Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.56 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM THỊ NGA

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM THỊ NGA

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO HẢI



THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
cơng bố trong bất kì luận văn nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn

Phạm Thị Nga

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại học
Thái Nguyên, bản thân đã đƣợc các thầy cô giáo giảng dạy nhiệt tình, tâm
huyết. Đã tiếp thu những tri thức quý báu về vấn đề quản lý - lãnh đạo, là hành
trang vững chắc cho nhiều năm công tác tiếp theo. Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi
lời cám ơn chân thành tới toàn thể lãnh đạo - cán bộ - giáo viên trong trƣờng đã
giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi lĩnh hội tri thức mới.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đào Hải - ngƣời đã hƣớng dẫn,
giúp đỡ tơi tận tình trong nghiên cứu và chuẩn bị luận văn. Nhờ có sự giúp đỡ
của thầy, từ những lý luận đã đƣợc áp dụng vào thực tiễn hiệu quả. Đặc biệt,

trong quá trình chuẩn bị và nghiên cứu luận văn, em đã tiếp thu đƣợc thêm
nhiều tri thức mới.
Xin chân thành cám ơn các đồng chí cán bộ - giáo viên - học viên TTDN
huyện Yên Phong đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiên nghiên cứu,
khảo sát và chuẩn bị luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Bắc
Ninh, phòng LĐTBXH huyện Yên Phong, tập thể và cá nhân cơ sở sản xuất
trên địa bàn huyện Yên Phong đã cung cấp số liệu và góp ý xây dựng biện pháp
khắc phục tồn tại của đơn vị.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, các anh - chị - em đồng nghiệp và tập thể lớp cao
học Quản lý giáo dục K30C đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Thị Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu............................................................. 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 4
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................ 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .............................................................................. 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 6
1.1.1. Một số mô hình đào tạo nghề trên thế giới........................................ 6
1.1.2. Đào tạo nghề ở Việt Nam .................................................................. 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 11
1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 11
1.2.2. Quản lý đào tạo ................................................................................ 12
1.2.3. Quản lý đào tạo nghề ....................................................................... 14
1.3. Lý luận về quản lý đào tạo nghề cho LĐNT ở các trung tâm dạy nghề ...... 18
1.3.1. Lao động .......................................................................................... 18
1.3.2. Khu vực nông thôn .......................................................................... 18
1.3.3. Lao động nông thôn ......................................................................... 18
1.3.4. Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ............................................. 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.3.5. Đào tạo nghề thích ứng xu thế dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động ........................................................................................... 19
1.3.6. Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ................. 21
1.3.7. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ĐTN cho LĐ nông thôn...... 28
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 32
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH .................................................. 33
2.1. Khái quát về huyện Yên Phong và TTDN huyện Yên Phong................ 33
2.1.1. Khái quát về huyện Yên Phong ....................................................... 33
2.1.2. Đặc điểm tình hình Trung tâm DN huyện Yên Phong .................... 36
2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại TTDN
huyện Yên Phong ...................................................................................... 41
2.2.1. Công tác đào tạo nghề ..................................................................... 41
2.2.2. Công tác giải quyết việc làm ........................................................... 42
2.3. Trực trạng công tác quản lý đào tạo nghề cho LĐNT tại TT dạy
nghề huyện yên phong ............................................................................... 43
2.3.1. Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT tại trung tâm dạy nghề
huyện Yên Phong .................................................................................. 43
2.3.2. Thực trạng công tác QLĐT nghề cho LĐNT tại TTDN huyện
Yên Phong ............................................................................................. 49
2.3.3. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý đào tạo .................... 59
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 60
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN YÊN PHONG ..... 61
3.1. Định hƣớng phát triển trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong............... 61
3.1.1. Định hƣớng đào tạo nghề phù hợp xu thế dịch chuyển cơ cấu
kinh tế - cơ cấu lao động ....................................................................... 61
3.1.2. Định hƣớng phát triển trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong
thành trƣờng Trung cấp nghề ................................................................ 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý đào tạo nghề cho LĐNT tại
TTDN huyện Yên Phong ........................................................................... 63
3.2.1. Nguyên tắc 1 .................................................................................... 63

3.2.2. Nguyên tắc 2 .................................................................................... 63
3.3.3. Nguyên tắc 3 .................................................................................... 63
3.2.4. Nguyên tắc 4 .................................................................................... 63
3.3. Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho NĐNT tại trung tâm dạy nghề
huyện Yên Phong ...................................................................................... 64
3.3.1. Đổi mới phƣơng pháp rà soát nhu cầu học nghề ............................. 64
3.3.2. Phát triển chƣơng trình đào tạo nghề phù hợp xu thế dịch chuyển
cơ cấu lao động - cơ cấu kinh tế.............................................................. 67
3.3.3. Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội
ngũ CBQL và CBGD theo hƣớng nâng cao kỹ năng nghề ................... 70
3.3.4. Đổi mới hình thức đào tạo và phƣơng pháp dạy - học theo
hƣớng tiếp cận nghề nghiệp .................................................................. 74
3.3.5. Chú trọng đầu tƣ và quản lý sử dụng có hiệu quả CSVC, trang
thiết bị phục vụ đào tạo ......................................................................... 77
3.3.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo ................... 80
3.3.7. Tăng cƣờng liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, gắn
đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động ................................................... 82
3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................... 85
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .. 86
3.4.1. Qui trình khảo nghiệm ..................................................................... 86
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................... 87
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 91
1. Kết luận .......................................................................................................... 91
2. Khuyến nghị................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 95
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

