Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tài liệu ĐỀ TÀI "HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.91 KB, 44 trang )

ĐỀ TÀI
"HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ"

T r a n g 1
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ ..................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và
rất quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Nền kinh tế từ tình trạng hàng
hoá khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và
nền kinh tế. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế- xã hội.
Thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực
hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Trong những thành tựu đó có bước
phát triển mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp. Chúng ta đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ
thuật vào sản xuất đưa sản lượng lương thực, thực phẩm của nước ta không ngừng tăng trưởng. Từ
chỗ là nước thiếu lương thực đến nay chúng ta đã trở thành một trong những nước đứng hàng đầu
thế giới về xuất khẩu lương thực. Có được kết quả đó là có sự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia
đình. Thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hộ sản xuất trong đó
trọng tâm là hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Từ định hướng và chính sách về phát
triển kinh tế hộ sản xuất đã giúp cho ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp nói
riêng thí điểm, mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay kinh tế hộ sản xuất, đa dạng hoá
trong đầu tư. Trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả của đồng vốn cho vay và khả
năng quản lý, sử dụng vốn của các hộ gia đình cho sản xuất kinh doanh mở rộng thêm ngành nghề
tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả được vốn cho Nhà nước. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ chế chính sách, hành lang pháp lý và những tác động của cơ
chế thị trường, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đáp ứng đầy đủ kịp thời có
hiệu quả nhu cầu về vốn cho hộ sản xuất phát triển kinh tế.
Nhu cầu vốn đòi hỏi rất lớn từ nội lực các gia đình từ ngân sách và từ nguồn vốn tín dụng


Ngân hàng. Do đó đòi hỏi phải mở rộng đầu tư vốn cho kinh tế hộ để tận dụng, khai thác những
tiềm năng sẵn có về đất đai, mặt nước, lao động, tài nguyên làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải
thiện đời sống nhân dân. Làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp và nông thôn.
Bình Giang là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Hải Dương là một huyện nông nghiệp, có
tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp, đồng thời có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được những thành tựu to
lớn góp phần vào sự tăng trưởng chung của Tỉnh. Thực hiện mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế
– xã hội của Đại hội đảng bộ Huyện Bình Giang lần thứ XXII đề ra: "Phát huy mọi nguồn lực, tiếp
tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phát triển sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện vững chắc, tận dụng lợi thế địa phương, phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát
triển đa dạng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống."
Xuất phát từ những luận cứ và thưc tiễn trên qua khảo sát cho vay vốn đến hộ sản xuất tại
Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Bình Giang. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “
Những giải pháp nhằm mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp & phát triển
nông thôn Huyện Bình Giang” Nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng
nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Tuy
nhiên, về đề tài rất rộng và phức tạp, trình độ của bản thân Tôi còn nhiều hạn chế, việc thu thập tài
liệu và thời gian nghiên cứu có hạn, do đó không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Rất
mong được các thầy cô giáo của Trường đại học tài chính kế toán Hà Nội và Ban giám đốc Ngân
hàng nông nghiệp huyện Bình Giang quan tâm giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I
HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ.
I - HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỘ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.
1. Khái quát chung về hộ sản xuất.
Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử
dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà
nước quy định.
Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản

chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể
trong các quan hệ dân sự đó. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong
quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó.
1.1. Đại diện của hộ sản xuất :
Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi ích chung của hộ. Cha
mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành
viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại
diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
cả hộ sản xuất.
1.2. Tài sản chung của hộ sản xuất :
Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập lên hoặc
được tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản chung của hộ sản xuất.
1.3. Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất:
Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do
người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản
chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ, thì các
thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
1.4. Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất :
Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động, có các điều kiện về đất đai, mặt nước nhưng thiếu
vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường nên sản xuất kinh doanh
còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và cơ chế chính sách, về
vốn thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chế thị
trường.
2. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với nền kinh tế :
Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Là động
lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn lực vốn, lao động, tài nguyên, đất đai đưa vào sản
xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội. Là đối tác cạnh tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình
đó để cùng vận động và phát triển. Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất, kinh doanh tiết kiện được chi

