Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

thị trường mở và thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ ở việt nam trong giai đoạn 2012 - đầu 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.08 KB, 37 trang )

1Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 4
5
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 1
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 2
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: 2
1.1. Khái niệm và cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở 3
1.1.2.1. Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng 3
1.1.2.2. Về mặt giá - Tác động qua lãi suất 4
1.2. Các loại nghiệp vụ thị trường mở 5
1.3. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 7
1.3.1. Đấu thầu khối lượng 7
1.3.2. Đấu thầu lãi suất 8
1.4. Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở 9
1.4.1. Tín phiếu kho bạc 9
1.4.2. Chứng chỉ tiền gửi 10
1.4.4. Trái phiếu chính phủ 11
1.4.5. Trái phiếu chính quyền địa phương 11
1.4.6. Các hợp đồng mua lại 11
1.5. Ưu, nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIÊT NAM 13
2.1. Sự cần thiết ra đời nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN 13
2.1.1. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thấp 13


2.1.2. Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán nợ 14
2.1.3. Xu thế hội nhập kinh tế 15
2.2. Quá trình hình thành và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Nghiệp vụ thị trường mở 16
2.3. Diễn biễn hoạt động thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2010 – đầu năm 2013 16
2.3.1. Hàng hóa giao dịch trên thị trường mở 16
2.3.2. Thành viên tham gia vào thị trường mở 17
2.3.3. Doanh số giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở 17
1.1.3. 2.3.4. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở 22
2.3.6. Một số hạn chế còn tồn tại 24
2.3.7. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 27
2.3.8. Một số giải pháp đề xuất 29
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
2Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
3Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 4
5
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIÊT NAM 13
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
4Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 4
5

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIÊT NAM 13
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
5Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
1Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam sau gần hai mươi năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng và to lớn, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.Kết quả đó có sự đóng góp rất
lớn từ việc vận hành đúng đắn và chính xác chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước .
Thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ như: chiết khấu,dự trữ bắt buộc, nghiệp
vụ thị trường mở, hạn mức tín dụng, tỷ giá… ngân hàng nhà nước 1 mặt cung cấp đầy
đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, mặt khác giữ ổn định giá trị của đồng nội tệ.
Một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ, Nghiệp vụ thị trường
mở sau khoảng thời gian đi vào hoạt động từ ngày 12 tháng 7 năm 2000, công cụ này
đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình với những ưu thế vốn có của nó, góp phần
ổn định giá trị đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hoạt
động thị trường mở trong thời gian qua vẫn bộc lộ một số hạn chế : số lượng hàng hoá
giao dịch và số thành viên tham gia trên thị trường mở còn khiêm tốn, phương thức
giao dịch còn nhiều thủ tục, kém linh hoạt….
Do vai trò quan trọng và còn nhiều điểm hạn chế trong việc vận hành công cụ thị
trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian qua nên việc nghiên cứu
nhằm phát triển nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam là một đòi
hỏi cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy đề tài : “Thị trường
mở và thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính
sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2012- đầu 2013” được lựa chọn nghiên cứu
cho đề án này. Bài làm gòm 2 phần chính:
1. Ngiệp vụ thị trường mở của Ngân Hàng Trung ương

2. Thực trạng sử dụng nghiệp vụ thị trường mở của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
1
2Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu:
+Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân
hàng trung ương(NHTW).
+Phân tích đánh giá thực tiễn về việc sử dụng công cụ thị trường mở của
ngân hàng nhà nước Việt Nam(NHNN).
+Đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến việc khởi thảo và
thực thi công cụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thơì gian qua.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
-Phương pháp luận triết học: Duy vật biện chứng,duy vật lịch sử
-Phương pháp khảo sát thông kê , phân tích tổng hợp , so sánh tư duy logic và
khái quát vấn đề.
Do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian và việc sưu tầm
tài liệu nên bài đề án không tránh được nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý
kiến đánh giá góp ý của thầy cô để hoàn thiện hơn trong việc học tập và nghiên cứu
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ths.Phạm Văn Sơn - người đã trực
tiếp hướng dẫn cho em giúp em có thể hoàn thành đề án này.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
2
3Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
CHƯƠNG 1: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG
1.1. Khái niệm và cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
1.1.1. Khái niệm

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc
trung và dài hạn nhưng thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn là ngắn hạn của NHTW
trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự
trữ của các NHTM , từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn
đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
1.1.2. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đã tác động
trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên
thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá
và mặt lượng.
1.1.2.1. Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác động
ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của
các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và tiền gửi của
khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham gia OMO).
Sơ đồ 1.1. Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng
Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi của ngân hàng tại
NHTW sẽ giảm xuống tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Trường
hợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽ làm giảm số
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
3
NHTW
bán
GTCG
Dự trữ
NH
giảm
Dự trữ mở
rộng cho
vay giảm

