Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.56 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
−−−−−−−−−−−−
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
GIAI ĐOẠN 2008-2013
Giảng viên : PGS TS. Trương Quang Thông
Nhóm thực hiện : Nhóm 12
Lớp : Ngân hàng đêm 4
Khóa : K23
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014
1
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
MỤC LỤC
DANH SÁCH
NHÓM THỰC
HIỆN 2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 1
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội 1
2. Sứ mạng kinh doanh và tầm nhìn chiến lược 2
3. Các ngành nghề kinh doanh chính 2
4. Tình hình đầu tư góp vốn 4
5. Hệ thống công nghệ thông tin 4
6. Chiến lược kinh doanh 5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MB 7
2.1. Phân tích nguồn vốn 7
2.2. Phân tích Tài sản 9
2.3. Phân tích tình hình thanh khoản 12
2.4. Phân tích khả năng sinh lời: 13


2.5. So sánh kết quả hoạt động của MB với các ngân hàng khác: 18
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG MB GIAI ĐOẠN 2008-201321
3.1. Phân tích Swot 21
3.2. Đánh giá chung 22
Nhóm 12 Đêm 4- K23
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Nguyễn Việt Dũng 7701231252
2 Nguyễn Thị Cẩm Dung 7701230374
3 Võ Thị Mỹ Hạnh 7701230466
4 Phạm Thị Thanh Kim 7701230580
5 Nguyễn Minh Mẫn 7701230679
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (NHTMCP Quân đội) (gọi tắt là Ngân
hàng Quân đội) được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH –
GP, do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 060297, do sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày
27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất
quốc phòng và làm kinh tế.
Ngân hàng Quân Đội có hội sở chính tại số 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Ngân
hàng có 11 sáng lập viên đó là:
- Tổng công ty bay dịch vụ
- Công ty GAET
- Nhà máy Z113
- Công ty PESCO
- Công ty may 28
- Công ty cơ diện vật liệu nổ 31
- Công ty Tây Hồ

- Tổng công ty xây dựng 11 (Thành An)
- Và một số thể nhân khác đóng góp
Với số vốn đóng góp lúc thành lập là 20 tỷ đồng. Ngân hàng Quân đội là một
pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, có
tài khoản tại Ngân hàng nhà nước. Thời hạn cấp phép hoạt động là 99 năm, tuy nhiên
có thể xin ra hạn khi hết hạn hoạt động.
Ngân hàng Quân đội ra đời với mục đích kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng,
phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp Quân đội tham gia làm kinh tế, các dự án quốc
phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, và cũng để phù
hợp với mục tiêu kinh doanh trong thời kỳ mới thì Ngân hàng cũng còn đóng vai trò là
một ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng mà Ngân hàng
Quân Đội phục vụ khá đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 1
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu vay vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ của
các doanh nghiệp.
Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và liên
tục trong hơn 20 năm hoạt động. Vốn điều lệ tính đến hết quý 02/2014 là
11,593,937,500,000 (Mười một nghìn năm trăm chín mươi ba tỷ chín trăm ba mươi
bảy triệu năm trăm nghìn đồng), tổng tài sản tính đến 30/06/2014 tăng lên hơn 188,570
nghìn tỷ đồng
Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, những năm qua MB đã triển
khai hàng loạt chương trình phục vụ yêu cầu phát triển, đầu tư năng lực kinh doanh.
Đó là từng bước chuyển dịch theo mô hình quản lý tập trung, hình thành hội sở, sở
giao dịch đi đôi với phát triển mạng lưới kinh doanh, đầu tư phương tiện, tăng cường
an ninh. Tính đến thời điểm cuối năm 2013, MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả
nước với 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 01 chi nhánh tại Lào, 138 Chi nhánh và các
điểm giao dịch tại 24 tỉnh và thành phố trên cả nước với hơn 6000 cán bộ nhân viên.
Trong suốt chặng đường hơn 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quân

Đội luôn chú trọng đổi mới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng
công nghệ mới. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng liên tục được cải
thiện, mang lại cho khách hàng sự yên tâm, thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng các
dịch vụ của Ngân hàng Quân Đội.
2. Sứ mạng kinh doanh và tầm nhìn chiến lược
- Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam,
hướng tới vị trí trong top 3, với định vị là một ngân hàng cộng đồng, có đội ngũ
nhân viên thân thiện và điểm giao dịch thuận lợi.
- Phương châm hoạt động: Tăng trưởng mạnh, tạo sự khác biệt và bền
vững bằng văn hóa kỷ luật, đội ngũ nhân sự tinh thông về nghiệp vụ, cam kết cao
và được tổ chức khoa học.
3. Các ngành nghề kinh doanh chính
- Huy động vốn
•Với lợi thế là một ngân hàng TMCP lớn và có tên tuổi, hoạt động huy động vốn
của MB qua các năm vẫn đạt được kết quả tương đối khả quan. Khả năng huy động
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 2
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
vốn cao và ổn định đã giúp MB kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản trong bối cảnh khó
khăn của nền kinh tế Việt nam và kinh tế thế giới hiện nay.
•MB huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nhiều kênh khác
nhau. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng lưới bán hàng quản
lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối CIB (doanh nghiệp lớn và các định chế tài
chính), SME và khách hàng cá nhân đã đem lại hiệu quả. Các hình thức huy động vốn
của MB rất đa dạng, linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu gửi tiền của khách hàng
doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
•Bên cạnh hoạt động huy động vốn truyền thống, MB cũng triển khai các dịch
vụ ngân hàng hiện đại như quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt và các dịch vụ tư vấn tài
chính khác đã mang lại cho MB một sự ổn định lớn về nguồn vốn.
- Cấp tín dụng
•Với sự tham gia của Hội đồng tín dụng Hội sở để đảm bảo hoạt động phê duyệt

