Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường và công trình đô thị thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 68 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MÔI
TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA
GVHD : TH.S. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
SVTH : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
MSSV : 10014843
LỚP : CDTD12TH
Thanh Hóa, tháng 03 năm 2013
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
LỜI CẢM ƠN
Trước khi thực hiện bài báo cáo này, em xin phép được gửi lời cảm ơn tới
các thầy cô trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – Cơ sở
Thanh Hóa, nhất là các thầy cô khoa Kinh tế đã dạy dỗ em trong thời gian học
tập tại trường.
Hơn hết là lời cảm ơn tới giảng viên thạc sỹ Nguyễn Thị Phương đã
hướng dẫn em trong thời gian thực tập, cô đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em, góp ý
và bổ sung những kiến thức cho chúng em hoàn thành bài báo cáo này.
Cùng với sự nhiệt tình tâm huyết của các cô chú, anh chị tại công ty
TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, nhất là chú Nguyễn
Văn Thái và chị Đào Thị Mai đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp cho em những
số liệu và tài liệu của công ty. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể các
thành viên trong công ty và chúc công ty ngày càng lớn mạnh.
Trong thời gian hoàn thành đề tài này em đã có nhiều sự cố gắng và nổ


lực nhưng không tránh khỏi sự sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ Ban Giám Đốc và Quý Thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang i
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

















Thanh Hoá, ngày tháng năm 2012
Giáo viên
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang ii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ,BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ,BẢNG BIỂU iii
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
MỤC LỤC vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Phạm vi nghiên cứu 2
6. Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH
ĐÔ THỊ THANH HÓA 3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5
1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty 5
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa 6
1.3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 7
1.3.3. Lĩnh vực hoạt động và quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh trong địa bàn
thành phố Thanh Hóa tại công ty 8
Sơ đồ 1.2: Trình tự tổ chức hoạt động của dịch vụ duy trì 9
chăm sóc công viên, cây xanh 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ
CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA 11

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang iii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính 11
2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 13
2.1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 14
2.1.4. Phân tích khái quát báo cáo tài chính 15
2.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ
THANH HÓA 19
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 19
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 20
Biểu đồ 2.2: Tài sản ngắn hạn qua 3 năm 21
Biểu đồ 2.3: Vốn bằng tiền qua 3 năm 22
Biểu đồ 2.4: Các khoản phải thu ngắn hạn qua 3 năm 23
Biểu đồ 2.5: Hàng tồn kho qua 3 năm 24
Biểu đồ 2.6: Tài sản dài hạn qua 3 năm 24
Biểu đồ 2.7: Nợ phải trả qua 3 năm 26
Biểu đồ 2.8: Vốn chủ sở hữu qua 3 năm 26
2.2.2. Phân tích sự biến động của bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 27
Biểu đồ 2.9: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm 27
Biểu đồ 2.10: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm 28
Biểu đồ 2.11: Giá vốn hàng bán qua 3 năm 29
Biểu đồ 2.12: Doanh thu hoạt động tài chính qua 3 năm 30
Biểu đồ 2.13: Chi phí tài chính qua 3 năm 30
Biểu đồ 2.14: Chi phí quản lý kinh doanh qua 3 năm 31
Biểu đồ 2.15: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm 32
Biểu đồ 2.16: Tổng lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 33
Biểu đồ 2.17: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm 34
Biểu đồ 2.18: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm 34