Khối
lượng TD
giảm
MS
giảm
4Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
dư tiền gửi của họ tại hệ thống ngân hàng. Kết quả là dự trữ của hệ thống ngân hàng
giảm sút tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Sự giảm sút dự trữ của hệ
thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng và vì thế khối lượng tín
dụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm. Ngược lại, khi NHTW thực hiện mua GTCG trên
thị trường mở, kết quả làm dự trữ của các ngân hàng tăng lên. Như vậy, khi NHTW
thực hiện nghiệp vụ thị trường nó sẽ tác động đến dự trữ của các ngân hàng, làm ảnh
hưởng đến khối lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
1.1.2.2. Về mặt giá - Tác động qua lãi suất
Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián
tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn
NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đến lượt nó, cung cầu tiền trung ương
thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này,
thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác
động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tại một mức lãi suất
thị trường xác định, tổng cầu AD của nền kinh tế, và do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ
được quyết định.
Sơ đồ 1.2. Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất
Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
4
Cung TPKB
tăng
NHTW bán

TPKB
Dự trữ NH
giảm
Đầu tư
giảm
Cung của quỹ
cho vay giảm
Lãi suất ngắn
hạn tăng
Lãi suất thị
trường tăng
Giá TPKB
giảm
LS thị trường
tăng
tăng
5Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh
lời của chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong
các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động
trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu AD và sản lượng.
Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng.
Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi
suất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường.
Bên cạnh đó khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăng
cung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu kho bạc. Điều
này làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng tăng lên, dẫn
đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc. Để cân bằng lãi suất và hạn chế
sự dịch chuyển vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên. Khi lãi suất thị trường tăng
lên thì hoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ giảm xuống do tỷ suất

sinh lời giảm. Từ đó tổng cầu trên thị trường giảm xuống và góp phần làm giảm sản
lượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
1.2. Các loại nghiệp vụ thị trường mở
Trong các nghiệp vụ thị trường mở phải có sự tham gia của NHTW bởi nếu không
có NHTW tham gia thì khối lượng tiền tệ nói chung sẽ không thay đổi. Việc NHTM
này bán chứng khoán cho một NHTM khác, xét toàn cục, chỉ là sự dịch chuyển chứng
khoán và di chuyển ngược lại của một phần dự trữ đang dư thừa từ NHTM này sang
NHTM khác đang thiếu vốn mà thôi.
Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở năng động, nhằm làm thay đổi mức dự trữ và cơ số tiền
tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở thụ động, nhằm bù lại những chuyển động của các nhân
tố khác đã làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW thường được sử dụng theo hai cách chủ yếu
là : Các giao dịch không hoàn lại và các giao dịch có hoàn lại.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
5
6Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
Các giao dịch không hoàn lại (hay các giao dịch mua bán đứt đoạn): bao gồm các
nghiệp vụ mua, bán chứng khoán của NHTW theo các phương thức mua đứt bán đoạn
trên cơ sở giá trị thị trường. Hình thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền sở hữu đối
với các chứng khoán là đối tượng giao dịch. Vì vậy, ảnh hưởng của nó đối với dự trữ
của các ngân hàng là dài hạn.
Các giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn) :Phương pháp này chủ yếu được
sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại (Repor). Hợp đồng
mua lại được sử dụng khi NHTW thực hiện một giao dịch theo hợp đồng mua lại, có
nghĩa là mua chứng khoán từ người môi giới trên thị trường, người đồng ý sẽ mua lại
vào một ngay xác định trong tương lai. Hợp đồng mua lại đảo ngược được áp dụng khi
NHTW muốn rút bớt dự trữ của hệ thống ngân hàng. Để đạt được mục đích này,
NHTW bán chứng khoán cho người giao dịch, người đồng ý sẽ bán lại vào một ngày