tín dụng tập trung với chất lượng cao nhất, giảm tối đa rủi ro xảy ra nợ xấu.
•MB luôn có mức tăng trưởng khá qua các năm cả về số lượng khách hàng và
quy mô dư nợ tín dụng.
•Dư nợ của khách hàng là tổ chức chiếm hơn 80% tổng dư nợ của MB.
•MB đã tham gia tài trợ cho nhiều Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty lớn để thực
hiện nhiều dự án quan trọng như: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn; Tập đoàn viễn
thông Quân Đội (Viettel); Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Than
Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Sông Đà; Nhóm dự án năng lượng điện của
Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam; Ban quản
lý dự án điện Miền Bắc/Miền Trung, …
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng
•MB cung cấp các dịch vụ bảo lãnh đa dạng như bảo lãnh dự phòng, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh
thanh toán, bảo lãnh thanh toán thuế, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đảm bảo chất lượng
sản phẩm,
•Hệ thống mạng lưới hơn 800 ngân hàng đại lý trên khắp thế giới đã giúp cho
hoạt động thanh toán quốc tế của MB được nhanh chóng và chính xác và được các đối
tác đánh giá cao. Trong các năm 2006, 2007 và 2008, MB được Citigroup tặng giải
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 3
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
thưởng Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Năm 2007, MB
nhận giải thưởng “Ngân hàng thực hiện xuất sắc các giao dịch quốc tế” từ tập đoàn
HSBC. Năm 2008 và năm 2009, MB được Ngân hàng Wachovia N.Y trao tặng giải
thưởng Ngân hàng có tỷ lệ điện thanh toán thành công cao.
•Đầu tư và kinh doanh vốn
•Đầu tư và kinh doanh trên thị trường tài chính là hoạt động đầu tư kinh doanh
chủ yếu của MB, bao hàm cả việc đầu tư Chứng khoán Nợ, Chứng khoán Vốn tại MB
và các hoạt động đầu tư hay tự doanh chứng khoán tại các Công ty thành viên.
•Hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm hoạt động tự doanh, mua bán
chứng khoán tại các đơn vị thành viên, chủ yếu tại TLS và MBCapital. Chứng khoán

kinh doanh luôn được duy trì với tỷ trọng nhỏ trên tổng vốn đầu tư toàn danh mục.
•MB thực hiện góp vốn dài hạn để thực hiện một số dự án có tiềm năng lớn, có
khả năng sinh lời cao, đồng thời tạo ra các cơ hội hợp tác và cung cấp sản phẩm dịch
vụ ngân hàng như: Dự án khai thác cảng ICD Long Bình, cảng Tân Cảng - Cái Mép,
thủy điện Thái An, thủy điện Hủa Na, bưu chính Viettel, Bên cạnh đó, MB cũng
thực hiện đầu tư chiến lược và tham gia sáng lập một số tổ chức tài chính lớn, uy tín
như: Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội, Tài chính Sông Đà, Tài chính Handico, Tài
chính Vinaconex - Viettel,
4. Tình hình đầu tư góp vốn
Hiện tại MB đang góp vốn đầu tư vào 2 công ty: Công ty tài chính Cổ phần Sông
Đà và Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu.
5. Hệ thống công nghệ thông tin
MB được đánh giá là NH có tầm nhìn chiến lược và đầu tư hiệu quả vào công
nghệ, đặc biệt trong việc phát triển công nghệ thông tin để ứng dụng vào lĩnh vực bán
lẻ phù hợp với chiến lược kinh doanh, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào các
hoạt động Ngân hàng để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như tăng
cường công tác quản trị trên toàn hệ thống đã được Ban Lãnh đạo MB đặt ra từ Giai
đoạn thực hiện chiến lược 2004 – 2008. MB nhận thức rõ muốn trở thành ngân hàng
hàng đầu tại Việt Nam, muốn đưa dịch vụ thâm nhập vào mọi ngõ ngách đời sống xã
hội thì phải quản lý được bộ máy kinh doanh cả về chiều sâu và chiều rộng – với cách
thức quản lý phải được thực hiện thông qua công cụ CNTT. Khi tham gia lĩnh vực
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 4
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
này, MB xác định công nghệ thông tin không chỉ dừng ở các ứng dụng lõi phục vụ
nghiệp vụ ngân hàng, mà phải hướng đến mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, quản lý,
quản trị nội bộ, bởi đây là nền tảng hỗ trợ sự sáng tạo có vai trò dẫn dắt sự đổi mới,
giúp hiện thực hóa cách thức quản lý của MB.
Chiến lược CNTT 2011-2015 của MB đã được xây dựng bài bản trong kế hoạch
tổng thể chung về cơ sở hạ tầng, hệ thống ứng dụng đảm bảo an toàn, đáp ứng và dẫn
dắt, đón đầu nghiệp vụ kinh doanh. Để tạo thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch, MB

