Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tìm hiểu thực trạng ứng dụng chữ kí điện tử tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.82 KB, 23 trang )

Trường Đại Học Thương Mại

Bài thảo luận
Môn: Nguyên
lý Thương Mại
Điện Tử
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng chữ kí điện tử tại Việt Nam
hiện nay.Lấy ví dụ và phân tích mô hình kinh doanh của một nhà
cung cấp dịch vụ chữ kí điện tử bất kì.
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Thị Huyền Trang
Nhóm 2-1455PCOM0111
Hà nội- 2014
1

Mục lục
NỘI DUNG CHÍNH 4
3. Hoạt động kinh doanh: 8
Kết luận 23
Lời mở đầu
Với sự bùng nổ của mạng Internet hiện nay, mạng máy tính đang ngày
càng đóng vai trò thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của toàn xã hội ,
và khi nó trở thành phương tiện điều hành các hệ thống thì nhu cầu bảo mật
thông tin được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết vấn đề xác nhận chữ kí
truyền thống ( kí tay) trong kinh doanh mua bán, việc áp dụng công nghệ
thông tin thay đổi và giúp tối ưu việc xử trí và bảo mật hơn các văn phòng
giao dịch.Người ta đưa ra một cách giải quyết hiệu quả và đó chính là áp
dụng chữ kí điện tử vào công việc.
Tại Việt Nam, tuy nhu cầu về chữ ký số đang tăng lên, nhưng theo thống kê của
Bộ Công Thương, tính đến tháng 9 năm 2010 mới có khoảng 2.500 doanh nghiệp, chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ứng dụng chữ ký số và chứng thư số khi sử
dụng các dịch vụ công trực tuyến mà bộ cung cấp. Đây là con số rất nhỏ so với số lượng


các doanh nghiệp trên cả nước.Các chuyên gia của bộ đánh giá rằng nhiều doanh nghiệp
còn thờ ơ với dịch vụ mới mẻ này là do họ chưa hiểu đúng về những tiện ích cũng như
vai trò quan trọng mà chữ ký số và các giải pháp chữ ký số mang lại cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
2
3
NỘI DUNG CHÍNH
Bài làm của nhóm 2 gồm 3 phần chủ yếu:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về chữ kí điện tử và mô hình kinh doanh của doanh
nghiệp
• Chữ kí điện tử là gì? Vai trò của chữ kí điện tử trong giai đoạn hiện nay?
• Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp ? Các nhân tố của mô hình kinh doanh
trong thương mại điện tử?
Phần 2: Cơ sở thực tiễn từ một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ kí điện tử tại
Việt Nam
• Thực trạng sử dụng chữ kí điện tử tại Việt Nam hiện nay.
• Mô hình kinh doanh của Viettel-CA trong việc cung cấp dịch vụ chữ kí điện tử.
Phần 3: Kết luận.
4
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình Nguyên lý thương mại điện tử.
- Trang web Viettel-ca.vn.
- Trang web www.nhanhieuviet.gov.vn.
5
Bảng đánh giá thành viên
Stt Họ và tên Nhiệm vụ Điểm
đánh giá
11 Nguyễn Thị Gấm Thực trạng sử dụng
chữ kí điện tử tại Việt
Nam

12 Vũ Trường Giang Cơ hội thị trường
13 Nguyễn Thị
Chung Hà
Word và slide
14 Nguyễn Thu Hà
k3.
Môi trường cạnh
tranh
15 Nguyễn Thị Thu
Hà k4.
Mục tiêu giá trị
16 Trương Phương

Mô hình doanh thu
17 Đặng Xuân Hải Thực trạng sử dụng
chữ kí điện tử tại
Việt nam
18 Nguyễn Thu Hằng Sự phát triển của tổ
chức
19 Lê Thị Hiên Chiến lược thị
trường
20 Nguyễn Tài Hiếu Lợi thế cạnh tranh
101 Đỗ Đăng Trường Đội ngũ quản lí
6
I.Khái quát về doanh nghiệp
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà
nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công
ty Viễn thông Quân đội. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện
quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn

thông và công nghệ thông tin. Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng
nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động.
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được
đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và
nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã
đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á , Châu Mỹ , Châu Phi với tổng dân số hơn
190 triệu.
Trụ sở chính: Giang Văn Minh,Kim Mã, Ba Đình , Hà Nội.
Trụ sở giao dịch: Số 1, Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 04. 62556789
Fax: 04. 62996789
Tầm nhìn thương hiệu:
Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và
những nỗ lực đáp ứng của Viettel .
Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể
riêng biệt .
Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu
hiểu nhất.
Ý nghĩa Slogan: “Hãy nói theo cách của bạn”
Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt.Viettel hiểu rằng,
muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng.Và vì vậy, khách
hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình –
“Hãy nói theo cách của bạn”.
Ý nghĩa Logo:
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép.Khi bạn trân trọng
câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép.Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn
thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá
nhân của mỗi khách hàng .
Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét
nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn

hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương
7
Đông).Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và
màu trắng (nhân).Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển
bền vững của thương hiệu Viettel.
2. Website của doanh nghiệp:
Website: www.viettel.com.vn
Đây là website của Viettel bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh của Viettel.
Trên trang website gồm các mục Viettel, thành viên( bao gồm các công ty thành
viên, chi nhánh trên toàn quốc), tin tức, hoạt động doanh nghệp. Ngoài ra còn có
các chuyên mục tuyển dụng, blog, liên kết các trang wed khác.
3. Hoạt động kinh doanh:
+Cung cấp dịch vụ Viễn thông;
+Truyền dẫn;
+Bưu chính;
+Phân phối thiết bị đầu cuối;
+Đầu tư tài chính;
+Truyền thông;
+Đầu tư Bất động sản;
+Xuất nhập khẩu;
+Đầu tư nước ngoài.
4. Doanh thu:
+ Với lợi nhuận đạt gần 20.000 tỷ đồng, Viettel là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất
ngành CNTT-VT tại Việt Nam. Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài tăng gấp 8 lần so với năm
2010.
Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục chìm trong suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu,
nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề và đối mặt với nhiều khó khăn.Trong bối cảnh
đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vẫn tiếp tục kinh doanh hiệu quả, hoàn thành kế
hoạch tăng trưởng doanh thu 28%, đạt trên 117.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 20.000 tỷ đồng,
nộp Ngân sách nhà nước trên 10.000 tỷ đồng – tăng 25% so với 2010.

Với lợi nhuận gần 1 tỷ USD trong năm 2011, Viettel hiện xếp thứ 80 về doanh thu, nhưng
chiếm vị trí thứ 30 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông toàn cầu.Tại Việt Nam, Viettel là
doanh nghiệp có lợi nhuận đứng thứ 2 trong toàn bộ gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt
động. Năng suất lao động bình quân tại Viettel là 4,7 tỷ đồng/người/năm.
Kết quả trên là minh chứng cho 10 năm theo đuổi chiến lược vừa tập trung vào tăng
trưởng, vừa tập trung vào hiệu quả của Viettel nhằm đảm bảo phát triển bền vững.Tại thị
trường trong nước, với việc đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục vụ những nhu cầu đặc thù
của từng nhóm khách hàng riêng như gói cước cho ngư dân SEA+, gói cước 3G không giới hạn
MiMax , Viettel đã phát triển được thêm 8 triệu thuê bao di động mới (phát sinh cước thực)
trong năm 2011.
Năm 2011 cũng đánh dấu sự trưởng thành và đóng góp đáng kể của hoạt động đầu tư
nước ngoài đối với mức doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng (xấp xỉ 500 triệu USD).Sau gần 3
8
năm hoạt động, mạng viễn thông do Viettel đầu tư tại Lào và Campuchia đã lớn nhất cả về thị
phần và mạng lưới ở thị trường sở tại. Tổng lợi nhuận sau thuế của 2 thị trường này đạt gần 70
triệu USD – tăng gấp 8 lần so với năm 2010.Viettel hiện đã đầu tư tại 5 quốc gia (Campuchia,
Lào, Haiti, Mozambique và Peru) với tổng dân số lên tới 86 triệu người – tương đương với dân
số Việt Nam.
Năm 2012, Viettel tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao 20 – 25% cả về doanh thu, lợi
nhuận và năng suất lao động.Ở trong nước, Viettel tập trung đưa mạng 3G có chất lượng và
vùng phủ tương đương 2G, đưa Internet băng rộng đến mọi người và mọi nhà, phát triển
truyền hình trả tiền (Pay TV). Đặc biệt, tiếp theo thành công của mục tiêu “bình dân hóa dịch vụ
viễn thông” trong những năm qua, Viettel sẽ đẩy mạnh thực hiện mục tiêu “bình dân hóa
CNTT”, đưa ứng dụng CNTT vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống. Đối với thị trường
nước ngoài, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu trên 50%, mở rộng đầu tư kinh doanh
thêm 3 – 4 quốc gia với tổng dân số khoảng 100 triệu dân.Như vậy, đến hết năm 2012, tổng
dân số thị trường nước ngoài của Viettel sẽ gấp đôi thị trường Việt Nam, bước đầu đi vào ổn
định và trở thành cơ sở phát triển lâu dài cho những lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất thiết bị viễn
thông và CNTT của Viettel.
Doanh thu năm 2012 của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đạt 140 nghìn tỷ đồng,

tăng trưởng 18,5% so với 2011, vượt kế hoạch năm. Lợi nhuận của Viettel năm 2012 là 27
nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 40%, vượt kế hoạch 21%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
đạt trên 40%, nộp ngân sách nhà nước 11.400 tỷ đồng, tăng 24%, thu nhập bình quân người lao
động tăng 12% so với năm 2011. Viettel đang đầu tư và kinh doanh tại 7 nước, với thị trường
110 triệu dân, gồm 3 nước ở châu Á, hai nước ở châu Phi và hai nước ở châu Mỹ. 4 nước đã
kinh doanh và có lãi với tổng số thuê bao đạt 10 triệu thuê bao.
Doanh thu riêng về dịch vụ viễn thông tại nước ngoài của Viettel đạt gần 600 triệu USD, tăng
trưởng 45%, lợi nhuận mang về nước năm 2012 là 76 triệu USD, tăng trưởng 85%.
Năm 2013, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam(VNPT) ước đạt
119.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 102,53% so với năm 2012. Nộp ngân sách nhà nước
phấn đấu đạt 7.894 tỷ đồng, đạt 107,89% kế hoạch, bằng 100,47% so với năm 2012. Tổng lợi
nhuận toàn Tập đoàn ước đạt 9.265 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, bằng 179,09% so với năm
2012.
Tổng thuê bao điện thoại thực tăng là âm 11,3 triệu thuê bao (số thuê bao rời mạng nhiều hơn
số thuê bao mới), trong đó thuê bao cố định (vô tuyến + hữu tuyến) giảm 500 ngàn thuê bao;
thuê bao di động giảm 10,8 triệu thuê bao.
Tổng số thuê bao điện thoại (phát sinh cước) trên mạng của VNPT đến cuối năm 2013 đạt 40,4
triệu thuê bao, bằng 78% so với cuối năm 2012. Tổng số thuê bao băng rộng (ADSL+FTTx) thực
tăng đạt 291 ngàn thuê bao, đạt 97,22% kế hoạch, bằng 108,92% so với năm 2012. Tổng số
thuê bao băng rộng trên mạng dự kiến đến cuối năm 2013 đạt 2,7 triệu thuê bao, bằng 112% so
9
với cuối năm 2012.
Trong khi đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel doanh thu ước thực hiện 162.886 tỷ đồng,
đạt 100% kế hoạch, tăng 15,2% so với năm 2012.Lợi nhuận trước thuế ước đạt 35.086 tỷ đồng,
đạt 101% kế hoạch, tăng 27,5%.Lợi nhuận sau thuế ước đạt 26.413 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch
năm 2013, tăng 25,2%.Nộp ngân sách Nhà nước ước thực hiện 13.586 tỷ đồng, đạt 106% kế
hoạch, tăng 19,4%.
Về thuê bao điện thoại trong nước, thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng của Viettel đạt 54,25
triệu thuê bao.Tổng thuê bao tăng thêm trong năm 2013: 1,61 triệu thuê bao, trong đó: thuê
bao di động tăng 1,81 triệu thuê bao; thuê bao cố định (vô tuyến + hữu tuyến) giảm 273,3

