Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thiết kế học liệu điện tử hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học nội dung chương phương pháp tọa độ trong không gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN VĂN CÔNG

THIẾT KẾ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ
HỌC SINH LỚP 12 TỰ HỌC NỘI DUNG CHƢƠNG
“PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thái Nguyên, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN VĂN CÔNG

THIẾT KẾ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ
HỌC SINH LỚP 12 TỰ HỌC NỘI DUNG CHƢƠNG
“PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN”

Chun ngành: Lí luận và PPDH mơn Tốn
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thanh Hải


Thái Nguyên, 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Công

Xác nhận
của trƣởng khoa chuyên môn

Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PG S.TS Trịnh Thanh Hải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Mục lục ................................................................................................................. ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ...............................................................iii

Danh mục các bảng .............................................................................................. iv
Danh mục các hình ............................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
3. Khách thể và Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 5
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
8. Nội dung đƣa ra bảo vệ ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 7
1.1. Tổng quan về học liệu điện tử ........................................................................ 7
1.1.1. Quan niệm về học liệu điện tử ..................................................................... 7
1.1.2. Phân loại học liệu điện tử ............................................................................ 7
1.1.3. Những ƣu điểm và hạn chế của HLĐT ....................................................... 9
1.2. Các hình thức khai thác HLĐT trong dạy học ............................................. 10
1.3. Thực trạng biên tập, sử dụng HLĐT của GV trong dạy học tốn ở THPT. ....... 12
1.3.1. Khảo sát từ phía HS ................................................................................... 12
1.3.2. Khảo sát từ phía GV .................................................................................. 13
1.4. Cơ sở lý luận cho việc thiết kế HLĐT hỗ trợ HS tự học .............................. 14
1.4.1. Sử dụng CNTT trong dạy học ................................................................... 14
1.4.2. Tự học ........................................................................................................ 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.4.3. Dạy học phân hóa ...................................................................................... 19
1.5. Một số các công cụ hỗ trợ thiết kế HLĐT ở trƣờng THPT .......................... 21
1.6. Chuẩn SCORM ............................................................................................. 22

1.7. Tóm tắt chƣơng 1 .......................................................................................... 23
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP
12 TỰ HỌC NỘI DUNG CHƢƠNG “PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG
KHÔNG GIAN” .................................................................................................. 24
2.1. Nội dung, chuẩn kiến thức kỹ năng chƣơng “Phƣơng pháp tọa độ trong
không gian” .......................................................................................................... 24
2.2. Định hƣớng thiết kế, biên tập học liệu điện tử chƣơng “Phƣơng pháp tọa
độ trong không gian” ........................................................................................... 25
2.2.1. Định hƣớng 1: Bám sát nội dung, chuẩn kiến thức kỹ năng ..................... 25
2.2.2. Định hƣớng 2: Phù hợp với xu thế đổi mới PPDH, trong đó tập trung vào thể
hiện rõ tƣ tƣởng dạy học phân hóa ........................................................................... 25
2.2.3. Định hƣớng 3: Có tính đại trà, phổ cập ........................................................ 26
2.3. Quy trình xây dựng HLĐT ............................................................................. 27
2.4. Thiết kế học liệu điện tử chƣơng “Phƣơng pháp tọa độ trong không gian” ....... 29
2.4.1. Thiết kế HLĐT cho mục đích hệ thống hóa kiến thức cơ bản ...................... 29
2.4.2. Thiết kế HLĐT cho mục đích rèn luyện kỹ năng giải toán cơ bản ............... 31
2.4.3. Hệ thống các bài tập theo chủ đề để phát triển năng lực vận dụng kiến
thức vào giải toán.................................................................................................. 45
2.4.4. HLĐT phần tự kiểm tra, đánh giá ............................................................. 77
2.5. Sử dụng HLĐT trong dạy, và học chƣơng “Phƣơng pháp tọa độ trong
không gian” ở trƣờng THPT ................................................................................ 79
2.5.1. Đối với HS ................................................................................................. 79
2.5.2. Đối với GV ................................................................................................ 79
2.6. Tóm tắt chƣơng 2 .......................................................................................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 81

3.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung thực nghiệm ................................................... 81
3.1.1. Mục đích .................................................................................................... 81
3.1.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 81
3.1.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 81
3.2. Thời gian, quy trình và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ....................... 82
3.2.1. Thời gian thực nghiệm sƣ phạm ................................................................ 82
3.2.2. Quy trình tổ chức TNSP ............................................................................ 82
3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................... 83
3.4. Tóm tắt chƣơng 3 .......................................................................................... 88
KẾT LUẬN......................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT
ĐC
DH
DHPH
GAĐT
GV

HLĐT
HS
MTĐT
PT

SGK
THPT
TN
TNSP
VTPT
VTCP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Cơng nghệ thơng tin
Đối chứng
Dạy học
Dạy học phân hóa
Giáo án điện tử
Giáo viên
Hoạt động
Học liệu điện tử
Học sinh
Máy tính điện tử
Phƣơng trình
Sách giáo khoa
Trung học phổ thơng
Thực nghiệm
Thực nghiệm sƣ phạm
Véctơ pháp tuyến
Véctơ chỉ phƣơng