2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty 35
Bảng 2.1: Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và nguồn vốn 36
Bảng 2.2: Tỷ số nợ 37
Bảng 2.3: Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt 38
Bảng 2.5: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 39
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang iv
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Bảng 2.6: Vòng quay hàng tồn kho 42
Bảng 2.7: Vòng quay các khoản phải thu 43
Bảng 2.8: Vòng quay tài sản cố định 46
Bảng 2.9: Vòng quay tổng tài sản 46
Bảng 2.10: Vòng quay vốn chủ sở hữu 48
Bảng 2.11: Tỷ số nợ so với tổng tài sản 49
Bảng 2.12: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 50
Bảng 2.13: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 51
Bảng 2.14: Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản 52
Bảng 2.15: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 53
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH
HÓA 55
3.1. NHẬN XÉT CHUNG 55
3.1.2. Nhận xét chung về công ty 55
3.1.2. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty 55
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY 56
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang v
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BTC: Bộ tài chính
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng
ĐVT: Đơn vị tính
LĐTL: Lao động tiền lương
MT&CTĐT TH: Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa
NCTT: Nhân công trực tiếp
NVL,CCDC: Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
TK: Tài khoản
TSCĐ: Tài sản cố định
UBND: Ủy ban nhân dân
UBTH: Ủy ban Thanh Hóa
XDCB Xây dựng cơ bản
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang vi
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ,BẢNG BIỂU iii
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
MỤC LỤC vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Đối tượng nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Phạm vi nghiên cứu 2
6. Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH
ĐÔ THỊ THANH HÓA 3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5
1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty 5
1.3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 7
1.3.3. Lĩnh vực hoạt động và quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh trong địa bàn
thành phố Thanh Hóa tại công ty 8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ
CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA 11
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính 11
2.1.1.1.Khái niệm về báo cáo tài chính 11
2.1.1.2.Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính 12
2.1.1.3.Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính 12
2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 13
2.1.2.1.Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính 13
2.1.2.2.Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 13
2.1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính 14
2.1.3.1.Tài liệu phân tích 14
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang vii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
2.1.3.2.Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 15
2.1.4. Phân tích khái quát báo cáo tài chính 15

2.1.4.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 15
2.1.4.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh 15
2.1.4.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số 16
2.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ
THANH HÓA 19
2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 19
2.2.1.1.Đánh giá về mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 19
2.2.1.2.Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản 20
2.2.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng nguồn vốn 25
2.2.2. Phân tích sự biến động của bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 27
2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty 35
2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán 35
2.2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty 41
2.2.3.3. Phân tích tìnhhình và khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty 48
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH
HÓA 55
3.1. NHẬN XÉT CHUNG 55
3.1.2. Nhận xét chung về công ty 55
3.1.2. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty 55
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY 56
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang viii
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước

ta cùng sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên
gay gắt hơn. Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn
khi quyết định đầu tư vào một kênh kinh doanh nào đó, và họ mong muốn với sự
đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất. Vậy để làm
được điều này ngoài việc bỏ nguồn vốn ra các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
luôn luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, chiến lược, chính sách đưa
doanh nghiệp đến thành công. Ngoài các chiến lược, chính sách đưa ra các nhà
đầu tư, doanh nghiệp cũng phải xác định và nắm bắt được dòng tiền của mình
lưu chuyển ra sao. Vì vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải có một đội ngũ,
để giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn. Trong quá trình thực tập tại Công ty
TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, em nhận thấy công ty
cần phải nắm rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến
tình hình tài chính của mình. Do đó em quyết định chọn đề tài: “Phân tích báo
cáo tài chính Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh
Hóa" để làm bài thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu tình hình tài chính của công
ty thông qua các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra những giải
pháp thích hợp để gia tăng nguồn vốn công ty và nâng cao hơn nữa hoạt động
kinh doanh của công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình
đô thị Thanh Hóa , bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp tại

bàn, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích báo
cáo tài chính của công ty.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi hoạt động tài chính tại Công ty TNHH
MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa thông qua các số liệu thống
kê trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
năm 2010, năm 2011, năm 2012.
6. Bố cục đề tài
Đề tài hoàn thành với nội dung 3 chương.
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Môi trường và Công
trình đô thị Thanh Hóa
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV Môi
trường và Công trình đô thị Thanh Hóa .
Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị về vấn đề tài chính để nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị
Thanh Hóa.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV
MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Tên đầy đủ hiện nay: Công ty TNHH Một thành viên môi trường và công
trình đô thị Thanh hóa
Tên giao dịch: Thanh Hoa uban environment and contructions company
Trụ sở chính: 467 Lê Hoàn - Phường Ngọc Trạo – TP. Thanh Hoá.
Điện thoại: 0373. 721205 - 0373.852228 - 0373.721193
Fax: 0373. 721205
Email :
Website: www.urencothanhhoa.com.vn