nghìn thuê bao; thuê bao 3G tăng gần 2,15 triệu thuê bao; thuê bao băng rộng và Inetrnet: tăng
43,93 nghìn thuê bao.
Ở thị trường nước ngoài, Viettel có thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng 14,75 triệu
thuê bao, cụ thể từng thị trường: Campuchia: 6,19 triệu thuê bao; Lào: 2,84 triệu thuê
bao; Haiti: 1,87 triệu thuê bao; Mozambique: 3,61 triệu thuê bao; Đông-Timor: 239,3
ngìn thuê bao.Tổng thuê bao tăng thêm trong năm 2013 gần 3,09 triệu thuê bao.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Viettel đạt doanh thu đạt 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng
28% so với 6 tháng 2013.Tạo được sự tăng trưởng cao có đóng góp của đầu tư quốc tế
mang về 12.000 tỷ đồng, thị trường đầu tư tiếp tục mở rộng ở châu Phi, đang xin phép
đầu tư ở một số thị trường Kenya, Congo, Tanzania. Như vậy trong năm nay Viettel đầu
tư vào khoảng 10 - 11 nước, số lượng dân cỡ 340 triệu dân.Lợi nhuận trước thuế 6 tháng
đầu năm đạt 20 ngàn tỷ đồng, hoàn thành 51,2% kế hoạch năm (dự kiến kế hoạch năm
39.000 tỷ đồng), nộp ngân sách nhà nước gần 8000 tỷ đồng, hoàn thành 53,3% kế hoạch
năm (dự kiến kế hoạch năm nộp 14.800 tỷ đồng).
Phần đóng góp thứ hai cho Viettel là từ sản xuất công nghiệp và CNTT mang về
1.500 tỷ đồng, tập trung chủ yếu sản xuất thiết bị đầu cuối để dùng trong nước và xuất
khẩu và một phần rất quan trọng, bắt đầu sản xuất một số thiết bị liên quan đến phần
core, đã sản xuất thử và thử nghiệm thành công tổng đài và hiện lắp đặt tại thị trường
Việt Nam, Đông Timor, và Cameroon.
II. Cơ sở lý thuyết
1. Chữ kí điện tử
a. Khái niệm
Chữ kí điện tử được tạo lập dưới dạng từ,chữ số, kí hiệu, âm thanh, hoặc các hình thức khác
bằng phương tiện điện tử,gắn kết hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu.
b. Chức năng
- Là điều kiện cần và đủ để quy định tính duy nhất của văn bản điện tử cụ thể
- Xác định rõ người chịu trách nhiệm trong việc tao ra văn bản đó.
- Thể hiện sự tán thành đối với nội dung văn bản và trách nhiệm của người kí.
- Bất kì sự thay đổi nào (về nội dung, hình thức…) của văn bản trong quá trình lưu chuyển đều
10

làm thay đổi tương quan giữa phần bị thay đổi với chữ kí.
2. Mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử
a. Khái niệm
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp đã khai
thác và tận dụng các đặc trưng riêng có của Internet và Web .
b. Các nhân tố của mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử.
Gồm 8 nhân tố như sau:
- Mục tiêu giá trị:
Là điểm cốt yếu của một mô hình kinh doanh.Mục tiêu của giá trị là cách thức để sản phẩm hay
dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu giá trị có những
đặc điểm như sau :
+ Cá nhân hóa, cá biệt hóa sản phẩm.
+Giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm
+ Giảm bớt chi phí kiểm tra giá cả
+Thuận lợi trong giao dịch.
- Mô hình doanh thu:
Là cách thức doanh nghiệp co được doanh thu, tạo ra lợi nhuận và có mức đầu tư nhỏ hơn so
với lợi nhuận .
Phân loại: bao gồm 5 nhóm như sau:
Quảng cáo Liên kết Đăng kí Phí giao
dịch
Bán hàng
Mục đích
khách hàng
Quảng cáo Quảng cáo Xem thông
tin , dịch vụ
có phí
Mua bán
hàng hóa
dịch vụ

