Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Một số biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 3 rèn luyện các kỹ năng khi học phép tu từ so sánh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.69 KB, 37 trang )

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn và viết SKKN:
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người
xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh.
“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng
như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra
những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người
đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình,
gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành
và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con
người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú,
giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Trong một bài văn hay không thể thiếu những câu văn hay. Người viết
văn, làm thơ rất có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ tạo nên văn bản nghệ
thuật để được độc giả yêu thích. Họ chú trọng vào nghệ thuật dùng từ, đặt câu
sao cho đúng, cho hay, làm cho lời văn trau chuốt, có hình ảnh, hàm súc và biểu
cảm. Khi đó các tác giả đã phải sử dụng nhiều đến các biện pháp tu từ ngữ
nghĩa. So sánh là một phương thức diễn đạt tu từ để gợi ra hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc , người nghe.
Với học sinh Tiểu học sử dụng phép so sánh trong mỗi bài tập làm văn,
tức là, HS đã phá vỡ được cái vỏ bọc ngôn từ khô cứng để tìm ra những hình
ảnh so sánh vừa chân thực, “chính xác” lại vừa sinh động “có hồn”. Phép so
sánh giúp các em có thể “thổi” vào các sự vật, hiện tượng cái linh hồn sinh động
của con người cũng như của thế giới muôn màu, muôn vẻ. Nhờ phép so sánh,
các em được biết đến vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm (Hà Sơn), hay thấy
trăng như cánh diều, như chiếc thuyền, như quả chín thậm chí như mắt cá (Trần
Đăng Khoa). Nói chung, nhờ phép so sánh HS có thể thả sức cho trí tưởng tượng
tung hoành, tìm ra vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo của sự vật mà nhiều người không
nhận ra. Dạy phép so sánh trong phân môn Tập làm văn là giúp HS biết nhận
thức phản ảnh và thể hiện thế giới không phải bằng con đường tư duy khoa học
1


hay lối suy luận đời thường mà chủ yếu bằng cảm quan, bằng tình cảm, ấn tượng
và bằng chính cả tấm lòng.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của
môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa
vào khá nhiều hình ảnh so sánh Tuy nhiên, đến lớp 3 HS mới chính thức được
học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình
thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài
tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu
thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể
hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh
cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn
phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
Trong thực tế, GV và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học về
phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. HS lớp 3
nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép so
sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế. GV còn lúng túng khi lựa chọn các
phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh.
Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của HS cũng chưa có các tiêu chí
cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của GV còn mang tính chất cảm tính và kinh
nghiệm chủ nghĩa.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- SKKN đề xuất phương hướng ứng dụng một số biện pháp góp phần vào
việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ
so sánh cho HS lớp 3.
- Một số lưu ý trong quá trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so
sánh trong phân môn Luyện từ và câu;
Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh
trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn;
Góp phần nâng cao hứng thú cho học sinh về môn Tiếng Việt.

2
1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng áp dụng
Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
1.4. Thực trạng dạy và học phép tu từ so sánh ở tiểu học hiện nay
1.4.1. Về phía GV
- Nhìn chung, nhiều GV đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so
sánh cho HS. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động của HS; biết phối hợp nhiều hình thức dạy học để tổ
chức các hoạt động học tập giúp HS tự tin và bộc lộ được năng lực của mình.
Một số GV biết sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học giúp các em tiếp cận
với phép so sánh một cách dễ dàng hơn.
Khi dạy về phép tu từ không ít giáo viên đã chưa nắm vững mức độ nội
dung của cả chương trình và của từng bài cụ thể dẫn đến việc dạy quá cao hoặc
quá thấp so với chương trình. Yêu cầu của việc dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3 là
giúp HS nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của các phép đó. Từ
đó, biết vận dụng các hình ảnh so sánh vào bài tập làm văn của mình. Tuy nhiên,
còn rất nhiều GV mới chỉ chú tâm vào việc dạy cho HS nhận biết phép tu từ so
sánh còn việc vận dụng thì chưa được chú ý nhiều.
GV phải có vốn kiến thức nhất định về phong cách học, tuy nhiên không ít
giáo viên chưa phân biệt một cách rạch ròi giữa hình ảnh so sánh và sự vật so
sánh, giữa các hình thức so sánh và kiểu so sánh nên xác định nhầm lẫn từ đó
không biết thiết kế hệ thống bài tập phù hợp nhằm làm đa dạng hoá các hoạt động
học tập tạo hứng thú cho HS để HS học tập có hiệu quả cao hơn.
Còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học, và các hình thức
dạy học Luyện từ và câu nói chung, dạy biện pháp so sánh nói riêng vì vậy lệ
thuộc vào cách bố trí và trình bày trong sách giáo khoa.
Dạy phép tu từ so sánh cho HS tiểu học thực chất là việc dạy cho các em

