DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Chính sách xã hội (Social policy) là 1 bộ phận cấu thành chính sách chung của một
chính quyền Nhà nước, hướng tới lĩnh vực xã hội nhằm giải quyết những vấn đề liên
quan đến cuộc sống con người, đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, giới, … trong xã
hội. Chính sách xã hội góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội cho phù hợp với mục
tiêu của chính đảng cầm quyền và của chính quyền Nhà nước.
Các nội dung của chính sách xã hội gắn bó mật thiết với đời sống con người, góp
phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội (Social Problems) nảy sinh như: xoá
đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hạn chế và ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đền ơn đáp
nghĩa, các chương trình nhân đạo – từ thiện … Trong đó, xóa đói giảm nghèo không
chỉ là chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia, mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một thành phố lớn của Việt Nam với tổng
dân số đến năm 2006 là 6.424.519 người, nếu kể cả dân tạm trú có hơn 8 triệu người
(chiếm tỷ lệ 6,6% dân số của cả nước), là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa
học kỹ thuật, là đầu mối quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế.
Từ vị trí và tầm quan trọng như đã nêu trên, trong 20 năm đổi mới và tiến hành
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986-2006), cùng với chủ trương phát triển
kinh tế, TPHCM đặc biệt coi trọng việc thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội và đã
đạt được những thành quả quan trọng: đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thành
phố được nâng lên, các nhu cầu thiết yếu của người dân được cải thiện; phong trào toàn
xã hội chăm lo đồng bào nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục-đào tạo, dạy nghề cũng
như các dịch vụ xã hội cơ bản khác, chương trình “ba giảm”, … mang lại kết quả thiết
thực, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội rộng lớn.
Trong bối cảnh chung đó, ý thức được vai trò, trách nhiệm và những điều kiện đặc
thù của giới, phụ nữ TPHCM thông qua tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ (sau đây gọi tắt
là Hội phụ nữ - Hội) và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác đã tích cực tham gia
thực hiện các chính sách xã hội, có những cố gắng to lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát
triển của thành phố.
Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề trực tiếp tác động đến việc phát huy khả năng của phụ
nữ chưa được giải quyết tốt đã hạn chế sự đóng góp của phụ nữ đối với công việc
chung. Sự bình đẳng về giới, địa vị người phụ nữ trong gia đình và xã hội chưa được
nâng cao, chưa tương xứng với công sức và trách nhiệm họ đảm nhận với tư cách
người lao động làm ra của cải vật chất, tinh thần và với tư cách người mẹ sản sinh ra
bản thân con người. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa tăng trưởng kinh tế, vừa đảm
bảo công bằng, tiến bộ xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân, cả nam giới và nữ giới, tạo
điều kiện và cơ hội cho họ tiếp cận bình đẳng với cái mới, những tiến bộ trong việc làm,
thu nhập, hưởng thụ văn hóa và các phúc lợi xã hội khác? Nhà nước, cộng đồng xã hội
đã có những chính sách gì hỗ trợ cho họ và bản thân họ đã có những cố gắng ra sao
1
nhằm đáp ứng yêu cầu mới để có việc làm, ổn định đời sống, đảm bảo ấm no, hạnh
phúc cho gia đình, con cái?
Là người có nhiều năm phụ trách công tác chuyên môn ở Bảo tàng Phụ nữ Nam
bộ, có quá trình tiếp xúc và nghiên cứu về phụ nữ ở nhiều góc độ; được TPHCM chọn
đào tạo trong Chương trình 300 tiến sĩ, thạc sĩ của thành phố, tác giả chọn đề tài “Phụ
nữ thành phố Hồ Chí Minh với quá trình thực hiện các chính sách xã hội của thành phố
trong công cuộc đổi mới (1986-2006)” để làm đề tài luận án với mong muốn đi sâu
nghiên cứu những vấn đề bức xúc về mặt xã hội của TPHCM, hoạt động và vai trò của
phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện các chính sách xã hội, những kết quả đạt được,
những tồn tại, vướng mắc trong quá trình tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của phụ
nữ TPHCM, trên cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải pháp thích hợp để phụ nữ
TPHCM tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội của thành phố.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề xã hội của Việt
Nam nói chung đã được công bố : Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại
của các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Phạm Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (Nhà
xuất bản Công an Nhân dân, 2003), Tệ nạn mại dâm: thực trạng và các giải pháp của
Trần Hải Âu (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2004), Phòng, chống các tệ nạn xã hội,
mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan, cờ bạc của Trần Minh Hưởng (nhà xuất bản Văn hóa
dân tộc, 2004), Những vấn đề xã hội trong công cuộc đổi mới do Mai Quỳnh Nam chủ
biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006), Phòng, chống tệ nạn xã hội của Trần
Đức Châm (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2007), … Các tác phẩm trên đề cập khá
toàn diện về những vấn đề xã hội của Việt Nam trong bối cảnh từ sau khi đất nước
bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phân tích những nguyên nhân, đặc điểm của các hiện tượng xã hội, tệ nạn xã
hội, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội.
Ở góc độ khác, liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo có các công trình như:
Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay của Nguyễn Thị Hằng (Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, 1997), Một số chính sách Quốc gia về việc làm và xóa đói
giảm nghèo của Đức Quyết (Nhà xuất bản Lao động, 2002), … Đáng chú ý là kết quả
các khảo sát đánh giá nghèo và giảm nghèo ở TPHCM qua tham vấn cộng đồng về dự
thảo chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam do
Shanks Edwin, Carrie Turk tập hợp trong Ý kiến của cộng đồng về chiến lược giảm
nghèo, Các đề xuất của người nghèo về chính sách, Cùng người nghèo hoàn thiện
chính sách (Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam, 2002).
Ở khía cạnh lao động và việc làm, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như: Sử
dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của Trần Đình Hoan, Lê Mạnh
Khoa (Nhà xuất bản Sự Thật, 1991) nghiên cứu việc sử dụng nguồn lao động và giải
quyết việc làm ở cả nông thôn và thành thị trong bối cảnh đô thị hóa. Trên cơ sở nghiên
cứu xã hội học, tác giả cho thấy mối tương quan giữa phát triển kinh tế với giải quyết
2
việc làm và chính sách xã hội, đi đến sự khẳng định việc phát triển kinh tế xã hội ở nông
thôn có ảnh hưởng lớn đến việc làm của dân cư thành thị. Một số vấn đề về lao động,
việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay do Th.s Đinh Đăng Định chủ
biên (Nhà xuất bản Lao động, 2004), Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam của Phạm Đức Chính (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2005), Thị trường
lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp do Nguyễn Thị Thơm chủ biên (Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, 2006) lại nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường
lao động ở Việt Nam, tầm quan trọng của lao động và việc làm trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, phân tích những thực trạng và đời sống người lao động ở Việt
Nam, đưa ra những phương hướng và giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng
nguồn lao động, việc làm và đời sống người lao động Việt Nam.
Dưới góc độ giới, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu những khía cạnh khác
nhau của chính sách xã hội liên quan đến phụ nữ: Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập,
giảm nghèo khổ đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay của Trung tâm nghiên cứu khoa học
về phụ nữ (Trung tâm thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 1990) đề cập
một cách khái quát, toàn diện và mối quan hệ hữu cơ giữa tạo việc làm, tăng thu nhập,
giảm nghèo khổ đối với phụ nữ. Những vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn
trong giai đoạn hiện nay do Đỗ Thị Bình chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
1997) và Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp của GS.
Lê Thi (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1998) nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn, có liên hệ nhận xét từ nông thôn miền Nam
và vùng ngoại ô TPHCM, đưa ra một số quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm
cho lao động nữ ở nông thôn trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Riêng tác phẩm
Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam của Lê Thi (Nhà xuất bản Phụ nữ,
1998) phân tích khá rõ nét các khía cạnh việc làm, đời sống của phụ nữ Việt Nam trong
hơn 10 năm đầu đổi mới trên cơ sở thuyết nam nữ bình quyền. Đáng chú ý hơn, bằng
việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn Hà Nội và một số
mô hình tạo việc làm cho lao động nữ ở một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Hàn
Quốc, Philippines, Bangladesh, tác giả Trần Thị Thu với Tạo việc làm cho lao động
nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nhà xuất bản Lao động – xã hội, 2003)
đã rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những quan điểm và giải pháp tạo việc làm cho
lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một
công trình có thể kế thừa nghiên cứu so sánh vào thực tiễn đối với tạo việc làm cho lao
động nữ TPHCM.
Ngoài ra, nhiều báo cáo khoa học về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên
cứu của luận án được đăng trên các tạp chí cũng như một số bài phát biểu của các đồng
chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, Cục, Ban ngành, đoàn thể, đã góp
phần bổ sung và làm sáng tỏ những quan điểm, chủ trương của lãnh đạo TPHCM đối
với các vấn đề xã hội, chính sách xã hội của thành phố trong quá trình đổi mới.
