Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Quản lý thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.41 MB, 145 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN VĂN TẶNG






QUẢN LÝ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGOÀI CÔNG LẬP TỈNH BẮC NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



NGUYỄN VĂN TẶNG




QUẢN LÝ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGOÀI CÔNG LẬP TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TỪ ĐỨC VĂN




THÁI NGUYÊN - 2014


i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực chƣa hề đƣợc sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Văn Tặng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo
đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi hệ thống tri thức quý báu về khoa học
quản lý giáo dục, những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại học
Thái Nguyên, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Khoa Tâm lý giáo dục,
Phòng Đào tạo, và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND tỉnh Bắc
Ninh; Sở GD&ĐT, các Ban, Ngành, Đoàn thể; các đồng chí CBQL và giáo viên
các trƣờng THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh; các đồng nghiệp và những
ngƣời thân trong gia đình đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sƣ,
Tiến sỹ Từ Đức Văn, Ngƣời thầy, Ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã nhiệt tình
chỉ bảo, giúp đỡ, góp ý để luận văn đƣợc hoàn thành. Cám ơn các Giáo sƣ,
Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ là chủ tịch Hội đồng phản biện và uỷ viên Hội đồng đã
dành thời gian quý báu để đọc, nhận xét và tham gia Hội đồng chấm luận văn.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh
động và nhiều vấn đề cần giải quyết vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót,

bản thân rất mong sự chỉ dẫn, đóng góp giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các
cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Văn Tặng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cần thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
8. Cấu trúc luận văn 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN XHHGD CÁC
TRƢỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP 7
1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1. Ở nƣớc ngoài 8
1.1.2. Ở Việt Nam 10

1.2. Cơ sở pháp lý 13
1.2.1. Hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xã hội
hoá giáo dục 13
1.2.2. Luật Giáo dục 2005 15
1.3. Một số khái niệm về quản lý thực hiện XHHGD 16
1.3.1. Khái niệm về giáo dục, nhà trƣờng, nhà trƣờng THPT, quản lý, quản lý
giáo dục, quản lý nhà trƣờng, giải pháp và giải pháp quản lý 16
1.3.2. Khái niệm về xã hội hoá, xã hội hoá giáo dục 23
1.4. Quản lý thực hiện XHHGD các trƣờng THPT ngoài công lập 29


iv
1.4.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác XHHGD 29
1.4.2. Nguyên tắc, nội dung và hình thức thực hiện XHHGD ở trƣờng
THPT ngoài công lập 32
1.4.3. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ quản lý của Sở GD&ĐT đối với hoạt
động xã hội hoá giáo dục 35
1.5. Nội dung quản lý công tác XHHGD THPT 36
1.5.1. Quản lý việc huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trƣờng
thuận lợi để phát triển giáo dục 36
1.5.2. Quản lý việc tổ chức các lực lƣợng xã hội cùng tham gia thực
hiên mục tiêu, nội dung giáo dục 37
1.5.3. Quản lý huy động các lực lƣợng xã hội tham gia xây dựng, phát triển
hệ thống trƣờng lớp và các loại hình giáo dục trung học phổ thông 38
1.5.4. Quản lý huy động xã hội đầu tƣ các nguồn lực cho giáo dục 39
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý thực hiện xã hội hóa giáo
dục trƣờng THPT ngoài công lập 40
1.6.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý XHHGD 40
1.6.2. Các yếu tố chủ quan về phía Hiệu trƣởng 41
1.6.3. Các yếu tố khách quan 41

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG
Ở TỈNH BẮC NINH 44
2.1. Khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội ở tỉnh
Bắc Ninh 44
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 44
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội tỉnh Bắc Ninh 44
2.2. Tình hình giáo dục THPT ở tỉnh Bắc Ninh 46
2.2.1. Đôi nét về tình hình giáo dục tỉnh Bắc Ninh 46
2.2.2. Vài nét về các trƣờng THPT ở tỉnh Bắc Ninh 46
2.2.3. Quá trình phát triển các trƣờng THPT ngoài công lập 47


v
2.3. Thực trạng về công tác XHHGD các trƣờng THPT NCL ở tỉnh Bắc Ninh 57
2.3.1. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trƣờng THPT NCL 57
2.3.2. Quy mô giáo dục 58
lập trong cán bộ quần chúng 59
XHHGD THPT ngoài công lập 63
66
công lập 70
70
công lập 72
2.5. Nhận xét chung về việc quản lý thực hiện XHHGD các trƣờng
THPT NCL tỉnh Bắc Ninh 82
82
83
84
2 86
Chƣơng 3:

DỤC 87
87
90
. 90
cao chất lƣợng giáo dục. 99


vi
XHHGD THPT NCL. 104
3.2.4 Giải pháp 4: Phát huy s
cƣờng CSVC và các phƣơng tiện phục vụ dạy học trong các
trƣờng THPT NCL. 106
3.2.5. Giải pháp 5: Đa dạng hoá các loại hình trƣờng THPT, nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống THPT ngoài công lập. 111
115
117
117
118
118
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 121
122
122
123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
PHỤ LỤC




iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý
CLGD :
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
CSVC : Cơ sở vật chất
ĐHGD : Đại hội giáo dục
GD & ĐT : Giáo Dục & Đào tạo
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
HS : Học sinh
HSG : Học sinh giỏi
HĐGD :
KT-XH : Kinh tế- Xã hội
LLXH :
NCL :
NSNN : Ngân sách nhà nƣớc
NXB : Nhà xuất bản
PPDH : Phƣơng pháp dạy học
QLGD : Quản lí giáo dục
TBDH : Thiết bị dạy học
THPT : Trung học phổ thông
TW : Trung ƣơng
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XHH : Xã hội hoá
XHHGD : Xã hội hoá giáo dục


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh phổ thông 53
Bảng 2.2: Kết quả giáo dục phổ thông 54
Bảng 2.3: Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi 54
Bảng 2.4: Thực trạng cơ sở vật chất- thiết bị dạy học 55
Bảng 2.5: Xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh THPT 56
Bảng 2.6: Phân tích cơ cấu đội ngũ CBQL trƣờng THPT NCL 58
Bảng 2.7: Quy mô THPT NCL tỉnh Bắc Ninh 58
59
60
61
61
62
65
XHHGD THPT ngoài công lập 66
67
Bảng 2.16: Kết quả XHHGD THPT NCL ở Bắc Ninh 69
Bảng 2.17: Tình hình học sinh THPT 80
Bảng 2.18: Kết quả tốt nghiệp của học sinh THPT 80
Bảng 2.19: Kết quả học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia THPT 81
viên THPT 82
85
Bảng 3.1: Một số quan niệm hiện nay về XHHGD 92
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm 118


vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ kinh tế, xã hội, giáo dục 17
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ nhà trƣờng và công việc 18

Sơ đồ 1.3: Kết quả giáo dục của nhà trƣờng THPT 19
Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý giáo dục 21
Sơ đồ 1.5: Bản chất của XHHGD 25
Sơ đồ 3.1: Biểu diễn các giải pháp quản lý thực hiện XHHGD đối với các
trƣờng THPT NCL ở tỉnh Bắc Ninh 120
Biểu đồ 2.1: Số học sinh THPT ngoài công lập ở tỉnh Bắc Ninh 59
Biểu đồ 2.2: Các loại hình trƣờng THPT ở tỉnh Bắc Ninh 79
Biểu đồ 3.1. Tính quan trọng, cấp thiết, khả thi, của các giải pháp 119




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cần thiết của đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển
nhanh, Sự bùng nổ thông tin và quá trình hội nhập, toàn cầu hoá đòi hỏi những
chuyển biến mạnh mẽ đến giáo dục Việt Nam. Thế kỷ XXI mở ra cho chúng ta
những cơ hội lớn và thách thức lớn. Đứng trƣớc vận hội phát triển mới, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Con ngƣời và nguồn nhân lực là
yếu tố quyết định sự phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo" [28;
204] theo ba định hƣớng lớn: chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá.
Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục đƣợc chuẩn hoá, nền giáo dục cởi
mở có tính hội nhập. Trong nền giáo dục đó, mỗi con ngƣời đều đƣợc học, học
suốt đời để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu của giáo
dục phổ thông là "Phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên

hoặc đi vào cuộc sống cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.” [40; Tr21] thì chủ trƣơng XHHGD là một chủ trƣơng đúng đắn.
, nhân
tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH phát triển xã hội
Bắt nhịp với thời đại mới, con ngƣời ngày nay càng có nhu cầu chiếm
lĩnh tri thức và chia sẻ thông tin vào kho tàng tri thức của nhân loại, tăng cƣờng
giao lƣu văn hoá thì bốn trụ cột của giáo dục là "học để biết, học để làm, học để
khẳng định và học để cùng chung sống" là yêu cầu cần thiết đối với mỗi cá
nhân. Nhƣng thực tế không có nhà trƣờng nào, lực lƣợng giáo dục nào có thể
cung cấp đầy đủ mọi tri thức cho con ngƣời trong cả cuộc đời. Quá trình học
tập với mỗi ngƣời phải liên tục, suốt đời, mọi nơi, mọi lúc mới có thể đáp ứng
nhu cầu trên. Do vậy giáo dục phải đƣợc tiếp cận thƣờng xuyên, cho mọi đối


2
tƣợng, trong mọi thời điểm cuộc đời. Tính chất của giáo dục vì đó có thêm nét
mới là "giáo dục cho mọi người" và “mọi người cho giáo dục" tạo thành một
xã hội học tập với phƣơng châm "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội" Vì vậy Đảng ta chủ trƣơng:
"Đẩy mạnh XHHGD, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân là một giải
pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục. Nhà nước khuyến khích
mọi đóng góp, sáng kiến của xã hội cho giáo dục thực hiện chương trình
giáo dục cho mọi người". [29; Tr135, 136]
Khi nghiên cứu vấn đề XHHGD, trƣớc hết chúng ta cần hiểu đây là một
đòi hỏi khách quan của bản thân sự phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tƣ tƣởng chiến lƣợc này đƣợc Đảng ta
xác định ngay từ khi hình thành nền giáo dục cách mạng là xây dựng nền giáo
dục "của dân, do dân, vì dân” trên nguyên tắc “Khoa học, Dân tộc và Đại
chúng". Tuy nhiên xã hội vẫn tồn tại tƣ tƣởng bao cấp ăn sâu trong tiềm thức là
thói quen hƣởng thụ nền tri thức do giáo dục mang lại bằng những chính sách

ƣu việt đƣợc nhà nƣớc bao cấp. Thói quen ấy làm cho không ít ngƣời chƣa thấy
hết trách nhiệm trong việc tham gia cùng giáo dục để phát triển con ngƣời.
Ngà ; giáo dục đƣợc coi là dịch vụ, XHHGD
vẫn còn là vấn đề mới mẻ nên việc nhận thức chƣa thật đầy đủ. Ngƣợc lại với
tƣ tƣởng hƣởng lợi một chiều từ giáo dục là quan niệm XHHGD đồng nghĩa
với đóng góp công sức và tiền của cho giáo dục.
Để hiểu đúng vai trò của XHHGD và thực hiện đƣợc nghị quyết của
Đảng, vấn đề "Quản lý thực hiện XHHGD đối với các trường THPT" là vấn
đề rất quan trọng và cần thiết. Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển giáo dục đào
tạo cần gắn công tác vận động xã hội sao cho mọi ngƣời đều quan tâm và tham
gia vào sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục học sinh cấp THPT nói riêng,
hƣớng đến mục tiêu phát triển toàn diện.
Ở Việt Nam, học sinh THPT trong độ tuổi từ 15 - 18


3
đời mỗi ngƣời. Nó quyết định con đƣờng tƣơng lai nghề nghiệp, quyết định vị
trí, cơ hội vƣơn lên của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh, khoảng 43.858 em/năm chiếm tỷ lệ 70%
thanh, thiếu niên trong độ tuổi
-
ở tỉnh Bắc Ninh
còn tồn tại nhiều bất cập .
Thứ nhất: Một số địa phƣơng, cấp uỷ Đảng, tổ chức đoàn thể, chính
quyền, cha mẹ học sinh và chính bản thân học sinh chƣa thấy hết tầm quan
trọng của cấp học này nên việc đầu tƣ còn hạn chế.
Thứ hai: Do quan điểm tƣ tƣởng bao cấp còn nặng nề nên tồn tại thói
quen hƣởng thụ nền tri thức do giáo dục mang lại, chƣa thấy hết trách nhiệm
trong việc tham gia cùng giáo dục vì sự phát triển con ngƣời.
Thứ ba: Có nơi, có lúc nhận thức về XHHGD còn phiến diện, cơ chế