cách sử dụng ngôn ngữ để tạo hiệu quả cao trong khi nói và viết, trong thực tế
giao tiếp của học sinh nhưng trong thực tế, yêu cầu này chưa được nhiều GV quan
tâm đúng mức, có rất nhiều GV tổ chức cho HS luyện tập chỉ trong phạm vi
những bài tập trong sách giáo khoa,
3
Nhìn chung, việc dạy các phép tu từ ở lớp 3 hiện nay vẫn còn nhiều hạn
chế. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.
1.4.2. Về phía HS
Sau khi khảo sát vở Tập làm văn, vở Bài tập Tiếng Việt của 90 HS lớp 3
tại trường, chúng tôi thấy, HS thường mắc các lỗi về phép tu từ so sánh sau đây:
1. Nhầm lẫn giữa so sánh logic và so sánh tu từ.
2. Tìm sai từ so sánh
3. Nhận diện sai các yếu tố so sánh
4. Xác định nhầm lần giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh
5. Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lí,
6. Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh.
7. Việc sử dụng phép so sánh trong viết văn, trong giao tiếp của học
sinh rất hạn chế, đôi khi có sử dụng nhưng không đem lại hiệu quả cao, thể hiện
trong bài văn mà học sinh viết ở lớp 4,5 rất khô khan, hoặc có sử dụng các biện
pháp tu từ nhưng ngây ngô, không hợp lý
*Trong đó lỗi số (1) (2) (3) (4) học sinh mắc là do giáo viên nắm những
kiến thức lý luận về phép tu từ so sánh chưa tốt nên học sinh vẫn còn lơ mơ,
không chắc chắn dẫn đến sau này viết văn miêu tả học sinh khó viết.
*Các lỗi số (5), (6), (7) học sinh mắc là do nhận thức về vai trò của việc
dạy và học các phép tu từ ở giáo viên còn chưa tốt, giáo viên chưa giúp học sinh biến
các kiến thức học được trở thành những kỹ năng cần thiết khi nói và viết của các em.
Rất nhiều HS chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh tu từ mặc dù yêu
cầu của sự cảm nhận mới ở dạng phát biểu cảm nghĩ. Chẳng hạn, với câu hỏi: Trong
những hình ảnh so sánh trên em thích hình ảnh nào? Vì sao? hầu hết các em mới chỉ
nêu được hình ảnh so sánh mình thích còn chưa lí giải được tại sao lại thích.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng kể trên, chúng ta cần chú trọng vào việc
dạy biện pháp tu từ so sánh ngay ở lớp 3 và xem đây là một bước chuẩn bị, một
khởi nguồn quan trọng để HS có được những câu văn hay, bài văn hay khi học
về văn miêu tả ở các lớp trên.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “Một số
biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 3 rèn luyện các kỹ năng khi học phép
tu từ so sánh”.
4
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Tìm hiểu phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
2.1.1. Phân loại phép tu từ so sánh: chia làm 2 loại
2.1.1.1. So sánh logic
So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là
việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm
tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng.
Ví dụ:
Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng
(TV3, t.1, tr.131)
Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh logic
dựa trên tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục đích của sự
so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.
2.1.1.2. So sánh tu từ
So sánh tu từ (còn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong đó
người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương
đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức
người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
(TV3, t.1, tr.7)

Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
1 2 3 4
Mẹ về như nắng mới
Trong đó:
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo
việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng
thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ
phương diện so sánh.
5
- Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang
bằng như nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”, “tựa như”, “giống như”,
“là”, “như là”, “ như thể”
- Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt
ngữ nghĩa của nó.
2.1.2.Dựa vào cấu trúc, so sánh tu từ có thể chia ra các dạng như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố:
Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở
so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh.
Ví dụ: Ông hiền như hạt gạo
1 2 3 4
(TV3, t.1, tr.117)
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là không có cái so sánh. Cái so
sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người đọc, người nghe.
Ví dụ: Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.
(Ca dao)
Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như

ma, lặng như tờ, ngọt như đường, sầu như dưa, trong như thạch, sạch như sương
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2):
Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ
(TV3, t.1, tr.106)
“con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này
người đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau.
Chẳng hạn:
Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ
Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ
Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ
6
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)
Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so
sánh. Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc
là hình thức đối chọi.
Ví dụ: Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
(TV3, t.1, tr.43)
Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau,
còn gọi là so sánh đổi chỗ.
Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
(Ca dao)
Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu ”, “bấy nhiêu ” để so sánh.
2.1.3. Dựa vào mặt ngữ nghĩa, có thể chia phép so sánh tu từ thành
các dạng:
Dạng 1: So sánh ngang bằng
Đây là dạng so sánh thường dùng từ “như”, từ “là”, từ “tựa” để làm từ
so sánh.

Ví dụ: Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
(TV3, t.1, tr. 8)
Dạng 2: So sánh bậc hơn - kém
Là dạng so sánh mà cơ sở so sánh luôn gắn liền với từ hơn: khoẻ hơn, cao
hơn, đẹp hơn .
Ví dụ: Thần chết chạy nhanh hơn gió
(TV3, t.1, tr.29)
Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)
Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn
nhận, cách đánh giá riêng của người so sánh.
7
Ví dụ: Ôi lòng Bác bao la trong di chúc
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc.
(Việt Phương)
Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác
nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác
loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những
nét giống nhau. Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện, phát hiện ra những gì
nhiều người không nhìn ra, không nhận thấy, tạo ra cho người đọc những sự
ngạc nhiên, thú vị.
2.2. Dạy- học phép tu từ so sánh ở lớp 3:
2.2.1. Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ so sánh ở tiểu học
Thống nhất với mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, mục tiêu
của việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn luyện kĩ năng. Thông qua
việc giải bài tập, HS nhận diện phép tu từ so sánh tức là chỉ ra được hình ảnh, sự
vật hoặc chi tiết được sử dụng trong bài đồng thời hiểu được tác dụng của phép

tu từ so sánh.
Ngoài việc nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của phép tu
từ so sánh, chương trình còn yêu cầu HS biết vận dụng so sánh tu từ vào việc
nói viết, như biết dùng những hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong
làm văn hay khi kể lại một câu chuyện mà các em được nghe, được đọc. Đây
cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép so sánh
tu từ khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4 hoặc lớp 5.
Mặc dù những kiến thức về so sánh được dạy cho HS lớp 3 còn ở mức độ
sơ giản song thông qua đó chương trình còn muốn bước đầu trang bị cho HS
những cách nói, cách nhìn giản dị mà sâu sắc, tinh tế về đời sống, văn hoá, văn
học của con người Việt Nam. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển tư tưởng,
tình cảm và nhân cách HS.
8
2.2.2. Phân tích nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3
Nội dung về phép tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong
chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tất cả chỉ có 7 tiết học khoảng 1/5 tổng số
thời gian của phân môn Luyện từ và câu và 1/35 tổng số thời gian của môn
Tiếng Việt.
Phép tu từ so sánh được dạy ở học kì I, cứ 2 tuần một tiết. Có thể thống
kê nội dung dạy học về phép tu từ so sánh cụ thể như sau:
Bảng 1: Thống kê nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu:
Tuần Tên bài Nội dung cần đạt về so sánh
1
Ôn từ chỉ sự
vật – So sánh
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật.
- Tìm được những sự vật được so sánh trong câu
văn, câu thơ.
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì

sao thích hình ảnh đó.
3
So sánh – Dấu
chấm
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu
thơ, câu văn.
- Nhận biết các từ chỉ sự so sánh.
5 So sánh
- Nắm được một kiểu so sánh mới : So sánh hơn kém .
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ.
- Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa
có từ so sánh.
7
Ôn từ chỉ HĐ,
TT – So sánh
- Biết thêm được một phép so sánh : so sánh sự vật
với con người .
10
So sánh – Dấu
chấm
- Biết thêm được một phép so sánh: SS âm thanh
với âm thanh.
12
Ôn tập về từ chỉ
HĐ, TT – So
sánh
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái
trong khổ thơ.
- Biết thêm được một phép so sánh: so sánh hoạt
động với hoạt động.

14 Ôn tập về từ chỉ
đặc điểm
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ.
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về
9
những đặc điểm nào?
15
Mở rộng vốn từ
về dân tộc
- Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có
hình ảnh so sánh.
- Điền được các từ ngữ thích hợp vào câu có hình
ảnh so sánh.
Nhìn vào bảng hệ thống trên ta nhận thấy các bài học về so sánh ở lớp 3 được
sắp xếp theo một hệ thống hợp lí, từ dễ đến khó. Toàn bộ kiến thức, kĩ năng về
so sánh được chia vào 7 bài học. Mỗi bài đều có một kiến thức, kĩ năng mới, đặc
biệt là kĩ năng.Trong một bài có thể chứa nhiều kĩ năng bộ phận, trong đó có
những kĩ năng cũ và kĩ năng mới. Những kĩ năng cũ là những kĩ năng mà HS đã
được rèn luyện từ bài học trước , còn kĩ năng mới là những kĩ năng mà HS chưa
từng được làm quen, chưa từng được rèn luyện. Trong các kĩ năng mới thì kĩ
năng khó nhất, HS hay vướng mắc nhất gọi là kĩ năng cơ bản. Để dạy tốt một
bài về so sánh, cần phải xác định đúng kĩ năng cơ bản và biết tập trung sức vào
việc rèn kĩ năng cơ bản đó.
Muốn xác định đúng kĩ năng cơ bản thì GV cần nắm vững chương trình
để biết đâu là cái cũ, đâu là cái mới và phải có kinh nghiệm giảng dạy để biết
những chỗ hay vướng mắc, nhầm lẫn của HS. Từ đó mà tìm cách rèn cho HS các
kĩ năng cơ bản đó.
2.2.3.Các phương pháp dạy học Tiếng Việt thường được sử dụng ở Tiểu học
Các phương pháp đặc trưng của môn học đó là: phương pháp thực hành
giao tiếp, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ,

phương pháp trò chơi học tập Tiếng Việt, phương pháp thảo luận nhóm, các
phương pháp dạy học khác như: diễn giải, thảo luận, sử dụng phương tiện trực
quan vẫn được vận dụng phối kết hợp với các phương pháp đã được nêu trên
một cách hợp lí để dạy Tiếng Việt.
2.3. Một số biện pháp góp phần dạy có hiệu quả phép tu từ so sánh cho học
sinh lớp 3
2.3.1. THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ TỰ BỒI
DƯỠNG, GIÁO VIÊN CẦN BỒI DƯỠNG THÊM CHO MÌNH NHỮNG KIẾN
10
THỨC VỀ PHÉP TU TỪ SO SÁNH NÓI RIÊNG - PHÉP TU TỪ Ở TIỂU HỌC
NÓI CHUNG.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường, trong các hoạt
động tự bồi dưỡng của bản thân mỗi giáo viên cần có ý thức trau dồi thêm kiến
thức về phép tu từ so sánh. Cụ thể:
1. Khái niệm về phép tu từ so sánh
2. Phân loại, cấu tạo…
3. Mục tiêu dạy học phép tu từ so sánh cho học sinh
4. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng phát hiện, sử dung phép tu từ
trong nới và viết của học sinh….
5. Sưu tầm nhiều câu văn câu thơ chứa hình ảnh so sánh và coi đây
là “vốn” góp phần bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê với vẻ giầu đẹp của
Tiếng Việt.
2.3.2. TRONG CÁC TIẾT HỌC, GIÁO VIÊN CẦN VẬN DỤNG MỘT CÁCH
LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT VÀO
VIỆC HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VỀ PHÉP TU TỪ SO SÁNH CHO HS LỚP 3
Qua quá trình tìm hiểu một số PP dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học và
nghiên cứu tính khả thi của chúng trong việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp
3, với mỗi PP chúng tôi đưa ra một cách ứng dụng như sau:
2.3.2.1. Ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy
phép tu từ so sánh cho HS lớp 3

Khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu là thao tác phân
tích chứng minh và phân tích phán đoán. Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS các
điều kiện cần thiết khi tiến hành các mức độ phân tích đó.
Cách tiến hành
Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu tuần 15 (Tiếng Việt 3)
Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có
hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
Nhiệm vụ 1: quan sát từng cặp sự vật trong tranh
11
Nhiệm vụ 2: Viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh
Bước 2: Quan sát kĩ các cặp trong tranh, viết tên từng cặp sự vật được so
sánh trong tranh.
Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh (cách so sánh)
Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu
Bước 5: HS trình bày kết quả
Dưới sự dẫn dắt của GV HS rút ra kiến thức cần củng cố: Muốn viết được
những hình ảnh so sánh, trước hết ta cần quan sát kĩ các sự vật được so sánh với
nhau, sau đó tìm ra sự giống nhau giữa chúng và từ đó viết hình ảnh so sánh.
2.3.2.2. Ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy
phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong dạy học phép so sánh là
GV đưa ra những bài tập tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói năng,
sản sinh ra những câu có sử dụng hình ảnh so sánh phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp. Những hình ảnh so sánh HS đưa ra là những hình ảnh so sánh thoã mãn
nhu cầu giao tiếp cụ thể chứ không chỉ là những hình ảnh so sánh chỉ sử dụng
vào các tiết Tập làm văn.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong việc củng cố tri
thức và hình thành kĩ năng giao tiếp cho HS trong Tiết Tập làm văn tuần 8: Kể
về 1 người hàng xóm (Tiếng Việt 3)

Cách tiến hành:
Bước 1: GV chuẩn bị tình huống
Tình huống : Tình cờ một hôm em gặp lại bác hàng xóm mà nay đã
chuyển nhà đi nơi khác. Bằng một câu có sử dụng phép so sánh, hãy tả lại hình
dáng của bác hàng xóm cho mẹ em nghe.
Tình huống 2: Em và bác hàng xóm đang đi trên đường bỗng nhìn thấy
phía trước có một tên cướp giật đồ của một cô gái rồi bỏ chạy. Bác hàng xóm
đã đuổi kịp tên cướp và lấy lại đồ cho cô gái. Bằng phép so sánh, em hãy tả lại
hành động chạy của bác hàng xóm lúc đó.
Bước 2: GV nêu lần lượt các tình huống. Sau đó, chỉ định hoặc lấy tinh
thần xung phong của HS giải quyết các tình huống đặt ra. Mỗi tình huống có 2
12
bạn, mỗi bạn sẽ sắm vai một nhân vật trong từng tình huống đó. Các HS khác sẽ
bổ sung, chỉnh sửa hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác.
Ví dụ: Tình huống 1:
Con: Mẹ ơi, con vừa gặp bác Nam ngoài phố.
Mẹ: Ừ ! bác ấy có khoẻ không con?
Con: Không mẹ ạ. Trông bác ấy gầy như que củi ấy.
GV định hướng cho các HS khác nhận xét:
Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh của bạn Nam? Nếu là em, em sẽ
nói thế nào?
Tình huống 2:
Trung: Bắc này, bạn biết không bác hàng xóm nhà tớ rất dũng cảm.
Bắc: Có chuyện gì sao?
Trung: Hôm vừa rồi tớ chứng kiến bác ấy chạy theo một tên cướp để lấy
lại đồ cho một cô gái đấy.
Bắc: Bác ấy chạy nhanh thế cơ à?
Trung: Ừ ! Chạy như ma đuổi ấy?
Đối với tình huống này GV lưu ý cho các em nhận xét về cách so sánh
của Trung.

- Em có nhận xét gì về cách so sánh của bạn Trung?
- “Chạy như ma đuổi” là hình ảnh so sánh thường chỉ để miêu tả người
chạy nhanh trong tình huống nào?
- Em sẽ thay bằng hình ảnh so sánh đó bằng hình ảnh so sánh nào?
HS có thể nói: Chạy như tên bắn, chạy nhanh như cắt
HS cần phải hiểu so sánh không chỉ là miêu tả, mà quan trọng là trong
hình ảnh so sánh phải thể hiện được sự nhận xét và tình cảm của riêng mình.
Tóm lại, GV cần phải làm cho HS hiểu mỗi câu nói hay một hình ảnh so sánh là
một hành động do nhu cầu nhất định của sự giao tiếp thúc ép. Trong thực tế của
hoạt động ngôn ngữ, không có những câu đối lập với tình huống và ngữ cảnh.
Chính vì vậy, muốn biết hình ảnh so sánh có phù hợp với mục đích giao tiếp hay
13
không thì phải đặt nó vào trong ngữ cảnh. Điều này cho phép chúng ta thấy trong
hoàn cảnh nào thì người nói có thể nói như thế này mà không nói như thế khác.
2.3.2.3. Ứng dụng phương pháp trò chơi học tập Tiếng Việt vào việc
dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3
Qua nghiên cứu các bài dạy về phép so sánh, chúng tôi nhận thấy, phương
pháp trò chơi học tập Tiếng Việt có thể sử dụng trong các tiết học phép so sánh
với mục đích ôn luyện kiến thức và kĩ năng sử dụng phép so sánh. Ngoài ra, sử
dụng phương pháp này còn nhằm phát triển trí thông minh, khả năng sáng tạo để đáp
ứng yêu cầu giao tiếp hàng ngày và phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt.
Yêu cầu khi xây dựng trò chơi học tập
- Về mục đích: Trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về phép tu
từ so sánh, rèn luyện kĩ năng vận dụng phép so sánh trong giao tiếp.
- Về nội dung: Trò chơi phải chứa nội dung về phép so sánh. Thực chất,
đây là những bài tập vui và nhẹ nhàng về phép so sánh.
- Hình thức chơi: Các trò chơi thường được tiến hành thi theo nhóm hay
cả lớp tuỳ vào nội dung trò chơi. Trò chơi có thể do GV hướng dẫn hoặc do HS
tự tổ chức, góp phần rèn luyện tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.
- Về cách chơi: Cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện
trò chơi đơn giản (không cần chuẩn bị công phu) hay trò chơi có phần phức tạp
(phải chuẩn bị trước) song phải đạt đựoc cái đích cuối cùng là củng cố kiến thức
và tăng hứng thú học tập.
Ví dụ: Trò chơi Thử tài so sánh
Trò chơi này được tiến hành sau khi học xong bài Luyện từ và câu tuần
15, (TV3, t.1, tr.124)
I. MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh
so sánh đúng
- Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng.
II. CHUẨN BỊ
14
- Làm các bộ phiếu bắng giấy (kích thước khoảng 3x4 cm) ghi từ chỉ hoạt
động, trạng thái, màu sắc, đặc điểm, tính chất, mỗi bộ phiếu có thể gồm 5 từ chỉ
hoạt động, trạng thái hoặc 5 từ chỉ màu sắc, đặc điểm, tính chất.
Ví dụ:
+ Bộ phiếu A: (5 phiếu từ chỉ hoạt động, trạng thái): đọc, viết, cười, nói, khóc.
+ Bộ phiếu B: (5 phiếu từ chỉ màu sắc): Trắng, xanh, đỏ, vàng.
+ Bộ phiếu C: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm.
Chú ý: phiếu từ được gấp 4 để làm phiếu “bắt thăm”.
- Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút để ghi lại kết quả.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài để một bộ phiếu trên bàn (ví dụ bộ phiếu A); cho từng người
lần lượt xung phong lên “thử tài so sánh” (một bộ phiếu chỉ nên dành cho 2-3
người thử tài)
- Người thứ nhất (N1) lên “bắt thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe
rồi nêu thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
- Ví dụ: bắt thăm được từ “trắng” có thể nêu cụm từ so sánh: trắng như
tuyết hoặc trắng như trứng gà bóc

