Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Chuyên đề hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 74 trang )


1

ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH








TÊN ĐỀ TÀI

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng
Ngành …………………………









GVHD:
SVTH:
MSSV: …



TP.HCM, 2010
Trang phụ bìa

2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong
khóa luận được thực hiện tại cơ sở X, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 200…
Tác giả
(ký tên)









































3
MẪU « NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP »

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………
MSSV : …………………………………………………………
Khoá : ……………………………………………………




























Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Hùynh Minh Tuấn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Hoàn cảnh nghiên cứu đề tài 1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục đề tài 3
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ VÀ NGHIỆP VỤ
NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
1.1. Khái niệm và đặc điểm ngân hàng đại lý 4
1.2. Các loại tài khoản sử dụng trong hoạt động ngân hàng đại lý 6
1.2.1. Tài khoản Nostro 6
1.2.2. Tài khoản Vostro (tài khoản Loro) 6
1.3. Phƣơng thức thông tin liên lạc của ngân hàng đại lý 7
1.3.1. CHIPS - Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ 7
1.3.2. CHAPS - Hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Anh 7
1.3.3. BOJNET - Trung tâm thanh toán bù trừ JPY tại Tokyo của NHTW Nhật 8
1.3.4. SWIFT – Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu 9
1.3.4.1. Giới thiệu chung về SWIFT 9
1.3.4.2. Các quy định chuẩn hóa của SWIFT 11
1.4. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý 13
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Hùynh Minh Tuấn

1.4.1. Thanh toán bù trừ 14
1.4.2. Tín dụng quốc tế 14
1.4.2.1. Cho vay các ngân hàng thƣơng mại 14
1.4.2.2. Cho vay hợp vốn 14
1.4.3. Tài trợ ngoại thƣơng 15
1.4.3.1. Tài trợ xuất khẩu 15
1.4.3.2. Tài trợ nhập khẩu 16
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng đại lý 16
1.5.1. Hành lang pháp lý 16
1.5.2. Công nghệ 17
1.5.3. Nguồn nhân lực 18
1.5.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý 18
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 20
2.2. Hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam 24
2.2.1. Mạng lưới ngân hàng đại lý của một số NHTMCP 24
2.2.2. Các nghiệp vụ thực hiện 26
2.2.2.1. Chuyển tiền kiều hối 26
2.2.2.2. Thanh toán xuất nhập khẩu 27
2.2.2.3. Cho vay hợp vốn 28

Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Hùynh Minh Tuấn
2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng đại lý 30
2.3.1. Hành lang pháp lý 30
2.3.2. Công nghệ 32
2.3.3. Nguồn nhân lực 35
2.3.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý 35

2.4. Ứng dụng mô hình SWOT trong phân tích hoạt động đại lý của các NHTM Việt
Nam 36
2.4.1. Ƣu điểm 36
2.4.2. Nhƣợc điểm 40
2.4.3. Thời cơ 42
2.4.4. Trở ngại 46
2.5. Định hƣớng phát triển quan hệ đại lý trong tƣơng lai 46
2.6. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng đại lý của các NHTM
Việt Nam
48
2.6.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý và các quy định của Pháp luật về hoạt động
NHĐL 48
2.6.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm 49
2.6.3. Phát triển hệ thống CNTT trong hoạt động quản lý ngân hàng 50
2.6.4. Hoàn thiện kỹ năng và nâng cao nghiệp vụ ngân hàng đại lý cho nhân viên 52
2.6.5. Quản lý và sử dụng hiệu quả các tài khoản Nostro 53

Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Hùynh Minh Tuấn
2.7. Giải pháp mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng đại lý 54
2.7.1. Tăng cƣờng hoạt động ngoại giao với mạng lƣới ngân hàng đại lý 54
2.7.2. Xây dựng chiến lƣợc marketing hiệu quả cho mục tiêu phát triển quan hệ đại lý dài
hạn 55
2.7.3 Tham gia vào các mạng lƣới thanh toán quốc tế 56
2.8. Bài học kinh nghiệm của các nƣớc 58
2.8.1. Bài học từ Trung Quốc 58
2.8.2. Bài học từ Hàn Quốc 59
2.9. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam 60
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

KẾT LUẬN
















Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO đã mang lại
cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển mới.
Quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực không ngừng đƣợc đẩy mạnh, đặc biệt
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng là một ngành nhạy cảm nhƣng rất quan trọng.
Chính vì vậy, các giao dịch quốc tế luôn là đối tƣợng không chỉ các nhà đầu tƣ quan
tâm mà còn đƣợc các ngân hàng đặc biệt chú trọng. Hệ thống ngân hàng địa phƣơng

