Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Thực trạng kế toán các loại nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đường bộ phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.46 KB, 78 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyên vật liệu ở các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có đặc
thù riêng. Để thực hiện thi công đặc biệt là các công trình lớn cần thiết phải sử
dụng một khối lượng lớn về vật liệu với những chủng loại khác nhau, quy cách
phong phú và đa dạng. Chẳng hạn có những vật liệu là sản phẩm của ngành công
nghiệp như xi măng, sắt thép ;Có những sản phẩm của ngành lâm nghiệp như
tre, nứa, gỗ …Lại có những sản phẩm của ngành khai thác như cát, sỏi,
đá Những vật liệu này có thể chế biến hoặc chưa qua chế biến tuỳ theo yêu cầu
của công trình. Hầu hết các loại vật liệu được sử dụng đều trực tiếp cấu thành
nên thực thể công trình. Do vậy chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về số lượng cũng như
giá bán của vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm xây lắp, ảnh
hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy trong quá trình sản xuất, thi công không phải lúc nào
nguyên vật liệu cũng được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, đúng thời gian…
mà còn nhiều thất thoát, lãng phí gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong
việc định giá bán sản phẩm. Và nếu khó khăn này không được giải quyết thì
doanh nghiệp sẽ mất dần thị phần, sẽ dẫn tới bờ vực phá sản. Chính vì vậy hạch
toán nguyên vật liệu là một yêu cầu đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng, tránh nhầm
lẫn và được coi là một phần hành kế toán đặc biệt quan trọng.
Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ với ngành nghề kinh doanh chính là
thi công xây dựng các công trình và kinh doanh vật liệu, nguyên vật liệu thiết bị
xây dựng, nên khối lượng nguyên vật liệu sử dụng là rất lớn. Nguyên vật liệu ở
Công ty khá phức tạp, nhiều chủng loại, được thu mua ở nhiều nơi khác nhau
với những yêu cầu bảo quản khác nhau: Có loại được mua ngay ở cửa hàng đại
lý vận chuyển nhanh chóng và thuận tiện như xi măng, sắt, thép ; Có loại phải
đặt làm theo thiết kế như cửa gỗ, cửa sắt, lan can ; Có loại phải mua ở xa vận
chuyển phức tạp như vôi, cát, sỏi ; Có loại có thể bảo quản trong kho như xi
măng, sắt ; Có những loại không thể bảo quản trong kho như gạch, cát, đá
1


Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có biện pháp quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu từ
khâu thu mua, bảo quản đến khâu sử dụng.
Xuất phát từ những vấn đề trên và qua thời gian thực tập tại Công ty
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý NLVL đặc biệt là công tác
kế toán NLVL. Đồng thời trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đường
bộ Phú Thọ em có cơ hội được tiếp cận thực tế công tác kế toán tại công ty. Nên
em đã đi sâu nghiên cứu chuyên đề “ Thực trạng kế toán các loại nguyên vật
liệu tại Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công
ty cổ phần đường bộ Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hiểu sâu hơn về cách thức sử dụng tài khoản, cách thức hạch toán kế toán
nguyên liệu, vật liệu trong thực tiễn.
+ Khái quát được những vấn đề có tính chất tổng quan về công tác kế
toán nguyên liệu, vật liệu.
+ Nghiên cứu được thực trạng công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại
Công ty Cổ phần đường bộ Phú Thọ, từ đó rút ra được những ưu, nhược điểm
trong công tác kế toán của công ty.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kế toán
nguyên liệu, vật liệu tại Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán nguyên vật
liệu tại Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu nghiên cứu là tài liệu của công ty là từ năm 2010 đến năm 2012,
chủ yếu là tháng 01 năm 2013.
2

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần đường
bộ Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp kế toán
* Phương pháp chứng từ kế toán
Là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh các hoạt động kế toán
tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh hoạt
động đó vào chứng từ phục vụ cho công tác kế toán của doanh nghiệp.
* Phương pháp tài khoản kế toán
Sử dụng để phân loại đối tượng kế toán, ghi chép, phản ánh, kiểm tra một
cách thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình hiện có và sự biến động của
từng đối tượng kế toán cụ thể nhằm cung cấp thông tin có hệ thống về các hoạt
động kinh tế, tổ chức ở các đơn vị phục vụ cho lãnh đạo, quản lý kinh tế, tài
chính của đơn vị phục vụ cho lãnh đạo đơn vị để lập báo cáo kế toán định kỳ.
* Phương pháp tính giá
Là phương pháp sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá thực tế của
tài sản theo những nguyên tắc nhất định.
* Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Là phương pháp kế toán được tổng hợp số liệu từ các tổ kế toán theo các
mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán, nhằm cung cấp các chỉ tiêu
kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác
quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo nội dung
của Báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ
3

