ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỖ MINH HIỀN
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CAO CHLOROFORM CỦA LÁ CÂY BÀNG BIỂN
(CALOTROPIS GIGANTEA L.),
HỌ THIÊN LÝ (ASCLEPIADACEACE)
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH - 2012
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Trung Nhân,
TS. Lê Việt Tiến, PGS. TS. Trần Lê Quan, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh,
PGS. TS. Trần Công Luận, TS. Tôn Thất Quang và tất cả các Thầy Cô thuộc
Khoa Hóa-Đại học Khoa Học Tự Nhiên HCM-những người thầy, người cô đã hết
lòng hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Cho em gửi lời cảm ơn đến các anh chị
nghiên cứu sinh, các bạn học viên cao
học đã chỉ bảo kinh nghiệm, giúp đỡ em nhiều trong quá trình làm việc ở phòng thí
nghiệm. Cảm ơn các em sinh viên đã phụ giúp chị trong thời gian qua.
Và cuối cùng là lòng biết ơn sâu sắc đến Bố-Mẹ cũng như tất cả những người
thân yêu trong gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần lẫn vật chất
giúp con hoàn thành tốt luậ
n văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2012
Đỗ Minh Hiền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Bản tóm tắt
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Giới thiệu về cây bàng biển 2
1.1.1. Tên gọi 2
1.1.2. Mô tả thực vật 2
1.1.3. Phân bố 4
1.2. Nghiên cứu dược tính 5
1.2.1. Công dụng dân gian 5
1.2.2. Hoạt tính sinh học 6
1.3. Thành phần hoá học của cây 10
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU 21
2.1. Giới thiệu chung 21
2.2. Biện luận và kết quả 21
2.2.1. Khảo sát cấu trúc hoá học hợp chất BH1 21
2.2.2. Khảo sát cấu trúc hoá học hợp chất BH2 23
2.2.3. Khảo sát cấu trúc hoá học hợp chất BH3 24
2.2.4. Khảo sát cấu trúc hoá học hợp chất BH4 27
2.2.5. Khảo sát cấu trúc hoá học hợp chất BH5 30
2.2.6. Khảo sát cấu trúc hoá học hợp chất BH6 34
2.2.7. Khảo sát cấu trúc hoá học hợp chất BH7 38
2.2.8. Khảo sát cấu trúc hoá học h
ợp chất BH8 43
2.2.9. Khảo sát cấu trúc hoá học hợp chất BH9 47
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM 50
3.1. Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu 50
3.2. Điều kiện thí nghiệm 50
3.2.1. Hóa chất 50
3.2.2. Thiết bị 51
3.3. Tiến trình thí nghiệm 51
3.3.1. Điều chế các loại cao 51
3.3.1.1. Điều chế cao thô MeOH 51
3.3.1.2. Điều chế các loại cao 51
3.3.2. Khảo sát cao chloroform 53
3.3.2.1. Khảo sát phân đoạn E 53
3.3.2.2. Khảo sát phân đoạn F 55
3.3.2.3. Khảo sát phân đoạn G 57
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN 59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1 Cây bàng biển 3
Hình 1.2 Lá cây bàng biển 3
Hình 1.3 Hoa cây bàng biển 4
Hình 1.4 Quả cây bàng biển 4
Hình 2.1 Tương quan HMBC chính của hợp chất BH1 23
Hình 2.2 Cấu trúc hợp chất BH2 25
Hình 2.3 Tương quan HMBC của hợp chất BH3 26
Hình 2.4 Tương quan HMBC của hợp chất BH4 29
Hình 2.5 Tương quan HMBC chính của hợp chất BH5 33
Hình 2.6 Tương quan HMBC chính của hợp chất BH6 39
Hình 2.7 Hệ liên hợ
p 3-one-4,6-diene của hợp chất BH7 40
Hình 2.8 Tương quan HMBC chính của hợp chất BH7 41
Hình 2.9 Tương quan HMBC chính của hợp chất BH8 44
Hình 2.10 Hệ nối đôi liên hợp ngoài vòng của hợp chất BH9 48
Hình 2.11 Hệ nối đôi liên hợp trong vòng của hợp chất BH9 48
