Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.35 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





LÊ THỊ NGỌC CHÚC





KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CAO CHLOROFORM CỦA QUẢ DỨA DẠI
(PANDANUS KAIDA KURZ)
HỌ DỨA DẠI (PANDANACEAE)


Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 27


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN TRUNG NHÂN








TP. Hồ Chí Minh, 2012
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Trung Nhân,
người thầy đã hết lòng hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt
luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Lê Quan, PGS. TS. Nguyễn Ngọc
Hạnh, PGS. TS. Trần Công Luận và TS. Tôn Thất Quang đã cho em những nhận xét quý
báu để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Dược sĩ Phan Đức Bình, đã giúp em xác đị
nh tên khoa học của cây dứa dại.
Ngoài ra, cho em gửi lời cảm ơn đến các bạn của em tại trường Khoa Học Tự
Nhiên đã chỉ bảo kinh nghiệm, giúp đỡ em nhiều trong quá trình làm việc ở phòng thí
nghiệm.
Và cuối cùng, là lòng biết ơn sâu sắc đến Bố-Mẹ cũng như tất cả những người
thân yêu trong gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thầ
n lẫn vật chất giúp
con hoàn thành tốt luận văn này.

Lê Thị Ngọc Chúc


Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ v
DANH SÁCH PHỤ LỤC vi
MỞ ĐẦU 1
1. TỔNG QUAN 2
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY DỨA DẠI 2
1.1.1 Tên gọi 2
1.2.2 Mô tả thực vật 2
1.2.2.1 Đặc điểm chi Pandanus 2
1.2.2.2 Vài nét về loài Dứa kaida 3
1.1.3 Địa lý phân bố 5
1.1.4 Trồng trọt, thu hái và chế biến 5
1.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁC CÂY TRONG CHI
PANDANUS 5
1.2.2 Pandanus amaryllifolius 7
1.2.3 Pandanus odoratissimus 10
1.2.4
Pandanus dubius 11
1.2.5 Pandanus boninensis 11
1.2.6 Pandanus simplex 12
1.2.7 Pandanus kaida Kurz 12
1.3 CÔNG DỤNG VÀ DƯỢC TÍNH 12
1.3.1 Theo kinh nghiệm dân gian

12
1.3.2 Một số bài thuôc có chứa dứa dại 14
1.3.3 Hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Pandanus 15

1.3.3.1 Pandanus tectorius 15
1.3.3.2 Pandanus amaryllifolius 15
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

ii

1.3.3.3 Pandanus odoratissimus 16
1.3.3.4 Pandanus kaida Kurz 16
1.3.4 Một số chế phẩm có thành phần dứa dại trên thị trường 17
2. NGHIÊN CỨU 18
2.1 Giới thiệu chung 18
2.2 Khảo sát cấu trúc hóa học của các hợp chất 18
2.2.1 Hợp chất QD1 18
2.2.2 Hợp chất QD2 21
2.2.3 Hợp chất QD3 23
2.2.4 Hợp chất QD4 26
2.2.5 Hợp chất QD5 30
2.2.6 Hợp chất QD6 33
2.2.7 Hợp chất QD7 37
2.2.8 Hợp chất QD8 41
2.2.9 Hợp chất QD9 45
3. THỰC NGHIỆ
M 49
3.1 Điều kiện thực nghiệm 49
3.2 Xử lý mẫu 50
3.3 Tiến hành thí nghiệm 50
3.3.1 Ly trích các loại cao 50
3.3.2 Khảo sát trên cao chloroform 51
4. KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 66




Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1D/2D-NMR : phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều/ 2 chiều
(One/ Two Dimensional-Nuclear Magnetic Resonance)
d : mũi đôi (doublet)
dd : mũi đôi-đôi (doublet-doublet)
DEPT
EC
50

: Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
: nồng độ ức chế tối đa (Maximal Effective Concentration)
HMBC : tương quan H-C qua 2, 3 nối
(Heteronuclear Multiple Bond Coherence)
HR-ESI-MS : khối phổ phân giải cao
(High Resolution-Electrospray Ionization-Mass Spectrometry)
HSQC : tương quan H-C qua 1 nối
(Heteronuclear Single Quantum Coherence)
J
LC
50


