Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản lý hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy từ phía người học ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điên Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THU HUYỀN





QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY
TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC








THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN THU HUYỀN





QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY
TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh






THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa
được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên



Nguyễn Thu Huyền


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới Phó giáo sƣ - Tiến sỹ Trần Thị Tuyết Oanh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại cho tác giả
những tri thức quý báu, thiết thực để hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa sau Đại học, Đại học Thái Nguyên, quý thầy
cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và
trong việc hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, đầy trách nhiệm
của các đồng chí Ban giám hiệu, cán bộ quản lí, giảng viên trƣờng Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu luận văn
Mặc dù rất đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn
thành luận văn, nhƣng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả
kính mong nhận đƣợc sự góp ý và chỉ bảo của của Thầy, Cô, các cán bộ nghiên
cứu, các nhà quản lí giáo dục và các bạn đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2014
Tác giả




NGUYỄN THU HUYỀN


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
8. Bố cục của luận văn 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA
GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH
TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 8

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 12
1.2.1. Quản lí hoạt động giảng dạy 12
1.2.2. Đánh giá, đánh giá hoạt động giảng dạy 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.2.3. Lấy ý thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy từ sinh viên 21
1.3. Lí luận về quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của
giảng viên từ phía ngƣời học 24
1.3.1. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của
sinh viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên 24
1.3.2. Mục đích của hoạt động lấy thông tin phản hồi 25
1.3.3. Nội dung, phƣơng pháp của hoạt động lấy thông tin phản hồi
về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 26
1.4. Quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên
từ phía ngƣời học 27
1.4.1. Nội dung quản lí hoạt động lấy thông tin 27
1.4.2. Yêu cầu đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng
dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 29
1.4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động lấy thông tin
phản hồi về giảng dạy của giảng dạy từ phía ngƣời học 30
Kết luận chƣơng 1 31
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN 33
2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trƣờng Cao đẳng Kinh tế -
Kỹ thuật Điện Biên 33

2.1.2. Quy mô phát triển lớp, HSSV trƣờng Cao đẳng Kinh tế -
Kỹ thuật Điện Biên 38
2.2. Thực trạng hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng
viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuận Điện Biên 38
2.2.1. Đội ngũ giảng viên và sinh viên của nhà trƣờng 40
2.2.2. Đội ngũ tham gia công tác lấy thông tin phản hồi về giảng
dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
2.2.3. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên đối với hoạt động
lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 45
2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng
dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuận Điện Biên 47
2.3.1. Công tác lập kế hoạch hoạt động lấy thông tin phản hồi về
giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 49
2.3.2. Hình thức tổ chức thực hiện việc lấy thông tin phản hồi 51
2.3.3. Chất lƣợng phiếu hỏi hoạt động lấy thông tin phản hồi về
giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 52
2.3.4. Công tác xử lí số liệu lấy thông tin phản hồi 54
2.3.5. Nên sử dụng kết quả lấy thông tin phản hồi nhƣ thế nào 55
2.3.6. Tác động của hoạt động lấy thông tin phản hồi đến giảng dạy
của giảng viên 56
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy
của giảng viên từ phía ngƣời học 56
2.4.1. Ƣu điểm 56
2.4.2. Nguyên nhân 57
Kết luận Chƣơng 2 57

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG
TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN 59
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 59
3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển của các biện pháp 59
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 60
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và khoa học 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 61
3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 61
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của
giảng viên từ phía ngƣời học 62
3.2.1. Nâng cao trách nhiệm cho CBQL, giảng viên, sinh viên và
cán bộ làm công tác ĐBCLGD về hoạt động lấy thông tin phản hồi
về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 62
3.2.2. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi 65
3.2.3. Chỉ đạo cải tiến hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin
phản hồi 66
3.2.4. Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện hoạt động lấy thông tin
phản hồi 68
3.2.5. Chỉ đạo việc xử lý số liệu và sử dụng kết quả thông tin một các
khách quan 70
3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 70
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 70
3.3.2. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 72

Kết luận Chƣơng 3 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
BGD&ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
CBQL
Cán bộ quản lí
ĐBCLGD
Đảm bảo chất lƣợng Giáo dục
ĐT - HN, TVVL
Đào tạo - Hƣớng nghiệp, tƣ vấn việc làm
KTTH
Kinh tế tổng hợp
%
Phần trăm