Hình 2.12 Cấu trúc hợp chất BH9 48
Hình 2.13 Tương quan HMBC chính của hợp chất BH9 49
Sơ đồ 3.1 Quy trình điều ch
ế các loại cao 53
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ cô lập hợp chất BH1 55
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ cô lập hợp chất BH2-BH5 57
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ cô lập hợp chất BH6-BH9 59
DANH MỤC PHỤ LỤC PHỔ
\
Phụ lục 1 Phổ
1
H-NMR của hợp chất BH1
Phụ lục 2 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH1
Phụ lục 3 Phổ
13
C-NMR và DEPT của hợp chất BH1
Phụ lục 4 Phổ HSQC của hợp chất BH1
Phụ lục 5 Phổ HMBC của hợp chất BH1
Phụ lục 6 Phổ
1
H-NMR của hợp chất BH2
Phụ lục 7 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH2
Phụ lục 8 Phổ
13
H-NMR của hợp chất BH3
Phụ lục 9 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH3
Phụ lục 10 Phổ
13
C-NMR và DEPT của hợp chất BH3
Phụ lục 11 Phổ HSQC của hợp chất BH3
Phụ lục 12 Phổ HMBC của hợp chất BH3
Phụ lục 13 Phổ
1
H-NMR của hợp chất BH4
Phụ lục 14 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH4
Phụ lục 15 Phổ HSQC của hợp chất BH4
Phụ lục 16 Phổ HMBC của hợp chất BH4
Phụ lục 17 Phổ HR-ESI-MS của hợp chất BH4
Phụ lục 18 Phổ
1
H-NMR của hợp chất BH5
Phụ lục 19 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH5
Phụ lục 20 Phổ HSQC của hợp chất BH5
Phụ lục 21 Phổ HMBC của hợp chất BH5
Phụ lục 22 Phổ HR-ESI-MS của hợp chất BH5
Phụ lục 23 Phổ
1
H-NMR của hợp chất BH6
Phụ lục 24 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH6
Phụ lục 25 Phổ
13
C-NMR và DEPT của hợp chất BH6
Phụ lục 26 Phổ HSQC của hợp chất BH6
Phụ lục 27 Phổ HMBC của hợp chất BH6
Phụ lục 28 Phổ HR-ESI-MS của hợp chất BH6
Phụ lục 29 Phổ
1
H-NMR của hợp chất BH7
Phụ lục 30 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH7
Phụ lục 31 Phổ
13
C-NMR và DEPT của hợp chất BH7
Phụ lục 32 Phổ HSQC của hợp chất BH7
Phụ lục 33 Phổ HMBC của hợp chất BH7
Phụ lục 34 Phổ
1
H-NMR của hợp chất BH8
Phụ lục 35 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH8
Phụ lục 36 Phổ
13
C-NMR và DEPT của hợp chất BH8
Phụ lục 37 Phổ HSQC của hợp chất BH8
Phụ lục 38 Phổ HMBC của hợp chất BH8
Phụ lục 39 Phổ
1
H-NMR của hợp chất BH9
Phụ lục 40 Phổ
13
C-NMR của hợp chất BH9
Phụ lục 41 Phổ
13
C-NMR và DEPT của hợp chất BH9
Phụ lục 42 Phổ HSQC của hợp chất BH9
Phụ lục 43 Phổ HMBC của hợp chất BH9
Phụ lục 44 Phổ HR-ESI-MS của hợp chất BH9
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 1-
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật là việc phát
sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm khác nhau. Việc nghiên cứu sản xuất các loại dược
phẩm để phục vụ nhu cầu sức khỏe của con người là rất cần thiết, và ngành hóa học
cũng đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển ấy. Các nhà hóa học đã tổng hợp
được nhiều loại hợ
p chất chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, những loại
thuốc này thường rất đắt và một số chúng có tác dụng phụ, chính vì thế, con người
có khuynh hướng quay về với nền y học cổ truyền, sử dụng dược thảo làm thuốc trị
bệnh. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có nguồn thực vật đa dạng và phong
phú là một ưu thế rất lớn đối với các nhà nghiên c
ứu hóa học các hợp chất thiên
nhiên.
