Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

quản lý văn hóa ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.88 KB, 37 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
FONGSAMOUTH PHOUVINH
QUẢN LÝ VĂN HÓA
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70
2
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TẾ
TS. TRẦN NGỌC KHÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH – 2013
Công trình được hoàn thành tại: Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh-Trường Đại học Khoa học
Xã hội và nhân văn:
Người hướng dẫn kho học:
1. PSG.TS. Nguyễn Xuân Tế.
2. Ts. Trần Ngọc Khánh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
3
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận
án cấp cơ sở đào tạo. Họp tại Trường Đaị học Khoa
học Xã hội và Nhân văn
Vào hồi: giờ , ngày tháng năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh


(km 20, xa lộ Hà Nội, phường Linh Trung, quận
Thù Đức, Tp. Hồ CHí Minh)
- Thư viện Trường Đại học KHXH&NV
(12, Định Tiên Hoàng, quận 1, Tp. Hồ Chí MInh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào có nền văn hóa
và văn minh phát triển lâu đời. Nghiên cứu văn hóa CHDCND Lào
không thể không tìm hiểu hoạt động quản lý văn hóa của quốc gia
Lào.
Chiến lược quản lý và phát triển văn hóa được Đại hội Đảng
NDCM Lào lần thứ 9 (khóa V) năm 1994 thể hiện tập trung theo
khẩu hiệu: Dân tộc, Quần chúng và Tiên tiến. Đó là định hướng
quan trọng, mang tính chất thống nhất về chiến lược nhằm nâng cao
hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ở
CHDCND Lào.
Chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề “Quản lý văn hóa ở
CHDCND Lào” làm đề tài luận án tiến sĩ, hy vọng sẽ góp phần
thúc đẩy việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội
và văn hóa, đồng thời nâng cao vai trò của cá nhân và cộng đồng
4
trong quản lý hoạt động văn hóa đang diễn ra sôi động trong đời
sống xã hội hiện thời ở CHDCND Lào.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ 9
(khóa V) năm 1994 đề ra chủ trương nâng cao quản lý văn hóa ở
CHDCND Lào theo hướng đa ngành, đa chủ thể; xây dựng và phát
triển văn hóa theo cơ chế Nhà nước pháp quyền để thực hiện xây
dựng nền văn hóa theo khẩu hiệu: Dân tộc, Quần chúng và Tiên
tiến.

Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước giới
thiệu như: Lịch sử văn học Lào do TS. Boxengkham Vôngđala,
Maha Silavông thực hiện; Văn hoá Đông Nam Á của Nguyễn Tấn
Đắc; Thể chế chính trị các nước ASEAN của Nguyễn Xuân Tế,
Những sự kiện lịch sử Lào của Nguyễn Văn Vinh; Việt Nam –
Đông Nam Á: ngôn ngữ và văn hóa của Phạm Đức Dương, v.v.
cùng với những tài liệu nghiên cứu về Phật giáo ở Lào của một số
nhà nghiên cứu phương Tây như Henry Deydier, George Cœdès
những thành tựu cơ bản của văn hóa Lào, song sự quản lý văn hóa
quốc gia Lào chưa được đề cập nghiên cứu trọn vẹn.
- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng chính sách và
pháp luật về văn hóa; rút ra những kinh nghiệm và xác định nhóm
giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý văn hóa ở CHDCND
Lào.
3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý
thuyết và thực tiễn trong hoạt động quản lý văn hóa; nêu ra những
đặc điểm, các điều kiện tác động đến quản lý văn hóa Nhà nước;
đồng thời đề xuất và kiến nghị những giải pháp xây dựng chính
sách văn hóa ở CHDCND Lào.
4. Đối tượng và phạm vì nghiên cứu của luận án.
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu có hệ thống về quản lý văn hóa gắn với yêu cầu đổi
mới hoạt động văn hóa theo quan điểm của Đảng; đề xuất những
5
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý văn hóa ở CHDCND
Lào.
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số lĩnh vực chủ yếu của đường lối, chính sách
và pháp luật đối với văn hóa theo hướng Nhà nước pháp quyền;

quản lý các hoạt động dịch vụ và kinh doanh văn hóa phẩm, quản
lý di sản văn hóa dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Ngoài ra, luận án có tham khảo kinh nghiệm hoạt động quản lý văn
hóa của Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
-Cơ sở nc: phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách viết về quản lý
văn hóa ở trong nước và nước ngoài.
- Sử dụng PP luận chủ nghĩa Mác – Lênin, PP duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sử hình thành cơ sở lý luận cho
đề tài
Phương pháp luận nghiên cứu là lý luận cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy
vật lịch sử; kết hợp vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng và
Nhà nước CHDCND Lào về quản lý văn hóa.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu
lý thuyết; so sánh, phân tích tư liệu; khảo sát thực tế; diễn dịch,
tổng hợp, quy nạp, điều chỉnh và phương pháp hệ thống cấu trúc
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Về lý luận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hóa của
nước CHDCND Lào.
- Về thực tiễn, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan nghiên cứu và đào tạo văn hóa của quốc gia và quốc tế.
7. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối
có hệ thống về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa để
nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý văn hóa ở
CHDCND Lào. Một số điểm mới của luận án:
6
- Nghiên cứu vai trò và tính pháp lý quản lý văn hóa của Nhà

