Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

QUAN điểm của hồ CHÍ MINH CHÍNH TRỊ VIÊN NHƯ là “NGƯỜI CHỊ”, “NGƯỜI ANH”, “NGƯỜI bạn” của bộ đội; ý NGHĨA đối với học VIÊN ở TRƯỜNG đại học CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.2 KB, 6 trang )

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH CHÍNH TRỊ VIÊN NHƯ LÀ “NGƯỜI CHỊ”,
“NGƯỜI ANH”, “NGƯỜI BẠN” CỦA BỘ ĐỘI; Ý NGHĨA ĐỐI VỚI HỌC VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Bùi Quang Huy
Hệ Sau đại học - Học viện Chính trị
Với quan niệm cán bộ là “gốc” của mọi công việc, quá trình chăm lo giáo
dục rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ chính trị viên cả về phẩm chất, năng
lực và phương pháp, tác phong công tác. Người cho rằng: Tư cách người chính
trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên ấy tốt thì
bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ thì bộ đội ấy không
tốt. Theo Người, “Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người
chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn”
1
. Đây là một
nội dung cơ bản thể hiện tư cách, phương pháp, tác phong công tác của người
chính trị viên mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, giáo dục bộ đội.
Trước hết, đến với bộ đội chính trị viên phải thân thiết như một người
chị. Chính trị viên như là chỗ dựa tinh thần của bộ đội, phải thực sự gần gũi,
thương yêu bộ đội như một người chị đối với một người em trong gia đình.
Đó là thái độ ân cần, hết mực yêu thương; biết an ủi, động viên chia xẻ với bộ
đội trong cả niềm vui và nỗi buồn của họ. “phải săn sóc đời sống vật chất và
tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu
nguyện vọng và thắc mắc của họ”
2
. Phương pháp công tác của chính trị
viên không thể bằng mệnh lệnh hành chính mà phải bằng cách tiếp cận
khéo léo, phải thực sự sâu sát đời sống tư tưởng, tình cảm và mọi hoạt
động của bộ đội; nắm vững tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc, khó
khăn mà bộ đội cần giúp đỡ; quan tâm đến ăn, ở, mặc, nghỉ ngơi, luyện tập,


công tác, sức chiến đấu của bộ đội. Chính trị viên phải là người cán bộ mà
1
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tr. 392
2
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tr. 207
“bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa đủ áo
mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không
được kêu mình mệt”
3
. Thực tế ở đơn vị hiện nay, nhiều chính trị viên thể
hiện tốt vai trò người chị đối với bộ đội. Tuy nhiên, một bộ phận chính trị
viên chưa có sự gần gũi, bao dung thân thiết như tấm lòng của một người
chị đối với bộ đội; không quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh
thần; chưa sâu sát lắng nghe để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của bộ đội
dẫn đến việc tuyên truyền, giáo dục bộ đội hiệu quả còn thấp. Do đó, chính
trị viên cần quan tâm thực hiện tốt lời dạy của Hồ Chí Minh về vai trò
“người chị” đối với bộ đội.
Không những vậy, đối với bộ đội, chính trị viên còn phải công bình
như một người anh. Có thể coi chính trị viên như là “người cầm, cân nẩy
mực” trong các mối quan hệ ở đơn vị. Là người anh, chính trị viên cần phải
giáo dục, định hướng cho bộ đội hiểu được chân lý, lẽ phải trong qui tắc
ứng xử của các mối quan hệ xã hội, trước hết là các mối quan hệ trong đơn
vị. Theo Hồ Chí Minh, quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, chính sách
đúng, kỷ luật nghiêm. Đối với bộ đội, sự công bình của người anh ở đây
chính là sự thưởng, phạt phải công minh, chính xác, kịp thời; phải khen
thưởng chiến sỹ có công, cất nhắc cán bộ và đội viên tiến bộ, nhưng cũng
phải kiên quyết và khéo léo trong việc giáo dục chỉ ra khuyết điểm của bộ
đội để họ thấy rõ và quyết tâm khắc phục. Là “người anh”, chính trị viên
không được lạm dụng vai trò và ảnh hưởng của mình mà thiên vị “yêu nên
tốt, ghét nên xấu” trong quan hệ, ứng xử với bộ đội. Là người “anh” đối