3
Một số công trình nghiên cứu khác bằng tiếng Anh như: Expanding choices for
the rural poor: human development in Viet Nam. (U.N, 1998) về chính sách lao động
và nhân lực Việt Nam, Situation analysis and Policy Recommendations to Promote the
Advancement of Women and Gender Quality in Vietnam, của GENDCEN, CFWS,
IOS, CEPEW (2000) nghiên cứu về bình đẳng giới ở Việt Nam, Proposed program
loan Socialist Republic of Vietnam support the implementation of the poverty reduction
program (ADB, 2006) đề cập đến viện trợ kinh tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á
cho Việt Nam trong chương trình giảm nghèo, Occupational segregation and gender
discrimination in labor markets : Thailand and Viet Nam của Hyun H. Son. (ADB,
2007) về phân biệt giới tính trong công việc ở thị trường lao động Thái Lan và Việt
Nam. Song song đó, về kinh nghiệm sử dụng nguồn tài chính vi mô trong các chương
trình giảm nghèo mang lại nhiều hiệu quả thiết thực như Bangladesh có các công trình
liên quan như: Commercialization of microfinance: Bangladesh của Stephanie
Charitonenko and S.M. Rahman (ADB, 2002), Bangladesh from counting the poor to
making the poor count của Shekhar Shah (World Bank , 1999), Bangladesh:
strategies for enhancing the role of women in economic development.(World Bank,
1990), … Các tác phẩm này đề cập đến vấn đề lập kế hoạch tín dụng và viện trợ tài
chính, kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho Bangladesh, tài chính vi mô và
các chương trình tín dụng, vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển kinh tế của
Bangladesh, việc làm của nữ lao động nhập cư, …
Ngoài những công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan của các tác giả nước
ngoài, những đề tài kể trên đề cập đến những vấn đề chung hoặc một số khía cạnh
chuyên biệt của chính sách xã hội trên phạm vi cả nước hoặc ở TPHCM, nhưng chưa
gắn với họat động và vai trò của lực lượng phụ nữ TPHCM. Nói cách khác, cho đến
nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quá trình thực hiện các chính sách xã hội
của thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới (1986-2006) với sự tham gia của
phụ nữ thành phố. Việc nghiên cứu về nội dung có liên quan đề tài trên mới chỉ dừng lại
ở nghiệp vụ tổng kết họat động của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM trong từng giai
đoạn; các nghiên cứu riêng lẻ về thực trạng bất bình đẳng giới, vai trò phụ nữ trong gia
đình và xã hội; các thống kê về lực lượng lao động, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn mại
dâm, ma túy, … của ngành Lao động - Thương binh & Xã hội thành phố, …
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM (các
tầng lớp phụ nữ sinh sống ở TPHCM) gắn với tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM
trong việc thực hiện các chính sách xã hội và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của
thành phố trong 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới (từ 1986 đến 2006) trên các lĩnh
vực: các chương trình trợ vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ; đào tạo nghề
và giải quyết việc làm cho lao động nữ, việc thực hiện chương trình mục tiêu “ba giảm”
(trong đó tập trung chủ yếu là giảm mại dâm)… Đây là các lĩnh vực trọng điểm, là các
điểm nhấn nổi bật trong quá trình phụ nữ TPHCM tham gia thực hiện các chính sách xã
4
hội trên địa bàn thành phố trong công cuộc đổi mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở kết hợp hai phương pháp cơ bản của
khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, tác giả còn
vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng các kết quả nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học có liên quan (như xã hội học, kinh tế
học, văn hóa học, …) trong quá trình thực hiện đề tài. Các thao tác cơ bản của phương
pháp nghiên cứu (như điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, so sánh đối chiếu, thống
kê…) được vận dụng phù hợp với nội dung và yêu cầu cụ thể của từng chương, mục
trong nội dung đề tài.
5. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án
Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau đây:
- Các văn bản, báo cáo, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà
nước, của Thành ủy, Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao
động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, …
- Một số tham luận khoa học, sách, báo và tạp chí có liên quan.
- Đồng thời, tác giả cũng tiến hành khảo sát thực địa nhằm tìm
hiểu và thu thập thêm tư liệu liên quan đến việc thực hiện các chính sách xã hội của
phụ nữ TPHCM.
6. Những đóng góp mới của luận án:
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài này có những đóng góp sau:
- Về mặt khoa học: đề tài cung cấp những tư liệu và luận cứ
khoa học có độ tin cậy cao liên quan đến hoạt động và vai trò của phụ nữ TPHCM
trong việc thực hiện các chính sách xã hội của thành phố, phục dựng bức tranh
tổng thể về những đóng góp của phụ nữ TPHCM trong việc giải quyết các vấn đề
xã hội qua 20 năm (1986-2006).
- Ở phương diện thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu khoa học,
bên cạnh việc làm rõ những thành tựu đạt được, đề tài nêu ra những tồn tại, yếu
kém trong việc thực hiện các chính sách xã hội ở TPHCM và góp phần đề xuất
những giải pháp khả thi nhằm phát huy vai trò của nữ giới trong việc thực hiện các
chính sách xã hội ở TPHCM nói riêng và trong cả nước nói chung.
- Từ những kết quả mà luận án đạt được về nội dung và tư liệu,
đề tài này cũng hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong cũng
như ngoài nước trên các lĩnh vực: sử học, xã hội học, kinh tế học, văn hóa học, …
7. Bố cục của luận án:
Ngoài phần mở đầu (13 trang), kết luận (9 trang), tài liệu tham khảo (29 trang) và
phụ lục (66 trang), nội dung chính của luận án gồm 3 chương. Chương 1: Quan điểm
và chính sách của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đối với các vấn đề xã
hội (1986-2006) (39 trang). Chương 2: Phụ nữ TPHCM tham gia thực hiện các chính
sách xã hội của thành phố (1986-2006) (74 trang). Chương 3: Hiệu quả hoạt động của
phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện chính sách xã hội (1986 – 2006) và những giải
pháp cho thời gian tới (52 trang). Luận án có 15 bảng biểu tổng hợp các số liệu để làm
rõ các nội dung nghiên cứu.
5
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN TPHCM
ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (1986 – 2006)
1.1 TPHCM và những vấn đề xã hội cấp thiết trong thời kỳ đổi mới và hội nhập
1.1.1 Những vấn đề chung
Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), Đảng bộ TPHCM đã sớm
quán triệt và triển khai thực hiện đường lối đổi mới giành được những thành tựu có ý
nghĩa quyết định cho sự phát triển. Bên cạnh những thành tựu đó, tình hình xã hội của
thành phố vẫn còn nổi lên một số vấn đề xã hội cấp thiết cần phải khẩn trương giải
quyết: tình trạng tăng dân số cơ học ngày càng cao, tỷ lệ lao động có kỹ thuật còn thấp,
số người chưa có việc làm ổn định còn đông, dẫn đến lao động thiếu việc làm còn
nhiều, gây thêm phức tạp về an ninh trật tự xã hội, sự gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã
hội, gây tác hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc
1.1.2 Thực trạng đời sống, việc làm của nhân dân và sự phân hóa giàu nghèo
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, tình hình kinh tế của thành phố tiếp tục tăng
trưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và
nâng cao. Các chương trình an sinh và công tác xã hội, nhất là chương trình xóa đói
giảm nghèo đạt nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị
trường đã tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của cá nhân, gia
đình và của các nhóm xã hội. Tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của thành phố làm
cho một bộ phận dân cư trở nên nghèo hoặc đã giảm nghèo nhưng bị tái nghèo trở lại,
khoảng cách phân tầng xã hội giữa hai cực giàu và nghèo có xu hướng ngày càng giãn
rộng ra. TPHCM có số công nhân và người lao động đông nhất nước. Đời sống của khá
đông cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, hưu trí, thương binh, gia đình liệt
sĩ, diện chính sách vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung việc giải quyết đời sống tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chắp vá, bị
động, chưa tạo được đầy đủ các điều kiện cơ bản để nhân dân tự giải quyết mà còn
nặng các biện pháp trợ cấp, cứu tế, do đó kết quả còn hạn chế.
1.1.3 Tệ nạn xã hội và những bất ổn về trật tự an toàn xã hội
Tiêu cực trong kinh tế đã tác động xấu đến văn hóa, xã hội, làm cho tệ nạn xã hội,
tội phạm có chiều hướng tăng lên, nhất là nạn mại dâm, ma tuý biến tướng dưới nhiều
hình thức tinh vi, phức tạp. Việc quản lý nhà nước, quản lý đô thị trên nhiều mặt còn
lỏng lẻo; kỷ cương, biện pháp bị buông lơi. Việc giáo dục và đấu tranh để ngăn ngừa
các tệ nạn xã hội chưa kiên quyết.
1.1.4 Những phức tạp trên lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật
Sự phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế, chưa tác động tích
cực đến đời sống xã hội. Chưa có những biện pháp hữu hiệu, đồng bộ ngăn chặn sự
xâm nhập của các loại văn hoá phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào cũng như
việc xuất bản và lưu hành trên địa bàn thành phố những loại sách báo xấu có tính chất
6
kích động, giật gân, câu khách. Phim ảnh, băng từ phản động, đồi trụy, nhảm nhí lưu
hành khá rộng.
Trên đây là những vấn đề xã hội cấp thiết trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, những
tồn tại, yếu kém trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội ở TPHCM qua 20 năm đổi
mới. Thực tế đó đặt ra nhiều vấn đề phải tập trung giải quyết – mà trước hết là phải xác
định thực sự đúng đắn, khoa học các quan điểm, chính sách đối với các vấn đề xã hội
cấp thiết trên địa bàn thành phố.