Trọng tài cùng các bạn chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng- Sai:
- Trường hợp Đúng: được 2 điểm (Đúng cả 5 phiếu được 10 điểm)
- Trường hợp Sai hoặc đếm từ 1-5 vẫn không nêu được cụm từ so sánh:
không được điểm.
N1 thử tài hết 5 phiếu thì về chỗ, trọng tài công bố điểm của N1, sau đó
gấp lại các phiếu để cho người thứ 2 (N2) lên ‘bắt thăm”, mở phiếu đọc từ và
cụm từ có hình ảnh so sánh của mình. Không được nhắc lại cụm từ so sánh mà
(N1) đã nêu.
IV. THAM KHẢO
1. Gợi ý các cụm từ có hình ảnh so sánh theo những bộ phiếu nêu ở mục
chuẩn bị:
Bộ phiếu A (5 phiếu chỉ hoạt động, trạng thái)
+ Đọc: đọc như quốc kêu, đọc như cháo chảy, đọc như nói thầm
15
+ Viết: viết như gà bới,viết như giun bò, viết như rồng bay phượng múa
+ Cười: cười như nắc nẻ, cười như pháo nổ, cười như mếu
+ Khóc: khóc như mưa, khóc như ri, khóc như cha chết
Bộ phiếu B (5 phiếu chỉ từ màu sắc):
+ Trắng: trắng như tuyết, trắng như gà bóc, trắng như bột lọc, trắng như vôi
+ Xanh: xanh như chàm đổ, xanh như tàu lá, xanh như pha mực
+ Đỏ: đỏ như son, đỏ như quả cà chua
+ Đen: đen như cột nhà cháy, đen như bồ hóng, đen như than, đen như
quạ, đen như mun, đen như củ súng
+ Vàng: vàng như nghệ, vàng như mật ong, vàng như nắng
Bộ phiếu C (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất):
+ Đẹp: đẹp như tiên, đẹp như hoa, đẹp như tranh
+ Cao: cao như núi, cao như sếu, cao như que sào
+ Khoẻ: khoẻ như voi, khoẻ như trâu, khoẻ như bò mộng, khoẻ như hùm,
khoẻ như vâm
+Nhanh: nhanh như cắt, nhanh như sóc, nhanh như chớp, nhanh như

điện, nhanh như gió
+ Chậm: chậm như rùa, chậm như sên

2.3.3. TỔ CHỨC CÓ HIỆU QUẢ VIỆC HƯỚNG DẪN HS GIẢI CÁC BÀI
TẬP TRONG SGK VỀ PHÉP TU TỪ SO SÁNH
Dạy phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở môn Tiếng
Việt lớp 3 là dạy thông qua hệ thống bài tập. Trong các tiết dạy, GV hướng dẫn
HS thực hiện các bài tập và qua các bài tập này các em sẽ rút ra được những
kiến thức cơ bản về phép so sánh. Cụ thể là nhận diện và hiểu được tác dụng của
phép tu từ này. Vì vậy, thực hành là hoạt động chính trong các tiết học về phép
so sánh tu từ.
Sau đây, chúng tôi sẽ nêu phương pháp hướng dẫn HS giải các bài tập về
phép tu từ so sánh ở phân môn Luyện từ và câu
Nhìn chung, cách dạy loại bài tập này đều được thực hiện theo các bước sau:
16
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời
giải thích).
- GV giúp HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu ( có thể có hoặc không)
- GV tổ chức cho HS làm bài.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi
nhớ về phép tu từ so sánh.
*. Một số lưu ý khi dạy học dạng bài tập về phép tu từ so sánh
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập
GV cho HS đọc thành tiếng toàn bộ bài tập. Các em khác vừa nghe vừa
nhìn vào bài tập trong sách giáo khoa. Ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng
thị giác giúp các em dễ nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ,
câu văn. Hoặc để giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, GV có thể sử dụng lệnh và
câu hỏi. Ví dụ, ở bài dạy Luyện từ và câu tuần 3 (TV3, tập 1) có thể thực hiện
như sau:
+ Mời em X đọc giúp bài tập 1. Cả lớp đọc thầm theo.