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần đường bộ Phú Thọ.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên
vật liệu tại Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ.
4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ PHÚ THỌ
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đường bộ Phú
Thọ
1.1.1. Tên và địa chỉ công ty
Tên: Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ
Vốn điều lệ: 3.347.000.000 đồng
Tài khoản ; 102010000256171
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhanh Thị
Xã Phú Thọ
Địa chỉ: Số nhà 01, phố Tân An, phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ,
tỉnh Phú Thọ.
Fax: 02103823564. Điện thoại:02103820064.
Mã số thuế:2600166836.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 18030001355 đăng ký lần đầu
ngày 21/12/2005 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.
* Thời điểm hình thành và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình
phát triển của doanh nghiệp
+/ Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2004
Công ty được thành lập ngày 01/01/1961 với tên gọi là Công ty quản lý,
sửa chữa và xây dựng đường bộ Phú Thọ. Do xuất phát từ nhu cầu quản lý duy
tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường bộ, đường sông, phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc cụ thể với một số chỉ tiêu sau:
- Khối lượng đường bộ, cầu, cống, bến phà do công ty quản lý là 172 Km
đường Quốc lộ khu vực tỉnh Phú Thọ, 656,2 Km đường tỉnh lộ, 2 cầu lớn, 3

phà….và rất nhiều cống, đường tràn các loại nằm trên các tuyến đường
- Số lượng cán bộ, công nhân viên của công ty: 646 người
5
- Tổng tài sản bình quân: 24699 triệu đồng trong đó: Các khoản phải thu
11772 triệu đồng chiếm tỷ trọng 47,7% ,TSCĐ hữu hình 10113 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 40,9 %
- Tổng nguồn vốn bình quân 24699 triệu đồng trong đó nợ phải trả ( chủ
yếu là vay ngắn hạn ngân hàng) 13292 triệu dồng chiếm tỷ trọng 53,8 %, nguồn
vốn chủ sở hữu 11407 triệu đồng chiếm 46,2% Kết quả công ty đã đạt trong kỳ
này là được UBNN tỉnh Phú Thọ, Bộ giao thông vận tải, Sở giao thông vận tải
tỉnh Phú Thọ, UBNN thị xã Phú Thọ tặng thưởng nhiều cờ thi đua xuất sắc và
bằng khen, là đơn vị dẫn đầu nghành giao thông vận tải. Đặc biệt công ty được
Chính phủ tặng thưởng 03 huy chương lao động hạng 3 năm 1982, 1987, 1989
+/ Giai đoạn từ tháng 7 năm 2004 đến hết năm 2005
Đến tháng 7 năm 2004 thi hành quyết định số 1414 ngày 07/5/2004 và
Quyết định bổ xung số 1844 ngày 16/8/2004 của UBNN tỉnh Phú Thọ về việc
chia tách công ty quản lý sửa chữa và xây dựng đường bộ Phú Thọ thành công
ty quản lý, sửa chữa và và xây dựng đường bộ I và công ty quả lý, sửa chữa
đường bộ II Phú Thọ.
Khi đó công ty quản lý, sửa chữa đường bộ Phú Thọ I có một số tình hình cụ thể
như sau:
- Khối lượng cầu, cống, bến phà do công ty quản lý là 326 km đường tỉnh
lộ, 40 chiếc cầu nhỏ , 3 chiếc phà … và rất nhiều cống và đường tràn nằm trên
các tuyến đường
- Số lượng cán bộ công nhân viên bình quân của công ty 251 người
- Tổng tài sản bình quân 18758 triệu đồng trong đó các khoản phải thu
11772 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn 62,7%, TSCĐ hữu hình 4522 triệu đồng
chiếm ty trọng 21,1 %
- Tổng nguồn vốn bình quân 18758 triệu đồng trong đó Nợ phải trả ( chủ
yếu là nợ phải trả 13292 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,8%, nguồn vốn chủ sở