Vốn điều lệ của công ty tại là: 7.139.570.697 VND.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh
Hóa tiền thân là Đội công nhân vệ sinh do UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập để
đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng của Thành phố, phù hợp với sự phát triển
của đất nước.
Công ty được thành lập ngày 19 tháng 8/1958 theo Quyết định số 2029/TC-
CB của UBND hành chính tỉnh Thanh Hóa. Công ty đã trải qua nhiều lần đổi tên
và đã được thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số: 388/CP của
Chính Phủ và Quyết định số: 206 QĐ/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày
10/3/1994 và đổi tên thành Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa
trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa. Tháng 6/1997 UBND tỉnh Thanh Hóa ra
Quyết định số: 1108 công nhận Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh
Hóa là Doanh nghiệp Nhà nước hạng II, hoạt động trong lĩnh vực công
ích. Thực hiện Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 12/01/2010 của Chủ tịch
UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công
ty TNHH Một thành viên môi trường và công trình đô thị thanh hóa hoạt động
theo luật doanh nghiệp 2005, từ ngày 16/6/2010.
Công ty TNHH một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân hàng và
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Kho bạc nhà nước theo quy định của Pháp luật. Căn cứ vào điều kiện và nhu cầu
phát triển kinh doanh, công ty có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện theo
quy định của pháp luật, sau khi được sự chấp thuận bằng văn bản của chủ sở
hữu.
Trải qua gần 53 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, công ty TNHH
Một thành viên môi trường và công trình đô thị Thanh hóa đã hoạt động tốt và
cống hiến được nhiều thành tựu cho tỉnh Thanh Hóa nói riêng và đất nước nói

chung. Công ty đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào như: Năm 1972
được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng III về thành
tích khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại lần thứ nhất; năm 2006 được Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen tổng kết 10 năm phong trào thi
đua Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; năm 2007
được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng III. Ngoài ra công ty
còn đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen do các cấp, các ngành khen tặng.
Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động của công ty trong
những năm gần đây.
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công tyTNHH Môi trường và CTĐT
Thanh Hóa
Đơn vị tính:đồng
Chỉ tiêu 2010 2011
2012
Doanh thu thuần 32.710.502.113 46.221.949.559 67.494.646.116
Lãi gộp 5.195.577.987 8.469.420.186 10.539.919.953
Lãi ròng 2.635.826.427 2.665.924.174 2.778.500.381
(Nguồn phòng kế toán công ty)
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên của công ty ta thấy :
Doanh thu thuần năm 2011 tăng 13.511.447.440( đồng )tương ứng 41.3%
so với năm 2010. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 2.1.272.696.560 ( đồng )
tương ứng 46.02% so với năm 2011.
Doanh thu thuần tăng kéo theo lãi gộp và lãi ròng cũng tăng. Lãi gộp năm
2011 tăng 3.300.842.199 ( đồng ) tương ứng 63.5% so với năm 2010. Lãi gộp
năm 2012 tăng 2.070.499.764 ( đồng ) tương ứng 24.4% so với năm 2011.Lãi
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
ròng năm 2011 tăng 30.097.747 ( đồng ) tương ứng 1.14% so với năm 2010.
Lãi ròng năm 2012 tăng 112.576.207 ( đồng ) tương ứng 4.22% so với năm

2010
Như vậy ta thấy các chỉ tiêu của năm sau đầu tăng so với năm trước chứng
tỏ công ty phát triển bền vững.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, công ty thành lập các phòng, ban phù hợp với
điều kiện thực tế kinh doanh của công ty. Tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh
trong từng thời kỳ để hình thành các đơn vị trực thuộc Công ty. Công ty có một
giám đốc, hai phó giám đốc, năm phòng ban và mười bốn đơn vị trực thuộc là
các ban quản lý, xí nghiệp, đội. Công ty có một chủ tịch, là người nhân danh
Chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty đồng thời
chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và pháp luật về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ được giao.
Mô hình tổ chức của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Môi trường và công trình đô thị
Thanh Hóa
Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận
khác của công ty. Giám đốc là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của
công ty trước lãnh đạo công ty và pháp luật Nhà nước. Giám đốc công ty thực
hiện quyền và các nhiệm vụ sau:
Quản lý hành chính hoạt động hàng ngày của công ty
Giao nhiệm vụ cho các cán bộ và nhân viên của công ty, kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện nhiệm vụ được giao
Triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt
Có quyền và trách nhiệm trong việc tuyển chọn và quyết định nhân sự của
công ty đồng thời ký kết hợp đồng lao động với các cán bộ nhân viên của công