Quyết định
SL
Số lƣợng
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp

TB
Trung bình
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
HSSV
Học sinh sinh viên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp quy mô phát triển lớp từ 2010 đến 2013 38
Bảng 2.2. Số lƣợng đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà trƣờng từ năm 2008 - 2013 41
Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ giảng viên tại các khoa 41
Bảng 2.4. Bảng xếp loại rèn luyện HSSV từ năm 2010 đến 2013 42
Bảng 2.5. Bảng xếp loại kết quả học tập HSSV từ năm 2010 đến 2013 42
Bảng 2.6. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi 44
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên đối với việc lấy thông
tin phản hồi 45
Bảng 2.8. Kết quả điều tra ý kiến của sinh viên đối với việc lấy thông
tin phản hồi 46
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện của CBQL đối với công tác lập kế hoạch 49
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện của giảng viên đối với công tác lập kế hoạch 50
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện của sinh viên đối với hình thức tổ chức thực hiện 52

Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, giảng viên về chất lƣợng phiếu hỏi lấy
thông tin phản hồi 53
Bảng 2.13. Thống kê ý kiến của sinh viên về chất lƣợng phiếu hỏi lấy
thông tin phản hồi 54
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết 72
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi 74


`

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lí 14
Hình 1.2. Sơ đồ chu trình quản lí 17
Hình 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp 73
Hình 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp 75





1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bƣớc vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hƣớng toàn cầu
hoá. Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

thực hiện chiến lƣợc dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, có vai trò chính trong đào tạo và phát triển.
Với quan điểm "Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển”, nƣớc ta ngày càng
có nhiều chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ giải pháp để tập trung nâng cao chất
lƣợng giáo dục đại học. Một câu hỏi lớn đặt ra cho nền giáo dục nƣớc ta là: Phải
làm gì và làm nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học, cao đẳng
nhằm đào tạo đủ nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát
triển xã hội? Để cải tiến chất lƣợng giáo dục đại học, cao đẳng trong bối cảnh
giáo dục thế giới và giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam có nhiều thay đổi nhƣ
hiện nay, thì việc đánh giá chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học, cao đẳng
là hoạt động không thể thiếu. Một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa
quyết định và liên quan toàn diện với sự cải tiến chất giáo dục đại học, cao đẳng
cần đƣợc đánh giá là chất lƣợng hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên.
Trong đó việc đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên các cơ sở giáo dục
đại học, cao đẳng là một trong các mối quan tâm của ngành giáo dục - đào tạo và
xã hội. Có nhiều hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên nhƣ: Tự
đánh giá của giảng viên, đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, cán bộ quản
lí, qua hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên, vv và thông qua việc lấy
thông tin phản hồi từ phía ngƣời học.
Kết quả quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng
viên có thể giúp cho giảng viên biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay
không, qua đó biết đƣợc khiếm khuyết trong giảng dạy và củng cố hoàn thiện
kiến thức, không ngừng nâng cao kiến thức, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy,


2
đảm bảo chất lƣợng cho quá trình dạy học. Đồng thời, tạo đƣợc sự gần gũi giữa
thầy và trò nhƣng không mất đi truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”.
Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên với chức năng nhiệm vụ đào
tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực ở trình độ Cao đẳng và trình độ thấp hơn phục vụ

cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên và các Tỉnh lân cận. Để đạt đƣợc
mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của xã hội. Nhà trƣờng thƣờng xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng đội
ngũ giảng viên từ đó nâng cao chất lƣợng đào tạo. Một trong số các biện pháp
nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên là công tác tự đánh giá và đánh giá từ
Khoa, tổ bộ môn, từ ngƣời quản lí và đánh giá giảng viên thông qua ngƣời học.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập và đi sâu vào nghiên cứu việc quản
lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học.
Từ năm học 2009 - 2010, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
đã thực hiện việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên
từ phía ngƣời học, đây là một hoạt động mới, và là một kênh thông tin quan
trọng, có nhiều tác động tích cực đến hoạt động giảng dạy của giảng viên, từ đó
đến nay, việc này đƣợc tiến hành định kỳ trên phạm vi toàn trƣờng. Tuy nhiên
vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả và cách quản lí của công tác
này, vẫn còn một số hạn chế về mẫu phiếu, cách thức tiến hành và phƣơng pháp
xử lý số liệu. Vậy quản lí nhƣ thế nào hoạt động này để đạt hiệu quả cao hơn,
những tồn tại trong quy trình thực hiện là gì? Nhằm tìm hiểu sự tác động của
việc lấy thông tin phản hồi về đánh giá giảng viên về hoạt động giảng dạy của
giảng viên thông qua ngƣời học, trên cơ sở đó đƣa ra những đề xuất, khuyến
nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hình thức đánh giá này. Với mong
muốn khắc phục những hạn chế của việc quản lí hoạt động giảng dạy của giảng
viên thông qua lấy việc lấy thông tin phản hồi về đánh giá giảng dạy của giảng
viên từ phía ngƣời học tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên,


