Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

chương trình xây dựng nông thôn mới xã hoàng hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.99 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất, ngoài
sự nỗ lực không ngừng của bản thân. Em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và
giúp đỡ tận tình của các thầy cô; sự giúp đỡ nhiệt tình của đơn vị thực tập cùng
sự giúp đỡ của bạn bè và các đồng nghiệp, đồng chí trong thời gian qua.
Để đáp lại sự giúp đỡ, quan tâm chân thành đó, cho phép em xin được gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy, các cô trong trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội nói chung và Khoa Hành Chính Học nói riêng, đã trang bị cho em những
kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Tỉnh Ủy HĐND, UBND Tỉnh, Sở Nội Vụ Tỉnh đã
tạo điều kiện cho em được đi học, tìm hiểu kỹ hơn về sự nghiệp hành chính
nước nhà.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chủ tịch UBND xã
Hoàng Hoa cùng toàn thể các đồng chí làm việc trong xã đã tạo điều kiện thực
tập cùng việc cung cấp tài liệu, số liệu giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt
nghiệp “Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hoàng Hoa”.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập tốt
nghiệp một cách tốt nhất.
Do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến , lời nhận xét và phê
bình của các thầy cô cùng bạn đọc nhằm góp phần hoàn thiện báo cáo của mình
hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Học viên : Trần Thanh Quyết
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký Hiệu Giải thích


1 BCH TW Ban Chấp Hành Trung Ương
2 UBND Ủy Ban Nhân Dân
3 KT Kinh Tế
4 XH Xã Hội
5 MT Môi Trường
6 BGTVT Bộ Giao Thông Vận Tải
7 NTM Nông Thôn Mới
8 QHSD Quy Hoạch Sử Dụng
9 QHPT Quy Hoạch Phát Triển
10 NNHH-CN Nông Nghiệp Hàng Hóa,Công Nghiệp
11 TTCN-DV Tiểu Thủ Công Nghiệp, Dịch Vụ
12 KDC Khu Dân Cư
13 VH-TT-DL Văn Hóa, Thông Tin, Du Lịch
14 BCHVT Bưu Chính Viễn Thông
15 GTNT Giao Thông Nông Thôn
iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
STT Tên Bảng Biểu Trang
1 Bảng1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010,2011. 14
2 Bảng 2: Hiện trạng phân bổ dân cư năm 2011xã Hoàng Hoa 16
3
Bảng 3 : Hiện trạng giao thông xã Hoàng Hoa năm 2010-
2011
16
4
Bảng 4: Bảng so sánh giao thông đường bộ xã Hoàng Hoa
năm 2010-2011
17
5 Bảng 5: Một số hệ thống kênh, ao hồ tưới tiêu của xã 18
6 Bảng 6: Mức thu nhập bình quân đầu người Năm 2010-2011 21

iv
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Nông thôn trong tâm thức của người dân Việt Nam là môi trường kinh tế sản
xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội
và cảnh quan văn hóa xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt
cách và bản lĩnh của người Việt.
Nhận rõ được tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới, xã Hoàng
Hoa cũng là một trong những xã đi đầu trong toàn tỉnh xây dựng một nông thôn
mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một giải pháp phù hợp với
điều kiện phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Việc tiến hành công nghiệp hoá
- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một tiến trình lâu dài, gian khổ đòi hỏi
phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành phần, tổ chức nhằm nâng cao sản
lượng, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước và xuất khẩu. Để đạt được thành tựu như vậy, trước hết xã Hoàng Hoa cần
tìm các biện pháp để tăng thu nhập cho các hộ nông dân, tạo vốn để nông dân
mở rộng sản xuất, tăng cường chuyển giao các tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào
sản xuất và đời sống, tăng cường kỹ thuật bảo quản, chế biến, nâng cao dân trí,
xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá … vào sản xuất nông
nghiệp, xây dựng một nền sản xuất hàng hoá nông nghiệp nông thôn có sự tăng
trưởng ổn định.
Qua thời gian thực tập tại xã Hoàng Hoa, với mong muốn xây dựng một
nông thôn mới ngày càng đổi mới phát triển giàu mạnh hơn, em xin chọn đề tài
“Chương trình xây dựng nông thôn mới xã Hoàng Hoa” làm báo cáo thực tập tốt
nghiệp.
1
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI
1.1. Tính cấp thiết, xác lập, tuyên bố vấn đề trong đề tài, mục tiêu và phạm
vi nghiên cứu của đề tài