1.2 Chính sách của Đảng bộ và chính quyền TPHCM đối với các vấn đề xã hội
1.2.1 Chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm và đời sống
Đại hội Đảng bộ thành phố từ lần thứ IV (10/1986) đến lần thứ VIII (12/2005)
cũng như các Quyết định của Ủy ban Nhân dân TPHCM về kế hoạch chỉ đạo, điều
hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố từng năm đều xác định vấn đề bức bách hàng
đầu của Đảng bộ và chính quyền thành phố là tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân có
công ăn việc làm, có đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá ngày một tốt hơn, từ đó đề ra
phương hướng tiếp tục phấn đấu nâng mức thu nhập các tầng lớp dân cư, nhất là nhân
dân lao động. Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chủ trương khuyến khích mọi
người dân, mọi thành phần kinh tế ở trong nước cũng như các nhà doanh nghiệp nước
ngoài bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm (theo quan niệm mọi
hoạt động tạo ra thu nhập hợp pháp đều được coi là có việc làm). Tiếp tục giải quyết
việc làm mới đồng thời với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tiến hành các chương trình đào
tạo lao động lành nghề, có trình độ cao, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố
và khu vực, vừa tạo nguồn xuất khẩu lao động. Đào tạo tại các trường dạy nghề, trường
chuyên nghiệp, đại học và tại doanh nghiệp, trong đó hệ thống trường dạy nghề đóng
vai trò quan trọng nhất. Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề;
mở rộng và nâng cấp các cơ sở dạy nghề, xây dựng các trung tâm đào tạo dạy nghề
trình độ cao, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
1.2.2 Chương trình xóa đói giảm nghèo
Chủ trương xóa đói giảm nghèo được chính thức đặt ra trong Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ V (10/1991). Đầu tháng 11/1992, chương trình được tiến
hành sơ kết và mở rộng ra toàn thành phố (sau đó được mở rộng dần ra các tỉnh, thành
phố khác, mở đầu cho chương trình xóa đói giảm nghèo cả nước.).
Chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố được triển khai qua 2 giai đoạn: giai
đoạn 1 (1992-2003) và giai đoạn 2 (2004-2010). Chương trình được tổ chức chỉ đạo thực
hiện một cách thường xuyên, kiên trì và liên tục. Trong từng năm và từng giai đoạn,
Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân TPHCM đều có nghị quyết và kế
hoạch thực hiện với mục tiêu chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể; đồng thời tổ chức sơ – tổng kết
rút kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, đề ra mục tiêu
và giải pháp thực hiện nhằm từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của
chương trình. Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo ở mỗi cấp, bồi dưỡng
7
và nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm
nghèo các cấp.
1.2.3 Chính sách về an ninh - trật tự an toàn xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội
Từ năm 1986, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IV đề ra nhiệm vụ “bảo vệ Tổ
quốc, bảo đảm an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm của các
ngành, các cấp, các đoàn thể và nhân dân thành phố, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các
cấp ủy Ðảng thông qua phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và quốc phòng toàn dân.
Đối với nạn nhân các tệ nạn xã hội, cần dựa vào dân để quản lý, giáo dục, cảm hóa, tạo
việc làm tại cơ sở; đồng thời nghiêm trị bọn chủ chứa, bọn buôn bán xì-ke, ma túy ”.
Tại Đại hội lần thứ V (10/1991), Đảng bộ thành phố tiếp tục khẳng định quan điểm:
“Bằng những biện pháp tích cực, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma
túy, cướp giật, mê tín, dị đoan, người sống vỉa hè, cùi hủi, góp phần làm lành mạnh hóa
xã hội”. Đến năm 1996, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI đưa ra giải pháp: giải
quyết tệ nạn xã hội phải kết hợp nhiều biện pháp kinh tế, giáo dục, hành chính, trong đó
chú trọng biện pháp hành chính.
Trước tình hình tội phạm, mại dâm và ma túy, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ
VII (12/2000) đã xác định Chương trình mục tiêu “ba giảm” (giảm tội phạm, ma túy và
mại dâm) là một trong 12 chương trình, công trình trọng điểm của thành phố. Ngày
23/7/2001, Ủy ban Nhân dân TPHCM ra Quyết định số 62/2001/QĐ/UB v/v triển khai
kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu “ba giảm” trên địa bàn TP giai đoạn 2001 –
2005 với quan điểm chỉ đạo chung là: trong 3 loại đối tượng: ma tuý, mại dâm, và tội
phạm, trọng điểm cần tập trung giải quyết triệt để là đối tượng ma tuý. Giải quyết tốt đối
tượng ma tuý là giải quyết được trên 50% tội phạm, mại dâm, nhiễm HIV/AIDS và các
tệ nạn xã hội khác. Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII (2005) khẳng định tiếp tục
“Phát huy thành quả các chương trình xã hội, tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu
ba giảm, có giải pháp giải quyết cơ bản nạn ăn xin, trẻ lang thang Giải quyết tốt các
vấn đề xã hội, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế”.
1.2.4 Giải quyết các vấn đề xã hội khác
* Chính sách đền ơn, đáp nghĩa, chăm lo người nghèo
Văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố các khóa đều liên tục đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ
phải quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với cán bộ cách mạng lão thành,
cán bộ nghỉ hưu, cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, người cao tuổi…,
thực hiện nhất quán chính sách đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”. Nổi bật trong
chương trình này là các phong trào “Phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng”, tặng “nhà
tình nghĩa”, “nhà tình thương” cho gia đình chính sách và người nghèo; học bổng cho
học sinh nghèo con thương binh, liệt sĩ hiếu học; xây dựng "“quỹ đền ơn đáp nghĩa”,
“Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo”, đã thu hút được đông đảo nhân dân thành
phố, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia.
* Chính sách dân số, phụ nữ và trẻ em
8
Đại hội Đảng bộ thành phố từ lần thứ IV (1986) đến lần thứ VIII (2005) đều xác
định: cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp đồng bộ để hạn chế tăng dân số tự nhiên
và cơ học. Thực hiện tốt luật pháp và chính sách đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ
nữ, tích cực chăm lo quyền lợi mọi mặt của phụ nữ và trẻ em, coi trọng và thực hiện tốt
chính sách bình đẳng giới trong xã hội; nâng cao trình độ học vấn, tạo việc làm, đấu
tranh chống bạo hành đối với phụ nữ.
Tiểu kết
Có thể nói, với phương châm tăng trưởng kinh tế một cách bền vững đi đôi với
xóa đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội trên cơ sở sự phối hợp, cộng
đồng trách nhiệm và quyết tâm cao giữa các cấp chính quyền và các ban – ngành - đoàn
thể, với tinh thần năng động, sáng tạo và có tiềm lực kinh tế nên trong 20 năm đổi mới
(1986-2006), TPHCM có điều kiện đi đầu trong cả nước về giải quyết các vấn đề xã
hội và đã đạt được các thành công bước đầu rất quan trọng. Nhiều phong trào của thành
phố như: xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khám chữa
bệnh miễn phí cho người nghèo, phong trào “ba giảm”, đem lại những kết quả tích
cực về kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố và có sức lan tỏa, trở thành các
phong trào rộng khắp cả nước.
Trong bối cảnh của một thành phố năng động, dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong
nhiều họat động xã hội, lực lượng phụ nữ thành phố đã tích cực tham gia vào việc thực
hiện các chính sách xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội của thành phố bằng đặc thù
họat động của giới mình, khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ TPHCM trong các
chương trình trợ vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phòng
chống mại dâm,
CHƯƠNG 2
PHỤ NỮ TPHCM THAM GIA THỰC HIỆN
CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ (1986 – 2006)
2.1 Thực trạng đời sống, điều kiện lao động của phụ nữ TPHCM
2.1.1 Điều kiện lao động và đời sống của lao động nữ TPHCM
Theo số liệu Cục Thống kê TPHCM, đến năm 2006, dân số thành phố là
6.424.519 người, nữ chiếm 51,97% (3.342.715 người). Hơn 4 triệu dân trong tuổi lao
động và hơn 50% trong số đó là nữ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,75%o/ năm, chủ
yếu là tăng cơ học (19,91%o/ năm). Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
TPHCM, mỗi năm thành phố có khoảng 200.000 người trong tuổi lao động không có
việc làm, trong đó 55% là nữ. Nền kinh tế đổi mới, mở cửa, vận hành theo cơ chế thị
trường đã tạo ra không ít khó khăn thiệt thòi cho lao động nữ, đặt người phụ nữ phải đối
đầu với các thách thức mới.
Điều kiện lao động và đời sống sinh hoạt của phần lớn nữ công nhân lao động
thành phố còn quá nhiều vất vả, việc phân bổ, sử dụng lao động nữ còn nhiều chỗ chưa
hợp lý đã làm cho chị em phải lao động với cường độ cao, hao phí sức lao động nhiều
mà năng suất vẫn thấp, nhất là vào lúc thời vụ, hoặc vào những tháng cuối quý, cuối
năm. Mặt khác, điều kiện ăn, ở, đi lại, công việc gia đình, việc học hành, chữa bệnh của
con cái v.v cũng làm cho chị em hao tâm, tổn sức không ít, làm cho họ ít có điều kiện
9
học tập, nghỉ ngơi, giải trí, trình độ chậm được nâng cao và sức khỏe giảm sút nhanh
chóng.