chú trọng phát triển và hoàn thiện hạ tầng đa kênh đạt các chuẩn mực về an toàn như
EMV, PCI-DSS, liên kết hạ tầng với các đối tác khác như Viettel, Hải quan…
MB cũng chú trọng phát triển và hoàn thiện các trung tâm dữ liệu đáp ứng tiêu
chuẩn quốc tế, hệ thống ứng dụng dự phòng đã được đầu tư hoàn thiện và quy trình
phục hồi hệ thống CNTT sau thảm họa đã được vận hành trơn tru. Hiện tai, hạ tầng
CNTT tại MB đã sẵn sàng để phục vụ cho chiến lược mở rộng kinh doanh và cung cấp
dịch vụ ngân hàng tốt nhất tới khách hàng
Đây là sự đầu tư tất yếu và rất cần thiết để triển khai các dịch vụ NH trực tuyến
hiện đại, bảo mật và tiết kiệm chi phí hoạt động, từ đó giúp khách hàng tận hưởng
nhiều tiện ích vượt trội trong giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí
6. Chiến lược kinh doanh
Thực hiện các giải pháp chiến lược đúng định hướng, tạo chuyển biến mạnh mẽ,
toàn diện trên mọi mặt hoạt động.
Xây dựng, vận hành thành công mô hình quản trị kinh doanh của tập đoàn tài
chính (ngân hàng là trung tâm, các công ty bảo hiểm, bất động sản, quản lý tài sản…).
Thực hiện thành công giải pháp tái cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, môi trường kết
nối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - công ty, tạo năng lực cạnh tranh chung của tất cả
các đơn vị.
Đổi mới, sáng tạo, không ngừng hoàn thiện mô hình kinh doanh: NH Cộng đồng,
NH chuyên nghiệp, NH giao dịch với văn hóa thực thi nhanh, cung cấp dịch vụ tốt
nhất hướng đến khách hàng; Cơ chế bán chéo sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị; Xây
dựng năng lực kinh doanh cốt lõi; gắn mô hình kinh doanh của MB với cổ đông đối
tác chiến lược (Viettel).
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 5
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
Xây dựng năng lực quản trị rủi ro vượt trội: xây dựng các công cụ, hạ tầng kiểm
soát rủi ro chặt chẽ theo Basel II , dự án tăng năng lực QTRR như CRA, quản trị rủi ro
hoạt động… Cơ chế quản trị rủi ro nhiều lớp phòng ngừa.
Đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại, định hướng là ngân hàng hàng đầu ứng dụng
CN TT trong: Điều hành kinh doanh; Hỗ trợ quản trị rủi ro; Vận hành, hỗ trợ quản lý

(MIS, DWH, Core…). Phát triển hạ tầng công nghệ liên kết Ngân hàng – Viễn thông,
các sản phẩm ngân hàng điện tử
Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự: Năm 2013 nhân sự hợp nhất là 6,128 người
tăng gấp 2.5 lần so với năm 2008 (2,435 nhân sự). Giải pháp quản lý nhân sự gắn với
đào tạo, quy hoạch, đánh giá, khen thưởng và môi trường văn hóa MB đã tạo đội ngũ
nhân sự có năng suất lao động cao, chất lượng.
Phát triển mạng lưới: Với mục tiêu trở thành ngân hàng thuận tiện, hiện đại, đa
năng, phục vụ tốt nhất cho tổ chức và cá nhân, MB luôn chú trọng phát triển mạng
lưới, kênh phân phối. Năm 2013, MB có 208 điểm giao dịch tại 38 tỉnh thành trên cả
nước, tăng 119 điểm giao dịch (tăng gấp 2 lần) so với 2008. Phát triển các kênh phân
phối qua các chuỗi đại lý, kênh Viettel…
Nâng cao chất lượng toàn diện: MB không ngừng nỗ lực xây dựng các giải pháp
để kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ - yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt
của một Ngân hàng hàng đầu. Chất lượng dịch vụ tại MB luôn hướng đến sự hài lòng
của khách hàng thông qua việc cải tiến quy trình nội bộ, thường xuyên đo lường và
kiểm soát bằng các công cụ ISO, SLA, LSS, xây dựng văn hóa cung cấp dịch vụ
hướng tới khách hàng.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 6
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MB
2.1. Phân tích nguồn vốn
Đơn vị: triệu
đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
I Tổng nợ phải trả 39,669,453 61,512,780 99,882,085 128,533,690 162,080,115 164,673,996
- Tiền gửi của khách hàng 27,162,881 39,978,447 65,740,838 89,548,672 117,747,416 136,088,812
- Tiền gửi và vay của TCTD khác 8,531,866 11,696,905 16,916,652 26,672,484 30,512,107 21,423,002
- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho
vay
834,361 474,629 117,008 201,504 189,591 177,806

- Giấy tờ có giá 2,137,326 2,420,537 5,410,642 4,531,631 3,420,068 2,000,058
- Phải trả khác 1,003,019 6,942,262 11,696,945 7,579,399 10,210,933 4,984,318
II Tổng vốn sở hữu 4,676,653 7,495,508 9,741,113 10,297,799 13,529,845 15,707,063
- Vốn điều lệ 3,400,000 5,300,000 7,300,000 7,300,000 10,000,000 11,256,250
- Thặng dư vốn cổ phần 30,200 869,685 253,765 253,765 338,420 338,420
- vốn khác 509,525 3,201 -6,177 -18,187
- Quỹ TCTD 195,573 317,879 547,245 844,821 1,037,991 1,424,724
- Lợi nhuận chưa phân phối 288,766 397,307 781,339 1,249,734 1,505,681 2,129,236
TỔNG NGUỒN VỐN 44,346,106 69,008,288 109,623,198 138,831,489 175,609,960 180,381,059
Nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm, nhưng có tốc độ tăng gấp đôi mỗi
năm trong khoảng 2008-2010 và từ 2011 tốc độ giảm dần và đến năm 2013 chỉ tăng
khoảng 3% so với năm 2012. Trong đó nguồn vốn huy động từ khách hàng và thị
trường liên ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng MB.
2.1.1. Tiền gửi của khách hàng
Nguồn vốn huy động từ khách hàng và nguồn vốn huy động từ các TCTD từ năm
2008-2010 tăng trưởng ở mức cao trung bình 50% 1 năm nhưng từ năm 2011 bắt đầu
có dấu hiệu suy giảm về tốc độ tăng do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ.
Năm 2013 tiền gửi khách hàng tăng trưởng 12% trong khi nguồn huy động tại
các TCTD khác giảm 30% do chính sách thắt chặt cho vay gửi tiền qua lại giữa các
ngân hàng trên thị trưởng liên ngân hàng. Tuy nhiên nhìn chung mặt bằng huy động
vốn tại MB vẫn đạt được kết quả tương đối khả quan so với các ngân hàng khác.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 7
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng MB năm 2013)
Trong cơ cấu tiền gửi khách hàng thì chúng ta thấy tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn
của MB năm 2013 là 29% khá cao so với con số 8-12% tại các ngân hàng khác. Là do
lợi thế của ngân hàng MB có quan hệ với các công ty quân đội, nên nhận được nguồn
tiền gửi thanh toán từ các công ty này.
Ngoài ra MB đang dần thề hiện chiến lược kinh doanh tập trung vào thị trường
bán lẻ chủ yếu là khách hàng cá nhân chú trọng huy động vốn bền vững từ dân cư, tích