nước gắn với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Tính tất yếu khách quan của chính sách và pháp luật về quản
lý văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
CHDCND Lào.
8. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa ở
CHDCND Lào
Chương 2: Thực trạng quản lý văn hóa ở CHDCND Lào và
tham chiếu kinh nghiệm của Việt Nam.
Chương 3: Quản lý văn hóa ở CHDCND Lào thời kỳ công
nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương I
Cơ sở lý luận và khái quát về văn hóa ở CHDCND Lào
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa và quản lý văn hóa
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Trong khoa học xã hội và nhân văn, khái niệm văn hoá vừa
mang ý nghĩa văn minh của thời đại, vừa là yếu tố bản sắc của dân
tộc và tính đa dạng của các vùng miền khác nhau và liên quan đến
nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội. Có nghĩa là, nói đến văn
hóa là nói đến con người, nói đến cái do con người sáng tạo ra.
Chúng tôi hiểu rằng: Văn hóa là tổng thể các ứng xử của con
người một cách chân, thiện, mỹ với thiên nhiên, với cộng đồng và
với chính bản thân mình, được thể hiện cụ thể qua những gì do con
người sáng tạo ra, dưới dạng vật thể và phi vật thể.
1.1.2. Khái niệm quản lý văn hóa
Quản lý là một kiểu quan hệ giữa con người và xã hội trong đó
diễn ra quá trình ra quyết định, tổ chức, chỉ đạo, khuyến khích,
7
động viên, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh nhằm giải quyết những

vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xã hội con người.
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu: quản lý là quá trình lập
kế hoạch, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và
những nỗ lực của con người, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề
ra. Hoạt động quản lý chỉ phát huy được nhân tố con người và đạt
được hiệu quả cao, khi nó tạo ra được cái toàn thể từ nhiều cá nhân
và tư liệu sản xuất của tổ chức, xã hội yêu cầu về tính toàn thể của
tổ chức mang tính khách quan. Nó đòi hỏi các nhà quản lý phải xác
lập được mục tiêu rõ ràng và biết điều hành hệ thống của mình tới
đích.
Theo chúng tôi, xét theo công việc quản lý văn hóa ở
CHDCND Lào hiện nay có thể phân chia quản lý văn hóa theo hai
dạng: quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
- Quản lý nhà nước là sự điều hành công việc theo hệ thống
cơ quan công quyền, thực thi quyền lực nhà nước để quản
lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội theo pháp luật;
- Còn quản lý xã hội là sự quản lý được thực hiện bởi các
đoàn thể hay các tổ chức xã hội … theo hướng đa dạng chủ
thể quản lý: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân
làm chủ.
Trong phạm vi luận án, chúng tôi chủ yếu nói về quản lý nhà
nước, mà chưa đi sâu hơn vấn đề quản lý của các tổ chức xã hội
ngoài nhà nước, vì trong điều kiện hiện nay ở Lào không có Nhà
nước thì không có tái sản xuất xã hội.
1.2. Hệ tọa độ văn hóa quốc gia Lào
Văn hóa quốc gia Lào là sự thống nhất trên cơ sở hạt nhân đa
tộc người, đa chủ thể và phong phú các sắc thái văn hóa tộc người.
1.2.1. Văn hoá quốc gia Lào nhìn từ thời gian
Sự xuất hiện của vương quốc Lào Lạn Xạng là kết quả của
một quá trình phát triển lâu dài của nền văn hóa dân tộc Lào. Tiến

trình văn hóa Lào có thể chia thành năm giai đoạn: văn hóa tiền sử;
văn hóa Khún Lo - Khún Bô Lôm; văn hóa Lào Lạn Xang; văn hóa
vương quốc Lào và văn hóa hiện đại. Năm giai đoạn này tạo thành
8
ba lớp văn hóa chồng lên nhau gồm: văn hóa cổ truyền bản địa, văn
hóa giao lưu với Khmer, Ấn Độ và văn hóa giao lưu với phương
Tây.
1.2.1.1. Văn hóa cổ truyền của các bộ tộc Lào
Lớp văn hóa này bao gồm hai giai đoạn là: văn hóa tiền sử,
văn hóa Khún Lo - Khún Bô Lôm. Đặc trưng chung của lớp văn
hóa này là quá trình hình thành một nền văn hóa cổ đại của các bộ
tộc Lào mang tính bản địa, với nghề nông nghiệp lúa nước là chủ
yếu.
Theo một số truyền thuyết phổ biến ở Lào thì vương quốc Lào
đầu tiên được hình thành năm 757 dương lịch dưới triều Khún Lo ở
vùng miền Nam của Trung Quốc; sau khoảng 500 năm vương quốc
Lạn Na ra đời, định đô ở Chiêng Mai (hiện nay thuộc miền Bắc
Thái Lan); và đến thế kỷ XIV, vương quốc Lạn Xạng (nước Lào sau
này) và Ayuthaya (Thái Lan hiện nay) được thành lập.
Thần thoại Quả bầu và thần thoại “Pu dơ, Nha dơ'' (Ông và Bà)
là những truyền thuyết giải thích về nguồn gốc các bộ tộc Lào. Thần
thoại kể rằng: bầu chín, người lúc nhúc bên trong, phải dùng dùi sắt
chọc thủng một lỗ, người chen chúc chui ra, phải khoét lỗ rộng hơn
người tuôn ra như suối suốt ba ngày đêm, theo thứ tự: trước tiên là
người Khmụ, tiếp đến là người Thái-Lào, rồi sau đó là người Mèo-
Dao. Ba nhóm bộ tộc lớn này sống trên đất Lào là con một mẹ. Quả
bầu là bà, mẹ đã sinh ra các dân tộc.
1.2.1.2. Văn hóa thời kỳ vương quốc Lào Lạn Xạng
Gồm hai giai đoạn là văn hóa nước Lào Lạn Xạng (Triệu Voi)
và văn hóa vương quốc Lào. Đặc trưng chung là sự tồn tại cùng