10
2.1.2 Trình độ lao động nữ
Theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ 01/10/2004 của Sở Lao động – Thương binh
& Xã hội TPHCM, tỷ lệ lao động nữ chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau:
Bảng 2.2 Tỷ lệ lao động nữ chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động 100%
Trong số lao động nữ 52,11%
Chia theo trình độ chuyên môn:
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, bằng cấp, chứng chỉ
Công nhân kỹ thuật, có bằng cấp chứng chỉ
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng
Đại học
Trên đại học
45,42%
1,71%
0,62%
0,85%
3,38%
0,13%
Nguồn: Sở Lao động – Thương binh & Xã hội TPHCM
Một nguyên nhân khiến phụ nữ không được chú ý đào tạo về chuyên môn nghề
nghiệp và ít có điều kiện học tập như nam giới là bởi ở nhiều gia đình gặp khó khăn về
kinh tế, các bậc cha mẹ thường ưu tiên đầu tư cho con trai về học tập. Bên cạnh đó, chi
phí giáo dục trong thời đại toàn cầu hóa cũng ngày càng đắt đỏ, vì vậy phụ nữ là đối
tượng được đầu tư thấp hơn so với nam giới. Chính vì thế, sự tiến bộ của giới nữ thường
chậm chạp hơn đồng nghiệp nam cả về trình độ chuyên môn, về thu nhập và địa vị
công tác. Bên cạnh đó, một số phụ nữ tâm lý mặc cảm, e ngại, buông xuôi, tỏ ra thiếu
năng động và an phận không chịu phấn đấu vươn lên, không thích ứng được kịp thời
trước yêu cầu đổi mới. Rất đông lao động nữ không tham gia bất cứ một chương trình
học tập nào, trong số này nhiều người cho rằng lý do lớn nhất là công việc bận rộn,
không có thời gian và điều kiện kinh tế.
2.1.3 Lao động nhập cư
Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu, di
dân là vấn đề có tính quy luật chung. Những chênh lệch về mức sống, khác biệt trong
thu nhập, cơ hội việc làm, nhu cầu dịch vụ xã hội và sức ép sinh kế đang ngày càng trở
thành những áp lực cơ bản tạo nên các dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành
thị với quy mô ngày càng lớn.
Thoát ly khỏi quê hương đi làm ăn xa không còn là vấn đề của riêng nam giới. Từ
giữa thập niên 90 thế kỷ XX, di dân ngày càng có nhiều sự tham gia đông đảo của lao
động nữ. Sự gia tăng về quy mô, tỷ trọng cũng như các loại hình di cư nữ, là một thực tế
khách quan phản ánh quy luật phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phụ nữ đi xa nhà đến các thành phố và đi xuất khẩu lao động ở nhiều nước đã là một
thực tế từ nhiều năm sau đổi mới. Hằng năm TPHCM tiếp nhận 70.000 người nhập cư
dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó nữ chiếm 53%. Họ một mặt tham gia vào đời
sống thành phố, là một lực lượng lớn bổ sung vào thị trường lao động, dịch vụ ở thành
thị, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của thành phố trong quá trình phát triển nhưng mặt khác
việc di chuyển lao động tự do từ các vùng nông thôn ra thành phố hiện đang là vấn đề
11
nổi cộm, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, nhất là các tệ nạn xã hội và cũng làm
cho đội quân thất nghiệp ngày càng thêm đông đúc ở thành phố.
2.2 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM với các chương trình trợ vốn, góp phần xóa
đói giảm nghèo cho phụ nữ thành phố
2.2.1 Các chương trình trợ vốn
Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM đã chủ động, tích cực thực hiện các cuộc vận
động: từ cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” đến “Phụ nữ giúp
nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”, vận động “Phụ nữ tích
cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật” ; từ phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ
nghèo” đến chương trình “Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”, “Hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế gia đình” và chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố. Đặc biệt
chương trình trợ vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống phụ nữ đã được
các cấp Hội tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu
quả thiết thực.
Chương trình “Tín dụng - tiết kiệm” của phụ nữ TPHCM đã có tác động rõ nét
nhất trong việc giúp chị em nâng cao đời sống. Mô hình “nhóm phụ nữ tín dụng - tiết
kiệm” đã được khẳng định là tối ưu nhất, tập hợp được rộng rãi những người phụ nữ
cùng chung một trận tuyến chống đói nghèo. Việc phát động “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ
nghèo” và thực hiện các dự án cho vay theo “nhóm phụ nữ tín dụng tiết kiệm” của Hội
Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã được sự huởng ứng đông đảo của các thành phần xã
hội, đã khơi dậy được lòng nhân ái, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ nói riêng và nhân
dân TPHCM nói chung, góp phần cùng thành phố thực hiện chủ trương xóa đói giảm
nghèo. Hoạt động hiệu quả này của Hội Phụ nữ được đánh giá là đã góp phần thực hiện
chương trình xóa đói giảm nghèo của TPHCM từ 30%-40% .
2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ nhằm xóa đói giảm nghèo,
cải thiện đời sống phụ nữ-trẻ em
Bên cạnh hoạt động trợ vốn, giải quyết việc làm, để xóa đói giảm nghèo có hiệu
quả, một trong những kinh nghiệm từ cách làm của Hội Phụ nữ là phải giải quyết các
nguyên nhân khác như: y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường, huy động được nhiều
nguồn lực và phối hợp tốt các ngành, các cấp lãnh đạo. Chương trình học bổng Nguyễn
Thị Minh Khai được duy trì liên tục kể từ năm 1990 trở thành người bạn đồng hành
đáng tin cậy cho các chị em nghèo, chương trình bữa ăn tình thương dành cho bệnh nhi
nghèo, “Bữa ăn ngon” cho phụ nữ cao tuổi neo đơn, chương trình vệ sinh môi trường
nông thôn, chương trình trợ giúp đồng bào bị lũ lụt, chương trình 3.000 căn nhà tình
thương dành cho người nghèo ở thành phố, nhà tình nghĩa giúp cho mẹ liệt sĩ, phụ nữ
nghèo các vùng sâu, vùng xa, phòng khám sức khoẻ cho phụ nữ và tham vấn phòng
chống HIV/AIDS do tổ chức tình nguyện quốc tế IVS tài trợ, … là những chương trình
hoạt động trợ giúp xã hội cho phụ nữ và trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn được các
cấp Hội phụ nữ thành phố lồng ghép, phát động trong cán bộ hội viên và quần chúng
phụ nữ. Tất cả những việc làm trên giúp cho phụ nữ nghèo có cơ hội vươn lên ổn định
12
đời sống, nâng cao nhận thức, quan tâm chăm sóc nuôi dạy con, xây dựng gia đình
hạnh phúc để có điều kiện tốt nhất khẳng định vai trò vị trí của người phụ nữ trong gia
đình cũng như xã hội.
2.3 Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM với hoạt động đào tạo nghề và giải quyết
việc làm
2.3.1 Thực trạng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ TPHCM
Được thử thách trong nền kinh tế thị trường, lực lượng lao động nữ ở TPHCM đã
có những tiến bộ đáng kể về số lượng, chất lượng, nhưng đồng thời cũng bộc lộ ra
nhiều điểm yếu kém về trình độ học vấn, trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ thuật lao động,
tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp. Theo số liệu của Liên đoàn Lao động
TPHCM, lực lượng lao động nữ tăng lên không ngừng và luôn nhiều hơn lao động nam
(có khoảng hơn 53% lao động là nữ và lao động nữ thất nghiệp), nhưng con đường để
có được công ăn việc làm của phụ nữ lại chật hẹp hơn, nguy cơ mất việc cao hơn nam
giới. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, nữ lao động nói
riêng, là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội. Việc hướng nghiệp, dạy nghề,
giúp kinh nghiệm làm ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu
nhập, nâng cao đời sống. Riêng đối với phụ nữ, tạo cho chị em một nghề là một trong
những điều kiện cơ bản, đầu tiên để sinh sống, làm tiền đề hỗ trợ phụ nữ thoát đói giảm
nghèo.
Tuy nhiên, nhìn chung các trung tâm dạy nghề của TPHCM qui mô hoạt động còn
khiêm tốn, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất cho các nghề mới còn yếu và thiếu, khả
năng tổ chức, kinh nghiệm tư vấn, thông tin về thị trường còn hạn chế. Học viên của các
trung tâm dạy nghề của Hội Phụ nữ đa số là phụ nữ nghèo sinh sống tại các quận,
huyện xa và ngoại thành. Những phụ nữ này thường gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp
cận dịch vụ dạy nghề như : thông tin về nghề hạn chế, chi phí cao, địa điểm học xa,
chịu áp lực nặng nề của vai trò giới truyền thống, đặc biệt là gánh nặng trách nhiệm gia
đình.