Bộ LĐ-TBXH

Bộ lao động thƣơng binh và xã hội

CHLB

Cộng hịa liên bang

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố-hiện đại hố

CNKT

Cơng nhân kỹ thuật

ĐTN

Đào tạo nghề


KT-VH-XH

Kinh tế-văn hóa-xã hội

GV

Giáo viên

GDĐT

Giáo dục đào tạo

GTVL

Giới thiệu việc làm

HV

Học viên

HS

Học sinh

QLĐT

Quản lý đào tạo

KT-XH


Kinh tế - Xã hội

KT

Kỹ thuật

LĐNT

Lao động nông thôn

THSX

Thực hành sản xuất

TVTS

Tƣ vấn tuyển sinh

TT

Trung tâm

TTDN

Trung tâm dạy nghề

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thơng

XH

Xã hội

X

Trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả tuyển sinh LĐNT tại TTDN huyện Yên Phong trong
những năm gần đây ........................................................................... 41
Bảng 2.2. Kết quả ĐTN cho LĐNT tại TTDN huyện Yên Phong trong
những năm gần đây ........................................................................... 44
Bảng 2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế các năm gần đây của huyện Yên Phong......... 45
Bảng 2.4. Tình hình lao động huyện Yên Phong các năm gần đây .................. 46
Bảng 2.5. Mức độ cần thiết của đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............ 46
Bảng 2.6. Mức độ phù hợp ngành nghề đào tạo ................................................ 47
Bảng 2.7. Những yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng ĐTN tại TTDN huyện
Yên Phong.......................................................................................... 48
Bảng 2.8. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ thực hiện về quản lý mục tiêu,
nội dung chƣơng trình đào tạo của TTDN huyện Yên Phong................. 51
Bảng 2.9. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ thực hiện về quản lý hoạt

động giảng dạy của GV và hoạt động học của HV tại TTDN huyện
Yên Phong .......................................................................................... 52
Bảng 2.10. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ thực hiện về quản lý cơ ở vật
chất, trang thiết bị đào tạo của TTDN huyện Yên Phong ....................... 54
Bảng 2.11. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ thực hiện về quản lý
cơng tác kiểm tra, đánh giá q trình đào tạo của TTDN huyện
Yên Phong ......................................................................................... 56
Bảng 2.12. Thực trạng tầm quan trọng và mức độ thực hiện về quản lý
việc xây dựng mối quan hệ giữa TT và cơ sở sản xuất của
TTDN nghề huyện Yên Phong .......................................................... 58
Bảng 3.1. Tổng hợp số CBQL và GV đƣợc trƣng cầu ý kiến về tính cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................................. 87
Bảng 3.2. Tổng hợp (%) đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý đào tạo nghề cho LĐNT tại trung tâm dạy
nghề huyện Yên Phong...................................................................... 88
Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý đào tạo nghề cho LĐNT tại trung tâm dạy nghề
huyện Yên Phong .............................................................................. 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tiến trình quản lý Nhà nƣớc về đào tạo nghề .................................. 10
Sơ đồ 1.2. Mối liên hệ tƣơng tác của sáu nhân tố cốt lõi của quá trình đào tạo....... 14
Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn phát triển chƣơng trình đào tạo nghề ................................ 23
Sơ đồ 1.4. Quan hệ giữa mục tiêu và chất lƣợng ĐTN ..................................... 28
Sơ đồ 1.5. Mối quan hệ tƣơng tác giữa phát triển KT-XH và ĐTN.................. 30
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo của TTDN huyện Yên Phong ...... 40