xác định trong tương lai. Sự chênh lệch giá bán chứng khoán tại thời điểm t=o và thời
điểm t=T là lãi suất của khoản vay (Repor). Nói chung hợp đồng mua lại được sử dụng
trong một thời gian rất ngắn. Thường là qua đêm với t = 1 ngày. Tuy nhiên, cũng có khi
thời hạn hợp đồng mua lại dài hơn với t > 1 ngày, được coi là Repor có thời hạn. Với
loại Repor mở, thời hạn t không được xác định trước mà 2 bên thoả thuận lại vào mỗi
ngày.Giao dịch theo hợp đồng Repor thực chất là một khoản vay có bảo đảm bằng
chứng khoán có tính thị trường cao.
Các giao dịch hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ thị trường mở vì
những lý do sau đây:
Thứ nhất: đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh
hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng.
Thứ hai: chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại rẻ hơn so với các hợp đồng
mua bán đứt đoạn.
Thứ ba: thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ không hoàn
hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục.
Thứ tư: làm giảm bớt thời giam thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị
trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
6
7Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
Ngoài ra một loạt các nghiệp vụ khác cũng được NHTW sử dụng trong nghiệp vụ
thị trường mở như: phát hành chứng chỉ nợ của NHTW, giao dịch hoán đổi các chứng
khoán đến hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ.
1.3. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở
Các giao dịch OMO thường được thực hiện thông qua 2 phương thức đấu thầu là
đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.
1.3.1. Đấu thầu khối lượng
Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu với lãi suất được NHTW công bố
trước. NHTW công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức đấu
thầu và ấn định mức lãi suất thực hiện. NHTW công bố điều kiện đặt thầu để các thành

viên đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp thuận mức lãi suất đã xác định trước. Sau
khi mở thầu NHTW sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức tham
gia đặt thầu.
Việc phân bổ thầu được tiến hành thực hiện như sau: Trước hết toàn bộ số lượng
đăng ký dự thầu được cộng lại với nhau. Nếu tổng khối lượng đặt thầu nhỏ hơn hoặc
bằng khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì toàn bộ các đơn dự thầu đều được phân
bổ theo khối lượng đặt thầu. Nếu tổng khối lượng đặt thầu lớn hơn khối lượng NHTW
chào mua/chào bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ tỷ lệ
thuận với khối lượng đặt thầu của thành viên đó. Các đơn dự thầu sẽ được phân bổ như
sau:
Tỷ lệ % phân bổ thầu: k = A/
1
n
i
i
b
=

trong đó:
- A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán
- n: là tổng số thành viên tham gia dự thầu
- b
i
là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i
- k là tỷ lệ phân bổ thầu
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
7
8Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k, khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i (W
i

)
được xác định như sau:
W
i
= k x b
i
1.3.2. Đấu thầu lãi suất
Theo phương thức đấu thầu lãi suất thì các thành viên tham gia tự đăng ký số tiền
ứng với mỗi mức lãi suất do tự mình lựa chọn.
- Trường hợp NHTW cần cung ứng tiền thêm vào lưu thông thông qua việc mua
GTCG, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các mức lãi
suất từ cao xuống thấp. Nghĩa là những đơn dự thầu ứng với lãi suất cao sẽ được ưu tiên
phân bổ trước cho đến khi khối lượng phân phối được sử dụng hết. Nếu tại mức lãi suất
thấp nhất được chấp nhận, khối lượng đăng ký dự thầu lớn hơn khối lượng được phân
phối thì quá trình phân bổ như sau:
Gọi: - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán
- r
t
: là mức lãi suất thứ t được đăng ký
- b(r
t
)
i
là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i ứng với mức lãi suất r
t

- b(r
t
) là tổng khối lượng đặt thầu của các thành viên ứng với mức lãi suất r
t


- r
m
là mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận.
Đối với trường hợp NHTW đấu thầu để bơm thêm vốn khả dụng cho hệ thống
ngân hàng thì: r
1


r
t


r
m

- k(r
m
) là tỷ lệ % trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối
cùng
k(r
m
) =
A -
1
1
( )
m
t
t

b r

=

SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
8
9Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
B(r
m
)
Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k(r
m
), khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i
(W
i
) tại mức lãi suất r
m
được xác định như sau:
W(r
m
) = k(r
m
) x b(r
m
)
- Trường hợp NHTW cần hút tiền từ lưu thông về thông qua việc bán GTCG thì
các quy trình diễn ra ngược lại.
Trên thế giới có hai phương thức đấu thầu lãi suất là đấu thầu theo kiểu Mỹ và đấu
thầu theo kiểu Hà Lan. Nếu đấu thầu theo kiểu Mỹ thì tất cả các mức lãi suất đã đăng
ký trong phạm vi đặt thầu đều thực hiện theo đúng mức lãi suất đã đăng ký. Nếu đấu