Việc chiết xuất, cô lập và xác định cấu trúc các hợp chất tự nhiên trong cây cỏ là
giai đoạn đầu tiên trong quá trình tìm kiếm và điều chế ra các loại thuốc từ nguồn
gốc tự nhiên nhằm phục vụ sức khỏe của con người.
Lá cây bàng biển (Calotropis gigantea L.) xuất hiện không ít trong thành phần
của các bài thuốc cổ truyền chữa nhiều bệnh thông thường và phổ
biến như chữa
mụn nhọt, rắn cắn, đau răng, đau miệng, bệnh đậu mùa, bệnh ngoài da, vết cắn,
chữa lành vết thương. Đặc biệt nó được các thầy lang địa phương dùng để chữa ung
thư vú-một căn bệnh đang rất được quan tâm hiện nay khi mà số lượng bệnh nhân
tử vong vì các chứng bệnh ngày càng tăng cao.
Với mong muốn tìm hiểu thành phần hoạt chấ
t trong lá cây bàng biển trong luận
văn này, chúng tôi đã bước đầu khảo sát thành phần hoá học của lá cây bàng biển
thu hái ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 2-
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY BÀNG BIỂN
1.1.1. Tên gọi
[1],[2]
¾ Tên khoa học: Calotropis giganteaL.Dryand.ex W.T Aiton.
¾ Tên thường gọi: cây bàng biển hay còn gọi là nam tì bà, cây bồng bồng, cây
lá hen, cây cốc may (theo người Tày). Ở các nước khác cây này còn có các
tên gọi khác như: arka, alarka (Sanskrit), giantic swallow wort, mudar
(Anh), madar (Hindi), ekkemale (Canada), mandaramu, ekke, jilledu, arka
(Telugu), errikka (Malaysia), koreng susu, biduri (Indonesia).
¾ Phân loại khoa học: được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Phân loại khoa học.
Giới Plantae
Ngành Magnoliophyta
Lớp Lamiidae
Phân lớp Asteridie
Bộ Gentianales
Họ Asclepiadaceace
Chi
Calotropis
Loài
Gigantea
1.1.2. Mô tả thực vật
[1]
Thân cây mọc thành bụi, cao 5-7 m, có thể cao hơn nếu để mọc tự nhiên.
Cành nhỏ, có lông trắng. Vỏ thân lúc non có rãnh, màu vàng nhạt; vỏ già màu xám
trắng như phấn.
Kh
ả
xá
m
có
5c
m
liề
n
H
a
ả
o sát thàn
h
Lá to h
ì
m
,
m
ặt dư
ớ
hành lông
m
Hoa m
ọ
m
, màu t
r
ắ
n
n
với đầu
n
i lá noãn
r
ờ
h
phần hóa
h
ì
nh mác dà
ớ
i có lông t
r
m
àu vàng
n
ọ
c thành c
h
n
g xám ho
ặ
n
hụy. Hạt p
h
ờ
i nhau, bầ
u
h
ọc cao chlo
r
Hình
1
i, gốc hìn
h
r
ắng như p
h
n
âu.
Hình 1.
h
ùm, nhiều
ặ
c đốm hồ
n
h
ấn của m
ỗ
u
thượng đ
ầ
r
oform của
l
1
.1: Cây b
à
h
tim, đầu
t
h
ấn, gần n
h
2: Lá cây
b
tán đơn
h
n
g. Đài nă
m
ỗ
i ô hợ
p
th
à
ầ
u nhụy dín
h
l
á bàng biể
n
à
ng biển.
t
ù hơi nhọ
n
h
ư không c
ó
b
àng biển.
h
ay kép.Ho
a
m
, tràng h
ợ
à
nh 1 khối
p
h
liền với
b
n
Calotropi
s
n
, hai mặt
đ
ó
cuống. Ở
a
lớn đườ
n
ợ
p
hình bán
p
hấn có ch
u
b
ao phấn.
s
gigantea L
đ
ều có mà
u
gốc lá mặt
n
g kính kh
o
h xe. Bao
p
u
ôi và gót
đ
.
u
lục
trên
o
ảng
p
hấn
đ
ính.
Kh
ả
1.