quản lý chậm đổi mới, mối quan hệ hai chiều "giáo dục cho mọi ngƣời" và
"mọi ngƣời cho giáo dục" chƣa đƣợc nâng tầm tƣơng xứng với sự phát triển
giáo dục đƣơng đại. Vì vậy việc tìm ra "Giải pháp quản lý thực hiện xã hội
hoá giáo dục đối với các trƣờng Trung học phổ thông ngoài công lập tỉnh
Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay" là một việc cần thiết. Đây là một đòi hỏi
khách quan để hiểu đúng theo tinh thần XHH công tác giáo dục. Nó còn là quá
trình đổi mới phƣơng thức, tổ chức hành động trong giáo dục nhằm tạo ra
- . Đồng thời, qua việc nghiên
cứu, tiếp tục đề xuất những giải pháp quản lý nhằm đƣa giáo dục THPT nói
chung và giáo dục THPT ngoài công lập nói riêng xứng đáng với vị trí bản lề
trong cuộc đời mỗi cá nhân và giúp cho xã hội nâng cao dân trí, góp phần đào
tạo nguồn nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài cho tỉnh Bắc Ninh và cho đất nƣớc.


4
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác XHHGD
ngoài công lập, đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện XHHGD
ở các trƣờng THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay góp
phần phát triển giáo dục THPT ngoài công lập của tỉnh Bắc Ninh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trƣờng THPT ngoài công lập
tỉnh Bắc Ninh
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý thực hiện XHHGD ở các trƣờng THPT ngoài
công lập tỉnh Bắc Ninh
4. Giả thuyết khoa học
XHHGD là vấn đề tất yếu khách quan trong sự nghiệp giáo dục của toàn
Đảng, toàn dân ta. Việc thực hiện XHHGD ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và các

trƣờng THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh nói riêng trong thời gian qua đã đạt
đƣợc những kết quả nhất định, song vẫn tồn tại nhiều bất cập. Nếu xây dựng
đƣợc các giải pháp quản lý phù hợp, thì có thể đẩy mạnh và phát huy tốt hiệu
quả của XHHGD trong quá trình phát triển các trƣờng THPT ngoài công lập
tỉnh Bắc Ninh, nhằm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và chuẩn bị nguồn
nhân lực cho tỉnh nhà.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về XHHGD và quản lý thực hiện
XHHGD ở cấp THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thực hiện XHHGD các
trƣờng THPT ngoài công lập Bắc Ninh
5.3. Xây dựng, đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện XHHGD các trƣờng
THPT ngoài công lập Bắc Ninh


5
6. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về XHHGD và thực
trạng XHHGD ở các trƣờng THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện XHHGD ở
các trƣờng THPT ngoài công lập tỉnh Bắc Ninh.
6.2. Giới hạn khảo sát
Từ năm 2010- 2013
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận về XHHGD. Hệ thống hoá các
khái niệm, các văn bản pháp quy của ngành, địa phƣơng, xác định bản chất các
vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin với tƣ tƣởng "Cách mạng là sự

nghiệp của quần chúng" và vai trò của giáo dục đối với sự phát triển KT-XH
- Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo
- Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc hiện nay: "Giáo dục là quốc sách
hàng đầu" trong thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc
- XHHGD là tƣ tƣởng chiến lƣợc, đƣờng lối cách mạng của Đảng
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học để tìm hiểu thực trạng công tác
XHHGD ở các trƣờng THPT ngoài công lập trên địa bàn (qua phiếu khảo sát).
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Thống kê, lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo chuyên đề, tổng kết
kinh nghiệm.


6
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu; kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và phụ lục; nội
dung cơ bản thể hiện ở:
Chương1: Cơ sở lý luận về quản lý thực hiện xã hội hoá giáo dục các
trƣờng THPT ngoài công lập
Chương2: Thực trạng của công tác xã hội hoá giáo dục v
ngoài công lập ở tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Giải pháp quản lý thực hiện xã hội hoá giáo dục THPT ngoài
công lập ở tỉnh Bắc Ninh




7

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN XHHGD
CÁC TRƢỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP

1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi bàn về vị trí của giáo dục trong tiến trình phát triển xã hội, đã có
bao nhiêu học giả quan tâm đến yếu tố con ngƣời. Con ngƣời là chủ thể sáng
tạo ra lịch sử, là nhân tố quyết định mọi giá trị. Nhƣng con ngƣời muốn phát
triển tốt cần phải có giáo dục tốt. Giáo dục là điều kiện, phƣơng tiện để đạt mục
đích phát triển con ngƣời, phát triển xã hội. Do đó muốn tạo ra sự phát triển
nhất thiết phải đầu tƣ vào giáo dục. Giáo dục khơi dậy đƣợc tiềm năng vô tận
của con ngƣời và đến nay ngƣời ta đã khẳng định giáo dục là lực lƣợng sản
xuất trực tiếp, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển; vì giáo dục đƣợc
coi là chìa khóa cuối cùng mở cánh cửa đƣa xã hội loài ngƣời vào tƣơng lai.
Không p
: học để
biết cách tu dưỡng (Tu); học để biết cách quản lí gia đình (Tề); học để biết
cách phục vụ đất nước, làm cho đất nước thịnh trị (Trị); học để biết cách
phụng sự nhân loại, làm cho thiên hạ thái bình (Bình). Dân tộc Việt Nam
cũng khái quát 4 trụ cột của việc học “Học ăn” (Học cách lĩnh hội); “Học nói”
(học cách diễn đạt ); “Học gói” (học cách kết thúc vấn đề); “Học mở” (Học cách
mở đầu vấn đề, cách triển khai công việc) (Đặng Quốc Bảo- Phát triển nhà
trƣờng -Một số vấn đề lí luận thực tiễn ).
Vậy cốt lõi của hoạt động dạy và học là hoàn thiện nhân cách, năng lực,
bản lĩnh cá nhân để hoà nhập cộng đồng. Một cộng đồng phát triển bền vững
chính là cộng đồng huy động đƣợc sức mạnh từ mỗi thành viên của mình. Do
vậy tƣ tƣởng XHHGD đã hình thành từ lâu đời và ngày càng phát huy tác dụng
của nó.



8
1.1.1. Ở nước ngoài
a. Ở các quốc gia phương Đông
Thời phong kiến, tƣ tƣởng Nho giáo đựơc các nhà Nho đề cập nhƣ là một
thành tố quan trọng trong giáo dục. Nho giáo coi giáo hoá con ngƣời bằng đức
là phƣơng tiện, giải pháp hiệu quả nhất để đào tạo, hoàn thiện con ngƣời từ đó
ổn định xã hội. Họ cho rằng: Bằng giáo dục, giáo hoá có thể thay đổi đƣợc bản
tính vốn có của con ngƣời. Chính vì vậy trong “Luận ngữ”, Khổng Tử (551-233
TrCN) đã coi công việc giáo hoá và giúp dân làm giàu là công việc chính sự
quan trọng nhất của nhà quản lí. Ông quan niệm "Khi dân đã đông thì nhà cầm
quyền phải giúp dân làm giàu. Và khi họ đã giàu thì phải giáo hoá họ" (Khổng
Tử, Luận ngữ, Chƣơng Tử Lộ, Nhà xuất bản Sài Gòn 1950- Đoàn Trung Còn
dịch, trang 203).
Mạnh Tử coi giáo hoá là công việc quan trọng nhất của kế sách giữ nƣớc.
Ông nói: “Người trên không lễ giáo, người dưới không có học thức, kẻ tàn tặc
dấy lên, nước mất đến nơi”.
Công tác XHHGD ban đầu còn thụ động, thô sơ, phiến diện một chiều ở
khía cạnh “Giáo dục cho mọi ngƣời” nhƣng đối tƣợng của giáo dục có ƣu điểm
là quán triệt tƣ tƣởng triết học Phƣơng Đông “Dân vi bản”. Trong Luận Ngữ
(Sđd) Khổng Tử viết: "Hữu giáo vô loại” (Giáo dục không phân biệt kẻ sang
ngƣời hèn, kẻ cao ngƣời thấp), thể hiện tính nhân bản rất cao và có
(nhƣng thực chất chỉ có con nhà khá
giả mới có điều kiện đi học).
Nội dung giáo dục có tính phổ cập cho tất cả mọi ngƣời là “Dạy đạo làm
người, đạo cương thường”. Tƣ tƣởng giáo dục này toát lên tinh thần khoan dung,
sống có trách nhiệm giữa con ngƣời với nhau. Hiếu học là một đặc điểm tốt đẹp của
Nho giáo. Đối chiếu với công tác giáo dục hiện nay chính là tinh thần “học học
nữa, học mãi”, học thƣờng xuyên, liên tục, suốt đời.
Hiện nay, khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, phần đông các quốc gia ý
thức đƣợc điểm xuất phát của nền kinh tế đất nƣớc, đã hiểu rõ vai trò của giáo