Mua bán
hàng hóa,
dịch vụ.
Hình thức
tồn tại
Báo điện tử,
cổng thông
tin
Báo điện tử,
cổng thông
tin
Sàn giao dịch
, trang cung
cấp nội
dung,
Chợ điện
tử , chợ
trung
tâm…
Wedsite
mua bán
hàng hóa
dịch vụ…
Cách thức
thu tiền
Thu phí
quảng cáo
Phí liên kết,
% doanh thu
bán hàng

Phí đăng kí Chi phí
thuê gian
hàng, %
hoa hồng
Phí bán
hàng
Đối tượng
thu tiền
Doanh
nghiệp
quảng cáo
Doanh
nghiệp
quảng cáo
Khách hàng
muốn xem
thông tin
Doanh
nghiệp bán
hàng dịch
vụ
Khách hàng
mua hàng
11
Cách thức
hiển thị
Thông tin,
hình ảnh
Thông tin
có sự tương

tác với
người xem
Thông tin Sản phẩm
dịch vụ
Sản phẩm
dịch vụ
- Cơ hội thị trường:
Cơ hội thị trường là sự xuất hiện của các yếu tố hay điều kiện thuận lợi một cách đồng thời tại
một thời điểm nhất định, sao cho việc tận dụng yếu tố đó giúp cho doanh nghiệp co được sự
trưởng thành nhanh chóng và mạnh mẽ , chiếm lĩnh phần lớn thị phần tạo ra thu nhập cao và
phát triển bền vững.
Các yếu tố của cơ hội thị trường:
+ Nhu cầu
+ Các phương tiện để thỏa mãn nhu cầu
+ Các phương pháp phối hợp phương tiện này nhằm thỏa mãn nhu cầu
+ Phương pháp thu được lợi nhuận từ việc thỏa mãn nhu cầu
- Chiến lược thị trường:
Là cách thức doanh nghiệp xây dựng kế hoạch marketing trong dài hạn dựa trên tình hình kinh
doanh hiện tại , những dự báo về sự thay đổi ( nhân lực, vật lực, tài lực) và sự thay đổi của thị
trường trong thời gian dài.
Có 3 giai đoạn phát triển của thương mại điện tử:
+ Thương mại thông tin:
Thanh toán truyền thống bằng tiền mặt .
Thông tin mang tính chất giới thiệu tham khảo
Tương tác một chiều
Trao đổi thông tin qua email…
+ Thương mại giao dịch:
Thanh toán điện tử
Mua bán hàng trực tiếp
Xây dựng nội bộ chia sẻ dữ liệu , ứng dụng phần mềm .

Kí kết hợp đồng điện tử .
+ Thương mại cộng tác:
Là giai đoạn phát triển cao nhất của TMĐT .
Ứng dụng toàn bộ CNTT trong toàn bộ chu trình .
Triển khai hệ thống phần mềm: quản lý khách hàng (CRM) quản lý nhà cung cấp(SCM),…
- Môi trường cạnh tranh:
Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tương tác giữa các đối thủ cạnh tranh
trong cùng 1 đoạn thị trường .
Các yếu tố của môi trường cạnh tranh:
12
+ Số lượng đối thủ cạnh tranh
+ Phạm vi hoạt động của đối thủ
+Thị phần của đối thủ
+ Mức giá bán của đối thủ cạnh tranh.
- Lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế của một doanh nghiệp là những gì doanh nghiệp có, là điểm mạnh của doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là những giá trị mà bản thân doanh nghiệp có ưu thế và lợi
thế hơn những doanh nghiệp khác ,có khả năng cạnh tranh với những đối thủ của mình.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp còn có tính chất đòn bẩy, giúp doanh nghiệp ngày càng
mở rộng phạm vi hoạt động cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình .
- Sự phát triển của tổ chức:
Sự phát triển của tổ chức đảm bảo cho tổ chức thực thi có hiệu quả các chiến lược kế hoạch
trong kinh doanh .
Có 3 cấu trúc của tổ chức:
+ Cấu trúc chức năng thương mại điện tử thuần túy: chỉ có các phòng ban cơ bản như phòng
kinh doanh, marketing, kế toán.
+ Cấu trúc dự án thương mại điện tử ngắn hạn: số lượng các phòng chức năng tùy thuộc vào dự
án.Sau khi kết thúc, phòng ban sẽ tự giải tán.
+Cấu trúc ma trận với thương mại điện tử hỗn hợp: có các phòng ban quản lý dự án .Các thông
tin các bộ phận sẽ sử dụng chung tạo ra sự đồng nhất trong quản lí dữ liệu.