: hằng số ghép (Coupling constant)
: nồng độ gây chết trung bình (Lethal Concentration 50)
m
MIC
m/z
mmu
: mũi đa (Multiplet)
: nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration)
: Mass to charge ratio
: Millimass units
ppm
Rf
: Part per
m
illion
: Retardation factors
RP-18 : sắc kí cột pha đảo (
R
eversed Phase C-18)
s : mũi đơn (Singlet)
SKC : sắc kí cột
STT : số thứ tự
t
UV
[α]
D
o
C
: mũi ba (Triplet)
: Ultraviolet

: Specific rotation
: Degree Celcius
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tóm tắt hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Pandanus. 17
Bảng 2: Dữ liệu phổ
1
H và
13
C-NMR của hợp chất QD1. 20
Bảng 3: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD1 và acid vanillic được ghi
trong cùng dung môi CD
3
OD. 20
Bảng 4: Dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất QD2 22
Bảng 5: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD2 và metyl caffeat được ghi
trong cùng dung môi CD
3
OD. 22

Bảng 6: Dữ liệu phổ
1
H và
13
C-NMR của hợp chất QD3. 25
Bảng 7: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD3 với (±)-
divanillyltetrahydrofuran được ghi trong cùng dung môi CDCl
3
. 25
Bảng 8: Dữ liệu phổ
1
H và
13
C-NMR của hợp chất QD4 28
Bảng 9: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD4 với epi-pinoresinol được
ghi trong cùng dung môi CDCl
3
. 29
Bảng 10: Dữ liệu phổ
1
H và
13

C-NMR của hợp chất QD5 2732
Bảng 11: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD5 với (+)-pinoresinol được
ghi trong cùng dung môi CDCl
3
. 32
Bảng 12: Dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất QD6 35
Bảng 13: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD6 với (+)-syringaresinol
được ghi trong cùng dung môi CDCl
3
. 36
Bảng 14: Dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất QD7 39
Bảng 15: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD7 với (+)-medioresinol được
ghi trong cùng dung môi CDCl
3
. 40
Bảng 16: Dữ liệu phổ
1
H và

13
C-NMR của hợp chất QD8. 43
Bảng 17: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD8 với (+)-isolaricirecinol
được ghi trong cùng dung môi CDCl
3
. 44
Bảng 18: Dữ liệu phổ
1
H và
13
C-NMR của hợp chất QD9. 47
Bảng 19: Dữ liệu phổ
1
H,
13
C-NMR của hợp chất QD9 với (-)-secoisolaricirecinol
được ghi trong cùng dung môi CDCl
3
-CD
3
OD 48
Bảng 20: Chia các phân đoạn từ cao chloroform ban đầu 52
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1: Cây dứa kaida trong tự nhiên 3
Hình 2: Lá và cụm hoa dứa kaida. 4
Hình 3: Quả và hạt dứa kaida. 4
Hình 4: Sản phẩm có thành phần dứa dại. 17
Hình 5: Tương quan HMBC của hợp chất QD1. 19
Hình 6: Tương quan HMBC của hợp chất QD2. 21
Hình 7: Tương quan HMBC của hợp chất QD3 24
Hình 8: Tương quan HMBC của hợp chất QD4. 27
Hình 9: Tương quan HMBC của hợp chất QD5 31
Hình 10: Tương quan HMBC của hợ
p chất QD6. 34
Hình 11: Tương quan HMBC của hợp chất QD7. 38
Hình 12: Tương quan HMBC của hợp chất QD8. 42
Hình 13: Tương quan HMBC của hợp chất QD9. 46
Sơ đồ 1: Quy trình điều chế các loại cao 51
Sơ đồ 2: Tóm tắt quá trình khảo sát phân đoạn C. 53
Sơ đồ 3: Tóm tắt quá trình khảo sát phân đoạn D. 54
Sơ đồ 4: Tóm tắt quá trình khảo sát phân đoạ
n E 55
Sơ đồ 5: Tóm tắt quá trình khảo sát phân đoạn F 56
Sơ đồ 6: Tóm tắt quá trình khảo sát phân đoạn G. 57










Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

vi

DANH MỤC PHỤ LỤC PHỔ
Phụ lục 1: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD1
Phụ lục 2: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD1
Phụ lục 3: Phổ HMBC của hợp chất QD1
Phụ lục 4: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD2
Phụ lục 5: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD2
Phụ lục 6: Phổ HSQC của hợp chất QD2
Phụ lục 7: Phổ HMBC của hợp chất QD2
Phụ lục 8: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD3
Phụ lục 9: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD3
Phụ lục 10: Phổ HSQC của hợp chất QD3
Phụ lục 11: Phổ HMBC của hợp chất QD3
Phụ lục 12: Phổ HR-ESI-MS của hợp chất QD3

Phụ lục 13: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD4
Phụ lục 14: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD4
Phụ lục 15: Phổ HSQC của hợp chất QD4
Phụ lục 16: Phổ HMBC của hợp chất QD4
Phụ lục 17: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD5
Phụ lục 18: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD5
Phụ lục 19: Phổ HSQC của hợp chất QD5
Phụ lục 20: Phổ HMBC của hợp chất QD5
Phụ lục 21: Phổ HR-ESI-MS của hợp chất QD5
Phụ lục 22: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD6
Phụ lục 23: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD6
Phụ lục 24: Phổ DEPT của hợp chất QD6
Phụ lục 25: Phổ HSQC của hợp chất QD6
Phụ lục 26: Phổ HMBC của hợp chất QD6
Phụ lục 27: Phổ HR-ESI-MS của hợp chất QD6
Phụ lục 28: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD7

Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

vii

Phụ lục 29: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD7
Phụ lục 30: Phổ DEPT của hợp chất QD7
Phụ lục 31: Phổ HSQC của hợp chất QD7
Phụ lục 32: Phổ HMBC của hợp chất QD7
Phụ lục 33: Phổ HR-ESI-MS của hợp chất QD7
Phụ lục 34: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD8
Phụ lục 35: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD8
Phụ lục 36: Phổ DEPT của hợp chất QD8
Phụ lục 37: Phổ HSQC của hợp chất QD8
Phụ lục 38: Phổ HMBC của hợp chấtQD8
Phụ lục 39: Phổ
1
H-NMR của hợp chất QD9
Phụ lục 40: Phổ
13
C-NMR của hợp chất QD9
Phụ lục 41: Phổ DEPT của hợp chất QD9
Phụ lục 42: Phổ HSQC của hợp chất QD9
Phụ lục 43: Phổ HMBC của hợp chất QD9
Phụ lục 44: Phổ HR-ESI-MS của hợp chất QD9





Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

1

MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có mưa nhiều, là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loài thực vật, vốn là nguồn cung cấp
phong phú các hợp chất tự nhiên. Các hợp chất tự nhiên đã và đang có những đóng
góp quan trọng trong cuộc sống, nhất là dùng để làm thuốc trị bệnh. Việc chiết xuất,
cô lập và xác định cấu trúc các hợp chất t
ự nhiên là giai đoạn đầu tiên trong quá
trình tìm kiếm và điều chế ra các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên nhằm phục vụ
sức khỏe con người.
Dứa dại là một dược liệu quý giá với nhiều công dụng không những trong
việc chế biến món ăn, làm cảnh và nguyên liệu làm các sản phẩm thủ công; mà còn
được dùng trong các bài thuốc dân gian với mục đích bảo vệ gan, lợi tiểu, trị phù
thũng. Cây d
ứa dại là loại mọc hoang, khá phổ biến ở nước ta nhất là các vùng ven
bờ biển, rất dễ thu hái và chế biến, tuy nhiên chưa có nhiều tài liệu đề cập đến, nhất
là về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý nên việc sử dụng loại cây này
còn hạn chế và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian.
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát thành
phần hóa học cao chloroform c
ủa quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)” với mong
muốn đóng góp thông tin khoa học về thành phần hóa học của loài cây này, cung
cấp mẫu chất cho việc điều chế các dẫn xuất và thử nghiệm hoạt tính sinh học sau

này.
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

2

1. TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY DỨA DẠI
1.1.1. Tên gọi
[1]

Tên khoa học: Pandanus kaida Kurz.
Tên thường gọi: Dứa dại, Dứa kaida.
Tên khác: Pandanus forceps Martelli., Pandanus cochinchinensis St. John.
Phân loại khoa học:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliopsida
Lớp: Liliopsida (hành)
Bộ: Pandanales (dứa dại)
Họ: Pandanaceae
Chi: Pandanus
Loài: Pandanus kaida
1.1.2. Mô tả thực vật
1.1.2.1. Đặc điểm chi Pandanus
[2],[3]
Các chi Pandanus thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae) gồm khoảng 700 loài
được phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Họ Pandanaceae có ba
chi là Freycinetia, Sararanga và Pandanus, chúng khác nhau về mặt vi phẫu học và
số lượng phân bố. Cây thuộc chi Pandanus là những cây dạng gỗ hay bụi nhỏ
thường có màu xanh.
[2]