hữu 5466 triệu dồng chiếm tỷ trọng 29,2%
Sở dĩ kết cấu tài chính của công ty có tỷ trọng như trên vì khi đó chỉ chia
nhiệm vụ, địa bàn quản lý, tài sản, vốn chủ sở hữu và con người còn các khoản
6
phải thu và nợ phải trả để lại toàn bộ ở công ty I. Vì vậy mà ngay sau khia chia
tách công ty I bị thua lỗ do phải trả lãi vay lớn mà nợ phải thu lại khó đòi.
+/ Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Kể từ ngày 01/01 /2006 Công ty chuyển đổ từ hình thức sở hữu từ doanh
nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần. Theo quyết định 2956/QĐ- UBNN tỉnh
Phú Thọ ngày 27/10/ 2005 V/v phê duyệt phương án, chuyển công ty nhà
nước : Công ty quản lý, sửa chữa và xây dựng đường bộ phú thọ I thành Công ty
Cổ phần đường bộ Phú Thọ
Công ty Cổ phần đường bộ Phú Thọ hoạt động theo giấy chứng nhận kinh
doanh số 1803000355, đăng ký lần đầu ngày 21/12/2005 do sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Phú Thọ cấp. Công ty có trụ sở chính tại số 01 phố Tân An, phường
Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ; Số điện thoại (0210)820064 Fax:
(0212)823564; vốn điều lệ 3347 triệu đồng, chia thành 334700 cổ phần mệnh
giá 1 cổ phần =10000đ ; Phần vốn nhà nước nắm giữ 46,6% và vốn góp của 169
cổ đông đều là cán bộ công nhân viên công ty là 53,4 % tổng số vốn điều lệ của
công ty.
Về chức năng nhiệm vụ khác không thay đổi, mà được phép mở rộng lĩnh
vực hoạt động tham gia sản xuất kinh doanh, cụ thể là tham gia đấu thầu các
công trình xây lắp, tư vấn thiết kế các công trình giao thông …với hướng phát
triển này công ty không những tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công
nhân viên mà ngày càng củng cố nâng cao vị thế của mình. Đóng góp một phần
không nhỏ vào phát triển kinh - xã hội của địa phương . Khái quát tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty trong một số năm qua bảng sau:
7
Biểu số 01: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2010, 2011, 2012)
ĐVT:1000 đồng

Năm Tốc độ phát triển(%)
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Bình quân
Tổng doanh thu 8.380.023 8.980.568 9.225.900 107,17 102,73 104,926
Doanh thu
thuần
8.315.965 8.967.400 9.190.098 107,83 102,48 105,121
LN gộp 4.130.384 4.445.730 5.002.831 107,63 112,53 110,053
LN từ
HĐSXKD
748.763 850.341 742.150 113,57 87,28 99,561
LN từ HĐTC 471 500 521 106,16 104,2 105,175
LN bất thường 0 0 0 0 0 0
LN trước thuế 2.354.900 2.512.697 2.730.131 106,7 108,65 107,671
8
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm 2010, 2011,
2012 có sự thay đổi cụ thể như sau:
Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 7,17% tương đương với
600.545.000 đồng. Đến năm 2012 tổng doanh thu tăng lên so với năm 2011 là
2,73% tương đương với 245.332.000 đồng. Tốc độ phát triển bình quân là
4,926%.
Doanh thu thuần năm 2011 tăng so với năm 2010 là 7,83% tương đương
với 651.435.000 đồng. Đến năm 2012 thì tổng doanh thu tăng so với năm 2011
là 2,48% tương đương với 222.698.000 đồng. Tốc độ phát triển bình quân là
5,121%.
Lợi nhuận của Công ty qua các năm đều tăng.
Như vậy, mặc dù những năm đầu khi Công ty mới tách thành công ty I và
công ty II thì công ty I bị thua lỗ do phải trả ghánh nặng nợ lớn nhưng trong
những năm gần đây kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm đều tăng so
với năm trước cho thấy doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả và đóng góp
cho ngân sách nhà nước ngày càng nhiều.

* Tình hình lao động của Công ty
Nguồn lực lao động là một trong những yếu tố cần thiết và không thể
thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc bố trí, quản lý hợp lý hiệu quả
nguồn lực này là một trong những mục tiêu của Công ty nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
9
Biểu số 02: Cơ cấu lao động của
Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ
Chỉ tiêu 2010
ngườ
i
2011
ngườ
i
2012
ngườ
i
So sánh (%)
2011/2010 2012/2011
+(-) % +(-) %
Tổng số lao động 190 168 156 -22 11,57 -12 7,14
1. Lao động trực tiếp 154 132 120 -22 14,28 -12 9,09
-Trình độ công nhân bậc 2 71 52 45 -19 26,76 -7 13,46
-Trình độ công nhân bậc 3 56 56 53 0 -3
-Trình độ công nhân bậc 4 23 20 20 -3 13,04 0 50
-Trình độ công nhân bậc 5 4 4 2 0 -2
2. Lao động gián tiếp 36 36 36 0 0
- Kỹ sư 11 11 13 - +2 18,18
- Trung cấp 8 8 6 - -2 25
- Cao đẳng 3 3 3 - -

