giai đoạn III (T9/2014 – T10/2014): Tổng hợp tài liệu, phân tích thống kê tài
liệu và viết báo cáo.
3.2.Phương pháp nghiên cứu
3.3.Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
3.3.1.Công tác chuẩn bị:
-Lập các tuyến khảo sát.
-Lập bảng thống kê những loài Bò sát (kèm ảnh chụp) đã biết phân bố ở khu
vực nghiên cứu thông qua các tài liệu tham khảo.

-Chuẩn bị các trang thiết bị: bản đồ, túi vải, dung dịch định hình (formalin),
giấy bóng mờ, bút chì, dụng cụ bắt Bò sát (vợt, gậy, kẹp bắt cá…), ghi nhật
ký, máy ảnh, phiếu điều tra.
9
3.3.2.Phương pháp thu thập mẫu vật
-Thời gian thu thập mẫu trong ngày từ 9h đến 14h và 18h đến 24h. Thu bằng
tay, bằng roi, hoặc có thể dùng thòng lọng, đối với các loài hay chui vào gốc
cây, khe đá, hang thì dùng móc hoặc bắt rắn bằng cách dùng cần câu với mồi
có tẩm thuốc.
-Ngoài cách thu mẫu trực tiếp trên các địa điểm nghiên cứu sử dụng các
phương pháp sau:
-Thu mua lại mẫu tại các chợ, điểm thu mua động vật hoang dã trong vùng
nghiên cứu.
-Quan sát, chụp ảnh, phân tích các đặc điểm hình thái và các đặc điểm khác của
các loài đối với các mẫu còn lại trong dân
-Nhờ người dân trong vùng thu mẫu giúp.
-Quan sát môi trường sống, nơi ở, hoạt động ngày đêm, thời gian và nơi sinh
sản, kiếm ăn của các loài Bò sát ngoài tự nhiên.
3.3.3.Phương pháp xử lý mẫu vật
Mẫu sống sau khi thu được gây mê bằng ete hoặc bỏ vào tủ lạnh. Sau đó
chụp hình rồi ngâm mẫu vật bằng fooc mon từ 4% đến 10% trong 24h tùy theo
kích thước của mẫu vật, cuối cùng chuyển mẫu vật ssang dung dịch cồn 70
0
để
lưu giữ.
3.3.4.Phương pháp điều tra, phỏng vấn
-Phỏng vấn với những người hay tiếp xúc với Bò sát như: thợ săn, những người
chuyên mua bán Bò sát trong địa phương về thành phần loài, tên địa phương,
nơi phân bố, đặc điểm hình thái, giá bán trên thị trường mua bán động vật
-Trong quá trình phỏng vấn thường xuyên kết hợp thẩm định bằng bộ ảnh mẫu

của các loài. Nội dung phỏng vấn được lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều người và
nhiều vùng thu mẫu khác nhau.
3.3.5.Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
-Tiến hành đo, đếm, phân tích số liệu về hình thái: Phân tích các số liệu về đặc
điểm hình thái theo quy định riêng của từng nhóm.
10
-Định tên khoa học các loài.
-Các mẫu vật sau khi phân tích nghiên cứu được tích trữ tại khoa Sinh học
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
-Các mẫu vật nghiên cứu đều được ghi nhãn bằng giấy không thấm nước hoặc
mica. Nhãn được buộc vào chân hoặc cổ con vật.
-Các chỉ tiêu hình thái được phân tích thuộc các nhóm sau đây (Rraig Adler,
R.Bourret Er and Mizhao).
3.4. Nhóm thằn lằn: đo kích thước các phần cơ thể (mm) theo chỉ số sau:
L: Dài thân,từ mút mõm đến khe huyệt
L.cd: Dài đuôi, từ khe huyệt đến mút đuôi
L.t: Dài chi sau, từ gốc đùi đến mút ngón
F.t: số lượng lỗ đùi ở 1 bên đùi
1.t.I: Số bản mỏng dưới ngón tay I
1.t.IV: số bản mỏng dưới ngón chân IV
C: Số hàng vảy thân
L.bs: Số tấm môi trên ở 1 bên
L.bi: Số tấm môi dưới ở 1 bên
S.pp: Số vảy trên mí mắt ở 1 bên
3.5. Nhóm Rắn :
L: Dài thân
L.cd : Dài đuôi
C : Vảy bụng, gồm số hàng vảy thân ở cổ, giữa thân và trước huyệt
V : Vảy bụng, từ cổ đến vảy tiếp giáp hậu môn
A : Tấm hậu môn, có thể chia 2 theo rãnh chéo hoặc không chia

