Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH VỀ DA DO NGOẠI KÝ SINH VÀ NẤM TRÊN CHÓ, GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.69 KB, 66 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

***************
BÙI THANH HẰNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH VỀ DA DO NGOẠI KÝ SINH
VÀ NẤM TRÊN CHÓ, GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỀN VĂN PHÁT

Tháng 8/2012


 


 

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Phát
Họ và tên sinh viên thực tập: Bùi Thanh Hằng
Tên luận văn: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH VỀ DA DO NGOẠI KÝ


SINH VÀ NẤM TRÊN CHÓ, GHI NHẬN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH
VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và nhận xét
đóng góp ý kiến của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khóa ngày …/08/2012.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Văn Phát

ii 
 


 

LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã nuôi dạy, tạo
điều kiện cho con học tập để con có được như ngày hôm nay.
Em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và khoa
Chăn nuôi Thú Y đã hết lòng dạy bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báo cho
em trong suốt 5 năm học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Phát đã tận tình hướng dẫn và
đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, anh chị Bác sĩ và toàn thể nhân viên
Bệnh viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi học tập và thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn lớp DH07TY đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Sinh Viên Thực Hiện
Bùi Thanh Hằng


iii 
 


 

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát tình hình bệnh ngoài da do ngoại ký sinh và nấm trên
chó, ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày 01/02/2012 đến ngày
30/05/2012 tại Bệnh viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Phương pháp khảo sát: thu thập thông tin về thú, quan sát triệu chứng lâm sàng
và xét nghiệm tìm ngoại ký sinh, lập hồ sơ bệnh án cho từng ca bệnh, theo dõi và
đánh giá sự hồi phục mỗi tuần trong suốt quá trình điều trị.
Kết quả khảo sát 625 chó được đem đến khám và điều trị, ghi nhận được 81
chó biểu hiện bệnh về da chiếm 12,96 %. Dựa vào chẩn đoán lâm sàng và chẩn
đoán phòng thí nghiệm, chó bệnh về da được phân thành các nhóm sau:
Tỷ lệ nhiễm các loại: Demodex 19,75 %, Sarcoptes và Otodectes 1,23 %, ve
46,94 %, rận 3,7 %, bọ chét 11,11 %, nấm 2,47 % và nguyên nhân khác là 13,58 %.
Tỷ lệ nhiễm ve cao nhất là thấp nhất là Sarcoptes và Otodectes.
Tỷ lệ bệnh về da trên chó không bị ảnh hưởng bởi giống và giới tính. Nhóm
chó trên 24 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (17,72 %) và thấp nhất ở độ tuổi từ 2 – 6
tháng (10,67).
Tỷ lệ nhiễm Demodex cao nhất ở lứa tuổi 6 - 24 tháng, không phụ thuộc vào
giống và giới tính.
Tỷ lệ nhiễm ve, bọ chét không phụ thuộc vào giống, lứa tuổi và giới tính.
Kết quả điều trị khỏi bệnh về da tương đối cao: 87,5 % đối với Demodex, 100
% đối với Sarcoptes, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm. Tỷ lệ tái nhiễm tương đối

thấp: 14,29 % với Demodex, 15,78 % đối với ve, 50 % đối với nấm và 0 % đối với
trường hợp khác.

iv 
 


 

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x
Chương 1MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích – yêu cầu ...............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Cấu tạo và chức năng của da .................................................................................3
2.1.1 Cấu tạo ...............................................................................................................3
2.1.1.1 Lớp biểu bì ......................................................................................................3
2.1.1.2 Chân bì ............................................................................................................3
2.1.1.3 Hạ bì ................................................................................................................4
2.1.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da........................................................4

2.1.2.1 Mạch máu ........................................................................................................4
2.1.2.2 Mạch bạch huyết .............................................................................................4
2.1.2.3 Thần kinh.........................................................................................................4
2.1.3 Các tuyến phụ thuộc da ......................................................................................4
2.1.3.1 Tuyến bã nhờn .................................................................................................5
2.1.3.2 Tuyến mồ hôi...................................................................................................5
2.1.3.3 Tuyến vú (tuyến sữa) .......................................................................................5
2.1.3.4 Lông ................................................................................................................5
2.1.4 Chức năng sinh lý của da ...................................................................................5
2.2 Một số nguyên nhân thường gây bệnh trên da ......................................................6
2.2.1 Môi trường .........................................................................................................6
2.2.2 Rối loạn hormon .................................................................................................6


 


 

2.3 Mộ số ngoại ký sinh và bệnh ngoại ký sinh trùng trên da ....................................6
2.3.1 Demodex ( mò bao lông) ....................................................................................7
2.3.1.1 Phân loại ..........................................................................................................7
2.3.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo ..............................................................................7
2.3.1.3 Chu kỳ sinh học ...............................................................................................7
2.3.1.4 Các sinh bệnh ..................................................................................................8
2.3.1.5 Triệu chứng và bệnh tích .................................................................................8
2.3.1.6 Chẩn đoán........................................................................................................9
2.3.2 Sarcoptes scabiei var canis (ghẻ ngầm) ............................................................9
2.3.2.1 Phân loại ..........................................................................................................9
2.3.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo .........................................................................9

