Đỗ Văn Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 133 - 137
133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY - HỌC ĐỊA LÍ
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA THỰC TẾ TÌM HIỂU CÁC TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Đỗ Văn Hảo
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng dạy và học của giáo viên (GV) và học sinh (HS) ở trường
Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên cho thấy: Phần lớn giáo viên vẫn
chưa thực sự coi kênh hình như là một nguồn tri thức. Giáo viên vẫn chưa khai thác triệt để những
thông tin từ hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa mà vẫn sử dụng kênh chữ là phổ biến. Việc
ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng nhằm nâng cao hiệu quả kênh hình trong dạy
học của giáo viên còn nhiều hạn chế. Từ thực tế đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn,
sử dụng và thiết kế, đồng thời phải trang bị hơn nữa về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để
nâng cao hiệu quả của việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí.
Từ khóa: sử dụng kênh hình, giảng dạy địa lý, dạy học địa lý ở trường phổ thông.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong thời kỳ
mới thì mục tiêu dạy - học môn Địa lí trong
nhà trường phổ thông không chỉ truyền đạt
kiến thức, mô tả các sự vật hiện tượng địa lí
mà quan trọng hơn là giúp học sinh (HS) biết
phân tích, so sánh, giải thích sự khác biệt của
các sự vật, hiện tượng địa lí. Đồng thời tìm ra
được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí
với nhau. Thực tế, đối tượng nghiên cứu của
môn học địa lí có phạm vi rất rộng và học
sinh khó có điều kiện để quan sát trực tiếp
được hết các sự vật, hiện tượng địa lí. Cho
nên cách duy nhất để nhận biết chúng là quan
sát qua các phương tiện trực quan, đó là các
lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ, tranh ảnh ,
chúng được coi là kênh thông tin không thể
thiếu với dạy học địa lí. Mặt khác, trong môn
Địa lí, việc tiếp nhận tri thức mới chỉ bằng
kênh chữ xem ra không mấy hiệu quả vì nó ít
để lại ấn tượng cho học sinh, hạn chế quá
trình phát triển năng lực trí tuệ và năng lực tư
duy của học sinh. Đồng thời, lại hướng học
sinh vào việc ghi nhớ kiến thức một cách máy
móc, hời hợt. Đương nhiên, trong giảng dạy
địa lí, việc mô tả đối tượng địa lí một cách rõ
ràng và tương đối chính xác là điều rất quan
trọng. Đó là yếu tố đầu tiên tác động vào nhận
thức, là nền tảng để hình thành biểu tượng địa
lí ở học sinh. Tuy nhiên, để học sinh có thể
hình thành những khái niệm, những biểu
Tel:0912700225
tượng về một số đối tượng địa lí cụ thể thì vai
trò của kênh hình là vô cùng cần thiết.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kênh hình trong dạy học địa lý
Hiện nay, trong chương trình và nội dung
sách giáo khoa môn Địa lí ở trường phổ
thông, chúng ta thấy rõ những điểm mới đó là
việc tăng cường hệ thống kênh hình. Bên
cạnh kênh chữ, lượng thông tin chứa đựng
trong hệ thống kênh hình chiếm tỉ lệ tương
đối lớn. Kênh hình được sử dụng nhiều phong
phú, đa dạng, chất lượng tốt kích thích tư duy
và phát huy được tính tích cực hoạt động của
học sinh. Nhờ việc đưa rộng rãi kênh hình
vào nội dung của môn học, phần kiến thức
mang tính chất thông báo, giảng giải đã được
tinh giảm một cách tối đa, ngày càng phù hợp
với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
Không chỉ là nguồn tư liệu minh họa, người
dạy và người học còn tìm thấy ở kênh hình
một lượng tri thức phong phú. Kênh hình
trong sách giáo khoa địa lí giúp cho người
học đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, phát triển nhận thức theo đúng lô gic
của quá trình tư duy. Như vậy, kênh hình vừa
giúp học sinh có cơ hội quan sát được các đối
tượng, hiện tượng địa lí, vừa tạo ra hứng thú
học tập, tránh được sự nhàm chán khi giáo
viên (GV) chỉ sử dụng phương pháp thuyết
trình. Ở bất kì bậc học nào, khi kênh hình
được sử dụng hợp lí nó sẽ phát huy tác dụng
thực sự của mình. Vấn đề ở chỗ giáo viên
phải trang bị cho học sinh những kĩ năng cần
Đỗ Văn Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 133 - 137
134
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thiết để các em có thể tự khai thác kiến thức
từ hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa.