1
và
o
Q
u
cũ
n
bằ
n
qu
ả
ả
o sát thàn
h
Quả
gồm
1
.3.
Phân
Cây b
à
o
miền Na
m
u
ốc, Malay
s
n
g gặp ở v
n
g những
đ
ả
thường là
h
phần hóa
h
2 đại, mỗi
bố
[1],[3],[4]
à
ng biển m
ọ
m
. Ngoài r
a
s
ia, Indone
s
ùng đồng
b
đ
oạn cành.
khoảng th
á
h
ọc cao chlo
r
Hình 1.
3
đại có nhi
ề
Hình 1.
4
ọ
c hoang
v
a
, bàng biể
n
s
ia. Thườn
g
b
ằng và c
á
Có khi đư
ợ
á
ng 5-8.
r
oform của
l
3
:
Hoa cây
b
ề
u hạt dài 2
3
4
:
Quả cây
b
v
à được trồ
n
còn mọc
g
mọc trên
đ
á
c vùng tru
n
ợ
c trồng là
m
l
á bàng biể
n
b
àng biển.
3
mm, trên
h
b
àng biển.
ng khắ
p
n
ơ
ở Ấn Độ,
S
đ
ất có cát
ở
n
g du. Câ
y
m
cây cản
h
n
Calotropi
s
h
ạt có chù
m
ơ
i ở nước
t
S
ri Lanka,
M
ở
các tỉnh
v
y
cũng thư
ờ
h
, làm hàn
g
s
gigantea L
m
lông t
r
ắn
g
t
a, từ miền
M
yanma, T
v
en biển, n
h
ờ
ng được
t
g
rào. Mù
a
.
g
.
Bắc
rung
h
ưng
tr
ồng
a
hoa
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 5-
1.2. NGHIÊN CỨU DƯỢC TÍNH
1.2.1. Công dụng dân gian
[1],[3],[5]
¾ Công dụng của lá
Dùng trị ho và hen suyễn.
Hái lá mang về, dùng khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Mỗi
ngày dùng 10 lá sắc với 1,5 bát nước, cô lại còn 1 bát, thêm đường và uống làm 3-4
lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn. Nước sắc có vị đắng tanh, uống vào có thể
mỏi chân tay, đau mình mẩy, đi cầu lỏng (rất hiếm). Uống nhiều một lúc có thể gây
nôn. Hiệu quả sau 2-3 ngày. Có khi có kết quả sau 10 phút. Thường được phối hợ
p
với nhiều vị thuốc khác.
Chữa mụn nhọt, rắn cắn, đau răng, đau miệng, bệnh đậu mùa, bệnh ngoài da,
vết cắn, chữa lành vết thương.
Ở Ấn Độ, người ta còn dùng cao chiết từ lá để điều trị bênh sốt rét cơn.
Ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị hen suyễn, ho gà, viêm khí quản.
¾ Công dụng của nhựa mủ
Dùng với liều thấp làm thuố
c gây nôn, liều cao sẽ gây độc. Thường dùng
chữa kiết lỵ nhẹ. Dùng ngoài đắp trị viêm khớp, đắp lên các ghẻ mụn, các vết loét,
lậu, giang mai. Trộn với mật ong dùng để đắp lên các mụn loét trong miệng. Tẩm
vào bông rồi vò viên nhét vào lỗ răng đau sẽ làm ngưng đau nhức. Nhựa cây phối
hợp với nhựa xương rồng làm thuốc xổ, cũng dùng gây nôn với liều cao và còn
dùng để đều trị bệ
nh phong hủi, kiết lỵ và dùng đắp trị bệnh sưng chân voi.
Nhựa Calotropis gigantea là một chất kích thích mạnh đối với da và niêm
mạc.
¾ Công dụng của rễ
Vỏ rễ dùng trị ghẻ và bệnh giang mai. Dưới dạng thuốc bột nhão, vỏ rễ còn
được ứng dụng chữa chứng phù chân voi.