ty
Ký kết các hợp đồng kinh tế
Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc đưa ra các quyết định và chỉ thị
đúng đắn cho công ty
Phòng hành chính: Tổ chức và giám sát các hoạt động mang tính chất hành
chính của công ty
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Phòng kế toán tài vụ:
Kiểm soát các hoạt động chi tiêu tài chính của ban giám đốc công ty căn cứ
trên các quy chế, quy định, định mức chi tiêu của công ty
Tổ chức việc ghi chép sổ sách, báo cáo kế hoạch theo quy định của pháp
luật và quy chế của công ty
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc lập kế hoạch chi tiêu tài chính
trong năm
Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và quyết toán thuế hàng năm theo
yêu cầu quản lý của cơ quan quản lí nhà nước
Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh
cho ban giám đốc bất cứ khi nào cần thiết
Tổ chức thực hiện các thủ tục quản lý thanh toán nội bộ, thanh quyết toán
các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi Công ty được phân cấp quản lý …
Phòng tổ chức LĐTL:
Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp
luật
Xây dựng các định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân,
tiêu chuẩn cán bộ công nhân viên trong công ty
Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch về kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho các
đơn vị trực thuộc công ty, cụ thể là các đội, xí nghiệp, ban quản lý
Phòng Quản lý dự án và kinh doanh:

Tham mưu cho ban giám đốc điều hành và quản lí toàn bộ dự án của công
ty
Phối hợp với các phòng tổ chức kế toán tài vụ lập tiến độ nhu cầu vốn của
các dự án đề xuất cho ban giám đốc công ty xé duyệt thanh toán theo tiến độ dự
án
Lưu trữ và quản lý hồ sơ các của các dự án.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty
Qua sơ đồ tổ chức của công ty có thể thấy công ty TNHH Môi trường và công
trình đô thị Thanh Hóa có rất nhiều đơn vị trực thuộc hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác
nhau như: xây dựng, dịch vụ môi trường, sữa chữa cơ khí, vận hành và xây lắp điện,
quản lý nghĩa trang, sữa chữa duy tu cấp thoát nước
Ở mỗi đơn vị trực thuộc công ty đều có các giám đốc, phó giám đốc phụ trách
toàn bộ hoạt động của xí nghiệp hoặc của các xưởng, đội ban.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
Điều này đòi hỏi công ty phải có cơ cấu tổ chức kinh doanh chặt chẽ và chuyên
nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng và đem lại lợi ích cho các bên có liên quan.
Công ty cũng đã cộng tác và liên kế với các đơn vị hoạt động trong các ngành
như xăng dầu, điện lực…. Điều này giúp công ty nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.3.3. Lĩnh vực hoạt động và quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên,
cây xanh trong địa bàn thành phố Thanh Hóa tại công ty
Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty TNHH Một thành viên môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Đại diện chủ sở hữu của công ty là UBND Tỉnh
Thanh Hóa. Do vậy các hoạt động kinh doanh của công ty đều chịu theo sự chỉ đạo và
hướng dẫn của UBND Tỉnh Thanh Hóa.
Trước ngày 16/6/2010, khi công ty còn là doanh nghiệp Nhà nước, công ty chỉ có

nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động công ích mà UBND tỉnh Thanh Hóa giao phó.
Nhưng kể từ khi công ty chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp TNHH Một thành
viên thì công ty còn có thêm các nhiệm vụ khác nữa trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Công ty có 3 nhiệm vụ chính: Nhiệm vụ công ích
Nhiệm vụ xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ
Nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư
Công ty có các ngành nghề kinh doanh sau: Dịch vụ thu gom, xử lý và tiêu hủy
rác thải, tái chế phế liệu; hoạt động quản lý và xử lý nước thải; quản lý, khai thác chăm
sóc các công viên, khuôn viên, vườn hoa, cây xanh đô thị; quản lý, khai thác bảo
dưỡng hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí thành phố, thiết bị kỹ thuật điện và công
nghiệp; quản lý nghĩa trang, nghĩa địa, dịch vụ phục vụ tang lễ; quản lý, duy tu đường
giao thông nội thị; sản xuất, cung cấp các sản phẩm thiết bị, phương tiện chuyên dùng
phục vụ công tác vệ sinh môi trường, công viên cây xanh, điện chiếu sáng, tang lễ;
hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề, dịch vụ chăm sóc và
duy trì cảnh quan; xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt
bằng, hạ tầng kỹ thuật đô thị; giám sát thi công các công trình dân dụng, giao thông
thủy lợi, san lấp mặt bằng hạ tầng kỹ thuật đô thị công trình điện đến 35 KV; tư vấn
đấu thầu, lập dự án đầu tư xây dựng các công trình; thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu
công trình dân dụng và công nghiêp, tính dự toán, tính đào đắp, san nền; vận tải hàng
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
hóa bằng ô tô chuyên dụng và bằng ô tô loại khác, cho thuê xe có động cơ; kinh doanh
xăng dầu, khí đốt và các sản phẩm liên quan; kinh doanh và cung cấp các sản phẩm về
cây xanh, hoa cây cảnh, giống cây trồng, xây dựng bồn hoa, vườn hoa, công viên, lâm
viên.
Quy trình dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh tại công ty
Khi công ty ký được hợp đồng với UBND Thành phố Thanh Hóa về việc duy trì
và chăm sóc công viên cây xanh trong thành phố, ban giám đốc sẽ chỉ đạo cho các
phòng ban trong công ty thực hiện công việc.