và thế giới phát triển đã góp phần đẩy mạnh các giao dịch không bằng tiền mặt
thông qua ngân hàng nhằm cắt giảm tối đa các khoản phí hoa hồng và chi phí về
thời gian. Xét trong bối cảnh đó, một ngân hàng không thể đứng ngoài xu hƣớng
chung của thời đại là cùng liên minh và hợp tác. Sự hợp tác mang lại những cơ hội
giao lƣu, học hỏi và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Cùng với định
hƣớng phát triển xuất khẩu và hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống tài chính
toàn cầu, các ngân hàng Việt Nam cũng đang không ngừng hợp tác và liên kết với
các tổ chức nƣớc ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ các chính sách
của Chính Phủ. Một hình thức hợp tác phổ biến hiện nay của các ngân hàng Việt
Nam là việc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với đối tác là các ngân hàng nƣớc
ngoài. Quan hệ đại lý tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện
đại và tạo điều kiện để các ngân hàng Việt Nam mở rộng thị trƣờng. Chính vì vậy,
việc xây dựng và thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng trong và ngoài nƣớc
đang trở thành định hƣớng phát triển của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Khóa
luận tốt nghiệp ra đời trong hoàn cảnh đó với hy vọng làm rõ tầm quan trọng của
việc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng đối tác nói chung và đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển mạng lƣới ngân hàng đại lý cho các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam.
2. Hoàn cảnh nghiên cứu đề tài
Khóa luận thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế mở đang hội nhập trong giai
đoạn Việt Nam đang tiếp tục thực hiện những cam kết theo lộ trình của WTO và
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
2
nền kinh tế đang hồi phục sau những tác động của cuộc khủng hoảng cuối năm
2007 đầu năm 2008. Đồng thời, trong thời gian thực tập, tác giả nhận thấy nhu cầu
chuyển tiền thanh toán ra nƣớc ngoài của ngƣời dân là rất cao và các ngân hàng vì
muốn giữ chân khách hàng nên đã có sự tập trung về vấn đề thiết lập quan hệ ngân
hàng đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài. Chính vì vậy tác giả mong muốn nội
dung khóa luận sẽ mang tính khả thi và có thể áp dụng trong thời gian sắp tới nhằm

phát triển mạng lƣới đại lý của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập trung làm rõ các lý luận về nghiệp vụ ngân hàng đại lý và việc
xây dựng quan hệ đại lý giữa các ngân hàng trên cơ sở phân tích ƣu nhƣợc điểm,
thực trạng hiện nay của các ngân hàng Việt Nam có tham chiếu với sự phát triển
chung của hoạt động đại lý từ các ngân hàng nƣớc ngoài. Với mục tiêu này, khóa
luận đƣa ra các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm ngân hàng đại lý, các nghiệp vụ liên quan và việc thiết
lập quan hệ đại lý với các ngân hàng đối tác.
- Tìm hiểu thực tiễn phát triển quan hệ đại lý của hệ thống ngân hàng Việt
Nam hiện nay để phân tích những lợi thế và khó khăn mà các ngân hàng đang gặp
- Đề ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển và củng cố quan hệ đại
lý với các ngân hàng đối tác trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập cùng kinh tế
thế giới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về hoạt động ngân hàng đại lý – một nhánh của lĩnh
vực quan hệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Đối tƣợng chủ yếu là tình hình thiết
lập quan hệ đại lý của các ngân hàng thƣơng mại và các chiến lƣợc giúp ngân hàng
nhanh chóng đẩy mạnh liên kết với các ngân hàng đối tác khác. Phạm vi nghiên cứu
của đề tài đƣợc xác định là lĩnh vực ngân hàng quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế
hội nhập, đặc biệt là Việt Nam sau gia nhập WTO.


Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam
SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích đối với các tƣ liệu, khái quát thành các
bảng và biểu đồ kết hợp dùng mô hình SWOT trong phân tích ƣu, nhƣợc điểm về
hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

6. Bố cục đề tài:
Đề tài chia thành 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Lý luận chung về ngân hàng đại lý và nghiệp vụ ngân hàng đại lý
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển quan hệ đại lý của ngân hàng Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm phát triển quan hệ đại lý cho các ngân hàng Việt
Nam

























Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
4
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ VÀ
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ
1.1. Khái niệm và đặc điểm ngân hàng đại lý
Một ngân hàng đại lý (ngân hàng đóng vai trò ngân hàng đại lý) là một ngân
hàng địa phương tại một nơi nào đó cung cấp dịch vụ cho ngân hàng khác [12].
Nhƣ vậy: Ngân hàng đại lý là ngân hàng đóng vai trò đại lý cho một ngân
hàng khác ở nƣớc ngoài và thay mặt cho ngân hàng này thực hiện một số dịch vụ
ngân hàng nhƣ đã thỏa thuận. Ngân hàng đại lý giữ chức năng cung cấp các dịch vụ
ngân hàng cho các khách hàng mà nó nhận làm đại lý.
Một ngân hàng có thể đóng vai trò ngân hàng đại lý cho nhiều ngân hàng,
hoặc có thể có nhiều đại lý tại các ngân hàng khác. Các giao dịch thanh toán quốc tế
đƣợc thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản qua ngân hàng, bù trừ lẫn nhau trên các
tài khoản mở tại các ngân hàng.
Ngân hàng đại lý có các đặc điểm sau:
- Khách hàng của ngân hàng đại lý là các ngân hàng thƣơng mại hoặc các
định chế tài chính trung gian. Mối quan hệ giữa ngân hàng thƣơng mai và các ngân
hàng đại lý của mình là quan hệ đối tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Thông qua
một thỏa ƣớc ngân hàng đã ký kết có quy định rõ về các trách nhiệm và quyền hạn,
ngân hàng đại lý sẽ tiến hành cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu. Đối tƣợng phục vụ
của ngân hàng đại lý là khách hàng của các ngân hàng thƣơng mại mà nó có quan
hệ đại lý. Quan hệ đại lý giúp giảm thiểu chi phí hoa hồng và chi phí với thời gian,
chính vì vậy khách hàng khi giao dịch với các ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau
sẽ nhận đƣợc nhiều quyền lợi và ƣu đãi.
- Nghiệp vụ ngân hàng đại lý đƣợc xem là một trong các giao dịch bán
buôn của các ngân hàng thƣơng mại. Phần lớn các nghiệp vụ đại lý sẽ đƣợc thực
hiện thông qua mạng truyền thông SWIFT với phƣơng thức bù trừ tài khoản. Do