1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của Đảng ta, tại đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định: “ hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề
nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”, là
vấn đề chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc
phòng; là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhưng trước hết phải xuất phát từ lợi ích của nông dân, phát huy vai trò của giai
cấp nông dân, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao trình độ mọi mặt,
có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.
Trong những năm qua, nhiều chương trình đã được thực hiện, như chương
trình giống, chương trình khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông,
chương trình 135 hay chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và
việc làm. Tuy nhiên, những chương trình hay dự án này chỉ mới được giải quyết
một số riêng rẽ (như cơ sơ hạ tầng, môi trường) hoặc nhiệm vụ xoá đói giảm
nghèo cho những vùng đặc biệt khó khăn, vùng nghèo. Tuy nhiên việc triển khai
thực hiện còn chậm trễ do bị ràng buộc bởi các cơ chế, chính sách và năng lực
đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế trong việc phát triển nông thôn văn minh, hiện
đại.
Để xây dựng một nông thôn mới bền vững và phát triển, cần phải chú trọng
đến việc nâng cao năng lực cho cộng đồng người dân của nông thôn, đặc biệt là
quan tâm đến vai trò của người dân.
2
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi chưa phát huy được vai trò của nông dân
trong thực hiện các dự án phát triển nông thôn. Có rất nhiều lý do và lực cản như
trình độ hiểu biết của người dân, năng lực quản lý, cơ chế, phương pháp triển
khai thực hiện và điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém,…
Hiện nay một số mô hình phát triển nông thôn mới đang thực hiện ở một
số tỉnh trên cả nước một cách có chọn lọc các phương pháp, kế thừa bài học kinh

nghiệm của một số nước trên thế giới nhằm huy động sự tham gia của người dân.
Vấn đề nâng cao vai trò của người dân thực hiện chủ yếu thông qua một số mô
hình phát triển nông thôn mới vẫn chưa được cụ thể hoá một cách chi tiết, chưa
mô phỏng nó thành phương pháp để thực hiện có tính đồng bộ, thống nhất, phù
hợp với tình hình thực tế. Nhận rõ tầm quan trọng của việc phát triển nông thôn
của xã do vậy “Chương trình xây dựng nông thôn xã Hoàng Hoa” là đề tài mang
tính cấp thiết cần được đặt nên nghiên cứu hàng đầu.
1.1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Vấn đề được xác lập là nghiên cứu thực trạng tình hính kinh tế-xã hội của xã
Hoàng Hoa. Việc nghiên cứu giúp xã có thể nắm rõ được tình hình kinh tế, cơ sở
vật chất hạ tầng từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến, đề xuất các chương trình xây
dựng nền kinh tế của xã trong những năm tới.
1.1.3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài xây dựng nông thôn mới tại xã Hoàng Hoa nhằm đưa ra
các đề xuất các biện pháp đưa nền kinh tế- xã hội xã ngày càng phát triển hơn.
Trong đó gồm các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hoàng
Hoa
- Nghiên cứu thuận lợi khó khăn và giải pháp khi thực hiện chương trình
nông thôn mới tại xã Hoàng Hoa
- Đánh giá sơ bộ kết quả sau 2 năm thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới ở xã Hoàng Hoa hiện nay
3
- Đề xuất biện pháp phát triển nông thôn mới xã Hoàng Hoa
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khi nghiên cứu, giải quyết vấn đề của đề tài thì phạm vi nghiên cứu của đề
tài bao gồm:
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề xây dựng phát
triển nông thôn mới của xã Hoàng Hoa

Phạm vi không gian: đề tài được giới hạn phạm vi là hoạt động xây dựng
nông thôn mới và các bước, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Thời gian nghiên cứu: đề tài khảo sát trên cơ sở dữ liệu thu thập năm 2010 và
2011 đến nay và đề xuất giải pháp phát triển xây dựng nông thôn mới ở xã giai
đoạn 2012-2020.
1.2. Một số khái niệm cơ bản và các tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn
mới
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành
nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử,
người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai
cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
 Nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông
dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức
khác.
Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nâng cao đời sống
của người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế xã hội, văn hoá và môi
trường, quá trình này, trước hết là do nỗ lực từ chính người dân nông thôn và có
sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các tổ chức khác.
 Ngành công nghiệp nông thôn:
Có hai cách để hiểu về khái niệm ngành nông nghiệp.
4
Theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là tổ hợp các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
và thuỷ sản. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, các ngành này hình
thành và phát triển tương đối độc lập, nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau.
Nông nghiệp là một ngành cơ bản của nền kinh tế cả nước, vừa chịu sự chi
phối chung của nền kinh tế quốc dân vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành khác
trên địa bàn nông thôn.

Theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi.
Trong trồng trọt lại phân ra: trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực
phẩm, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc, cây dược liệu…. ở nước ta lương thực là
ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp, nó đảm bảo thoả mãn nhu cầu lương
thực cho tiêu dùng, tăng khối lượng dự trữ, cung cấp thức ăn để phát triển chăn
nuôi, tăng khối lượng để xuất khẩu. Mặc dù ngành công nghiệp hiện đại ngày
càng phát triển và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng sản phẩm quốc gia
nhưng an toàn lương thực luôn là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho mỗi quốc gia.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước trong khu vực những năm qua chứng tỏ
rằng không thể xem nhẹ vai trò của ngành nông nghiệp trước hết là lương thực
thực phẩm.
Cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, góp phần làm tăng nguồn hàng xuất khẩu
và nhu cầu tiêu dùng cần thiết của nhân dân. Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi,
đất đai màu mỡ nên cây công nghiệp ở nước ta rất đa dạng và phong phú bao
gồm: cà phê, chè, cao su, cây có dầu như lạc, vừng, điều, cây có sợi như bông,
đay…
Chăn nuôi là một trong hai ngành chủ yếu của nông nghiệp, cung cấp những
sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
cho nhân dân, cung ứng nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp, cung cấp phân
bón và sức kéo cho ngành trồng trọt. Chăn nuôi cũng là nơi cung cấp nguồn
hàng xuất khẩu quan trọng.
5
Ngành lâm nghiệp: là một bộ phận cấu thành của ngành nông nghiệp theo
nghĩa rộng. Rừng là nguồn lợi to lớn về kinh tế và có vai trò quan trọng trong
việc phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hòa dòng chảy phục vụ sản xuất
nông nghiệp, tránh các hiểm hoạ thiên tai. Ngoài ra rừng còn là tiềm năng phát
triển có giá trị kinh tế cao trong khai thác và du lịch. Do vậy phát triển ngành
lâm nghiệp và giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa nông nghiệp và lâm nghiệp
với công nghiệp nông thôn là yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế nông

thôn.
Ngành thuỷ sản bao gồm nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy hải sản. Đây
là một ngành có nhiều lợi thế để phát triển góp phần tích cực vào quá trình
chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng kết hợp nuôi trồng thuỷ sản với nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường sinh thái.
 Dịch vụ nông thôn:
Dịch vụ: là ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn với sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân. Dịch vụ nông thôn xét theo quan điểm hệ thống là một bộ
phận thuộc ngành dịch vụ cả nước, đồng thời là một bộ phận cấu thành kinh tế
lãnh thổ nông thôn.
Dịch vụ nông thôn bao gồm rất nhiều loại: ngân hàng, tín dụng, bưu điện,
thông tin liên lạc, cung ứng điện, nước và tiêu nước, sửa chữa máy móc và công
cụ sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống gia súc, dịch vụ về phòng trừ sâu
bệnh cho cây trồng và khám chữa bệnh cho gia súc, dịch vụ vận chuyển và bảo
quản, chế biến nông sản phẩm….
 Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát
triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát
nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết
các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán,
cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
1.2.2. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Đề án của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn
6
Nhóm I: gồm tiêu chí 1 là quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho
phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã. Làng - xã thực sự là
một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời
sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua
hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của Nhà
nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị truyền thống

làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo
đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an
ninh trật tự xã hội,…nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế nông thôn.
Nhóm II: gồm từ tiêu chí thứ 2 đến tiêu chí thứ 9 là các nhóm tiêu chí hạ tầng
kinh tế- xã hội: Giao thông, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực
hiện cơ giới hóa nông nghiệp, điện, trường học; cơ sở vật chất văn hóa; chợ
nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư;
Đáp ứng yêu cầu thị trường hoá, đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống
và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết,
cần tạo cho người dân có điều kiệnđể chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự
cấp, thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ, du lịch, để họ “ly
nông bất ly hương”.
Nhóm III: Gồm tiêu chí thứ 10 đến tiêu chí thứ 13 là Nhóm tiêu chí kinh tế
và tổ chức sản xuất: Thu nhập, hộ nghèo; cơ cấu lao động; hình thức tổ chức sản
xuất.
Phải có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng
du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp
được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học ; cơ cấu kinh
tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.
7
Nhóm IV: Gồm từ tiêu chi thứ 14 đến tiêu chí thứ 17 là nhóm tiêu chí Văn
hóa – Xã hội- môi trường : Giáo dục, y tế; văn hóa; môi trường.
Dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông thôn (lao
động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà
nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các
quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch,
thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng.

Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng
của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê
hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
Nhóm V: gồm tiêu chí 18 và tiêu chí 19 là chính trị, an ninh trật tự xã hội.
Nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí được nâng lên, sức lao động
được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính là sức mạnh nội
sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Người nông dân có
cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao,
lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hoá, bản sắc
truyền thống “tắt lửa tối đèn” có nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham
gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc
phòng, đối ngoại…nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc
sống của mình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp.
8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN XÃ HOÀNG HOA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH của xã Hoàng Hoa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường của xã Hoàng
Hoa
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Hoàng Hoa
 Vị trí địa lý
Hoàng Hoa là xã miền núi nằm phía Đông Bắc huyện Tam Dương. Cách
thành phố Vĩnh Yên khoảng 18km; cách trung tâm huyện lỵ Tam Dương 6km.
Với tổng diện tích tự nhiên là 760,61 ha và 5824 nhân khẩu(bình quân mật
độ dân số chiến 766 ng/km2). Hoàng Hoa có phía Bắc giáp xã Đồng Tĩnh, xã
Đại Đình huyện Tam Đảo; Phía Nam giáp xã Hướng Đạo, thị trân Hợp Hòa;
Phía Đông giáp xã Tam Quan huyện Tam Đảo; và phía Tây giáp xã Đồng Tĩnh.
 Địa hình địa mạo
Là xã miền núi do vậy diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi thấp. Xã có