- Đội ngũ quản trị:
Đội ngũ quản trị bao gồm:
+ Nhà quản trị cấp cao: tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị.
+ Nhà quản trị cấp chức năng: Giám đốc marketing, giám đốc tài chính…
Có các yêu cầu cơ bản như kinh nghiệm, kiến thức , kĩ năng…
III. Doanh nghiệp thực tiễn tại Việt Nam.
1. Thực trạng sử dụng chữ kí điện tử tại Việt Nam.
Ngày nay thương mại điện tử đang nhanh chóng trở thành một kênh thương
mại quan trọng, tốc độ phát triển của nó đã vượt xa sự tưởng tượng của bất kì ai
vài năm trước đây nên việc ứng dụng thương mại điện tử toàn cầu đang diễn ra
hết sức nhanh chóng, chính vì thế mà tiền điện tử, thẻ giao dịch điện tử, hình thức
thanh toán điện tử và hoạt động bán hàng trực tuyến đang được các doanh nghiệp
áp dụng mạnh mẽ. Khi công nghệ khoa học ngày càng phát triển thì việc bảo mật
thông tin cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, vì thế con người đã đưa ra
được những phương tiện bảo mật thông tin mà người ta gọi đó là những mã số
những chữ kí được mã hoá chỉ các doanh nghiệp mới biết. Chữ kí điện tử được
13
tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, kí hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng
phương tiện điện tử, gần liền hoặc kết hợp một cách logic với những thông điệp
dữ liệu, nó mang lại chức năng quan trọng như tính xác thực, và là giải pháp an
toàn thông tin trong giao dịch điện tử
Tại Việt Nam, trong những năm 2005-2007, cùng với việc ban hành và có hiệu lực của “Luật
giao dịch điện tử”, nghị định về “Thương mại điện tử” và “Quy định chi tiết thi hành Luật giao
dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số”, chữ ký số đã được công nhận về
tính pháp lý trong các giao dịch điện tử.Đây là nền tảng để triển khai các dịch vụ cho Chính phủ
điện tử và Thương mại điện tử.Sự ra đời của luật giao dịch đánh dấu một bước ngoặt trong quá
trình xây dựng khung pháp luật cho giao dịch điện tử. Mặc dù còn khá mới mẻ đối với phần lớn
các doanh nghiệp Việt Nam, chữ kí số lại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tương lai của
thương mại điện tử và chính phủ điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay.
Việc ứng dụng chữ kí số trong thương mại điện tử sẽ đem lại cho doanh nghiệp tổ chức rất

nhiều lợi ích như tiếp kiệm chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản lí công
văn, giấy tờ thư điện tử. Bên cạnh đó,còn góp phần đẩy nhanh các giao dịch qua mạng trong khi
vẫn đảm bảo độ an toàn bảo mật thông tin.
Trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, Chính phủ cũng đã quyết tâm triển khai các dịch vụ hành
chính công điện tử sử dụng chữ ký số.Dự thảo “Chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” đặt ra
mục tiêu triển khai diện rộng hệ thống G2B (Government to Business) cung cấp dịch vụ công
trực tuyến: Hải quan điện tử, đăng kí kinh doanh. Hệ thống G2C (Government to Customer)
cung cấp dịch vụ thuế thu nhập cá nhân, Hệ thống G2G (Government to Government) cung cấp
dịch vụ giao dịch giữa các cơ quan hành chính của chính phủ. Theo đó, đến năm 2015, 80%
người dân và cơ quan doanh nghiệp nộp thuế qua mạng (tính riêng FPT-CA là một trong 6 nhà
cung cấp CA ở Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC) chấp thuận thì tại thời điểm
này đã cấp phát được khoảng gần 70.000 chứng thư số cho doanh nghiệp để kê khai thuế qua
mạng), 90% cục hải quan các tỉnh thành phố ứng dụng hải quan điện tử, 30% đấu thầu mua sắm
hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn cho các cơ quan nhà nước thực hiện qua mạng và 100% hộ
chiếu cấp cho công dân là hộ chiếu điện tử. Công ty Cổ phần chứng khoán Việt Nam - VNDirect
đã ứng dụng dịch vụ chữ ký số do VNPT/VDC cung cấp đã ứng dụng chữ ký số trong việc nộp
các tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, tờ khai quyết toán thuế thu nhập hàng quý, các tờ
khai thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán cũng như thuế thu nhập
cho cán bộ công nhân viên từ cuối năm 2009 cho đến nay. Không chỉ các doanh nghiệp Việt
Nam mới quan tâm và hào hứng với việc ứng dụng chữ ký số, ngay cả các doanh nghiệp 100%
vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng chờ đợi được triển khai.Công ty
TNHH B.Braun Việt Nam là một ví dụ, nằm trong nhóm các doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng
khai báo thuế qua mạng. Việc ứng dụng chữ ký số được ngành hải quan thực hiện từ tháng
9.2011 tại Hải Phòng với 18 DN tham gia ban đầu. Đến nay, ngành hải quan đã áp dụng tại 82
điểm làm thủ tục tại 18/21 Cục Hải quan địa phương Theo tổng cục hải quan, tính đến đầu
tháng 11- 2012, cả nước có 980 doanh nghiệp sử dụng chữ kí số.
Hiện nay, Chính phủ đang áp dụng chữ ký số vào trong quy trình triển khai cấp giấy phép
14
lái xe điện tử.Chữ ký số được dùng để ký phê duyệt danh sách trúng tuyển những thí sinh đã thi