Pandanus là chi của thực vật một lá mầm, khác nhau về kích thước, từ cây bụi
nhỏ hơn 1 m, lên đến cây cỡ trung bình 20 m.
Cây mọc đứng, thân ngắn, mang nhiều rễ phụ dày, đâm nghiêng xuống đất.
Thân bao bọc bởi nhiều vết sẹo lá.
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

3

Lá dài, có bẹ, hình dải, xếp xoắn ốc, ở ngọn thân hay cành, tận cùng thành
mũi, nhọn và nhiều gai ở mép; các loài khác nhau chiều dài lá, dài 0,3-2 m; rộng
1,5-10 cm. Hoa đơn tính khác gốc xếp thành bông mo. Hoa đực dài 2-3 cm và có
mùi thơm, được bao quanh bởi lá bắc hẹp, màu trắng. Hoa cái với quả tròn và bao
quanh bởi lá bắc, thường thòng xuống khi chín.
Quả có hình cầu, đường kính 10-20 cm và giống lăng kính, tương tự như quả
của trái thơm. Màu sắc của quả thay đổ
i từ màu xanh sang vàng cam hoặc đỏ. Quả
của một số loài ăn được, phát tán chủ yếu nhờ nước. Những loài này thường tìm
thấy trong đầm lầy và dọc theo các dòng nước.
[3]

1.1.2.2. Vài nét về loài Dứa kaida
[1],[3],[4]
Cây nhỡ có thân mọc đứng hay hướng lên, cao 1-3 m, có rễ khí sinh ở gốc.

Hình 1: Cây dứa kaida trong tự nhiên.
Lá màu xanh mọc từ gốc tới ngọn, dài 1-4 m, rộng 3-10 cm, hình dải dạng
kiếm, mép có gai hướng lên, dài 6 mm; về phía ngọn gai rất ngắn và sít nhau.
Cụm hoa ở ngọn. Cụm hoa đực to; lá bắc màu trắng kem, 7 lá bắc kèm theo
một bông dài 8-11 cm; rộng 2,5-3 cm; gồm nhiều bó nhị, cột nhị dài 7-8 mm; mang

tán gồm 12-25 nhị có bao phấn hình dải. Cụm hoa cái gồm 1-5 đấu thành bông kép
trên cuống chung dài 50 cm, dày 20 mm; đầu dài 20 cm, rộng 15 cm, thuôn bầu dục
t
ới hình trứng tròn, gồm nhiều bó hình nêm dài 45-50 mm, thường có 5-7 góc với
ngọn hình tháp thấp cụt; mũi dài bằng 1/5-1/6 chiều dài của bó.
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

4


Hình 2: Lá và cụm hoa dứa kaida
Quả hạch có vỏ quả mỏng, nạc màu đỏ hay màu vàng khi chín, hạch ở trung
tâm cứng, đặc, màu nâu đỏ. Hợp quả dài 18-25 cm, rộng 13-16 cm; hạt có 5 cạnh,
rộng 1-4 mm, dài 7-10 mm.

Hình 3: Quả và hạt dứa kaida
Một số loài trong chi Pandanus:
Pandanus tectorius
Pandanus amaryllifolius (Pandanus odous Ridl)
Pandanus odoratissimus
Pandanus dubius
Pandanus boninensis
Pandanus simplex
Pandanus kaida Kurz
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

5

1.1.3. Địa lý phân bố
[3],[4]


Dứa dại có nguồn gốc ven bờ Thái Bình Dương nơi có khí hậu nhiệt đới như:
Micronesia (quần đảo thuộc Mỹ), đông Úc, Ấn Độ, Hải Nam (Trung Quốc),
Malaysia, Lào, Việt Nam.
[4]