phí, chuyển hướng sản xuất nhanh tạo được quỹ hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu tăng thu cho
ngân sách nhà nước.
Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị trường vốn, thu hút
nhiều nguồn đầu tư.
Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, tao điều kiện cho kinh tế hộ
phát triển đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo được nhiều việc làm cho người
lao động góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ và đời sống
của người dân. Thực hiện mục tiêu “ Dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh “ Kinh tế hộ
được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sôi động, sử dụng có
hiệu quả hơn đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh tế hộ nông
thôn và một bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực,
thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản, sản xuất các ngành nghề thủ
công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
II-VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT.
1. Khái niệm Ngân hàng thương mại :
Là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng. Hoạt động chủ yếu và
thường xuyên của các Ngân hang thương mại là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiến đó để cho vay, đầu tư, và để chiết khấu, làm phương tiện thanh toán.
2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất
- Đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng
thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản
xuất. Tăng sản phẩm cho xã
hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất.
- Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp với
tín hiệu của thị trường.
- Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, góp
phân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
- Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa
chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. Tạo nhiều việc làm cho người lao động.

- Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn, tình trạng bán lúa non...
Kinh tế hộ sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá không có giới hạn về phương
diện kinh tế xã hội mà phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật,
quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ sản xuất.
Nên cần phân loại hộ theo những căn cứ thực tiễn để có quyết sách phù hợp kể cả việc đầu
tư của ngân sách nhà nước và việc đầu tư của tín dụng Ngân hàng.
. Nhà nước cần có chính sách tài trợ qua thuế. Điều tiết lại cho ngân sách cơ sở ( xã,
phường ) để đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh tế hộ phát triển. Sử dụng lợi thế đòn bẩy tín
dụng để đầu tư kích thích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng
hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngân hàng thực hiện mở rộng đầu tư kinh tế hộ gia đình, thực hiện mục tiêu của Đảng và
nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn cho vay cho thấy cơ chế hiện nay vẫn còn nhiều
bất cập như quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn, cách xử lý tài sản thế chấp giải quyết
như thế nào ? đấu mối với các ngành ra sao ?, sự không đồng bộ ở các văn bản dưới luật đã làm
cho hành hanh pháp lý do hoạt động Ngân hàng vẫn còn khó khăn, chưa mở ra được, việc cho vay
tín chấp người vay không trả được thì các tổ chức đoàn thể chịu đến đâu ? thực tế họ chỉ chịu trách
nhiệm còn rủi ro, tổn thất vẫn là Ngân hàng phải chịu. Nếu không có những giải pháp để tháo gỡ
thì Ngân hàng không thể mở rộng đầu tư vốn cho kinh tế hộ.
2.1 Nhu cầu vốn của hộ sản xuất để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng các
ngành nghề khác.
2.1.1 - Thực trạng các hộ sản xuất trước khi có chủ trương của Nhà nước về cho vay kinh tế
hộ.
Trước khi có chủ trương của nhà nước về phát triển kinh tế hộ sản xuất nhìn chung kinh tế
hộ gia đình rất khó khăn,do năng suất lao động thấp, giá trị sản phẩm làm ra không nhiều,sản xuất
kinh doanh theo kiểu nhỏ lẻ, công cụ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém. Từ khi có chủ
trương của nhà nước về phát triển kinh tế hộ, Các hộ nông dân được giao đất, giao rừng, mặt nước,
được tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhưng để khai thác được tiềm năng đó nếu không có sự
đầu tư của nhà nước, không có vốn tín dụng Ngân hàng thì các hộ không thể mở rộng được sản
xuất kinh doanh và không mở mang được ngành nghề mới. Do đó để thực hiện chủ trương của

Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế hộ đòi hỏi bên cạnh những chủ trương đúng chúng ta cần
phải có cơ chế mở rộng đầu tư vốn cho phát triển kinh tế hộ kết hợp với chuyển giao khoa học kỹ
thuật, công nghệ để các hộ sản xuất phát huy quyền tự chủ của mình, tận dụng sức lao động và các
tiềm năng sẵn có tạo ra sản phẩm làm giầu cho mình và cho xã hội
2.1.2 Quan điểm và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hộ sản
xuất.
Một trong những thay đổi quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế những năm qua là
sự khẳng định chủ trương : “ Phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước “. Khẳng định sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau như là
một tất yếu khách quan trên con đường đi lên của đất nước”. Tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp,
mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.. Kinh tế hộ được xác định là những đơn vị
kinh tế tự chủ đã được khuyến khích phát triển theo khả năng về vốn, lao động và đất đai. Thực
hiện chính sách xoá bỏ quan hệ bao cấp và áp đặt của nhà nước với nông dân. Thực hiện phân phối
theo lao động. Nông dân chỉ có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nhà nước và thực
hiện các nghĩa vụ hợp đồng với các tổ chức kinh tế cung cấp các yếu tố sản xuất cho hộ. Sản phẩm
còn lại thuộc người sản xuất và có toàn quyền quyết định. Các chủ trương đó được thể hiện rõ ở
các Nghị quyết của Đảng bắt đầu từ Chỉ thị 100 của Ban bí thư khoá V được coi là điểm đột phá đề
ra giải pháp tình thế chặn đà suy thoái của kinh tế nông nghiệp. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại
hộ Đảng lần thứ 6, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 5 tháng 4 năm 1998 về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp được đánh giá là bước ngoặt quan trọng của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh
tế nông nghiệp nông thôn nước ta. Từ các chủ trương, quyết sách đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế hộ phát triển đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các hộ gia đình làm dịch vụ phục vụ cho
nông nghiệp. Tuy vậy sự phát triển của kinh tế hộ cũng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu về phát triển kinh tế xã hội, còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, còn nhiều lao động chưa
có việc làm, nhiều hộ vẫn lâm vào cảnh nghèo đói. nguyên nhân của những tồn tại đó có nhiều, có
cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, cả về chủ trương chính sách và quá trình tổ chức thực
hiện các chủ trương, chính sách đó. Trong các nguyên nhân đó có một nguyên nhân không kém
phần quan trọng là thiếu vốn. Đó là vấn đề cần được nghiên cứu tháo gỡ để kinh tế hộ sản xuất
không ngừng phát triển đi lên theo định hướng, chủ trương của Đảng và nhà nước.
3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất

Việt nam có hơn 60% lao động sống ở nông thôn và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông
nghiệp. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp nhằm hiện đại hoá nông thôn. Hàng loạt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nông nghiệp được
tiến hành, như chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, hỗ trợ khi gặp thiên tai, khó khăn...; Những chính sách này đã đạt được những
thành tựu đáng kể, đặc biệt là giải phóng sức lao động ở nông thôn, khuyến khích mọi người dân
phát huy sức người, sức của để xây dựng quê hương đất, đất nước.
Để thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà nước ta đã đề ra
những hướng phát triển chính cho nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn tới:
Tiếp tục củng cố xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp và nông thôn để tạo điều kiện
thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;
Xác lập và hoàn thành cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm tăng năng suất và sản lượng
hàng hoá nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước;
Giải quyết tốt các khâu bảo quản, chế biến, vận chuyển nông phẩm, giảm thiểu hư hao, mất
mát, lãng phí nông phẩm, làm tốt cầu nối giữa sản xuất và thị trường trong nông nghiệp. Tổ chức
tốt thị trường tiêu thụ, mở rộng thị phần nông sản Việt nam trên thị trường khu vực và quốc tế;
Kiện toàn quan hệ sản xuất mới, củng cố mô hình HTX mới, phát huy vai trò kinh tế hộ và
trang trại, tiếp tục phát triển mô hình liên kết đa thành phần kinh tế, những mô hình có ưu thế để xã
hội hoá, sản xuất hàng hoá cao hơn, giải phóng sức sản xuất để phát triển;
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nông thôn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của công cuộc
CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế đất nước,
vì thế chính phủ, các ngành các cấp và ngành Ngân hàng có nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế
chỉ đạo về đầu tư cho ngành nông nghiệp và nông thôn nói chung, cũng như đầu tư cho hộ sản xuất
nói riêng.
Ngày 30/03/1999, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về một số chính
sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngày 16/04/1999, Thống
đốc Ngân hàng nhà nước có văn bản số 320/CV-NHNN14, hướng dẫn thực hiện một số nội dung
trong Quyết định 67 của Thủ tướng chính phủ và giao cho Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt
nam chịu trách nhiệm chủ yếu tổ chức thực hiện. Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp & PTNT