qua và đủ điều kiện được cấp giấy phép lái xe. Đồng thời, chữ ký số cũng được ký lên ảnh chữ
ký số để xác nhận đó là chữ ký của người có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe (ảnh chữ ký số là
ảnh được scan chữ ký số của người có thẩm quyền ký quyết định cấp giấy phép lái xe cho người
đủ điều kiện được cấp, ảnh này sẽ được in ở góc phải giấy phép lái xe – thay cho chữ ký tay như
giấy phép lái xe đang được dùng phổ biến hiện nay). Tại thời điểm này, giấy phép lái xe mới
cũng đã và đang được đưa vào thử nghiệm tại 6 tỉnh: Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hà Nội,
Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử ứng dụng chữ kí số cũng rất tiềm năng.Điển hình trong
giao dịch Thương mại điện tử là lĩnh vực ngân hàng điện tử (Internet Banking), mua sắm trực
tuyến (Online Shopping), kinh doanh chứng khoán trực tuyến (Online Stock Trading)
Theo thống kê có 22% doanh nghiệp vừa và nhỏ , 27% doanh nghiệp lớn, 36 ngân hàng ứng
dụng chữ kí số.Tính đến đầu năm 2012 có khoảng 5600 doanh nghiệp sử dụng.
2. Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp Viettel và dịch vụ chữ kí điện tử.
a. Mục tiêu giá trị.
So sánh mô hình doanh thu thuế điện tử và thuế truyền thống :
Mô hình doanh thu
truyền thống
Mô hình doanh thu điện tử
- Cá nhân,doanh nghiệp
phải đến tận nơi có thẩm
quyền để giao nộp bằng
tiền mặt
- Mất nhiều thời gian đi
lại cũng như các khâu
thực hiện
- Có thể xảy ra mất cắp
do dùng tiền mặt
- Biết được kết quả ngay
và chính xác việc giao
nộp thành công hay

không
- Cá nhân doanh nghiệp chỉ cần thông qua mạng
internet để kê khai thông tin và nộp thuế mà
không cần đến tiền mặt
- Tiết kiệm thời gian cho việc đi lại và nhanh
chóng thực hiện giao dịch chỉ trong 3 bước:
B1:cắm USB token vào má
B2:Đăng nhập
B3:xác nhận thông tin đăng kí
- Không phải dùng tiền mặt nên không sợ mất
cắp
- Có thể xảy ra các lỗi trong quá trình thực hiện
do nghẽn mạnh, tắc mạng.
b. Mô hình doanh thu
Mô hình mà Viettel đang sử dụng ở đây là loại mô hình doanh thu đăng kí.
Cách thức thực hiện của viettel: cung cấp các gói cước chữ kí điện tử để
người dùng có thể đăng kí cho quá trình sử dụng dịch vụ.
Gói 1: (Gói Cá Nhân):
Tính năng và thông số:
• Ký Email, văn bản, tài liệu.
15
• Giao dịch điện tử về ngân hàng, chứng khoán.
• Độ dài khóa : 1024 Bít.
Gói 2 (Gói cơ bản dành cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty):
Tính năng và thông số:
• Khai thuế qua mạng, kê khai hải quang điện tử.
• Ký Email, văn bản, tài liệu điện tử
• Độ dài từ khóa 1024 Bít
Gói 3: (Gói nâng cao dành cho tổ chức, doanh nghiệp, công ty):
Tính năng và thông số:

• Kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử
• Ký Email, văn bản điện tử
• Giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử
• Độ dài từ khóa: 1024 bit
Bảng giá chữ ký số Viettel nâng cao dành cho doanh nghiệp, công ty đăng ký mới:
16
c. Cơ hội thị trường
+ Nhu cầu:
Việc trao đổi, giao dịch của các cá nhân, DN qua mạng ngày càng phổ biến.Trong lĩnh
vực thương mại điện tử, thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông cho thấy giao dịch
điện tử phát triển khá mạnh với hơn 9.000 website, doanh thu từ mua sắm trực tuyến,
điện thoại lên tới 450 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách
hành chính với việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử nên nhu cầu về chứng thực số
ở VN rất lớn.

Chữ ký số sẽ giúp cho các giao dịch giữa công dân, DN và nhà nước thuận tiện và
đảm bảo hơn.Ví dụ: người dân có thể kê khai, nộp thuế và chuyển tiền trực tiếp qua
mạng, DN có thể xây dựng hệ thống mua bán trực tuyến, đảm bảo việc thanh toán qua hệ
thống với chứng thư đã được xác nhận, các DN ở các địa phương cũng có thể ký kết hợp
đồng qua mạng thay vì phải gặp nhau trực tiếp như hiện nay Hiện đã có nhiều bộ,
ngành triển khai các dịch vụ công trực tuyến có sử dụng chữ ký số: Tổng cục Thuế,
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Phương tiện để thỏa mãn nhu cầu:
Người sử dụng có thiết bị kết nối Internet và USB token của nhà cung cấp .
+ Các phương pháp phối hợp các phương tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu:
Để sử dụng dịch vụ này thì doanh nghiệp cần thực hiện các yêu cầu sau.Thứ nhất
cài đặt token manager ( USB token) trên máy tính.Sau đó thực hiện các hướng
dẫn trong trang mà doanh nghiệp cần đăng kí.
+ Phương pháp thu lợi nhuận từ việc thỏa mãn nhu cầu:
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: có 3 dịch vụ cho doanh nghiệp (bankplus