độ cao hơi nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao hơn mặt nước biển từ 10-
12.5m.Với địa hình địa mạo này xã sẽ có nhiều ảnh hưởng của đô thị hóa là sự
tất yếu khách quan. Đây là áp lực lớn trong quá trình sử dụng đất đai chuyển đổi
mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp sang đất xây dựng cơ bản,
đất ở theo kiểu đô thị (Thị Tứ).
 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu Trung Du-Bắc Bộ, chịu nhiều ảnh hưởng của vùng
khí hậu nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt là Đông và Hạ. Ngoài ra mùa Xuân và Thu
là hai mùa chuyển tiếp với thời gian không dài. Lượng mưa bình quân hàng năm
là 1500mm÷1700mm. Mưa nhiều từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Nhiệt độ: trung bình trong năm 21,5ºC,cao nhất là vào tháng 7 là 38ºC, thấp
nhất là vào tháng 1 nhiệt độ xuống đến 8ºC.
Độ ẩm : không khí trung bình là 83%
Gió theo hai mùa chính trong năm là mùa hạ và mùa đông:
9
- Mùa hạ: gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm.
- Mùa đông: gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
 Thủy văn
Thủy văn của xã Hoàng Hoa chịu ảnh hưởng chính của kênh Yên Trung chạy
qua địa bàn xã là :2,3km, hệ thống sông Bến Tre là 2,9km và một số ao hồ lớn
nhỏ nằm rải rác trên địa bàn xã. Đã tạo nên nguồn nước cho xã thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp.
Ngoài ra trong xã cong có lượng nước ngầm tương đối nhiều, chất lượng
nước tốt, tuy nhiên hàm lượng Fe2O3 có ở trong nước gây ảnh hưởng nhiều tới
đời sống và sức khỏe của nhân dân trong xã.
2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên xã Hoàng Hoa
 Tài nguyên đất
Hoàng Hoa là xã thuần nông, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 262,49
ha, chiếm 34,51%; đất lâm nghiệp là 82,12 ha, chiếm 10,8% tổng diện tích toàn
xã.

Hợp tác xã nông nghiệp đã chủ động xây dựng được lịch gieo trồng ba vụ
trong năm. Đồng thời hướng dẫn thực hiện gieo trồng trong khu thời vụ tốt nhất,
dịch vụ giống cây trồng đáp ứng được nhu cầu cho nhân dân.
 Tài nguyên nước
Hệ thống nước của xã gồm có hệ thống nước ngầm và nguồn nước mặt :
Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của xã Hoàng Hoa phụ thuộc chính vào
kênh tưới Yên Trung, kênh Bến Tre cùng các ao hồ nhỏ khác phân bố rải rác
trong toàn xã với dung tích khai thác có thể lên tới hàng triệu mét khối. Nguồn
nước mặt của xã phụ thuộc một phần vào điều kiện khí hậu như là những đợt
mưa lớn tập trung, hay bị hạn hán. Xã có thể chủ động tưới, tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm: trữ lượng nước ngầm của huyện Tam Dương nói chung,
của xã Hoàng Hoa nói riêng chưa có tài liệu nào đánh giá khá chính xác. Song
với ước lượng nước sinh hoạt trong dân cư từ giếng khơi, giếng khoan có thể
10
khai thác khoảng 30.000-35.000 m³/ngày đêm. Chất lượng nước tốt, nhưng
trong nước chứa một ít trữ lượng oxit sắt ba (Fe2O3) do vậy cần được xử lý
trước khi sử dụng.
 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp là 82,12ha. Diện tích này đã được giao khoán đến
các hộ để phát triển trồng cây lâm nghiệp theo dự án phát triển phủ xanh đất
trống đồi núi trọc của chính phủ.
 Tài nguyên khoáng sản
Hoàng Hoa là vùng đát nghèo về tài nguyên khoáng sản. Trong xã chỉ có một
ít đất để làm gạch ngói nhưng trữ lượng không nhiều. Do vậy việc khai thác
không được đảm bảo ổn định.
 Tài nguyên nhân văn
Hoàng Hoa là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước
ta. Toàn xã có 5824 nhân khẩu, hầu hết các nhân khẩu trong xã đều là thuần
nông với trình độ dân trí còn chưa cập với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