L.bs: Số tấm môi trên
11
L.bi: Số tấm môi dưới
T: Vảy thái dương, nằm giữa vảy đỉnh và các tấm môi trên
S.cd: vảy dưới đuôi, có thể là 1 hàng hoặc 2 hàng vảy
Ma: Tấm sau cằm I
Mp : Tấm sau cằm II
3.6.Nhóm Rùa:
L.ca: Dài mai, từ bờ trước tấm gáy đến mép sau tấm trên đuôi
H: Cao mai, từ yếm đến chỗ cao nhất của mai
l.ca: Rộng mai
L.cd: Dài đuôi, từ mép trước khe huyệt đến mút đuôi
Po: Cầu nối
P.L: Dài yếm
3.7.Định tên khoa học các loài:
Mẫu vật sau khi phân tích các số liệu về hình thái được định tên khoa học
dựa vào tài liệu của R.Bourret (1942 – 1943), Merel J.Cox (1998), Đào Văn
Tiến ( 1977,1978,1979,1981), Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996), …
Ngoài ra, chúng tôi phân loại dựa theo các tài liệu đã công bố
Để xét mối quan hệ thành phần loài của Vườn quốc gia Ba Vì sơ với các
Vườn quốc gia khác chúng tôi sử dụng sử dụng phương pháp:
-Dùng công thức Stugren – Radulescu, 1961
R = (2Rs)/(2 + 1)
Rs = ((X + Y) – Z)/(X + Y + Z)
Trong đó :
R: hệ số tương quan giữa hai khu vực phân bố
12
Rs: Mức độ tương quan ở mức độ loài
X, Y: Số loài chỉ có riêng ở một khu phân bố
Z: Số loài có ở cả hai khu vực

Nếu:
R: -1  -0,7 : Quan hệ gần gũi
R: -0,69  -0,35 : Quan hệ gần nhau
R : -0,34  0 : Quan hệ gần ít
R : 0  0,34 : Quan hệ khác nhau ít
R : 0,35  0,69 : Quan hệ khác nhau
13
Phần 4: Dự kiến kết quả nghiên cứu
4.1. Thành phần loài:
4.1.1. Danh sách thành phần loài Bò sát ở Vườn quốc gia Ba Vì
Từ nguồn dữ liệu thu được từ thực địa kết hợp điểu tra người dân và tổng
hợp các tài liệu liên quan, bước đầu xác định được 61 loài Bò sát thuộc 15 họ và
2 bộ
Danh lục các loài trong bảng 4.1:
Bảng 4.1: Danh mục các loài trong Vườn quốc gia Ba Vì.
Số
TT
Tên khoa học Tên Việt
Nam
Nguồn
mẫu
vật
Mức
độ gặp
Phân bố
Theo sinh
cảnh
Theo tầng
(nước,
hang, đất)

REPTILIA Lớp Bò sát
Squamata Bộ có vảy
Scincidae Họ thằn lằn
bóng
1 Tropidophorus
bavinensis
(Bourret, 1939)
Thằn lằn tai
Ba vì
Điều
tra
++ Đồi núi,
núi đá,ven
suối
Đất
Ghi chú: Mức độ gặp: (+++): Thường gặp, (++): Ít gặp, (+): Hiếm gặp, (-): Chưa
xác định được tần số gặp.[5]

14
4.1.2. Nhận xét sự đa dạng về thành phần loài Bò sát ở VQGBV
4.2. Sự đa dạng về thành phần loài
Bộ Họ Giống Loài
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
2 15 19 15.83% 61 21.62%
Qua bảng thống kê trên ta thấy sô lượng thành phần loài Bò sát ở Vườn
quốc gia Ba Vì so với số lượng Bò sát ở cả nước thì chiếm tỷ lệ ít, và chủ yếu là
sơ khai. Thành phần loài của Bò sát so với tổng số loài trong vườn quốc gia
chiếm 21.62%. Do đó, thấy được Bò sát chiếm tương đối cao trong khu vực núi
cao này và góp phần đánh giá sự đa dạng sinh học của vùng.
4.3. Số loài quý hiếm của vườn quốc gia Ba Vì