Vỏ rễ khô dùng thay thế thuốc gây nôn, nếu dùng lượng nhỏ có thể trị bệnh
kiết lị, nh
ưng dùng nhiều thì gây nôn. Vỏ rễ là thuốc bổ, thuốc trị co thắt, long đờm,
trị giun sán, nhuận tràng, chữa bệnh giang mai. Trộn bột vỏ rễ với tiêu đen dùng 2
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 6-
lần 1 ngày cũng dùng chữa bệnh vàng da. Vỏ rễ còn trị các bệnh nhiễm trùng da, ho,
cổ trướng. Bột rễ chữa hen suyễn, viêm phế quản, khó tiêu, tăng sự tiết dịch dạ dày.
¾ Công dụng của hoa
Hoa (theo y học Ấn Độ cổ đại) có vị đắng làm thuốc tiêu hóa, chất làm se,
thuốc làm dễ tiêu, thuốc trị giun sán, thuốc bổ và làm thuốc giảm đau, thường dùng
chữa sưng viêm, hen suyễn, u bướ
u, chán ăn, cổ trướng, viêm và sốt. Theo y học Ấn
Độ thì hoa là thuốc làm dễ tiêu, tốt cho gan, hoa khô lượng nhỏ uống với đường trị
bệnh phong cùi, giang mai giai đoạn hai và bệnh lậu. Hoa còn được dùng để chữa
hen phế quản.
1.2.2. Hoạt tính sinh học
[3],[5-18]
Calotropis gigantea là loại cây có hoạt tính rất cao và có khả năng chữa được
nhiều bệnh khác nhau. Một trong những khả năng đó nổi trội nhất là độc tính của nó
với vi khuẩn, nấm và tế bào ung thư…
Năm 2004, Chitme HR và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu dịch trích
nước, methanol, ethanol, petroleum ether của lá cây Calotropis gigantea. Kết quả
cho thấy chúng có hoạt tính chống lại nấm gây bệnh Candida. Kháng khuẩn
Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus ceceus, Pseudomonas
aeruginosa, Micrococcus luteus, Klebsiella pneumonia. Dịch trích n
ước từ mủ cây
này hạn chế hoạt động đối với Staphylococcus aureus, Bacillus ceceus, Escherichia
coli và Candida krurei.
Năm 2008, Alam et al.và các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu hoạt tính sinh
học của các hợp chất có ích trong việc kháng khuẩn. Họ đã tiến hành chiết bằng
dung môi methanol, chloroform, petroleum ethertừ vỏ rễ của Calotropis
giganteacho thấyhoạt tính chống lạiSarcina lutea, Bacillus megaterium,
Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Shigella sonnei, Escherichia coli.
Tháng 10 năm 2010, tại Ấn Độ, Kotaki Venkata Bhaskara Rao cùng các cộng
s
ự đã tiến hành nghiên cứu dịch chiết cao H
2
O của lá cây Calotropis gigantea(được
thu hái ở vùng Vellore, Ấn Độ vào tháng 12 năm 2008). Kết quả nghiên cứu cho
thấy dịch chiết cao H
2
O từ lá cây bàng biển có hoạt tính kháng lại các dòng vi
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 7-
khuẩn: Staphylococcus, Escherichia coli, Bacillus, Pseudomonas aeruginosa,
Micrococcus luteus và Klebsiella pneumonia. Trong đó, hoạt tính ức chế cực đại
đối với dòng vi khuẩn E.coli và thấp nhất đối với dòng vi khuẩn K.pneumoniae.
Năm 2010, tại Bangladesh, Muhammad Rowshanul và các cộng sự đã nghiên
cứu cho thấy dịch trích cao chiết ethyl acetate từ hoa của cây Calotropis gigantea
L. (thu hái vào tháng 3 năm 2008 tại Meherchandi, Bangladesh). Kết quả cho thấy
có hoạt tính chống u bướu, chống tế bào ung thư biểu mô cổ trướng đố
i với loài
chuột bạch Thuỵ Sĩ. Tiến hành tiêm vào cơ thể chuột bạch tạng Thuỵ Sĩ tế bào EAC
(tế bào gây ung thư). Chúng có thời gian sống sót trong vòng 21,5 ngày. Nếu tiêm
vào cơ thể chúng dịch trích cao ethyl acetate của hoa cây Calotropis gigantea với
hàm lượng 50, 100 và 200 mg/kg thì thời gian sống của chúng được kéo dài thêm
lần lượt là 25,2 ± 0,47; 27,7 ± 0,63; và 35,5 ± 0,86 ngày.