nông thôn, xã có một Đảng bộ với 16 chi bộ, với tổng số 236 Đảng viên, đây là
một bộ phận nòng cốt định hướng chỉ đạo nhân dân trong xã phát triển kinh tế
xã hội.
- Xã đã thực hiện tốt Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Nghị quyết hội
nghị lần thứ 7 của BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Nghị quyết 24-NQ/CP ngày 28/10/2008, Nghị quyết ban hành chương trình
hành động của Chính Phủ thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của BCH TW
đảng khóa X vầ nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết, cần cù chịu khó trong lao động
sản xuất, anh dũng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, khắc phục khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp. Người dân xã Hoàng Hoa đã xây dựng quê hương
với những cánh đồng quanh năm xanh tốt với những làng xóm đông vui trù phú
như ngày nay.
 Cảnh quan môi trường
11
Xã có 12 thôn, nhiều hồ đập lớn nhỏ khác nhau, với hệ thống kênh tưới Yên
Trung và hệ thống kênh Bến Tre chảy qua làm tăng tính đa dạng của môi trường
sinh thái.
Về đất đai sản xuất nông nghiệp của xã là 262,49 ha chiếm 34,51% tổng diện
tích tự nhiên, trong những năm qua việc sử dụng các loại phân hóa học các chất
bảo vệ thực vật độc hại làm ảnh hưởng nhiều tới hệ sinh thái nông nghiệp, đến
nguồn nước và môi trường sống của con người ở mức độ khác nhau.
Xã hội ngày càng phát triển, đi đôi với việc cảnh quan môi trường ngày càng
bị xâm phạm chúng ta cần có những hình thức chính sách bảo vệ môi trường để
không xảy ra hiện tượng mất cân bằng sinh thái. Những việc cần làm ngay của
xã là có những hình thức bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, quản lý và
giám sát chặt chẽ các dự án công nghệ du nhập vào sử dụng đất trên địa bàn xã.
Các dự án bảo vệ môi trường sinh thái, để duy trì làm giàu thêm cho đất, nguồn
nước, giữ sạch không khí trong lành bền lâu.
2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội của xã Hoàng Hoa

Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua cùng với sự tăng dân
số đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của xã. Trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020 với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành
kinh tế, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Dự báo sẽ có những thay
đổi trong thực tế sử dụng đất hiện nay của xã. Đồng thời đặt ra vấn đề có tích
bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của xã và được thể hiện ở một số mặt sau:
 Theo dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã còn ở mức
1,2% dân số ước tính tăng thêm khoảng 6.561 người thì nhu cầu cấp đất đai của
xã. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 với các chính sách khuyến khích đầu
tư phát triển các ngành kinh tế cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Dự
báo sẽ có những thay đổi trong thự tế sử dụng đất hiện nay của xã. Đồng thời đặt
ra vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của xã. Việc lấy đất dùng
vào việc xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống của con người là tát yếu
12
và tăng thêm mỗi năm từ 0,4-,5 ha, trong khi phần đông dân số của xã sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp là điều kiện quan trọng cần được tính toán kỹ.
 Cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông
nghiệp. Để đạt được mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế- xã hội của xã
cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. Muốn vậy cần tiếp tục đầu tư
phát triển mạnh các nghề sẵn có, khuyến khích cho các cơ quan, xí nghiệp,
doanh nghiệp đầu tư cho địa bàn xã tận dụng triệt để tiềm năng sẵn có của địa
phương khai thác sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm đạt hiệu quả cao nhất, tận dụng
không gian, tránh lãng phí đát sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao.
 Thực trạng cơ sở hạ tầng của xã còn rất kém, chưa đồng bộ, chưa hiện đại,
chất lượng thấp như giao thông, thủy lợi, năng lượng viễn thông Đây cũng là
sức ép trong việc giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới
các tuyến đường cũng như các công trình công cộng khác trên địa bàn xã trong
tương lai.
2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hoàng Hoa những
năm gần đây

Trong những năm vừa qua xã Hoàng Hoa đã tiến hành cải tiến, xây dựng các
công trình như điện nước nhằm đưa xã Hoàng Hoa trở thành một nông thôn
mới: công nghiệp hóa nền nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ nhằm đưa nền kinh tế- xã hội lên một tầm cao mới.
Sau nhiều năm nỗ lực, Hoàng Hoa đã đạt được những bước tiến dài được thể
hiện qua từng tiêu chí cụ thể.
2.2.1.Nhóm tiêu chí quy hoạch
 Tiêu chí 1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Thực hiện luật đất đai 1987; luật đất đai 1993, luật đất đai 2003 xã Hoàng
Hoa đã xây dựng 2 kỳ quy hoạc sử dụng đất là quy hoạc 863 giai đoạn 1993-
2000; và quy hoạc theo luật đất đai 1993 giai đoạn 2001-2010; hiện tại UBND
xã đang tổ chức xây dựng quy hoạc sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.
13
Bảng1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010,2011.
STT Mục đích sử dụng đất Năm 2010 Năm 2011
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
I Đất nông , lâm nghiệp 312.03 41.02 354.31 46.58
1 Đất nông nghiệp 246.87 32.45 261.30 34.35
2 Đất lâm nghiệp 53.64 7.05 79.62 10.47
3 Đất nuôi trồng thủy sản 11.52 1.51 13.39 1.76
II Đất phi nông nghiệp 448.58 58.97 405.91 53.37
1 Đất ở 302.05 39.71 307.31 40.40