2.3.2 Hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Hội Liên hiệp Phụ nữ
TPHCM
Với quan điểm ‘‘đói nghèo là giặc, người nghèo là nạn nhân trực tiếp, phụ nữ
nghèo là đối tượng cần được trợ giúp của xã hội, đặc biệt là của Hội Phụ nữ’’, càng
ngày, hoạt động dạy nghề trong hệ thống của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM không
ngừng được đổi mới và từng bước nâng cao về chất lượng. Các loại nghề được dạy đa
dạng hơn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hình thức đào tạo cũng ngày càng linh hoạt,
phù hợp với phụ nữ hơn. Với chức năng chăm lo quyền lợi của phụ nữ, các trung tâm
dạy nghề của Hội Phụ nữ đã tổ chức dạy nghề miễn phí cho các đối tượng chính sách,
phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em tàn tật …. . Hoạt động Nhà Văn Hoá Phụ nữ
thành phố, các câu lạc bộ Phụ nữ quận, huyện và các điểm dạy nghề của Phụ nữ
phường, xã ngày càng nâng cấp bằng chính nguồn tài chính thu được (tự túc về kinh
13
phí, không được ngân sách cấp), góp phần tích cực vào việc hướng nghiệp, dạy nghề,
tạo việc làm của ngành Lao động, Thương binh & Xã hội TPHCM.
Bảng 2.11 Kết quả hoạt động của các Trung tâm, cơ sở dạy nghề của Hội Liên
hiệp Phụ nữ TPHCM (1996-2000)
TT Danh mục Số lượng
1 Số lớp dạy nghề/ Số lớp dạy miễn phí 1.539/479
2 Số lượt học viên học nghề/ Số lượt học viên được học miễn phí 48.463/11.792
3 Số lượt học viên có việc làm sau khi học nghề 10.030
4 Số người được giới thiệu việc làm 4.500
5 Số người được tư vấn nghề 5.183
6 Số lượt người được chuyển giao kỹ thuật 5.252
7 Số cơ sở dạy nghề được Hội Phụ nữ thành lập ở cấp quận, huyện 11
Nguồn : Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM
Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, từ những năm đầu đổi mới, Hội Liên hiệp Phụ
nữ TPHCM đã tổ chức tạo việc làm cho chị em phụ nữ theo hai hướng :
- Làm kinh tế gia đình : trên cơ sở trợ vốn để tạo việc làm cho các thành viên.
Vốn đầu tư không lớn, thị trường và nguồn hàng do Hội Phụ nữ giúp đỡ. Loại hình
gia đình làm vệ tinh gia công các mặt hàng thủ công nghiệp cũng phát triển với
một phần vốn mua nguyên liệu và cả công cụ lao động dạy nghề cùng thị trường
tiêu thụ sản phẩm đều được Hội Phụ nữ vận động các tổ chức tài trợ miễn phí đối
với chị em nghèo.
- Thu hút lao động nữ trong các nghề dịch vụ mới : cùng với nền kinh tế hàng
hóa, có nhiều dịch vụ mới phát triển như : giữ trẻ, nội trợ, nấu ăn, làm vệ sinh nhà
cửa, giặt ủi, trang điểm, nhân viên nhà hàng, khách sạn, và một số nghề lao động tự
do khác thu hút ngày càng nhiều lao động nữ, nhất là số chị em không có trình
độ chuyên môn kỹ thuật.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì yêu cầu của các công việc trên cũng
ngày càng được chuyên môn hóa. Hội Phụ nữ trực tiếp tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc
làm và lập các cơ sở sản xuất kinh doanh để thu hút lao động nữ, tổ chức hướng dẫn chị
em xây dựng kế hoạch sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, giúp chị em
sử dụng vốn theo hướng chuyển dần đầu tư cho các dự án, phát triển sản xuất các loại
hình trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi thuỷ hải sản có giá trị kinh
tế cao, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, hỗ trợ phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nhằm thu hút và tạo thêm việc làm có thu nhập cho lao động nữ.
2.4 Phụ nữ TPHCM tham gia phòng chống tệ nạn mại dâm, góp phần thực hiện
chương trình mục tiêu ‘‘ ba giảm’’ của thành phố (2001-2005)
2.4.1 Thực trạng mại dâm ở thành phố Hồ Chí Minh:
TPHCM bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế nhiều thành
phần, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế … cũng là lúc tệ nạn xã hội nói chung và mại
dâm nói riêng có chiều hướng gia tăng với một tốc độ cao, trở thành vấn đề nóng bỏng,
nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Theo một báo cáo của Ủy ban
14
Nhân dân TPHCM vào năm 2006, kết quả khảo sát gái mại dâm trong 5 năm (2001-
2005) như sau:
Bảng 2.12 Kết quả khảo sát gái mại dâm trong 5 năm (2001-2005)
Độ tuổi Nghề nghiệp trước khi làm
mại dâm
Trình độ học vấn Số lần tái phạm
14 - <16 1,84% Làm thuê 17,67% Mù chữ 18,30% lần đầu 78,27%
16 - <18 14,78% Làm ruộng, rẫy 14,45% Cấp I 42,35% 2 lần 14,40%
18 - 25 53,82% Buôn bán 27,92% Cấp II 32,50% 3 lần 4,75%
26 - 35 23,82% Nội trợ 25,49% Cấp III 6,85% 4 lần 2,57%
36 – 45 5,74% Công nhân 4,05% trên Cấp III 0,09% 5 lần trở lên 0,44%
Tiểu thủ công nghiệp
8,19%
Thất nghiệp 2,23%
Nguồn: Báo cáo số 16/BC-UBND ngày 01/3/2006 về tổng kết 5 năm thực hiện chương
trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm của UBND TPHCM
Hầu hết gái mại dâm đều xuất phát từ gia đình nông dân hoặc lao động nghèo
thành thị. Trình độ văn hóa và sự hiểu biết thấp dẫn đến hạn chế trong nhận thức các
vấn đề xã hội nói chung và nhận thức lệch lạc về các chuẩn mực đạo đức xã hội nói
riêng. Ngoài ra, đáng báo động là mại dâm nghiện ma tuý, nhiễm HIV và các bệnh xã
hội có xu hướng gia tăng.
Qua phân tích trên 200 hồ sơ người mua dâm, độ tuổi từ 19 – 35 chiếm 80%.
Đặc biệt, trên 60% đối tượng mua dâm là cán bộ nhà nước. Theo một thống kê của Cục
Phòng chống tệ nạn xã hội vào năm 2000 thì tiền mua dâm gồm: 42,4% là tiền nhà
nước, công quỹ , 42,2% là tiền thu nhập bất chính. Có 7 loại khách thường xuyên tìm
đến gái mại dâm mà đứng đầu danh sách là cán bộ - công nhân viên, sau đó đến bộ đội,
lái xe, sinh viên, nông dân, rồi mới đến thương gia và người nước ngoài.
“Dịch vụ kinh doanh” gái mại dâm từ xưa đến nay vẫn thường phải thông qua một
đầu mối trung gian, đó là chủ chứa và môi giới. Thành phần này rất đa dạng, thu nhập
rất lớn, có cơ sở thu hàng tỷ đồng một tháng.
Để giải quyết thực trạng trên, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII đã xác định
Chương trình mục tiêu “ba giảm” (giảm tội phạm, ma túy và mại dâm) là một trong 12
chương trình, công trình trọng điểm của thành phố. Theo phân công của Ủy ban Nhân
dân TPHCM trong việc tham gia thực hiện chương trình mục tiêu ‘‘ba giảm’’ (và ý thức
được chức năng, nhiệm vụ của mình), Hội Liên hiệp phụ nữ TPHCM tham gia thực
hiện chương trình mục tiêu “ba giảm” với trọng tâm tập trung giảm mại dâm. Với chức
năng bảo vệ quyền lợi, đời sống, sức khoẻ phụ nữ và trẻ em, góp phần xây dựng gia đình
no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, Hội đã tổ chức chương trình phòng chống mại dâm không
tách rời mà lồng ghép với các mục tiêu phòng chống ma tuý, tội phạm vì thực tế là cùng
với sự gia tăng tỉ lệ sử dụng ma tuý, mại dâm thì tội phạm, người nhiễm HIV/AIDS cũng
tăng và ngày càng “trẻ hoá”.
15
2.4.2 Phụ nữ TPHCM với họat động phòng chống mại dâm
• Tuyên truyền giáo dục chung cho các tầng lớp phụ nữ
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động phòng chống mại dâm thông qua các buổi
sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề, hội thi, tọa đàm.
- Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên nòng
cốt.
- Nhân bản và phát hành tài liệu tuyên truyền.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
• Xây dựng các mô hình phòng chống mại dâm
Thông qua các mô hình như: “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Câu lạc
bộ phụ nữ đồng cảm”, “nhóm giáo dục đồng đẳng”, mô hình tập hợp phụ nữ chậm tiến,
… TPHCM có trên 70 tổ nhóm, câu lạc bộ nhằm giúp chị em phòng chống tệ nạn xã
hội ngay từ gia đình và một trong những mô hình phòng chống mại dâm có hiệu quả
của Hội Phụ nữ là Giáo dục đồng đẳng (GDĐĐ). Các giáo dục viên đồng đẳng hàng
năm đều được Hội Phụ nữ tập huấn trang bị bổ sung kiến thức lẫn kỹ năng để đi tiếp
cận và tuyên truyền cho số chị em còn “hành nghề” cách phòng tránh các bệnh lây qua
đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS, đồng thời động viên chị em nên từ bỏ lối sống
sai lầm, sớm hoàn lương và hòa nhập với cộng đồng.