doanh nghiệp, khai thuế và hải quan. BankPlus doanh nghiệp (BankPlus-DN) là
dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho doanh nghiệp, cung cấp cho DN các tiện ích
chính như chuyển tiền ngân hàng (đơn lẻ, theo lô), nộp thuế nội địa, thanh toán
17
cước viễn thông của doanh nghiệp (Mobile, HomePhone, Leasedline, ADSL ),
nộp tờ khai thuế…, trong đó:
• Giao dịch phải được ký xác thực bằng CA của những cá nhân chịu trách nhiệm
pháp lý đã đăng ký từ trước với ngân hàng.
• CA được tích hợp trên SIM: Người sử dụng có thể lựa chọn dùng một trong các loại thiết bị di
động như Dcom3G, Mobile hay Tablet để gắn SIM và thực hiện ký CA.
• Sử dụng đường truyền VPN tích hợp trên dịch vụ Internet 3G của Viettel hoặc mạng Internet
(ADSL, wifi) với giao thức SSL để đảm bảo an toàn dữ liệu ở mức độ cao.
Tính năng của dịch vụ này là
• Thực hiện các giao dịch Ngân hàng: chuyển khoản trong/ngoài ngân hàng, chuyển khoản theo
lô, trả lương, sao kê tài khoản…
• Thanh toán cước Viễn thông: thuê bao trả trước, trả sau, ADSL, HomePhone, Leasedline…
• Thanh toán các dịch vụ khác như điện, nước, vé máy bay…
• Nộp tờ khai thuế, nộp thuế.
Ngoài ra còn có một số ưu điểm như:
• Là dịch vụ đầu tiên trên thị trường tích hợp dịch vụ ngân hàng điện tử, thuế (nộp tờ khai và nộp
thuế trực tuyến), dịch vụ CA và viễn thông thành 1 dịch vụ duy nhất cung cấp tới Doanh nghiệp.
• Thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán và nộp thuế theo đúng quy trình thực tế (nhân
viên lập giao dịch và giám đốc ký giao dịch), được đảm bảo về mặt pháp lý.
• Giám đốc doanh nghiệp thực hiện ký các giao dịch mọi lúc mọi nơi với mức độ an toàn bảo mật
cao.
• Sử dụng đường truyền VPN nhằm đảm bảo an toàn thông tin các giao dịch ngân hàng ở mức
cao với chi phí rẻ.
Trong dịch vụ gói khai báo thuế, Viettel –CA có ưu điểm như sử dịch vụ VTax người nộp thuế có
thêm kênh hỗ trợ tính toán, kê khai thuế, nộp hồ sơ kê khai và nộp thuế qua Internet.
Đối với khách hàng là cá nhân: có thể là chữ kí trong chứng khoán hay bảo hiểm điện tử hoặc

dịch vụ ngân hàng. Trong chứng khoán,Viettel- CA có :
Khả năng bảo mật (Secure): Đạt tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật mức cao nhất EAL4+,
đáp ứng hầu hết các thiết bị HSM và Smartcard.
Khả năng mở rộng (Scalable): Dựa trên kiến trúc PKI hiện đại, được thiết kế theo mô
hình có độ sẵn sàng cao, Viettel-CA có khả năng mở rộng để cấp phát hàng triệu chứng
thư số một cách dễ dàng .
Khả năng sẵn sàng (Available): Tất cả chính sách, log, dữ liệu về chứng thư số và
CRL được lưu trữ trên cơ sở dữ Oracle, là hệ cơ sở dữ liệu lớn nhất và đáng tin cậy nhất
trên thế giới.
Khả năng mở, tương thích (Open): Được thiết kế để tuân thủ các tiêu chuẩn mở quốc
tế như X509, PKIX, LDAP
Khả năng kiểm soát bằng chính sách (Policy Driven): Hệ thống Viettel-CA có khả
năng áp dụng các chính sách khác nhau với việc đăng ký các loại chứng thư số khác
nhau.
Khả năng linh động (Flexible): Viettel-CA có thể hỗ trợ nhiều phương thức đăng ký
chứng thư số khác nhau: Web, Email, Face-to-face, CMP, SCEP
d. Chiến lược thị trường.
Chất lượng dịch vụ: Ngày 20/10/2010, Trung tâm Chứng thực chữ ký số Quốc gia đã cấp chứng
thư số cho Viettel-CA, đánh dấu thời điểm Viettel-CA đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ
trên toàn quốc.
18
So với các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số khác, Viettel-CA đã nhập cuộc bằng mức
giá thấp hơn đến 10%.
Việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ là một sự khởi đầu mới để Viettel phối hợp với
các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp cho ra đời các dịch vụ hành chính công điện tử,
thương mại điện tử trên mạng Internet và mạng di động, góp phần thực hiện chủ trương của
Chính phủ là xã hội hóa các dịch vụ hành chính công, thúc đẩy giao dịch điện tử và thương mại
điện tử tại Việt Nam.
Thời điểm hiện tại, Tổng cục Thuế đang đẩy mạnh triển khai dịch vụ "Kê khai thuế qua mạng" -
một ứng dụng thiết thực dành cho doanh nghiệp, đã giảm được nhiều chi phí và thời gian, được

các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực.
Viettel cũng xây dựng mạng nội bộ chia sẻ dữ liệu.Hệ thống bao gồm: trung tâm chứng thực
Viettel-CA, các chi nhánh tiếp nhận hồ sơ, hệ thống Viettel- CA. Cách thức thanh toán có thể trả
tiền qua ngân hàng.
e. Môi trường cạnh tranh.
+Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch
vụ viễn thông khác như MOBIFONE (35%),VINAFONE (8%), SFONE
(8%),EVN TELECOM(2%), HT MOBILE (2%), BEELINE (1%). Dù hiện
tại Viettel đang chiếm lĩnh thị phần nhiều nhưng các mạng điện thoại khác
đang dần tiến tới mức cân bằng như Mobifone đã chiếm 35%.
+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Truyền thông “lấn sân” viễn thông kế hoạch truy cập Internet qua mạng
cáp truyền hình (Với ưu thế về băng rộng). Với sự phát triển của công nghệ,
các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin và truyền thông của Việt
Nam bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau.Việc truy cập
Internet qua mạng cáp truyền hình có thể đạt tốc độ tải về tới 54 Mbps và tải
lên 10 Mbps. Đồng thời, thông qua hệ thống đường truyền này, ngoài truyền
hình và Internet, khách hàng còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải trí khác
như chơi game online, xem ti vi trên máy vi tính, xem truyền hình và phim
theo yêu cầu
- Mạng di động MVNO
Ưu điểm lớn nhất của di động MVNO là khai thác tối đa cơ sở hạ tầng
mạng.Những nhà cung cấp MVNO sẽ không phải đầu tư quá nhiều vốn để
xây dựng hệ thống mạng.Bên cạnh đó, nhờ các đối tác MVNO, các nhà khai
thác di động MNO sẽ tận thu được số vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng
việc khai thác triệt để những phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ .
g. Lợi thế cạnh tranh.
Khi thị trường viễn thông hội tụ đến 7 nhà cung cấp dịch vụ di động:
Vinaphone, Mobifone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom, S-fone và Gtel