3
chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học "Quản lí hoạt động lấy thông
tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao
Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên". Chúng tôi hy vọng Đề tài nghiên cứu
khoa học này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lí hoạt động đánh giá

giảng dạy của giảng viên tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
Trên cơ sở đó nâng cao chất lƣợng hoạt động giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về quản lí hoạt động lấy thông tin phản
hồi, phân tích thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về
giảng dạy từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên,
từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lƣợng lấy thông tin
phản hồi từ phía ngƣời học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên góp
phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của
giảng viên từ phía ngƣời học ở Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở
Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
4. Giả thuyết khoa học
- ả nhấ
một số , trong đó có hoạt động lấy thông tin phản hồi
về giảng dạy của giảng viên
lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng
- sẽ
giúp nhà trƣờng có hiệu quả hơn, từ
đó nâng cao chất lƣợng hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng, chất lƣợng
giáo dục đào tạo của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nói chung.


4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những lí luận cơ bản về quản lí hoạt động lấy thông tin phản

hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi
về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên.
- Đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về
giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Điện Biên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy
của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên từ năm 2010 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm
phƣơng pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra: : Dùng phiếu hỏi để trƣng cầu ý kiến của CBQL,
giảng viên, sinh viên trong trƣờng nhằm thu thập thông tin.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm đánh giá giảng viên từ góc độ ngƣời
học tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và
khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu đã thu đƣợc.


5
8. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn đƣợc
thể hiện qua 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về
hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Điện Biên.
Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về
hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Điện Biên.
Chƣơng 3. Biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng
dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Điện Biên.


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Giá trị của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đã
đƣợc nhiều tác giả khẳng định. hơn ai hết, sinh viên là ngƣời trực tiếp thụ hƣởng
các hoạt động giảng dạy của giảng viên nên sẽ có độ tin cậy về việc đánh giá.
Jacqueline douglas và alex Douglas, Evaluating Teaching Quality, Quality
in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006 [25]. Trong bài viết này tác giả
nói về việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, của giảng viên là một việc làm để
đánh giá chất lƣợng dạy học và là phƣơng tiện cho việc cải tiến giáo dục. Một
số trƣờng ở Anh quốc để đánh giá chất lƣợng giảng dạy ngƣời ta còn tiến hành
tìm hiểu về các bài giảng của giảng viên hoặc phỏng vấn trực tiếp sinh viên.

Thông qua lấy ý kiến phỏng vấn của sinh viên sẽ phân tích và tổng hợp đánh
giá chất lƣợng giảng dạy.
William E. Cashin (1999), Student Ratings of teaching: Uses and Misuses,
Changing Practices in Evaluating Teaching [29]. Nghiên cứu nêu rõ kết quả
sinh viên đánh giá giảng viên đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích nhƣ giám
sát chất lƣợng giảng dạy và giúp giáo viên nâng cao chất lƣợng giảng dạy,
tuyển chọn giáo viên mới, đánh giá giáo viên đang giảng dạy hàng năm,
trong các quyết định mang tính nhiệm kì và thăng tiến, đánh giá kiểm định
trƣờng học, lựa chọn giáo viên và sinh viên tốt nghiệp để tặng giải thƣởng và
tuyển chọn giáo viên cho các khóa học. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng
kết quả đánh giá của sinh viên cho các quyết định về nhân sự, các nhà quản
lý cần tham khảo các nguồn thông tin khác, không nên sử dụng duy nhất kết
quả đánh giá giảng viên.