- Nhân viên khác 12 12 12 -
3. Giới tính
- Nam 110 90 87 -20 18,1
8
- 3 3,33
- Nữ 80 78 69 -2 2,5 -9 11,54
4. Theo độ tuổi
- Từ 18 – 30 80 80 65 -15 18,75
- Từ 31 – 40 40 40 45 5 14,28
- Từ 41 – 50 50 30 25 -20 40 -5 14,28
- Trên 50 20 18 21 -2 4 3 16,66

Số lượng lao động giảm qua các năm do yêu cầu của sản xuất kinh doanh,
cơ cấu lao động của công ty ngày càng hợp lý hơn. Lao động nam chiếm đa số
trong tổng lao động của công ty. Số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên
nhìn chung là tăng dần qua các năm.
1.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân
cấp quản lý tài chính
* Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ số 01:Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
10
Chủ tịch HĐQT kiêm
Giám đốc
Ghi chú: Chỉ đạo
Liên hệ
+ Hội đồng quản trị doanh nghiệp gồm có 05 người trong đó 01 thành
viên hội đồng quản trị đại diện phần vốn nhà nước tại công ty ( Sở giao thông
vận tải Phú Thọ)
+ Ban kiểm soát gồm 03 người
+ Ban giám đốc gồm 01 chủ tịch hội đồng quản trị – Giám đốc và 01 Phó

giám đốc.
+ Đoàn thể : Công doàn – Đoàn thanh niên.
+ Các phòng ban 05 phòng
Phòng tài vụ có nhiệm vụ tổ chức quản lý và tạo nguồn vốn đáp ứng yêu
cầu sản xuất, kinh doanh tổ chức công tác hạch toán kế toán, kiểm tra kiểm soát
nội bộ đối với các hoạt động kinh tế của công ty một cách đầy đủ, chính xác,
11
P. Kế hoạch,
thiết kế
P. Tài vụ
P. Tổ chức hành
chính
P. Đào tạo lái xe
hạng A1
Đội 1 Đội 6 Bến Ấm
Thượng
Bến phà Tình
Cương
Đội xe máy và
XDCB
PGĐ. Thường trực
trung thực, kịp thời và liên tục, báo cáo tài chính, kế toán thống kê phục vụ
công tác quản lý của nhà nước và công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách nội chính, tiếp khách và thực hiện
các chế độ lao động của luật lao động.
Phòng kế hoạch - Thiết kế: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất thi công để
giao các đơn vị sản xuất, khi công trình hạng mục công trình hoàn thành tổ chức
nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán với chủ đầu tư, thiết kế,
lập dự toán các công trình, hạng mục công trình đợi thuê ….
Phòng đào tạo lái xe hạng A1 có nhiệm vụ tổ chức thu hồ sơ, đào tạo lái

xe hạng A1.
+ Các đơn vị trực thuộc gồm 09 đội cụ thể là: 06 đơn vị bảo trì đường bộ
từ đội đường bộ số 1 đến đội đường bộ số 06, 01 đơn vị làm xây dựng cơ bản và
quản lý, tổ chức khai thác sử dụng máy thi công là đội xe máy và xây dựng cơ
bản I, 02 đơn vị làm công tác đảm bảo giao thông vượt sông là bến phà Tình
Cương và bến phà Ấm Thượng.
* Đặc điểm về phân cấp quản lý tài chính
Căn cứ vào kế hoạch duy tu sửa chữa thường xuyên cầu, đường do tỉnh
giao và các hợp đồng kinh tế đã ký kết được thông qua đấu thầu các công trình
giao thông …Phòng kế hoạch tiến hành lập dự toán thi công, giao cho các đội
thi công thực hiện thi công và giao cho các phòng ban theo dõi thanh quyết
toán. Khi thi công xong công trình, hạng mục công trình phòng kế hoạch tổ
chức nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Căn cứ vào khối lượng
công việc được nghiệm thu kế toán thanh toán tiến hành tập hợp hoá đơn
chứng từ thanh toán qua phòng kế hoạch, sang phòng tổ chức hành chính để
hoàn thiện thanh toán các chế độ cho người lao động như: tiền lương, bảo
hiểm, chế độ lễ tết, chế độ nghỉ phép …sau đó đến phòng tài vụ là khâu cuối
cùng soát xét, kiểm tra trứơc khi trình giám đốc công ty ký duyệt, sau cùng hồ
sơ được ghi sổ và lưu trữ tại phòng tài vụ của công ty trong năm sau đó khi có
bản duyệt quyết toán tài chính thì hồ sơ chứng từ sẽ được chuyển sang lưu trữ
tại kho lưu trữ hồ sơ theo chế độ, quy định hiện hành. Chỉ khi có giấy uỷ quyền
12
của Giám đốc kèm theo, thì hồ sơ chứng từ do Phó giám đốc ký duyệt mới có
hiệu lực
1.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm
* Đặc điểm tổ chức sản xuất
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty cũng như những doanh nghiệp xây
dựng cơ bản khác, do đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản nên quy trình sản
xuất của công ty có đặc điểm sản xuất phức tạp trải qua nhiều giai đoạn khác