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Kết quả học tập môn toán năm lớp 11 năm học 2012-2013 .............. 82
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các tham số ................................................................ 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.2. Một giờ học với bài giảng điện tử ..................................................... 11
Hình 1.3. Soạn giáo án với phần mềm PowerPoint ........................................... 21
Hình 1.4. Soan giáo án với Phần mềm Violet ................................................... 21
Hình 1.5 Soạn giáo án với phần mềm LectureMAKER .................................... 22
Hình 2.1 Bài giảng PT mặt phẳng ..................................................................... 28
Hình 2.2. Slide trang bìa bài giảng “PT mặt phẳng” ......................................... 30
Hình 2.3. Slide trang nội dung bài học .............................................................. 30
Hình 2.4. Slide kiểm tra trắc nghiệm củng cố bài học ...................................... 30
Hình 2.5. Slide bìa bài “PT đƣờng thẳng .......................................................... 43
Hình 2.6. Slide trang bìa bài “PT đƣờng thẳng” ............................................... 44
Hình 2.7 Đề bài tập dành cho HS yếu kém ....................................................... 44
Hình 2.8 Slide hƣớng dẫn giải bài tập ............................................................... 44
Hình 2.9 Slide lời giải bài tập ............................................................................ 45
Hình 2.10. Hƣớng dẫn bài tập 72 ...................................................................... 71
Hình 2.11. Hƣớng dẫn bài tập 75 ...................................................................... 72
Hình 2.12. Hƣớng dẫn bài tập 76 ...................................................................... 73
Hình 2.12. Hƣớng dẫn bài tập 77 ...................................................................... 74
Hình 2.13. Hƣớng dẫn bài tập 78 ...................................................................... 74
Hình 2.14. Hƣớng dẫn bài tập 89 ...................................................................... 75

Hình 2.15. Slide danh mục lựa chọn các chủ đề ............................................... 76
Hình 2.16. Slide đề bài tập ơn luyện kiến thức theo chủ đề .............................. 76
Hình 2.17. Slide hƣớng dẫn giải bài tập ôn tập kiến thức theo chủ đề ............. 77
Hình 2.18. Slide trang kiểm tra trắc nghiệm khách quan .................................. 78
Hình 2.19. Slide trang kiểm tra trắc nghiệm khách quan .................................. 78
Hình 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất ................................................................ 87
Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất ................................................................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ vai trò của tự học
Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục đƣợc Đảng, Nhà nƣớc hết sức
quan tâm và đƣợc khẳng định trong nghị quyết Trung ƣơng IV khoá VII: "Giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Ngày nay giáo dục đƣợc coi là nền móng
cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vƣợng cho nền kinh tế
quốc dân.
Vai trò của giáo dục là hết sức to lớn nhƣng để làm đƣợc điều đó trƣớc hết
phải đổi mới giáo dục, đổi mới từ tƣ duy giáo dục và cần phải có chiến lƣợc giáo
dục đúng đắn. Về vấn đề này trong “Nghị Quyết Đại hội đại biểu của Đảng khoá
IX đã khẳng định “Đổi mới hình thức giảng dạy, học tập các chƣơng trình giáo
dục phải đổi mới để cập nhật với tri thức hiện đại, thích hợp với lứa tuổi và các
điều kiện giảng dạy học tập cụ thể. Đổi mới phƣớng pháp giảng dạy theo hƣớng
không chỉ để nhồi nhét kiến thức mà quan trọng hơn là chú ý việc phát triển tƣ
duy độc lập, năng động của HS”. Điều đó có thể nói bắt đầu từ hai nhân tố chính
của giáo dục là ngƣời dạy (vai trị chủ đạo) và HS (vai trị chủ động), trong đó
việc chủ động học tập của HS là hết sức quan trọng, nó quyết định khơng nhỏ ở

chất lƣợng giáo dục. Có nghĩa là HS phải có phƣơng pháp học tập đúng đắn, tích
cực và phải có ý thức trau dồi tự học cho chính mình. Bên cạnh đó ngƣời dạy
phải có những định hƣớng HĐ học tập cho HS, phát triển tƣ duy tích cực, hình
thành cho HS năng lực hợp tác, tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân góp
phần nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện đại.
Có thể nói trong việc học tập, vấn đề tự học là cái cốt lõi, cái chủ yếu
nhất của HS nhƣ Gibbon đã nêu, “Mỗi ngƣời điều phải nhận hai thứ giáo dục,
một thứ do ngƣời khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn là do chính mình
tạo lấy”. Việc tự học nó có một ý nghĩa hết sức to lớn, nó giúp HS có thể học
tập suốt đời, học ở những môi trƣờng và điều kiện khác nhau, học tốt ở những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

lĩnh vực kiến thức khác nhau, có thể tự chiếm lĩnh kiến thức, biến cái của nhân
loại thành cái của riêng bản thân mình. Và đó cũng là con đƣờng dẫn đến thành
cơng của HS.
Theo GS Nguyễn Cảnh Tồn [14] “Tự học là tự mình động não, sử dụng
các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp, cùng các phẩm chất của mình, rồi cả
động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực
hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Từ các
cách hiểu trên ta thấy việc học có cốt lõi là tự học, tự học là cơng việc chính của
HS vì khơng thể ai học thế cho mình đƣợc. Tự học là để tự mình khẳng định
mình, vƣợt qua hồn cảnh, hoà nhập với cuộc sống và sống tốt.
Trong vấn đề giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có một
vai trị hết sức quan trọng nó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách
của H S.Tự học giúp HS hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách
vững chắc. Tự học giúp HS có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc
giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Tự học giúp HS hình thành đƣợc tính
tích cực, độc lập tự giác trong học tập. Tự học giúp HS hình thành đƣợc nề nếp