thầu theo kiểu Hà Lan thì tất cả lượng đặt thầu được xác định cùng mức lãi suất đạt
thầu.
1.4. Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở
Chủng loại các chứng khoán được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở không
giống nhau ở từng nước. Ở những nước như Anh, Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở là hành
vi giao dịch các chứng khoán chính phủ của NHTW nhưng chủng loại các chứng khoán
được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở lại phong phú hơn các nước khác như
Nhật Bản, Pháp, Úc. Mặt khác, có nước chỉ cho phép các chứng khoán ngắn hạn được
giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở, trong khi các chứng khoán dài hạn lại được
chấp nhận ở các nước khác. Về mặt lý thuyết, nghiệp vụ thị trường mở không giới hạn
cụ thể chủng loại cũng như thời hạn các chứng khoán giao dịch, tuy nhiên những loại
chứng khoán nợ chủ yếu bao gồm:
1.4.1. Tín phiếu kho bạc.
Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm
thời trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12 tháng. Đây là
công cụ chủ yếu của nghiệp vụ thị trường mở của hầu hết NHTW các nước vì : thứ
nhất Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao; thứ hai được phát hành định kỳ với
khối lượng lớn và vì thế có thể thỏa mãn nhu cầu can thiệp của NHTW với liều lượng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
9
10Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
khác nhau. Bộ Tài Chính là người có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng
phát hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu.Tín phiếu kho bạc được phát hành hàng
tuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ, vì vậy, khối lượng tín phiếu này
thay đổi tùy theo nhu cầu vay mượn của chính phủ.
1.4.2. Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các trung gian tài chính phi
ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền gửi vào ngân hàng trong một thời gian
nhất định với mức lãi suất xác định trước. Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường là
ngắn hạn (cũng có trường hợp thời hạn lên tới 3-5 năm). Sự ra đời của chứng chỉ tiền

gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng: Chuyển từ quản lý tài
sản nợ sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho
ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi tiền. Tính ưu việt của chứng chỉ tiền
gửi chính là đảm bảo cho sức sống của nó, và do đó nó được sử dụng như là hàng hóa
phổ biến cho nghiệp vụ thị trường mở .
1.4.3 Thương phiếu.
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian xác định. Đây là
giấy ghi nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắn
hạn của doanh nghiệp. Luật và pháp lệnh thương phiếu ở các nước đảm bảo tính chất an
toàn cho công cụ này bằng các quy định về điều kiện được phép phát hành thương
phiếu. Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu, có thể là ngân hàng ( thông qua
các hành vi chiết khấu hoặc cho vay có bảo đảm bằng thương phiếu) hoặc các tổ chức
phi ngân hàng trong quan hệ thanh toán trực tiếp ( cơ chế bảo lãnh của ngân hàng là là
cho thương phiếu có tính chuyển nhượng cao và vì thế được chấp nhận dễ dàng trong
thanh toán của tổ chức này). Vì vậy, việc mua, bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnh
hưởng mạnh đến dự trữ của các NHTM hoặc tiền gửi của các khách hàng tại cá NHTM.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
10
11Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
1.4.4. Trái phiếu chính phủ.
Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước phát hành nhằm
bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ
được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ thị trường mở ở một số quốc gia bởi tính an
toàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp
đến giá cả tín phiếu kho bạc trên thị trường tài chính.
1.4.5. Trái phiếu chính quyền địa phương.
Tương tự như trái phiếu chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác
về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đển trái phiếu. Thông thường người sở
hữu trái phiếu của chính quyền địa phương được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập từ trái

phiếu. Sự can thiệp của NHTW qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như
trái phiếu chính phủ. Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để tài trợ cho chi
tiêu của họ và thường chỉ có chính quyền địa phương lớn phát hành. Loại chứng khoán
này được các nhà đầu tư ưa chuộng và các NHTM thường dùng trái phiếu này để tái
chiết khấu tại NHTW.
1.4.6. Các hợp đồng mua lại
Đây là những món vay ngắn hạn trong đó tín phiếu kho bạc được dùng làm vất
bảo đảm cho tài sản Có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh
toán nợ. Phần lớn các hợp đồng mua lại là do người kinh doanh thực hiện qua đêm. Nhà
kinh doanh ngân hàng và phi ngân hàng thường vay để tài trợ cho tình hình vốn của họ.
Các hợp đồng mua lại cũng có thể hiểu là các nghiệp vụ trên thị trường mở.
Hàng hóa trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hóa , điều này phụ
thuộc vào các yếu tố sau đây:
Một là, do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt
là dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động tài chính và sự xuất hiện
nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới . Tình trạng này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải
tìm kiếm các công cụ mới thỏa mãn nhu cầu thu hút vốn về các mặt : thời hạn, mức độ,
rủi ro, mức sinh lời và cách thức thanh toán nợ. Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng đến sự
thay đổi cơ cấu hàng hóa trên thị trường mở.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
11
12Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
Hai là, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng phức tạp của khách hàng và mức độ khẩn trương của cuộc sống là
động lực quan trọng ra đời các sản phẩm tài chính mới, có ảnh hưởng đến chủng loại
hàng hóa trên thị trường mở.
1.5. Ưu, nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở có những ưu điểm tuyệt đối so với các công cụ
khác của chính sách tài chính tiền tệ:
Thứ nhất : NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác động

trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Thứ hai : Đây là công cụ có tính linh hoạt và chính xác cao,có thể sủ dụng ở bất
kỳ mức độ nào, mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc cơ số tiền tệ dẫu lớn hay nhỏ
thế nào, NHTW cũng có thể thực hiện được bằng cách mua hợc bán một khối lượng
lớn, nhỏ chứng khoán.
Thứ ba : NHTW dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai lầm về
việc sủ dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược việc sủ dụng công cụ đó.Thí dụ ,
nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ qua nhanh do đó mua quá nhiều giấy tờ có giá
trên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán các
giấy tờ có giá đó trên thị trường mở.
Thứ tư : Việc thực hiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành
nhanh chóng. Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ, NHTW có thể quyết định và
thực hiện ngay trong phiên giao dịch.
Với những lợi thế hơn hẳn so với các công cụ khác, sau khi ra đời công cụ nghiệp
vụ thị trường mở đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển. Tuy nhiên
công cụ nghiệp vụ thị trường mở vẫn còn một số hạn chế. Nhược điểm lớn nhất của
công cụ này là để nó có thể phát huy được hết hiệu quả của mình thì quốc gia đó phải
có thị trường tài chính phát triển, hàng hoá của thị trường (các giấy tờ có giá) phải đa
dạng và phong phú. Không những thế , NHTW phải có khả năng dự báo được mức vốn
khả dụng của toàn hệ thống để có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán, có như vậy việc
can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng . Ngoài ra
,khi NHTW thực hiên việc mua bán trên thị trường mở thì sẽ tác động đến lượng tiền
trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lãi suất . Vì vậy, để có thể kiểm soát được các ảnh
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
12
13Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
hưởng này, NHTW phải có các giải pháp xử lý phù hợp. Điều này đòi hỏi NHTW phải
rất nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ, điều hành chính sách tiền tệ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIÊT NAM

2.1. Sự cần thiết ra đời nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính
sách tiền tệ của NHNN
2.1.1. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thấp
Nhìn chung, công tác điều hành CSTT của NHNN giai đoạn 1995-2000 đã đem
lại những thành công đáng kể khi nhìn vào các chỉ số phản ánh sự biến động của các
mục tiêu vĩ mô: tỷ lệ lạm phát ở mức một chữ số, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình
quân 8,6%/năm.
Tuy nhiên nếu quan niệm rằng mục tiêu hàng đầu của CSTT là ổn định giá trị
đồng tiền thì mục tiêu này chưa được thực hiện tốt. Tỷ lệ lạm phát biến động tương đối
mạnh và khó dự đoán. Đặc biệt từ năm 1996, mặc dù tổng phương tiện thanh toán vẫn
tăng liên tục nhưng chỉ số giá cả, tiếp đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, vẫn có xu hướng
giảm ở các tháng đầu năm 1996, 1997, 1998 và 1999. Điều này chứng tỏ sự hạn chế
trong hiệu quả tác động của các công cụ CSTT của NHNN, thể hiện sự thiếu chủ động,
linh hoạt và khả năng truyền dẫn tác động chậm chạp.
Hoạt động tái cấp vốn bước đầu đã hình thành cơ chế cho vay bù đắp sự thiếu hụt
tạm thời về nguồn vốn của NHNN đối với các ngân hàng, tạo ra kênh cung ứng vốn tín
dụng ngắn hạn có kiểm soát của NHNN. Tuy nhiên, việc tái cấp vốn mới chỉ thực hiện
chủ yếu tại 4 NHTM Nhà nước và hơn 70% các khoản vay dành cho mục tiêu chỉ định.
Hiệu lực tác động của công cụ này thấp, không có tác dụng kích thích nhu cầu tiền tệ
của các TCTD và tác động tới lãi suất thị trường. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất tái
cấp vốn được quy định cứng nhắc, xa rời lãi suất thị trường và chỉ điều chỉnh nhằm phù
hợp với lãi suất thị trường hơn là điều tiết thị trường.
Bên cạnh đó, do NHNN không quy định phải tính DTBB đối với tiền gửi có kỳ
hạn trên 12 tháng nên khả năng kiểm soát và điều tiết M2 của NHNN còn hạn chế. Việc
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
13
14Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
trả lãi tiền gửi vượt DTBB đã không khuyến khích cả TCTD tận dụng tối đa nguồn vốn.
Thêm vào đó việc quản lý vốn khả dụng của các NTHM còn yếu, chưa chủ động trong
dự báo dẫn đến tình trạng có thời kỳ các NHTM để dự trữ dư thừa nhiều, hạn chế các