2.3.2.3 Chu kỳ sinh học .............................................................................................10
2.3.2.4 Triệu chứng, bệnh tích...................................................................................10
2.3.2.5 Chẩn đoán...................................................................................................... 11
2.3.3 Otodectes cynotis .............................................................................................11
2.3.3.1 Phân loại ........................................................................................................ 11
2.3.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo ....................................................................... 11
2.3.3.3 Vòng đời ........................................................................................................ 11
2.3.3.4 Triệu chứng và bệnh tích ............................................................................... 11
2.3.3.5 Chẩn đoán......................................................................................................12
2.3.4 Ve .....................................................................................................................12
2.3.4.1 Phân loại ........................................................................................................12
2.3.4.2 Đặc điểm cấu tạo hình thái ............................................................................12
2.3.4.3 Vòng đời của ve ............................................................................................13
2.3.4.4 Triệu chứng và bệnh tích ...............................................................................13
2.3.5 Rận ...................................................................................................................13
2.3.5.1 Phân loại ........................................................................................................13
2.3.5.2 Vòng đời ........................................................................................................14
2.3.5.3 Triệu chứng và bệnh tích ...............................................................................14
2.3.6 Bọ chét .............................................................................................................14
2.3.6.1 Phân loại ........................................................................................................14
2.3.6.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo ............................................................................14
2.3.6.3 Vòng đời ........................................................................................................15
2.3.6.4 Triệu chứng và bệnh tích ...............................................................................15
vi 
 


 

2.3.7 Phòng trừ ve, rận, bọ chét trên chó ..................................................................15

2.3.8 Nấm da .............................................................................................................15
2.3.8.1 Phân loại ........................................................................................................15
2.3.8.2 Hình dạng khuẩn lạc và bào tử các loại nấm ................................................16
2.3.8.3 Cách sinh bệnh do nấm da ............................................................................18
2.3.8.4 Triệu chứng và bệnh tích ...............................................................................18
2.3.8.5 Chẩn đoán......................................................................................................19
2.3.8.6 Cách điều trị ..................................................................................................19
2.4 Giới thiệu về thuốc trị bệnh ngoài da ..................................................................20
2.4.1 Ivermectin 1 % .................................................................................................20
2.4.2 Amitraz (Taktic chứa 12,5 % amitraz).............................................................20
2.4.3 Griséofulvin......................................................................................................20
2.4.4 Dầu xịt ve, rận, bọ chét ....................................................................................21
2.4.5 Các loại dược phẩm sử dụng để điều trị bệnh về da ........................................21
2.5 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây ................21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................23
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ...........................................................................23
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................23
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................23
3.4 Phương pháp khảo sát .........................................................................................23
3.4.1 Ghi nhận tình hình bệnh ngoài da do ngoại ký sinh trùng và nấm. .................23
3.4.1.1 Dụng cụ và vật liệu khảo sát .........................................................................23
3.4.1.2 Quan sát triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm ..............................................23
3.4.2 Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh ngoài da ...............................................25
3.4.3 Ghi nhận liệu trình điều trị và đánh giá tỷ lệ khỏi bệnh ..................................25
3.4.3.1 Ghi nhận liệu trình điều trị ............................................................................25
3.4.3.2 Đánh giá tỉ lệ khỏi bệnh ................................................................................27
3.4.3.3 Các công thức tính toán.................................................................................27
3.5 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................28
4.1 Tình hình chó bệnh ngoài da ...............................................................................28

4.1.1 Tỷ lệ bệnh ngoài da trên chó ............................................................................28
4.1.2 Tỷ lệ bệnh về da theo giống, giới tính và tuổi .................................................29
4.1.2.1 Tỷ lệ chó bệnh ngoài da theo nguồn giống ...................................................29
vii 
 


 

4.1.2.2 Tỷ lệ chó bệnh ngoài da theo giới tính ..........................................................30
4.1.2.3 Tỷ lệ chó bệnh ngoài da theo tuổi .................................................................30
4.2 Phân loại các bệnh ngoài da do ngoại ký sinh trùng và nấm. .............................31
4.2.1 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm theo giới
tính.............................................................................................................................33
4.2.2 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm theo
giống chó ...................................................................................................................34
4.2.3 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm theo lứa
tuổi chó ......................................................................................................................35
4.3 Kết quả điều trị bệnh về da do ngoại ký sinh và nấm .........................................37
4.3.1 Một số biểu hiện bất thường trên da do ngoại ký sinh và nấm ........................37
4.3.2 Khảo sát kết quả điều trị bệnh về da do ngoại ký sinh và nấm ........................39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................42
5.1 Kết luận ...............................................................................................................42
5.2 Đề nghị ................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................43
PHỤ LỤC ..................................................................................................................46

viii 
 



 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bệnh ngoài da .............................................................................28
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó bệnh ngoài da theo giống ...........................................................29
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó bệnh ngoài da theo giới tính ......................................................30
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh ngoài da theo lứa tuổi .......................................................30
Bảng 4.5 Tỷ lệ các nguyên nhân gây bệnh ngoài da .................................................31
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm theo
giới tính .....................................................................................................................33
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm theo
giống chó ...................................................................................................................34
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm Demodex, Sarcoptes, Otodectes, ve, rận, bọ chét và nấm theo
lứa tuổi chó ................................................................................................................35
Bảng 4.9 Ghi nhận một số biểu hiện bất thường trên da do ngoại ký sinh và nấm ..37
Bảng 4.10 Khảo sát kết quả điều trị bệnh về da do ngoại ký sinh và nấm ...............41

ix 
 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vòng đời của Demodex ................................................................................8
Hình 2.2 Khuẩn lạc nấm Microsporum canis ...........................................................17
Hình 2.3 Bào tử nấm Microsporum canis .................................................................17