4.4. So sánh thành phần Bò sát của vườn quốc gia Ba Vì với một số vườn
quốc gia khác.
Tam Đảo Cúc
Phương
Ba Bể Cát Tiên Cát Bà
Tổng số
loài
39 76 27 79 20
Số loài
chung
20 49 12 10 8
Hệ số
tương quan
(R)
0.33 0.31 0.46 0.55 0.52
Qua bảng trên ta thấy :
Thành phần loài Bò sát ở vườn quốc gia Ba Vì có quan hệ gần gũi với vườn
quốc gia Cúc Phương (R = 0.31), Côn Đảo (R = 0.33), sai khác rõ ràng với Ba
Bể (R = 0.46), Cát Tiên (R = 0.55) và Cát Bà (R = 0.52). Kết quả nghiên cứu
này hoàn toàn phù hợp khi xét về khoảng cách địa lý, đặc điểm khí hậu giữa các
vùng. Kết quả chỉ mang tính tương đối do sự sai khác về diện tích các vùng, thời
gian nghiên cứu.
15
Phần 5: Định loại, mô tả Bò sát ở Vườn quốc gia Ba Vì
Phần 6 : Sự phân bố và hiện trạng Bò sát ở Vườn quốc gia Ba Vì
6.1.Sự phân bố :
Sự phân bố khu hệ động vật nói chung cũng như Bò sát nói riêng phụ
thuộc rất nhiều vào đặc điểm địa hình và hệ sinh thái của các đai khác nhau.
-Ở địa hình đồi cốt từ 15m đến cốt 250m thường xuất hiện các loài động vật
không xương sống như côn trùng, giun đất, vắt, chuột, chim nhỏ…[9]

-Ở địa hình núi, từ cốt tồn tại đai cao khác nhau về địa hình, địa vật và và các
loài sinh vật. Ở địa hình đặc trưng này thường có một số Bò sát phân bố sinh
sống tại đó.[9]
Bò sát phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ vườn quốc gia Ba Vì, mỗi một
vùng, địa hình khác nhau thì đặc trưng cho từng loài Bò sát khác nhau. Do vậy
góp phần làm đa dạng và phong phú về đa dạng sinh học.
6.2.Hiện trạng :
Các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát vườn quốc gia Ba Vì như sau:
− Săn bắt và bẫy bắt động vật hoang dã.
− Quy mô quản lý chưa đồng bộ về hình thức bảo vệ và bảo tồn động vật.
− Mất và suy thoái sinh cảnh sống do duy giảm diện tích rừng, chất lượng
sinh cảnh và ôi nhiễm môi trường.
16
Phần 7: Kết luận và đề nghị
-Về thành phần loài thì phát hiện ra được 61 loài Bò sát trong đó có 15 họ và 2
bộ.
-Đại đa số các loài Bò sát phân bố trên các đồi núi cao trên dãy Ba Vì, khi xét
theo sinh cảnh thì cũng có một số loài Bò sát phân bố ở các hách núi, hang hốc
hay ven các con sông suối. Do đó, thành phần loài Bò sát ở vùng này khá đa
dạng và phong phú về sự phân bố và đặc điểm sống.
-Thành phần Bò sát ở vườn quốc gia Ba Vì khá gần gũi với vườn quốc gia Cúc
Phương, khác nhau nhau ít với các vườn quốc gia như: Cát Bà, Cát Tiên, Tam
Đảo…
-Đã xây dựng khóa định loại cho loài, mô tả đặc điểm và khoanh vùng phân bố
của từng loài trên bản thu mẫu vùng nghiên cứu.
-Kết hợp công tác bảo tồn, quản lý với việc nghiên cứu từng bước triển khai mô
hình chăn nuôi Bò sát đối với những loài có giá trị cao về kinh tế nhằm hạn chế
săn bắt các loài Bò sát trong tự nhiên
-Phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học. Cần có các biện
pháp bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường do các hoạt động du lịch

sinh thái gây ra.
17
Tài liệu tham khảo
1, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ‘sách
đỏ Việt Nam, Phần I - Động vật’, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà
Nội, 2007.
2, Trần Kiên, (1983), ‘Đời sống các loài Bò sát’, Nxb Khoa học – Kĩ thuật, Hà
Nội.
3, Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang, (1992), ‘Về phân khu động vật, địa lý học Bò
sát, ếch nhái Việt Nam’. Tạp chí sinh học, Hà Nội.
4, Vũ Tự Lập, (2003), ‘Địa lý tự nhiên Việt Nam’, Nxb ĐHSPHN, Hà Nội.
5, Hoàng Thị Nghiệp, (2012), ‘ Khu hệ Lưỡng cư – Bò sát ở vùng An Giang và
Đồng Tháp’, Luận văn tiến sĩ Khoa học sinh học, Đại học Huế.
6, Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Thị Quy, Lê Thị Thanh, (2012). ‘Thành phần loài
Lưỡng cư, Bò sát ở vùng rừng Cà Đam, tỉnh Quảng Ngãi’, Tạp chí Khoa học.
Đại học Huế, tập 75A, số 6, trang 101 – 108.
7, Nghị định 48/2002/NĐ – CP, ký ngày 22/04/2002 của chính phủ sửa đổi bổ
sung ‘Danh mục Thực vật, Động vật hoang dã quý hiếm’.
8, Đào Văn Tiến, (1978), ‘Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam’. Tạp chí sinh
vật – địa học, Hà Nội.
9, ‘hp://vuonquocgiabavi.com.vn/Default.aspx”, truy cập cuối cùng ngày
29/11/2013.
18

×