Việt nam có văn bản 791/NHNo-06, về việc thực hiện một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm triển khai cụ thể các chủ trương lớn của chính phủ và
Ngân hàng nhà nước. Ngày 15/08/2000 Ngân hàng nhà nước có Quyết định số 284/2000/QĐ-
NHNN1 Quy định cơ chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Ngày 18/01/2001,
NHNo&PTNT Việt nam có Quyết định số 06/QĐ-HĐQT tiếp tục triển khai cụ thể QĐ 1627 của
Ngân hàng nhà nước về quy định cho vay đối với khách hàng. Những nội chủ yếu của các văn bản
nói trên được thể hiện như sau:
3.1. Về nguồn vốn cho vay.
Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm:
+ Vốn Ngân hàng huy động
+ Vốn ngân sách nhà nước
+ Vốn vay các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài
Để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn của chính phủ, các Ngân hàng
thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình thường tại cùng
thời điểm, mức lãi suất cao hơn tối đa 1%/năm. Có thể huy động bằng vàng để chuyển đổi số vàng
huy động được thành đồng việt nam để cho vay.
3.2. Đối tượng cho vay.
NHNo&PTNT Việt namvà các tổ chức tín dụng khác huy động và cân đối đủ nguồn vốn,
đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng tín dụng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao
gồm:
Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như: Vật tư, phân bón, cây giống, con giống,
thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc phòng, chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi...; chi phí nuôi trồng thuỷ sản
(nước ngọt, nước lợ) như: cải tạo ruộng nuôi, lồng nuôi, con giống, thức ăn thuốc phòng, chữa
bệnh...; đánh bắt hải sản như: đầu tư đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, xăng
dầu, nước đá...; chi phí sản xuất muối; chi phí bơm tưới, tiêu nước làm thuỷ lợi nội đồng.
Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ, hải sản và muối.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn;
Mua sắm công cụ máy móc, máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông
thôn như: Máy cày, máy bừa, máy bơm, máy gặt, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy sấy, thiết bị chế
biến, bình bơm thuốc trừ sâu...; mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hoá trong nông nghiệp; xây

dựng chuồng trại nhà kho, sân phơi, các phương tiện bảo quản sau thu hoạch;
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: Điện, đường giao thộng nông thôn, cung cấp nước
sạch, vệ sinh môi trường.
3.3. Lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN và
NHNo&PTNT Việt nam.
Cho vay ưu đãi lãi suất, thực hiện theo quyết định cuả Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn
của NHNN.
3.4. Thời hạn cho vay
Ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luân chuyển
vật tư hàng hoá và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị:
Thời gian cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng
Thời gian cho vay trung hạn, Từ 12 tháng đến 5 năm
Thời gian cho vay dài hạn trên 5 năm
3.5. Bộ hồ sơ cho vay
3.5.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác:
3.5.1.1. Hồ sơ pháp lý:
CMND, hộ khẩu( các tài liệu chỉ cần xuất trình khi vay vốn)
Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh;
Hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác;
Giấy uỷ quyền cho người đại diện( nếu có).
3.5.1.2. Hồ sơ vay vốn:
Hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài
sản: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh.
Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được được quy định tại điểm trên):
+ Giấy đề nghị vay vốn;
+ Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.
3.5.2. Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh của hộ đình cá, cá nhân;

+ Biên bản thành lập tổ vay vốn;
+ Hợp đồng làm dịch vụ.
3.5.3. Hộ gia đình vay thông qua doanh nghiệp: Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên đối với hộ
gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, phải có thêm:
+ Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán;
+ Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay.
3.6. Các hình thức cho vay vốn:
3.6.1. Cho vay trực tiếp.
Cho vay trực tiếp là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu vay vốn giao dịch
trực tiếp với Ngân hàng để vay vốn và trả nợ.
3.6.2. Cho hộ gia đình, cá nhân vay trực tiếp thông qua tổ vay vốn: Tổ vay vốn do các thành
viên là hộ gia đình, cá nhân tự nguyện thành lập, có nhu cầu vay vốn, cùng cư trú tại thôn, xóm
(khóm, ấp), Được vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định.-
3.6.3 Cho vay hộ gia đình, cá nhân có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị,
xã hội.
3.6.3.1. Tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở được bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình
nghèo vay vốn, bao gồm: Hội nông dân việt nam, Hội liên hiệp phụ nữ Viiệt nam, Tổng liên đoàn
lao động Việt nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt nam.
3.6.3.2. Tiêu thức cá nhân, gia đình nghèo: Theo quy định hiện hành của nhà nước.
3.6.3.3 Quy trình cho vay:
* Cá nhân, hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay vốn được bảo lãnh bằng tín chấp gửi đến
NHNo nơi cho vay:
- Giấy đề nghị vay vốn;
- Giấy bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội.
* NHNo nơi cho vay tiến hành quy trình xét duyệt cho vay theo các bước như quy định hiện
hành.
Tổng giám đốc NHNo Việt nam quy định mức cho vay tối đa cho hộ gia đình, cá nhân được
bảo lãnh bằng tín chấp phù hợp theo từng thời kỳ.
3.7. Bảo đảm tiền vay:
Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp mức vay đến 10 triệu đồng;