nhau, mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở những địa điểm
khác nhau. Sản phẩm làm theo đơn đặt hàng và hợp đồng: duy tu, sửa chữa, và
làm mới các công trình cầu, cống, đường bộ ….làm theo tháng, quý, năm. Quá
trình sản xuất phải đối chiếu với quyết toán và thiết kế được duyệt. Phải lấy dự
toán làm thước đo sản phẩm sửa chữa, chất lượng sản phẩm mang tính kỹ thuật
rất nghiêm ngặt. Khi công trình hoàn thành được lập quyết toán trình qua các
chủ đầu tư phê duyệt
* Quy trình sản xuât sản phẩm : Làm mới tuyến đường
Trong hoạt động kinh doanh của mình công thy tham gia xây đựng nhiều
công trình hạng mục công trình nên sản phẩm của công ty rất đa dạng vì vậy nên
em mô tả một hạng mục công trình mà công ty thi công đó là quy trình làm mới
tuyến đường. Để ra đời sản phẩm tuyến đường mới công ty trải qua các giai
đoạn và khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ số 02: Sơ đồ quy trình sản phẩm

13
Đào nền đường Đắp nền đường Làm hệ thống thoát
nước
Làm lớp móng
đường
Bước 1: Sử dụng lao động, công cụ, dụng cụ, máy móc, đào nền đường
Bước 2: Sử dụng nhân công kết hợp với vật liệu, máy móc, thiết bị tiến hành gia
cố đắp nền đường
Bước 3: Tiến hành làm hệ thống thoát nước dọc, nước ngang.
Bước 4: Tiến hành thi công làm lớp móng đường.
Bước 5: Là giai đoạn làm lớp móng đường, đây là khâu quan trọng để tạo sự êm
thuận cho mặt đường sau này.
Bước 6: Làm lớp mặt đường tạo sự vững chắc cho đoạn đường thi công.
Bước 7: Làm các công tác hoàn thiện như như trồng cỏ hai bên sườn, lắp đặt hệ
thống cọc tiêu, biển báo …

Bước 8: Nghiệm thu và bàn giao công trình đưa vào sử dụng . Sau khi hoàn
thiện ban lãnh đạo, phòng kế hoạch, kỹ thuật, các kỹ thuật viên tiến hành kiểm
tra chất lượng. Nếu đảm bảo chất lượng tiến hành bàn giao cho chủ đầu tư, nếu
chưa đạt cần có biện pháp sử lý bổ xung cụ thể, đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư,
sau đó đưa công trình vào sử dụng.
1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ
* Đặc điểm của sản phẩm
Sản phẩm tạo ra mang tính tổng hợp về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, kỹ
thuật, mỹ thuật nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập, mỗi công trình,
hạng mục công trình được xây dựng theo một kiểu thiết kế, kỹ thuật riêng, có
giá trị dự toán riêng và tại một thời điểm nhất định. Toàn bộ các chi phí liên
quan đến công trình đều được đơn vị thi công mua hoặc thuê ngoài. Chất lượng
của sản phẩm là sự êm thuận của những con đường, cầu, cống…giúp người
tham gia giao thông được thuận tiện và an toàn. Chất lượng của sản phẩm không
chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ quan của tập thể con người, công nghệ làm ra
14
Làm lớp mặt
đường
Lắp đặt hệ
thống cọc tiêu
biển báo
Bàn giao
Đưa công
trình vào sử
dụng
nó, mà còn phụ thuộc không nhỏ vào điều kiện khí hậu và thời tiết. Do quá trình
thi công công trình được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại bao gồm
nhiều công việc khác nhau. Các công việc này chủ yếu được thực hiện ngoài trời
và điều kiện thi công không có tính ổn định, phải di chuyển theo địa điểm, theo
từng giai đoạn thi công công trình. Chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm không