2 Đất chuyên dùng 29.89 3.93 31.18 3.61
2.1 Đất trụ sở cơ quan, y tế, văn hóa 2.63 0.35 2.63 0.35
2.2 Đất trường học 5.88 0.77 5.88 0.77
2.3 Đất sản xuất phi nông nghiệp 16.78 2.20 18.98 2.50
2.4 Đất công nghiệp 1.10 0.14 1.19 0.16
2.5 Đất doanh nghiệp 2.25 0.29 2.50 0.33
3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 1.71 0.22 1.71 0.22
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0.79 0.10 0.79 0.10
5 Đất sông suối, mặt nước 0.05 0.01 0.05 0.01
6 Đất giao thông 62.38 8.20 64.87 8.53
III Đất chưa sử dụng 23.07 3.03 0.39 0.05
Tổng cộng 760.61 100.00 760.61 100.00
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND xã Hoàng Hoa )
Theo bảng số liệu trên ta thấy được rằng việc phân bổ và quy hoạch lại việc
sử dụng đất đã đạt được hiệu quả và từng bước phát triển:
- Nếu như năm 2010 diện tích đất chưa được sử dụng là 23.07 ha chiếm
3.03% tổng diện tích tự nhiên toàn xã thì đến năm 2011, diện tích đất chưa được
sử dụng giảm xuống còn 0.39ha chiếm 0.05%. Giảm xuống 22.68 ha, phần đất
này được mang bổ sung cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hay đất
nuôi trồng thủy sản.
14
- Do Hoàng Hoa là một xã thuần nông do đó việc tăng diện tích đất cho việc
sử dụng vào nông, lâm nghiệp năm 2011 so với 2010 là 42.28ha tăng 11.93% so
với năm trước. Trong đó đất nông nghiệp tăng 14.43 ha; đất lâm nghiệp tăng
25.98 ha; đất cho nuôi trồng thủy sản tăng 1.87ha giữa năm 2011 so với năm
2010.
- Xã cũng đặc biệt tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào xã
hay các hộ thành lập công ty. Cụ thể là việc tăng diện tích đất sản xuất phi nông
nghiệp tăng 2.2 ha; đất công nghiệp tăng 0.09 ha; đất doanh nghiệp tăng 0.25 ha.
- Đối với đất dành cho trường học, đất trụ sở cơ quan, y tế, văn hóa, đất tôn

giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa năm 2010 và năm 2011; theo
phân tích trên này cho thấy những năm qua đối với trường học, trụ sở cơ quan, y
tế, văn hóa đã được chú trọng ngay từ đầu và được quy hoạch từ rất sớm.
 Tiêu chí 1.2. quy hoạch phát triển kinh tế hạ tầng KT-XH-MT theo tiêu
chuẩn mới. Được quy hoạch phát triển hạ tầng-kỹ thuật môi trường theo chuẩn
mới.
Xem bảng chi tiết nội dung xây dựng nông thôn mới năm 2010-2011 –phần phụ
lục
 Tiêu chí 1.3. quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu
dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Trong thời kỳ quy hoạch xây dựng nông thôn mới mục tiêu của xã là trong
các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh và giữ gìn được bản sắc văn hóa
dân tộc. Ngoài ra quy hoạch một số khu dân cư mới đáp ứng nhu cầu về đất ở
của nhân dân trong xã.
15
Bảng 2: Hiện trạng phân bổ dân cư năm 2011-xã Hoàng Hoa
Khu dân cư Quy mô Vị trí địa lý Thôn
Khu vực 1 47.6 ha Phía Đông Bắc Thôn 5 và 6
Khu vực 2 79.7 ha Phía Tây Bắc Thôn 1-2-7
Khu vực 3 64.7 ha Trung tâm xã Thôn 3-4
Khu vực 4 51 ha Phía Tây Nam Thôn 8-9
Khu vực 5 64 ha Phía Đông Nam Thôn 10-11-12
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND xã Hoàng Hoa )
2.2.2. Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế- xã hội
 Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ của xã được hình thành theo ba cấp quản lý :
Tỉnh, Huyện, Xã.
Bảng 3 : Hiện trạng giao thông xã Hoàng Hoa năm 2010-2011
Giao thông Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ km đường trục xã,liên xã được nhựa hóa hoặc bê

tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của BGTVT
59.63 % 67.86 %
Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
79.81 % 91.60 %
Tỷ lệ km đường ngõ,xóm sạch và không lầy lội vào
mùa mưa
30.89 % 43.61 %
Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe
cơ giới đi lại thuận tiện
20.00% 32.10%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND xã Hoàng Hoa )
Xã hiện có 1.5 km đường Tỉnh lộ 309 và 6km đường Tỉnh lộ 309C chạy qua,
với khoảng 11.9km đường liên thôn; đường làng ngõ xóm gồm 46.6km và hơn
9km đường giao thông nội đồng được phân bố đều khắp trong toàn xã.
Chất lượng đường gần đây tuy có được cải tạo đổ bê tong. Nhưng chất lượng
vẫn còn thấp, hàng năm mỗi mùa mưa tới đã làm hư hỏng một khối lượng không
nhỏ cho hệ thống giao thông xã.
16
Tổng 73.32 km trong đó có 21.9 km đã được cứng hóa, nhựa hóa theo cấp kỹ
thuật của BGTVT đạt 39.69 % theo tiêu chí nông thôn mới cụ thể như sau: trục
liên xã là 5.6 km; đường trục GTNT trục chính : tổng số 30.4 km; đường ngõ
xóm: 49.61 % ; đường trục chính nội đồng là 15km.
Bảng 4: Bảng so sánh giao thông đường bộ xã Hoàng Hoa năm 2010-
2011
Hiện trạng giao thông
xã Hoàng Hoa
Năm 2010
(đvt: km)
Năm 2011