vậy, xét về tổng thể, nghiệp vụ ngân hàng đại lý giải quyết phần nào các giao dịch
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
5
bán buôn giữa các ngân hàng thƣơng mại với nhau nhằm giảm bớt áp lực tiền mặt
và củng cố quan hệ đối tác giữa các ngân hàng.
- Nghiệp vụ ngân hàng đại lý hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh khác
nhƣ thanh toán, tín dụng, đầu tƣ, bảo lãnh…Giao thƣơng quốc tế phát triển đặt ra
nhu cầu thanh toán rất cao cho các bên đối tác. Bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng
có tính đến yếu tố xuyên biên đều kết thúc bằng việc chuyển giao và chu chuyển
luồng tiền giữa hai ngân hàng. Chính vì vậy, một khi hai ngân hàng có quan hệ đại
lý với nhau, nghiệp vụ ngân hàng đại lý sẽ giúp đơn giản hóa cũng nhƣ hỗ trợ rất
nhiều cho các dịch vụ khác mà ngân hàng đang khai thác.
- Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là một trong những công cụ hữu hiệu trong
việc nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Hệ thống tài chính toàn cầu phát triển
buộc các ngân hàng phải liên kết với nhau - một mặt để mở rộng thị trƣờng và đối
tƣợng khách hàng, mặt khác nhằm nâng cao tính cạnh tranh dựa trên mối quan hệ
đại lý đã mở với những ngân hàng khác có uy tín. Thay cho việc phải mở một chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài sẽ vấp phải rào cản pháp lý và những quy định của
nƣớc sở tại, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc xem là một
trong những phƣơng thức đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp khi một ngân hàng có ý
định thâm nhập thị trƣờng mới. Chính vì vậy, phân phối dịch vụ thông qua ngân
hàng đại lý thƣờng áp dụng đối với những ngân hàng chƣa có chi nhánh. Do đó,
ngân hàng thƣờng thông qua một ngân hàng có trụ sở tại địa điểm kinh doanh làm
đại lý về một nghiệp vụ nào đó và ngân hàng đại lý đƣợc hƣởng hoa hồng nhƣ đại
lý thanh toán, đại lý chuyển tiền, sec du lịch. Đây là một trong các loại kênh phân
phối có xu thế phát triển cùng với xu thế toàn cầu hóa thị trƣờng tài chính quốc tế.
Đồng thời, đây cũng là bƣớc đệm để ngân hàng thăm dò và tìm hiểu văn hóa địa
phƣơng cũng nhƣ các quy định pháp lý trƣớc khi chính thức thâm nhập thị trƣờng

ngoài nƣớc.



Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
6
1.2. Các loại tài khoản sử dụng trong hoạt động ngân hàng đại lý
1.2.1. Tài khoản Nostro
Tài khoản Nostro (Nostro theo tiếng Latin là "của chúng tôi") là tài khoản
tiền gửi không kỳ hạn "của chúng tôi" mở tại ngân hàng đại lý (chúng tôi là chủ tài
khoản, còn ngân hàng đại lý là ngƣời giữ tài khoản cho chúng tôi) [13].
Tài khoản Nostro có số dƣ bằng ngoại tệ nên sẽ linh hoạt trong việc thanh
toán do không phải mất thời gian và chi phí để chuyển đổi đồng tiền.
Trên phƣơng diện Việt Nam, tài khoản Nostro là tài khoản tiền gửi giao dịch
vốn của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam mở và duy trì tại các ngân hàng nƣớc
ngoài.
1.2.2. Tài khoản Vostro (tài khoản Loro)
Tài khoản Vostro (hay còn gọi là tài khoản Loro – theo tiếng Latin là "của
các bạn") là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn "của quý vị" mở tại ngân hàng chúng
tôi (quý vị là chủ tài khoản, ngân hàng chúng tôi là ngƣời giữ tài khoản cho quý vị).
Tài khoản Vostro có số dƣ bằng nội tệ [13].
Trên thực tế, thuật ngữ Nostro và Vostro thƣờng dễ gây nhầm lẫn và thƣờng
gọi chung là tài khoản Nostro khi muốn nói về tài khoản một ngân hàng khác mở tại
ngân hàng đang xem xét.
Tài khoản Nostro hay tài khoản Vostro có thể đƣợc duy trì bằng một ngoại tệ
tự do chuyển đổi đƣợc sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Điều này là phổ
biến đối với các nƣớc có đồng tiền chƣa đƣợc tự do chuyển đổi phải dùng ngoại tệ
mạnh trong thanh toán quốc tế.