song song hai yếu tố: văn hóa bản địa và văn hóa du nhập, trong đó
văn hóa du nhập được văn hóa bản địa tiếp nhận và nuôi dưỡng,
còn văn hóa bản địa được văn hóa du nhập làm cho phong phú và
đa dạng.
a. Sự hình thành quốc gia Lào Lạn Xạng trong thế kỷ XIV.
Sự độc lập, thống nhất về lãnh thổ của quốc gia Lào Lạn Xạng
năm 1535 có sự thúc đẩy sản xuất hàng hóa cũng như sự hình thành
9
các trung tâm buôn bán phát triển và giao lưu với các nước láng
giềng như Xiêm, Miến Điện, Đại Thanh, Đại Việt, Khơme
b. Phật giáo được phục hồi làm quốc giáo.
Cùng với đạo Phật, đạo Bà La Môn đã sớm được du nhập vào
Lào Lào khoảng thế kỷ VIII – XII thông qua người Khỏm và đã có
thời kỳ phát triển ở Lào trước khi vua Fa Ngùm thống nhất đất
nước.
Văn hóa Phật giáo góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển
của văn hóa quốc gia Lào. Thế kỷ XVII là giai đoạn quốc gia Lào
Lạn Xạng bước vào thời kỳ hưng thịnh nhất trên tất cả các lĩnh vực:
kinh tế, văn hóa, nghệ thuật
Trải qua nhiều thế kỷ du nhập và phát triển, Phật giáo đã được
dân tộc hóa, địa phương hóa và
quần chúng hóa sâu sắc. Hiến pháp
của vương quốc Lào trước đây quy
định đạo Phật là quốc giáo, với
khẩu hiệu: Tổ quốc, Đạo Phật và
Nhà vua.
c. Giai đoạn tan rã của nhà
nước Lào Lạn Xạng và khởi đầu
thời kỳ xâm nhập của văn hóa
phương Tây.

Lịch sử ngàn năm văn hiến
của nước Lào Lạn-Xang mất đi, quê hương làng mạc bị tàn phá,
nhân dân vô cùng khổ cực. Hơn một thế kỷ, nước Lào bị phong
kiến Xiêm thống trị (đầu thế kỷ XVIII-XIX). Nước Lào Lạn Xạng
bị chia cắt do sự phân chia quyền lợi giữa thực dân Pháp và Xiêm.
Sông Mêkông gắn liền với sự phát triển của dân tộc chảy qua trung
tâm đất nước biến thành biên giới giữa hai quốc gia.
1.2.1.3. Văn hóa thời kỳ hiện đại
Giai đoạn này có hai xu hướng trái ngược nhau song song tồn
tại - chống Âu hóa và văn hóa giao lưu XHCN (văn hóa hiện đại).
Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn văn hóa này là: ý thức về
quốc gia thống nhất được nâng cao, bổ sung cho ý thức cộng đồng
10
truyền thống; ý thức về vai trò con người cá nhân được đề cao; tư
tưởng Mác-xít có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và quá
trình đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.2. Văn hóa quốc gia Lào nhìn từ không gian
1.2.2.1. Không gian địa lý lãnh thổ
Lào là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển, nằm
sâu trong phần lục địa thuộc khu vực Đông Nam Á, với diện tích
khoảng 236.800 km
2
. Toàn bộ lãnh thổ Lào chạy dài theo sông
Mêkông, có đường biên giới chung với 5 nước. Chính vị trí địa lý
khép kín như vậy đã làm cho nước Lào bị hạn chế rất lớn trong việc
giao lưu với các nền văn minh. Hơn nữa, vùng Bắc là nơi núi cao,
không gian văn hóa Lào ở vùng này về cơ bản có những nét khác
biệt so với văn hóa khu vực.
Đối với nhân dân các bộ tộc Lào, rừng có vị trí đặc biệt trong

tâm tư tình cảm của mỗi người. Rừng còn là quê hương của nhiều
loài động vật,
trong đó con voi được các bộ tộc Lào ưa chuộng, trở thành tên của
vương quốc Lào thời vua Phà Ngủm từ năm 1353, với tên nước là
Lạn Xạng (Triệu Voi).
1.2.2.2. Không gian văn hóa bản địa
Trước khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, các bộ tộc Lào đã có
một đời sống văn hóa khá cao. Về mặt văn hóa vật chất, thành tựu
rõ nhất là văn hóa nông nghiệp lúa nước, sống bằng hái lượm, làm
nghề trồng lúa, xây nhà ở… Đặc điểm văn hóa cổ truyền người Lào
được quy định bởi một hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa, tạo ra ba đặc
trưng văn hóa dân tộc tiêu biểu là: ở nhà sàn, ăn cơm nếp, thổi khèn
bè.
11
Trong cơ cấu tổ chức xã hội, làng giữ vai trò quan trọng nhất.
Trong làng, sư sãi và người già luôn được mọi người quý trọng. Tư
duy của người Lào về vũ trụ nhấn mạnh đến Nước. Nước là nguồn
gốc đầu tiên để con người sinh sôi và phát triển. Cho nên, người
Lào gọi sông Mêkông là sông Mẹ, nhắc đến đại tam tài là Thiên -
Địa - Nước.
Về phương diện tôn giáo, dù Phật giáo sớm chiếm ưu thế và
trở thành quốc giáo, nhưng vẫn tồn tại các hình thái tín ngưỡng vạn
vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần Đất. Vì thế, chung quanh
cuộc sống con người đều liên quan với thờ thần Đất, thần Nước và
hệ thống thần Ma bảo hộ mương, bản, nhà của người Lào nhö Hít
Xíp Xoûng hay Khoûng Xíp Xi.
1.2.2.3. Không gian giao lưu và tiếp biến văn hóa
Trong lịch sử hơn bốn thế kỷ, nhân dân các bộ tộc Lào cũng
tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chống lại sự xâm
chiếm và phụ thuộc của các triều đại phong kiến Myanmar, Xiêm,