Hình 2.4 Bào tử nấm Trichophyton mentagrophytes ................................................18
Hình 4.1 Demodex dưới độ phóng đại 100 lần .........................................................38
Hình 4.2 Chó nhiễm Otodectes .................................................................................38
Hình 4.3 Otodectes dưới độ phóng đại 100 lần ........................................................38
Hình 4.4 Chó nhiễm nấm ..........................................................................................38
Hình 4.5 Chó nhiễm Demodex dạng toàn thân .........................................................38
Hình 4.6 Chó nhiễm Demodex trước khi điều trị ......................................................40
Hình 4.7 Chó nhiễm Demodex sau 6 tuần điều trị ....................................................40


 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ rất lâu, chó và mèo đã trở thành những động vật gần gũi, thân thiết của loài
người. Chó mèo được nuôi dưỡng ở hầu hết các hộ gia đình từ nông thôn tới thành
thị. Ngoài việc nuôi chó mèo để bắt chuột, để trông nhà, bảo vệ tài sản, đối với một
số giống chó, chúng còn được con người chúng ta huấn luyện để dẫn đường cho
người mù, làm bạn với các trẻ em hay bệnh nhân trong bệnh viện, chúng đem lại
cho họ niềm vui và sự an ủi khi mà họ cảm thấy buồn bã vì căn bệnh của mình.
Ngoài ra với đặc tính trung thành, chúng còn được xem như những người bạn
của con người hay thậm chí còn được xem là một thành viên trong gia đình. Bạn
hãy thử tưởng tượng sau những giờ làm việc học tập căng thẳng trở về nhà, đón bạn
là những con vật nuôi yêu thích của bạn, hay khi bạn đùa giỡn với chúng, chăm sóc
cho chúng, bạn thật sự sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn, mọi buồn phiền lo âu
trong cuộc sống sẽ tạm lùi xa bạn.

Trong những thập niên trước đây do đời sống vật chất của đất nước còn nhiều
khó khăn, khoa học kỹ thuật lạc hậu nên việc quan tâm đến sức khoẻ vật nuôi trong
nhà chưa được chú trọng và chăm sóc sức khỏe của thú cưng còn rất hạn chế, thì
hiện nay, với sự phát triển của xã hội, đời sống người dân được nâng cao nên nhu
cầu nuôi chó mèo để làm cảnh, bầu bạn, huấn luyện cũng ngày một tăng lên, do đó
có rất nhiều giống chó mèo có nguồn gốc từ nước ngoài đã được nhập vào nước ta
thông qua việc mở rộng giao lưu với các nước và việc kinh doanh thú cảnh. Vì vậy,
việc chăm sóc sức khỏe của vật nuôi ngày càng được quan tâm hơn, nhiều cơ sở
khám chữa bệnh cho thú ngày càng xuất hiện nhiều hơn.


 


 

Nhưng song song đó, cùng với sự gia tăng về số lượng cũng như chủng loại
chó đã kéo theo một số bệnh phổ biến trên chó là nỗi lo của nhiều người, trong đó
bệnh ngoài da trên chó chiếm một tỉ lệ khá lớn. Tuy bệnh có mức độ nguy hiểm
không cao, không gây chết thú nhưng bệnh ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe,
thể chất, làm thú khó chịu, kém ăn, mất ngủ. Hậu quả là gây mất thẩm mỹ cho thú,
đôi khi phụ nhiễm vi trùng gây đến các bệnh khác.
Xuất phát từ thực tế và mong muốn nâng cao tay nghề, được sự đồng ý của
khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng với sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Phát, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
“Khảo sát tình hình bệnh ngoài da do ngoại ký sinh và nấm trên chó, ghi nhận
kết quả điều trị tại Bệnh viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh”.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích

Khảo sát tình hình nhiễm bệnh ngoài da trên chó và ghi nhận kết quả điều trị
tại Bệnh viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa
ra những phương pháp phòng trị hiệu quả nhất.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận tỷ lệ chó bệnh.
Phân loại các bệnh về da do ngoại ký sinh và nấm.
Phân loại chó bệnh theo giống, tuổi và giới tính.
Ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện.


 


 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Cấu tạo và chức năng của da
Da là cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi
sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể.
Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp
vitamin B và D. Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ
thể. Da có cấu tạo gồm ba lớp: lớp biểu bì, chân bì và hạ bì.
2.1.1 Cấu tạo
2.1.1.1 Lớp biểu bì
Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, gồm nhiều lớp tế bào và biểu mô dẹp. Tầng
tế bào biểu mô ngoài nhất là những tế bào chết đã hóa sừng. Tầng tế bào biểu mô
trong cùng nhất là những biểu bì sống, hình đa giác, có khả năng sinh trưởng không
ngừng. Trong lớp tế bào biểu bì không có mạch máu tới, dinh dưỡng thực hiện nhờ
sự thẩm thấu từ các mạch máu bên dưới.