cực triển khai các sản phẩm mới gia tăng tiện ích cho khách hàng. Quan hệ chặt chẽ
các khách hàng truyền thống, khách hàng quân đội, phục vụ lực lượng vũ trang. Xây
dựng sản phẩm chuyên biệt cho đối tượng quân nhân, cán bộ nhân viên Quốc phòng
với nhiều sản phẩm đa dạng như: Tiết kiệm Quân nhân, cho vay quân nhân.
2.1.2. Phân tích vốn Chủ sở hữu
( Nguồn: Tập hợp từ BCTC năm 2008-2013)
Biểu đồ: Vốn điều lệ ngân hàng MB 2008-2013
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 8
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
Vốn điều lệ chiếm tỷ lệ cao trong vốn chủ sỡ hữu. Trong năm 2008 để thực hiện
được yêu cầu của Ngân hàng nhà nước về việc bắt buộc tăng vốn điều lệ của các ngân
hàng lên 3000 tỷ đồng thì MB cũng ráo riết thực hiện tăng vốn điều lệ của ngân hàng
bằng cách: phát hành thêm 500 tỷ cổ phiếu, chuyển đổi 220 tỳ TP chuyển đổi thành cổ
phiếu, tăng vốn bằng lợi nhuận giữ lại 374 tỷ, tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn cổ
phần 306 tỷ.
Vốn điều lệ tăng dần qua các năm 2008-2013: ngoài tăng vốn điều lệ theo quy
định của nhà nước MB luôn chủ động hoản thành mục tiêu tăng vốn điều lệ theo kế
hoạch chủ yếu thông qua cách phát hành cổ phiếu và thặng dư vốn cổ phần đến
31/12/2013 thì vốn điều lệ của MB là 11,256 tỷ đồng trở thành một trong top 3 ngân
hàng có quy mô vốn lớn tại Việt Nam hiện nay.
2.2. Phân tích Tài sản
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng tài sản 44,346,106 69,008,288 109,623,198 138,831,489 175,609,960 180,381,059
- Tiền mặt 411,633 541,132 868,771 917,418 864,942 1,034,665
- Tiền gửi ngân hàng nhà nước 515,139 1,427,595 746,006 6,029,093 6,239,059 3,615,772
- Tiền gửi và cho vay các TCTD
khác
16,010,231 24,062,971 33,652,251 41,666,763 42,942,382 26,787,251
- Tiền cho vay khách hàng 15,493,509 29,140,759 48,058,250 57,952,296 73,165,823 85,972,766

- Chứng khoán kinh doanh 150,175 618,513 1,689,788 826,196 229,737 3,862,485
- Chứng khoán đầu tư 8,477,960 9,674,239 15,563,524 19,412,920 41,387,495 46,012,345
- Góp vốn đầu tư dài hạn 1,180,427 891,469 1,576,913 1,781,279 1,602,316 1,616,738
- Tài sản cố định 629,394 623,041 1,223,527 1,551,406 1,497,636 1,837,347
- Bất động sản đầu tư 515,906 355,138 130,764 147,138 151,733 178,592
- Tài sản có khác 961,732 1,673,431 6,113,404 8,546,980 7,528,837 9,463,098
Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn thì Tổng tài sản cũng có sự gia tăng tương
ứng. Nhìn chung Tổng tài sản của MB từ năm 2008-2013 tăng khá cao gấp 4 lần đã
đưa ngân hàng MB trở thành một trong 5 ngân hàng đứng đầu về quy mô Tổng tài sản.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 9
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
Nguồn: Báo cáo tài chình năm 2008-2013
Biều đồ: Cơ cấu Tổng tài sản năm 2008 và 2013
Trong cơ cấu Tổng Tài sản của MB thì tỷ trọng tiền gửi khách hàng , tiền gửi,
tiền vay của các TCTD và chứng khoản đầu tư chiểm tỷ trọng cao, và có sự chuyển
dịch về tỷ trọng từ tiền gửi và vay các TCTD sang chứng khoản đầu tư được nhóm
trình bày rõ dưới đây.
2.1.3. Phân tích Dư nợ cho vay
2.1.3.1. Cho vay khách hàng
Cho vay khách hàng, cho vay các TCTD khác và tiền gửi tại các TCTD khác
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản.
Cho vay khách hàng của ngân hàng tăng trưởng qua các năm đặc biệt năm 2009,
nền kinh tế thế giới dần dần hồi phục sau khủng hoảng. Cùng với đó là chủ trương
kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế của chính phủ các nuớc trong đó có Việt
Nam. Tại Việt Nam, chính sách khuyến khích tăng tín dụng đầu năm thông qua gói
vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/01/2009. Đó là lý do tại sau năm 2009 cho vay khách
hàng của ngân hàng tăng lên đến 88% so với năm 2008. Dẫn đến tổng tài sản tăng gấp
đôi so với năm 2008.
Từ năm 2010-2013 tuy Cho vay khách hàng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng
trưởng đã giảm dần đến năm 2013 chỉ tăng 18% so với năm 2012, do các ngân hàng