• Các hoạt động chăm lo hỗ trợ
Song song với việc tuyên truyền, các cấp Hội Phụ nữ tư vấn và dạy nghề miễn
phí, trợ vốn làm ăn, giới thiệu việc làm, trợ cấp học bổng cho con em các chị kết hợp
với đưa các cháu ra lớp tình thương, thăm viếng khi đau ốm, liên hệ địa phương xin
giấy khai sinh cho con em các chị, giới thiệu để các chị được cấp sổ khám chữa bệnh
miễn phí, …Hội đã giúp các chị từng bước xóa đi khoảng cách và sự mặc cảm do trước
đây có họat động mại dâm, đồng thời tạo được niềm tin nơi chị em đối với tổ chức Hội
Liên hiệp Phụ nữ.
Tiểu kết
Với những đặc thù về giới, phụ nữ TPHCM thông qua tổ chức Hội Phụ nữ đã
hưởng ứng rất mạnh mẽ các hoạt động xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội
của thành phố. Nhiều hoạt động của phụ nữ đã trở thành phong trào rộng khắp, được
đánh dấu thông qua việc thực hiện các mô hình, chương trình và các cuộc vận động lớn
như: “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia
đình”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Nhóm phụ nữ tín dụng – tiết kiệm”, “Nhóm
phụ nữ giáo dục đồng đẳng”, “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu
nhập”, “Chương trình ba giảm”, … Qua thực tiễn hoạt động cho thấy, khai thác và cung
cấp vốn được coi là mũi nhọn của chương trình xóa đói giảm nghèo của các cấp Hội
Phụ nữ. Hoạt động cung cấp vốn cho phụ nữ được thực hiện với một nét riêng, mang
tính cộng đồng cao và linh hoạt, mềm dẻo, rất phù hợp với chị em phụ nữ nghèo mà
vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ. Tín dụng được coi là phương tiện, công cụ hỗ trợ,
khuyến khích phụ nữ tham gia các hoạt động phát triển khác. Đi đôi với việc cung cấp
16
vốn vay, việc bồi dưỡng kiến thức cho phụ nữ cũng được các cấp Hội Phụ nữ coi trọng.
Chương trình xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ được tiến hành theo phương châm
lồng ghép các chương trình nhằm một mặt tăng cường hiệu quả của mỗi chương trình,
mặt khác để tiết kiệm nguồn lực. Các chương trình này đã mang lại hiệu quả thiết thực,
đáp ứng yêu cầu chăm lo cho phụ nữ, tạo việc làm, giúp chị em có điều kiện tổ chức tốt
cuộc sống gia đình, nâng cao mức sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm
nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố.
Từ kết quả của các mô hình nêu trên, việc phân tích, đánh giá và nhận xét hiệu quả
hoạt động của phụ nữ TPHCM trong quá trình thực hiện các chính sách xã hội thời gian
qua là hết sức cần thiết, để trên cơ sở đó có thể rút ra những kinh nghiệm và đề xuất
những giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PHỤ NỮ TPHCM
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (1986 – 2006)
VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO THỜI GIAN TỚI
3.1 Hiệu quả hoạt động của phụ nữ TPHCM trong việc thực hiện chính sách xã
hội của thành phố
3.1.1 Hiệu quả của các chương trình trợ vốn, xóa đói giảm nghèo
Về chính trị : Chương trình trợ vốn, giải quyết việc làm của Hội Liên hiệp Phụ nữ là
chủ trương đúng đắn, đáp ứng đúng vấn đề bức bách của đời sống và sản xuất, nhằm
chủ yếu vào các đối tượng phụ nữ nghèo, các gia đình chính sách để hỗ trợ, đúng yêu
cầu và phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, nên được chị em đón nhận
và hưởng ứng. Qua đó Hội Phụ nữ cũng tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các
ngành chức năng, cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể khác.
Về kinh tế : Đáp ứng nhu cầu vốn, tín dụng cho phụ nữ nghèo được coi là mũi nhọn
của chương trình xoá đói giảm nghèo của các cấp Hội Phụ nữ, là một trong những biện
pháp thiết thực và hiệu quả nhất giúp chị em từng bước cải thiện đời sống và thoát khỏi
nghèo đói. Phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo” và hoạt động “Hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế” mở ra cơ hội cho phụ nữ nghèo có vốn sản xuất làm ăn, vừa nâng
cao đời sống kinh tế, vừa tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết gánh nặng
trong việc chi ngân sách cứu trợ thường xuyên đối với các hộ nghèo. Thông qua các lớp
tập huấn, nhiều chị em tiếp cận với cách làm ăn mới trong cơ chế thị trường, biết đầu tư,
quản lý và quay vòng vốn có hiệu quả nhất, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao
động và tăng thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
Về xã hội : Hoạt động giúp phụ nữ nghèo không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh mà
còn có giá trị nhân văn sâu sắc. Tác động của phong trào đã phát huy truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc đó là tình đoàn kết, tương thân tương trợ, lòng nhân ái biết yêu
thương, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng. Bên cạnh đó, từ những đồng vốn được Hội
giúp đỡ, một số chị em lầm lỡ đã có điều kiện hoàn lương. Từ thực tiễn của phong trào
đã tạo ra ngày càng nhiều nhân tố tích cực cho xã hội. Nhiều chị là thành viên nhóm
17
phụ nữ tín dụng tiết kiệm sau khi được Hội Phụ nữ trợ vốn, đã được coi trọng hơn, có
vị trí bình đẳng hơn trong gia đình.
Về tổ chức : Qua việc thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo, tổ chức
Hội Phụ nữ được củng cố và phát triển. Hội Phụ nữ cơ sở đã kết nạp được một số
lượng khá đông hội viên, chất lượng của Hội viên được nâng lên, nội dung và phương
thức hoạt động của Hội thêm đa dạng, sinh động và phong phú, quy tụ được nhiều phụ
nữ, nâng cao uy tín của tổ chức Hội Phụ nữ đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương và các ban - ngành - đoàn thể. Ngoài ra, Hội đã xây dựng và phát triển mối
quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng bền vững với các tổ chức phi chính phủ (NGO) về
lĩnh vực tín dụng cho phụ nữ nghèo. Từ việc tổ chức thực hiện các dự án, mô hình, các
cấp cán bộ Hội phụ nữ dần dần tích luỹ được kinh nghiệm quản lý nguồn vốn tiết kiệm từ
thấp đến cao, khác hẳn với trước kia cán bộ Hội chỉ làm công tác vận động quần chúng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hỗ trợ vốn của Hội Phụ nữ còn có
những mặt hạn chế tồn tại như : nguồn vốn mỗi năm có tăng nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu vay vốn của phụ nữ, bên cạnh đó có những chị em trình độ thấp chưa đủ
tay nghề, khả năng để tổ chức sản xuất kinh doanh và chưa biết phát huy được nguồn
vốn hỗ trợ, một số hộ nghèo có sức lao động nhưng chưa biết làm ăn, có tư tưởng ỷ lại,
trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước, của Hội Phụ nữ và cộng đồng, thiếu ý chí vươn lên
hoặc an phận.
3.1.2 Hiệu quả của chương trình đào tạo nghề, thực hiện các chính sách và biện
pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ
Chủ trương, chính sách đa dạng hóa việc làm đã tạo cho phụ nữ thành phố thêm
nhiều cơ hội có việc làm. Đa số lao động nữ tập trung các việc làm tay nghề thấp hoặc
lao động giản đơn chưa qua đào tạo. Ngoài việc làm có tính chất truyền thống trong lĩnh
vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, một số việc làm mới đã
thu hút lao động nữ như: tiếp thị, thư ký văn phòng, tin học, thu gom phế liệu, phế
phẩm, giúp việc nhà, … Sự phát triển của lao động nữ cũng chiếm tỉ lệ cao ở công việc
quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ hộ kinh tế gia đình. Tuy nhiên
việc làm cho phụ nữ có tính chất dao động cao và không ổn định, nhất là các ngành sản
xuất gia công sản phẩm.
Thành phố đã phát triển các cơ sở hỗ trợ xã hội, giáo dục dạy nghề cho phụ nữ cơ
nhỡ, neo đơn, tàn tật, các đối tượng xã hội, kết hợp với các chương trình giới thiệu việc
làm của Hội Phụ nữ và các đoàn thể xã hội mỗi năm đưa hàng ngàn người (đa số là phụ
nữ) trở về hòa nhập với cộng đồng xã hội, ổn định việc làm, đời sống. Tuy nhiên, do
chính sách đầu tư, hỗ trợ về kinh phí, việc làm còn hạn chế nên kết quả chưa đạt được
như mong muốn.
3.1.3 Hiệu quả của công tác phòng chống mại dâm
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, các cấp Hội Phụ nữ đã nhiệt tình, không quản
ngại thời gian, công sức, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình, tuyên truyền giáo
dục theo chiều sâu, kết hợp công tác chăm lo hỗ trợ đời sống một cách thiết thực và cụ
18
thể, kiên trì vận động và thuyết phục số phụ nữ lạc hậu chậm tiến thay đổi nhận thức
hành vi, trở về con đường làm ăn lương thiện. Có thể nói chương trình Giáo dục Đồng
đẳng đã góp phần vào thành quả trong chương trình phòng chống AIDS của thành phố
và hiện nay vẫn là mô hình hiệu quả được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh,
thành. Ngày nay các dự án can thiệp phòng chống AIDS tại TPHCM nói riêng và cả
nước nói chung đòi hỏi phải có sự góp mặt của chương trình Giáo dục Đồng đẳng.