Thực tiễn việc dạy học nói chung và dạy học
điạ lí nói riêng đã cho thấy, việc khai thác hệ
thống kênh hình trong sách giáo khoa mới
dừng lại ở mức độ đơn thuần là minh họa cho
bài giảng mà chưa hướng dẫn cho học sinh
biết cách khai thác nguồn tri thức phong
phú và hữu ích này. Do đó, học sinh tiếp
thu bài giảng một cách máy móc, hời hợt,
khả năng vận dụng vào thực tế còn hạn chế.
Bởi vậy, việc nghiên cứu và đưa ra những
cách thức khai thác, sử dụng kênh hình một
cách hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của
người giáo viên.
Thực trạng việc sử dụng kênh hình trong
dạy học địa lí ở nhà trƣờng trung học cơ sở
trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Hầu hết các trường trung học cơ sở (THCS)
trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đều đã
được trang bị khá đầy đủ hệ thống các phương
tiện phục vụ dạy học Địa lí, đặc biệt là trang
thiết bị trực quan như bản đồ, tranh ảnh, băng
hình, máy tính Hàng năm, đội ngũ giáo viên
đều được tham gia các lớp tập huấn về đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
và lấy học sinh làm trung tâm và ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy và học.
Đối với học sinh ở Thành phố Thái Nguyên
có nhiều thuận lợi như: Điều kiện kinh tế - xã
hội phát triển hơn các vùng nông thôn; nhờ
nền tảng kiến thức khá tốt ở các cấp học ban
đầu, nên các em có khả năng nhận thức nhanh
hơn hơn so với các em cùng lứa tuổi ở những
vùng khác, nhanh nhẹn, hoạt bát và có điều
kiện tiếp xúc với các phương tiện dạy học địa
lí hiện đại, do đó hầu hết các em đều say mê,
hứng thú học tập. chính vì vậy chất lượng dạy
- học môn Địa lí ngày càng được nâng cao.
Qua nghiên cứu, đánh giá thông qua bảng hỏi
giáo viên (GV) và học sinh (HS) cấp THCS tại
các trường THCS Thịnh Đức, THCS Nguyễn
Du, THCS Túc Duyên, THCS Nha Trang,
chúng tôi đã rút ra được một số nhận xét sau:
Đối với giáo viên
a) Về vai trò của kênh hình trong dạy học điạ
lí ở nhà trường THCS
Kết quả của quá trình điều tra đối với giáo
viên trong bảng hỏi cho thấy: 100% thầy cô
được hỏi đều đồng ý rằng vai trò của kênh
hình là rất quan trọng ở cả 2 mặt: nguồn tri
thức và minh họa. Điều đó chứng tỏ rằng
nhận thức của người giáo viên về kênh hình
trong dạy học địa lí hiện nay đã thay đổi theo
chiều hướng rất tích cực. Nhận thức đó hoàn
toàn phù hợp với nhu cầu đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hiện
nay của người giáo viên nói chung và bộ môn
Địa lí nói riêng.
b) Về mức độ sử dụng kênh hình của giáo
viên trong quá trình dạy học địa lí
Về mức độ sử dụng kênh hình của giáo viên
trong quá trình giảng dạy địa lí ở nhà trường
THCS trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
cho thấy, hầu hết giáo viên thường xuyên sử
dụng các loại kênh hình như: Bản đồ, biểu đồ,
sơ đồ, tranh ảnh. Còn các loại kênh hình khác
như: Mô hình khối, Át Lát, kênh hình tự thiết
kế, băng đĩa có nội dung địa lí mức độ sử dụng
còn rất hạn chế, thậm chí ngay cả loại biểu đồ
có tới 30,7% giáo viên không thường xuyên sử
dụng. Có tới 70,3% giáo viên không thường
xuyên sử dụng băng đĩa có nội dung kiến thức
địa lí. Mức độ sử dụng kênh hình của giáo viên
hiện nay được thể hiện qua bảng 1.