chỉ ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến mỹ quan
của quốc gia, khẳng định vị thế của đất nước đối với thế giới.
* Đặc điểm thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty có quy mô rộng lớn đó là tất cả
những người tham gia giao thông, những người sử dụng các công trình mà
doanh nghiệp thi công không chỉ là người dân và mọi hoạt động tham gia giao
thông trên địa bàn của tỉnh Phú Thọ, mà tất cả các nước các du khách nước
ngoài cho nên có thể nói thị trường tiêu thụ sản phẩm này rất khó tính và không
ổn định. Công ty tham gia thi công các công trình giao thông không chỉ trong
địa bàn tỉnh Phú Thọ mà cả các vùng lân cận, do vậy mà thị trường tiêu thụ sản
phẩm của công ty rất rộng lớn. Vì vậy mà chất lượng các công trình luôn phải
đảm bảo nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ mang lại sư hài
lòng cho người tiêu dùngvà mỹ quan cho quốc gia.
1.1.4. Thực tế tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần đường bộ Phú
Thọ.
- Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ
phần đường bộ Phú Thọ
+ Đặc điểm lao động kế toán.
Phòng kế toán có 04 người người có thâm niên thấp nất là 05 năm công
tác và cao nhất là 20 năm công tác.
Trong đó có 03 người có chuyên môn kế toán có trình độ trug cấp, cao
đẳng đều được dào taọ tại trường cao đẳng giao thông vận tải và 01người tốt
nghiệp trung cấp cầu đường bộ được đào tạo tại trường cao đẳng giao thông vận
tải.
15
Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ có bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu
tập trung: Áp dụng hình thức kế toán sổ chứng từ ghi sổ; Niên độ kế toán bắt
đầu tư 01/01 kết thúc 31/12; Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng; Phương
pháp kế toán tài sản cố định, về nguyên giá được ghi nhận theo giá gốc, khấu
hao theo đường thẳng áp dụng theo quyết định 206/2003 ngày 12/12/2003 của

Bộ tài chính: Phương pháp kế toán hàng tồn kho: về tổ chức hạch toán chi tiết
dùng phương pháp thẻ song song, hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo
phương pháp nhập trước xuất trước, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên; Hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ. Tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số 03: Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán
công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ

Ghi chú Chỉ đạo
Liên hệ
1.21.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán
Toàn bộ công tác kế toán từ việc ghi chi tiết đến tổng hợp lập báo cáo,
kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại phòng tài vụ của công ty, với chức năng
nhiệm vụ của từng thành viên như sau:
- 01 Kế toán trưởng chịu trách nhiệm phụ trách toàn bộ các khâu trong
công việc kế toán và trực tiếp làm kế toán tổng hợp, lập các báo cáo tài chính.
16
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
với bên ngoài
Kế toán thanh toán nội
bộ
Thủ quỹ
- 01 Kế toán thanh toán nội bộ: Phụ trách các phần hành kế toán tiền mặt,
tiền lương, tập hợp chi phí, theo dõi công nơ nội bộ.
- 01 Kế toán thanh toán với bên ngoài: Phụ trách các phần hành kế toán
ngân hàng, thanh toán với nhà cung cấp, thanh toán với khách hàng, tài sản cố
định, thuế và các khoản phải trả phải nộp nhà nước .
- 01 Thủ quỹ quản lý quỹ tiền mặt của công ty và theo dõi quản lý kho

nguyên vật liệu.
Ngoài ra, tại mỗi đơn vị sản xuất còn có 01 thống kê, có nhiệm vụ mở sổ
theo dõi thu chi tiền mặt, sổ theo dõi công nợ nôi bộ, sổ cấp tạm ứng tiền lương,
các khoản theo lương và một số loại sổ khác do phòng tài vụ của công ty yêu
cầu ; nhằm quản lý tốt tiền tạm ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn
vị; và tập hợp các chứng từ chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị
sản xuất khi chúng phát sinh. Sau mỗi tháng hoạt động, khi có biên bản nghiệm
thu khối lượng hoàn thành, các thống kê sẽ làm thủ tục thanh toán với kế toán
thanh toán nội bộ tập hợp các chứng từ được ghi Có TK336 chi tiết cho từng
đơn vị và ghi Nợ các tài khoản liên quan; Đồng thời họ là thủ tục lĩnh tiền tạm
ứng khối lượng tháng tới và thanh toán nốt khối lượng đã hoàn thành này, kế
toán ghi Nợ TK336 chi tiết cho từng đơn vị và ghi Có tài khoản tiền mặt
Nhiệm vụ của Công ty chủ yếu về lĩnh vực xây dựng cơ bản, làm mới các
tuyến đường trong và ngoài tỉnh, sửa chữa, đại tu, nâng cấp các tuyến đường.
Thực hiện đúng hợp đồng đã ký về thời gian, tiêu chuẩn, quy trình và quy phạm
kỹ thuật, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, bảo hành công trình theo
quy chế xây dựng cơ bản. Đối với Nhà nước Công ty có trách nhiệm thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ giao nộp ngân sách, các quy định về nghĩa vụ khác của Công ty
đối với Nhà nước và địa phương.
xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sản
xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở
vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế của đất nước. Đặc biệt ngành
xây dựng cơ bản giao thông với đặc điểm sản phẩm của ngành là tạo cơ sở vật
chất, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá và phục vụ đắc lực cho nền kinh tế
17
xã hội cả nước ngày càng phát triển. Riêng tỉnh Phú Thọ là địa bàn miền tây của
Tổ quốc đầu tiên được nhà nước công nhận là địa phương hoàn thành nhiệm vụ
phát triển và hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn, góp phần vào vinh dự
và tự hào đó có công sức của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần đường bộ
Phú Thọ.