Những hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất hàng hoá mức cho vay có thể tới 20 triệu đồng và hộ
sản xuất giống thuỷ sản vay vốn đến 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản.
Những hộ vay vượt mức quy định trên, thì phải thế chấp tài sản theo quy định của nhà
nước.
3.8. Xử lý rủi ro:
Các tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong các
trường hơp rủi ro thông thường thì xử lý theo cơ chế chung quy định. Trong trường hợp do nguyên
nhân khách quan, bất khả kháng như: Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh thì nhà nước có chính sách xử lý
cho người vay và Ngân hàng cho vay như: xoá, miễn, khoanh, dãn nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH GIANG
I - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHNo&PTNT BÌNH GIANG
1. Đặc điểm địa bàn NHNo&PTNT bình Giang
Bình Giang là huyện nông nghiệp, nằm ở cửa ngõ phía tây dọc đường 5A Hà nội xuôi Hải
Phòng thuộc tỉnh Hải Dương với diện tích tự nhiên là 10.515 ha, trong đó diện tích canh tác 7.535
ha. Có 17 xã và1 thị trấn dân số 106.849 người, 26.231 hộ, số người trong độ tuổi lao động chiếm
trên 48% có quốc lộ 5A chạy qua, thuận lợi cho phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế trong vùng
và cả nước. Trên địa bàn huyện có 1 doanh nghiệp trung ương, 2 doanh nghiệp tư nhân và 1 doanh
nghiệp có 100% vốn nước ngoài, 2 doanh nghiệp tư nhân, 2 HTX vận tải và gần 11 ngàn hộ sản
kinh doanh trong đó có 3.400 hộ nông dân nghèo. Bình Giang có ưu thế về các nghề tiểu thủ công
nghiệp phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng cây ăn quả lâu năm.
2. Giới thiệu Ngân hàng No&PTNT huyện Bình Giang
Là một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn trên địa bàn huyện có tổ chức
màng lưới rộng khắp toàn huyện. Với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận nông
nghiệp, nông thôn và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn. NHNo đã và đang giữ vai trò chủ
đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tín dụng ở nông thôn.
Từ một chi nhánh Ngân hàng có nhiều khó khăn khi mới thành lập: Thiếu vốn, chi phí kinh
doan cao, dư nợ quá hạn lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, trình độ nghiệp vụ non kém, tổn thất
rủi ro cao, kinh doanh thua lỗ...; Nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, chi nhánh

Ngân hàng nông nghiệp Bình Giang không những đã khẳng định được mình, mà còn vươn lên phát
triển trong cơ chế thị trường. Thật sự là một chi nhánh của một Ngân hàng thương mại quốc doanh
lớn, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng mở rộng tới tất cả các dịch vụ tài chính- Ngân hàng hiện
đại.
Hiện nay, NHNo Bình Giang có 1 hội sở chính và 1 Ngân hàng cấp 3 trực thuộc Ngân hàng
Huyện. Nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả, uy tín của Ngân hàng nông nghiệp ngày càng được
nâng cao và trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con nông dân.
Với trách nhiệm của một ngành cung ứng vốn cho phát triển kinh tế địa phương. Ngành
Ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Bình Giang nói riêng đã có những đóng
góp tích cực phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là những năm gần
đây, trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay các chương trình chuyển dịch cơ cấu của tỉnh, thể hiện
thông qua tăng trưởng khối lượng tín dụng và thay đổi cơ cấu đầu tư qua các năm.
Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Bình Giang nói riêng đã bước
vào một thời kỳ cải cách, chuyển đổi nền kinh tế; Từng bước xoá bỏ mô hình kinh tế tập trung kế
hoạch hoá, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN, đã đi dần vào thế ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự đổi mới mạnh
mẽ nền kinh tế của Tỉnh, Bình Giang đã dần thay đổi và thích ứng với nền kinh tế hàng hoá, công
tác tài chính tiền tệ tín dụng được được chấn chỉnh và đổi mới.
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ
trọng nông nghiệp- công nghiệp với diện tích gieo trồng của cả huyện là 15.008 ha đạt 108% trong
đó có diện tích lúa 2 vụ là 13.125 ha đạt 109%, diện tích cây xuân hè 163 ha, diện tích cây hè thu là
95 ha, diện tích cây hè đông là 1.625 ha. Năng xuất lúa cả năm là 115,8/ha (vụ chiêm xuân 61,3
tạ/ha, vụ mùa 54,51 tạ/ha). Tổng sản lượng thóc đạt 75.968 tấn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh, tốc độ tăng 10,4%, công nghiệp hoá
nông nghiệp bước đầu phát triển.;
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đạt kết quả quan trọng (Đặc biệt là đường giao thông,
các công trình thuỷ lợi, điện, giáo dục, thông tin truyền thanh)
Công tác tài chính tiền tệ, tín dụng được chấn chỉnh và đổi mới.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng của địa
phương. Hợp tác xã nông nghiệp cũ đang tích cực đổi mới mô hình hợp tác xã đa dạng và tự