làm việc khoa học. Tự học giúp HS hình thành và phát triển khả năng phân tích,
tổng hợp tài liệu – một phẩm chất quan trọng của tƣ duy.
Thực tế luôn khẳng định rằng xã hội, đất nƣớc muốn phát triển cần phải có
ngƣời tài, vì “Hiền tài là ngun khí của quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nƣớc
mạnh, rồi lên cao, ngun khí suy thì thế nƣớc yếu, rồi xuống thấp”, việc tự học
để HS có một bản lĩnh, trình độ đích thực là hết sức quan trọng, tránh lối học
mang tính đối phó, hình thức rồi để trở thành những con ngƣời hữu danh vơ thực.
Trong tiến trình phát triển chung của nhân loại, tri thức có vai trị thúc
đẩy sự tiến bộ của xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia đều dựa
trên nền tảng tri thức và muốn có tri thức thì phải phát triển giáo dục. Nhƣ lời
Bác Hồ đã nói “Non sơng Việt Nam có vẻ vang, có sánh vai cùng các cƣờng
quốc năm châu hay khơng? Chính là nhờ phần lớn cơng học tập ở các cháu”, dù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

cho giáo dục khơng phải là phƣơng thuốc thần kì có thể thực hiện đƣợc mọi mơ
ƣớc song dù sao nó cũng là một con đƣờng hơn mọi con đƣờng khác huớng vào
phục vụ phát triển toàn diện con ngƣời. Ý thức đƣợc tầm quan trọng đó của tri
thức giáo dục, nƣớc ta coi giáo dục và dạy học là quốc sách, Đảng và nhà nƣớc
ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội học tập với phƣơng hƣớng, con đƣờng thực
hiện là kết hợp đến trƣờng, giáo dục từ xa và tự học. Trong đó tự học để trƣởng
thành là vô cùng quan trọng.
Một trong những đặc trƣng cơ bản, quan trọng nhất trong xã hội tự học là
tƣ tƣởng tự học tập suốt đời. Vì “việc học khơng bao giờ là muộn” (Ngạn ngữ),
hay “Bác học khơng có nghĩa là ngừng học” (Đác-Uyn). Quan niệm tự học suốt
đời nổi lên trong thời đại ngày nay nhƣ một chìa khoá mở cửa đi vào thế kỉ 21 thế giới của nền kinh tế tri thức. Nó đáp ứng những thách thức của một thế giới
đang thay đổi nhanh chóng trên mọi lãnh vực. Trong xã hội tự học suốt đời
ngƣời ta học vì: học để biết, học để làm ngƣời, học để làm việc, học để chung
sống - bốn động cơ này luôn thôi thúc con ngƣời ta phải luôn học tập để đạt đến

Chân - Thiện - Mỹ.
Thực chất tự học là một quá trình học tập, một q trình nhận thức khơng
trực tiếp có GV. Đó là "lao động khoa học", vất vả hơn nhiều so với q trình
học có thầy bởi vì HS phải tự xây dựng cho mình, cách học và sử dụng hợp lý
các điều kiện, hình thức, phƣơng tiện học tập để đạt đƣợc kết quả mong muốn
1.2. Xuất phát từ thực trạng tự học của HS lớp 12 khu vực miền núi phía Bắc
Thực tế trong những năm gần đây, giáo dục của các trƣờng phổ thơng có
nhiều bƣớc tiến rõ rệt. Song ở một số cơ sở địa phƣơng chất lƣợng còn khá
thấp, việc tự học của HS chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, gây ảnh hƣởng không
tốt đến chất lƣợng cũng nhƣ tiến trình học tập của HS ở những bƣớc xa hơn.
HS khu vực miền núi, vùng cao đa phần là con em dân tộc ít ngƣời, dân
trí thấp, cha mẹ khơng có điều kiện chăm lo cho con cái học hành. Ngồi giờ
đến lớp HS cịn phải giúp đỡ bố mẹ các cơng việc gia đình và đồng áng, nƣơng
rẫy, khơng có nhiều thời gian để học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Mặt khác điều kiện học tập rất khó khăn, tài liệu học tập còn thiếu hoặc
chƣa phù hợp với năng lực của HS dẫn đến việc khi lên lớp 12 HS bị rỗng kiến
thức, nên hầu hết HS rất sợ học mơn Tốn. Khả năng tự học của HS là rất yếu,
là GV dạy tốn, đã có 7 năm gắn bó với nghề, 6 năm dạy lớp 12 tơi rất thơng
cảm với HS và trăn trở trƣớc thực tế đó. Bởi vậy trong q trình giảng dạy tơi
ln học hỏi đồng nghiệp và tìm tịi những phƣơng pháp, cách thức thích hợp
để giúp HS tự học, tự ơn tập bổ sung những kiến thức còn rỗng.
Từ thực trạng trên, các GV cần xem lại công tác tổ chức hƣớng dẫn HĐ tự
học cho HS nhằm tìm ra giải pháp về vấn đề tự học cho HS vùng sâu và góp phần
nâng cao chất lƣợng giáo dục ở địa phƣơng.
Qua nghiên cứu tài liệu của tơi, tơi thấy cũng đã có rất nhiều tài liệu biên
soạn giúp HS tự học, nhƣng chƣa có tài liệu nào biên soạn phù hợp với đối

tƣợng HS miền núi.
1.3 Xuất phát từ tác động tích cực của CNTT đến dạy học
Hiện nay với sự phát triển nhƣ vũ bão của CNTT (CNTT) đã mở ra một
kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của công nghệ. CNTT đƣợc ứng dụng trong hầu hết
các lĩnh vực của xã hội, kinh tế, văn hóa, tiêu biểu nhƣ trao đổi thƣ tín, thƣ viện
điện tử, chính phủ điện tử, giáo dục điện tử. Xuất phát từ những ƣu điểm về
mặt kĩ thuật và tiềm năng về mặt sƣ phạm của CNTT, dạy học Tốn với sự hỗ
trợ của CNTT sẽ góp phần tạo nên mơi trƣờng học tập mang tính tƣơng tác cao,
giúp HS tự học hiệu quả hơn.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn hƣớng nghiên cứu Thiết
kế học liệu điện tử hỗ trợ HS lớp 12 tự học nội dung chương “Phương pháp
tọa độ trong khơng gian”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tự học và thực tiễn sử dụng tài liệu tự
học trong dạy học toán ở trƣờng trung học phổ thơng (THPT), thiết kế học liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