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Việc thành lập nước CHDCND Lào
thống nhất ngày 02 tháng 12 năm 1975 mở ra kỷ nguyên mới cho
sự kiến thiết Tổ quốc theo đường lối XHCN, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tạo ra tư thế mới cho sự phát triển,
xây dựng nền văn hóa có tính chất và nội dung: Dân tộc, Tiên tiến
và Đại chúng.
12
1.2.3. Văn hóa quốc gia Lào nhìn từ chủ thể
1.2.3.1. Người Lào
Người Lào thuộc về hai nhóm chủng tộc: Nhóm thứ nhất là
nhóm chủng tộc Indonesia cổ, chủ yếu ở các miền rừng núi, thuộc
ngữ hệ Môn-Khmer;

nhóm thứ hai là nhóm “Thái hay Tày”, từ
miền Nam Trung Quốc xuống sinh sống ở khu Bắc Lào từ thế kỷ
XIII. Trong quá trình lập quốc, các tộc người này đã tiếp nhận văn
hóa Môn-Khmer, rồi lại tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
Do điều kiện địa lý tự nhiên, Lào là một khu vực có sự chia cắt
và sự phân biệt về văn hóa tùy nơi cao hay thấp: người ở trên cao
được gọi là Lào Xủng, người ở sườn núi là Lào Thơng và người ở
đồng bằng là Lào Lùm - tộc người đông nhất ở Lào, chiếm khoảng
56% dân số cả nước. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa ba
nhóm dân cư này cũng không đồng đều, kề cả về thu nhập lẫn trình
độ phát triển công nghệ.
Hiện nay, trong số 6 triệu dân, có khoảng 46 bộ tộc, tạo thành
nền văn hóa Lào phong phú về tiếng nói, văn học, nghệ thuật, v.v.
đặc biệt là hệ thống ngôn ngữ. Nhìn chung, việc phân bố dân cư
trên các vùng, miền của nước Lào chưa đồng đều, dân số tập trung
ở thành thị, đặc biệt ở thành phố lớn.
1.2.3.2. Thang giá trị văn hóa của người Lào

Thang giá trị chung nhất của toàn xã hội Lào ngày nay phụ
thuộc vào tính chất xã hội và môi trường xã hội về mặt ứng xử để
mọi người noi theo, với các đặc trưng sau: Tôn sùng đạo Phật;
thích làm công chức hơn buôn bán; tôn trọng nhà sư, quý trọng
người già, người bề trên; thương yêu bạn bè; biết ơn người có công
với mình; rộng lượng, giúp người; ưa thích cuộc sống tự do; không
đúng giờ; thích vui chơi, có nhiều lễ hội (một dân tộc của lễ hội);
mê tín dị đoan, thích xem giờ, xem ngày lành tháng tốt; tôn sùng cá
nhân hơn lý tưởng; ưa mặc cả; không thích những thay đổi đột
ngột; không quá chú tâm về chính trị; cả nể; không coi trọng tích
cóp của cải cho riêng mình; gần gũi với thiên nhiên; rất tin tưởng
và duy trì tốt tín ngưỡng phồn thực; đơn giản trong cuộc sống; gắn
bó với đời sống gia đình; hiếu khách; ở nhà sàn; sân nhà rộng;
13
thổi khèn bè; ăn cơm nếp, món nướng, món
khô, ăn cá mắm; dễ quên, dễ bỏ qua; hay
mĩm cười dù bất cứ tình huống nào…
Đây là những giá trị tiêu biểu nhất và
cơ bản nhất trong hệ giá trị văn hóa của
Lào. Những giá trị này thể hiện trong tư
tưởng triết học và chính trị, trong tư tưởng
đạo đức và thẩm mỹ, trong văn học nghệ
thuật, cũng như trong phong tục tập quán và
nó sẽ định hướng cho sự lựa chọn mô hình
phát triển xã hội của Lào.
1.2.3.3. Một số đặc trưng văn hóa của người Lào
Khác với hệ thống thờ thần có những khác biệt giữa các bộ tộc, các
hiện tượng văn hóa văn nghệ lại có sự đan xen, ảnh hưởng qua lại
và vay mượn lẫn nhau, làm cho văn hóa từng bộ tộc thêm đa dạng,
phong phú, đồng thời làm cho các bộ tộc trong nước ngày càng xích

lại gần nhau.
a. Văn nghệ dân gian
Trong ngày lễ hội, trong khi rước hoặc ở sân chùa, thường có
các hình thức diễn xướng dân gian gồm: ca hát (khắp – lăm), đối
ca nam nữ, điệu múa, âm nhạc, trong đó phổ biến nhất ở Lào là âm
nhạc ống khèn, cồng chiêng. Loại khèn của Lào có 9, 10 và 12 ống
nứa, dài ngắn khác nhau và xuyên qua một quả bầu có cổ dài dùng
làm miệng thổi.
b. Lễ hội truyền thống
“Khôn Lào mặc muôn” (Người Lào thích vui). Lào là đất nước
lễ hội: Hít-xíp-xỏng (tục tổ chức 12 ngày lễ hội trong năm), Khỏng-
xíp-xi (quy định tục tổ chức lễ làng), Pa phê ni xíp hạ (mười lăm
điều quy định)… Tiếng Lào gọi lễ hội là Bun, có nghĩa là Phúc, cho
nên ý nghĩa của lễ hội là làm phúc. Phúc cho bản thân mình và phúc
cho người khác.
Ngoài những ngày lễ hội theo lịch Phật giáo, còn có những
ngày lễ hội ở từng địa phương như hội That luống (hội cúng Tháp
lớn) ở thủ đô Viêng chăn, hội Si mương (hội cúng nữ Thành hoàng
14
Viêng Chăn), lễ hội cúng tiến trâu, lễ hội
đánh cá, lễ hội hiến tế máu ở Vat Phu…
Đây là lễ hội được tiếp thu của những
nhóm tộc người Môn – Khmer, cư dân
bản địa lâu đời ở trên đất Lào.
c. Ẩm thực, trang phục
Do ăn xôi là chủ yếu, nên người
Lào hay ăn các món ăn khô, đậm đà như
xào, nấu. Ngoài muối, người Lào thường
dùng Pa đẹch (mắm cá) để nêm thức ăn
như nước mắm. Những ngày lễ hội