Lớp biểu bì có tác dụng lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa, chứa
hắc tố bào, tạo ra sắc tố có tác dụng chống tia bức xạ. Do biểu bì không chứa mạch
máu nên vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể nếu vết thương chưa sâu đến lớp biểu
bì.
2.1.1.2 Chân bì
Là mô liên kết vững chắc, chứa nhiều mạch máu và thần kinh. Lớp này chứa
98 % sợi keo và 1,5 % sợi đàn hồi. Sợi keo quyết định tính bền của da, sợi đàn hồi
quyết định tính đàn hồi co dãn của da. Ngoài hai sợi này, còn phân bố các tế bào mô
liên kết tận cùng các đầu mút thần kinh, các mạch máu và mạch bạch huyết


 


 

đảm bảo chức năng cảm nhận thần kinh và nuôi dưỡng da (mạch máu, mạch
bạch huyết).
2.1.1.3 Hạ bì
Hạ bì còn gọi là lớp mỡ dưới da. Đây là lớp mô liên kết có nhiều thùy mỡ
được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi những bó sợi tạo keo. Trong hạ bì chứa
mạch máu, mạch bạch huyết, dây thần kinh và đầu mút dây thần kinh.
2.1.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da
2.1.2.1 Mạch máu
Những động mạch và tĩnh mạch của da nối với nhau bằng lưới mao mạch chạy
song song với bề mặt của da. Chính nhờ vậy mà da đảm nhận nhiều chức năng. Hệ
động mạch và tĩnh mạch tạo thành hai lưới mạch máu: lưới mạch máu nông và lưới
mạch máu sâu.
2.1.2.2 Mạch bạch huyết
Bắt nguồn từ những mao mạch kín nằm trong nhú chân bì sau đó đổ vào lưới

mao mạch bạch huyết dưới lớp nhú đến tầng sâu của chân bì tạo thành lưới bạch
huyết trong chân bì. Từ lưới này lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ
bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới da.
2.1.2.3 Thần kinh
Những nhánh thần kinh của da có hai nguồn gốc giao cảm và não tủy. Những
nhánh thần kinh này đan với nhau tạo thành những đám rối ở hạ bì và có hai loại:
Đám rối thần kinh có myelin: là những nhánh thần kinh cảm giác, đuôi gai của
nó tạo thành những tiểu thể Vater-pacini, Ruffini hay Golgi-Mazzoni.
Đám rối thần kinh không có myelin: gồm những sợi thần kinh giao cảm tiếp
xúc quanh mạch máu và các tuyến dưới da.
2.1.3 Các tuyến phụ thuộc da
Theo Lâm Thị Thu Hương (2005), những yếu tố phụ thuộc da nằm ở chân bì
và hạ bì, gồm các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, tuyến vú và lông.


 


 

2.1.3.1 Tuyến bã nhờn
Tuyến này thường nằm giữa chân lông và cơ dựng lông, vai trò là tuyến tiết ra
chất, chủ yếu là các acid béo làm mềm da và lông gọi là tuyến bã. Trên mặt da chỗ
nào cũng có, trừ một số nơi như đầu vú, da mũi và gan bàn chân.
2.1.3.2 Tuyến mồ hôi
Là tuyến hình ống, nằm sâu trong lớp chân bì. Ở chó tuyến cuộn lại thành bó.
Tuyến này thường được chia làm ba đoạn: tiểu cầu mồ hôi, ống bài xuất và đường
mồ hôi.
2.1.3.3 Tuyến vú (tuyến sữa)
Là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo ra sữa, chỉ phát

triển mạnh ở thú cái. Tuyến vú là một khối tròn dẹt nằm trong hạ bì, đẩy da phồng
lên.
2.1.3.4 Lông
Lông là cấu trúc không có sự sống. Được tạo bởi phần nang lông. Bên ngoài
sợi lông là lớp keratin đã hóa sừng. Trong tủy là keratin lỏng lẻo. Nang được bao
bọc bởi nhu mô liên kết thuộc lớp biểu bì.
2.1.4 Chức năng sinh lý của da
Da tạo thành một lớp vỏ ngoài bao bọc cơ thể, có tính đàn hồi che chở cho các
cơ quan trong cơ thể khỏi bị tổn thương do hóa chất, vi trùng cũng như những thay
đổi bất lợi của môi trường. Da điều hòa nhiệt độ cơ thể, sinh ra sinh tố D, bài tiết ra
các chất độc trong cơ thể và là cơ quan xúc cảm tiếp nhận những cảm giác, nhiệt
độ... từ môi trường bên ngoài.
Các tuyến bã nhờn trên da tiết ra chất bã có các thành phần gồm các acid béo
tạo thành một màng mỏng trên da, có tác dụng ngăn sự thoát hơi nước ở da và ngăn
ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra tầng mỡ và tầng cơ dưới lớp chân bì có
tác dụng đệm, tầng cơ giúp da co giật xua đuổi côn trùng và vật bám ở da thúc đẩy
tuần hoàn máu và bạch huyết.
Da còn điều hòa sự phân phối máu trong cơ thể nhờ hệ thống lưới mạch máu
phong phú và còn là nơi dự trữ nước của cơ thể.