điện tử với nội dung chƣơng “Phƣơng pháp tọa độ trong khơng gian” góp phần
nâng cao chất lƣợng tự học cho HS lớp 12.
3. Khách thể và Đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học tốn lớp 12 THPT.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Thiết kế HLĐT hỗ trợ HS lớp 12 THPT tự học
nội dung chƣơng “phƣơng pháp tọa độ trong không gian”.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế đƣợc học liệu điện tử nội dung chƣơng “phƣơng pháp tọa độ
trong không gian” lớp 12 và có các biện pháp phù hợp để khai thác các học liệu
này thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tự học cho HS lớp 12 THPT.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về tự học.
- Nghiên cứu nội dung phƣơng pháp tọa độ trong không gian trong
chƣơng trình Tốn lớp 12.
- Nghiên cứu về thực trạng tự học ở HS lớp 12 ở một số địa bàn thuộc
các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Nghiên cứu về học liệu điện tử và việc sử dụng học liệu điện tử trên thế
giới và ở Việt Nam.
- Xây dựng học liệu điện tử với nội dung phƣơng pháp tọa độ trong
không gian.
- Đề xuất biện pháp hƣớng dẫn HS lớp 12 THPT sử dụng học liệu điện tử
nội dung phƣơng pháp tọa độ trong không gian trong tự học.
- Thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra hiệu quả và tính khả thi của việc
sử dụng các học liệu điện tử trong việc giúp đỡ HS lớp 12 tự học nội dung
phƣơng pháp tọa độ trong không gian.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu, thiết kế học liệu điện tử nội dung
chƣơng “Phƣơng pháp tọa độ trong khơng gian” dƣới hình thức siêu văn bản đa
phƣơng tiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: thu thập thơng tin, tài
liệu, phân tích, tổng hợp...để nghiên cứu lý luận về tự học nói chung, tự học
tốn nói riêng. Nghiên cứu về học liệu điện tử và việc sử dụng học liệu điện
tử trong tự học toán.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn để làm rõ thực trạng và
hiệu quả của đề tài:
- Phƣơng pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn GV tốn và HS lớp 12 nhằm
tìm hiểu về việc tổ chức tự học cho HS lớp 12, tự học môn toán ở một trƣờng
THPT miền núi để phát hiện ra những vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là vấn đề
học liệu trong tự học toán.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về các vấn đề
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm nhằm bƣớc đầu kiểm nghiệm tính
khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các học liệu điện tử trong tự học nội dung
phƣơng pháp tọa độ trong không gian lớp 12.
- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp nhằm góp phần khẳng định tính
hiệu quả các kết quả nghiên cứu của đề tài.
8. Nội dung đƣa ra bảo vệ
- Hình thức, cấu trúc, nội dung học liệu điện tử nội dung phƣơng pháp
tọa độ trong không gian lớp 12 chƣơng trình chuẩn.
- Các biện pháp sƣ phạm khai thác học liệu điện tử trong việc hỗ trợ HS
lớp 12 tự học nội dung phƣơng pháp tọa độ trong khơng gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Trong chƣơng 1, chúng tơi trình bày tổng quan về học liệu điện tử và một
số cơ sở lý luận cho việc xác định hình thức, cấu trúc và nội dung của học liệu
điện tử.
1.1. Tổng quan về học liệu điện tử
1.1.1. Quan niệm về học liệu điện tử

Do học liệu điện tử mới xuất hiện trong thời gian gần đây nên hiện nay
chƣa có đƣợc một định nghĩa chung, thống nhất về học liệu điện tử. Mặc dù có
nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhƣng các quan niệm đều có các điểm chung.
Học liệu điện tử (HLĐT) là các tài liệu học tập đƣợc số hóa theo một cấu
trúc, định dạng và kịch bản nhất định đƣợc lƣu trữ trên máy tính nhằm phục vụ
việc dạy và học qua máy tính.
Các dạng thơng tin thƣờng gặp trong HLĐT là dạng thức số hóa của văn
bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video clip, các ứng dụng tƣơng tác
và hỗn hợp của các dạng thức nói trên.
1.1.2. Phân loại học liệu điện tử
Hiện nay cũng chƣa có một sự phân loại HLĐT một cách thống nhất. Trong
tài liệu Trinh Thị Phƣơng Thảo [13] đã đề xuất phân loại HLĐT nhƣ sau:
- Căn cứ vào khả năng can thiệp vào HLĐT có:
HLĐT đóng: Sau khi xuất bản Giáo viên (GV), HS không thể can thiệp
vào sửa chữa, thêm bớt nội dung học liệu;
HLĐT mở: Trong quá trình sử dụng, GV, HS có thể update để cập nhật,
bổ sung hay xóa bỏ nội dung của học liệu;
- Căn cứ vào khả năng tương tác với HLĐT có:
HLĐT tĩnh: Đây là các HLĐT mà trong q trình sử dụng ta khơng thể
tƣơng tác với nội dung, mặc dù nội dung của HLĐT có thể có những yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