thường có món gỏi cá hoặc thịt gọi là Kọi hoặc Lạp (tùy vùng miền
gọi khác nhau).
Cư dân Lào lựa trang phục chủ yếu là: nữ mặc váy và nam
mặc sa trùng hay đóng khố. Phụ nữ thường búi tóc, một số địa
phương như Luang Phra Bang có tục búi tóc lệch hoặc thẳng để
phân biệt giữa các cô gái có chồng và chưa có chồng. Theo tập
quán cổ truyền, phụ nữ Lào mặc váy có cạp, có gấu, không quá
ngắn hoặc quá dài. Thanh niên Lào (trai) thường cắt tóc ngắn, mặc
áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi, bên ngoài quấn chiếc khăn gọi là Phạ
xa lông màu, kẻ ô vuông.
d. Phong tục vòng đời
Người Lào quan niệm sinh đẻ, tu hành, cưới xin, ma chay là
những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Việc đi tu
trở thành tục lệ phổ biến đối với người Lào. Những người qua tu
hành được gọi là người « lành », được xã hội trọng vọng, là một
trong những tiêu chuẩn được các cô gái Lào ngưỡng mộ. Trong xã
hội Lào trước kia, trong suốt cuộc đời nếu không qua một lần đi tu
là điều không bình thường.

Kết luận chương 1
Trên cơ sở nhận thức, nghiên cứu, đánh giá về tình hình xây
dựng và phát triển nền văn hóa, cũng như các hoạt động quản lý
văn hóa ở CHDCND Lào, có thể rút ra những kết luận sau:
15
1. Nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lý các hoạt động
văn hóa.
2. Với vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên phong phú của đất
nước, đã tạo cho người dân có cuộc sống thanh bình, gia đình vui
vẻ, hòa thuận, con người hiền hòa, tạo nên bản sắc chung của văn
hóa Lào.

3. Trong quá trình giao lưu và phát triển văn hóa, CHDCND
Lào đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tiến bộ và phù hợp của
các nền văn hóa lớn trên thế giới.
Chương II
Thực trạng quản lý văn hóa ở CHDCND Lào và
tham chiếu kinh nghiệm của Việt Nam.
Ở chương 2, chúng tôi căn cứ theo định hướng, chức năng
quản lý của nhà nước, dựa vào những kết quả hoạt động quản lý
văn hóa, tập trung vào những bất cập, lấy đó làm minh chứng cho
các nhận định, đánh giá về mặt quản lý văn hóa.
2.1 Khái quát Quản lý văn hóa ở CHDCND Lào
Đối với hoạt động quản lý văn hóa ở CHDCND Lào: Hội nghị
Ban Chấp hạnh Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) của Đảng
NDCM Lào với Chiến lược phát triển nền văn hóa Quốc gia từ
năm 2000 đến 2010 là bước thể hiện nâng cao vai trò của chủ thể tổ
chức hoạt động văn hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
theo cơ chế xã hội hóa văn hóa.
16
Về mặt lý luận, quản lý nhà nước về văn hóa và công tác tư
tưởng gắn liền với quyền lực Nhà nước. Mô hình quản lý văn hóa
của Lào được xác định theo 3 cấp và cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ. Lãnh đạo cũng là quản lý, nhưng
đó là quản lý cấp chiến lược, biểu thị ở việc định ra đường lối, chủ
trương cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Quản lý cũng là
lãnh đạo, nhưng lãnh đạo ở cấp chiến thuật, biểu thị ở việc đề ra các
chính sách, thể chế (luật lệ, quy chế) để thực hiện các đường lối,
chủ trương của Đảng.
2.1.1 Chủ trương quản lý văn hóa của Đảng NDCM Lào
Đại hội Đảng NDCM Lào khóa III năm 1982 về việc tăng
cường bảo tồn và phát huy nền văn hóa các dân tộc Lào theo tính đa