 


 

2.2 Một số nguyên nhân thường gây bệnh trên da
2.2.1 Môi trường
Là yếu tố cần được quan tâm, chuồng nuôi phải sạch, thoáng mát. Cỏ khô, rơm
khô, gỗ bào, nền chuồng xi măng là những chất kích ứng mạnh nhất đối với chó có

da mẫn cảm, môi trường xung quanh có thể là nguồn lây nhiễm các bệnh trên da.
Điều này thấy rõ ở những nơi nuôi nhốt chó với mật độ cao, từ đó tạo điều
kiện cho sự xâm nhập các loại ký sinh như Demodex, Sarcoptes và các vi khuẩn mủ
khác (Vũ Văn Hóa, 1997).
2.2.2 Rối loạn hormon
Sự rối loạn hormon (estrogen, thyroxin, adrenalin) thường dẫn dến tình trạng
rụng lông và viêm da trên chó. Bệnh thường có tính đối xứng hai bên. Lớp da ngoài
dày lên, màu da khác thường, da tróc vẩy và dễ rụng lông thành từng đốm sau vài
tháng. Những vùng da thường bị là ngực, cổ, hông, đùi.
2.2.3 Dinh dưỡng
Nhu cầu vitamin và khoáng rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của
động vật nói chung và chó nói riêng. Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương
trên da nhất là thú đang lớn. Tăng sừng hóa, tăng sắc tố biểu bì đi đôi với màu lông
nhạt, rụng lông từng mảng, lông trở nên mỏng, khô, dễ đứt, mọc chậm và đóng vẩy
có thể đối xứng ở đầu, lưng, ngực, bụng và chân.
Thiếu kẽm làm da ửng đỏ, rụng lông, sưng mủ ở cằm, xung quanh miệng, mắt,
tai, âm hộ, bìu dái, bao qui đầu và hậu môn. Thiếu kẽm làm da khô, tróc vẩy và dễ
nhiễm ghẻ (Phạm Sĩ Lăng, 1992).
Thiếu Vitamin A gây rối loạn da, làm cho bề mặt của da thiếu màu sắc, rụng
lông và nổi vảy trắng trên da. Đôi khi nó cũng tạo thành những vùng nhiễm trùng
lớn. Lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc bị thoái hóa, da khô nứt nẻ, bong tróc,
giảm khả năng đàn hồi, sức đề kháng da giảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập và con vật
dễ mắc bệnh.
2.3 Mộ số ngoại ký sinh và bệnh ngoại ký sinh trùng trên da


 


 


2.3.1 Demodex ( mò bao lông)
2.3.1.1 Phân loại
Theo Lê Hữu Khương (2007), phân loại học:
Ngành Arthropoda
Lớp Arachnida
Bộ Acarina
Họ Demodicidae
Giống Demodex
Loài Demodex canis
2.3.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Theo Lê Hữu Khương (2007), Demodex có cơ thể dài kích thước khoảng 0,1 –
0,39 mm, không có lông, ký sinh ở tuyến nhờn bao lông.
Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng.
Đầu giả, chân ngắn hình móng ngựa gồm một đôi xúc biện (palpe), có ba đốt,
đốt cuối có 4 – 5 tơ hình que, một đôi kìm (chelicera) và một tấm dưới biện
(hypostome). Ngực mang bốn đôi chân tiêu giảm rất ngắn. Bụng dài có nhiều vân
ngang ở mặt lưng và mặt bụng.
Cơ quan sinh sản:
- Demodex đực: gai giao cấu (penis) nhô lên mặt lưng ở bộ phận ngực.
- Demodex cái: có âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng, kể từ gốc
chân thứ tư lùi xuống phía dưới phần bụng.
Trứng hình thoi hoặc hình bầu dục dài, kích thước 0,01 – 0,09 mm.
2.3.1.3 Chu kỳ sinh học
Trải qua bốn giai đoạn: trứng → larva → nymph (protonymph, deutonymph)
→ trưởng thành. Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999) thời gian của
một chu kỳ cần 20 đến 35 ngày. Con cái đẻ trứng có larva, sau đó lột xác thành
larva II, larva chui ra khỏi trứng và trải qua các giai đoạn protonymph, deutonymph
và biến đổi thành dạng trưởng thành.



 


 

Hình 2.1 Vòng đời của Demodex
(nguồn )
2.3.1.4 Các sinh bệnh
Demodex sống và phát triển trong bao nang lông và tuyến nhờn, ngoài ra còn ở
trong tuyến mồ hôi, tuyến mỡ và các hạch dưới da. Từ nhỏ chó có thể mang
Demodex nhưng chưa phát bệnh. Khi nào sức đề kháng giảm sẽ tạo cơ hội tốt cho
Demodex phát triển và gây bệnh.
Demodex vào bao lông và tuyến nhờn gây viêm mãn tính làm da ửng đỏ, có
những nốt sừng biểu bì phồng lên nhanh và lông rụng. Vi khuẩn khác xâm nhập vào
thường là Staphylococcus, chiếm chỗ và gây thành nốt mụn hoặc abscess. Ký chủ
có thể bị nhiễm độc hoặc gầy mòn dần rồi chết.
2.3.1.5 Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Demodex có hai dạng tổn thương:
Dạng cục bộ: vùng tổn thương thường gặp là trên mặt, hai mí mắt (chó đeo
mắt kính) và chân trước, tổn thương cục bộ đa số ở trạng thái nhẹ, không phát triển
thành dạng viêm có mủ kế phát.