Nếu tiền đƣợc chuyển từ Việt Nam cho nƣớc ngoài thì:
- Trƣờng hợp tiền chuyển là ngoại tệ, tài khoản Nostro sẽ đƣợc sử dụng
bằng cách ghi nợ tài khoản Nostro.
- Trƣờng hợp tiền chuyển là nội tệ, tài khoản Vostro sẽ đƣợc sử dụng bằng
cách ghi có tài khoản Vostro.
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
7
1.3. Phƣơng thức thông tin liên lạc của ngân hàng đại lý
Trong hoạt động ngân hàng quốc tế, mỗi quốc gia sẽ có một nền tảng công
nghệ riêng để phục vụ cho hoạt động thanh toán của mình. Nền tảng công nghệ nếu
quy chuẩn và hiệu quả sẽ trở thành những hệ thống thanh toán chung đƣợc mọi
ngƣời chấp nhận. Một số hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại một số quốc
gia lớn nhƣ sau [11]:
1.3.1. CHIPS - Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ
Là hệ thống thanh toán chuyển tiền qua hệ thống máy tính giữa các ngân
hàng của CHIPCo. (The Clearing House Interbank Payment Company), một công ty
thành lập bởi hiệp hội thanh toán bù trừ NewYork và các Ngân hàng thành viên
tham gia hiệp hội này.
CHIPS là một hệ thống thanh toán mạng lƣới đa phƣơng, ghép lệnh liên tục
và tức thời nghĩa là các lệnh thanh toán nhận đƣợc trong giờ làm việc của CHIPS
(từ 12:30 A.M. đến 5:00 P.M., giờ NewYork) sẽ đƣợc xử lý và thực hiện ghi có gần
nhƣ ngay lập tức cho Ngân hàng hƣởng lợi.
Để thực hiện thanh toán thông qua CHIPS, ngân hàng đƣợc ghi có phải có
mã CHIPS. Các ngân hàng thành viên của CHIPS tại Mỹ có mã CHIPS Participant
(CHIPS ABA) gồm 4 chữ số. Các ngân hàng ngoài nƣớc Mỹ có tài khoản tại một
ngân hàng thành viên của CHIPS tại Mỹ hoặc các chi nhánh, phòng ban của ngân
hàng thành viên CHIPS tại Mỹ nhƣng có tài khoản độc lập sẽ có CHIPS UID
(CHIPS Universal Identifier). Mỗi ngân hàng, chi nhánh, phòng ban có tài khoản

độc lập chỉ có một số CHIPS duy nhất, khi nhận đƣợc điện thanh toán chuẩn có số
CHIPS này, hệ thống CHIPS sẽ xử lý tự động và tự động ghi có vào tài khoản đó.
Hệ thống thanh toán bù trừ CHIPS là hệ thống thanh toán đồng USD lớn nhất hiện
nay, thực hiện 90% các khoản thanh toán bằng đồng USD trên toàn thế giới.
1.3.2. CHAPS - Hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Anh
CHAPS là một hình thức thanh toán đƣợc đƣa ra bởi một số chi nhánh ngân
hàng hối đoái (các ngân hàng thanh toán của Anh Quốc) vào năm 1984. Đây là một
hình thức thanh toán liên ngân hàng trực tuyến áp dụng cho việc chuyển khoản
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
8
những khoản tiền có giá trị lớn và đƣợc bảo đảm nội trong một ngày. Trƣớc năm
1984, những hình thức thanh toán kiểu nhƣ này thƣờng đƣợc thực hiện bởi việc các
đại diện ngân hàng trực tiếp đi đến các ngân hàng khác nhau trong thành phố
London để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, trƣớc sự tăng khá nhanh của lƣợng tiền
và số lần giao dịch, ngƣời ta nhận thấy rằng cần phải có một hệ thống thanh toán
phù hợp hơn.
Các ngân hàng và các công ty muốn tham gia CHAPS phải trở thành thành
viên của các ngân hàng thanh toán. Điều này cho phép họ kết nối hệ thống máy tính
của doanh nghiệp với hệ thống CHAPS của ngân hàng dƣới hình thức gói phần
mềm Gateway và Dịch vụ PSS.
Lƣợng giao dịch thông qua CHAPS đã tăng lên rõ rệt kể từ khi hình thức này
đƣợc giới thiệu. Số tiền tối đã cho mỗi lần giao dịch là không hạn chế và số tiền tối
thiểu hiện nay là 5000 USD. Trung bình mỗi ngày có khoảng 16000 giao dịch đƣợc
thực hiện với tổng giá trị khoảng 50 tỷ USD.
Mỗi ngân hàng thanh toán có một hệ thống máy tính TANDEM chuyên theo
dõi thông tin về các lần giao dịch. Thông số của các lần thanh toán sẽ đƣợc thẩm
định và sau đó mã hóa và chuyển đến ngân hàng có liên quan thông qua hệ thống
cổng thông tin và điện thoại. Ngân hàng tiếp nhận sẽ giải mã để có thông tin về các