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh kế - văn hóa - xã hội, vấn đề
nguồn nhân lực (lực lƣợng sản xuất - thành tố thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển
kinh tế) đang là vấn đề nóng hổi và đƣợc xã hội quan tâm nhiều nhất. Để có
nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng, Chính phủ đã giao
cho Bộ lao động - Thƣơng binh và Xã hội nghiên cứu, tham mƣu với Thủ tƣớng
Chính phủ về vấn đề này. Trong các bậc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu xã, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc đặc biệt quan tâm bằng
quyết định của Thủ Tƣớng chính phủ số: 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm
2009 phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Đối tượng của Đề án xác định đối tượng là:
“- Lao động nông thơng trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và
sức khoẻ phù hợp với nghề cần học; ƣu tiên dạy nghề cho ngƣời diện chính
sách ƣu đãi.
- Cán bộ chun trách đảng, đồn thể chính trị - xã hội, chính quyền và cơng
chức chun mơn xã và cán bộ nguồn bổ sung.” (Trích Đề án 1956/QĐ-TTg)[11]
Mục tiêu tổng quát của Đề án là: “Bình quân hàng năm đào tạo nghề
cho khoảng 1 triệu LĐNT, trong đó đào tạo, bồi dƣỡng 100 ngàn lƣợt cán bộ,
công chức xã; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc
làm, tăng thu nhập của LĐNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ
cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.” [11]
Mục tiêu cụ thể của Đề án là:
“- Giai đoạn 2009 - 2010: Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 LĐNT
theo mục tiêu của Dự án Tăng cƣờng năng lực dạy nghề thuộc CTMTQG GDĐT đến năm 2010 bằng các chính sách của Đề án này.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Đào tạo nghề cho 5,2 triệu LĐNT, trong đó dạy

nghề cho khoảng 4,7 triệu ngƣời (tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn
này tối thiểu đạt 70%); đào tạo, bồi dƣỡng 500.000 lƣợt cán bộ, công chức xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

- Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 6 triệu LĐNT, trong đó dạy nghề
cho khoảng 5,5 triệu ngƣời (tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này
tối thiểu đạt 80%); đào tạo, bồi dƣỡng 500.000 lƣợt cán bộ, công chức xã.” [11]
Trong khoảng 5 - 7 năm trở lại đây, các cơ sở dạy nghề nhƣ: Trung tâm
dạy nghề, Trƣờng Trung cấp nghề, Trƣờng cao đẳng nghề… đã đƣợc thành lập
rất nhiều ở các địa phƣơng. Một vấn đề nổi cộm ở các trƣờng, trung tâm đào tạo
nghề là đào tạo nguồn nhân lực không bắt kịp thị trƣờng lao động.
Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang cơng
nghiệp và dịch vụ thì cơ cấu lao động cũng dịch chuyển theo. Nên ngành nghề
đào tạo gắn liền với thị trƣờng lao động, mà hiện thị trƣờng này đang dịch
chuyển. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là cùng dịch chuyển sao cho ăn khớp nhƣ các
trục răng của chiếc đồng hồ cơ. Theo thời gian, đáp ứng đƣợc thị trƣờng lao
động, dần dần điều chỉnh ăn khớp và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực qua
đào tạo. Thiết nghĩ, để có đƣợc kết quả đào tạo tốt cần rất nhiều yếu tố cấu
thành. Ví nhƣ cần đội ngũ quản lý nhạy bén, đội ngũ giáo viên giàu kinh nhiệm,
cơ sở thực hành hiện đại theo kịp tƣ liệu sản xuất hiện tại... mà với điều kiện
kinh tế vừa khắc phục xong hậu quả chiến tranh, đang trong lộ trình phát triển
thì thật là khó. Trên thực tế, cán bộ - giáo viên tại các cơ sở dạy nghề ở đa số
các trung tâm dạy nghề còn non trẻ; số lƣợng cán bộ giáo viên quá ít, đa số phải
hợp đồng khoán việc; nhà xƣởng thực hành tuy đƣợc đầu tƣ nhiều nhƣng vẫn
chƣa theo kịp tƣ liệu sản xuất xã hội... Do đó, qua vài năm trở lại đây mặc dù
đã đƣợc Chính phủ, Bộ lao động thƣơng binh và xã hội, Tổng cục dạy nghề…
quan tâm, đầu tƣ, tạo điều kiện nhƣng chất lƣợng của đào tạo lao động tại các
trung tâm dạy nghề vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu lao động của xã hội.

Xuất phát từ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ của Huyện Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh nói riêng, trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

phạm vi cả nƣớc nói chung. Hơn nữa, mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Huyện
Yên Phong thành huyện công nghiệp, đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành
tỉnh cơng nghiệp thì vấn đề đào tạo nghề cho lao động nơng thơn phù hợp với
sự dịch chuyển đó càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cũng là góp phần nhỏ
để đạt mục tiêu tổng quát của đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn: “...
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn”. [11]
Chính vì các lý do trên, trong q trình học tập khoá học thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý giáo dục tại trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, tác giả mạnh
dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung
tâm dạy nghề huyện Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh”. Trong quá trình học tập,
nghiên cứu tác giả mong đƣợc sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy giáo,
cơ giáo trong và ngoài nhà trƣờng, các học viên trong lớp và những chuyên gia
trong lĩnh vực dạy nghề để luận văn đƣợc hồn thiện và có ứng dụng thực tế cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đào tạo nghề tại Trung tâm
dạy nghề huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh, đề xuất biện pháp quản lý đào tạo
nghề nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn tại
trung tâm, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động, hƣớng tới mục tiêu đến năm
2020 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm dạy nghề

Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại trung tâm dạy
nghề huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề cho LĐNT tại trung
tâm dạy nghề
4.2. Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại TTDN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý đào tạo nghề cho LĐNT tại TTDN huyện Yên
Phong, nhằm thích ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang
công nghiệp tại địa phương.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đề tài đƣợc nghiên cứu, khảo sát tại trung tâm dạy nghề huyện Yên
Phong - tỉnh Bắc Ninh.
- Trên cơ sở xem xét quá trình tổ chức quản lý đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trong trung tâm, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản
lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý đào tạo nghề cho
lao động nông thôn hiện nay tại trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong nói
riêng, các Trung tâm dạy nghề nói chung.
6. Giả thuyết khoa học
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo tại trung tâm dạy nghề
nói chung và trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong nói riêng. Tuy nhiên, yếu tố
cơ bản ảnh hƣởng nhiều tới chất lƣợng đào tạo đó chính là cơng tác quản lý đào
tạo. Nếu xây dựng đƣợc biện pháp quản lý đào tạo khoa học, phù hợp với thực

tiễn và đƣợc thực hiện một cách đồng bộ thì chất lƣợng đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại Trung tâm sẽ đƣợc nâng cao, phù hợp với định hƣớng phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận có
liên quan đến đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra - khảo sát
Đối tượng điều tra là: Cán bộ giáo viên trung tâm dạy nghề huyện Yên
Phong; Học viên đang đƣợc học nghề.
Dự kiến điều tra khảo sát 31 cán bộ giáo viên trung tâm dạy nghề huyện
Yên Phong (10 cán bộ giáo viên trung tâm và 21 giáo viên hợp đồng khoán
việc), 120 học viên đang học nghề.
(Khảo sát, thu thập số liệu về thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ở trung
tâm dạy nghề huyện n Phong; Phân tích cơng tác quản lý đào tạo nghề hiện
nay; Tìm ra mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân, từ đó đề xuất biện pháp quản lý).
7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc một số hiện trạng đào tạo nghề tiêu biểu.
Thông qua báo cáo của các hội nghị tập huấn, tổng kết của sở lao động thƣơng
binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh và của trung tâm dạy nghề huyện Yên phong.
Cũng nhƣ kinh nghiệm tích lũy đƣợc của cá nhân trong quá trình tham gia quản
lý tại trung tâm.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Hỏi ý kiến của các chuyên gia về công tác quản lý đào tạo nói chung và
các biện pháp quản lý đào tạo nghề nói riêng.

7.2.4. Phương pháp tọa đàm
Tọa đàm với một số cán bộ, học viên của trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong.
7.3. Phƣơng pháp sử dụng tốn học
Dùng để xử lý, phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục thì nội dung chính của đề tài gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
trung tâm dạy nghề huyện Yên phong, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
trung tâm dạy nghề huyện Yên Phong.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số mơ hình đào tạo nghề trên thế giới
1.1.1.1. Giáo dục dạy nghề ở CHLB Đức
Sự phát triển của mỗi quốc gia đều phụ thuộc rất nhiều vào phát triển
nguồn nhân lực, do vậy chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực là một trong
những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức là một trong những quốc gia đã tạo đƣợc sự
phát triển kinh tế - xã hội cao nhờ làm tốt chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực.
Trong đó mơ hình đào tạo kép đƣợc coi là mơ hình đào tạo có hiệu quả, phần
nào cung cấp một số kinh nghiệm cho chúng ta tham khảo.
Ở CHLB Đức, hệ thống đào tạo nghề là sự kết hợp giữa việc học trong

một mơi trƣờng có sự gần gũi với thực tế sản xuất của công ty và một có sở có
năng lực chun mơn về sƣ phạm dạy nghề của các trƣờng nghề. Theo đó, các
công ty tập trung vào việc cung cấp các kiến thức kỹ năng thực tế, đặc biệt là
kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất của cơng ty; cịn nhà
trƣờng cung cấp khối kiến thức về lý thuyết cơ bản nhiều hơn. Do phát triển trên
hai nền tảng kết hợp nhƣ vậy, nên hệ thống đào tạo nghề này còn gọi là hệ thống
đào tạo nghề kép. Bộ luật đào tạo nghề năm 1969 áp dụng ở CHLB Đức đƣợc
coi là nền tảng cơ bản của sự phát triển hệ thống đào tạo nghề kép. Bộ luật này
đã đƣa ra các điều lệ chi tiết và tích cực, nhấn mạnh trách nhiệm của xã hội đối
với việc đào tạo nghề. Đồng thời bảo đảm cho các nhóm xã hội quan tâm đến
đào tạo nghề, chủ yếu giới chủ sử dụng lao động va ngƣời lao động, có ảnh
hƣởng mang tính chất quyết định đến hệ thống đào tạo nghề và khả năng tổ chức
đào tạo của đất nƣớc. Ngồi ra, Bộ luật này cịn là cơ sở pháp lý cho hệ thống
đào tạo kép thành hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng nghề chủ chốt ở CHLB Đức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.1.1.2. Mơ hình giáo dục tại Nhật Bản
Trong những năm gần đây, những thành tựu rực rỡ về công nghiệp và phát
triển kinh tế của Nhật Bản đã gây đƣợc nhiều sự chú ý trên thế giới. Góp phần
vào sự thành cơng đó có sự đóng góp khơng nhỏ của hệ thống giáo dục, đã đào
tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc nhu cầu cho phát triển kinh tế
- xã hội Nhật Bản.
Mơ hình đƣợc áp dụng ở Nhật Bản là mơ hình có mối quan hệ rất khăng
khít giữa các vấn đề đào tạo kỹ thuật ở trƣờng cấp 2 với các môn kỹ thuật và
đào tạo kỹ năng ở trƣờng trung học phổ thông, tiếp đến là liên thông Cao đẳng
chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp ở cấp phổ thơng.
Các loại hình trƣờng kỹ thuật của Nhật Bản đƣợc chia thành các loại nhƣ sau:
- Trung học Kỹ thuật hay Trung học Chuyên nghiệp: Là loại đào tạo trong