1.3 Thực tế tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần
đường bộ Phú Thọ.
* Hình thức hạch toán kế toán:
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Việc lựa chọn hình
thức này phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp về quy mô, đặc điểm
hoạt động yêu cầu quản lý đặc điểm trang bị kỹ thuật tính toán, thông tin, trình
độ của nhân viên kế toán. Doanh nghiệp nhất quán trong việc lựa chọn mẫu sổ,
loại sổ kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ cũng như
trình tự và phương pháp ghi sổ Với việc áp dụng hình thức này các hoạt động
kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đề được phân loại tổng hợp số
liệu, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái các tài
khoản.
18
Hình thức hạch toán được mô tả qua sơ đồ:
Sơ đồ số 04: Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
(2a) (1) (4)

(2b)
(6) (3b) (3a)
(5) (5)
(6)

(6)
(7) (7)

Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Công ty đang áp dụng theo hệ thống kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính.

Hệ thống chứng từ kế toán của công ty bao gồm( với mẫu hướng dẫn thì công ty
tự in với mẫu bắt buộc thì công ty mua)
+ Bảng chấm công - Mẫuhướng dẫn
19
Chứng từ gốc, bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Bảng đối chiếu số
phát sinh
Bảng chi tiết
số phát sinh
Bảng cân đối kế toán và báo
cáo kế toán khác
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái Sổ đăng ký CTGS
+ Bảng chấm công làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Phiếu xác nhận công việc hoàn thành
+ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao
khoán
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
+ Phiếu nhập kho
+ phiếu xuất kho
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư hàng hoá
+ Bảng phân bổ nguyên lệu, vật liệu, công cụ, dụng
cụ
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi

+ Giấy đề nghi tạm ứng
+ Bảng kiểm kê quỹ
+ Bảng kê chi tiền
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định
+ Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
+ Biên bản kiểm kê tài sản cố định
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
+ Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
+ Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau
+ Hoá đơn giá trị gia tăng
+ Hoá đơn bán hàng thông thường
+ Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn

- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu hướng dẫn
- Mẫu bắt buộc
- Mẫu bắt buộc
- Mẫu bắt buộc
Hoạt động kinh tế tài chính sảy ra trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp rất đa dạng, ở những địa điểm khác nhau đều được phản ánh vào chứng
20
từ kế toán và tập trung về bộ phận kế toán kịp thời đầy đủ để sử lý và sử dụng
trong kế tán và công tác quản lý. Mỗi loại chứng từ khác nhau được sử dụng cho
một loại nghiệp vụ khác nhau. Kế toán lập đây đủ số liên theo quy định và luân
chuyển kịp thời đến các bộ phận có nhu cầu theo quy định
* Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính ngoài ra công
ty còn mở các tài khoản cấp 2 cấp 3 dạng số và dạng ký hiệu để theo dõi chi tiết
các tài khoản phải thu, phải trả, các loại doanh thu, chi phí…
Tài khoản cấp 2 cấp 3 có dạng số:
TK 511.1- Doanh thu duy tu bảo trì đường bộ
TK 511.2- Doanh thu cước phà
TK 511.3- Doanh thu các công trình xây dựng cơ bản
TK 142.2- Chi phí chờ kết chuyển
TK 142.2.1- Chí phí CCDC chờ kết chuyển
TK 142.2.2- Chi phí QLDN chờ kết chuyển
Tài khoản cấp 2 cấp 3 dạng ký hiệu:
TK 621- SCTX314 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bảo trì đường tỉnh 314