phải chịu tác động mạnh bởi một loạt quy định pháp lý theo hướng thắt chặt như tỷ lệ
đảm bảo an toàn TT13/2011/TT- NHNN và TT19/2010/TT-NHNN.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 10
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
36.00% 88.00% 65.00% 21.00% 26.00% 18.00%
Nợ xấu/Tổng dư nợ (NPL) 1.83% 1.58% 1.26% 1.59% 1.38% 2.46%
CAR 12.35% 12.00% 12.90% 9.59% 11.15% 11.00%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính MB các năm)
Danh mục tín dụng của MB khá tốt khi tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng
luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu NPL dưới 1.9% trong giai đoạn 2008-2012 và tăng lên 2.46%
vào năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu của MB luôn thuộc khối trung bình thấp của toàn ngành.
Nhìn chung thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm tuy nhiên tăng giảm không đều. Năm
2011 và năm 2013 nguyên nhân bắt nguồn từ tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và thế
giới gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến tỷ lệ
nợ xấu của toàn ngành cũng tăng theo.
Bên cạnh đó việc MB thực hiện phân loại nợ theo 02/2013/TT-NHNN đã thấy
MB rất nghiêm việc quản lý nợ trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định NHNN, công
tác quản trị rủi ro cao giảm tỷ lệ nợ xấu.
Hệ số an toàn vốn của MB luôn cao hơn so với tỷ lệ quy định của NHNN (8%
trước năm 2010 và 9% sau năm 2010) và bên cạnh đó việc tài trợ vốn cho các doanh
nghiệp quân đội, hỗ trợ công tác quốc phòng làm cho MB được NHNN cho phép tăng
trưởng tín dụng cao hơn hạn mức tăng trưởng tín dụng cho toàn ngành. Tiêu biểu là
năm 2008 mức tăng trưởng MB là 33% khi hạn mức là 30%. Tăng trưởng tín dụng của
MB năm 2011 là 25.8%, cao hơn nhiều so với giới hạn chung là 20% cho toàn ngành.
Nhưng MB đã được ngân hàng nhà nước duyệt mức tăng tín dụng là 27%, kiểm soát
tốt hoạt động tín dụng, tăng trưởng hợp lí không vượt quá 27%. Khi NHNN ban hành
hạn mức tăng trưởng tín dụng theo từng nhóm thì MB được xếp vào nhóm 1 nhóm có
hạn mức cao nhất.

Tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả, lấy chất lượng tín dụng quyết định
tăng trưởng. Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, ưu tiên phát triển khách hàng cá
nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), duy trì hợp lý nhóm khách hàng,
chú trọng khách hàng doanh nghiệp lớn tầm trung (CIB Midcorp).
Phát triển tín dụng theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước ưu tiên: nông
nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ,
công nghệ cao và triển khai quyết liệt nhiều giải pháp quản lý, cơ cấu, thu hồi nợ, bám
sát mục tiêu xử lý nợ xấu trong năm.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 11
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
2.1.3.2. Cho vay các tổ chức tín dụng khác
Bên cạnh việc sụt giảm cho vay trên thị trường 1 thì việc vay mượn trên thị
trường liên ngân hàng cũng giảm mạnh. Nguyên nhân là lãi suất thấp và dư vốn nhiều
khiến các ngân hàng không còn mặn mà trong việc cho vay lẫn nhau. Ngoài ra việc
ban hành các quy định siết chặt hơn là Thông tư 21/2012/TT-NHNN về hoạt động thị
trường liên ngân hàng yêu cầu các khoản cho vay gửi trên 3 tháng ngân hàng phải trích
lập dự phòng rủi ro và cho vay bắt buộc phải có hợp đồng chứ không còn cho vay
bằng uy tín như trước cũng làm cho thị trường 2 không còn hấp dẫn các ngân hàng
như trước đây.
Nên như theo thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng năm 2013 Tiền gửi
và cho vay các TCTD khác giảm 38% chủ yếu là do sụt giảm tiền gửi có kỳ hạn trên 3
tháng tại các TCTD khác giảm từ 17.934 tỷ năm 2012 xuống còn 4.268 tỷ năm 2013,
và cho vay các TCTD khác giảm từ 24.759 tỷ năm 2012 còn 20.040 tỷ năm 2013.
2.1.4. Đầu tư chứng khoán
Trước tình hình khó khăn trên thị trường tín dụng khách hàng và thị trường liên
ngân hàng từ năm 2012 MB đã có một chiến lược kinh doanh mới là chuyển hướng
kinh doanh sang trái phiếu chính phủ. Trái phiếu chính phủ tăng từ 7.444 tỷ đồng năm
2011 lên 31.388 tỷ năm 2012 và đã là 40.000 tỷ tính tới năm 2013. Hoạt động kinh
doanh trái phiếu chính phủ là một kênh đầu tư ít rủi ro cũng như có thể hỗ trợ thêm
cho khả năng thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Phân tích tình hình thanh khoản
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Dư nợ/ tiền gửi (LDR) 44.1% 58.46% 59.03% 50.8% 66.94% 64%
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử
dụng để cho vay trung và dài
hạn
4.57% 25.77% 17.62% 15.80% 10.90% 12.80%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính MB các năm)
LDR là một trong những chỉ số đo lường tính thanh khoản của ngân hàng, nó
biểu hiện % các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ thông qua tiền gửi. Tỷ lệ
này càng cao cho thấy tình trạng thanh khoản của các ngân hàng càng không tốt. Tỷ lệ
cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của MB là trung bình thấp so với các ngân
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 12
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
hàng cùng quy mô và thấp hơn nhiều so với trung bình của ngành (thường cao hơn
100%).
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn cũng đảm bảo so
với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với danh mục tài sản có tính thanh khoản cũng khá cao nên có thể nói khả
năng thanh khoản của MB khá tốt.
2.4. Phân tích khả năng sinh lời:
Nền kinh tế nước ta giai đoạn 2008 – 2013 có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt
là giai đoạn 2009 – 2011, nhiều chính sách và quy chế được NHNN ban hành để đảm
bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Và với sự nỗ lực của toàn hệ
thống, MB đã vượt qua hầu hết những thách thức lớn của thị trường và kết quả đạt
được trong giai đoạn 2008 – 2013 là một bước tiến lớn, khẳng định vị thế của MB là
một trong những NHTMCP phát triển nhanh và hiệu quả lớn nhất trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam, thể hiện ở các chỉ tiêu tăng trưởng cũng như các chỉ tiêu về lợi nhuận
ROA, ROE.
2.4.1 Thu nhập, lợi nhuận và các chỉ số sinh lợi ấn tượng:

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của MB qua các năm)
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 13
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
MB thuộc nhóm các NHTMCP có mức thu nhập lãi thuần và lợi nhuận sau thuế
cao nhất hiện nay.Trong năm 2009 khi nền kinh tế tăng trưởng tốt và thị trường chứng
khoán khởi sắc, MB ghi nhận thu nhập lãi lớn từ hoạt động này. Theo đó, lợi nhuận
sau thuế của MB năm 2009 tăng mạnh 69% so với 2008. Thu nhập lãi thuần tăng
trưởng mạnh mẽ với tốc độ 62% (mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2013).
Điều này là do MB có những lợi thế về nền tảng khách hàng vững chắc để duy trì
nguồn vốn huy động ổn định, dồi dào với chi phí huy động vốn thấp so với các ngân
hàng khác. Đồng thời hoạt động tín dụng cũng tăng tưởng nhanh, với danh mục tín
dụng chuyển dịch dần sang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ với lợi suất cao hơn
và phân tán được rủi ro. Bên cạnh đó, sự hiệu quả của kênh phân phối cho phép MB
duy trì tỷ lệ thấp giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động, nhờ đó tăng cường khả
năng sinh lợi.
Nhưng trong giai đoạn 2010 – 2013 nền kinh tế gặp khó khăn, thị trường chứng
khoán ảm đạm, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của MB tăng trưởng âm
trong 2 năm liên tục 2010 - 2011. Điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng tổng thu
nhập của MB có xu hướng giảm mạnh từ năm 2010 đến 2013 (từ 54% năm 2010
xuống còn -2% năm 2013), dẫn đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của MB
cũng có xu hướng giảm mạnh theo (từ 49% năm xuống -1% năm 2013).
Bảng : Cơ cấu thu nhập hoạt động của MB giai đoạn 2008 – 2013
(Nguồn: Báo cáo tài chính của MB qua các năm)
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 14
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
Bảng: Tỷ trọng Thu nhập lãi thuần trên Tổng thu nhập của MB giai đoạn 2008 -
2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tỷ trọng Thu nhập lãi
thuần/ Tổng thu nhập hoạt

động
87% 69% 86% 101% 85% 80%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của MB qua các năm)
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của MB qua các năm)
Cơ cấu các khoản thu nhập của MB vẫn đến từ các dịch vụ ngân hàng truyền
thống, trong đó thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng khá cao (trên 50%).
Năm 2011 tỷ trọng thu nhập lãi thuần chiếm đến 101% tổng thu nhập do hoạt
động ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư lỗ dẫn đến tổng thu nhập năm 2011
của MB thấp hơn so với thu nhập lãi thuần. Tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu
nhập của MB có xu hướng tăng từ năm 2009 đến năm 2011, nhưng đến năm 2012 –
2013 lại giảm còn 85% - 80%. Nguyên nhân là do tỷ trọng tiền gửi và cho vay tại các
TCTD giảm mạnh do NHNN quy định chặt chẽ hơn về quản lý và tổ chức trên thị
trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, năm 2013 là một năm khó khăn cho ngành ngân
hàng và MB không phải là một ngoại lệ.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 15
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
Bảng: Chỉ tiêu ROE và ROA của MB giai đoạn 2008 – 2013
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
ROE 20.75% 22.13% 20.67% 20.62% 16.31%
ROA 2.07% 1.95% 1.54% 1.48% 1.28%
Tốc độ tăng trưởng Tài sản 56% 59% 27% 26% 3%
Tốc độ tăng trưởng VCSH 47% 29% 9% 33% 18%
Tốc độ tăng trưởng LN sau thuế 69% 49% 10% 21% -1%
Với chiến lược sử dụng vốn hợp lý để sinh lợi cùng với bộ máy quản lý và điều
hành linh hoạt, MB đã đạt được kết quả kinh doanh khá tốt với các chỉ tiêu tài chính ở
mức cao. Là một trong những ngân hàng có chỉ số hiệu quả kinh doanh tốt nhất, khả
năng sinh lời dẫn đầu nhóm ngân hàng TMCP, tăng trưởng ROE và ROA của MB
luôn nằm trong nhóm các ngân hàng đứng đầu về chỉ số hiệu quả trong những năm
qua. Năm 2010, ROE và ROA của MB đạt cao nhất trong nhóm các Ngân hàng
TMCP.

Tỷ suất ROE của MB giai đoạn 2008 – 2012 được giữ ổn định ở mức >20%/
năm. Tuy nhiên năm 2013, cùng với các NH khác, ROE của MB đã có sự sụt giảm
mạnh xuống còn 16.31%. Nguyên nhân đầu tiên của sự sụt giảm đồng loạt ở các NH
chính là bắt nguồn từ việc lãi suất cho vay bị cắt giảm mạnh để hỗ trợ DN. Trong khi
thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính của MB thì năm vừa qua, lãi suất cho vay đã
giảm 2.3%, giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động (giảm 1.8%). Bên cạnh đó, nhu
cầu và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục giảm, trong khi MB tham gia khá
nhiều vào các hoạt động liên ngân hàng. Tuy nhiên mức giảm này so với trung bình
ngành khá ít (16.31% so với mức 11.3% trung bình ngành).
Nguyên nhân ROA của MB có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2008 – 2011
do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm mạnh qua các năm (từ 69% năm 2009 xuống còn
10% năm 2011) trong khi tăng trưởng của tài sản cũng giảm nhưng chậm hơn (từ 56%
năm 2008 xuống 27% năm 2011). Việc giảm này của MB do nền kinh tế gặp khủng
hoảng. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thuộc mức cao trong ngành do MB vẫn giữ được tốc
độ tăng trưởng tổng tài sản ổn định so với các ngân hàng khác do có lợi thế từ các cổ
đông sáng lập. Điều này cho thấy ngân hàng có hiệu quả hoạt động của tài sản vẫn rất
tốt.
2.4.2 Tỷ lệ lãi biên (NIM)
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 16
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
Bảng: Tỷ lệ lãi biên (NIM) của MB giai đoạn 2008 - 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
NIM 3.52% 2.80% 3.60% 4.10% 4.00% 3.70%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của MB qua các năm)
Tiền gửi khách hàng tại MB chủ yếu đến từ nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn
trung thành và các doanh nghiệp trong quân đội như Viettel, Vinacomin, Saigon New
Port, Vietnam Helicopter, Tập đoàn Sông Đà và PVN, khiến MB luôn duy trì được
tăng trưởng tiền gửi khách hàng ở mức cao. Bên cạnh đó, tỷ trọng nguồn vốn không kỳ
hạn trong tổng tiền gửi khách hàng cũng khá cao do MB cung cấp dịch vụ trả lương
cho Viettel, dịch vụ thu thuế cho cục Hải Quan và kho bạc Nhà nước. Lãi suất đối với