c) Về mức độ khả thi của việc sử dụng các
phương pháp khai thác kênh hình trong dạy
học địa lí nhà trường THCS: Các giáo viên đã
tự đánh giá như sau:
- Tốt: 75%
- Bình thường: 20%
- Khó thực hiện: 5%
- Không thực hiện được: 0%
Đỗ Văn Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 133 - 137
135
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 1. Mức độ sử dụng kênh hình của giáo viên trong quá trình dạy học địa lí
ở nhà trường THCS trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Các loại kênh hình
Mức độ sử dụng (%)
Thƣờng xuyên
Không thƣờng xuyên
Hiếm khi
Bản đồ, lược đồ
91,0
9,0
0,0
Biểu đồ sách giáo khoa
69,3
30,7
0,0
Sơ đồ sách giáo khoa
88,5
11,5
0,0
Tranh ảnh sách giáo khoa
94,1
5.9
0,0
Mô hình khối
70,2
29,8
0,0
Át lát
33,6
60,2
6,2
Kênh hình tự thiết kế
12,5
40,3
47,2
Băng, đĩa có nội dung địa lí
15,0
70,3
14,7
Bảng 2. Ý kiến phản hồi của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác
tri thức từ kênh hình trong dạy học địa lí
Mức độ
Các yếu tố
Nhiều
Ít
Không ảnh hƣởng
1. Kiến thức nền tảng bộ môn chưa vững chắc
100,0
0,0
0,0
2. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của kênh hình chưa
đầy đủ
50,0
50,0
0,0
3. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của kênh hình chưa
đầy đủ
70,0
30,0
0,0
4. Học sinh chưa chú trọng khai thác tri thức từ kênh hình trong quá
trình học tập
70,0
30,0
0,0
5. Chương trình đào tạo còn nặng về lí thuyết
50,0
50,0
0,0
6. Phương pháp giảng dạy của giáo viên còn nặng về thuyết trình
100,0
0,0
0,0
Bảng 3. Học sinh đánh giá tầm quan trọng của các kênh hình
Mức độ
Các kênh hình
Tỷ lệ (%)
Quan trọng nhất
Quan trọng thứ 2
Quan trọng thứ 3
Bản đồ
68,5
20,4
11,1
Biểu đồ
42,7
30,6
26,7
Sơ đồ
35,5
44,2
20,3
Tranh ảnh
31,2
28,3
40,5
Mô hình khối
30,5
35,5
33,0
Băng, đĩa và phần mềm dạy học
72,6
15,3
12,1
Mặc dù có tới 75% giáo viên đánh giá là tốt,
xong vẫn còn một bộ phận giáo viên vẫn chưa
coi trọng đúng về mức độ khả thi của việc sử
dụng các phương pháp khai thác kênh hình trong
dạy học địa lí mà vẫn cho rằng bình thường hoặc
khó thực hiện
d) Về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai
thác tri thức từ kênh hình trong dạy học địa lí.
Trên 70 % giáo viên cho rằng kiến thức nền tảng
bộ môn chưa vững chắc, phương pháp giảng dạy
của giáo viên còn nặng về thuyết trình
Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả khai thác tri thức từ kênh hình trong dạy học
địa lí. Ý kiến phản hồi của giáo viên về những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tri thức
từ kênh hình trong dạy học địa lí được thể hiện
qua bảng 2.
Đối với học sinh
a) Học sinh đánh giá tầm quan trọng của các
kênh hình trong quá trình học tập môn địa lí.