với bộ đội, thì từ việc lớn đến việc nhỏ, chính trị viên “Đều phải chú ý
chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của binh sỹ, phải coi anh em binh
sỹ như anh em ruột thịt của mình”
4
. Tuy nhiên trên thực tế, vai trò người
anh của chính trị viên đối với bộ đội chưa được thể hiện đúng; còn có biểu
hiện thiên vị, thiếu công tâm trong nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật
bộ đội. Làm cho bộ đội thực hiện nhiệm vụ mà chưa “tâm phục, khẩu
phục” dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc thấp; chưa tạo được sự đoàn
3
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tr. 207.
4
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr. 90 - 91.
2
kết, thống nhất cao về chính trị, tư tưởng trong đời sống của cán bộ chiến
sỹ. Đó cũng là vấn đề cần hết sức quan tâm đối với phương pháp, tác
phong công tác của chính trị viên hiện nay.
Là người đi cảm hoá, giáo dục, chính trị viên còn phải hiểu biết như
một người bạn đối với bộ đội. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong phương
pháp, tác phong công tác của chính trị viên. Đến với tư cách là một người bạn,
chính trị viên sẽ được trải lòng mình với bộ đội. Là người anh, chính trị viên phải
“coi đội viên như chân như tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu với óc”
5
. Và chỉ
khi là người bạn gần gũi, thân thiết, chính trị viên mới hiểu được tư tưởng, tình
cảm, nhận thức của bộ đội. Bộ đội mới chia xẻ hết suy nghĩ của mình cho chính trị
viên. Hiện nay, do có sự khác biệt về nhận thức, tâm lý và điều kiện sống giữa cán
bộ với chiến sỹ. Để làm bạn với bộ đội, chính trị viên phải chấp nhận hy sinh lợi
ích cá nhân để cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, học tập với bộ đội. Chính từ nơi
đó, chính trị viên sẽ được bộ đội chia sẻ tâm nguyện của mình một cách chân thực

nhất, giúp chính trị viên nắm chắc và giải tốt tình hình tư tưởng của bộ đội.
Ba tư cách “người chị”, “:người anh”, “người bạn” của chính trị viên đối
với bộ đội có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, thống nhất trong cùng
một chủ thể người chính trị viên. Đây chính là nét độc đáo của tư tưởng Hồ Chí
Minh về tư cách người chính trị viên. Trong quá trình đi cảm hóa, giáo dục,
thuyết phục bộ đội, tùy hoàn cảnh mà chính trị viên thực hiện từng vai trò một
cách tinh tế và khéo léo để bộ đội dễ gần, dễ mến và tin yêu mình. Thiếu một
trong ba tư cách đó, chính trị viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi đến với bộ đội để
tiến hành công tác tuyên truyền giáo dục.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư cách người chính trị
viên, lớp lớp cán bộ chính trị cuả Đảng trong quân đội đã đi sâu vào đời sống
chính trị, tình thần của bộ đội; xây dựng và củng cố quyết tâm chiến đấu,
công tác, lao động, học tập và rèn luyện của bộ đội, tạo nên trận địa chính trị
tư tưởng vững chắc cho xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, góp phần
quan trọng vào thắng lợi của quân đội ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ở đơn vị nào, chính trị viên làm tốt cả ba
5
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tr. 319 - 322.
3
tư cách Êy, thì ở đó Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của người chỉ
huy, nhiệm vụ của đơn vị được thực hiện nhanh chóng và chính xác, đơn vị
hoàn thành tốt nhiệm. Ngược lại chính trị viên không làm tốt vai trò ấy, thì sẽ
không tạo ra được động lực và quyết tâm hành động của bộ đội trong thực
hiện các nhiệm vụ, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.
Trường Đại học Chính trị là cái nôi đào tạo chính trị viên cho toàn
quân. Cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường qua các thời kỳ luôn ý thức sâu
sắc lời dạy của Người về tư cách người chính trị viên trong giáo dục, huấn
luyện, tạo ra đội nghũ chính trị viên vừa “hồng” vừa “chuyên” cho Đảng và
quân đội, thực sự là những người tiên phong trên mặt trận xây dựng nhân tố chính
trị tinh thần của quân đội ta. Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ

Chính trị, Nghị quyết 513 và Nghị quyết 86 của Đảng ủy Quân sự Trung ương
vào công tác đào tạo cán bộ chính trị, Qui chế giáo dục đào tạo của nhà trường đã
xác định đào tạo chính trị viên: “Có trình độ đại học và cao đẳng, đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam, có bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin vững chắc vào con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với Đảng, có phẩm chất đạo
đức cách mạng trong sáng, có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; khoa học xã hội nhân văn, khoa học quân sự; có năng lực thực hành
nghề nghiệp theo chức danh đào tạo; có sức khoẻ và khả năng tự hoàn thiện, phát
triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội”
6
. Những học viên đang phấn đấu
trở thành người chính trị viên trong tương lai cần phải khắc sâu lời huấn thị của
Hồ Chí Minh, ra sức rèn luyện tư cách người chính trị viên ngay từ lúc còn ngồi
trên ghế nhà trường. Theo đó, mỗi học viên cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Một là, phải thấm sâu lời dạy của Người đối với bộ đội, chính trị viên
phải “thân thiết” như một người chị, “công bình” như một người anh, “hiểu
biết” như một người bạn trong quá trình tu dưỡng, học tập, rèn luyện tại
trường. Cùng với việc hoàn thiện, củng cố và nâng cao phẩm chất, năng
lực, trình độ mọi mặt phải hình thành cho mình bản lĩnh, tác phong, và
phương pháp công tác của người chính trị viên. Xây dựng quan điểm, thái
6
Trường Đại học Chính trị, Qui ché giáo dục đào tạo của nhà trường của trường Đại học Chính trị, ngày 12
tháng 02 năm 2009, điều 02.
4
độ ứng xử đúng đắn, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo với bộ đội trên tình
thương yêu đồng chí, đồng đội.
Hai là, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng của người chính trị
viên, xây dựng cho mình có tình thương yêu đồng chí, đồng đội, sự tôn
trọng hiểu biết lẫn nhau trong tập thể; có thái độ cầu thị, khiêm tốn, hoà nhã với

mọi người; biết chăm lo không chỉ cho việc học tập, rèn luyện của mình mà phải
thường xuyên quan tâm tới các hoạt động của tập thể, coi đó như môi trường
thuận lợi để bồi đắp tình cảm tốt đẹp, thể hiện vai trò như người “chị”, người
“anh”, người “bạn” trong quá trình thực tập chính trị viên tại trường và ở các đơn
vị. ; biết tôn trọng tình cảm, thành quả lao động của mọi người, xem thành quả lao
động của mình là một bộ phận của tập thể. Trong công tác giáo dục, tuyên truyền
vận động bộ đội phải kiên trì, có tình thương yêu con người, tin vào khả năng
vươn lên của bộ đội trên các mặt công tác; dùng chân lý lẽ phải để giáo dục, động
viên bộ đội, kiên quyết loại trừ các biểu hiện sai trái, tự cao, tự đại; dám đương
đầu với khó khăn thử thách, dám nhận lỗi lầm khi có khuyết điểm, đấu tranh đến
cùng với các biểu hiện sai trái.
Ba là, nâng cao chất lượng học tập về trình độ lý luận chính trị và năng
lực chuyên môn; nắm vững kiên thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tưởng Hồ Chí Minh và các môn khoa học xã hội nhân văn, quân sự; không
ngừng củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn; rèn luyện tác phong làm việc
khoa học, sâu sát, cụ thể, tỷ mỉ. Trên cơ sở kiến thức lý luận được trang bị,
cần có sự liên hệ vận dụng vào trong đời sống thực tiễn hàng ngày tại đơn vị,
thật sự gần gũi, bám sát các hoạt động của bộ đội; đôn hậu tế nhị trong giao
tiếp, chín chắn điềm đạm trong công tác và xử lý các mối quan hệ. Trước mắt
cần phải quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo mục
tiêu, yêu cầu đào tạo của từng năm học, khóa học
Tóm lại, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với bộ đội, chính trị viên
phải “thân thiết” như một người chị, “công bình” như một người anh, “hiểu biết”
như một người bạn có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn đối với rèn luyện phẩm
chất và nhân cách người cán bộ chính trị, là một phương châm, tư tưởng chỉ đạo về
đạo đức, tác phong, phương pháp công tác của chính trị viên. Quan điểm trên vừa
có giá trị sâu sắc đối với quá trình học tập, rèn luyện của học viên, vừa là nội dung
5
cần quán triệt và vận dung trong công tác quản lý, giảng dạy của đội ngũ cán bộ
quản lý và giảng viên ở trường Đại học Chính trị hiện nay.

6

×