 


 


Dạng toàn thân: da đỏ với nhiều dịch rỉ máu và huyết thanh. Nếu viêm nhiễm
kế phát thì sẽ sinh mủ. Các vi khuẩn thường là Staphylococcus aureus, đặc biệt là
Pseudomonas spp. Demodex làm suy giảm miễn dịch do xuất hiện trong huyết
thanh một nhân tố làm kiềm hãm phản ứng của tế bào lympho T (Lương Văn Huấn
và Lê Hữu Khương, 1999).
Theo Phạm Sĩ Lăng (1992) thì bệnh do Demodex không làm chó chết ngay
nhưng làm cho thú ngứa ngáy khó chịu, làm giảm sức đề kháng, gầy còm, dễ mắc
bệnh khác rối chết.
Bệnh tích
Ở những vị trí ghẻ ký sinh sẽ xuất hiện những ban đỏ và vảy, có thể có dịch
viêm, huyết tương. Nếu không điều trị lâu ngày sẽ có mủ, máu và mùi hôi.
2.3.1.6 Chẩn đoán
Lâm sàng: dựa vào triệu chứng và bệnh tích.
Phi lâm sàng: dùng dao cạo giữa vùng da lành và da bệnh đến khi rướm máu,
đem mẫu để lên lame và nhỏ vài giọt lactophenol đặt lamelle lên rồi đem lên kính
hiển vi xem tươi.
2.3.2 Sarcoptes scabiei var canis (ghẻ ngầm)
2.3.2.1 Phân loại
Theo Lê Hữu Khương (2007), Sarcoptes phân loại như sau:
Ngành Arthropoda
Lớp Arachnida
Bộ Acarina
Phân bộ Atigmata (Sarcoptiformes)
Họ Sarcoptidae
Giống Sarcoptes
2.3.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Sarcoptes scabiei var canis có hình tròn hay bầu dục, con đực nhỏ hơn con cái.
Con đực dài 0,2 – 0,3 mm, con cái 0,35 – 0,5 mm tùy theo phân loài. Trên mình phủ
nhiều lông tơ, capitulum (đầu) có hình nón, có bốn đôi chân ngắn, mỗi đôi chân có



 


 

năm đốt. Đôi chân thứ ba và thứ tư hướng về phía sau. Ghẻ đực có giác bàn chân ở
đôi chân thứ I, II, III, có lỗ sinh dục ở đôi chân thứ III. Ghẻ cái có lỗ âm môn ở phía
sau mặt lưng, có giác bám bàn chân ở đôi chân I và II. Trứng hình bầu dục, màu
trứng xám hoặc hơi vàng, kích thước 0,15 – 0,1 mm.
2.3.2.3 Chu kỳ sinh học
Vòng đời của Sarcoptes scabiei var canis trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Trứng → ấu trùng (larva) → thiếu trùng (nymph) → trưởng thành.
Ghẻ ngầm đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh
dưỡng. Đực và cái giao cấu ở rãnh. Sau khi giao phối, ghẻ cái bắt đầu đẻ trứng, 3 –
4 ngày trứng nở ra larva có 6 chân. Larva chui ra khỏi hang sống trên mặt da, sau đó
chui vào lỗ chân lông phát triển rồi biến thái thành Nymph có 8 đôi chân, 4 – 6 ngày
sau biến thành ghẻ trưởng thành. Hoàn thành vòng đời mất 15 – 21 ngày. Tùy thuộc
vào môi trường bên ngoài ghẻ dạng trưởng thành có thể sống từ 2 – 3 tuần khi rời
vật chủ.
2.3.2.4 Triệu chứng, bệnh tích
Có 3 biểu hiện chính:
Ngứa: do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho
con vật bị ngứa, khi trời nóng hay thú vận động thì ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay
gãi, cắn chỗ ngứa. Đôi khi chó cọ sát lưng vào tường hay nằm lăn qua lại dưới đất.
Rụng lông: ấu trùng chui vào nang bao lông gây viêm bao lông cùng với việc
cọ sát gây rụng lông, rụng thành từng đám càng về sau càng lan rộng cùng với sự
sinh sản của ghẻ cái thích đi xa để thành lập những quần thể mới.
Da đóng vảy: chỗ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát nên mụn
vỡ, chảy tương dịch rồi khô đi tạo vảy dính chặt vào lông và da, tiếp tục lan rộng

sau 5 – 6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đóng vảy dày và nhăn nheo như da voi, bóc
mùi hôi thối.
Bệnh lúc đầu xảy ra ở một vài nơi trên cơ thể, nếu không điều trị kịp thời sẽ
tiến triển và lan ra toàn thân.