khoản thu này. Ngân hàng thanh toán tiền cũng có thể gửi kèm một “Thƣ tham vấn”
để xác minh rõ về khoản phải tiền chi trả này. Ngân hàng thông báo sau đó sẽ gọi
điện cho ngƣời hƣởng lợi và thông báo rằng tiền của họ đã đƣợc gửi đến. Ngƣời thụ
hƣởng cũng có thể theo dõi xem tiền đã đến nơi chƣa thông qua hệ thống máy tính
riêng của họ có kết nối với ngân hàng.
1.3.3. BOJNET - Trung tâm thanh toán bù trừ JPY tại Tokyo của NHTW
Nhật
BOJ-NET là một hệ thống thanh toán điện tử do ngân hàng trung ƣơng Nhật
Bản BOJ vận hành. Mục tiêu thiết kế của hệ thống này là: bảo đảm tính an toàn và
ổn định của việc quyết toán; khai thông quy trình quyết toán và tăng cƣờng hiệu quả
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
9
của việc quyết toán; và phục vụ với tƣ cách là cơ sở hạ tầng quyết toán thích hợp
với các chuẩn mực quốc tế.
BOJ-NET bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1988, tới cuối năm 2000, 511
định chế tài chính bao gồm các ngân hàng, các công ty chứng khoán đã tham gia hệ
thống. Trụ sở chính, các chi nhánh và các thành viên của BOJ-NET đƣợc kết nối
với trung tâm máy tính tại Tokyo bằng đƣờng truyền liên lạc viễn thông, thông qua
đó dữ liệu đƣợc gửi tới trung tâm máy tính để xử lý trực tuyến. Về nguyên tắc, các
thành viên truy cập vào BOJ-NET sử dụng các các thiết bị đầu cuối dành riêng của
BOJ-NET, nhƣng một kết nối trực tiếp giữa BOJ-NET và các hệ thống máy tính của
bản thân các thành viên đồng thời cũng sẵn sàng để xử lý khối lƣợng giao dịch lớn.
Để bảo đảm an toàn trong chuyển tiền và giao dịch chứng khoán, thiết bị
chính và các chu trình của BOJ-NET đƣợc nhân bản nhƣ một biện pháp an toàn để
gia tăng sự tin cậy. Ngân hàng trung ƣơng có các phƣơng tiện máy tính dự phòng
cho trung tâm máy tính ở Osaka. Trung tâm máy tính, với sự trợ giúp của chi nhánh
Osaka, quản lý việc vận hành của BOJ-NET để xác định bất kỳ một lỗi hệ thống
nào và tiến hành các biện pháp cần thiết nếu cần khi có vấn đề xảy ra. Ngân hàng

trung ƣơng đồng thời sử dụng mật mã, thẻ ID, và mã hóa dữ liệu để bảo đảm an
toàn cho các thông tin trao đổi qua mạng và ngăn chặn gian lận.
1.3.4. SWIFT – Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
1.3.4.1. Giới thiệu chung về SWIFT
SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc
tế (Society for Worldwide Interbank and Finacial Telecommunication). Đây là một
hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng
tham gia là một cổ đông của SWIFT. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an
ninh và phần mềm giao diện cho các cơ quan chuyên bán buôn tài chính. SWIFT là
nhà cung cấp sự an toàn, dịch vụ chuẩn hóa và phần mềm giao diện cho các quốc
gia và lãnh thổ. Thành viên của SWIFT bao gồm các ngân hàng, nhà môi giới, nhà
quản lý đầu tƣ. Cộng đồng của SWIFT cũng bao gồm các công ty cũng nhƣ cơ sở
hạ tầng ngân hàng trong việc thanh toán, đảm bảo, ngân khố và thƣơng mại.
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
10
Phƣơng châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng, không phải
mục tiêu lợi nhuận. Cho đến thời điểm này SWIFT đã liên kết gần 8100 tổ chức tài
chính trên 207 quốc gia và vùng lãnh thổ. SWIFT hoạt động theo luật pháp của Bỉ
và đƣợc sở hữu bởi các thành viên là các tổ chức tài chính, ngân hàng tham gia vào
nó. Trụ sở chính của SWIFT đặt tại La Hulpe, gần thủ đô Brussels, vƣơng quốc Bỉ
và có văn phòng tại khắp nơi trên thế giới. SWIFT đƣợc thành lập tại Brussels năm
1973 dƣới sự hỗ trợ của 239 ngân hàng của 15 nƣớc và bắt đầu thiết lập các chuẩn
chung cho giao dịch tài chính, chia sẻ hệ thống xử lý dữ liệu và mạng viễn thông
toàn cầu. Năm 1974, SWIFT đƣa ra các thủ tục và quy tắc pháp lý và đến năm
1977, thông điệp đầu tiên đã đƣợc gửi đi trên mạng SWIFT. Lý do sử dụng SWIFT
của các ngân hàng trên thế giới là do SWIFT có các ƣu điểm:
- SWIFT là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng
và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn

- Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý đƣợc số lƣợng lớn
giao dịch
- Chi phí cho một điện giao dịch thấp
- Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới.
Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với
cộng đồng ngân hàng trên thế giới
Tuy nhiên, SWIFT chỉ là một trong các phƣơng tiện truyền tin trong nghiệp
vụ thanh toán quốc tế và bên cạnh đó vẫn phải sử dụng các phƣơng tiện truyền tin
khác nhƣ Telex và thƣ tín. Nhƣ vậy khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi ngân
hàng cần phải có một địa chỉ SWIFT cụ thể hay gọi là BIC (Bank identifier Code).
Thông qua địa chỉ này, các ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch
vụ khác do SWIFT cung cấp.
Trên thực tế, sự phát triển trong kinh doanh của SWIFT là một con số kinh
khủng, một bài toán nhỏ để có thể tính đƣợc doanh thu 1 ngày của SWIFT trung
bình ít nhất là 200 triệu USD (60000 định chế tài chính tham gia * trung bình 10
000 usd/tháng), giá một bức điện SWIFT trung bình là 0.25USD/điện , giá này tùy
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
11
thuộc vào lƣợng điện giao dịch 1 ngày và hệ thống phiên bản ứng dụng SWIFT
đang sử dụng.
Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của
SWIFT có thể nói là bậc nhất trên thế giới, hacker chƣa bào giờ tấn công đƣợc vào
hệ thống này.
1.3.4.2. Các quy định chuẩn hóa của SWIFT
Căn cứ vào Hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, SWIFT bao gồm các quy
chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn ISO 9362-2009 (sửa đổi bổ sung ISO 9362-1994) về cấu trúc
mã SWIFT: là tiêu chuẩn đƣợc Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO xác nhận nhằm

quy định cấu trúc chuẩn của mã SWIFT (hay còn gọi là SWIFT code, SWIFT-BIC,
BIC code, SWIFT ID)
Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các ngân hàng độc lập và loại
11 ký tự dùng cho các chi nhánh, ngoài ra không có loại nào khác.
Loại 8 ký tự:
XXXX XX XX
(Bank-code) (Country-code) (Area-code)