chủ thể; Đại hội Đảng NDCM Lào khóa IV năm 1986 về tiến hành
công cuộc đổi mới toàn diện, chuyển cơ cấu quản lý kinh tế - xã hội
tự cấp, tự túc sang cơ cấu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; Đại hội khóa V năm 1990 của Đảng NDCM Lào khẳng định:
“ Vấn đề cơ bản là tích cực phát huy chức năng, vai trò của cơ
quan quyền lực Nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội
bằng pháp luật”. Đây chính là cẩm nang hướng dẫn xác định chế độ
chính trị, kinh tế - xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân và hệ
thống tổ chức của bộ máy nhà nước.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trên lĩnh vực quản lý văn
hóa được ghi trong Nghị quyết Trung ương Đảng lần 9 (khóa V) là
đổi mới và nâng cao cơ chế quản lý văn hóa, đặt mục tiêu cho toàn
Đảng, toàn dân xây dựng nền văn hóa theo xu hướng: Dân tộc,
Quần chúng, Tiên tiến, làm nền tảng bảo tồn và phát huy văn hóa
các bộ tộc Lào.
Nghị quyết số 39/BTĐ ngày 19 tháng 06 năm 1993 của Bộ
Chính trị Trung ương Đảng ban hành một số văn bản quan trọng về
nâng cao trình độ lãnh đạo – quản lý trên lĩnh vực thông tin - văn
hóa, trong đó yêu cầu phát huy mọi tiềm năng tăng trưởng cao trình
độ lãnh đạo của toàn bộ Đảng, cán bộ Nhà nước, các đoàn thể nhân
dân, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ về quản lý trên lĩnh vực văn hóa
theo hướng đa dạng chủ thể hoạt động quản lý.
17
2.1.2 Chính sách văn hóa ở CHDCND Lào
Chính sách văn hóa ở nước CHDCND Lào gồm có hai quá
trình: một là, Đảng định ra đường lối, quan niệm; hai là, Nhà nước
thể chế hóa đường lối, quan niệm ấy thành các văn bản pháp luật.
Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 (khóa IX) đặt ra nhiệm vụ
trung tâm để đổi mới và nâng cao cơ chế quản lý văn hóa theo
hướng: Dân tộc, Quần chúng và Tiên tiến. Nhận thức mới trong

quan điểm của Đảng về chính sách văn hóa là khẳng định văn hóa
có tác động tích cực tới kinh tế và phát triển.
2.1.3. Bộ máy quản lý văn hóa ở CHDCND Lào
2.1.3.1. Bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước
CHDCND Lào
+ Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991
Đây là giai đoạn CHDCND Lào mới được thành lập, hệ thống
các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương mới được
củng cố, kiện toàn và đổi mới theo mô hình tổ chức bộ máy nhà
nước XHCN kiểu các nước XHCN Đông Âu, đặc biệt là Xô Viết.
- Sở đồ hệ thống tổ chức QL.HCNN về VH ở CHDCND
Lào.
- Trước năm 1991:
18
BỘ THÔNG TIN-VĂN
HÓA
CỤC VĂN HÓA
UBND TỈNH/THỦ ĐÔ
S
Ở THÔNG TIN-VĂN
HÓA
PHÒNG TT-VH
THUỘC HUYỆN
UBND HUYỆN
Ghỉ chú: Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ
Quan hệ trực thuộc
Từ năm 1986, CHDCND Lào tiến hành công cuộc đổi mới
toàn diện. Đại hội Đảng NDCM Lào lần V (1991) đã đánh giá một
bước đổi mới quan trọng đối với sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ
máy nhà nước ở CHDCND Lào. Ngày 15-8-1991, Hiến pháp đầu

tiên của nước CHDCND Lào được Quốc hội thông qua. Hiến pháp
quy định bản là cấp chính quyền cơ sở, nên cấp chính quyền nhà
nước ở địa phương không còn chính quyền cấp xã.
- Sở đồ hệ thống tổ chức QL.HCNN về VH ở CHDCND
Lào.
- Từ năm 1991 đến nay:
19
UBND Xã Cán bộ VH.xã
Ban Nhân dân Làng
BỘ THÔNG TIN-VĂN
HÓA
CỤC VĂN HÓA
UBND TỈNH/THỦ ĐÔ
S
Ở THÔNG TIN-VĂN
HÓA
PHÒNG TT-VH
THUỘC HUYỆN
UBND HUYỆN
Ghỉ chú: Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ
Quan hệ trực thuộc
2.1.3.2. Các cơ quan chuyên môn theo ngành dọc (Sở) của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng ở địa phương
So với cấu trúc quản lý kinh tế - xã hội, hệ thống văn hóa
chính trị CHDCND Lào gồm: Đảng – Nhà nước – các đoàn thể
quần chúng nhân dân. Cơ chế quản lý kinh tế - xã hội được vận
hành là: Thứ nhất, Đảng lãnh đạo - định ra đường lối; Thứ hai, Nhà
nước quản lý - thể chế hóa đường lối, quan điểm ấy thành các văn
bản pháp luật; thứ ba, nhân dân lao động làm chủ. Đó là một hệ
thống chính trị của Nhà nước thực hiện quản lý đất nước theo

nguyên tắc: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, thực hiện dân
chủ ở ngay tại cơ sở - đơn vị trực tiếp, hạt nhân của hệ thống chính
trị.
Công tác quản lý văn hóa thể hiện rõ vai trò của cơ quan quản
lý nhà nước. Giai đoạn 1975 - 1981, ở CHDCND Lào có 4 cơ quan
nắm vai trò quản lý nhà nước về văn hóa: Bộ giáo dục, Bộ lễ tân,
Bộ tuyên truyền và Bộ thể thao. Năm 1982, Bộ thông tin - văn hóa
được thành lập và đảm nhiệm chức năng quản lý văn hóa.
Về phương diện tổ chức, các cơ quan chuyên môn theo ngành
dọc (Sở) là những cơ quan của các Bộ, ngành trung ương đóng ở
địa phương, chứ không phải thuộc chính quyền tỉnh. Thủ trưởng và
phó thủ trưởng các cơ quan này (Giám đốc, Phó Giám đốc Sở) do
Bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang Bộ bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức; chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ, ngành trung
ương.
2.1.3.3. Quản lý nhà nước đối với quản lý văn hóa ở CHDCND Lào
20
Ban Nhân dân Làng
Trên thực tế, vấn đề quản lý văn hóa ở CHDCND Lào là một
hoạt động quản lý liên quan trước hết tới lực lượng lãnh đạo – lực
lượng quản lý cao nhất của Đảng, Nhà nước và tập trung nhất của
toàn xã hội, đó là các cấp ủy Đảng, chính quyền Nhà nước và các
đoàn thể xã hội trong lĩnh vực văn hóa. Ở mức độ cụ thể hơn, hoạt
động quản lý văn hóa là một nhiệm vụ chuyên nghiệp, thường
xuyên của ngành thông tin - văn hóa, cùng với các lực lượng xã hội
được coi là chủ thể văn hóa nhằm mục đích tổ chức hoạt động văn
hóa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
Đối với hoạt động văn hóa, Nhà nước thể hiện vai trò quản lý
của mình thông qua pháp luật, chương trình, chính sách… Thông
qua hệ thống chính sách, Nhà nước điều tiết, hướng hoạt động văn