7
Robert E.Stake 1998, Teacher Evaluation: Univerty of Illinois, Urbana -
Champaign [27]. Hình thức sinh viên đánh giá giảng viên vẫn có hạn chế là
sinh viên không thể có đánh giá tổng thể hoạt động giảng dạy tại nhiều lớp
hoặc nhiều trƣờng học.
Michele Marincovic (1999), Using Student Feedback to Improve Teaching,
Changing Practices in Evaluating Teaching [26, tr45-69]. Tại rất nhiều trƣờng
đại học và cao đẳng trên thế giới đánh giá của sinh viên đƣợc coi trọng, những
dữ liệu có hệ thống đƣợc thu thập phục vụ cho việc đánh giá giảng dạy. Theo
nghiên cứu của Bộ Giáo dục Mỹ năm 1991 (dựa trên khảo sát của 40.000 giảng
viên đại học) thì 97% các giảng viên cho rằng cần sử dụng “đánh giá của sinh
viên” để thẩm định công tác hoạt động giảng dạy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
có sự thay đổi về hành vi của giảng viên song để có sự thay đổi mạnh mẽ cần
có sự kết hợp giữa phản hồi của sinh viên với các biện pháp giải thích kết quả
đánh giá và kết hợp với các hình thức đánh giá khác nhƣ tự đánh giá, đồng

nghiệp đánh giá.
Sylvia Chong (2009), “Chất lƣợng đại học: đảm bảo chất lƣợng bắt đầu là
sự chuẩn bị chƣơng trình của giảng viên” Int. J. Management in Education,
Vol.3, Nos. 3/4 [28]. Bài viết nói lên chất lƣợng giảng dạy của giảng viên là
nhân tố quan trọng đầu tiên (của mỗi quốc gia) trong quá trình đào tạo. Sự
thành công của Singapore trong giáo dục đào tạo là tùy thuộc vào chất lƣợng
của giảng viên. Những giảng viên có đủ năng lực và giảng dạy có hiệu quả sẽ
xây dựng hệ thống giáo dục ngày càng vững mạnh. Điều này là bƣớc đầu tiên
trong công việc đảm bảo chất lƣợng. Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đã đƣa ra
khía cạnh mong đợi của việc thực hiện và phát triển chƣơng trình từ những ý
kiến của sinh viên về khả năng của giảng viên. Bài viết này gồm 2 phần: Phần 1:
Những vấn đề cốt yếu của đảm bảo chất lƣợng và phần 2: Những cấu trúc và
thành tố quyết định về chất lƣợng.


8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng
dạy của giảng viên là vấn đề mới cả về lí luận và thực tiễn. Hoạt động này chỉ
mới thực hiện đƣợc trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ mang tính hành
chính. Việc đánh giá hoạt động giảng dạy qua ý kiến sinh viên vẫn chƣa đƣợc
sử dụng chính thức trong giáo dục đại học.
Nguyễn Phƣơng Nga (2005) “Quá trình hình thành và phát triển việc Đánh
giá giảng viên”, Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2005 [16]. Tác giả đã khái quát lịch sử hình thành và
phát triển việc đánh giá giảng viên trong đó nhấn mạnh sinh viên đánh giá
giảng viên đã đƣợc sử dụng từ lâu, trải qua các thời kỳ khác nhau. Vào thời kỳ
Trung cổ thì các trƣờng đại học ở châu Âu dựa vào sinh viên để kiểm tra việc
giảng dạy của giảng viên. Vào thời kỳ Thực dân thì Hội đồng quản trị và Hiệu
trƣởng dự giờ quan sát việc giảng dạy của giảng viên thông qua đặt câu hỏi

kiểm tra kiến thức cả năm học của sinh viên. Từ năm 1925 đến năm 1960: dùng
bảng đánh giá chuẩn để sinh viên đánh giá giảng viên. Từ những năm 70 của
thế kỷ 20: Dùng các phƣơng pháp đánh giá nhƣ “Đồng nghiệp đánh giá”, “Chủ
nhiệm khoa đánh giá”, “sinh viên đánh giá” và “tự đánh giá của giảng viên”.
Thông tin thu thập từ bảng đánh giá của sinh viên đƣợc công nhận là không thể
thiếu trong việc đánh giá giảng dạy của giảng viên góp phần đáng kể trong
việc phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay. Vì vậy, từ những năm 80 của thế kỷ
trƣớc đến nay, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đánh giá của sinh viên có
giá trị và nên đƣợc đánh giá rộng rãi.
Lã Văn Mến (2005), “Đánh giá phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên”,
Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2005 [15]. Hiệu quả của phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên phải
thể hiện ở mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng của sinh viên, tác dụng kích thích
tƣ duy và những ảnh hƣởng tích cực đến cảm xúc, tình cảm của họ. Vì vậy sinh
viên sẽ cảm nhận và đánh giá đƣợc những ảnh hƣởng kể trên của phƣơng pháp
giảng dạy của giảng viên với họ.