động ảnh động, video,...(về mặt cơng nghệ thì các HLĐT tĩnh với trang web tĩnh
là tƣơng đồng);
HLĐT động: Đây là các HLĐT cho phép tƣơng tác với nội dung. Ngƣời
sử dụng có thể nhận đƣợc các thơng tin phản hồi khác nhau khi ta đƣa ra các
yêu cầu khác nhau, ví dụ ta có thể thực hiện các thao tác tìm kiếm, sắp xếp, trả

lời trắc nghiệm, … nếu HLĐT ở dạng động (về mặt công nghệ, HLĐT ở dạng
động phải có một cơ sở dữ liệu đi kèm).
Các HLĐT tƣơng tác cho phép ngƣời sử dụng có thể tác động trực tiếp
để thay đổi kịch bản ngay trong quá trình trình diễn. Về kiểu tƣơng tác có hai
mức độ: Tƣơng tác thơng qua chọn kịch bản trình diễn (thực đơn hay liên kết)
để khởi động một kịch bản trình diễn tiếp theo sẵn có; tƣơng tác qua các dữ liệu
đƣợc nhập trực tiếp trong quá trình trình diễn, kịch bản trình diễn tiếp theo tùy
thuộc vào giá trị trình diễn đó (ví dụ một câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm, trả lời
đúng hoặc sai sẽ rẽ nhánh theo một trong hai kịch bản tiếp theo). Với loại
tƣơng tác thứ hai này chúng ta phải có một chƣơng trình tạo kịch bản tự động
tùy theo dữ liệu.
- Căn cứ vào phương thức lưu trữ:
Lưu trữ trên các thiết bị cá nhân: HLĐT đƣợc lƣu trữ trên các CD-ROM,
thẻ nhớ, đĩa cứng… Với dạng lƣu trữ này, ngƣời sử dụng dễ dàng mang theo và
sử dụng bất kỳ lúc nào ta muốn.
Lưu trữ trên máy chủ: HLĐT đƣợc lƣu trữ trên các file sever: Trong
trƣờng hợp này đa phần ngƣời sử dụng phải kết nối mạng trong hệ thống mạng
LAN, WAN hoặc kết nối Internet và truy cập đọc trực tiếp hoặc download về
máy tính cá nhân để sử dụng.
Ngồi ra, nếu căn cứ vào sự đa dạng của thông tin trong HLĐT, ta cịn có
thể phân chia HLĐT thành 2 nhóm: HLĐT dạng mono (đơn điệu chỉ có 1 dạng
thơng tin) và HLĐT dạng đa phƣơng tiện (nội dung gồm nhiều dạng thông tin
khác nhau đƣợc thể hiện đồng thời). HLĐT dạng đa phƣơng tiện thƣờng gồm
những loại sau đây: Các file âm thanh để minh họa hay diễn giảng kiến thức;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

các file flash hoặc tƣơng tự đƣợc tạo ra từ các phần mềm đồ họa dùng để mô
phỏng kiến thức; các file video clip đƣợc lƣu trữ trong các định dạng mpeg, avi

hay các định dạng có hiệu ứng tƣơng tự; các file trình diễn tổ hợp các thành phần
trên theo một cấu trúc nào đó.
Một đặc điểm cơ bản của HLĐT là muốn sử dụng các HLĐT ta phải có
các thiết bị điện tử nhƣ máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng…
1.1.3. Những ƣu điểm và hạn chế của HLĐT
Ƣu điểm
HLĐT vừa thay thế đƣợc cho các tài liệu thông thƣờng về nội dung kiến
thức đồng thời lại thay thế đƣợc giáo án giảng dạy của ngƣời GV tức là thông
qua tài liệu, các thiết bị điện tử có thể thay thế ngƣời GV tại một vài thời điểm
nhất định để truyền đạt kiến thức đồng thời HS có thể phần nào tìm kiếm đƣợc
các giải đáp khi có thắc mắc cần hỏi.
Với việc xây dựng HLĐT để sử dụng trên máy tính cá nhân sẽ giúp học
viên khắc phục đƣợc các khoảng cách về thời gian và khơng gian trong việc
học tập từ đó dẫn đến giảm giá thành và nâng cao hiệu quả của khoá học.
Với HLĐT đƣợc ghi lên đĩa CD nên thuận lợi trong việc phân phối cho
từng học viên mang về sử dụng trên máy tính cá nhân mọi nơi, mọi lúc tùy theo
nhu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi ngƣời. GV của các tổ chức đào tạo cũng có
thể sử dụng học liệu đó trong các buổi phụ đạo, hƣớng dẫn cho học viên.
Chuyển tải đƣợc thông tin kiến thức bằng đầy đủ các media: văn bản,
hình ảnh, âm thanh và tiếng nói, hình ảnh động (video)…
Có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc, sử dụng nhiều lần, lặp lại từng phần tùy
nhu cầu cụ thể của từng H S.
Kích thƣớc rất gọn nhẹ, dễ dàng mang theo ngƣời, sử dụng dễ dàng, chỉ
cần có một PC với cấu hình vừa phải. Giá thành rất rẻ, chỉ bằng 25 - 30% so
với giáo trình in cùng khối lƣợng nội dung.
Dễ vận chuyển đến mọi nơi thông qua gửi e-mail hoặc truyền tệp trên
mạng. Dễ dàng đƣa vào các thƣ viện điện tử hiện đang rất phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