3 năm, cho các em tốt nghiệp THCS, loại hình này kết hợp giữa giáo dục phổ
cập và dạy nghề.
- Cao đẳng kỹ thuật: Là loại đào tạo 5 năm, trong đó 3 năm của Trung học
kỹ thuật rồi liên thông 2 năm cao đẳng.
- Trường đào tạo chuyên nhành như: Y tế cộng đồng, y tá, dƣợc tá, chăm
sóc ngƣời già... có thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm.
- Trường chuyên tu (tư nhân): là những cơ sở dạy nghề cụ thể nhƣ Hớt
tóc, Cắm hoa, dạy tiếng nƣớc ngồi, thƣ đạo, văn hóa đời sống, đầu bếp...
thƣờng là 1 đến 2 năm.
- Trung tâm huấn luyện nghề công lập: Là cơ sở đào tạo nghề mới cho
những ngƣời muốn đổi nghề, về hƣu... khơng giới hạn tuổi tác để giải quyết
tình trạng thất nghiệp.
Đối với phát triển kinh tế các vùng nông thôn, Nhật Bản cũng rất thành
cơng khi triển khai mơ hình: “Mỗi làng một sản phẩm”. Phong trào “mỗi làng
một sản phẩm”ở tỉnh Oita của Nhật bản đã thực sự thu hút đƣợc sự quan tâm và
học hỏi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Indonesia... Việt Nam cũng học hỏi và triển khai nhƣng ở quy mơ
thí điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Oita là một tỉnh nằm phía tây nam Nhật Bản, Oita cách thủ đô Tokyo
khoảng 500km. Cuối những năm 70, ngài Morihiko Hiramatsu đƣợc bổ nhiệm
là ngƣời đứng đầu Oita, ông đã đề xuất một loạt sáng kiến để phát triển kinh tế
Oita, trong đó có phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Có 3 nguyên tắc để
phát triển phong trào, đó là: Thứ nhất: Hành động địa phƣơng nhƣng suy nghĩ
toàn cầu; Thứ hai: Tự tin và sáng tạo; Thứ ba: Phát triển nguồn nhân lực.
Mỗi địa phƣơng tùy theo điều kiện và hồn cảnh cụ thể của mình lựa chọn
ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trƣng của địa phƣơng để phát

triển. Có thể là sản phẩm nhƣ Nấm Shitake; Sản phẩm từ sữa bò, hàng gỗ mỹ
nghệ ở thị trấn YuJuincam; Cá khô làng Yonouzu; Chè, măng tƣơi ở làng
Natkatsu... (Mơ hình này hiện cũng đƣợc triển khai ở Việt Nam và thành công
đáng kể ở các làng nghề của tỉnh Quảng Ninh).
Trong 20 năm kể từ năm 1979 - 1999, phong trào mỗi làng một sản phẩm
đã tạo ra đƣợc 329 sản phẩm với tổng doanh thu là 141 tỷ yên.
Thiết nghĩ, những mơ hình và kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc giáo
dục đào tạo một tầng lớp cơng nhân có kỹ năng thích ứng đƣợc với tốc độ phát
triển cao của Nhật nhƣ đã nêu trên, hi vọng sẽ đem lại một cách nhìn mới cho
nền giáo dục đào tạo của nƣớc ta ở giai đoạn hội nhập và cạnh tranh gay gắt.
Một thời kỳ mà nhu cầu lao động có kỹ năng và kỹ thuật cao đang trở thành
một đòi hỏi bức thiết, mang tính sống cịn đối với một nƣớc đang trong tiến
trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.
1.1.2. Đào tạo nghề ở Việt Nam
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỳ XX, thực dân Pháp cho xây dựng một số
trƣờng dạy nghề nhƣ: trƣờng Kỹ nghệ thực hành Hà Nội (1898), trƣờng Kỹ
nghệ thực hành Huế (1899), trƣờng Cơ khí Á Châu Sài Gịn (1898) (nay là
trƣờng kỹ thuật Cao Thắng) và trƣờng kỹ nghệ thực hành Hải Phịng (1913)...
Trong giai đoạn đó nhiều cơ sở dạy nghề đƣợc thành lập với nhiều loại hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