Ở Việt Nam, dứa dại mọc hoang ở nhiều vùng: trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ
suối, bờ ngòi nước mặn, ven biển; rừng ngập mặn và đất liền. Phân bố từ Hoà Bình,
Quảng Ninh, Hà Nam tới Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng
Nai, Củ Chi, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ.
[3]

1.1.4. Trồng trọt, thu hái và chế biến
[1],[3],[5]

Cây dứa dại được trồng bằng hạt hoặc giâm cành, dứa dại thu hái quanh năm,
quả được hái khi có trọng lượng khoảng 2 kg, sau đó được tách ra nhiều hạt nhỏ,
phơi hay sấy khô và nấu nước dùng dần.
1.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÁC CÂY TRONG CHI PANDANUS
Bằng các phương pháp sắc kí và phương pháp phổ nghiệm, các nhà khoa học
đã cô lập, xác định cấu trúc và định danh được những hợp chất có trong chi
Pandanus với các khung như
: triterpenoid, phytosterol, phenol, alkaloid,
sesquiterpene, lignan,

-butyrolactone.

1.2.1. Pandanus tectorius:
 Từ lá
Năm 2008: Mario A. Tan và cộng sự đã cô lập được hợp chất tirucallan khung

triterpene: 24,24-dimethyl-5β-tirucall-9(11),25-dien-3-one (1), squalene (2) và hỗn
hợp của phytosterol: stigmasterol (3), β-sitosterol (4).
[6]

Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

6


 Từ hoa
Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của β-
phenylethyl alcol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate (5), benzyl
salicylate (6), benzyl acetate (7), benzyl alcol (8), geraniol (9), linalool (10), linalyl
acetate (11), bromostyrene (12), phenylethyl alcol (13). Từ hoa đực đã cô lập được
phenylethyl alcol (13), limonen (14), (+)-linalool (15), citral (16).
[1]

 Từ quả
Năm 1996: Vahirua-Lechat và cộng sự đã cô lập được isopentenyl acetate
(17), dimethylallyl acetate (18), ethyl cinnamate (19);
[7]
vitamin C (20), α-caroten
(21), β-caroten (22), và β-cryptoxanthin (23).
[3]

Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

7



1.2.2. Pandanus amaryllifolius:
 Từ lá:
Năm 2001: Hiromitsu Takayama và cộng sự đã cô lập các alkaloid:
pandanamine (24) và pandamarilactone 1 (25),
[8]
norpandamarilactonine A (26) và
norpandamarilactonine B (27).
[9]



Năm 2004: Anglela A. Salim và cộng sự đã cô lập được các alkaloid trong
đó 2 pyrrolidine thuộc alkaloid (28) và (29), (6E)-pandanamine (30), (6Z)-
pandanamine (31), (6Z)-pandamarilactonine A (32), (6Z)-pandamarilactonine B
(33), (6E)-pandamarilactonine C (34), (6E)-pandamarilactonine D (35).
[10]
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

8




Năm 2010: Nguyễn Thị Thanh Tú đã cô lập được các chất: limonen (36), 3-
methyl-2(5H)-furanone (37), 2,4,4-trimethylbut-2-enolide (38), acid 9-octadecen-
12-ynoic (39), và 9-isopropylidene-bicyclo[3.3.1]nonan-2-one (40).
[11]




Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

9

Năm 2012: Mohamed Ridzuan và cộng sự đã cô lập được các chất: 2-acetyl-
1-pyrrolin (41); 2,4-bis(1,1-dimethylethyl)phenol (42), phytol (43), squalene (2), và
stigmasterol (3).
[12]

 Từ rễ:
Năm 2010: Mario A. Tan và cộng sự đã cô lập được các hợp chất:
pandamarilactonine E (44), pandamarilactonine F (45), pandamarilactonine F-N-
oxide (46) và pandamarilactonine G (47),
[13]
pandamarilactonine H (48) và epi-
pandamarilactonine H (49).
[14]


Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

10

Năm 2010: Ismail, Najibah đã nghiên cứu rễ chính của P. amaryllifolius, thu
được các cao: n-hexane, chloroform và methanol đều có đặc điểm của terpenoid.
[15]

Năm 2010: Wan Mohamad Azlan, Wan Mastura đã nghiên cứu rễ sinh khí
của P. amaryllifolius thu được các cao: n-hexane, chloroform và methanol đều có
đặc điểm của terpenoid.