10 
 


 

Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật bị ngứa liên tục, mất ngủ, chỗ gãi bị
nhiễm trùng, viêm tạo ung nhọt.
2.3.2.5 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích lâm sàng.
Dựa vào xét nghiệm ghẻ bằng phương pháp như chẩn đoán Demodex.
2.3.3 Otodectes cynotis
2.3.3.1 Phân loại
Ngành Arthropoda
Lớp Arachnida
Bộ Acarina
Phân bộ Sarcoptiformes
Họ Psoroptidae
Giống Otodectes
Loài Otodectes cynotis
( nguồn: Lê Hữu Khương, 2007)
2.3.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Otodectes cynotis còn gọi là Otodectes có kích thước 0,45 mm, thân hình bầu
dục. Thân hình mảnh từ đầu đến cuối gồm có bốn đôi chân và không có anten.
Con đực có giác bàn chân ở cả bốn đôi chân, đôi chân thứ 4 nhỏ hơn con cái.

Con cái có giác bàn chân ở đôi 1 và 2.
2.3.3.3 Vòng đời
Toàn bộ quá trình phát triển của ghẻ Otodectes xảy ra ở trên cơ thể vật chủ,
con trưởng thành ký sinh ở tai chó nên gọi là ghẻ tai. Otodectes cynotis phát triển
qua bốn giai đoạn: trứng → larva → lymph → trưởng thành. Chu kỳ mất khoảng 21
ngày.
2.3.3.4 Triệu chứng và bệnh tích
Thường có các biểu hiện sau: chó thường lắc đầu và gãi tai, quay vòng tròn,
bệnh tích thường thấy là viêm tai ngoài và loét. Ngoài ra, da tai ngoài của chó có
những mẩn đỏ gây tổn thương và tạo mủ có mùi hôi khó chịu.

11 
 


 

2.3.3.5 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích
Lấy dịch thành ống tai xem dưới kính hiển vi
2.3.4 Ve
2.3.4.1 Phân loại
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999).
Ngành Arthopda
Lớp Arachnida
Bộ Acarina
Phân bộ Ixodoidae
Ve thuộc lớp hình nhện, ve ký sinh trên chó thuộc hai họ ve mềm (Argasidae)
và ve cứng (Ixodidae). Ve cứng trên chó thường thuộc các giống Isodes, Boophilus,
Rhipicephalus, Dermacentor, Amplyomma. Ve mềm ký sinh trên chó là giống

Otobius (Yakstis, 1998).
2.3.4.2 Đặc điểm cấu tạo hình thái
Phần đầu, ngực: hai palpe nằm ở bên cạnh bao kìm. Mỗi palpe có 3 đến 5 đốt,
trên palpe có những lông tơ.
Hypostome ( tấm dưới miệng ) nằm ở mặt bụng.
Phần thân hay còn gọi là phần bụng: không phân đốt, có mang 4 đôi chân, trên
thân có phủ nhiều lông tơ, có mang mắt đơn, có mang rãnh sinh dục (genital
groove), lỗ sinh dục (gemital aperture), lỗ hậu môn (anus), rãnh hậu môn (anal
groove), có hai tấm lưng (scutum), tấm cạnh hậu môn (anal plate). Sau đôi chân thứ
3 hoặc thứ 4 có 2 tấm thở, trong có lỗ thở.
Phần chân: có 4 đôi chân, mỗi đôi chân thường có 6 đốt. Giai đoạn nhộng và
trưởng thành thì có 4 đôi chân nhưng giai đoạn larva chỉ có 3 đôi chân.
Cấu tạo họ ve mềm ( Argasidae):
Capitulum không nhô ra khỏi phần thân mà nằm khuất dưới mặt bụng nên khi
nhìn mặt lưng không thấy. Giai đoạn larva, capitulum nhô ra khỏi phần thân, ve

12 
 


 

không có scutum, stigmate (tấm thở) hình lưỡi liềm. Không có rua (festoon) ở cuối
thân.
Cấu tạo họ ve cứng (Ixodidae):
Capitulum nhô ra khỏi phần thân, nhìn mặt lưng vẫn có thể thấy được, có mai
lưng, có mắt đơn, tấm thở thường hình tròn, bầu dục hoặc dấu phẩy.
2.3.4.3 Vòng đời của ve
Đều trải qua các giai đoạn biến đổi và lột xác : trứng → Larva → Nymph →
trưởng thành. Tất cả các giai đoạn đều hút máu. Ve cái và ve đực ký sinh ở ký chủ

và giao cấu. Ve cái sau khi giao cấu sẽ rời khỏi ký chủ tìm nơi đẻ trứng. Giai đoạn
trứng kéo dài 20 – 50 ngày, ấu trùng sẽ tìm mồi để hút máu, khi hút máu no, ấu
trùng lột xác cho ra thiếu trùng (2 – 8 tuần), thiếu trùng phát triển giống như ấu
trùng. Sau khi hút máu thiếu trùng lột xác thành con trưởng thành (1 – 3 tháng).
Ve ký sinh và phát triển chia làm 3 loại: 3 vật chủ, 2 vật chủ, 1 vật chủ.
2.3.4.4 Triệu chứng và bệnh tích
Khi ký sinh trên cơ thể, ve sẽ gây ra những vết cắn trên da, làm chó đau, da
sưng phồng lên. Da bị kích thích gây ngứa, khó chịu, kém ăn, mất ngủ. Những vết
thương trên da do chà xát sẽ dễ mẫn cảm với Streptococcus, Staphylococcus.
Tác hại của ve: hút máu làm thú gầu yếu, chậm lớn, ngứa, vết thương dễ sinh
ung nhọt, thú khó chịu, bỏ ăn và cắn xé.
Ve truyền các bệnh: Babesiosis và các bệnh truyền nhiễm (Lê Hữu Khương,
2007).
2.3.5 Rận
2.3.5.1 Phân loại
Ngành Arthropda
Lớp Insecta
Bộ Phthiraptera
Bộ rận chia làm hai phân bộ:
Phân bộ rận hút máu (Anoplura) có loài Linognathus setosus.