9
Nguyễn Phƣơng Nga & Bùi Kiên Trung (2005) “Sinh viên đánh giá hiệu
quả giảng dạy”, Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2005 [17]. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã
chứng minh kết quả sinh viên đánh giá hiệu quả môn học khá khách quan; các
thông tin thu đƣợc từ đánh giá của sinh viên đã không chỉ giúp giảng viên tự
điều chỉnh phƣơng pháp dạy mà còn giúp nhà trƣờng xem xét lại chƣơng trình
và nội dung đào tạo của trƣờng.
Bùi Kiên Trung (2005) “Hiệu quả trong công tác đánh giá giảng viên”,
Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2005 [23]. Những đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ
phía sinh viên là nguồn thông tin quan trọng đánh giá trực tiếp hoạt động giảng

dạy của giảng viên.
Vũ Thị Phƣơng Anh (2005) "Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh
viên trong đánh giá chất lƣợng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP
HCM” Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2005 [1]. Không chỉ là một hình thức mang tính tự nguyện,
việc thu thập ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ lâu trở
thành một quy định bắt buộc tại nhiều nơi trên thế giới. Khi vào trang web của
một trƣờng đại học bất kỳ nào thuộc một nƣớc nói tiếng Anh, cũng có thể tìm
đƣợc cuốn cẩm nang hƣớng dẫn chi tiết về việc thực hiện thu thập ý kiến sinh
viên sau mỗi môn học nhằm lấy thông tin phản hồi về các hoạt động giảng dạy
của giảng viên ngay tại các khu vực có phong trào đảm bảo chất lƣợng muộn
màng nhất thế giới nhƣ Đông Nam Á, cũng thấy việc sử dụng ý kiến góp ý của
sinh viên để nâng cao chất lƣợng giảng dạy ngày càng trở thành một xu thế
chung tại các nƣớc rất gần gũi với Việt Nam về mặt địa điểm địa lý nhƣ:
Singapore, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, v.v


10
Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phƣơng pháp dạy và học, nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội [21]. Trong tài liệu này tác giả đã nêu lên chất
lƣợng đào tạo đại học cơ sở khoa học cho việc đổi mới giáo dục đại học, các
phƣơng pháp giảng dạy gồm các ƣu điểm và hạn chế nhằm đạt hiệu quả cao
trong quá trình dạy học. Ngoài ra, trong tài liệu này còn chỉ ra sự khác biệt giữa
dạy và học lấy giảng viên làm trung tâm và lấy sinh viên làm trung tâm. Tác giả
đã đƣa ra 2 vấn đề để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, vai trò giảng viên
đại học trong việc dạy và học trong thời đại công nghệ thông tin.
Lê Văn Hảo, Trƣờng đại học Nha Trang, nâng cao chất lƣợng đào tạo
thông qua phƣơng pháp giảng dạy dựa trên vấn đề [8]. Trong bài viết này tác
giả đã nêu xu thế đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đại học theo hƣớng lấy ngƣời
học làm trung tâm, phƣơng pháp dạy hoc dựa trên vấn đề (DHDTVĐ -