[16]

 Từ cây

Năm 1998: Penchom Peungvicha và cộng sự đã cô lập được hợp chất 4-
hydroxybenzoic acid (50).
[17]

1.2.3. Pandanus odoratissimus:


 Từ rễ
Năm 1998: Ting-Ting Jong và cộng sự đã cô lập được các hợp chất tương
ứng với các khung lignan và phenol: pinoresinol (51) và 3,4-bis(4-hydroxy-3-
methoxybenzyl)tetrahydrofuran (52), 4-hydroxy-3-(2′,3′-dihydroxy-3′-
methylbutyl)-benzoic acid methyl ester (53) và 3-hydroxy-2-isopropenyl-
dihydrobenzofuran-5-carboxylic acid methyl ester (54).
[18]


Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

11

 Từ quả và lá
Năm 2012: Siti Alwani Ariffin và cộng sự đã công bố đặc điểm thực vật
của quả và lá đều chứa tinh thể canxi oxalate hình kim nằm ở dạng đơn lẻ rải rác và
dạng bó, các tinh thể có hình kim hẹp, dài và nhọn. Ngoài ra, các tinh thể hình trâm
là tinh thể hình chữ nhật có phần mở rộng xung quanh 4 cạnh.
[19]


1.2.4. Pandanus dubius:

 Từ cây
Năm 2010: Mario A. Tan và cộng sự cô lập ra được các alkaloid:
dubiusamines A (55), và dubiusamine B (56).
[20]

Năm 2011: Mario A. Tan đã cô lập được alkaloid dubiusamine C (57).
[21]

1.2.5. Pandanus boninensis:


 Từ lá
Năm 2005: Akira Inada và cộng sự đã cô lập được ba hợp chất trong đó
có hai triterpenoid: (24S)-24-methyl-25,32-cyclo-5α-lacnosta-9(11)-en-3β-ol (58),
(58a) và (24S)-24-methyl-25,32-cyclo-cycloartane-3β-ol (59).
[22]

Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

12

1.2.6. Pandanus simplex:
 Từ cây
Năm 2012: Mario A. Tan và cộng sự đã cô lập được sáu hợp chất gồm hai

-butyrolactone: algin (60) và pantolactone (61), một lignan: pinoresinol (51); ba
sesquiterpene: loliolide (62), (+)-dehydrovomifoliol (63), và vomifoliol (64).

[23]

O
HO
CH
3
O
(60)
(61)
O
HO
CH
3
CH
3
O
H
3
C
HO
O
CH
3
O
(62)


1.2.7. Pandanus kaida Kurz:
 Từ rễ
Năm 2011: Tạ Công Thùy Dương tìm ra điểm đặc trưng về hình thái và vi

học của cây P. kaida giúp phân biệt với các cây cùng chi, đồng thời cô lập được hai
chất: β-sitosterol (4) và scopoletin (65).
[24]


1.3 CÔNG DỤNG VÀ DƯỢC TÍNH
1.3.1. Theo kinh nghiệm dân gian
[1],[3]

Quả: thường thu hoạch vào mùa thu, đem sấy hoặc phơi khô dùng dần. Theo
đông y, quả dứa dại vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị,
tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu Thường dùng chữa sán khí (thoát vị bẹn hoặc
thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), viêm đường tiết niệu, tiểu đường, chữa
kiết lỵ: quả dứa dại 30-60 g sắc uố
ng; chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: quả dứa dại
ngâm mật ong uống liền trong một tháng; chữa say nắng; chữa tiểu buốt, tiểu rắt,
tiểu đục: quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

13

Ở Micronesia (quần đảo thuộc Mỹ) quả dứa dại chín có màu cam được dùng
trị bệnh trĩ

và phòng bệnh ung thư.
Đọt dứa dại: vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm
máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy
máu chân răng: đọt non giã nát chữa đầu đinh, lòi dom, bó gãy xương; chữa viêm
loét cẳng chân kinh niên: đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương;
chữa các vết loét sâu gây thối xương: đọt non dứ

a dại giã đắp để hút mủ; thanh tâm
giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích
tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống; chữa tiểu rắt, tiểu
buốt: đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.
Ở Ấn Độ, người dân địa phương dùng lá và tinh dầu lá bắc của cây dứa dại
để sát trùng, trị phong thấp, phó đậu, giang mai và bôi môi. Lõi cây làm thuốc điều
hòa kinh nguyệt. Chồi non ăn sống.