+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
GV cũng có thể giúp HS nắm yêu cầu bài tập bằng lời giải thích. Chẳng
hạn, GV có thể giải thích yêu cầu bài tập 4 (TV3, t.1, tr.43) như sau:
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.
(Trần Đăng Khoa)
Để so sánh sự vật nọ với sự vật kia, chúng ta thường sử dụng các từ so
sánh. Tuy nhiên, có nhà thơ khi so sánh lại thay những từ so sánh bằng những
dấu gạch nối, các câu thơ trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một ví dụ. Bây
giờ, các em hãy tìm một hoặc nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch
nối đó.
17
Bước 2: Hướng dẫn HS giải một phần bài tập để làm mẫu: bước này do
giáo viên linh hoạt phù hợp với đặc điểm học sinh. Nếu học sinh tiếp thu tốt, có
thể làm được thì GV có thể bỏ qua.
Ở bước này, GV có thể gọi một em đứng tại chỗ hoặc lên bảng để giải
một phần của bài tập sau đó phân tích để các em còn lại hiểu và nắm được cơ
chế của phép so sánh rồi bắt chước mẫu để xác định các hình ảnh so sánh còn
lại. Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý bằng câu hỏi.
Ví dụ: Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
(Bài 2-TV3, t.1, tr.8)
Đồng thời GV có thể viết câu trả lời của HS theo sơ đồ cấu tạo của phép
so sánh lên bảng như sau:
Cái so sánh Từ so sánh Cái được so sánh
Hai bàn tay em như hoa đầu cành
Bước 3: HS làm bài tập vào vở hoặc bảng con
HS thực hiện các nhiệm vụ của mình theo yêu cầu đề ra. Ở bước này, HS

phải tự giác, tích cực, chủ động làm bài tập. Phương pháp chính trong bước này là
thảo luận nhóm theo bàn, theo tổ rồi viết câu trả lời ra giấy và đọc kết quả các nhóm
khác nhận xét, bổ sung, sữa chữa. GV tổng kết rồi lựa chọn kết quả chính xác nhất.
Ví dụ: dạy bài Luyện từ và câu ở tuần 5 (SGK TV3, tập 1) GV cho HS
làm việc theo nhóm, mỗi nhóm thảo luận và gạch chân dưới những hình ảnh so
sánh trong câu thơ. Sau đó, GV tổng kết, ghi bảng những hình ảnh so sánh mà
các nhóm tìm được. GV lưu ý một hình ảnh so sánh thông thường có 4 yếu tố:
cái so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh và cái được so sánh. Bởi vậy, khi
yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh, có em nêu đầy đủ cả 4 yếu tố, có em chỉ nêu
được cái so sánh và cái được so sánh song GV cũng nên công nhận đó là đáp án
đúng. Ví dụ: trong câu: “ trăng khuya sáng hơn đèn” từ trăng hoặc cả cụm từ
trăng khuya đều được xem là đúng. Tương tự như vậy HS có thể gạch dưới
những ngôi sao hay những ngôi sao thức ngoài kia, mẹ hay mẹ đã thức vì chúng
con đều được. Điều quan trọng là trong mỗi cụm từ đó có các từ nòng cốt:
trăng, những ngôi sao, mẹ
18
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm
cần ghi nhớ về phép tu từ so sánh
Bước này nhằm giúp HS có kĩ năng nhận diện phép tu từ so sánh được tốt
hơn. Khi thực hiện bước này, GV định hướng cho HS nội dung cần nhận xét: Đã
thực hiện đúng yêu cầu bài tập chưa? Đáp án tìm được có đúng là các hình ảnh
so sánh hay không? GV hướng dẫn HS điều chỉnh, sữa chữa từng trường hợp
để tìm ra những hình ảnh so sánh đúng và phù hợp nhất. Từ đó, rút ra những
kiến thức cần ghi nhớ về so sánh tu từ, giúp HS có thể vận dụng những hình ảnh
so sánh hay vào trong giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản. Chẳng hạn, sau
khi dạy tiết 1, tuần 1, GV có thể hỏi:
- Một hình ảnh so sánh thường có mấy phần?
- Đó là những phần nào?
- Tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.
2.3.4. TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN HS VẬN DỤNG PHÉP TU TỪ SO SÁNH

TRONG GIỜ HỌC TẬP ĐỌC, TRONG TIẾT TẬP LÀM VĂN VÀ TRONG CÁC
HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA CÁC EM.
2.3.4.1.Rèn kỹ năng sử dụng phép tu từ trong các tiết Tập đọc:
1. Các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3:
Trong phân môn Tập đọc ở lớp 3 có 85 văn bản nghệ thuật bao gồm thơ,
văn, truyện ngắn, truyện cười, truyện ngụ ngôn trong đó, có 32 văn bản chứa
hình ảnh so sánh.
Dạy so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc cũng là dạy cảm thụ văn học.
Dạy cảm thụ văn học cũng chính là dạy HS cảm nhận vẻ đẹp và biết yêu quê
hương, đất nước, con người và cuộc sống. Từ những so sánh tả vẻ đẹp của cây
cọ “lá xoè từng tia nắng- giống hệt như mặt trời” (TV3, tập 2, tr.126) để ca ngợi
làng quê Việt nam đẹp đẽ, yên bình đến cách so sánh “mẹ về như nắng mới”
trong những câu thơ: “Thế rồi cơn bão qua- Bầu trời xanh trở lại- Mẹ về như
nắng mới- Sáng ấm cả gian nhà” (Mẹ vắng nhà ngày bão- TV3, tập 1, tr.32) cho
thấy đối với con mẹ quan trọng như thế nào, mẹ là ánh nắng, là hơi ấm xua tan
mọi băng giá trong cuộc đời, là sự sống của đời con. Có lẽ khó mà tìm được
19
cách nói nào nói lên lòng yêu mẹ, sự quan trọng của mẹ đối với con như thế. Cả
một loạt so sánh được Ngô Văn Phú sử dụng tả cây rau khúc và chiếc bánh khúc
trong bài Chõ bánh khúc của dì tôi (TV3, tập1, tr 91) cho thấy vẻ đẹp của cây
rau khúc, sự hấp dẫn của cái bánh khúc, trong nó có cả làng quê, hương đồng cỏ
nội thật là thú vị.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm non mới nhú. Lá rau như mạ
bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng
trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
2. Biện pháp hướng dẫn HS cảm nhận giá trị của các hình ảnh so
sánh trong tiết Tập đọc
Bước 1: Nhận diện hình ảnh so sánh
Nhận diện phép tu từ so sánh là thao tác cơ bản, vô cùng quan trọng vì
đây là cơ sở để HS cảm nhận được giá trị thẩm mĩ của phép so sánh tu từ. Do đã