9
dục đối với sự phát triển KT-XH. Những năm 90 của thế kỷ 20, các quốc gia
này đã có nhiều hội thảo về sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục. Điển hình
là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan. Hiệp hội cha mẹ học sinh và giáo
viên viết tắt là PTA (Parent Teacher Association) phát triển rất đa dạng.
Ở Trung Quốc, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XVII (1987),
chủ trƣơng: “Kế hoạch lớn trăm năm, giáo dục là gốc”. Tƣ tƣởng này đã mở
đƣờng cho việc huy động các LLXH tham gia vào XHHGD.
Tại Đài Loan, chính quyền đã cho thành lập “Hội giáo dục” ở cả 3 cấp
tỉnh thành, huyện thị, phƣờng xã. Nhiệm vụ của “Hội giáo dục” là huy động
mọi lực lƣợng tham gia vào các hoạt động giáo dục. Đây là tổ chức tƣ vấn cho
chính quyền vận động nhân dân và các LLXH làm giáo dục.
b. Ở các nước Phương Tây
Tại các thành bang Hilạp thời cổ đại nhƣ Sparte và Athen (thế kỉ V-IV
TrCN) bắt đầu xuất hiện giáo dục chuyên biệt qua hệ thống nhà trƣờng: Trƣờng
thể thao (Palacotra), Thể dục quán (Gymasim) hoặc Cao đẳng quân sự (Êphbia).
Trong thời kì trung cổ, ở châu Âu, ban đầu tri thức giáo dục chỉ là bộ
phận của triết học. Những triết gia nổi tiếng nhƣ Xôcrat (469-399 TrCN),
Platon(427-347 TrCN), Aristot (384-322 TrCN) có công lớn trong việc làm
phong phú các tƣ tƣởng giáo dục. Sau này F.Bêcơn(1561-1626 ngƣời Anh),
J.A.Cômenxki (1592-1670 ngƣời Cộng hòa Séc) và J.Locke đã phát hiện trực
tiếp những vấn đề lí luận của giáo dục. Đây là một trong những cội nguồn tƣ
tƣởng giáo dục của Rutxô (1712-1778). Rutxô phản đối đặc quyền đặc lợi về
giáo dục, đàn áp sự phát triển tài năng của bọn quí tộc hƣớng đến một nền giáo
dục công bằng tự do cho mọi ngƣời.
Ngày nay, các nƣớc phƣơng Tây đều nhận thấy rằng giáo dục là “chìa
khoá vạn năng” để mở cánh cửa tƣơng lai xán lạn nên công tác XHHGD là một
vấn đề đƣợc quan tâm sâu sắc.

Tại CHND Pháp, chính phủ rất quan tâm đến phát triển đa dạng các loại
hình đào tạo, đa dạng về mục đích và điều kiện học tập.


10
Ở Liên bang Nga, giáo dục NCL rất chú trọng nâng cao chất lƣợng đội
ngũ giáo viên và CLGD. Vì thế thu hút đƣợc rất nhiều học sinh trong độ tuổi đến
trƣờng. Gần đây, Bộ trƣởng giáo dục của nhóm G8 cùng các thành viên hội đồng
châu Âu (EC) phụ trách giáo dục đã có một cuộc họp quan trọng tại Tokyo (Nhật
Bản). Hội nghị đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo đƣợc coi là trọng tâm hàng đầu
ở các quốc gia; giáo dục là vấn đề sống còn, vấn đề sinh mệnh đối với sự phát
triển kinh tế mỗi nƣớc trong giai đoạn toàn cầu hoá và với sự phát triển chóng mặt
của công nghệ trong thời đại hiện nay.
1.1.2. Ở Việt Nam
a. Dưới thời phong kiến và Pháp thuộc (Trước 1945)
XHHGD bắt nguồn từ truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo của dân
tộc. XHHGD xét về thực chất không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Ngƣời Việt
Nam quan niệm: “Nên thợ nên thầy vì có học
NO ĂN, NO MặC BởI HAY LÀM .” (NGUYễN TRÃI)
Hoặc: “Nhà ta coi chữ hơn vàng
Coi tài hơn cả giàu sang trên đời “. (Nguyễn Bính)
Vì thế cái gốc của ý thức đổi đời, tạo lập cuộc sống tốt đẹp hơn chính là
sự học. Hầu hết các bậc cha mẹ dù khó khăn đến đâu cũng cho con “ kiếm dăm
ba chữ để làm ngƣời”. Dƣới thời phong kiến và Pháp th
dân lao động đều tự lo liệu việc học bằng các hình thức trƣờng tƣ (Thầy đồ tự
mở lớp) hoặc dân tự tổ chức mời thầy dạy (Dân lập). Việc đóng góp với thầy là
tự nguyện.
Năm 1076, nhà Lý lập ra Quốc Tử Giám (trƣờng đại học đầu tiên của
Việt Nam) dạy con em hoàng tộc, đào tạo quan lại phong kiến. Năm 1397, vua
Trần Nhân Tông ban “Chiếu mở trƣờng” ở châu, huyện. Đến đời Hồ, Hồ Quí