13 
 


 

Phân bộ rận ăn lông (Mallophaga) có hai loài Trichodetes canis và
Heterodoxus spiniger.
Họ Ischnocera

Giống Trichodetes
Loài Trichodetes canis
Rận hút máu: kích thước 2 – 6 mm. Đầu kéo dài về phía trước, có 2 anten ở
phía đầu, mỗi anten có 5 đốt. Mắt nhỏ hoặc không có. Ngực gồm 3 đốt thường lớn
hơn đầu. Thận hơi tròn. Có 3 đôi chân, đôi thứ nhất nhỏ nhất và đội thứ ba lớn nhất.
Rận ký sinh ở tất cả gia súc trừ mèo và chim.
2.3.5.2 Vòng đời
Con cái sau khi giao hợp 1 – 2 ngày sẽ đẻ trứng, 7 – 8 ngày trứng nở thành
nymth, lột xác 3 lần trong khoảng 8 – 12 ngày thành con trưởng thành. Con trưởng
thành sống khoảng 30 – 40 ngày. Tất cả giai đoạn đều sống trên vật chủ.
2.3.5.3 Triệu chứng và bệnh tích
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999), vết cắn của rận gây viêm
biểu bì, viêm nang lông.
Tác hại của rận: viêm bao lông, làm rụng lông, ngứa, chậm lớn, thiếu máu và
là vật trung gian truyền bệnh (Lê Hữu Khương, 2007).
2.3.6 Bọ chét
2.3.6.1 Phân loại
Ngành Arthropoda
Lớp Insecta
Bộ Siphonaptera
Họ Pulicidae
Giống Ctenocephalides (Lê Hữu Khương, 2007)
2.3.6.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Dài khoảng 1,5 – 4 mm, có khi 0,8mm. Mắt kép lớn, có khi mắt đơn hoặc
không có mắt. Đầu nhỏ tròn hay gãy góc. Có 2 anten, mỗi anten có 3 đốt. Ngực
gồm 3 đốt mang 3 đôi chân, đôi chân thứ 3 phát triển rất to và khỏe do đó chúng có

14 
 



 

thể nhảy rất xa. Các khớp có chất arthopodine có tính co giãn và dẻo, không có
cánh. Chân có nhiều lược hướng về phía sau.
2.3.6.3 Vòng đời
Gồm 4 giai đoạn: trứng → larva → pupa → trưởng thành. Bọ chét cái đẻ
khoảng 400 – 800 trứng. Sau 2 – 16 ngày trứng nở thành larva tùy thuộc điều kiện
môi trường. Có 3 giai đoạn larva. Mỗi giai đoạn kéo dài 2 – 6 ngày. Larva tạo kén
bao bọc tạo thành nhộng rồi thành bọ chét trưởng thành. Vòng đời bọ chét khoảng
25 ngày.
2.3.6.4 Triệu chứng và bệnh tích
Bọ chét bám vào cơ thể chó nhất là những chỗ da mỏng: nách, háng, bẹn, tai,
mí mắt...đặc biệt ở những chỗ lông rậm rạp của lưng và cổ.
Tác hại: khi hút máu bọ chét gây ngứa, viêm da và rụng lông làm cho vật luôn
cào gãi. Bọ chét còn là vật trung gian truyền các bệnh như Dipylinum caninum,
Rickkettsia moseri (Lê Hữu Khương, 2007).
2.3.7 Phòng trừ ve, rận, bọ chét trên chó
Muốn phòng trừ ve, rận, bọ chét có hiệu quả cần nắm được đặc tính sinh thái,
sinh học, sự phân bố của ve, rận, bọ chét. Khi thực hiện phòng trừ ve, rận, bọ chét
phải thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp (Lê Hữu Khương, 2007).
Biện pháp cơ học: dùng nhíp kẹp bắt ve trên chó. Có thể dùng dầu hỏa thoa lên
những chỗ có ve để bịt lỗ thở của ve, làm ve nhả chelicera giúp dễ bắt hơn.
Biện pháp hóa học: frontline xịt toàn thân, cách nhau 4 – 6 tuần.
Có thể làm vòng tẩm amitraz đeo cổ cho chó để phòng ngoại ký sinh trùng.
Ivermectin phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh do tăng phóng thích
GABA làm tê liệt ngoại ký sinh trùng, dunh dịch Ivermectin 1 %, 1 ml/ 25kg thể
trọng, tiêm dưới da.
2.3.8 Nấm da
2.3.8.1 Phân loại

Ngành Ascomycota
Lớp Ascomycetes

15 
 


×