(đvt: km)
CL 2 năm
Tỷ lệ %
CL
2.1 Đường trục liên xã
- Km đường được cứng hóa
4.30 5.60
1.30
23.00%
- Km đường được nhựa hóa
2.67 3.80
1.13
29.70%
2.2 Đường trục liên thôn, liên xóm
-Km được cứng hóa
11.30
14.70 3.40
23.10%
2.3 Đường làng, ngõ xóm
- Km đường được cứng hóa
12.70
14.40 1.70
11.80%
- Km đường đạt chuẩn
(không lầy lội)
11.05 13.67 2.62 19.20%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND xã Hoàng Hoa )
Đánh giá về tiêu chí 2.1 : đường trục liên xã: hiện có 5.6km được cứng hóa;
3.8 km nhựa hóa. Năm 2011 thực hiện tiêu chuẩn hóa đường giao thông liên xã
của xã tăng 23% so với năm 2010.

Tiêu chí 2.2 đường liên thôn, liên xóm: năm 2010 chỉ đạt 11.30 Km đường
được cứng hóa. Nhưng năm 2011 đã đạt được là 14.70 Km, tăng 1.13km tăng
đương tăng 29.7%. tuy nhiên đây vẫn là sự tăng trưởng cải thiện thấp.
Tiêu chí 2.3 đường làng, ngõ xóm: tổng là 46.62km năm 2011 km được cứng
hóa là 14.40km . Tăng 3.40 km so với năm 2010 hay 23.10%.
 Thủy lợi
Hoàng Hoa có hệ thống thủy lợi, kênh mương tưới tiêu tương đối hoàn
chỉnh. Bao gồm 2.3 Km kênh tưới Yên Trung; 2.9 Km Sông Đào Bến Tre, cùng
17
với khoảng 15 Km mương dẫn nước tới các cánh đồng. Bên cạnh đó xã còn rất
nhiều ao, hồ lớn nhỏ… nằm rải rác trong xã. Vì vậy việc tưới tiêu phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp của xã giúp xã chủ động hơn.
- Kênh cấp 2 tổng chiều dài 21.03 km (số km được cứng hóa là 6.461 km)
phục vụ tưới tiêu cho 202.77 ha
- Với 2.495 Km kênh cấp 2 với 1.305 km được cứng hóa, giúp xã phục vụ
tưới tiêu cho 15.83 ha.
Bảng 5: Một số hệ thống kênh, ao hồ tưới tiêu của xã (đvt: m)
Tên kênh, hồ Chiều dài
- Kênh Tưới Tiêu
Kênh Hữu 2960.6
Kênh Tả 3184.6
Kênh Hồ Đồng Láng 86.0
Kênh Hồ Móc Hái 196.0
Kênh Hồ Vẽ (tả) 680.0
Kênh Hồ Vẽ (Hữu) 210.0
- Hệ Thống Hồ
Hồ Dộc Sỹ 276.0
Hồ Bới Hú 1790.7
Hồ Thăm Ky 490.0
Hồ Cây Thị 650.0

Hồ Dộc Chùa 1060.0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND xã Hoàng Hoa )
Toàn xã có 23.14 km kênh mương thủy lợi đã kiên cố hóa được 8.3 km. Còn
lại 13.8 km chưa được cứng hóa.
 Điện nông thôn
Từ khi có điện về xã đã giúp cho đời sống người dân được nâng lên một tầng
cao mới. Cuộc sống của người dân trở nên thuận tiện hơn do điện về không chỉ
thuận tiện hơn về đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn cả cho các công việc
đồng áng hay chăn nuôi.
UBND xã, nhận biết được tầm quan trọng của hệ thống điện với lĩnh vực đời
sống và sản xuất xã nên cũng không ngừng nâng cấp hệ thống điện và hệ thống
trạm biến áp. Xã không ngừng kéo thêm các đường cao áp mới nhằm phổ cập
18
điện đến từng thôm xóm, từng hộ gia đình và đảm bảo cho hệ thống sản xuất
chăn nuôi của các công ty, các hộ kinh doanh.
Từ năm 2009 toàn xã đã được trang bị 4 trạm biến áp đạt chuẩn 15.7 Km
đường dây hạ thế. Những năm vừa qua các trạm biến áp cũng không ngừng
được kiểm tra, giám sát và sửa chữa kịp thời khi có sự cố.
Hệ thống cây cột điện cũng ngày một được nâng lên quy hoạch hệ thống hơn:
được đặt cách nhau 1km cao trên 4m…Điện khí hóa nông thôn của xã có nhiều
thuận lợi bởi xã đã xây dựng được tổng thể mạng lưới trên địa bàn toàn xã. Xã
hiện có trên 1665 hộ thường xuyên sử dụng điện.
 Trường học
Trường học không chỉ là nơi dạy người dân biết chữ, đào tạo văn hóa mà còn
là nơi mà nuôi dưỡng nhân tài cho xã hội sau này. Do đó việc đầu tư cho trường
học- cơ sở hạ tầng giáo dục trên địa bàn xã.
Toàn xã hiện có một trường tiểu học và 1 trường THCS; 1 trường mầm non .
- Trường mầm non :
Với tổng diện tích là 4.473 m² ; khả năng tiếp nhận 338 học sinh.
Trường mầm non có 10 lớp học; 2 phòng chức năng đạt chuẩn về cơ sở vật