Ly quan tâm đến giáo dục để nâng cao dân trí. Nhất là dƣới triều vua Lê Thánh
Tông, quy mô các trƣờng đã mở rộng hơn cho con em dân thƣờng đi học. Đến


11
thời vua Quang Trung, cùng với chính sách khuyến nông, khuyến thƣơng là
chủ trƣơng khuyến học: “Xây dựng đất nƣớc lấy việc khuyến học làm đầu.
Tìm lẽ trị bình lấy tuyển nhân tài làm gốc” (Quang Trung-Ngô Thì Nhậm)
.
b. Thời kì trong và sau kháng chiến (1945-1975)

thành lập Nha bình dân học vụ của chính phủ đã mở đầu cho việc xây dựng
nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Phong trào học tập sôi nổi khắp nơi,
ngƣời ngƣời đi học, nhà nhà đi học, đâu cũng là trƣờng, đâu cũng có thể là lớp
học xoá nạn mù chữ. Tƣ tƣởng giáo dục của Hồ Chí Minh (1890-1969) mang
lại hiệu quả lớn lao “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người”.
c. Thời kỳ đổi mới (Từ năm 1986 đến nay)
Với đƣờng lối đổi mới, Đảng ta đã thổi một luồng gió đầy sinh khí vào
đời sống của toàn dân tộc. Đất nƣớc bắt đầu chuyển mình để bƣớc sang một
thời kì mới, thời kì đổi mới tƣ duy trên các lĩnh vực, đòi hỏi nền giáo dục Việt
Nam phải phát triển với tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Quan
niệm đa dạng hoá, đa phƣơng hoá trong công tác giáo dục vốn có đƣợc tiếp tục
khơi dậy và nâng cao lên một tầm mới.
Qua Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996) và trong Chiến lƣợc phát triển
Giáo dục 2001-2010 và gần đây chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011- 2020, Đảng
ta đã khẳng định: khoa học và công nghệ cùng với GD&ĐT là quốc sách hàng đầu
để phát triển nguồn nhân lực nhằm đƣ
ung công tác XHHGD: “Nhà



12
nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục nhưng vấn đề quan trọng là phải quán
triệt sâu sắc và tiến hành tốt các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng,
phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội.
Phải coi đầu tư cho phát triển là một trong những hướng chính, tạo điều kiện
cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho s -
" [25; Tr11,61]
Năm 1997, Nghị định 90/CP của Chính phủ (tháng 8/1997) nêu rõ phƣơng
hƣớng và chủ trƣơng XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Đến tháng
8/1999, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách
XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
Bên cạnh các Văn kiện, Nghị định, Thông tƣ, Nghị quyết cuả Đảng và
của Nhà nƣớc, các cơ quan liên bộ, các nhà khoa học, các nhà QLGD đã bàn
luận nhiều về công tác XHHGD. Giáo sƣ - Viện sĩ Phạm Minh Hạc trong cuốn
“Giáo dục Việt Nam trƣớc ngƣỡng cửa thế kỷ XXI” đã khẳng định: “Sự nghiệp
giáo dục không phải chỉ là của nhà nước mà là của toàn xã hội; mọi người
cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm
giáo dục" [30; Tr71].
Trong cuốn “Xã hội hoá công tác giáo dục,” giáo sƣ Phạm Tất Dong
cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác này. Các nhà nghiên cứu khác
nhƣ Nguyễn Mậu Bành, Võ Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình, Thái Duy Tuyên,
Đào Huy Ngân có nhiều bài viết về công tác XHHGD. Viện Khoa học Giáo
&ĐT với những giải
pháp ở tầm vĩ mô nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở nƣớc ta. Ngày 30,
31/12/2002, Hội nghị toàn quốc về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác XHHGD, y
tế, văn hoá, thể thao đã đƣợc tiến hành. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tƣớng Phan
Văn Khải đã chỉ đạo: “Cần phải chú ý nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để