Ví dụ 1: Deutsche Bank là một ngân hàng quốc tế có tổng hành dinh ở thành
phố Frankfurt, nƣớc Đức. Mã SWIFT cho chi nhánh chính của ngân hàng này là:
DEUT DE FF
Giải thích:
- DEUT nhận diện Deutsche Bank
- DE là mã nhận diện nƣớc Đức, Deutschland trong tiếng Đức
- FF là mã nhận diện thành phố Frankfurt
Ví dụ 2: Mã SWIFT của ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank)
ở Hà Nội:
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
12
BFTV VN VX
Giải thích:
- BFTV nhận diện Bank for Foreign Trade of Vietnam
- VN là mã nhận diện nƣớc Việt Nam
- VX là mã nhận diện bất cứ thành phố nào ở Việt Nam
Loại 11 ký tự: là địa chỉ SWIFT thƣờng đƣợc dành cho các chi nhánh, giống
loại 8 ký tự nhƣng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt các chi nhánh.
XXXX XX XX XXX
Bank Country Area Branch

Ví dụ:
VIETCOMBANK CAN THO - Swift code: BFTV VN VX 011
VIETCOMBANK DA NANG - Swift code: BFTV VN VX 004
- Tiêu chuẩn ISO 15022-1999 về cấu trúc mẫu điện (thay thế cho tiêu chuẩn
ISO 7775)
Các thành viên trao đổi thông tin hoặc thực hiện chuyển tiền cho nhau dƣới
dạng các SWIFT message là các bức điện đƣợc chuẩn hóa dƣới dạng các trƣờng dữ
liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch.
Tất cả các mẫu điện đƣợc phân chia thành 10 nhóm điện, mỗi nhóm điện
đƣợc sử dụng cho một phƣơng thức TTQT hoặc một loại giao dịch ngân hàng quốc
tế.

Ví dụ:
Nhóm 3 sử dụng cho mua bán ngoại tệ
Nhóm 7 sử dụng cho thƣ tín dụng và bảo lãnh
Nhóm 1 sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
13
Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trƣờng
hợp khác nhau
Ví dụ: Các bức điện nhóm 7 dùng để phát hành thƣ tín dụng dùng mẫu điện
700 và 701
Cấu trúc của mẫu điện SWIFT gồm 3 phần:
Phần đầu điện (header) chứa các thông tin sau:
1. Loại điện giao dịch
2. Ngân hàng gửi và ngân hàng nhận điện
3. Giờ gửi và giờ nhận điện
4. Xác nhận tình trạng điện

5. Tham chiếu điện gửi và điện nhận.
Phần nội dung điện (Text) : phần này chứa đựng nội dung giao dịch, nó bao
gồm các trƣờng với các khuôn dạng và các tiêu chuẩn đƣợc quy định bởi tổ chức
SWIFT.
Phần kiểm tra khóa SWIFT: phần này chỉ ra kết quả kiểm tra mã SWIFT
tại sở giao dịch và ngân hàng đại lý.
- Tiêu chuẩn ISO 20022-1:2004 và ISO 20022-2:2007 quy định về các
mẫu điện và quy trình giao dịch trong giao dịch tài chính toàn cầu.
- Tiêu chuẩn ISO 13616-2003 quy định về mã tài khoản ngân hàng trong
giao dịch thanh toán quốc tế nhằm tránh những rủi ro trong quá trình sao chép và
truyền dữ liệu.
- Tiêu chuẩn ISO 10383-2003 quy định về mã nhận diện thị trƣờng và các
giao dịch ngoại hối.
1.4. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý
Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là nghiệp vụ liên quan đến việc xử lý các giao
dịch phát sinh giữa hai ngân hàng có thiết lập quan hệ đại lý hoặc giữa ngân hàng
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
14
với khách hàng của ngân hàng đại lý đối tác. Một số nghiệp vụ ngân hàng đại lý cơ
bản [11] nhƣ sau:
1.4.1. Thanh toán bù trừ
Thanh toán bù trừ trong hoạt động ngân hàng đại lý là việc chỉ thanh toán
phần chênh lệch giữa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng cặp tiền tệ
hoặc của một loại tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh
toán giữa ngân hàng với ngân hàng đại lý.
Tiền tệ đƣợc sử dụng trong thanh toán bù trừ là đồng tiền clearing tức
là đồng tiền không đƣợc chuyển đổi ra bất kỳ đồng tiền nào khác, không đƣợc
chuyển khoản sang các tài khoản khác, bên nào dƣ nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự

do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau. Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên,
tiền tệ clearing có thể đƣợc lựa chọn là tiền tệ của một trong hai nƣớc của hai bên
hoặc tiền tệ của nƣớc thứ ba. Với phƣơng thức thanh toán này có thể qui định cả hai
bên phải mở tài khoản hoặc chỉ cần một bên mở tài khoản.
1.4.2. Tín dụng quốc tế
1.4.2.1. Cho vay các ngân hàng thƣơng mại
Quan hệ đại lý giúp các ngân hàng phá vỡ khoảng cách địa lý. Trong trƣờng
hợp một ngân hàng thiếu hụt ngoại tệ trên tài khoản Nostro tại ngân hàng đại lý
nƣớc ngoài, ngân hàng đại lý này có thể xem xét và cho ngân hàng đối tác vay toàn
bộ hoặc vay hỗ trợ một phần lƣợng ngoại tệ cần thiết thanh toán.
1.4.2.2. Cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn (hay còn gọi là đồng tài trợ) là hình thức cho vay do một
nhóm các tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay
và trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để
thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tham gia thƣờng là các ngân hàng thƣơng mại, công ty bảo hiểm,
ngân hàng đầu tƣ và các tổ chức tài chính khác.
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
15
Trong quan hệ đại lý giữa các ngân hàng, nghiệp vụ cho vay hợp vốn đƣợc
tiến hành trong các trƣờng hợp sau:
- Nhu cầu vốn vay hoặc bảo lãnh của chủ đầu tƣ vƣợt quá giới hạn tối đa
cho phép cho vay của một tổ chức tín dụng.
- Các ngân hàng muốn phân tán rủi ro trong kinh doanh.
- Khả năng nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng đƣợc nhu
cầu vốn của dự án.
Cho vay hợp vốn phần lớn đƣợc sử dụng trong những tổ chức cho vay rất

lớn, việc liên kết với nhau cho phép một tổ chức có thể cung cấp một khoản vay lớn
mà vẫn đảm bảo và kiểm soát đƣợc nguồn tín dụng cho vay và chia sẻ rủi ro giữa
các ngân hàng, bởi vì số tiền đó là của nhiều ngân hàng gộp lại.
1.4.3. Tài trợ ngoại thƣơng
Tín dụng ngân hàng quốc tế thƣờng do các ngân hàng thƣơng mại cung
cấp nhằm tài trợ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tƣ
nƣớc ngoài. Loại hình này đƣợc thực hiện dƣới các hình thức phổ biến sau:
1.4.3.1. Tài trợ xuất khẩu
Bao gồm các dịch vụ cơ bản
- Bao thanh toán quốc tế: Là nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên hợp đồng
xuất khẩu hàng hóa mà khách hàng và con nợ là những doanh nghiệp ở các nƣớc
khác nhau mà ngân hàng của hai bên có quan hệ đại lý. Vai trò của đơn vị bao thanh
toán là thu tiền nợ nƣớc ngoài bằng việc tiếp cận với nhà xuất khẩu tại đất nƣớc của
mình và truy đòi lại nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu.
- Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ: Để đáp ứng
nhu cầu vốn, nhà xuất phẩu sau khi giao hàng có thể thƣơng lƣợng với ngân hàng để
ngân hàng thực hiện chiếu khấu bộ chứng từ hoặc ứng trƣớc tiền trƣớc khi bộ chứng
từ đƣợc thanh toán. Sau đó, ngân hàng sẽ chủ động theo dõi và nhận lại tiền từ ngân
hàng xuất trình – lúc này đóng vai trò là ngân hàng đại lý của ngân hàng đó tại nƣớc
nhà nhập khẩu.
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
16
- Cho vay trên cơ sở chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu: Khi
ngân hàng xử lý bộ chứng từ và gửi đi nhờ thu, ngân hàng sẽ cung cấp một khoản
ứng trƣớc theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận dựa trên các khoản nhờ thu tồn đọng chƣa
nhận đƣợc tiền cho nhà xuất khẩu. Phƣơng thức này tƣơng tự hình thứ chiết khấu bộ
chứng từ theo phƣơng thức tín dụng chứng từ. Đối với loại hình này, vì rủi ro rất
cao nên lãi xuất nợ cũng cao hơn so với các hình thức tài trợ khác, đôi khi ngân

hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có tài sản đảm bảo là chứng từ gửi hàng mang lại
quyền kiểm soát hàng hóa cùng tờ hối phiếu đang trong quá trình nhờ thu.
1.4.3.2. Tài trợ nhập khẩu
Bao gồm các dịch vụ ngân hàng thƣơng mại cho bên nhập khẩu vay bằng
việc ngân hàng chấp nhận trả tiền cho ngƣời xuất khẩu, hoặc bảo lãnh vay vốn nƣớc
ngoài, ký quỹ mở L/C
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng đại lý
Hoạt động ngân hàng đại lý là sự khởi đầu của việc thiết lập quan hệ hợp tác
song phƣơng giữa hai ngân hàng bằng sự trao đổi SWIFT CODE và các hồ sơ pháp
lý cho nhau nhằm mục đích phục vụ các hoạt động thanh toán quốc tế. Một mạng
lƣới ngân hàng đại lý rộng rãi mang lại cho bản thân mỗi ngân hàng nhiều tiện ích
về năng lực thanh toán cũng nhƣ khả năng cạnh tranh. Bên cạnh liên kết với các
ngân hàng địa phƣơng trong nƣớc, hầu hết các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ta hiện
nay đều chú trọng mở rộng quan hệ đại lý với một số ngân hàng nƣớc ngoài có uy
tín. Đây cũng là một bƣớc ngoặt tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế
ngày càng cao. Tuy nhiên, liên kết tài khoản với ngân hàng đại lý buộc các ngân
hàng thƣơng mại hiện nay phải duy trì một số dƣ tối thiểu – điều này phần nào đã
ảnh hƣởng đến tính thanh khoản nhanh của các ngân hàng.
1.5.1. Hành lang pháp lý
Đây chính là khía cạnh ảnh hƣởng nhiều nhất đến hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động đại lý của các ngân hàng nói riêng. Khuôn khổ luật pháp sẽ quy
định những điều kiện, chức năng và giới hạn cho các hoạt động riêng biệt trong lĩnh
vực ngân hàng đại lý. Cơ chế Luật siết chặt hay nới lỏng là tùy thuộc vào mỗi hoàn
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
17
cảnh kinh tế khác nhau tạo ra những điểm thuận lợi, bất lợi và những thời cơ, thách
thức khác nhau cho mỗi ngân hàng. Trên quan điểm của nhà làm luật, những quy
định này nhằm mục tiêu ổn định và cân bằng nền kinh tế; nhƣng trên quan điểm của