TK 621- SCTX315 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bảo trì đường tỉnh 315
Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo cấp 1 theo quy định của bộ
tài chính, đồng thời mở tài khoản cấp 2 cấp 3 để phù hợp với việc hạch toán
trong doanh nghiệp.
* Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán
Công ty áp dụng hệ thống sổ sách kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính như:
+ Chứng từ ghi sổ được mở theo tháng đối với nghiệp vụ thu - chi tiền,
mua hàng, và được mở theo từng đối tượng tính giá thành.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Dùng để phản ánh các chứng từ ghi sổ đã
lập trong kỳ và kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh.
21
+ Sổ cái các tài khoản: Mỗi sổ cái được mở cho một tài khoản cấp 1; Cơ
sở ghi sổ là các chứng từ đã được đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Cuối
kỳ cộng sổ cái các tài khoản vào bảng cân đối số phát sinh.
+ Ngoài ra công ty còn mở các sổ chi tiết để theo dõi chi tiết các khoản
phải thu, phải trả, giá thành các công trình… về cơ bản đều theo mẫu bắt buộc
và mẫu hướng dẫn. Hệ thống sổ kế toán được sử dụng thống nhất trong kỳ kế
toán.
* Đặc điểm vận dụng báo cáo tài chính
Công ty áp dụng hệ thống báo cáo tài chính được ban hành theo quyết
định số 15/2006/QĐ/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
như:
Bảng cân đối tài khoản.
Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để phân
tích, đánh giá tổng quát tình hình quản lý sử dụng vốn, tình hình huy động và sử
dụng các nguồn vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó cho phép đánh
giá được triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh I, II, III. Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một

kỳ ế toán của công ty chi tiết cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông
qua báo cáo tài chính có thẻ kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch dự toán chi phí sản xuất, giá vốn doanh thu tiêu thụ sản phẩm, tình
hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác cũng như kết quả tương ứng của từng
hoạt động từ đó đánh giá xu thế phát triển của doanh nghiệp để khai thác tiềm
năng, hạn chế tồn tại.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
Ngoài ra công ty còn có các báo cáo quản trị như: Báo cáo phân tích nợ
phải thu, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu cước phà, báo cáo thực hiện
khoán chi văn phòng, các báo cáo của chủ tịch hội đồng quản trị về kế hoạch sản
xuất, về kế hoạch lợi nhuận, báo cáo của ban kiểm soát…đều được lập hàng quý
22
trình hội đồng quản trị. Các báo cáo quản trị giúp công ty đánh giá, dự báo được
xu thế và sự biến động của thị trường đặc biệt là giá cả.
CHƯƠNG 2
23
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ PHÚ THỌ
2.1. Khái quát chung về công tác kế toán của công ty
2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
Phòng kế toán có 04 người người có thâm niên thấp nất là 05 năm công
tác và cao nhất là 20 năm công tác.
Trong đó có 03 người có chuyên môn kế toán có trình độ trug cấp, cao
đẳng đều được dào taọ tại trường cao đẳng giao thông vận tải và 01người tốt
nghiệp trung cấp cầu đường bộ được đào tạo tại trường cao đẳng giao thông vận
tải.
Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ có bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu
tập trung: Áp dụng hình thức kế toán sổ chứng từ ghi sổ; Niên độ kế toán bắt
đầu tư 01/01 kết thúc 31/12; Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt nam đồng; Phương
pháp kế toán tài sản cố định , về nguyên giá được ghi nhận theo giá gốc, khấu

hao theo đường thẳng áp dụng theo quyết định 206/2003 ngày 12/12/2003 của
Bộ tài chính: Phương pháp kế toán hàng tồn kho: về tổ chức hạch toán chi tiết
dùng phương pháp thẻ song song, hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo
phương pháp nhập trước xuất trước, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên; Hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ.
Tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
24
Sơ đồ số 03: Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán
công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ

Ghi chú Chỉ đạo
Liên hệ
* Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán
Toàn bộ công tác kế toán từ việc ghi chi tiết đến tổng hợp lập báo cáo,
kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại phòng tài vụ của công ty, với chức năng
nhiệm vụ của từng thành viên như sau:
- 01 Kế toán trưởng chịu trách nhiệm phụ trách toàn bộ các khâu trong
công việc kế toán và trực tiếp làm kế toán tổng hợp, lập các báo cáo tài chính.
- 01 Kế toán thanh toán nội bộ: Phụ trách các phần hành kế toán tiền mặt,
tiền lương, tập hợp chi phí, theo dõi công nơ nội bộ.
- 01 Kế toán thanh toán với bên ngoài: Phụ trách các phần hành kế toán
ngân hàng, thanh toán với nhà cung cấp, thanh toán với khách hàng, tài sản cố
định, thuế và các khoản phải trả phải nộp nhà nước .
- 01 Thủ quỹ quản lý quỹ tiền mặt của công ty và theo dõi quản lý kho
nguyên vật liệu.
25
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán

với bên ngoài
Kế toán thanh toán nội
bộ
Thủ quỹ

×