nguyện đang hình thành; kinh tế gia đình phát triển.
2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp và nông thôn:
Trong những năm qua nông nghiệp phát riển với tốc độ cao, tăng trưởng bình quân đạt
4,55%/ năm năng suất lúa tăng bình quân 7,6%/ năm.
Cơ cấu cây trồng đang chuyển đổi dần theo hướng tăng nhanh sản lượng cây ăn quả, cây
công nghiệp, thực phẩm, rau màu có giá trị kinh tế.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản
phẩm chăn nuôi, đàn lợn, đàn bò, thủy sản cũng tăng nhanh có giá trị kinh tế cao.
Cơ cấu kinh tế nông thôn: Các làng nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển,
các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vu được khuyến khích. Các
thành phần kinh tế trong nông thôn được quan tâm phát triển.
Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: Được sự hỗ trợ một phần của nhà nước, kết hợp
với huy động vốn và công sức của nhân dân, kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn đã được xây
dựng khá hoàn chỉnh: Cơ giới hoá từng bước được khôi phục và phát triển ở một số khâu, hệ thống
giao thông nông thôn phát triển khá nhanh, hệ thống các trạm bơm, kênh mương tưới tiêu khá hoàn
chỉnh...
Đời sống nhân dân nông thôn: Qua 11 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế phát triển
nhanh, đời sống nhân dân được tăng lên một bước, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể.
2. Tình hình huy động
2.1- Phương pháp huy động vốn.
Xác định Ngân hàng thương mại là phải “ Đi vay để cho vay“, do đó không thể trông chờ
vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của
mình. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn, cả về hình thức lãi suất huy động. Kết hợp
giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn. Sử dụng các hình thức huy động vốn
như: Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu các loại, với thời hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận
động mở tài khoản tư nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, Vay các tổ chức tín
dụng khác...
Với mạng lưới rộng khắp toàn Huyện. Có 1 trụ sở tại trung tân huyện và 1 chi nhánh cấp 3
trực thuộc Huyện.
Trong những năm qua NHNo Bình Giang luôn là một trong những Huyện có thành tích

xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân địa
phương.
Vốn đầu tư cho nông nghiệp được huy động từ 2 nguồn: nguồn trong nước và nguồn nước
ngoài. Trong đó vốn trong nước có tính chất quyết định, vốn nước ngoài có vị trí quan trọng.
2.2. Kết quả huy động vốn.
Tổng nguồn vốn năm 2002 đạt 48 tỷ tăng so với năm 2001 là 9 tỷ bằng(+25%). Bình quân
đầu người đạt 1,7 tỷ
Cơ cấu nguồn vốn như sau:
Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi của các tổ chức kinh tế 25 tỷ, tăng 5 tỷ so với năm 2001.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm 10 tỷ, tăng 2 tỷ so năm 2001.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên 13 tỷ, tăng 3 tỷ so với năm 2001.
* Số liệu các dự án như sau:
TT Tên dự án Năm 2000 Năm 2001 9 tháng Năm
2002
So sánh
2000 2001
1 Nội địa 21.708 29.955 45.232 +23.524 +15.277
Uỷ thác 9.464 13.944 15.376 +5.912 +1.432
3 WB 2.418 2.323 2.015 - 403 -308
4 ADB 989 936 911 - 78 -25
5 RDF 6.057 8.598 8.708 +2.651 +110
FRP 2.087 2.035 +2.035 -52
AFD II 0 1.707 +1.707 +1.707
Tổng cộng 31.172 43.899 60.699 +29.436 +16.709
Nguồn vốn NHPVNg : 31/12/2001 là 13.321 Triệu đ tăng so với năm 2000 là 1.930 Triệu đ
31/12/2000 là 11.391 Triệu đ
31/12 Năm 2002 là 14.757 Triệu đ
Tăng so với năm 2001 là1.436 Triệu đ
3. cho vay.
3.1. Phương pháp cho vay.