mobile,người ta vẫn thấy sự khác biệt của Viettel. Đó là:
- Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất
- Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất
19
- Doanh nghiệp có giá cước cạnh tranh nhất
- Doanh nghiệp có những gói cước hấp dẫn
- Doanh nghiệp có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất
Ngoài ra,chứng thư số do Viettel-CA cung cấp cũng đã được kiểm chứng tích hợp với hệ thống
này để có thể cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khai thuế.
Tiện ích của dịch vụ chữ ký số VIETTEL-CA
Kê khai thuế qua mạng tiết kiệm về không gian và thời gian.
Người đại diện theo pháp luật có thể ký trên hồ sơ khai thuế thông qua sử dụng chữ ký số và
gửi hồ sơ khai thuế ,hải quan 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần, ở bất kì đâu có mạng
internet.
Hồ sơ kê khai thuế được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác và có tính bảo
mật cao, chi phí thấp đồng thời giảm áp lực cho cơ quan thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ vào
những ngày cuối của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
h. Sự phát triển của tổ chức.
Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, là
tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Giai đoạn từ năm 1989 đến 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây
dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m).
Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các
dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công
nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.
Năm 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP
(VoIP) trên toàn quốc.
Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN). Cổng vệ tinh quốc tế.
Năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế.
Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo.
Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia.
Năm 2007:
+ Doanh thu đạt 1 tỷ USD.
+ Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.
Năm 2008:
+ Doanh thu đạt 2 tỷ USD.
+ Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.
+ Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông.
+ Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible Business and Informa
Telecoms 2008).
Năm 2009:
+ Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam và là mạng duy nhất trên
20
thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86% dân số.
+ Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm (Frost & Sullivan Asia Pacific
ICT Award 2009).
+ Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World
Communications Awards 2009).
Năm 2010:
+ Đầu tư vào Haiti và Mozambique
+ Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng.
+ Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp dịch vụ tốt
nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010).
Năm 2011:
+ Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tần.
+ Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp tốt nhất tại
thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2011).

Năm 2012:
+ Doanh thu đạt 7 tỷ USD.
+ Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởngnhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị
trường đang phát triển (The World Communications Awards 2012).
+ Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng: doanh nghiệp có giải
pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng nông thôn Châu Phi.
i.Đội ngũ quản trị.
Trong mô hình hoạt động của viettel-CA, tổ chức cung cấp dịch vụ - CA là
thành phần quan trọng nhất.CA xác thực thông tin thuê bao cũng như đảm bảo
tính bảo mật và toàn vẹn nội dung thông tin mà các thành phần tham gia dịch vụ
chứng thực chữ kí số công cộng trao đổi thông qua hệ thống của CA.
Mỗi CA là tổng thể hệ thống thiết bị (phần cứng, phần mềm) và những người
quản trị hệ thống.Trong đó người quản trị đóng vai trò quan trọng nhất và thực
hiện các chức năng chính sau:
Thẩm định tất cả các yêu cầu cấp phát chứng thư từ RA gửi lên.
Tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao.
Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao theo quy
định của pháp luật và CPS.
Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số (còn hiệu lực, hết hạn, gia hạn,
cấp mới, thu hồi).
Cung cấp các dịch vụ khác có liên quan cho người sử dụng.
Đội ngũ quản trị của Viettel-CA là đội ngũ chuyên viên hoạt động chuyên nghiệp
và nhiệt tình. Có rất nhiều thắc mắc của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng chữ ký số,
thậm chí trong cả quá trình khai thuế qua mạng cũng đều được đội ngũ này nhiệt tình hỗ trợ
tận nơi tại doanh nghiệp.Đội ngũ quản trị đảm bảo thực hiện các chức năng của mình một cách
21
trực tiếp và theo nội dung pháp luật của Việt Nam.
22
Kết luận
Thương mại điện tử càng ngày ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế.Nó là thị trường ảo, là

một thị trường mà sẽ rút ngắn được các quan hệ kinh tế,các giao dịch thương mại trên
toàn cầu…thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong các chính sách phân
phối của tiếp thị. Giao dịch điện tử bao gồm các giao dịch thương mại mà các đối tác giao
dịch sử dụng các kĩ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, là phương thức mới để
thay thế các phương thức giao dịch cũ để đạt hiệu quả hơn. Tuy được nghiên cứu từ lâu
nhưng để trở nên phổ biến trên toàn cầu vì lý do kĩ thuật,trình độ nhân công kĩ thuật cao,
công nghệ mới của các quốc gia…
Trong quá trình làm bài này tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhóm em đã được sự giúp
đỡ tận tình của cô Trần Thị Huyền Trang qua sự chỉ bảo cặn kẽ trong khai thác vấn đề
này.Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô!!!
23

×