Năm 2011, tại Ấn Độ, Rahul Mayee cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
dịch chiết cao methanol của rễ cây Calotropis gigantea
L. đối với bệnh hen suyễn.
Nguyên liệu được thu hái ở Maharashtra(Ấn Độ). Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch
chiết cao methanol của rễ cây Calotropis gigantea L. có tác dụng ức chế amin
histamine, là nguyên nhân gây ra các chứng co thắt, ức chế haloperidol là nguyên
nhân dẫn đến cơn tê dại trong bệnh hen suyễn (hàm lượng sử dụng 300 mg/kg).
Năm 2011, Gaurav Kumar và các cộng sự tiến hành nghiên cứu hoạt tính sinh
học của các hợp chất trong cây Calotropis gigantea đã thu đượ
c các kết quả sau:
• Trị ung thư và gây độc tế bào: các chất cardenolide glycoside (đại diện
là calotropin, frugoside, 4’-O-β-D-glucopyransyfrugoside) trong cây
mang hoạt tính gây độc tế bào đối với vài dòng tế bào ung thư ở người
và chuột. Theo nghiên cứu này thì calotropin, frugoside trích từ dịch
ethanol của rễ có tác dụng ức chế hoạt động của dòng tế bào K562 (gây
bệnh bạch cầu mãn tính ở người) và dòng tế bào SGC-7901 (gây ung
thư dạ dày ở người). Dịch trích từ ethyl acetate của hoa có kh
ả năng ức
chế ung thư biểu mô cổ trướng ở chuột.
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 8-
• Chống co giật: dịch trích alcol từ vỏ rễ cây cho thấy hoạt tính chống co
giật ở chuột. Ngoài ra, dịch trích này còn có hoạt chất an thần.
• Chống viêm, giảm đau và hạ sốt, chống oxi hóa.
• Bảo vệ gan: mủ, sáp, thân và hoa.
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 9-
Bảng 1.2: Tóm tắt hoạt tính sinh học.
STT Hoạt tính Bộ phận dùng Dịch trích
1 Kháng khuẩn Rễ, lá, mủ
Methanol, nước,
petroleum ether,
choloroform
2
Kháng viêm,
chữa vết thương
Rễ, hoa, mủ Ethanol
3 Hạ sốt Rễ Nước:Ethanol (1:1)
4 An thần Rễ Methanol
5 Đông máu Mủ Methanol
6 Bảo vệ gan Vỏ, mủ, hoa, thân cây Methanol
7 Chống oxi hóa Lá Nước:Methanol (1:1)
8 Diệt côn trùng Rễ
Methanol, chloroform,
petroleum ether
9 Gây độc tế bào Rễ, mủ, hoa
Ethanol,
ethyl acetate
10 Kháng ung thư Rễ, mủ, hoa
Ethanol,
ethyl acetate
11 Hen suyễn Rễ Ethanol
12 Chống tiêu chảy Thân cây Nước:Methanol (1:1)
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 10-
1.3. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TRONG CÂY
[1],[3-5],[8-9],[14-16],[19-21]
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây bồng bồng (Calotropis
gigantea) về thành phần hóa học cũng như về hoạt tính sinh học của nó. Theo
những nghiên cứu này thì cây có các nhóm hợp chất chính sau: flavon, steroid,
triterpenoid.
1.3.1. Nhóm flavon
Tên hợp chất Nhóm thế -R
Isorhamnetin-3-O-rutinoside
Glu –Orha OGal
Isorhamnetin 3-O-glucoside
Glucose
Isorhamnetin rhamnoglucoside
Glucose-O-Rhamnose
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 11-
1.3.2. Nhóm Steroid
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 12-
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 13-
O
O
H
CH
3
O
O
H
OCH
3
CH
3
OH
H
O
O
O
H
OCH
3
CH
3
O
H
H
3
C
O
HO
H
CH
3
OCH
3
OCH
3
cym
ole
OH
ole
cym
O
OCH
3
ole
Ac
R
O
O
Calotroposide C
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 14-
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 15-
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 16-
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 17-
Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của lá bàng biển Calotropis gigantea L.
- 18-