các ngân hàng, đây vừa có thể là rào cản, vừa có thể là cơ hội phát triển. Do đó, các
hoạt động ngân hàng – ngành tài chính nhạy cảm – đều phải tuân theo quy định luật
pháp và chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ những thay đổi trong chính sách của Chính phủ.
Thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý đƣợc thực hiện trên cơ sở một Thỏa ước
ngân hàng, gồm các nội dung chủ yếu:
- Các mẫu chữ ký có liên quan, khóa mã Telex, Swift (nếu có)
- Các điều kiện kinh doanh tổng quát: các nghiệp vụ mà các NHĐL có thể
cung cấp cho nhau và cách thực hiện các giao dịch này.
- Các điều khoản và điều kiện khác
- Danh mục ngân hàng đại lý
- Báo cáo thƣờng niên và các văn bản thông tin khác
- Hợp đồng tín dụng (gồm thỏa thuận về hạn mức tín dụng trong thời gian
luân chuyển chứng từ qua bƣu điện, hạn mức tín dụng cho việc xác nhận chứng từ,
đảm bảo cho các hối phiếu đƣợc xác nhận, tỷ lệ ký quỹ, phí thanh toán,…)
1.5.2. Công nghệ
Hoạt động ngân hàng đại lý giải quyết những giao dịch liên hàng giữa hai
hoặc nhiều ngân hàng tại những quốc gia khác nhau nên đòi hỏi một nền tảng công
nghệ tiên tiến và chuẩn xác. Mặt khác, công nghệ cũng chính là kênh truyền tải
thông tin liên lạc giữa các ngân hàng đại lý trong quá trình thực hiện và xử lý giao
dịch. Trình độ công nghệ sẽ quyết định khả năng hội nhập của các ngân hàng Việt
Nam với các ngân hàng đối tác nƣớc ngoài. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ của
các ngân hàng ở các mức độ khác nhau, tạo sự chênh lệch khá cao về trình độ công
nghệ ở một số ngân hàng. Nói đến công nghệ thì phải đảm bảo đƣợc hai vấn đề.
Một là công nghệ phải hiện đại, đảm bảo các yêu cầu quản lý nội bộ, đáp ứng các
giao dịch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản, có khả năng kết nối
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam

SVTH: Huỳnh Minh Tuấn
18
thông suốt với các ngân hàng. Hai là, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên

cơ sở phải quản lý, phòng chống đƣợc rủi ro, bảo mật và an toàn trong hoạt động.
Xác định đúng tầm quan trọng của công nghệ và việc hiện đại hoá công nghệ là một
trong những điều kiện cơ bản để hƣớng tới việc đảm bảo các chuẩn mực quốc tế của
các NHTM Việt nam trong quá trình cạnh tranh và hội nhập. Hiện đại hoá công
nghệ ngân hàng là điều tất yếu phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, phù
hợp với mặt bằng chung về công nghệ của đất nƣớc, đảm bảo xu thế chung của khu
vực và quốc tế. Do đó có thể nói sự phát triển về công nghệ là điều kiện cần đối với
việc mở rộng quan hệ đại lý của các ngân hàng Việt Nam.
1.5.3. Nguồn nhân lực
Yếu tố con ngƣời luôn là vấn đề trung tâm trong mọi chiếc lƣợc quản lý và
phát triển. Bên cạnh sự phát triển công nghệ, vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn
của đội ngũ nhân viên cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân
hàng. Hệ thống ngân hàng đƣợc xem là một “hệ thống băng chuyền” có nhiệm vụ
chuyển tải chính sách tiền tệ đến với thị trƣờng và hiệu quả của chính sách phần lớn
do con ngƣời của ngân hàng tạo ra. Một khi khách hàng bắt đầu cho rằng giao dịch
với con ngƣời trong ngân hàng là yếu tố quan trọng để họ tiếp tục giao dịch với
ngân hàng thì hệ thống ngân hàng và từng ngân hàng cũng sẽ phải nhanh chóng đáp
ứng lại bằng cách nhìn lại và nhìn khác hơn về vấn đề con ngƣời. Xây dựng và có
đƣợc đội ngũ kinh tế ngân hàng sẽ tăng khả năng và chất lƣợng phục vụ khách
hàng, đồng thời sẽ tạo đƣợc vị trí và hình ảnh của ngân hàng qua sự hài lòng của
khách hàng. Chính vì vậy, nếu vấn đề công nghệ là điều kiện cần thì vấn đề con
ngƣời chính là điều kiện đủ cho việc phát triển và mở rộng quan hệ đại lý của các
ngân hàng Việt Nam.
1.5.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý
Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng đại lý thực hiện giao dịch liên hàng –
nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động ngân hàng quốc tế [13] nhƣ sau:
- Là ngân hàng có mạng lƣới rộng khắp trong nƣớc và nƣớc ngoài

×