khác nhau… Bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu đào tạo và cung ứng lao động qua đào
tạo tại các nhà máy, xí nghiệp thời bấy giờ.
Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nƣớc tạm chia làm hai miền Nam - Bắc.
Miền Bắc bƣớc vào thời kỳ xây dựng CNXH, miền Nam bị thống trị bởi chế độ
Mỹ - Ngụy. Trong bối cảnh lịch sử đó, tại miền Bắc ĐTN đã phát triển nhanh,
đặc biệt là khi đƣợc hỗ trợ có hiệu quả của các nƣớc XHCN, nhất là Liên Xô cũ.

Ngày 09-10-1969 Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số: 200/CP về việc thành
lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật, có thể coi đây là mốc lịch sử đánh dấu
sự phát triển ĐTN theo hƣớng chính quy, tập trung. Ở miền Nam từ năm 1954
đến năm 1975, ĐTN cũng trải qua nhiều biến động và xuất hiện sự du nhập tƣ
bản vào các xí nghiệp ở các thành phố, các khu cơng nghiệp nhƣ Biên Hịa, Sài
Gịn - Chợ lớn - Gia Định… đòi hỏi một lực lƣợng lớn LĐ kỹ thuật phục vụ cho
bộ máy chiến tranh và đơ thị hóa. Giải phóng miền Nam 30/4/1975 đã thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ, đƣa đất nƣớc tiến lên nền sản xuất lớn XHCN. Giai đoạn này,
ĐTN phát triển mạnh, góp phần xây dựng CNXH, nhƣng vẫn chịu ảnh hƣởng
của nền kinh tế với cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
Tháng 02-1987 Tổng cục dạy nghề sáp nhập vào Bộ Đại học - Trung học
chuyên nghiệp thành Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, theo
đó chỉ cịn Vụ Dạy nghề và Vụ GV. Năm 1990 tiếp tục sáp nhập Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với Bộ Giáo dục thành Bộ GD-ĐT, theo
đó Vụ ĐTN sáp nhập với Vụ Trung học chuyên nghiệp thành Vụ trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề. Đến cuối năm học 1997-1998 toàn quốc chỉ còn
151 trƣờng dạy nghề, 150 trung tâm dạy nghề đào tạo hệ dài hạn.
Ngày 23-5-1998, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số: 33/1998/NĐ-CP
về việc tái thành lập Tổng cục dạy nghề (trực thuộc Bộ LĐ-TBXH). Từ đó đến
nay hệ thống ĐTN không ngừng phát triển về quy mô, số lƣợng trƣờng lớp,
HS. Ngày 29-11-2006 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI đã thơng qua Luật dạy nghề có hiệu lực từ ngày 01-7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2007, theo đó hệ thống dạy nghề đào tạo theo ba cấp trình độ: sơ cấp nghề,
TCN và Cao đẳng nghề.
Để thực hiện nhiệm vụ dạy nghề hệ sơ cấp, chính phủ đã phê duyệt đề án
đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020. Từ đó hàng loạt các trung
tâm dạy nghề cấp huyện và các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập đƣợc thành lập.
Đến nay số lƣợng các trung tâm dạy nghề trên toàn quốc rất nhiều và đang

đƣợc sát nhập với trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề để thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ đƣợc giao.
Sự biến động về quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực ĐTN đƣợc khái quát
theo sơ đồ 1.1 sau:
1951

Tổng cục dạy
nghề Bộ LĐTBXH

1987

1992

1998
Vụ THCNDN Bộ
GDĐT

Tổng cục
Đào tạo CN
Bộ LĐ

Vụ đào tạo
CNKT
Bộ LĐ

Vụ Biên tập
Chính trị CN

Vụ GDCN
Bộ GD


1969

1963

1952

Vụ ĐTN-Bộ
DH- THCN
và DN

1978
Tổng cục
dạy nghề

Sơ đồ 1.1. Tiến trình quản lý Nhà nước về đào tạo nghề
Nghiên cứu về quản lý, về đào tạo đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, nhiều cơng trình nghiên cứu, sách tham khảo, phổ biến kinh
nghiệm đã đƣợc cơng bố, đó là các tác giả: Ngơ Tiến Dũng, Nguyễn Quốc Chí,
Nguyễn Đình Am, Nguyễn Bá Dƣơng, Phạm Thành Nghị… Về lĩnh vực khoa
học quản lý giáo dục là những tác phẩm, những bài báo của các tác giả nhƣ:
Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Hộ, Đặng Thành Hƣng, Đặng Bá Lám, Nguyễn
Văn Lê, Trần Thị Tuyết Oanh, Thái Duy Tiên, Nguyễn Quan Uẩn, Trần Quốc
Thành, Phạm Viết Vƣợng… họ đã góp phần cải tiến, hồn thiện hơn cơng tác
quản lý giáo dục của đất nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Vấn đề quản lý đào tạo nghề cũng đã đƣợc nghiên cứu qua một số luận