nguồn vốn này rất thấp. Do đó, MB duy trì được chi phí huy động vốn tương đối thấp
so với chi phí huy động vốn bình quân của nhóm các ngân hàng khác. Bên cạnh đó,
trong giai đoạn bùng nổ tín dụng 2008 – 2010 và cuộc khủng hoảng thanh khoản năm
2011, với lợi thế là một tổ chức cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng và tỷ lệ
cho vay liên ngân hàng ở MB thường cao hơn đáng kể so với trung bình ngành và lợi
thế về nguồn vốn huy động chi phí thấp, MB đã duy trì được mức NIM tương đối cao
và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008 – 2011.
Trong giai đoạn năm 2012 - 2013 do áp lực cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng
khác, cùng với đó là lãi suất cho vay liên tục được cắt giảm để hỗ trợ cho doanh
nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng. Hơn nữa, tỷ trọng tiền gửi và cho
vay liên ngân hàng của MB suy giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2012 – 2013 do sự ra
đời của Thông tư 21/2012/TT-NHNN với nhiều quy định chặt chẽ hơn về quản lý và
tổ chức:
- Các ngân hàng có nợ quá hạn tại các ngân hàng khác từ 10 ngày trở lên
không được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng
- Các khoản cho vay liên ngân hàng phải được trích lập dự phòng
- Kỳ hạn tối đa cho các khoản vay liên ngân hàng rút xuống còn 1 năm, thay
vì 5 năm như trước đó.
Tất cả điều này đã làm cho tỷ lệ NIM của MB giảm nhẹ từ 4.1% năm 2011
xuống còn 3.7% năm 2013.Tuy nhiên, sự thu hẹp này là không đáng kể.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 17
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
 Chi phí hoạt động được kiểm soát chặt chẽ
Với chính sách quản lý chi phí hợp lý, tỷ trọng chi phí hoạt động/thu nhập của
MB luôn duy trì ở mức thấp so với các ngân hàng có cùng quy mô tài sản và tốc độ
tăng trưởng và khá thấp hơn so với trung bình ngành. Tỷ trọng này có tăng nhẹ trong
vòng 5 năm qua từ mức 18.4% năm 2006 lên 30.7% năm 2010 do ngân hàng tập trung
vào phát triển theo chiều rộng, cao hơn so với Eximbank ở mức 27.9%. Tuy nhiên tỷ
lệ này tăng từ năm 2011 đến năm 2013 thì tỷ lệ này đã là 60% do tăng trưởng của chi
phí hoạt động lớn hơn tăng trưởng của thu nhập hoạt động. Nguyên nhân do MB đã

trích lập dự phòng rủi ro tăng cao trong các năm 2011-2013.
MB khá nghiêm khắc trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng nợ. MB đã
trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán vốn và chứng khoán nợ và rủi ro tín dụng
khá cao trong các năm 2011-2013. Cụ thể số chi phí dự phòng rủi ro tăng từ 641 tỷ
đồng năm 2011 lên 2.027 tỷ đồng năm 2012 và 1.892 tỷ đồng năm 2013 làm cho chi
phí năm 2012-2013 tăng lên khá cao.
2.5. So sánh kết quả hoạt động của MB với các ngân hàng khác:
2.1.5. Tổng tài sản
Biều đồ: Tổng tài sản của các ngân hàng năm 2013
(Nguồn: tổng hợp từ các BCTC của các ngân hàng)
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 18
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
Về tổng tài sản, ngân hàng MB đứng ở vị trí thứ 5 trong top 10 ngân hàng có
tổng tài sản lớn nhất với 180.381 tỷ đồng sau khối các ngân hàng nhà nước. Điều này
cho thấy tuy MB là 1 trong những ngân hàng mạnh top đầu nhưng vị thế vẫn còn kém
so với ngân hàng Vietinbank đến 3.2 lần quy mô tài sản. Sự cạnh tranh diễn ra mạnh
mẽ, chính vì vậy MB luôn nổ lực để tăng vốn điều lệ để làm tăng quy mô vốn của
ngân hàng.
2.1.6. Lãi cơ bản/ Cổ phần
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đối với chỉ tiêu lãi cơ bản/ cp thì MB là ngân hàng đứng đầu trong top 10 ngân
hàng có lãi cơ bản/cp lớn nhất. Mặc dù trong năm 2013, chỉ tiêu này có giảm hơn so
với năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn chung, nợ xấu tăng đã ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng nhưng vị trí số một vẫn thuộc về MB. Chứng tỏ MB vẫn là một
trong những ngân hàng hàng đầu kinh doanh đem lại lợi nhuận cao trong hệ thống do
việc vẫn duy trì được lượng khách hàng ổn định thân thiết nên mặc dù có ảnh hưởng
trong bối cảnh chung nhưng việc giảm sút không quá nhiều.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 19
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
2.1.7. So sánh một số chỉ tiêu giữa MB với ngân hàng Á Châu và ngân