Hiện nay các Chi nhánh trên địa bàn đang áp dụng hai phương pháp cho vay chính đó là
cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp thông qua các tổ nhóm liên doanh với hình thức uỷ quyền
bán phần cho các tổ chức đoàn thể:
3.1.1 - Cho vay trực tiếp tới hộ gia đình:
- Phạm vi áp dụng : Có thể áp dụng được với tất cả các loại hộ có nhu cầu vay khác nhau.
a - Quy trình cho vay:
+ Cán bộ chuyên quản nhận hồ sơ xin vay (đơn xin vay, dự án vay vốn, tờ khai thế chấp tài
sản) có nhiệm vụ thẩm định đơn xin vay, dự án xin vay nếu không đủ điều kiện cho vay thì trả lại
hồ sơ cho khách hàng để khách hàng chủ động tìm nguồn vốn khác. Nếu dự án xin vay có khả năng
thực thi thì viết phiếu hẹn khách hàng.
Cán bộ chuyên quản thống nhất mức vốn cho vay, thời hạn vay và mức lãi suất với khách
hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn.
Trường hợp phải đi tái thẩm định (đối với những món vay lớn) Trưởng phòng tín dụng tập
hợp hồ sơ trong ngày, cử cán bộ đi tái thẩm định. Người được cử đi tái thẩm định cho vay phải ghi
rõ ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý) ghi rõ họ và tên, chữ ký và phải chịu trách nhiệm
trước Ngân hàng cấp trên, trước pháp luật về việc làm sai trái của mình.
+ Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng tổng hợp hồ sơ kinh tế, kỹ thuật của dự án, đối
chiếu với nguồn vốn hiện còn trình giám đốc phê duyệt ( cho vay hoặc không cho vay) và thông
báo cho khách hàng biết.
+ Trường hợp quyết định cho vay, hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách
hàng lập khế ước cho vay hoặc hướng dẫn vào sổ vay vốn.
Sau khi hoàn tất các khâu công việc trên đây. Bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn cho
bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán và tổ chức giải ngân. Bộ phận tín dụng vào
sổ thống kê theo dõi cho vay.
+ Tổ chức giải ngân: Giải ngân tại trụ sở Ngân hàng. Khách hàng trực tiếp đến nhận tiền
vay.
+ Kiểm tra sử dụng vốn :
Chậm nhất sau 03 tháng (Theo Quy định của NHNo Tỉnh) kể từ ngày giải ngân lần đầu, cán
bộ tín dụng chuyên quản phải tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, nhằm giám sát người vay sử
dụng vốn đúng mục đích đã cam kết. Các lần kiểm tra sau tuỳ thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất

kinh doanh của từng khách hàng để tiến hành kiểm tra đột xuất hay kiểm tra định kỳ.
+ Quy trình thu nợ, thu lãi:
Trả lãi : Hàng tháng, hàng quý (hoặc theo thoả thuận) khách hàng trực tiếp đem tiền đến trụ
sở Ngân hàng nộp lãi.
Trả nợ: Thực hiện trả nợ trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng.
+ Xử lý kỷ luật tín dụng:
Quá hạn khách hàng không trả được nợ và không được cho gia hạn nợ thì Ngân hàng
chuyển sang nợ quá hạn, và thông báo cho hộ vay vốn, chính quyền địa phương biết để phối hợp
đôn đốc khách hàng trả nợ.
Nếu khách hàng có hành vi chay ì không chịu trả nợ thì Ngân hàng phối hợp với chính
quyền địa phương để xử lý theo pháp luật.
b - Thời hạn cho vay và mức cho vay:
b.1 - Thời hạn cho vay:
- Thời hạn cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Theo quy định chung nhưng
thực tế còn có nơi định kỳ hạn nợ chưa sát với chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển, chu kỳ sản
xuất, kinh doanh của đối tượng vay. Nên gây khó khăn cho việc trả nợ của khách hàng.
- Thời hạn cho vay ngắn hạn: Theo quy định việc định kỳ hạn nợ phải căn cứ vào chu kỳ
luân chuyển vật tư, tiền vốn của đối tượng vay nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thực tiễn có một
số nơi các Chi nhánh, không cần quan tâm đó là đối tượng gì, kể cả đầu tư cho các hộ làm dịch vụ,
kinh doanh thương mại đều định kỳ hạn nợ là 12 tháng. Việc định kỳ hạn nợ như thế này chưa phù
hợp với chu kỳ luân chuyển của từng đối tượng vay, mới giải quyết được khâu giảm bớt quá tải cho
cán bộ tín dụng. Nhưng dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, nợ quá hạn
phát sinh. Đây là vấn đề cần phải xem xét và chấn chỉnh lại trong khâu định kỳ hạn nợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và thanh toán nợ.
b.2. - Mức cho vay:
- Mức cho vay trực tiếp tới từng hộ : Bình quân mới đạt 3,8 triệu/hộ( Tính chung cho cả cho
vay người nghèo). Với mức cho vay này thực tế còn quá thấp so với nhu cầu vốn của các hộ gia
đình. Trong thời gian tới cần phải tìm biện pháp để nâng mức đầu tư bình quân trên 1 hộ gia đình
và mở rộng số hộ được vay vốn. Có như vậy mới đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ gia đình thực
hiện các phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của mình. Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh.
Kết hợp giữa tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung, dài hạn để đầu tư đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt chú trong đầu tư chiều sâu cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành
nghề, các vùng cây đặc sản, các làng nghề thủ công mỹ nghệ, góp phần thực hiện mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn huyện .
Trong quá trình đầu tư vốn phải lấy mục tiêu an toàn vốn là mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng
tín dụng nhưng phải đảm bảo an toàn vốn. Thường xuyên tìm các giải pháp để củng cố và nâng cao
chất lượng tín dụng với phương chậm “ An toàn để phát triển “.
3.1.2- Cho vay gián tiếp thông qua tổ nhóm vay vốn.
Áp dụng đối với những hộ sản xuất nông lâm, ngư nghiệp cùng phát sinh nhu cầu vào một
thời điểm để đầu tư các chi phí giống, phân bón, công lao động và các chi phí sản xuất khác, có
nhu cầu vốn thấp đến 10 triệu đồng.
a. Những điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình cho vay:
+ Cho vay qua tổ nhóm liên doanh được thực hiện thông qua các tổ chức đoàn thể xã và
các chi hội trực thuộc. Các tổ vay vốn phải được thành lập trên cơ sở tự nguyện, có sự hướng dẫn
của các cấp hội. Được chính quyền địa phương công nhận và cho phép hoạt động. Được đặt quan
hệ vay vốn Ngân hàng khi các thành viên có nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh.
+ Tổ vay vốn phải có quy chế hoạt động và người đứng đầu là tổ trưởng hoặc tổ phó thay
mặt khi tổ trưởng đi vắng.
+ Các thành viên trong tổ khi cần vay vốn phải có các điều kiện sau :
Là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương, tham gia sinh hoạt tại các chi hội sở tại.
Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Có
phương án sản xuất kinh doanh thực sự được chính quyền địa phương xác nhận.
Là người đã thành lập gia đình, hoặc làm chủ gia đình. Có tài sản độc lập là nhà, đất ở, có
ruộng canh tác, siêng năng cần cù trong lao động sản xuất. Không mắc bệnh tâm thần, không mắc
các tệ nạn xã hội.
Các thành viên vay vốn phải là người không có nợ dây dưa với tập thể và nhà nước, có
quan hệ vay vốn Ngân hàng sòng phẳng.
+ Người đứng tên nhận nợ với Ngân hàng là từng tổ viên. Tổ trưởng là người đứng tên trên

hợp đồng uỷ thác chịu trách nhiệm, thực hiện các công việc mà Ngân hàng uỷ quyền trong hợp
đồng. Chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các tổ viên, đôn đốc thu
lãi hàng tháng và đôn đốc tổ viên trả nợ khi đến hạn. Cùng với Ngân hàng xử lý nợ quá hạn ( nếu
có)
b. Quy trình cho vay:
- Thủ tục lập hồ sơ xin vay vốn.
+ Các thành viên của tổ có nhu cầy vay vốn phải viết đơn xin vay kiêm phương án sản xuất
kinh doanh, nêu rõ mục đích sử dụng vốn, số tiền xin vay và thời hạn trả nợ. Liệt kê các tài sản.
Đơn xin vay phải có chữ ký của chủ hộ và người thừa kế. Có xác nhận của chính quyền địa phương
(UBND xã sở tại) gửi tổ trưởng.

×