Hạn chế
Trên môi trƣờng học tập của nhà trƣờng ảo (virtual instituton) trong đào
tạo trực tuyến (online training) có thể đặt những học liệu điện tử lên website để
cho học viên và những ngƣời có nhu cầu, sử dụng trực tuyến hoặc tải về máy
tính cá nhân sử dụng nên địi hỏi dung lƣợng băng thơng đƣờng truyền phải tốt
để có thể khai thác các HLĐT đa phƣơng tiện.
Phải tính đến khả năng kết nối Internet nếu muốn khai thác các HLĐT trên
mạng (hiện nay các HLĐT của các công ty Việt Nam hầu hết đều đòi hỏi phải kết
nối Internet).
1.2. Các hình thức khai thác HLĐT trong dạy học
Căn cứ vào mục đích khai thác HLĐT ta có các hình thức sau:
Sử dụng HLĐT theo nghĩa thay cho các sách giáo khoa, sách
tham khảo…:
Trong trƣờng hợp này HLĐT gần nhƣ chỉ là một bản số hóa 1-1 của
sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo và thay vì đọc trực tiếp thì ngƣời sử
dụng lƣu trữ các file trên máy tính, điện thoại di động và đọc chúng. Nhƣ vậy
thay vì mang theo rất nhiều tài liệu, HS chỉ cần một thẻ nhớ. Mặt khác HLĐT
chắc chắn sẽ có hình thức cuốn hút hơn so với bản in lại dễ dàng phóng to, thu
nhỏ, chia sẻ, …
Sử dụng HLĐT để truyền tải nội dung bài giảng trên lớp
Trong trƣờng hợp này HLĐT đƣợc GV khai thác, sử dụng để truyền tải nội
dung bài học đến HS trong các giờ lên lớp. Mục đích chính của việc sử dụng
HLĐT ở đây là việc tích cực hố HĐ chiếm lĩnh kiến thức mới của H S.Với nội
dung dạy học kiến thức mới thì các hình thức làm việc tập trung theo lớp hoặc
theo nhóm trong đó thời lƣợng sử dụng phƣơng tiện đƣợc đan xen trong giờ học,
nghĩa là ta khai thác HLĐT để dạy học một phần của nội dung nhỏ hoặc một nội
dung nhỏ của bài học.
Sử dụng HLĐT dạy một nội dung ngắn
Quỹ thời gian sử dụng HLĐT chỉ trong khoảng từ 1 đến 3 phút nhằm mục

đích nêu ra tình huống có vấn đề, gợi mở, kiểm chứng những suy đốn nhận định
trong q trình đi tìm lời giải hoặc minh hoạ kết quả lời giải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Hình thức này thƣờng đƣợc sử dụng trong hình thức tổ chức lớp học với số
đông. GV hoặc cho một vài HS trực tiếp tƣơng tác với HLĐT. Hình thức này tận
dụng đƣợc thời gian lên lớp và phù hợp hơn cả là các tiết học nội dung bài mới. Ví
dụ, GV sử dụng HLĐT để phát hiện hoặc hình thành động cơ chứng minh định lý,
minh hoạ quỹ tích, minh hoạ kết quả tổng quát vừa tìm đƣợc với những trƣờng
hợp cụ thể...
Sử dụng HLĐT để dạy học trọn vẹn một nội dung
Với mục đích sử dụng HLĐT
để giải quyết trọn vẹn một nội dung
cụ thể trong tiết học nên quỹ thời gian
sử dụng phƣơng tiện có thể kéo dài từ
5 đến 10 phút (Hình 1.1). Qua việc
tƣơng tác với HLĐT HS phát hiện và
giải quyết trọn vẹn một vấn đề.
Hình thức này có thể sử dụng trong

Hình 1.1. Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học toán
(Nguồn Internet)

cả hình thức tổ chức lớp số đơng hoặc
học tập theo nhóm. HĐ sử dụng, khai thác phần mềm đƣợc tiến hành đan xen
với các HĐ khác.
Sử dụng HLĐT dạy trọn vẹn một tiết học
Đối với một số nội dung nhƣ hệ thống lại kiến thức trong các tiết ôn tập

chƣơng, ôn tập cuối năm. HLĐT đƣợc thiết kế thành một hệ thống liên kết chặt
chẽ phối hợp đan xen các HĐ của
thầy và trị để đạt đƣợc mục đích của
giờ giảng. Điều đặc biệt là HLĐT
đƣợc thiết kế sao cho khai thác tối đa
sự hỗ trợ của phần mềm và máy tính
điện tử. Với hình thức này, có thể thời

Hình 1.2. Một giờ học với bài giảng điện tử

lƣợng sử dụng bảng đen sẽ khơng nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