Ở Malaysia và Philippines, người dân thường dùng lá dứa làm mùi thơm cho
thức ăn truyền thống. Lá kết hợp với các vị thuốc khác, làm thuốc xông hơi giúp
tăng sức khỏe và da dẻ hồng hào.

Hoa: vị ngọt, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, cầm tiêu chảy do nhiệt
độc. Dùng chữa các chứng ho do cảm mạo: 4-12 g hoa dứa dại sắc uống; sán khí,
đái dục, đái buốt, tiểu tiện không thông, nhọt mọc ở sau gáy.
Ở Thái Lan, người dân dùng cụm hoa đực làm thuốc trợ tim.
Rễ: vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, hạ sốt, lợi
tiểu, cầm máu, chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, đau mắt đỏ, phù thũng,
viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu: rễ dứa dại khoảng 30-60 g nấu canh thịt
ăn 1-2 lần; thương tổn do chấn thương: rễ dứa dạ
i tươi không kể liều lượng, giã nát
đắp; chữa mất ngủ: rễ dứa dại (sao vàng) 15 g, nhân hạt táo (sao đen) 20 g, lạc tiên
20 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, uống 3 lần/ngày.
Ở Thái Lan, người dân thường dùng rễ để thanh nhiệt cơ thể và có tác dụng
lợi tiểu.


Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

14


1.3.2. Một số bài thuốc có chứa dứa dại
[1],[3]

Bài số 1: Chữa sỏi thận, tiết niệu.
Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 12-20 g
Hạt quả chuối hột 10-12 g
Rễ cỏ tranh 10-12 g
Bông mã đề 8-10 g
Kim tiền thảo 15-20 g
Rễ cây lau 10-12 g
Củ cỏ ống 10-12 g
Sắc lấy nước uống 2-3 lần/ngày, 100-150 ml/lần vào trước bữa ăn.
Bài số 2: Trị viêm gan, xơ gan cổ trướng:
Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20-30 g
Lá quao nước 20-30 g
Lá cây ô rô 12-20 g
Sắc lấy nước uống 2 lần/ngày, 150 ml/lần vào trước bữa ăn.
Bài số 3: Trị viêm gan siêu vi:
Quả dứa dại 12 g
Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 8 g
Nhân trần 12 g
Trần bì 8 g
Cốt khí củ 12 g
Ngũ vị tử 6 g
Cam thảo 4 g
Sắc với 1000 ml nước, đun cạn còn 450 ml, uống 3 lần/ngày vào lúc đói.
Bài số 4: Chữa chứng viêm tinh hoàn:
Quả dứa dại 30-60 g
Lá tử tô 30 g

Lá quất hồng bì 30 g
Nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

15

1.3.3. Hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Pandanus
1.3.3.1. Pandanus tectorius
Năm 2003: Englberger L. nghiên cứu trung bình 100 g quả dứa dại cung
cấp 321 kcal; 2,2 g protein; 313 mg canxi; 108 mg photpho; 5,7 mg sắt; 0,04 mg
thiamin; 2 mg vitamin C (20) và 724 µg/100 g β-caroten (22); hàm lượng các chất
phụ thuộc độ chín của quả. Trong 100 g vỏ (ăn được) chứa 80 g nước; 17 g
carbohydrate; 19-19000 µg β-caroten và 5 mg vitamin C; 1,3 mg protein; 0,7 mg
chất béo; 3,5 mg chất sơ.
[26]
Năm 2008: từ lá Mario A. Tan nghiên cứu khả năng chống lao và cô lập
được các hợp chất: 24,24-dimethyl-5β-tirucall-9(11),25-dien-3-one (1); squalene
(2); và hỗn hợp: stigmasterol (3), β-sitosterol (4). Qua thí nghiệm xanh Microplate
Alamar (MABA): (1) ít ảnh hưởng sự phát triển của vi khuẩn lao H
37
Rv với MIC 64
g/ml; trong khi (2) và (3), (4) có MIC lần lượt 100 và 128 g/ml.
[6]