được làm quen với phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu nên bước này
không khó đối với các em, quan trọng GV phải biết cách đặt câu hỏi định hướng
cho HS tri giác lại kiến thức đã học nhằm mục đích củng cố lại ở các em nội
dung đã học về phép so sánh tu từ. Ví dụ, khi dạy bài “ Mẹ vắng nhà ngày bão”
GV đưa ra ngữ liệu để HS xác định phép tu từ được sử dụng:
“Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
GV: Để tả niềm vui của cả nhà khi mẹ về, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì?
HS: Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là phép tu từ so sánh.
GV: Em hãy chỉ ra hình ảnh so sánh đó?
HS: Mẹ về như nắng mới
Đối với HS lớp 3, chưa yêu cầu phân tích được cấu tạo của phép tu từ so
sánh nhưng các em cũng phải hiểu được bất kì so sánh nghệ thuật nào cũng có 2 vế:
vế thứ nhất là nói về cái so sánh (vế A), vế thứ 2 là nói về cái được so sánh (vế
20
B).Hai vế này thường được nối với nhau bằng các từ: như, như là, như thể,
tựa
Bước 2: Xác định sự vật so sánh
Sau khi HS đã nhận diện được phép so sánh, GV yêu cầu HS xác định các
sự vật được so sánh với nhau (vế A và vế B). Từ những yếu tố tìm được, HS có
thể bước đầu hiểu nội dung mà phép so sánh tu từ thông báo. Để xác định các sự
vật được so sánh với nhau, GV đặt câu hỏi để HS trả lời.
Ví dụ:
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội.
(Trích Ngày khai trường- TV3, tập 1, tr.49)

GV: Trong phép so sánh ở khổ thơ trên, những sự việc nào được so sánh
với nhau?
HS: Sự việc đi đón ngày khai trường được so sánh như việc đi hội.
Bước 3: Tìm hiểu cơ sở so sánh
Nếu bước 2 giúp HS tìm ra những sự vật được so sánh với nhau thì bước
3 sẽ giúp HS trả lời câu hỏi: Vì sao lại so sánh như vậy? Trả lời được câu hỏi
này là đã tìm ra những điểm tương đồng của sự vật (ít nhất là theo quan sát của tác
giả) từ đó mới có thể hiểu được các tầng nghĩa sâu của các hình ảnh so sánh. Thông
thường, khi so sánh, chúng ta phải dựa trên một tiêu chí, một cơ sở nào đó.
Ví dụ:
- Tiêu chí thẫm mĩ: “ Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong cái áo
xôi nếp trắng được đặt vào những chiếc lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông
đẹp như những bông hoa”.
(TV3, t.1, tr. 91)
Đây là những cấu trúc so sánh có đầy đủ 4 yếu tố. Vì vậy, việc tìm ra
phương diện so sánh không phải là khó đối với HS. Ví dụ, muốn tìm phương diện
so sánh của hình ảnh: “Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa” (TV3, t.1, tr.130)
21
GV chỉ cần đặt câu hỏi: Vì sao đèn điện lại được so sánh như sao sa? HS sẽ trả
lời ngay được là vì đèn điện và sao sa ban đêm đều lấp lánh như nhau.
Đối với những so sánh chìm, loại so sánh kích sự làm việc của trí tuệ và
tình cảm, đòi hỏi HS phải phát huy năng lực tư duy và khả năng liên tưởng mới tìm
ra được những điểm tương đồng, những nét gần giống nhau giữa các sự vật. Nhiệm
vụ của GV là hướng dẫn HS cách khôi phục lại thành một so sánh hoàn chỉnh.
Ví dụ:
Bố ở tầng năm chót vót
Gió như đỉnh núi bản ta.
(TV3, tập 1, tr.124)
Để khôi phục lại yếu tố 2, GV cần giúp HS liên tưởng:
- Gió ở tầng năm mạnh.

- Gió ở tầng năm mát.
- Gió ở tầng năm dễ chịu, khoan khoái.

Bước 4: Cảm nhận giá trị của phép so sánh
Đây là bước giúp HS trả lời câu hỏi: so sánh các sự vật, sự việc với nhau
như vậy để làm gì? Trả lời được câu hỏi này là cơ bản HS đã hiểu được tác dụng
của biện pháp tu từ so sánh.
Để HS cảm nhận được giá trị nhận thức cũng như giá trị thẩm mĩ của một
hình ảnh so sánh, GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu:
- B giúp các em hình dung ra A như thế nào?
- B giúp em cảm nhận được điều gì mới mẻ về A?
- Hình ảnh so sánh đó gợi cho em cảm xúc gì?
Ví dụ:
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm (TV3, tập 1, tr.42)
22
GV: Hình ảnh hàng nghìn con mắt mở nhìn trời êm giúp em hình dung ra
những bông hoa cúc như thế nào?
HS: Những bông hoa cúc có vẻ đẹp tươi sáng và dịu dàng.
GV: Điều đó gợi cho em cảm xúc gì?
HS: Cảm xúc yêu mến mùa thu.
Như vậy, dạy phép tu từ so sánh trong môn Tập đọc chính là giúp HS
nhận diện được phép so sánh trong văn bản, chỉ ra được những sự vật, sự việc
được so sánh với nhau, giải thích vì sao có thể so sánh như vậy và cuối cùng là
hiểu được so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì.
2.3.4.2. Rèn kỹ năng sử dụng phép tu từ t rong các tiết Tập làm văn:
1. So sánh tu từ với phân môn Tập làm văn ở lớp 3:
Phân môn Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp, vừa vận dụng