hoạt động của thị trường tiền tệ, nhất là hoạt động cho vay ngắn hạn hoặc qua đêm giữa
các ngân hàng, có lúc gây ra thiếu phương tiện thanh toán trầm trọng.
Các công cụ hiện hành không cho phép NHNN có thể điều chỉnh linh hoạt lượng
vốn khả dụng trong điều kiện dư thừa. Tình trạng dự trữ dư thừa không mong muốn tại
các ngân hàng bắt đầu từ năm 1994 và kéo dài đến năm 2000 là cho các ngân hàng phải
chịu áp lực mạnh về chi phí vốn, đồng thời giảm hiệu quả tác động của CSTT, đặc biệt
công cụ tái cấp vốn. Các công cụ này tỏ ra thiếu chủ động trong việc điều chỉnh lượng
tiền cung ứng. Điều này thể hiện rõ trong hai năm 1998-1999 khi trần lãi suất cho vay
liên tục giảm nhưng khối lượng tín dụng không tăng tương ứng, đồng thời giá cả và sản
lượng giảm liên tục.
Hiệu quả của CSTT thấp còn bởi vì chúng chỉ tác động được qua kênh truyền dẫn
duy nhất là kênh tín dụng của hệ thống ngân hàng. Các kênh tác động khác như lãi suất
và thị trường tài chính chưa phát huy do thị trường tiền tệ và chứng khoán chưa hoạt
động. Vì vậy, tác động của CSTT trong giai đoạn này chủ yếu thông qua tác động về
khối lượng.
Để khắc phục nhược điểm này, bên cạnh việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các
công cụ hiện có cũng như kênh truyền dẫn tác động, việc đưa vào áp dụng các công cụ
CSTT gián tiếp có khả năng tác động đến lãi suất và khối lượng vốn của nền kinh tế là
cấp thiết. Một trong những công cụ đó là nghiệp vụ thị trường mở. Chính vì vậy, sự
hình thành thị trường mở trở thành mục tiêu của NHNN trong việc hoàn thiện công cụ
CSTT trong giai đoạn này.
2.1.2. Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán nợ
Trước năm 1990, nền kinh tế Việt Nam được tài trợ từ các trung gian tài chính mà
chủ yếu là các ngân hàng. Từ đầu thập niên 1990s, tình trạng này đã được cải thiện.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
14
15Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
Nhiều người có nhu cầu vốn đã bắt đầu làm quen với hình thức huy động vốn trực tiếp
từ công chúng trên cơ sở sử dụng các giấy tờ có giá với các thời hạn khác nhau. Đây là
điều kiện nền tảng cho hoạt động thị trường mở. Các thị trường chứng khoán nợ (ngắn

hạn và dài hạn) đã ra đời và phát triển, đó là thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu
doanh nghiệp.
Trái phiếu chính phủ đã trở thành nguồn bù đắp chi tiêu ngân sách phổ biến từ
năm 1994 khi Chính phủ bắt đầu phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái
phiếu công trình. Từ năm 1995, tín phiếu kho bạc đã bắt đầu được phát hành theo hình
thức đấu thầu tại NHNN với số lượng trúng thầu ngày càng tăng. Lượng tín phiếu kho
bạc trúng thầu qua NHNN đã tạo cơ sở tiền đề về hàng hoá ban đầu cho hoạt động thị
trường mở sau này. Bên cạnh trái phiếu chính phủ, một số chứng khoán nợ của doanh
nghiệp cũng được phát hành, trong đó chủ yếu là các kỳ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên
các giao dịch đối với trái phiếu doanh nghiệp là nhỏ bé và tự phát.
Mặc dù thị trường giao dịch trái phiếu chưa phát triển nhưng cũng đã tạo ra những
điều kiện tiền đề cho sự vận hành của thị trường mở.
2.1.3. Xu thế hội nhập kinh tế
Xu hướng toàn cầu hoá các hoạt động thương mại và tài chính đã ảnh hưởng đến
các chính sách kinh tế vĩ mô và các công cụ CSTT ở hầu hết các nước trên thế giới.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Xu hướng toàn cầu hoá tất yếu dẫn đến trào lưu
liên minh khu vực và tự do hoá các thị trường tài chính khu vực. Trào lưu này đòi hỏi
các công cụ CSTT phải đảm bảo mối liên hệ linh hoạt giữa các cân bằng nội và cân
bằng ngoại. Nghiệp vụ thị trường mở, với cơ chế hoạt động chủ yếu dựa vào thị trường,
là công cụ CSTT thích hợp nhất tại hầu hết các quốc gia. Thông qua nghiệp cụ thị
trường mở, NHTW có thể tác động trực tiếp và nhanh chóng đến các mục tiêu hoạt
động. Bên cạnh đó, nghiệp vụ thị trường mở đang trở thành một công cụ CSTT phổ
biến ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt
Nam trong việc học hỏi kinh nghiệm và tổ chức hoạt động của thị trường mở tại Việt
Nam.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
15
16Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
2.2. Quá trình hình thành và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Nghiệp
vụ thị trường mở