Problem- Based Learning) đang đƣợc các nền giáo dục đại học ở nhiều nƣớc
quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Trong bài viết này tác giả giới thiệu những
nét cơ bản của phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề và phân tích về sự cần
thiết và tính khả thi của phƣơng pháp trong bối cảnh giảng dạy đại học Việt
Nam và cũng là một trong phƣơng pháp cần đƣợc quan tâm trong giai đoạn
ĐBCLGD hiện nay.
Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lƣợng giảng dạy đại học, NXB
nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [20]. Trong tài liệu này tác giả đƣa ra
các khái niệm về chất lƣợng và chất lƣợng giảng dạy đại học các chỉ số thực
hiện và chuẩn mực chất lƣợng trong giảng dạy đại học, một số hình thức đánh
giá trong giảng dạy đại học. Ngoài ra trong tài liệu này tác giả cũng đề cặp tới
vấn đề vai trò của cán bộ giảng dạy trong quá trình đảm bảo chất lƣợng, quá
trình đào tạo ở các cơ sở giảng dạy đại học nƣớc ta đã lạc hậu, giảng viên vẫn
là nguồn cung cấp thông tin chính cho sinh viên. Phƣơng pháp giảng dạy chủ
yếu vẫn là giảng viên thuyết trình, sinh viên ghi chép và học thuộc. Các phƣơng


11
pháp thảo luận, Semina, thực hành, làm đồ án và giải quyết các bài tập chƣa
đƣợc quan tâm thử nghiệm và đƣa vào sử dụng rộng rãi trong các trƣờng đại
học nƣớc ta. Chính sự thụ động của sinh viên trong quá trình học tập là nguyên
nhân chính của sự thụ động và bỡ ngỡ khi họ ra trƣờng làm việc.
Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lƣợng giảng dạy - Nội dung -
Phƣơng pháp - Kỹ thuật, nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm [14]. Trong bài viết
này tác giả đƣa ra cái nhìn về đánh giá chất lƣợng giáo dục nhƣ là một hoạt
động thƣờng xuyên và đƣợc chú trọng trong một tổ chức Nhà trƣờng nơi mà
chất lƣợng giáo dục đƣợc đặt lên hàng đầu. Tác giả đƣa ra rất nhiều phƣơng
pháp và hình thức đánh giá chất lƣợng giáo dục để nhằm ĐBCLGD. Trong tài
liệu này tác giả cũng đề cập tới đánh giá quá trình giảng dạy của giảng viên là
một phần trong quá trình ĐBCLGD.

Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Quý Thanh (2007), Giáo dục đại học, một
số thành tố của chất lƣợng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [18]. Trong
tài liệu này nhóm các tác giả nêu lên vấn đề đứng trƣớc những yêu cầu phát
triển mới trong bối cảnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế hậu công
nghiệp (kinh tế tri thức) thì giáo dục Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa
việc nâng cao chất lƣợng. Nhóm các tác giả đã nghiên cứu các thành tố dẫn
đến chất lƣợng nhƣ việc cải tiến thi đại học, sinh viên đánh giá giảng viên,
hoạt động học tập của sinh viên, học vị khoa học của giảng viên…Thông qua
đó phƣơng pháp giảng dạy là một trong những thành tố đảm bảo chất lƣợng
trong giáo dục đại học.
Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Quý Thanh (2010), Giáo dục đại học,
đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lƣợng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội [19]. Trong quyển sách này bao gồm nhiều bài viết nói về công tác
đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Trong tài liệu này gồm 3 phần: phần 1 về vấn
đề kiểm định chất lƣợng và xếp hạng các trƣờng đại học, phần 2 về vấn đề
đảm bảo chất lƣợng giảng dạy đại học và phần 3 về vấn đề đánh giá chất
lƣợng trong giáo dục.


12
Nguyễn Văn Quyết, Lê Thị Hồng Duyên (2011) "Văn hóa ứng xử trong
lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giáo viên”. Kỉ
yếu hội thảo khoa học Văn hóa chất lƣợng trong trƣờng Đại học, nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011 [22]. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi công tác
lấy ý kiến đánh giá của ngƣời học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên
đã đƣợc triển khai rộng khắp ở cả bậc phổ thông, cao đẳng và đại học, ta thấy
khá nhiều ý kiến khác nhau về công việc này. Tuy nhiên, chiếm một số lƣợng
đông đảo là những ý kiến ủng hộ hoạt động này một cách tích cực. Họ cho
rằng lấy ý kiến phản hồi của học sinh là hoàn toàn phù hợp với quá trình hội
nhập hiện nay, việc mở rộng quy chế dân chủ trong đời sống xã hội; phản hồi