Về đánh giá tầm quan trọng của các kênh hình
trong dạy học địa lí, qua thăm dò, điều tra cho
thấy đa số học sinh vẫn chưa nhận thức được
đầy đủ tầm quan trọng của tất cả các loại kênh
Đỗ Văn Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 133 - 137
136
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
hình, đặc biệt là: Tranh ảnh, mô hình
khối Chính vì vậy người giáo viên cần phải chú
ý hơn nữa trong việc hướng dẫn học sinh khai
thác có hiệu quả đối với mỗi loại kênh hình
trong sách giáo khoa địa lí. Học sinh đánh giá
tầm quan trọng của các kênh hình được thể hiện
qua bảng 3.
b) Mức độ thành thạo trong việc khai thác tri
thức từ kênh hình trong quá trình học tập môn
địa lí.
Về đánh giá mức độ thành thạo trong việc khai
thá tri thức từ kênh hình trong quá trình học tập
môn địa lí, có thể nhận thấy phần lớn học sinh
các trường THCS đều có kỹ năng sử dụng các
phương tiện ở mức độ tốt và khá, còn một bộ
phận sử dụng ở mức độ trung bình. Do vậy đòi
hỏi người giáo viên phải tăng cường sử dụng và
hướng dẫn học sinh thành thạo cách khai thác tri
thức từ kênh hình, đặc biệt các kênh hình trong
sách giáo khoa địa lí. Học sinh đánh giá mức độ
thành thạo trong khai thác tri thức từ kênh hình
được thể hiện qua bảng 4.
c) Tác dụng của việc khai thác kênh hình mà bạn
có được trong quá trình học tập.
Về đánh giá nhận thức của học sinh về tác dụng
của kênh hình trong quá trình học tập, có thể
thấy việc thiết kế bài giảng sử dụng và khai thác
kênh hình đã có tác dụng to lớn trong việc phát
huy, rèn luyện các kỹ năng địa lí. Vì vậy, các em
có hứng thú học tập hơn, tham gia giờ học một
cách tích cực hơn và kết quả học tập cũng cao
hơn. Nhận thức của học sinh về tác dụng của
kênh hình trong quá trình học tập được thể hiện
qua bảng 5.
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Trong dạy học địa lí hiện nay, phần lớn kênh
hình vẫn chưa sử dụng đúng mục đích, chưa
được giáo viên khai thác tối đa những thông tin
hàm chứa trong đó. Có rất nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân
chủ yếu phần lớn các ý kiến của giáo viên cho
rằng: Việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy
còn gặp nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất còn
thiếu, chủ yếu mới có bản đồ treo tường và mỗi
khối lớp chỉ có một bộ bản đồ, còn các mô hình
khối, tranh ảnh vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu, số lượng máy tính ở các trường còn ít so
với nhu cầu thực tế, một bộ phận giáo viên đã
lớn tuổi nên việc sử dụng công nghệ thông tin
còn rất hạn chế.
Tóm lại: qua việc thăm dó lấy ý kiến của các
thầy, cô giáo và các em học sinh cấp THCS tại
các trường trên địa bàn Thành phố Thái
Nguyên, chúng tôi có thể kết luận rằng:
- Phần lớn giáo viên vẫn chưa thực sự coi kênh
hình như là một nguồn tri thức. Giáo viên vẫn
chưa khai thác triệt để những thông tin từ hệ
thống kênh hình trong sách giáo khoa mà vẫn sử
dụng kênh chữ là phổ biến.