Quy chế đầu tiên về nghiệp vụ thị trường mở được Thống đốc NHNN ban hành
kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 9/3/2000 là mốc quan trọng đánh
dấu sự phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam. Ngày 5/1/2007, Thống đốc NHNN đã
ban hành Quy chế về nghiệp vụ thị trường mở kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-
NHNN và Quy chế này được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN
ngày 30/9/2008. Qua các lần sửa đổi, hệ thống pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn, làm
tiền đề cho sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở nói riêng và thị trường tiền tệ Việt
Nam nói chung.
2.3. Diễn biễn hoạt động thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2010 – đầu
năm 2013
2.3.1. Hàng hóa giao dịch trên thị trường mở
CTCG
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005-đầu
năm 2013
Tín phiếu KBNN X X X X X X
Tín phiếu NHNN X X X X X X
Trái phiếu CP X X X
Trái phiếu KBNN X X X
Trái phiếu đầu tư X

Trái phiếu CP (QHTPT
phát hành)
X
Trái phiếu địa phương
(UBND Hà Nội)
X
Trái phiếu địa phương
(UBND tp.HCM)
X
Bảng 2.1: Hàng hóa giao dịch trên thị trường mở qua các năm
( Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
16
17Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
Theo điều 8 tại Quyết định Số 85 /2000/QĐ-NHNN14 NGÀY 9 THÁNG 3 Năm
2000 CỦA Thống đốc NHNN quy định các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua
thị trường mở là Tín phiếu Kho bạc và Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Từ đó đến nay,
hàng hóa trên thị trường mở ngày càng được đa dạng hóa qua các năm.
2.3.2. Thành viên tham gia vào thị trường mở
Số lượng
thành viên
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm

2010
Năm
2011
Năm
2012
NHNN VN 1 1 1 1 1 1 1
NHTM NN 5 3 3 3 3 3 3
NHTM CP 23 32 38 38 38 39 39
Ngân hàng
nước ngoài
11 14 14 14 15 16 16
Ngân hàng
liên doanh
2 4 4 4 4 4 4
Công ty tài
chính
1 1 1 1 1 1 1
Qũy tín
dụng NHTW
1 1 1 1 1 1 1
Tổng thành
viền
44 56 62 62 63 64 64
Bảng 2.2: Số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở qua các năm
( Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Số lượng thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở ngày càng càng tăng, năm
2012 có 39 NHTM cổ phần, 4 Ngân hàng lien doanh, 16 Ngân hàng nước ngoài tham
gia Như vậy số lượng thành viên tham gia tang lên và không chỉ là NHTM mà còn có
sư tham gia của ngân hàng nước ngoài và các công ty tài chính.
2.3.3. Doanh số giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở

ĐVT: Tỷ đồng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
17
18Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
Năm Doanh số trúng thầu
Số phiên giao
dịch trong
Mua Bán Tổng số
2010 2.101.420,401 7.294,919 2.108.715 491
2011 2.796.543,000 2.804.472 5.601.015 378
2012 341.701,960 394.001,365 735.703,33 431
Bảng 2.3: Tổng doanh số giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở qua các năm
( Nguồn:Tổng hợp từ trang Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam)
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh số giao dịch qua 2 năm 2010 và 2011 là rất
lớn. Năm 2011, tổng doanh số giao dịch là 5.060.015 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với tổng
khối lượng giao dịch năm 2010. Cụ thể:
Năm 2010, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng thông qua việc điều hành linh
hoạt nghiệp vụ thị trường mở, giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua
việc điều hành thị trường mở 1 cách linh hoạt, trong đó chủ yếu theo hướng là chào
mua GTCG với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Đầu năm 2010, khối lượng trúng thầu trong
khoảng 2 tuần trở lại phổ biến với khối dưới 1000 tỷ VND – đây là mức tương đối thấp,
một số phiên khác đạt 4000 – 6000 tỷ VND với lượng vốn do NHNN hỗ trợ qua OMO
từ 12000 – 15000 tỷ VND; nghiệp vụ thị trường mở được tăng 2 phiên/ngày. Trong
tháng 3 trở đi phổ biến là khối lượng thấp dưới 1000 tỷ đồng, một số phiên đạt 4000 –
6000 tỷ VND, trung bình 10005 tỷ VND/2 phiên. Ngày 3/3/2010, kết quả đấu thầu lên
tới 10005 tỷ đồng/2 phiên/ngày. Ngày 4/3/2010, khối lượng trúng thầu giảm mạnh chỉ
còn 3200 tỷ VND; ngày 10/3 là 2983 tỷ VND; đặc biệt trong các ngày 11, 12 và 15/3
lượng tiền chỉ còn tương ứng 796,454 và 742 tỷ VND, cá biệt đột biến lên tới 12000 tỷ
VND trong phiên thứ 93 ngày 22/3. Cuối tuần đầu tháng 4, NHNN đã tăng thêm phiên