Bên cạnh những thành quả đạt được nêu trên, công tác phòng, chống mại dâm của
phụ nữ TPHCM trong thực hiện chương trình “ba giảm” của thành phố còn những hạn
chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: còn coi nhẹ vấn đề
giáo dục; tình trạng thiếu việc làm trầm trong khi đô thị hoá phát triển nhanh; sự phân
hóa giàu nghèo cao do kinh tế thị trường và nạn tham nhũng; thiếu sự nghiêm khắc
trong vấn đề kiểm duyệt văn hóa; thiếu sự nghiêm khắc, công bằng, chặt chẽ trong pháp
luật và quản lý nhà nước trên nhiều mặt bị buông lỏng; cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức
cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn mại dâm còn hạn chế và nhiều bất cập, chưa
đáp ứng yêu cầu, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và kinh nghiệm. Một số
mô hình phòng chống mại dâm mà Hội Phụ nữ đang thực hiện cũng gặp không ít khó
khăn do thiếu kinh phí, chủ yếu dựa vào sự nhiệt tình của chị em cán bộ Hội là chính,
chưa có giải pháp hữu hiệu giúp gái mại dâm giải quyết khó khăn khi họ đã hoàn lương.
Không ít chị em đã quen với lối sống hưởng thụ, xa rời lao động nên việc thuyết phục
họ chuyển đổi nhận thức, hành vi và lối sống vô cùng khó khăn. Học vấn của chị em
còn quá thấp, nên việc tiếp thu nâng cao kiến thức hoặc học một nghề để có thu nhập ổn
định không phải dễ dàng.
Tóm lại, tệ nạn mại dâm phát triển chủ yếu và trước hết, đó là do sự chủ quan trong
công tác phòng ngừa. Ở nhiều địa phương, công tác bài trừ tệ nạn được “khoán trắng”
cho cảnh sát khu vực mà chưa có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Mại dâm và
tội phạm là hai loại hiện tượng thường gắn liền với nhau, tệ nạn mại dâm tăng thì
thường tăng thêm các băng, nhóm tội phạm để tổ chức, che chở cho mại dâm làm cho
tình hình tội phạm cũng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, ngăn
ngừa tệ nạn mại dâm cũng là góp phần ngăn ngừa tội phạm.
3.2 Những giải pháp cho thời gian tới
3.2.1 Duy trì, phát triển các mô hình hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo
- Duy trì, củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng, nội dung sinh hoạt nhóm phụ
nữ tín dụng - tiết kiệm, kịp thời quan tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho
từng thành viên vay vốn. Tất cả thành viên vay vốn đều phải được tiếp tục tập hợp
thành nhóm và sinh hoạt các nội dung lồng ghép.
- Cung cấp tín dụng cho phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo phát triển sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao trình độ dân trí và nâng cao địa vị
của người phụ nữ.
19
- Nghèo khó do nhiều nguyên nhân, vì thế bên cạnh việc giải quyết việc làm, trợ
cấp vốn cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhiều vấn đề: y tế, giáo dục, văn hóa,
ngăn ngừa - phòng chống tệ nạn xã hội, …
20
3.2.2 Đào tạo nghề và giải quyết việc làm
- Việc làm, thu nhập của phụ nữ không thể tách rời việc làm, thu nhập chung của xã
hội; phải trên cơ sở một nền kinh tế phát triển (ít nhất là ở mức bình thường), đủ
sức bù đắp mọi chi phí, tái sản xuất sức lao động, có tích lũy, mới có thể mở mang
ngành nghề, tạo thêm việc làm và thu nhập cho phụ nữ.
- Để giúp người phụ nữ tăng sức cạnh tranh của họ trên thị trường lao động, có
nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm và có thu nhập đảm bảo cuộc sống bản thân
và gia đình, vấn đề mấu chốt là cần có chính sách đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề, di
chuyển nghề cho họ phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu kinh tế. Thành phố cần
sớm có những biện pháp tháo gỡ khó khăn về thuế, tiền lương, đầu tư kinh phí để
mở rộng diện dạy nghề, … Tạo điều kiện cho các tổ chức, các nghiệp đoàn và tư
nhân góp vốn, công nghệ, nhân lực mở các trung tâm dạy nghề, trung tâm tư vấn,
giới thiệu việc làm, các trung tâm hỗ trợ lao động nữ ở nhiều cấp, mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Các chính sách đối với lao động nữ cần thể hiện nhận thức sâu sắc về hai chức
năng cơ bản của người phụ nữ là lao động sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần và
lao động sáng tạo nuôi dạy con người. Đây là hai dạng hoạt động không tách rời và
cần phải được xã hội thừa nhận và đánh giá một cách tương xứng. Hai dạng hoạt
động này là hai chức năng cơ bản được người phụ nữ thực hiện cùng một lúc trong
phần lớn cuộc đời và thời gian lao động tích cực của mình. Vì vậy, thông qua các
chính sách xã hội cụ thể, cần đảm bảo để người phụ nữ có thể lựa chọn và kết hợp
hai chức năng theo cách mà họ thấy là tốt nhất để phát huy được mọi tiềm năng lao
động sáng tạo của phụ nữ và đảm bảo lao động nữ vừa làm được nghĩa vụ người
công dân, vừa làm tròn thiên chức thiêng liêng của người mẹ, người vợ trong gia
đình
- Những rủi ro nảy sinh từ thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng là
vấn đề có tính khách quan và phổ biến với người lao động đặc biệt là lao động nữ.
Ngoài các quy định của pháp luật lao động cũng cần phải chú ý hoàn thiện và phát
triển hệ thống an sinh xã hội hữu hiệu.
- Giám sát và hỗ trợ các thủ tục cần thiết để lao động nhập cư ổn định cuộc sống,
được cư trú và làm việc trong điều kiện an toàn, góp phần nâng cao sức khỏe và an
sinh xã hội, thúc đẩy tác động tích cực của họ đối với sự phát triển của thành phố.
3.2.3 Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu “ba giảm”, tăng cường phòng
chống tệ nạn mại dâm
Bài trừ tệ nạn mãi dâm là ý muốn tốt đẹp nhưng là chuyện không dễ – bởi mại
dâm không chỉ là tệ nạn xã hội (nếu xét từ quan điểm đạo đức) mà ít nhiều còn là một
hiện tượng xã hội (nếu xét từ góc độ sinh học). Phải nhìn nhận một cách khách quan
rằng, hoạt động mại dâm sở dĩ tồn tại được ở mọi nơi, mọi lúc, mọi chế độ xã hội là vì
luôn luôn tồn tại một nhu cầu có thực, đơn giản chỉ là giải quyết những đòi hỏi sinh lý
bình thường của ít nhất là một bộ phận nam giới. Do đó, dù bằng bất cứ biện pháp nào
21
cũng không thể hoàn toàn triệt tiêu được tệ nạn này. Để khắc phục sự phát triển tràn lan
và hạn chế tệ nạn mại dâm ở TPHCM, xin đưa ra một số biện pháp sau đây:
• Thống nhất quan điểm trong phòng chống tệ nạn mại dâm, coi tệ nạn mại
dâm không chỉ liên quan đến trật tự an tòan xã hội mà còn liên quan đến cả an
ninh quốc gia và phòng chống mại dâm là cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài và
liên tục.
• Thống nhất ý chí và hành động phòng chống mại dâm là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị.
• Phòng chống mại dâm phải kết hợp với cuộc đấu tranh phòng chống các
bệnh xã hội, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục và dịch nhiễm
HIV/AIDS.
• Củng cố, tăng cường hệ thống chuẩn mực giá trị, tạo cơ sở xã hội vững chắc bài
trừ tệ nạn mại dâm: chuẩn mực về đạo đức, chuẩn mực về giá giá trị lao động,
chuẩn mực của nền văn hóa dân tộc, chống văn hóa ngoại lai, đồi trụy, chuẩn mực
về pháp luật – trong đó dùng luật pháp để nghiêm trị tội tổ chức, môi giới mãi
dâm, chứ không dùng biện pháp đạo đức, giáo dục chung chung và phải xử lý
nghiêm khắc, công bằng – người bán dâm và người mua dâm đều phải chịu
trách nhiệm như nhau.
• Tăng cường công tác truyền thông, thông tin giáo dục làm chuyển biến nhận
thức, thái độ đối với họat động phòng chống mại dâm.
• Củng cố bộ máy tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống mại dâm.
Tiểu kết
Nhìn chung, lực lượng phụ nữ với những ưu thế nhất định về giới như tính cần cù,
chịu khó, đảm đang, quản lý tài chính chặt chẽ, thận trọng, không chi tiêu lãng phí, giàu
tình thương và sự đồng cảm, đã đạt được hiệu quả rõ rệt trong việc tham gia giải
quyết các vấn đề xã hội của thành phố trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội; họ đã đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức vào công cuộc đổi mới của thành
phố trong hai mươi năm (1986-2006).