các giờ học khác vì nội dung kiến thức đƣợc thiết kế sẵn trong các Slide và GV
chiếu lên màn hình thay cho viết bảng.
Vì HLĐT tích hợp sẵn một khối lƣợng kiến thức đƣợc liên kết sẵn cho
phép ngƣời GV ơn tập đến phần nào GV kích chuột vào tên mục để chuyển đến
slide nội dung của mục đó. Với HLĐT này, tiến trình lên lớp rất linh hoạt, tiến
trình ơn tập có thể rẽ nhánh, triển khai đi sâu vào những nội dung chi tiết, quay
lui chuyển về những nội dung đã trình bày...Hơn nữa, khối lƣợng kiến thức đƣợc
ôn tập lại trong một tiết rất lớn và GV tiết kiệm đƣợc thời gian để viết, kẻ, vẽ lên
bảng. Nhờ sự hỗ trợ của máy tính và HLĐT, giờ ơn tập chƣơng khơng cịn là
cảnh GV liệt kê lại nội dung đã học mà nó là q trình làm việc tích cực của trị
dƣới sự dẫn dắt của thầy. Việc HS làm việc với "cây" kiến thức sẽ góp phần phát
triển tƣ duy lơgíc, biện chứng.
Tuy nhiên, HLĐT đƣợc thiết kế theo một kịch bản của GV dự định trƣớc
nên việc đƣa ra các tình huống là hữu hạn, các giải pháp đáp ứng yêu cầu cố
định, trong đó thực tế rất đa dạng và phong phú. Vậy GV cần phối hợp với các

phƣơng pháp, hình thức dạy học khác để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động
của HS để nâng cao chất lƣợng dạy học.
1.3. Thực trạng biên tập, sử dụng HLĐT của GV trong dạy học toán ở THPT.
Qua khảo sát thực tế tại 2 đơn vị trƣờng THPT số 2 Văn Bàn và THPT Số
2 Bảo Thắng bằng phiếu trắc nghiệm với GV và HS thu đƣợc kết quả sau:
1.3.1. Khảo sát từ phía HS
Qua thống kê về việc GV sử dụng giáo án điện tử (GAĐT) vào các tiết học
trên lớp và nhận xét về chất lƣợng giờ học, chúng tôi thu đƣợc các kết quả sau:
Kết quả trả lời với phiếu trắc nghiệm:
- Chƣa bao giờ đƣợc học với GAĐT (0%)
- Thƣờng xuyên đƣợc học với GAĐT (28, 8%)
- Thỉnh thoảng mời có tiết đƣợc dạy với GAĐT (71, 2%)
- Khi học với GAĐT nhiều bạn cảm thấy hứng thú (70%),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

- GV dạy sinh động (75.29 %),
- Thích thú vì có hình ảnh, clip sơi động (45.36 %)
- Dễ tiếp thu và nhanh nắm bắt đƣợc bài học (42.78 %).
- Chán khi học với GAĐT (30 %)
- Khó nắm bắt đƣợc trọng tâm bài học (8.76 %).
Phỏng vấn: Hầu hết các bạn đều nghĩ nên đƣa GAĐT phổ biến vào tất cả
các môn học trừ môn thể dục và đều có thái độ tích cực khi học với GAĐT,
nhƣng vẫn thích học theo phƣơng pháp kết hợp sử dụng GAĐT và giảng dạy
theo phƣơng pháp thông thƣờng hơn.
1.3.2. Khảo sát từ phía GV
Việc biên soạn và sử dụng GAĐT trong những năm học qua chƣa đƣợc
chú trọng và chƣa đƣợc thƣờng xuyên, và hầu hết các GV đều gặp những khó
khăn và thuận lợi nhƣ sau:

Khó khăn:
Hệ thống đèn chiếu rất đắt nên khơng phải phịng học nào cũng có máy
chiếu cả (tại trƣờng THPT số 2 Văn Bàn có 4 máy projector, chƣa có phịng cụ
thể dành riêng cho các tiết dạy bằng GAĐT. Trƣờng THPT số 2 Bảo Thắng có
4 đến 5 máy projector và cũng chƣa có phòng cố định để dạy bằng GAĐT).
Chuẩn bị các thiết bị dạy học bằng GAĐT tốn nhiều thời gian, có khi
đang chạy máy xảy ra trục trặc làm gián đoạn tiết học.
Khả năng tiếp cận CNTT của GV không phải ai cũng thực hiện tốt (đặc
biệt là các GV lớn tuổi).
Khơng phải bài nào cũng có thể dạy đƣợc bằng GAĐT, đơi lúc gặp khó
khăn khi soạn GAĐT với những bài nhiều lý thuyết, khó minh họa bằng hình ảnh.
Khi dạy bằng GAĐT đôi lúc HS xao nhãng, hoặc chép bài không kịp yêu cầu
dừng lại để chép bài làm bài giảng ngắt quãng không đƣợc xuyên suốt, trôi chảy.
Thuận lợi
- Sửa chữa và thay đổi dễ dàng hơn so với giáo án thơng thƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

- GV có thể lên mạng download GAĐT về sữa lại theo ý mình.
- Có thể dùng các clip để mơ tả thí nghiệm hoặc thí nghiệm ảo thay thế
các thiết bị thực hành chƣa đƣợc trang bị tại trƣờng.
- Bài giảng sinh động hơn nhất là khi có các hình ảnh hoặc video clip
liên quan đến bài học.
- Ứng dụng nhiều hiệu ứng cũng nhƣ các hình ảnh đẹp làm cho HS hứng
thú, kích thích q trình học tập
- Đỡ tốn thời gian vẽ các hình (mơn tốn hình) khơng gian tại lớp, có thể
vẽ trƣớc tại nhà.
Nhƣ vậy qua khảo sát chúng tôi nhận định: Hầu hết các GV rất ngại soạn
GAĐT, và chƣa ai quan tâm đến việc xây dựng hệ thống bài giảng điện tử dùng