Năm 2009: Lois Englberger công bố quả dứa dại có 11 vitamin, với hàm
lượng tiền vitamin A carotenoid (110–370 mg β-carotene/100 g) và tổng hàm lượng
carotenoid (990–5200 mg/100 g). Nước dứa có 1400 mg β-carotene/100 g, 5620 mg
carotenoid/100 g, 10 vitamin (10,8 mg/100 g vitamin C).
[27]


1.3.3.2. Pandanus amaryllifolius (Pandanus odous Ridl)
Năm 1998: từ cao methanol của cây dứa, Penchom Peungvicha cô lập được
hợp chất 4-hydroxybenzoic acid (50), có hiệu quả hạ đường huyết ở chuột bình
thường sau khi uống với liều 5 mg/kg; làm tăng insulin huyết thanh và hàm lượng
glycogen trong gan ở chuột bình thường.
[17]
Năm 2004: từ cao nước muối của lá dứa, Linda S. M. Ooi cô lập được
protein pandanin có tác động kháng virus; chống lại virus ở người là virus type-1
(HSV-1) và influenza virus (H1N1) có EC
50
tương ứng 2,94 và 15,63 M.
[28]
Năm 2011: từ lá dứa Bungihan ME đã cô lập diaportheone A và
diaportheone B, có khả năng ức chế sự phát triển trực khuẩn lao H
37
Rv với MIC
tương ứng 100,9 và 3,5 mM.
[29]
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả dứa dại (Pandanus kaida Kurz)

16

Năm 2011: từ cao ethanol của lá cây dứa, Sasidharan S. công bố có sự hiện
diện của flavonoid, saponin, alkaloid và tannin, có hiệu quả hạ đường huyết ở chuột
bị tiểu đường.
[30]
1.3.3.3. Pandanus odoratissimus
Năm 1998: từ cao methanol của rễ dứa, Ting-Ting Jong cô lập được 3,4-
bis(4-hydroxyl-3-methoxybenzyl)tetrahydrofuran (52) và pinoresinol (51) có hoạt
tính chống oxy hóa mạnh.

[18]

Năm 2010: Ramesh Londonkar nghiên cứu hoạt tính kháng viêm của
P.odoratissimus thông qua mô hình cấp tính bằng carrageenan và mô hình gây phù
chân mạn tính bằng formalin. Từ cao methanol với liều 25, 50, 100 mg/kg; ở liều
100 mg/kg có hoạt tính kháng viêm tối ưu lúc 3 giờ, ức chế tác động cấp tính của
carrageenan (68%), dùng diclofenac natri làm chất chuẩn.
[31]

Năm 2011: Panigrahi đánh giá hiệu quả chống khối u và vai trò chống oxy
hóa của cây P.odoratissimus ở mô hình động vật. Cao acetone với liều 200 và 400
mg/kg 1 lần trong ngày, sử dụng trong 14 ngày. Sau 24 giờ tiêm chủng khối u, cao
aceton làm giảm khối u, giảm mức peroxy hóa lipid, tăng mức glutathione,
superoxyd dismutase, catalase và kéo dài tuổi thọ của chuột bị ung thư thực quản.
[32]

Năm 2011: Hamid nghiên cứu khả năng gây độc tế bào và kháng khuẩn của
lá cây P.odoratissimus. Cao chloroform của lá có khả năng gây độc tế bào cao nhất
với LC
50
1,41 g/ml; thấp nhất là các phân đoạn của cao petroleum ether với LC
50

12,8 g/ml. Cao ethyl acetate có khả năng kháng khuẩn chống lại nấm Candida
albicans và Saccharomyces cerevisiae với vùng ức chế tương ứng là 10 mm và
11mm.
[33]

1.3.3.4. Pandanus kaida Kurz


Năm 2011: Võ Thị Hương Na khảo sát rễ dứa, cho thấy cao nước của rễ có
tác dụng chống oxy hóa ở các nồng độ 1: 1,5: 2: 2,5: 3: 3,5: 4: 4,5: 5 mg/ml; và tác
dụng bảo vệ gan, lợi tiểu ở các nồng độ 7,2 và 12 g/kg thể trọng chuột thực
nghiệm.
[25]

×