13
giải quyết một số vấn đề cơ bản về XHH, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội
về nhận thức, giải quyết tốt các vấn đề về tài chính, tín dụng, đất đai, cơ sở vật
chất, nhân lực và kĩ thuật cho công tác XHHGD”
Nhìn chung về lịch sử vấn đề nghiên cứu, ta thấy XHHGD là một chủ
trƣơng khá quan trọng thúc đẩy sự phát triển của một dân tộc, một quốc gia.
Trên cơ sở nhận thức ấy, tác giả tiếp thu kinh nghiệm của những quan điểm,
những cách làm trƣớc đó đối chiếu với tình hình thực tiễn địa phƣơng để tiếp
tục nghiên cứu và phát huy tác dụng của công tác XHHGD cấp THPT trong
thời kỳ đổi mới.
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1. Hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hoá giáo dục
XHHGD hiểu một cách đầy đủ là quá trình làm cho xã hội nhận thức về
giáo dục, cộng đồng trách nhiệm với giáo dục, vừa chia sẻ khó khăn vừa tham
gia vào các hoạt động giáo dục, làm cho giáo dục phát triển theo mục tiêu mà
Đảng và Nhà nƣớc đã quy định.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban
hành sắc lệnh 146/S ngày 10/8/1946, trong đó khẳng định: "Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu". Ngƣời kêu gọi "Toàn dân tham gia diệt giặc dốt" theo
phƣơng châm “Ngƣời biết dạy cho ngƣời chƣa biết” “Ai cũng phải học”. Ngƣời
xác định ba nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nƣớc nhà là: "Đại chúng hoá,
dân tộc hoá, khoa học hoá và tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ".
Ngày 3/9/1946, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra chỉ thị về nhiệm vụ
công tác Giáo dục ở miền núi đã chỉ rõ phƣơng châm: “Thầy tìm trò, trƣờng
gần dân, quy mô nhỏ. Nhà nƣớc và nhân dân phối hợp, quyết tâm mở rộng cánh
cửa nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa cho các dân tộc.”
Văn kiện Hội nghị lần thứ 12 của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá II
tháng 3 năm 1957 về giáo dục đã khẳng định: “Lấy việc nâng cao CLGD làm
chính, phải kết hợp và phục vụ sản xuất, phục vụ xây dựng kinh tế quốc dân.
Chú ý dựa vào dân mà phát huy công tác giáo dục.”



14
Ngày 11/11/1979, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 14/NQ/TƢ về
cải cách giáo dục đã xác định: “Phối hợp những cố gắng đầu tƣ của nhà nƣớc
với sự đóng góp của nhân dân, của các ngành, các cơ sở sản xuất và sức lao
động của thầy trò trong việc xây dựng trƣờng sở, phòng thí nghiệm, xƣởng
trƣờng, vƣờn trƣờng.”
Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 4 khoá VII đã nhấn mạnh:
"Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, nhưng vấn đề quan trọng là
phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt việc XHH những nguồn đầu tư, mở
rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục
là sự nghiệp của toàn xã hội" [25; Tr11,61]
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, xã hội hoá đƣợc Đảng ta xác
định là cơ sở để hoạch định hệ thống chính sách xã hội "Các vấn đề chính sách
xã hội đều giải quyết theo tinh thần XHH. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng
thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá
nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã
hội". Trên tinh thần ấy, văn kiện Đại hội VIII về Giáo dục - Đào tạo đã nêu: “Cụ
thể hoá chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về XHH sự nghiệp Giáo
dục -Đào tạo, trước hết là vấn đề đầu tư phát triển và đảm bảo kinh phí hoạt
động. Ngoài việc ngân sách dành một tỉ lệ thích đáng cho sự phát triển
GD&ĐT, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần
kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước, đi đôi với việc sử dụng có hiệu
quả nguồn đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo. Những doanh nghiệp sử dụng người
lao động được đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Giáo dục - Đào
tạo”. [24]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII
khẳng định “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn
dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học.
Mọi người chăm lo cho giáo dục. Các cấp uỷ và tổ chức kinh tế xã hội, các gia

đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo

×