của ngƣời học giúp giáo viên tự nhìn lại bản thân và cố gắng hoàn thiện tri
thức cũng nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm, bên cạnh đó học sinh đƣợc tôn trọng và nói
chung hoạt động giảng dạy trong trƣờng học sẽ trở nên tốt hơn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lí hoạt động giảng dạy
* Khái niệm về quản lý
Quản lý là một hiện tƣợng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại
khách quan đƣợc ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc
gia, trong mọi thời đại, qua đó có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý.
Quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
- Theo Tailor thì: Làm quản lí là bạn phải biết rõ: Muốn ngƣời khác phải
làm gì, hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm.
- F.W Tay lo (ngƣời Mỹ) định nghĩa: Quản lý là biết chính xác ngƣời
khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất
và rẻ nhất.
- Aonapu (ngƣời Nhật) cho rằng: Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa
học và nghệ thuật tác động vào hệ thống mà chủ yếu là con ngƣời nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội xác định.


13
- Theo Peter F Druker thì: Suy cho cùng, quản lí là thực tiễn. Bản chất của
nó không nằm ở nhận thức mà là hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích.
- Các Mác coi quản lý là một đặc điểm sẵn có, bất biến của đời sống xã
hội vì: “Bất cứ lao động trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên
một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt
động cá nhân…Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhƣng một dàn
nhạc thì cần có một nhạc trƣởng”.
Trên đây là những quan niệm khác nhau về quản lý, tuy có cách tiếp cận

khác nhau nhƣng chúng tôi nhận thấy khái niệm quản lý bao hàm một ý nghĩa
chung là:
- Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc
qua những nỗ lực của mọi ngƣời trong tổ chức.
- Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm.
- Quản lý là phƣơng thức tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu chung của một
nhóm ngƣời, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một Nhà nƣớc.
- Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên
đối tƣợng quản lý, thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực trong điều kiện môi trƣờng biến động để hệ thống ổn định, phát
triển, đạt đƣợc những mục tiêu đã định.
Nhƣ vậy, khái niệm quản lý có thể đƣợc hiểu: Quản lý là một quá trình tác
động gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc
mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại hình lao động phong phú,
phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng.
* Mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lí
Có bốn khái niệm quan trọng cần đề cập trong quản lí giáo dục, đó là
chủ thể quản lí, đối tƣợng quản lí, khách thể quản lí và mục tiêu quản lí. Chủ


14
thể quản lí tạo ra những tác nhân tác động lên đối tƣợng quản lí, là nơi tiếp
nhận tác động của chủ thể quản lí và cùng với chủ thể quản lí hoạt động theo
một quỹ đạo để cùng thực hiện theo một qũy đạo, để cùng thực hiện mục tiêu
của tổ chức.
Mục tiêu quản lí thể hiện ý chí của nhà quản lí đồng thời phải phù hợp
với sự vận động và phát triển của các yếu tố có liên quan đến quản lí.
Khách thể quản lí nằm ngoài hệ thống của quản lí giáo dục, nó là hệ
thống khác hoặc các ràng buộc của môi trƣờng. Khách thể quản lí có thể chịu

tác động hoặc tác động trở lại đến hệ thống và hệ quản lí giáo dục. Bốn yếu tố
này tạo thành sơ đồ sau:





Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lí
* Khái niệm về quản lí giáo dục
Hoạt động quản lí giáo dục đƣợc bắt nguồn và dựa trên các nguyên tắc
quản lí trong công nghiệp và thƣơng mại. Hầu hết trƣớc đây các lí thuyết và mô
hình về quản lí dựa trên các mô hình quản lí công nghiệp, dần dần bằng sự
quan sát, kinh nghiệm mà các nhà giáo dục đã điều chỉnh các mô hình này đáp
ứng các yêu cầu đặc trƣng của ngành giáo dục.
Quản lí giáo dục đƣợc hiểu là quản lí các hoạt động giáo dục một các có
hiệu quả trong tình huống thực tế. Theo các nhà thực hành có một khoảng cách
khá lớn giữa việc hiểu lý thuyết quản lí và thực hiện các lý thuyết đó trong đó
tình huống thực tiễn, rõ ràng có sự chênh lệch giữa việc hiểu và ứng dụng lí
thuyết quản lí. Mặc dù cả lí thyết và thực hành đều quan trọng, nhƣng đối với
các nhà quản lí giáo dục thì việc ứng dụng lí thuyết cực kì quan trọng.

Chủ thể
quản lý

Đối
tƣợng
quản lý

Mục tiêu
quản lý


Khách
thể
quản lý

×