chất ; và gồm 18 giáo viên đạt chuẩn.
- Trường tiểu học:
Toàn xã có 1 trường tiểu học với diện tích 10926 m²; có sức chứa khoảng 404
học sinh. Bao gồm 18 lớp học đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và 20 giáo viên.
Hiện trường chưa có các phòng chức năng phục vụ nhu cầu học tập của học
sinh.
- Trường trung học cơ sở:
Với diện tích chỉ có 7031m², trường có sức chứa 401 học sinh với 10 lớp học.
Bên cạnh đó trường còn trang bị được 3 phòng học chức năng phục vụ cho quá
trình học tập của học sinh.
Trường có 21 giáo viên với đầy đủ cac bộ môn.
19
Tuy nhiên cũng như các trường mầm non và trường tiểu học. Cơ sở hạ tầng- vật
chất phục vụ cho học sinh vẫn chưa được đảm bảo như: về trường học chưa đủ
số lớp, trường cũ kỹ đã xây nhiều năm, bàn ghế trang thiết bị gần như là 100%
được dùng đi dùng lại qua các năm. Số lượng mua mới về gần như chưa có. Thư
viện sách thì chỉ có trường trung học có; tuy nhiên số lượng sách ít, đầu sách
nghèo nàn.
 Cơ sở vật chất văn hóa
Hiện nay xã có 01 nhà văn hóa xã nằm ở trung tâm xã và 08 nhà văn hóa
thôn trên tổng số 12 thôn. Số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa năm 2010 là 3/12
thôn; năm 2011 là 5/12 thôn.
Xã cũng có một khu thể thao xã phục vụ cho các hoạt động thể thao, hội
trại, của toàn xã.
 Chợ nông thôn
Mặc dù đã được xã quy hoạch mặt bằng để xây dựng chợ. Tuy nhiên do thiếu
vón xây dựng nên dự án xây dựng chợ trung tâm đầu tiên của xã vẫn chưa được
triển khai thực hiện.
Hiện xã vẫn chưa có chợ hoạt động phục vụ toàn xã.
 Bưu điện

Toàn xã có 01 bưu điện phục vụ 24/24 cho toàn người dân trong xã.
Bưu điện cũng được trang bị khá đầy đủ về lượng sách; mạng internet.
Nhưng chưa có phòng đọc sách riêng.
Mạng internet cũng được phổ cập đến người dân. Hiện có đến 6/12 có đường
truyền internet; 32 hộ sử dụng internet.
 Nhà ở dân cư
Hiện toàn xã có 1.665 hộ đạt tiêu chuẩn nhà ở cấp IV; không còn hộ có nhà
tạm, nhà dột nát. Không còn nhà lợp lá; tất cả nhà ở đều được xây dựng khang
trang.
Xã cũng đã triển khai xây dựng nhà tình nghĩa đối với một số người có công
với cánh mạng, với tổ quốc. Vì tổ quốc đã hi sinh một phần thân thể.
20
2.2.3. Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất
 Thu nhập
Thu nhập giúp đánh giá được mức sống trung bình của người dân trong xã.
Trong năm 2010 và năm 2011 đã có được sự khác biệt về mức thu nhập bình
quân. Từ đó cho thấy mức sống của người dân cũng được thay đổi ngày một tốt
hơn.
Bảng 6: Mức thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2010-2011
Năm 2010 Năm 2011 CL % CL
Thu nhập bình quân đầu người
(đvt:đồng/năm)
9.200.000
10.100.00
0
900.000 0.89
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của UBND xã Hoàng Hoa )
Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong xã là
9.200.000 đồng/năm.
Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của người dân trong xã là

10.100.000 đồng/năm.
So với năm 2010 thì năm 2011 thu nhập bình quân người tăng 900.000 đồng/
năm tương đương tăng lên 0.89%.
 Hộ nghèo
Hoàng Hoa là một xã trung du miền núi. Do đó đời sống dân cư vẫn chưa
được nâng cao. Với thu nhập 10.100.000 đồng/năm tức là 841.670 đồng/ tháng.
Với mức thu nhập bình quân 850.000 đồng/ tháng thì đây vẫn là mức thu nhập
thấp.
Do đó, tỷ lệ hộ nghèo trong xã vẫn còn chiếm số lượng khá cao. Năm 2009,
số hộ nghèo là 30.50% so với tổng số hộ gia đình trong xã.
Năm 2010: tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27.8%
Năm 2011: tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 22.97% tổng số hộ trong xã.
 Cơ cấu lao động
Mặc dù với mức thu nhập thấp nhưng lực lượng lao động xã khá trẻ.
Tổng số lao động trong độ tuổi là 3395 người. Trong đó:
21

×