để giúp HS tự học ở nhà.
1.4. Cơ sở lý luận cho việc thiết kế HLĐT hỗ trợ HS tự học
1.4.1. Sử dụng CNTT trong dạy học
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông trong những năm gần
đây đã tác động vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi đến đời sống kinh tế xã
hội, đặc biệt là giáo dục.
Theo Trịnh Thanh Hải [2], việc sử dụng CNTT trong dạy học tốn cho
phép tạo ra một mơi trƣờng dạy học tốn hồn tồn mới với các đặc trƣng cơ
bản sau:
- Học tập dựa trên thông tin ngƣợc: CNTT có khả năng cung cấp nhanh
và chính xác các thơng tin phản hồi dƣới góc độ khách quan. Từ những thông
tin phản hồi cho phép HS đƣa ra sự ƣớc đốn của mình và từ đó có thể thử
nghiệm, thay đổi những ý tƣởng của H S.
- Quan sát các mơ hình: Với khả năng và tốc độ xử lý của CNTT giúp HS
đƣa ra nhiều ví dụ khi khám phá các vấn đề trong toán học. CNTT sẽ trợ giúp HS
quan sát, xử lý các mơ hình, từ đó đƣa ra lời chứng minh cho trƣờng hợp tổng quát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

- Phát hiện các mối quan hệ trong toán học: CNTT cho phép tính tốn
bảng biểu, xử lý đồ họa một cách chính xác và liên kết chúng với nhau. Việc
cho thay đổi một vài thành phần và quan sát sự thay đổi trong các thành phần
còn lại đã giúp HS phát hiện ra các mối tƣơng quan giữa các đại lƣợng.
- Thao tác với các hình động: HS có thể sử dụng CNTT để biểu diễn các
biểu đồ một cách sinh động. Việc đó đã giúp HS hình dung ra các mơ hình hình
học một cách tổng qt từ hình ảnh của máy tính.
- Khai thác, tìm kiếm thơng tin: CNTT cho phép HS làm việc trực tiếp
với các dữ liệu thực, từ đó hình dung ra sự đa dạng của nó và sử dụng nó để

phân tích hay làm sáng tỏ một vấn đề toán học.
- Dạy học với máy tính: Khi HS thiết kế thuật tốn để sử dụng CNTT
giúp tìm ra kết quả thì HS hồn thành dãy các chỉ thị mệnh lệnh một cách rõ
ràng, chính xác. Họ đã sắp đặt các suy nghĩ của mình cũng nhƣ các ý tƣởng
một cách rõ ràng.
- Theo một nhà nghiên cứu về dạy học mơn tốn ngƣời Pháp, thì máy
tính điện tử (MTĐT) có khả năng tạo ra môi trƣờng giải quyết vấn đề (problem
sloving environment) cho HS và mơi trƣờng đó có vai trị to lớn trong việc kích
thích HS tìm tịi, khám phá và từ đó hình thành kiến thức mới. Theo thuyết kiến
tạo thì kiến thức HS đƣợc tạo nên khi HĐ trong môi trƣờng tốn học. Trong
mơi trƣờng CNTT HS tiếp thu đƣợc bằng chính HĐ thực hành của mình
(learning by doing). John Mason (tác giả ngƣời Anh) năm 1992 cho rằng các
phần mềm máy vi tính về tốn có khả năng sử dụng để giải toán và nghiên cứu
khái quát để đi đến việc tìm ra các tính chất tốn học. Rosamund Suntherland
nghiên cứu về dạy học toán với phần mềm logo kết luận rằng: “Điều quan trọng
nhất khi HS sử dụng ngơn ngữ, kí hiệu máy tính là đã có khả năng khái qt
hóa tốn học”.
- Tốn học là một mơn khoa học trừu tƣợng, do đó khai thác và sử dụng
CNTT trong dạy và học tốn có những đặc thù riêng. Ngồi mục tiêu trợ giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

HS chiếm lĩnh kiến thức, thì vấn đề phát triển tƣ duy suy luận lơgic, óc tƣởng
tƣợng sáng tạo tốn học và đặc biệt là khả năng tự tìm tịi chiếm lĩnh kiến thức
là một mục tiêu rất quan trọng. Sản phẩm của môi trƣờng học tập với sự hỗ trợ
của CNTT là những HS có năng lực tƣ duy sáng tạo tốn học, có năng lực giải
quyết các vấn đề và năng lực tự học một cách sáng tạo. Nhƣ vậy, việc tổ chức
dạy và học với sự hỗ trợ của CNTT nhằm xây dựng một môi trƣờng dạy - học
với ba đặc tính sau:

- Tạo ra một mơi trƣờng học tập hồn tồn mới mà trong mơi trƣờng này
tính chủ động, sáng tạo của HS đƣợc phát triển tối đa. HS có điều kiện phát huy
khả năng phân tích, suy đốn và xử lý thơng tin một cách có hiệu quả.
- Cung cấp một mơi trƣờng cho phép đa dạng hóa mối quan hệ tƣơng tác
hai chiều giữa GV và H S.
- Tạo ra một trƣờng dạy học linh hoạt, có tính mở và cá thể hóa cao độ.
Điều khác biệt so với các hình thức dạy học truyền thống là q trình truyền
đạt, phân tích, xử lý thông tin và kiểm tra đánh giá kết quả đƣợc GV, HS thực
hiện có sự trợ giúp của CNTT.
1.4.2. Tự học
1.4.2.1. Quan niệm về tự học
Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001: “…tự học là
quá trình tự mình HĐ lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực
hành…”.
Theo chuyên gia, cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng
đƣợc hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngơn ngữ, hành động của HS trong
hệ thống tƣơng tác của HĐ dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc
về học tập của HS, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của HS, phản ánh năng
lực tổ chức và tự điều khiển của HS nhằm đạt đƣợc kết quả nhất định trong
hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định”. Tự học thể hiện bằng
cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×