Đầu tháng, phòng kế hoạch của công ty sẽ lập kế hoạch và giao xuống cho Xí
nghiệp Công viên cây xanh, đơn vị trực thuộc công ty. Xí nghiệp nhận bản kế hoạch
sản xuất trong tháng và từ đó triển khai các công việc cụ thể cho các tổ trong Xí
nghiệp. Xí nghiệp có 11 tổ( được thể hiện trong sơ đồ 1.2- trang 10)
Để hoàn thành dịch vụ duy trì chăm sóc công viên, cây xanh cần thực hiện song
song và thường nhật các công việc: duy trì thảm cỏ; duy trì cây trang trí; duy trì cây
bóng mát; duy trì vệ sinh công viên; bảo vệ và trông coi công viên, cây xanh.
Cuối mỗi tháng, nhân viên thống kê và cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp sẽ tổng
hợp, kiểm nghiệm khối lượng công việc đã thực hiện trong tháng và tập hợp chứng từ
gửi lên phòng kế toán của công ty để hạch toán và tính giá thành dịch vụ.
Sơ đồ 1.2: Trình tự tổ chức hoạt động của dịch vụ duy trì
chăm sóc công viên, cây xanh
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 10
Xí nghiệp Công viên cây
xanh
Tổ
gián
tiếp
Tổ sản
xuất
Thanh
Quảng
Tổ
sản
xuất
Hội
An

Tổ
sản
xuất
Lam
Sơn
Tổ
bảo
vệ
Lam
Sơn
Tổ bảo
vệ
công
viên
Hội An
Tổ nhà
tưởng
niệm
Bác Hồ
Tổ
1A
Tổ
Nghĩa
trang
Hàm
Rồng
Tổ
vệ
sinh
Tổ duy

trì cây
xanh
đường
phố
Phòng kế toán Phòng kế hoạch
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ
THỊ THANH HÓA
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích báo cáo tài chính
2.1.1.1.Khái niệm về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cách
tổng quát, toàn diện tìnhhình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo tài
chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo
cáo tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin xem xét, đối
chiếu, so sánh số liệu về tìnhhình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty,
giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân nghành. Để từ đó có thể xác định được thực
trạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng tiềm năng kinh tế của
công ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu
quả, để được lợi nhuận như mong muốn.
Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất
cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng
các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh
giá có căn cứ về tìnhhình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích
tìnhhình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả
năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.

Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên, hệ thống báo cáo tài chính ban
hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài chính ban
hành quy định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập
và nộp, kèm theo các văn bản, Thông tư, Chuẩn mực bổ sung đến Thông tư
20/2006/TT-BTC, Thông tư 21/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống báo
cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN
2.1.1.2.Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ
sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lănh đạo công ty. Để họ có những quyết
định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tìnhhình thực tế
của doanh nghiệp.
Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản,
mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và
nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán.Để có
những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đă
đặt ra
Cung cấp thông tin về tìnhhình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ
sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi
nuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích
khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
2.1.1.3.Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan
tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn

tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan
tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản
phẩm, đóng góp phúc lợi xă hội, bảo vệ môi trường v.v Điều đó chỉ thực hiện
được khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần.
Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ
chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. VÌ vậy, quan tâm đến báo
cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ư đến số lượng tiền tạo ra và các
tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số
lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và
sẽ được thanh toán khi đến hạng.
Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v Vì vậy
họ đều đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài
chính, tìnhhình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và
tương lai…
Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp
sắp tới có được mua hàng chịu hay không. VÌ vậy họ phải biết được khả năng
thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới.
Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người
lao động v.v mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở góc độ này
hay góc độ khác.
Mối quan tâm của các đối tượng cũng như các quyết định của từng đối
tượng chỉ phù hợp và được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính.
2.1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
2.1.2.1.Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với các
nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quan