văn thạc sĩ của một số tác giả theo những góc độ khác nhau, nhƣ: “Một số giải
pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng trung cấp nghề Bắc Ninh” của tác giả
Nguyễn Hoàng Tùng; “Quản lý đào tạo tại trƣờng trung cấp nghề số 18 - Bộ
Quốc Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động” của tác giả Chu Minh
Đạo; “Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý ĐTN của trƣờng Trung
cấp cơng nghiệp Hải Phịng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Ngô Ngọc
Bối... Các luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận cho việc
quản lý hoạt động ĐTN, đồng thời khẳng định những biện pháp cơ bản, phổ
biến và khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng dạy nghề trong
giai đoạn hiện nay.
Tuy vậy cho đến nay, vấn đề quản lý đào tạo nghề cho lao động nông
thôn là đề tài chƣa đƣợc nghiên cứu sâu, thiếu những biện pháp quản lý cụ thể,
cần thiết, phù hợp với môi trƣờng đào tạo ở các trung tâm dạy nghề, đặc biệt là
các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
C. Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của
đời sống xã hội. Ông viết: “Bất cứ LĐ xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào, đƣợc
thực hiện ở quy mô tƣơng đối lớn đều cần một chừng mực nhất định đến quản
lý, quản lý xác lập sự tƣơng hợp giữa các cơng việc cá thể và hồn thành chức
năng chung xuất hiện trong sự vận động của các bộ phận riêng rẽ của nó. Một
nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhƣng một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc trƣởng”.
Trong quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý, khách thể quản lý quan
hệ với nhau bằng những tác động quản lý. Từ những ý chung của các định
nghĩa và xét quản lý với tƣ cách là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý
là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Hay nói cách khác, Quản lý là sự tác động có
tổ chức, có mục đích…của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý bằng các
quyết định, các cơ chế chính sách và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay
của ngƣời quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các điều kiện
(nhân lực, tài lực và vật lực…) và các cơ hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của
tổ chức trong một môi trƣờng luôn biến động.
Nhƣ vậy, có thể xem quản lý là một q trình tác động có mục đích, có
kế hoạch dựa trên các chức năng đặc thù của chủ thể quản lý nhằm gây ảnh
hƣởng đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt đƣợc mục
tiêu quản lý, từ đó nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu của tổ chức.
Quản lý có 4 chức năng cơ bản sau:
- Chức năng lập kế hoạch;
- Chức năng tổ chức;
- Chức năng chỉ đạo;
- Chức năng kiểm tra - đánh giá.
Ngồi 4 chức năng cơ bản, truyền thống nói trên, nghiên cứu quá trình
quản lý trong điều kiện xã hội thơng tin, gần đây nhiều cơng trình đã đƣa
Thơng tin quản lý nhƣ là một chức năng không thể thiếu.
1.2.2. Quản lý đào tạo
Có nhiều ý kiến khác nhau về đào tạo, trong đó đào tạo theo thuật ngữ
đào tạo của Bộ LĐ nƣớc Anh: “Đào tạo là phát triển có hệ thống về thái độ/
kiến thức/ kỹ năng/ mẫu hành vi theo yêu cầu cá nhân nhằm thực hiện thích
đáng một cơng việc hay một nghề”.
Quan điểm ở Mỹ: “Mọi quy trình tổ chức nhằm bồi dƣỡng việc học tập
trong những thành viên của tổ chức theo hƣớng góp phần nâng cao tính hiệu
quả của tổ chức”.
Kết hợp hai quan điểm trên, Peter Bramley (trong tác phẩm “Evaluating
training effectiveness”) rút ra 3 đặc trƣng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

- Đào tạo phải là một q trình có hệ thống đƣợc kế hoạch và kiểm soát
hơn là học tập ngẫu nhiên từ kinh nghiệm.
- Đào tạo phải làm thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ của ngƣời học (cá
nhân và tập thể).
- Đào tạo nhằm hoàn thiện việc thực hiện nghề và thơng qua đó nâng cao
tính hiệu quả một phần của tổ chức mang trong đó cá nhân và tập thể hoạt động.
Từ đó, có thể nói: Đào tạo là một q trình hoạt động có mục đích, có tổ
chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ
để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo năng lực cho họ vào đời hành
nghề có năng suất và hiệu quả cao.
- Mục tiêu đào tạo.

- Nội dung đào tạo.

- Phƣơng pháp đào tạo.

- Điều kiện đào tạo.

- Lực lƣợng đào tạo (Thầy - ngƣời dạy).

- Tổ chức đào tạo.

- Đối tƣợng đào tạo (Trò - ngƣời học).

- Quy chế đào tạo.