- Nhiều giáo viên vẫn chưa đánh giá đúng hiệu
quả của mỗi loại kênh hình trong giảng dạy địa
lí.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế
bài giảng nhằm nâng cao hiệu quả kênh hình
trong dạy học của giáo viên còn nhiều hạn chế, số
lượng giáo viên biết ứng dụng thành thạo công
nghệ thông tin trong dạy học còBảng 4. Học sinh
đánh giá mức độ thành thạo trong khai thác tri thức từ
kênh hình
Mức độ
Các kênh hình
Tỷ lệ (%)
Rất tốt
Tốt
Khá
TB
Kém
Bản đồ
8,0
35,5
40,0
8,8
7,3
Biểu đồ
8,2
31,5
38,2
17,5
4,6
Sơ đồ
9,5
20.4
45.5
15,6
9,0
Tranh ảnh
15.3
42,6
30,5
9,6
2,0
Mô hình khối
20,4
22,1
37,2
16,0
4,3
Băng, đĩa và phần mềm dạy học
18,9
24,5
28,7
18,2
9,7
Bảng 5. Nhận thức của học sinh về tác dụng của kênh hình trong quá trình học tập
Tiêu chí
Tỉ lệ (%)
Nâng cao hiệu quả học tập
74,3
Rèn luyện được kĩ năng quan sát
76,1
Rèn luyện được kĩ năng phân tích
77,0
Rèn luyện được kĩ năng so sánh
52,2
Đỗ Văn Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 70(8): 133 - 137
137
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mở rộng vốn hiểu biết
80,5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc nắm bắt được vai trò và cách phân tích,
khai thác hệ thống các kênh hình trong sách giáo
khoa và các phương tiện bổ trợ, đồ dùng học tập
sẽ giúp giáo viên và học sinh đạt được hiệu quả
cao trong quá trình dạy và học. Bên cạnh đó,
bằng cách này giáo viên có thể phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
tạo điều kiện để các em tự phát hiện và giải
quyết vấn đề, tự rút ra kết luận và từ đó chiếm
lĩnh, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học với
sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Từ thực
trạng trên, chúng tôi thấy có một số kiến nghị
sau:
- Đối với nhà trường: Các nhà trường THCS cần
được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đặc biệt là
trang bị đầy đủ máy vi tính, máy chiếu, phông
chiếu vì hiện nay các phương tiện này ở các
trường THCS còn rất thiếu.
- Đối với giáo viên: Trong quá trình soạn bài,
cần nghiên cứu kĩ nội dung của bài học trên cả
kênh hình và kênh chữ để xác định mục tiêu, nội
dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và mối quan hệ
giữa các kiến thức trong bài học. Đặc biệt cần
phải nắm được tính ưu việt và phương pháp khai
thác của mỗi loại kênh hình sao cho tạo ra hình
ảnh trực quan rõ nét nhất về đối tượng nhận
thức.
- Đối với học sinh: Cần hình thành cho bản thân
phương pháp học tập đúng đắn như: trước bài
học cần nghiên cứu tài liệu chu đáo, trong giờ
học biết khai thác tri thức từ kênh hình và biết
cách ghi chép những vấn đề cơ bản. Giáo viên
cần lưu ý rèn luyện thường xuyên học sinh các
kĩ năng làm việc với kênh hình trong sách giáo
khoa.
Nếu làm tốt được điều này chắc chắn việc khai
thác, sử dụng kênh hình trong dạy học nói chung
và dạy học địa lí nói riêng sẽ phổ biến và góp
phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục- đào
tạo trong nhà trường hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lý luận dạy học Địa lí, Nxb ĐHSP.
[2]. Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh, (2007) Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Trọng Phúc (2000, 2001), Phương tiện thiết bị kĩ thuật trong dạy học Địa lí, Nxb ĐHQG Hà Nội.
[4]. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông, Nxb ĐHQG Hà Nội.
[5]. Mai Xuân San(1999), Rèn luyện kĩ năng Địa lí, Nxb Giáo dục.
SUMMARY
SEARCHING SOME ISSUES ABOUT THE STATE OF THE VIDEO CHANNEL USED
IN TEACHING GEOGRAPHY AT THE LOWER SCHOOLS LOCATED IN THAI
NGUYEN CITY
Do Van Hao
College of Education – Thai Nguyen University
Through learning the reality of teaching by searching, collecting opinions of teachers and students from
almost lower secondary schools located in Thai Nguyen city that most teachers have not really consider the
video channel as a source of knowledge. Teachers not to fully exploit the information from the picture
channel of the textbooks as the word channel is mainly used. The application of information technology to
design lectures to enhance the strength of the picure channel of teacher teaching is still limited. From the
fact that, we should continue to promote the work of regular refresher training on the use and how to design
the image channel as well as to further equip the material base, teaching facilities to improve the
effectiveness of the use of channels of the geographical teaching.
Key words: Teaching by searching, video channel, secondary school teachers, geographocal teaching
Tel: 0912700225