trọng đối với chính phủ nước nhà.Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các
doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lănh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn
tới cộng đồng xă hội nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xă hội,
thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh
doanh lành mạnh công bằng.
2.1.2.2.Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm
để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các
công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu
tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân
tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc
thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra
quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài
chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người
ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra
đánh giá có căn cứ về tìnhhình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích
tìnhhình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng
của những sự cố kinh tế trong tương lai.
2.1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính.
2.1.3.1.Tài liệu phân tích
Tài liệu được sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phương pháp kế toán, là một báo
cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành
nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài
chính phản ánh tổng quát tìnhhình và kết quả kinh doanh cũng như tìnhhình thực
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản
thuế, phí, lệ phí v.v trong một kỳ báo cáo.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có
cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đă tạo
ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) là một báo cáo tổng hợp được
sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài
chính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được.
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
2.1.3.2.Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Đối với công ty khi áp dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. Để thực hiện
đuợc điều này, thì việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theo
những phương pháp sau:
Thiết lập các báo cáo tài chính khi phân tích theo dạng so sánh theo chiều
ngang, theo chiều dọc để có thể đánh giá một cách tổng quan về sự tăng giảm

hay tốc độ thay đổi của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính công ty cần phân tich.
Đánh giá, so sánh các tỷ lệ tài chính khi đă phân tích, chỉ ra sự bién động
của các tỷ số theo thời gian, so sánh sự thay đổi giữa các kỳ khác nhau như thế
nào, tốc độ biến động cao hay thấp.
Thiết lập các dăy số theo thời gian tuỳ theo quy mô phân tích, kế quả
phân tích có thể minh hoạ trên đồ thị để đưa ra được các dự báo cần thiết giúp
cho việc đưa ra các quyết định quản trị.
Thiết lập các mối quan hệ dự báo về các chỉ số tài chính, chỉ ra mối liên
quan giữa chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và các báo cáo tài chính dự toán để có
quyết định phù hợp nhằm đạt được mục đích kinh doanh của công ty.
Tóm lại, phương pháp báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa
ra các quyết định phù hợp hơn trong tiến trình quản lý của mình và cũng hoàn
toàn tương tự với việc quản trị các công ty.
Các chỉ tiêu dùng trong phân tích báo cáo tài chính:
-Phân tích tìnhhình tài sản và nguồn vốn:
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích các chỉ số tài chính
2.1.4. Phân tích khái quát báo cáo tài chính
2.1.4.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản và
nguồn vốn. Bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng tài sản
và nguồn vốn. Từ đó đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn,
đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
2.1.4.2. Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích các nhân tố
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: TH.S. Lê Đức Thiện
như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu, giá vốn hàng bán, doanh thu
thuần về bán hàng và cungc ấp dịch vu, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận

gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm.
Từ đó đưa ra những nhận xét chung đồng thời tìm ra phương pháp hoạt động
hiệu quả.
2.1.4.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Phân tích các khoản phải thu
Khái Niệm: Phân tích khoản phải thu của công ty là một quá trình so
sánh các khoản mục đầu năm và các khoản mục cuối năm, tư đó đánh giá
tìnhhình tài chính của công ty.
Công thức:
Tỷ lệ giữa các khoản
phải thu và nguồn vốn
=
Các khoản phải thu
Tổng nguồn vốn
Phân tích các khoản phải trả
Khái Niệm: Phân tích các Khoản phải trả là quá trình so sánh các khoản
nợ phải trả với Tổng nguồn vốn của công ty, so sánh các khoản đầu năm và cuối
năm, để thấy được mức độ ảnh hưởng đến tìnhhình tài chính của công ty.
Công thức:
Tỷ số nợ =
Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
Khái Niệm: Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty là tỷ số đo lường số
tiền mặt hiên tại của công ty có đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả
của công ty. Số tiền này còn cho thấy lượnglưu trữ tiền mặt của công ty tới đâu.
Công thức:
Tỷ số thanh toán nhanh
bằng tiền mặt

=
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ phải trả ngắn hạn
Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Khái Niệm: Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của công ty có đủ
trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn.
Công thức:
Khả năng thanh toán
hiện thời
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
SV Thực hiện: Nguyễn Thị Phương – MSSV: 10014843 Trang 16

×