hóa đạt tới sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế và xã hội, mục
tiêu dân tộc và quốc tế… góp phần phát huy cao nhất nguồn nội lực
dân tộc, phát huy nhân tố con người, xây dựng và phát triển nền văn
hóa Lào.
Các nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý văn
hóa:
- Quản lý văn hóa thực chất là bảo đảm sự bình đẳng của tất cả
các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động văn hóa;
- Quản lý văn hóa nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
phát huy hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước, biến các văn bản
pháp quy trở thành một nhu cầu thiết thực để điều chỉnh mọi hoạt
động văn hóa do pháp luật quy định;
- Quản lý văn hóa có nghĩa là Nhà nước thường xuyên tìm
thêm các nguồn thu để tăng thêm kinh phí chi cho các hoạt động
văn hóa; Nhà nước khuyến khích mở rộng các nguồn đầu tư, khai
thác mọi tiềm năng trong nước và nước ngoài để phát triển văn hóa;
- Quản lý văn hóa không phải là biện pháp tình thế trước mắt
mà là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã
hội của Đảng và Nhà nước.
- Quản lý văn hóa là mở rộng hoạt động văn hóa, đồng thời
phải xây dựng và củng cố các cơ sở văn hóa của Nhà nước đủ mạnh
để giữ vai trò định hướng và chủ đạo.
21
Vì vậy, quản lý văn hóa là nâng cao chất lượng hoạt động quản
lý văn hóa, không phải (và cũng không thể) chỉ dừng lại ở những
phương hướng mang tính chiến lược, mà còn phải được triển khai
rộng rãi, bằng những biện pháp, giải pháp cụ thể, sinh động, sáng
tạo của các cấp quản lý khác nhau.
2.1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa
Một trong giải pháp về mặt lãnh đạo và quản lý trên lĩnh vực

văn hóa, Bộ Thông tin-văn hóa nhấn mạnh đến vấn đề văn hóa quản
lý lãnh đạo theo hệ thống tổ chức bộ máy, thể chế, đội ngũ cán bộ
quản lý. Công tác giáo dục và đào tạo đã góp phần tích cực vào việc
đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán
bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, cả nước có 70.534 cán bộ viên
chức, tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 11.252 người, chiếm
15,95% trong số cán bộ cả nước, trong đó có 2.359 người thuộc
lĩnh vực khoa học – công nghệ, 2.426 người thuộc lĩnh vực khoa
học tự nhiên, 4.835 người thuộc lĩnh vực khoa học xã hội – nhân
văn, 1.632 người ở các lĩnh vực khác.
Theo tổng kết của Bộ văn hóa – thông tin năm 2007, có 2.713
cán bộ làm việc trong lĩnh vực văn hóa – thông tin, trong đó nữ là
821 người; số cán bộ tốt nghiệp cao đẳng 424 người và đại học 351
người, phó Giáo sư 1 người, tiến sĩ 4 người và thạc sĩ 86 người.
2.2. Thực tràng quản lý nhà nước về văn hóa theo từng lĩnh
vực
2.2.1. Quản lý di sản văn hóa dân tộc
Theo Luật di sản văn hóa dân tộc của CHDCND Lào thì di sản
văn hóa dân tộc Lào tồn tại dưới hai hình thái: di sản văn hóa vật
thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Về mặt văn hóa, sự thay đổi cơ chế quản lý đã tạo ra sự
chuyển đổi định hướng giá trị trong bảng thang giá trị của xã hội
thời kỳ đổi mới. Khẩu hiệu « Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng » do các Đại hội VI, VII nêu ra đã khẳng định quan điểm của
Đảng là thừa nhận một giá trị mới « kế thừa và hội nhập quốc tế ».
2.2.2. Quản lý các dịch vụ và kinh doanh văn hóa phẩm
22
Trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở CHDCND Lào hiện nay, các hoạt động dịch
vụ và kinh doanh văn hóa phẩm là hoạt động sản xuất, kinh doanh