Thực tiễn phụ nữ TPHCM thực hiện các chính sách xã hội đã để lại nhiều bài học
thiết thực về phát huy nội lực, công tác tuyên truyền vận động, đào tạo cán bộ phong
trào, xây dựng các mô hình, Thông qua các phong trào và nhiều chương trình hoạt
động, các cấp Hội Phụ nữ đã huy động được sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp
phụ nữ, vận động được nguồn vốn quan trọng góp phần giúp chị em vượt qua khó
khăn, từng bước xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả của các chương trình của Hội Phụ nữ
còn là nhịp cầu đưa phụ nữ các giới lại gần nhau hơn. Hội đã chăm lo đời sống cho
hàng chục ngàn phụ nữ nghèo và tác động tích cực làm chuyển biến nhận thức, tư
tưởng của xã hội trong việc nhìn nhận vai trò người phụ nữ, giúp nhiều phụ nữ lỡ lầm
vượt qua rào cản tự ti mặc cảm, có nhận thức đúng đắn và ý chí phấn đấu vươn lên.
Thực tiễn hoạt động phong phú, hiệu quả của Hội Phụ nữ đã thực sự là động lực
thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển, xây dựng và củng cố tổ chức, góp phần quan
trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cần rút kinh
nghiệm từ thực tiễn này để tăng cường, đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ hơn trong thời
gian tới.
22
23
KẾT LUẬN
1. Sự đổi mới kinh tế đã mở ra một tầm nhìn mới trong việc thực
hiện các chính sách xã hội của TPHCM, trong đó có chính sách xã hội đối với phụ nữ.
Phụ nữ TPHCM đã tham gia tích cực và có những đóng góp quan trọng trong các
chương trình giải quyết việc làm của thành phố. Các chương trình trợ vốn, giải quyết
việc làm cho phụ nữ nghèo có tính chất kế thừa và chuyển tiếp từ các nội dung hoạt
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM từ trước. Đến khi đổi mới, được hỗ trợ bởi
chính sách khuyến khích kinh tế nhiều thành phần và sự hỗ trợ của một số chương trình
y tế, xã hội quốc gia có sự tài trợ của quốc tế, nên đã được nâng lên và mở ra nhiều hình
thức hoạt động phong phú mang lại kết quả thiết thực cho phụ nữ thành phố. Những
kết quả trên không chỉ là cơ sở để thiết lập các chính sách cho phụ nữ mà còn trở thành
những bài học kinh nhiệm quý báu cho chính phong trào phụ nữ.
2. Mô hình tín dụng – tiết kiệm của Hội Phụ nữ được xem là mô
hình hỗ trợ người nghèo thành công nhất, được đánh giá cao qua thực tiễn và ngày càng
được nhân rộng, không ngừng phát huy hiệu quả kinh tế xã hội cao và bền vững về tài
chính. Mô hình này được tổ chức hoạt động chặt chẽ, bố trí cán bộ theo sát từng dự án,
lấy hiệu quả của từng dự án làm mục tiêu phấn đấu nhằm nâng cao uy tín của Hội đối
với phụ nữ nghèo cũng như đối với các tổ chức tài trợ, đưa hàng chục ngàn hộ phụ nữ
thoát nghèo vươn lên cuộc sống ổn định. Phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”
và chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” của các cấp Hội phụ nữ là một chủ
trương đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của thành phố,
nhất là phù hợp với mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, nâng cao uy tín của tổ
chức Hội Liên hiệp Phụ nữ trong xã hội. Thực tiễn của phong trào “Ngày tiết kiệm vì
phụ nữ nghèo” và mô hình tổ giảm nghèo đã giúp cho Hội có nhiều giải pháp và cách
làm tốt để giúp phụ nữ nghèo biết cách làm ăn, sử dụng vốn có hiệu quả, đó cũng là quá
trình phấn đấu kiên trì liên tục nhiều năm với ý chí vươn lên của chính bản thân phụ nữ
nghèo, gắn với sự trợ giúp thiết thực của Nhà nước và tác động hỗ trợ của Hội, của cộng
đồng. Từ thực tiễn của phong trào “ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình” đã xuất
hiện những gương cán bộ tận tụy với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Mô hình nhóm
phụ nữ tín dụng - tiết kiệm.
Trợ vốn là một mô hình, một bước tập dợt ban đầu được xem là một trong những
thành công của phụ nữ TPHCM góp phần xóa đói giảm nghèo. Từ bước tập dợt đó,
Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM có thể tích lũy đầy đủ kinh nghiệm về chuyên môn và
quản lý để có thể hình thành một ‘‘Ngân hàng Vì sự tiến bộ của Phụ nữ’’ thay cho các
hình thức tín dụng nhỏ hiện nay. Một thành phố công thương nghiệp và dịch vụ như
TPHCM, nếu có được một ‘‘Ngân hàng Vì sự tiến bộ của Phụ nữ’’ là một việc làm vừa
có tính chất xã hội vừa có tính chất nhân đạo. Đó là bước tiến để hoàn thiện, phát huy và
tạo một hiệu ứng lan tỏa hơn nữa của mô hình trợ vốn cho phụ nữ nghèo trong tương lai.
3. Chương trình trợ vốn của Hội Phụ nữ đã tạo được khả năng hạn
chế đói nghèo, mở ra cơ hội cho phụ nữ nghèo có vốn để sản xuất làm ăn, có việc làm
chân chính để tăng dần thu nhập, từng bước cải thiện mức hưởng thụ các nhu cầu cơ
24
bản thiết yếu nhất của đời sống vật chất và tinh thần, huy động được sức mạnh tổng hợp
của toàn xã hội. Hầu hết các chương trình đều hướng đến mục tiêu chung là hỗ trợ phụ
nữ nghèo có cơ hội tự lực vươn lên thông qua các hoạt động tăng thu nhập, góp phần
thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Vấn đề nghèo khổ của chị em phụ nữ, trừ một số
đối tượng cụ thể, còn nói chung phản ảnh sự nghèo khổ của các hộ, cả nam và nữ. Do
vậy, giúp vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm bớt nghèo khó cho
phụ nữ cũng là các biện pháp để giảm hộ nghèo cho thành phố và góp phần xóa đói
giảm nghèo cho đất nước.
Việc trợ vốn cho phụ nữ nghèo đã làm cho tổ chức Hội Phụ nữ ngày càng mở
rộng. Có bao nhiêu phụ nữ tham gia chương trình thì có bấy nhiêu, thậm chí nhiều hơn
số hội viên phụ nữ mới. Nhờ vậy, việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Hội Phụ nữ đã đến được với người dân. Qua sự giáo
dục của Hội Phụ nữ với những nội dung lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm từ
cơ sở về các vấn đề luật pháp liên quan đến quyền lợi phụ nữ, trẻ em, các chủ trương kế
hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ cho phụ nữ, vận động trẻ em đến trường thông qua học
bổng Nguyễn Thị Minh Khai, … đã góp phần làm cho phong trào phụ nữ TPHCM
ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là một trong những đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ, đứng đầu phong trào phụ nữ cả nước.
4. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, thành phố đề ra chủ trương thực hiện
chương trình “ba giảm” là một chủ trương hợp lòng dân, đúng tâm tư tình cảm của
người dân nên được sự ủng hộ của toàn xã hội. Để thực hiện được chương trình “ba
giảm”, đòi hỏi phải có lực lượng quần chúng làm nòng cốt. Hội Liên hiệp Phụ nữ các
cấp trên địa bàn thành phố đã có nhiều nỗ lực, tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền,
phối hợp cùng các đoàn thể trong hệ thống chính trị tại cơ sở thực hiện chương trình
mục tiêu “ba giảm”. Các cấp Hội Phụ nữ đã sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền vận
động thích hợp, phần nào đáp ứng yêu cầu chung và phù hợp với nguyện vọng của đại
đa số quần chúng nhân dân trước những bức xúc về tình hình phạm tội và tệ nạn xã hội
diễn ra trên địa bàn thành phố, từ đó người dân tham gia tích cực, nhất là hội viên phụ nữ.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua tuy chưa cao, nhưng với sự cố gắng phối hợp
cùng một số chương trình lớn của thành phố đã tạo được những chuyển biến tích cực
trong việc giảm mại dâm, góp phần ổn định trật tự xã hội trên địa bàn thành phố.
5. TPHCM là nơi hội tụ nhiều sáng kiến trong quá trình đổi mới,
có những sáng kiến đã chứng minh được tính hiệu quả, mang lại lợi ích to lớn cho cộng
đồng, nhất là người nghèo, trở thành phong trào lan tỏa khắp cả nước như phong trào
xóa đói giảm nghèo, trong đó có sự tham gia tích cực của lực lượng phụ nữ thành phố.
Thực tế cũng cho thấy, có những mô hình của TPHCM không thể nhân rộng ra cả nước
mà chỉ có thể áp dụng tại TPHCM và phát huy hiệu quả nhất định trong một thời điểm
nhất định tại TPHCM, như chương trình ‘‘ba giảm’’. Mặc dù chương trình này có
những thành công như đã phân tích, nhưng rõ ràng là nhiều nơi không đủ nguồn lực
như TPHCM đã tiến hành trong thời gian vừa qua. Mặt khác, dưới góc độ nhìn nhận
hiệu quả tham gia phòng chống tệ nạn mại dâm trong thực hiện chương trình ‘‘ba giảm’’
25