Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi cấp Huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.94 KB, 3 trang )

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN - NĂM HỌC 2008 -2009
MÔN THI: TIẾNG VIỆT
Thời gian: 75 phút (Không kể thời gian giao đề)

Bài 1(1 điểm): Hãy trình bày quy tắc: phát âm c/k, g/gh, ng/ngh và viết các âm đầu
c/k, g/gh, ng/ngh kết hợp với phần vần. Lập bảng, lấy ví dụ.
Bài 2 (2 điểm):
a) Hãy phân loại từ phức và lấy 5 ví dụ minh họa cho từng loại.
b) Tìm 3 từ đồng nghĩa: chỉ màu xanh; chỉ màu đỏ.
3 từ trái nghĩa: tả hình dáng; tả phẩm chất.

Bài 3 (2 điểm): Hãy chỉ rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong
đoạn văn sau:
Năm 1964, anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu – ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-
đen Cát-xtơ-rô. Người anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng
thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ,
sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy
múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn
vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn
vàn yêu dấu của mình.
(Theo Nguyễn Khắc Trường)

Bài 4 (2 điểm): Tính tích hợp thể hiện ở phân môn Tập làm văn như thế nào?
Bài 5 (3 điểm): Cho đoạn thơ:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi


Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa.

(Trích “Truyện cổ nước mình” Theo Lâm Thị Mỹ Dạ)

a) Kể tên 5 truyện cổ được gợi lên trong đoạn thơ ?
b) Viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với đoạn thơ đó.

ĐÁP ÁN MÔN THI: TIẾNG VIỆT

Bài 1: Quy tắc: phát âm c/k, g/gh, ng/ngh và viết các âm đầu c/k, g/gh, ng/ngh kết hợp
với phần vần. Lập bảng, lấy ví dụ:

Âm đầu Đứng trước i, ê, e Đứng trước âm còn lại
c / k
phát âm “cờ”
Viết là : k
ki, kê, kẻ
Viết là : c
có, cờ, con…
g / gh
phát âm “gờ”
Viết là: gh
ghi, ghe, ghê
Viết là: g
gay go, gớm…
ng / ngh
phát âm “ngờ”
Viết là: ngh
nghi, nghe, nghê
Viết là: ng

ngon, ngan…

Bài 2: a.Phân loại từ phức và lấy 5 ví dụ cho từng loại.
Từ phức gồm: từ ghép và từ láy (không phân loại từ ghép và từ láy)
- Từ ghép: VD: ghi nhớ, tưởng nhớ, thương mến, thanh cao, lặng im…
- Từ láy: VD: khéo léo, luôn luôn, dẻo dai, cheo leo, chầm chậm….
b. Các từ đồng nghĩa:
- chỉ màu xanh: VD: biêng biếc, mơn mởn; xanh rì…
- chỉ màu đỏ: VD: đỏ au; đỏ ối; đỏ tươi; đỏ chót…
*) và các từ trái nghĩa:
- tả hình dáng: VD: cao/thấp; béo /gầy; to/bé…
- tả phẩm chất: VD: tốt/xấu; cao cả/thấp hèn; rộng lượng/hẹp hòi; hiền/dữ…
Bài 3: Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn
văn sau:
Năm 1964, anh hùng Núp// tới thăm đất nước Cu – ba theo lời mời của
TN CN VN
Chủ tịch Phi- đen Cát-xtơ-rô. Người anh hùng Tây Nguyên// đư
ợc đón tiếp
CN VN
trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp //thấy người Cu-ba giống người
CN VN
Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh

cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người

TN
nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả // lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những
TN
CN VN TN
cuộc vui ấy, anh Núp// thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn

CN VN
vàn yêu dấu của mình.
(Theo Nguyễn Khắc Trường)
Bài 4: Tính tích hợp thể hiện ở phân môn tập làm văn:
Trước hết, ở mỗi quan hệ giữa tập làm văn với các phân môn khác trong cùng một
đơn vị học mà rõ nhất là với phân môn Tập đọc. Nội dung các bài tập làm văn và tập đọc
đều xoay quanh một chủ điểm. Chẳng hạn, chủ điểm của các bài tập đọc ở tuần 15, 16 là
Anh chị em thì các bài tập làm văn cũng thể hiện chủ điểm ấy.
Đặc biệt các bài Tập đọc thường còn được dùng làm mẫu để tạo lập văn bản. Ví dụ,
hàng loạt văn bản thông thường được học trong phân môn Tập đọc như Tự thuật, Bưu
thiếp, Nhắn tin, Mục lục sách, Điện thoại… đã trang bị cho học sinh những hiểu biết ban
đầu và trên cơ sở đó rèn luyện cac kỹ năng viết tự thuật, bưu thiếp, nhắn tin, tra mục lục
sách, nhận và gọi điện thoại… Sự gắn bó chặt chẽ giữa kiến thức và kĩ năng làm văn với
các mảng kiến thức về tự nhiên, xã hội và các kĩ năng sống cũng thể hiện rõ nét tính tích
hợp trong sách giáo khoa
Bài 5: Đoạn thơ:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa.
(Trích “Truyện cổ nước mình” Theo Lâm Thị Mỹ Dạ)
+) Kể được tên 5 truyện cổ được gợi lên trong đoạn thơ: VD: Thạch Sanh; Tấm Cám; Sọ
Dừa; Sự tích Quả dưa hấu; Sự tích hồ Ba Bể…
+) Viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với đoạn thơ trên.
Ý 1; ý 2 người viết phải lồng vào nhau vừa nói lên suy nghĩ, vừa thể hiện cảm xúc của
mình trước đoạn thơ:

*) Đoạn thơ thể hiện được nội dung: truyện cổ nước mình rất nhân hậu, có ý nghĩa rất sâu
xa.
Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông
minh, độ lượng …
Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, hiền
lành, chăm làm, tự tin…
Người viết rất linh hoạt trong việc dẫn dắt giữa lí lẽ và dẫn chứng cho thật phù hợp để
đoạn văn đạt được các yêu cầu: chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, diễn đạt trong sáng,
không mắc các lỗi về chính tả. Lời văn thật sự có cảm xúc của người viết.
Đạt được các yêu cầu trên cho điểm tối đa. Các điểm khác người chấm căn cứ vào biểu
điểm cho điểm thật phù hợp, tránh cho điểm cảm tính.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×