giao dịch buổi chiều trên thị trường mở thay vì chỉ có một phiên buổi sáng. Trong đó
phiên giao dịch buổi sáng cho kỳ hạn 28 ngày và phiên giao dịch buổi chiều cho kỳ hạn
7 ngày. Đồng thời, NHNN bơm 8200 tỷ đồng kỳ hạn 4 tuần với lãi suất 8% và 2500 tỷ
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
18
19Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
đồng kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 7,5%. Trong 9 tháng đầu năm, khối lượng chào
mua bình quân khoảng 5400 tỷ đồng/ phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng
3200 tỷ đồng/ phiên. Ba tháng cuối năm trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, tín
dụng và tổng thanh toán vượt mục tiêu, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành chặt
chẽ hơn nhưng đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. Trong 3 tháng, khối lượng chào mua
bình quân khoảng 7160 tỷ đồng/phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 6970 tỷ
đồng.
Năm 2011
Theo số liệu thống kê về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá năm 2012, NHNN đã
bơm ra thị trường 2.796.543 tỷ đồng, trong khi hút vào 2.804.472 tỷ đồng. Như vậy, cả
năm 2012, NHNN đã hút ròng 7.929 tỷ đồng. Số liệu cụ thể tổng hợp ở bảng số liệu
dưới đây:
ĐVT: Tỷ đồng
Thời gian Cung ứng Hút vào
Cung ứng
ròng
Quý I 1.302.218 1.294.845 7.373
Quý II 997.489 1.060.364 -62.875
Quý III 138.981 120.036 18.945
Quý IV 357.855 329.227 28.628
Tổng
2.796.543,000 2.804.472,000 -7.929
Bảng 2.4: Doanh số giao dịch theo quý năm 2011( Nguồn: NHNN)
Trong 6 tháng đầu năm 2011, theo số liệu thống kê về hoạt động thị trường mở

thông qua mua bán giấy tờ có giá năm 2011, nếu như quý I NHNN đã thực hiện bơm
ròng thì đến quý II NHNN lại tiến hành hút ròng với một lượng rất lớn. Cụ thể, quý I
NHNN đã bơm ròng ra 7373 tỷ đồng, trong đó lượng bơm ra là 1302218 tỷ đồng và hút
vào 1294845 tỷ đồng. Quý II, NHNN có thực hiện hút ròng lên tới 62875 tỷ đồng, tuy
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
19
20Đề án môn học: Tài chính tiền tệ GVHD: Ths. Phạm Văn Sơn
nhiên cả lượng bơm vào và hút ra đều giảm so với quý I. Đặc biệt lượng bơm ra quý II
là 997489 tỷ đồng, giảm 304729 tỷ đồng so với quý I, tương đương 23,4%.
Trong 6 tháng cuối năm, NHTW tiếp tục bơm, hút tiền vào lưu thông, nhưng
lượng tiền cung ra vẫn lớn hơn lượng tiền hút về. Cụ thể, trong quý III, lượng tiền cung
ứng ròng đạt 18945 tỷ đồng, và dến quý IV, con số này đã tăng lên 28628 tỷ đồng.
Năm 2011 nền kinh tế có lạm phát cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM khó khăn, đặc biệt là các NHTM cổ
phần quy mô nhỏ. Trước diễn biến đó, NHNN sử dụng linh hoạt thị trường mở, kết hợp
với cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM có khó khăn về thanh
khoản. Như vậy, tất cả những sự điều chỉnh trên đều cho thấy quyết tâm kiềm chế lạm
phát mà hiện nay đang được Chính phủ đang ưu tiên hàng đầu.
Năm 2012
Theo số liệu thống kê về nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá năm 2012, NHNN đã
bơm ra thị trường 341704,96 tỷ đồng, trong khi hút vào 394001,365 tỷ đồng. Như vậy,
cả năm 2012, NHNN đã hút ròng 52296,405 tỷ đồng. Số liệu cụ thể tổng hợp ở bảng số
liệu dưới đây:
ĐVT: Tỷ đồng
Quý Cung ứng Hút về
Cung ứng
ròng
I 203.206 289.036 -85.830
II 18.871 22.376 -3.505
III 61.029,96 45.889,365 15.140,595

IV 58.598 36.700 21.898
Tổng 341.704,96 394.001,365 -52.296,405
Bảng 2.5: Doanh số giao dịch theo quý năm 2011( Nguồn: NHNN)
SVTH: Nguyễn Thị Ngân-37K15.1
20

×