hàng xuất nhập khẩu Việt Nam
Các chỉ tiêu cơ bản (tỷ đồng) MB Eximbank ACB
Tổng tài sản 180,381 169,835 166,599
Vốn chủ sở hữu 15,148 14,680 12,504
Nợ phải trả 164.674 155.155 154.095
Thu nhập lãi thuần 6,124 2,736 4,386
Lợi nhuận sau thuế 2,286 659 826
Số cổ phiếu lưu hành (triệu
CP)
1074 1236 921
EPS (đồng) 2,145 533 870
P/E 6.742 24 20.52
ROA 1.28 0.39 0.6
ROE 16.3 4.49 8.2
NIM 3.76 1.80 2.90
Vốn CSH / Nợ phải trả 9.20 9.46 8.11
Vốn CSH / Tài sản 8.40 8.64 7.51
Tổng quan có thể thấy thấy đa số các chỉ tiêu của MB đều cao hơn so với 2 ngân
hàng ngoài quốc doanh (không so sánh với các ngân hàng có vốn nhà nước). Đặc biệt
chỉ số tổng tài sản cao hơn 1.026 lần của Eximbank nhưng lợi nhuận sau thuế lại cao
hơn 3.47 lần so với Eximbank, chỉ số ROA, ROE cũng cao hơn. Điều này chứng tỏ
MB sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đem lợi lợi nhuận cao hơn hơn, cũng nhờ vị thế là
các cổ đông chiến lược là các tập đoàn nhà nước lớn mạnh nên vững duy trì được hiệu
quả hoạt động.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 20
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG MB
GIAI ĐOẠN 2008-2013
3.1. Phân tích Swot
Điểm Mạnh (S) Điểm Yếu (W)

 Do có cổ đông chiến
lược là các tập đoàn nhà
nước lớn, đặc biệt là các
doanh nghiệp quân đội
vững mạnh nên nguồn lực
tài chính tốt, có uy tín cao.
 Hệ thống phân phối
lớn trải dài từ Bắc đến
Nam.
 Công nghệ hiện đại
 Nhân sự có số lượng
lớn, chất lượng cao.
 Tỷ lệ an toàn vốn
CAR cao do chưa sử dụng
triệt để nguồn vốn cho vay
tín dụng có hiệu quả.
 Khách hàng chủ yếu
là các doanh nghiệp nhà
nước lớn các tập đoàn quân
đội, chưa phát triển được
phân khúc khách hàng cá
nhân và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Cơ hội (O)
 Nền kinh tế đang
đần khôi phục sau khủng
hoảng
 Nhu cầu vốn của thị
trường là rất lớn, đặc biệt
là mảng khách hàng cá

nhân là rất tiềm năng.
 Việc tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng càng tạo
ra cơ hội có nhiều khách
hàng tiềm năng hợp tác do
sự vững mạnh và uy tín
của ngân hàng.
 Nhận được ưu ái từ
Chiến lược khai thác khách
hàng tiềm năng là nhóm
khách hàng cá nhân phục
vụ mục tiêu là hướng đến
ngân hàng bán lẻ.
Liên minh với các đối tác
chiến lược nước ngoài để
mở rộng quy mô.
Hướng đến các khách hàng
tiềm năng để sử dụng
nguồn vốn giá rẻ có hiệu
quả hơn.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 21
Phân tích ngân hàng TMCP Quân Đội GV: PGS TS. Trương Quang Thông
phía nhà nước với tỉ lệ trần
tín dụng
Thách thức (T)
 Cạnh tranh gay gắt
trong ngành
 Việc tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng phần nào
gây tâm lí bất ổn cho khách

hàng.
 Phụ thuộc nhiều vào
các doanh nghiệp quân đội,
có rủi ro nếu có sự biến
động
 Càng cũng cố vị thế
và uy tín của ngân hàng để
có thể cạnh tranh với
những ngân hàng lớn khác
như Eximbank, ACB….
Bằng việc khai thác tốt lợi
thế bản thân từ ngân hàng
là xuất thân từ quân đội.
3.2. Đánh giá chung
Tình hình huy động vốn có hiệu quả thể hiện qua các số liệu về tiền gửi khách
hàng, đặc biệt là nguồn vốn giá rẻ là tiền gửi thanh toán chiếm tỉ trọng cao nhất trong
toàn hệ thống.
Trong giai đoạn 2008-2013, mặc dù có bị ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế
toàn cầu nhưng nhìn chung tình hình hoạt động của MB vẫn duy trì hiệu quả thể hiện
qua tỉ lệ tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao so với hệ thống
Mặc dù tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao nhưng tỉ lệ nợ xấu trong giai đoạn
này vẫn được kiềm chế ở mức thấp (dưới 3%), trong năm 2013 có tăng lên ở mức
2.46% nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép và ngân hàng có thể kiểm soát được.
Mặc dù bị vướng vào hai vấn đề trong hoạt động tín dụng đó là: Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đội chi nhánh Hải Dương (MB Bank Hải Dương) đã cho 3
công ty viễn thông vay 35 tỉ đồng với tài sản thế chấp là 300,000 thẻ cào MobiFone
giả để vay vốn kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Việc thức hai đó là cùng
với 6 ngân hàng khác (NH Quốc tế, NH Phương Đông, Agirbank, Maritime Bank,
Vietinbank và Techcombank ) cấp tín dụng cho Công ty TNHH Trường Ngân (Bình
Dương). Công ty này đã sử dụng kho cà phê xuất khẩu khoảng 4,500 tấn (tổng giá trị

khoảng 200 tỉ đồng) để vay vốn của 7 NH trên với số tiền lên đến gần 1,000 tỉ đồng.
Nhóm 12 Đêm 4- K23 Trang 22

×