Từ tám yếu tố trên, có thể rút ra sáu nhân tố cốt lõi sau:

- Mục tiêu đào tạo

(M)

- Nội dung đào tạo (ND)

- Phƣơng pháp đào tạo. (PP)

- Lực lƣợng đào tạo (GV)

- Đối tƣợng đào tạo

-Thiết bị dạy học (TBDH)

(HS)

Hoạt động đào tạo trong trung tâm dạy nghề có đặc trƣng nổi bật nhất là
q trình đào tạo. Quá trình đào tạo bao gồm các nhân tố chủ yếu sau: Ba nhân
tố mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo liên kết chặt chẽ
với nhau, quy định nhau và hỗ trợ nhau. Chúng có mối quan hệ với mục tiêu
phát triển KT-XH, trạng thái tiến bộ về văn hóa khoa học của đất nƣớc. Chúng
tạo ra cái lõi của quá trình đào tạo.
Ba nhân tố lực lƣợng đào tạo, đối tƣợng đào tạo, thiết bị dạy học là các
lực lƣợng vật chất, để hiện thực hóa đƣợc mục tiêu đào tạo, tái tạo, sáng tạo nội
dung đào tạo và phƣơng pháp đào tạo. Mối liên hệ tƣơng tác của 6 nhân tố trên
đƣợc thể hiện theo sơ đồ 1.2 sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


MT

GV

HS

ND

PP

TBDH

Sơ đồ 1.2. Mối liên hệ tương tác của sáu nhân tố cốt lõi
của quá trình đào tạo
Quản lý đào tạo là quá trình tổ chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các
hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống theo kế hoạch và chƣơng trình nhất
định nhằm đạt đƣợc mục tiêu của toàn bộ hệ thống.
1.2.3. Quản lý đào tạo nghề
Ơ Việt Nam tồn tại một số khái niệm về quản lý đào tạo nghề nhƣ sau:
Đào tạo nghề (ĐTN) là q trình phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp; ĐTN hƣớng vào hoạt động nghề nghiệp
và hoạt động XH.
Theo tài liệu của bộ LĐTB và XH xuất bản năm 2002 thì khái niệm đào
tạo nghề đƣợc hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho ngƣời lao
động những kiến thức, kĩ năng và thái độ lao động cần thiết để ngƣời lao động
sau khi hồn thành khố học, hành đƣợc một nghề trong xã hội”
Dƣới góc độ quản lý ĐTN có thể định nghĩa: ĐTN là quá trình giáo dục,
phát triển một cách có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và khả
năng tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm.
Những vấn đề chung về quản lý đào tạo nghề:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.2.3.1. Mục tiêu quản lý đào tạo nghề
Mục tiêu quản lý là những kết quả mà chủ thể quản lý dự kiến sẽ đạt
đƣợc do quá trình vận động của đối tƣợng quản lý dƣới sự điều khiển của chủ
thể quản lý. Mục tiêu quản lý ĐTN là chất lƣợng đào tạo tồn diện HS với các
tiêu chuẩn về chính trị, tƣ tƣởng - đạo đức, văn hóa - khoa học, kỹ thuật - công
nghệ, kỹ năng hành nghề và thể chất đƣợc quy định trong mục tiêu đào tạo.
Chất lƣợng đó là kết quả tổng hợp nhiều hoạt động của quá trình đào tạo và của
các hoạt động đảm bảo cho q trình đó.
1.2.3.2. Ngun tắc quản lý đào tạo nghề
Quản lý ĐTN phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc quản lý giáo dục nói
chung và áp dụng các nguyên tắc đó vào quản lý đào tạo ở phạm vi trong một
trƣờng, một trung tâm các nguyên tắc đó bao gồm:
- Ngun tắc đảm bảo tính chính trị: Ngun tắc đảm bảo tính chính trị
địi hỏi mọi chủ trƣơng, chính sách giáo dục cũng nhƣ những quy định đề ra
phải phục vụ đƣờng lối và nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Nội dung,
phƣơng pháp và việc tổ chức quản lý đào tạo phải bảo đảm những nguyên lý
giáo dục và đƣờng lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, nhà trƣờng
khơng đứng ngồi chính trị mà phục vụ chính trị.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Trong phạm vi nhà trƣờng, nguyên tắc này
đòi hỏi một mặt phải tăng cƣờng quản lý tập trung (Khi quyết định những vấn đề
trọng yếu), thống nhất của ngƣời lãnh đạo quản lý; mặt khác phải phát huy, mở rộng
tối đa quyền chủ động của các đơn vị, cá nhân, đảm bảo sự phù hợp của các quy định
chung với các điều kiện cụ thể ở trong nhà trƣờng.
- Nguyên tắc kết hợp Nhà nước và xã hội: Ngun tắc này có vai trị
quan trọng trong quản lý GD, nó địi hỏi phải kết hợp việc quản lý giáo dục
mang tính chất nhà nƣớc với việc quản lý giáo dục mang tính XH, phải lơi cuốn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×