thuộc lĩnh vực văn hóa giải trí.
CHDCND Lào quản lý toàn bộ nhu cầu, phương hướng phát
triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với hoạt động
kinh doanh văn hóa phẩm, Nhà nước thể hiện vai trò quản lý của
mình thông qua pháp luật, các chương trình có mục tiêu định
hướng, các chính sách
2.2.3. Quản lý sự nghiệp mỹ thuật, ga-lơ-ry, mỹ nghệ phẩm
Từ năm 1986, đặc biệt là từ cuối những năm 1990 trở lại đây
xuất hiện nhiều cửa hàng giới thiệu và bán tranh (ga-lơ-ry), nhất là
ở 4 tỉnh lớn, có nhiều khách du lịch nước ngoài như Luang Pra
Bang, thủ đô Viêng Chăn, Sa Văn Na Khết và Chăm Pa Sắc. Hiện
nay, chỉ một vài ga-lơ-ry ở Luang Pra Bang và thủ đô Viêng Chăn
là thường xuyên tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu tác phẩm
của các họa sĩ, có sự giao lưu giữa họa sĩ và công chúng, còn lại
hầu hết các ga-lơ-ry hoạt động như một điểm bán tranh.
Có thể thấy ở đây quan hệ giữa các hoạ sĩ với ga-lơ-ry chỉ là
quan hệ bạn hàng làm ăn kiếm tiền đơn thuần. Vì vậy, điều cần
thiết đối với thị trường mỹ thuật lúc này là đổi mới quản lý và hoàn
thiện công tác quản lý kinh doanh các sản phẩm mỹ thuật.
2.2.4. Quản lý kinh doanh trò chơi điện tử, karaôkê
Hiện nay, cả nước có 5.320 cơ sở hoạt động, trong đó karaokê
và café-internet có 800 cơ sở. Các hoạt động kinh doanh trò chơi
điện tử, karaôkê này đang chiếm một thị phần đáng kể trong thị
trường văn hóa phẩm trong nước và đã gây ra không ít những tiêu
cực xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở trên địa bàn các đô thị.
CHDCND Lào cần sớm có được những giải pháp thực sự có
hiệu lực trong cả điều kiện trước mắt và lâu dài.
2.2.5 Quản lý dịch vụ quảng cáo
Mặc dù còn đang là lĩnh vực mới mẻ, thời gian phát triển

chưa lâu, nhưng hoạt động quảng cáo phát triển năng động, đa dạng
23
và tham gia đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Với
các hoạt động của mình quảng cáo đã là người đồng tài trợ cho các
cuộc thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thời trang và
các hoạt động văn hóa khác. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ này đang
còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Phát triển chưa cân đối, thiếu
quy hoạch; Nội dung quảng cáo còn thiên lệch, chạy theo lợi nhuận,
có những quảng cáo không phù hợp với thực tế, đánh lừa công
chúng; Có những quảng cáo chưa phù hợp với tâm lý và văn hóa
của người Lào; Trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, điều kiện
hoạt động còn yếu kém; Công tác quản lý Nhà nước đối với quảng
cáo còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng quảng cáo lộn xộn, tùy
tiện.
Để xây dựng ngành quảng cáo trở thành một ngành công
nghiệp tiên tiến, hiện đại và có bản sắc dân tộc trên cơ sở chấp hành
nghiêm túc các quy định về quảng cáo của Nhà nước, phục vụ đắc
lực cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
CHDCND Lào cần sớm có những giải pháp thực sự có hiệu lực
trong cả điều kiện trước mắt và lâu dài.
2.2.6. Quản lý giao lưu, quảng bá và hội nhập văn hóa
UNESCO đã khẳng định: “Giữa các nền văn minh, các nền
văn hóa không có xung đột mà chỉ có đối thoại mà thôi. Toàn cầu
hóa góp phần làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, làm phong phú
thêm các nền văn hóa”.
Trước xu hướng toàn cầu hóa, CHDCND Lào coi giao lưu văn
hóa chính là điều kiện thuận lợi để đất nước tiến hành xóa bỏ nghèo
nàn, phát triển toàn diện ở các lĩnh vực. Tuy vậy, nhiệm vụ mở rộng
hợp tác quốc tế về văn hóa vẫn còn một số mặt yếu kém, bất cập.
So với yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, hội nhập và giao

lưu quốc tế, công tác này chưa đáp ứng được đầy đủ và chưa phát
huy mạnh mẽ tiềm năng văn hóa vốn có của dân tộc. Các hoạt động
giúp cộng đồng người Lào ở nước ngoài hiểu biết về đất nước, về
văn hóa của quê hương chưa đạt được yêu cầu và sự mong đợi của
bà con.
24
2.2.7. Công tác xã hội hóa văn hóa ở CHDCND Lào.
Qua hoạt động văn hóa, có thể nhận ra các xung lực tiềm tàng
của con người. Nếu các xung lực ấy được khơi dậy và phát triển
đúng hướng sẽ tạo thành nguồn lực vật chất không bao giờ vơi cạn.
Đây chính là ý nghĩa tiến bộ của hoạt động văn hóa ở cơ sở.
CHDCND Lào từ lâu đã quan tâm chỉ đạo các hoạt động văn
hóa của quần chúng, xem sự nghiệp xây dựng văn hóa như là công
cuộc dựng nước. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa là một công việc
phức hợp, đa dạng, diễn ra trên hai bình diện đan xen với nhau: xây
dựng đội ngũ những người hoạt động văn hóa chuyên nghiệp và
xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng, thực hiện quyền làm chủ của
họ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa.
2.3. Phân tích SWOT về hoạt động quản lý văn hóa ở
CHDCND Lào
Phân tích các hoạt động quản lý văn hóa ở CHDCND Lào theo
mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ), có thể
rút ra một số các đặc điểm chủ yếu sau:
2.3.1. Điểm mạnh
- Đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý của bộ máy hành
chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở theo hướng Nhà nước
pháp quyền, nhằm nâng cao quyền tổ chức và điều hành các hoạt
động sáng tạo văn hóa theo hướng đa dạng chủ thể hoạt động quản
lý.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực của bộ

máy quản lý Nhà nước, biến các văn bản pháp quy trở thành một
nhu cầu thiết thực để điều chỉnh mọi hoạt động văn hóa.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tập trung vào
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính ở địa phương
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tổ chức thi hành Hiến pháp
và pháp luật, đảm bảo các quyền công dân.
- Quản lý theo hướng đa chủ thể, đa ngành và thể hiện vai trò
của Nhà nước trong quản lý văn hóa không chỉ bằng đòn bẩy văn
hóa mà còn bằng hệ thống pháp luật.
25

×