các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, đồng
thời phát huy những kết quả đó, góp phần hoàn thiện chúng. Vì vậy, mỗi bài học
tập làm văn là một bài rèn kĩ năng cuối cùng trong một tuần sau các phân môn
Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu. Tập làm văn được coi
là kĩ năng “tổng hợp” được hình thành từ các kĩ năng ở các phân môn trước đó.
Trong SGK Tiếng Việt 3, có 3 dạng bài tập làm văn: bài tập nghe, bài tập
nói và bài tập viết tương ứng với các kiểu bài sau:
1. Nghe- kể một câu chuyện
2. Nói, viết theo chủ điểm
3. Viết thư
4. Làm đơn và điền vào giấy tờ in sẵn
5. Tập tổ chức cuộc họp
6. Giới thiệu về trường lớp và viết báo cáo hoạt động
7. Ghi chép sổ tay
Tất cả những kiểu bài trên đều nhằm mục đích trang bị cho HS một số
hiểu biết và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói và viết phục vụ học tập và đời sống
hằng ngày. Bởi vậy, dù ít hay nhiều, HS cũng có thể vận dụng phép so sánh vào
bài Tập làm văn của mình. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tập
23
trung nghiên cứu về việc dạy phép tu từ so sánh ở kiểu bài: Nói, viết theo chủ
điểm. Đó là những bài tập thuộc kiểu bài văn miêu tả: kể(tả) người, kể (tả) cảnh,
kể(tả) cảnh sinh hoạt. Đây là những kiểu bài HS có thể sử dụng phép so sánh
được nhiều nhất, giúp các em hình thành các kĩ năng để làm tốt văn miêu tả ở
các lớp trên. Đối với kiểu bài tập này, thông thường HS phải làm bài bài tập
bằng cách nói miệng trước, trên cơ sở đó làm bài viết vào vở bài tập.
2. Các bài Tập làm văn có thể vận dụng phép so sánh:
TT Bài tập
Trang
1 Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
28

2 Kể lại buổi đầu em đi học
52
3 Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
52
4 Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý theo các gợi ý:
68
5 Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn.
68
6 Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:
92
7 Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp nước ta. Nói những điều
em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý:
102
8 Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
102
9 Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
120
10 Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
38
11 Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn từ 7 đến 10 câu.
38
12 Kể lại một buổi biểu diện nghệ thuật mà em được xem.
48
13 Dựa vào những điều em vừa kể, hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến
mười câu) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
48
14 Quan sát tranh ảnh lễ hội (SGK), tả lại quang cảnh và hoạt động của
những người tham gia lễ hội.
64
15 Kể lại một ngày hội mà em biết.

72
16 Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội
thành một đoạn văn (khoảng 5 câu)
72
Có thể thấy rằng, các bài tập làm văn trên đều là những bài văn miêu tả đơn
giản. Đó là những bài văn tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt
3. Một số định hướng hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh vào bài
Tập làm văn ở lớp 3
3.1. Những kĩ năng thực hành bài tập Tập làm văn ở lớp 3
24
Biết dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ràng và bộc lộ được tình cảm với
đối tượng trong bài. Đây là những bài miêu tả đơn giản, song với mỗi bài tập,
HS đều được rèn luyện các kĩ năng cơ bản, lựa chọn ý và viết đoạn văn. Do đó,
để HS có thể vận dụng phép tu từ so sánh vào bài, GV vừa phải giúp các em
thực hiện những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung, vừa phải chú ý quan sát
những đặc điểm riêng của từng loại đối tượng. Từ đó, mới phát hiện ra những
nét giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Sau đây, là những kĩ năng cơ bản
trong quá trình học cách làm văn miêu tả có vận dụng phép so sánh.
a. Xác định yêu cầu của bài (đề bài)
Thực chất, đây chính là bước tìm hiểu đề, giúp HS nắm được nội dung
(nói, viết về cái gì?)
b. Quan sát đối tượng được tả
Để có được hình ảnh so sánh đẹp, HS cần phải biết quan sát. Quan sát
phải gắn liền với so sánh, liên tưởng. Ví dụ, quan sát để thấy một bạn gái
“nhát như thỏ”, một bạn trai “nghịch như quỷ”, một cậu bé “chẳng giống bố
chút nào”. Tả người như thế, tả cảnh lại càng cần so sánh: “Trong vườn chuối,
ánh trăng đang phơi mình trên những tàu lá chuối còn ướt đẫm sương đêm, nom
lóng lánh như những mảnh vải nhung bóng có dát vàng ”
Trong văn miêu tả, so sánh là cần thiết nhưng cũng phải đúng lúc, đúng
chỗ, đúng đối tượng và tạo được hiệu quả thẩm mĩ. Vì vậy, khi quan sát HS phải

biết chú ý tới những yêu cầu riêng khi quan sát từng loại đối tượng miêu tả:
+ Đối với thể loại tả( kể) về cảnh đẹp: Có thể đứng từ xa hoặc lại gần để
quan sát để có thể tả bao quát hoặc bộ phận. Vì vậy, GV cần phải hướng dẫn HS
phát huy khả năng liên tưởng và so sánh. Nếu tả bao quát phải thấy cảnh ấy từ xa
thế nào, trông giống như cái gì Nếu tả từng bộ phận, phải quan sát rõ từng bộ
phận để thấy được những đặc điểm nổi bật về hình dáng, đường nét, màu sắc, âm
thanh. Chính sự quan sát tỉ mỉ này sẽ đem lại sự giàu có trong nhận thức và tâm
hồn HS. Chỉ có quan sát tỉ mỉ, các em mới tìm ra những nét đồng nhất độc đáo
giữa các sự vật để có được những hình ảnh so sánh mới lạ và hấp dẫn.
25

×